Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao tại Sơn La

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.iv

DANH MỤC HÌNH .vi

DANH MỤC BẢNG .vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.vii

LỜI MỞ ĐẦU . 35

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 3

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 13

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 13

5. Phƣơng pháp nghiên cứu. 15

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án . 18

7. Kết cấu luận án . 18

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ

NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TRÌNH ĐỘ CAO Ở

ĐỊA PHƢƠNG. 19

1.1. Tổng quan về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở địa phƣơng. 19

1.1.1. Nguồn nhân lực y tế trình độ cao. 19

1.1.2. Đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực y tế trình độ cao . 21

1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở địa phương. 23

1.2. Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở địa phƣơng

. 26

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế

trình độ cao ở địa phương . 26

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở

địa phương . 29

1.2.3. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình

độ cao ở địa phương. 35

1.3. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân

lực y tế trình độ cao ở địa phƣơng . 38

1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan . 38

1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan . 41

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao

ở địa phƣơng. 43

pdf189 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao tại Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Chủ trương xã hội hóa YT, trong đó có cơ chế tự chủ đối với BV công đã được triển khai từ đầu những năm 2000, đến năm 2018 đã có 100% BV công thực hiện cơ chế tự chủ ở các mức độ khác nhau. Việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các BV công lập góp phần giảm bớt gánh nặng cho NSNN, tăng hiệu quả chi NSNN cho YT thông qua hỗ trợ người dân mua thẻ bảo hiểm YT và đầu tư cho YTDP, YTCS; giúp các BV chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, sắp xếp, tổ chức bộ máy sử dụng NNL; khuyến khích BV sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn kinh phí để tăng thu nhập cho CBYT, trích lập các quỹ phát triển để đầu tư phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tự chủ của BV công lập còn có những bất cập ( BV tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên, chưa được phân quyền được tự chủ toàn bộ trong việc chi trả tiền lương) dẫn đến khó khăn trong việc giữ các BS giỏi và có năng lực. Tuy các CSYT công lập của tỉnh thực hiện những CS đãi ngộ về lương, phụ cấp mới chỉ là theo chế độ quy định chung của nhà nước (Chưa có sự khác biệt với các ngành nghề khác). Trên thực tế, lương của độ ngũ BS nói chung còn thấp vì số lượng bệnh nhân đến khám vẫn còn hạn chế, còn có nhiều bệnh nhân chuyển tuyến, Bệnh nhân đối tượng KCB theo yêu cầu không nhiều; Công tác xã hội hóa YT mới nhen nhóm bước đầu; Cơ chế, cách thức giám sát, thanh quyết toán của cơ quan BHXH về chi phí KCB BHYT làm ảnh hưởng đến tính chủ động của việc thực hiện DVYT cho người bệnh có thẻ BHYT nên tổng nguồn thu đạt thấp, chưa bù đắp được thời gian ĐT dài hạn của cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Đây là khó khăn để các CSYT công lập thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn cao về làm việc. 78 Bên cạnh đãi ngộ tài chính, đãi ngộ phi tài chính cũng được thực hiện thông qua các phong trào thi đua. Hàng năm, Công đoàn YT Sơn La đã chủ động phối hợp với Ban giám đốc Sở lựa chọn và phát động các phong trào thi đua yêu nước phù hợp, thiết thực gắn với các ngày lễ trọng đại của dân tộc cũng như của ngành YT, và nhiệm vụ chính trị được giao để mỗi đoàn viên phát huy tích cực khả năng của mình trong mọi lĩnh vực. Sở YT Sơn La đã phát động, triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua trọng tâm: "Rèn luyện, nâng cao y đức gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; "Lao động giỏi, lao động sáng tạo"; "Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở"; "Thực hiện quy tắc ứng xử trong các BV; đổi mới phong cách, nâng cao y đức, tinh thần, thái độ phục vụ của CBYT hướng tới sự hài lòng của người bệnh"; "Thi đua nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học; củng cố và phát triển mạng lưới YTCS"; "Xây dựng CSYT Xanh - Sạch - Đẹp”; "Giảm thiểu rác thải nhựa trong các CSYT"... Trong đó phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh của CBYT hướng tới sự hài lòng của người bệnh” theo kế hoạch số 129/KH-SYT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Sở YT tỉnh Sơn La được duy trì thường xuyên và được coi là phong trào chủ lực với mục đích nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của CBYT, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, giữ gìn nền nếp, k cương và giảm dần những tiêu cực, phiền hà, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh (xem Phụ lục 10) góp phần PTNNLYT-TĐC một cách toàn diện và tạo điểm đến cho NLYT-TĐC luôn xác định đến để cống hiến khả năng chuyên môn của mình phục vụ nhân dân. 2.2.1.3. Thực trạng thanh tra, giám sát về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở tỉnh Sơn La Nhà nước quản lý PTNNL bằng công cụ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động PTNNL, do vậy để phát huy vai trò của mình trong sử dụng quyền lực công để hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch, cụ thể hóa bằng kế hoạch PTNNL, có hiệu quả thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các CS ưu đãi, sử dụng,... Tại Sơn La, cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng giám sát thực hiện các Nghị quyết liên quan đến PTNNLYT tỉnh là Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các vị đại biểu HĐND tỉnh Sơn La; chức năng thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm, khiếu nại về PTNNLYT-TĐC là Thanh tra tỉnh Sơn La. Ngoài ra, còn chịu sự kiểm tra, thanh tra của các ban ngành hữu quan như: Thanh tra Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ, Sở YT Sơn La, Sở LĐTBXH tỉnh Sơn La, Công an tỉnh Sơn La... Tùy theo nội dung thanh tra, Sở YT Sơn La sẽ phối hợp với các sở ban ngành liên quan thực hiện theo Nghị quyết 35/NQ-CP về phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra. Trong giai đoạn 2014-2019, số cuộc thanh tra đã thực hiện: thanh tra Bộ Nội vụ: 01 cuộc, Thanh tra tỉnh Sơn La: 05 cuộc, thanh tra Sở YT: 03 cuộc, thanh tra Sở LĐTBXH: 02 cuộc (xem Biểu đồ 2.3). 79 Biểu đồ 2.3: Số lần thanh tra, kiểm tra PTNNLYT trình độ cao tại Sơn La Nguồn: Sở Y tế tỉnh Sơn La Nội dung của các hoạt động thanh tra, kiểm tra tập trung chủ yếu vào khâu thu hút, tuyển dụng và sử dụng NNLYT-TĐC. Tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra cho thấy trong giai đoạn 2014-2019 có một số vi phạm xảy ra, tuy nhiên trong lĩnh vực QLNN về PTNNLYT-TĐC chưa có. Cụ thể: Về tuyển dụng NNL theo CS thu hút của tỉnh, UBND tỉnh Sơn La trong giai đoạn thanh tra đã tổ chức thực hiện, phê duyệt và Sở Nội vụ tỉnh Sơn La đã ban hành quyết định tuyển dụng công chức không qua thi tuyển đối với 3 trường hợp tốt nghiệp ĐH loại giỏi, loại xuất sắc tại các cơ sở ĐT trình độ ĐH ở trong nước. Tuy nhiên, việc tuyển dụng vào công chức viên chức không qua thi tuyển đối với 3 trường hợp nêu trên không đúng quy định. Về bố trí, sử dụng bổ nhiệm NLYT, có 3 trường hợp công chức khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại còn thiếu một trong các điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ QLNN, trình độ ngoại ngữ, tin học. Hoạt động kiểm tra, thanh tra liên quan đến nội dung PTNNLYT-TĐC trên địa bàn tỉnh Sơn La chưa được tiến hành thường xuyên, nhiều khách thể khảo sát còn cho là mang nặng tính hình thức, chủ yếu được tiến hành khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo. Điều đáng quan tâm là, mặc dù các cuộc thanh tra, kiểm tra đã có kết luận nhưng những sai sót và bất cập trong hoạt động này ít được sửa chữa và khắc phục. Bên cạnh đó, với chức năng là cơ quan QLNN về chuyên môn, kỹ thuật tại tỉnh, Sở YT Sơn La hàng năm thực hiện bộ chỉ tiêu thống kê ngành YT, trong đó có nhiều chỉ tiêu phản ánh độ bao phủ, tính hiệu lực, hiệu quả, khả thi của công tác QLNN về PTNNLYT- TĐC ở địa phương. 2.2.2. Đánh giá phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở tỉnh Sơn La qua các tiêu chí 2.2.2.1. Hiệu lực Kết quả khảo sát điều tra của NCS về "Hiệu lực QLNN về PTNNLYT-TĐC ở 80 địa phương" cho thấy: Giá trị trung bình của "Hiệu lực QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương" được đánh giá ở mức điểm là 3,33/5,0 điểm với ý nghĩa là "Trung lập". 3,46 3,16 3,2 3,15 3,57 3,42 HL1 HL2 HL3 HL4 HL5 HL6 Biểu đồ 2.4: Ý kiến đánh giá hiệu lực QLNN về PTNNLYT-TĐC ở tỉnh Sơn La Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS Trong đó, 3 thang đo nhận mức đánh giá "Trung lập" gồm HL4 với điểm trung bình là 3,16; HL5 với điểm trung bình là 3,20; HL6 với điểm trung bình là 3,15 và thang đo còn lại nhận mức đánh giá "Đồng ý" đó là HL1 với điểm trung bình là 3,46; HL2 với điểm trung bình là 3,57; HL3 với điểm trung bình là 3,42. 2.2.2.2. Hiệu quả Kết quả khảo sát điều tra của NCS về "Hiệu quả QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương" cho thấy: Giá trị trung bình được đánh giá ở mức điểm là 3,22/5,0 điểm với ý nghĩa là "Trung lập". Trong đó, 1 thang đo nhận mức đánh giá "Rất đồng ý" là HQ2 với điểm trung bình là 4,25; 02 thang đo nhận mức đánh giá "Đồng ý" là HQ3 (điểm là 3,72) và HQ4 (điểm là 3,65). Thang đo HQ1 chỉ nhận mức đánh giá là "Trung lập" với điểm trung bình là 3,22. Biểu đồ 2.5: Ý kiến đánh giá hiệu lực QLNN về PTNNLYT-TĐC ở tỉnh Sơn La Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS Kết quả khảo sát ở trên cho thấy: Nguồn NLYT-TĐC mặc dù có sự gia tăng về số lượng nhưng hiện nay Sơn La còn thiếu BS và đặc biệt là BS sau ĐH và chuyên môn sâu; đội ngũ chuyên gia đầu ngành trên một số lĩnh vực; cơ cấu nhân lực theo từng vùng, từng lĩnh vực chưa phù hợp với quy định; số lượng BS về công tác hàng 81 năm trên phạm vi toàn tỉnh nói chung và các địa bàn khó khăn nói riêng chưa đáp ứng được quy hoạch phát triển ngành Y tế. Cụ thể: a. Tổng số nhân lực y tế và tốc độ gia tăng số lượng NLYT trình độ cao ở tỉnh Sơn La Nhân lực YT có vai trò quyết định và là yếu tố sống còn của mỗi đơn vị. Ngành YT tỉnh Sơn La đã hết sức chú trọng PTNNLYT, đã thực hiện nhiều giải pháp. Do đó trong giai đoạn 2014-2019 số lượng NNL chất lượng cao trong ngành YT tỉnh Sơn La có sự tăng trưởng mặc dù với tốc độ còn khá chậm, tình trạng thiếu NNLYT-TĐC vẫn xảy ra khá phổ biến tại các CSYT công lập của tỉnh. Bảng 2.8: Sự gia tăng về mặt số lƣợng nhân lực trình độ cao tại Sơn La STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Tổng số NLYT 4294 4297 4315 4301 4480 4485 2 Số lượng NLYT trình độ cao 900 966 1056 1258 1259 1408 3 Tỉ lệ NLYT TĐC trên tổng (%) 20,95 22,48 24,47 29,24 28,10 31,39 4 Số lượng tăng so với năm trước 66 90 202 01 149 5 Tỉ lệ tăng so với năm trước (%) 7,33 9,32 19,13 0,08 0,38 Nguồn: Sở Y tế Tỉnh Sơn La Các chỉ tiêu phản ánh sự PTNNLYT-TĐC đáp ứng nhu cầu xã hội như: Tỉ lệ NLYT là BS/1 vạn dân; Tỉ lệ DS ĐH/1vạn dân; Tỉ lệ ĐD/1 vạn dân đều có mức phát triển chậm, không bền vững (năm trồi, năm sụt). So sánh các con số thực hiện năm 2018, 2019 với chỉ tiêu quy hoạch năm 2020 cho thấy một khoảng cách vô cùng lớn, dường như không thể khỏa lấp. Năm 2019 tỉnh Sơn La có tỉ lệ 7,29 BS và 0,60 DS/vạn dân. (xem Bảng 2.9). Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả PTNNLYT-TĐC ở Sơn La ST T Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 2019 DB 2020 1 Dân số trung bình 1159188 1203668 1236628 1236601 1243900 1256000 - 2 Tổng số NLYT 4294 4297 4315 4301 4263 4485 - 3 BQNLYT/1 vạn dân 37,04 35,70 34,89 33,78 34,52 35,7 45 4 BQ BS/1 vạn dân 5,75 5,80 6,32 7,11 6,99 7,29 8,0 5 BQ DSĐH/1vạn dân 0,57 0,57 0,58 0,60 0,58 0,60 1,5 6 Tỉ lệ ĐD/1 vạn dân 8,8 8,4 8,5 9,4 9,4 9,8 - 7 Tỉ lệ ĐD/BS 1,53 1,45 1,35 1,32 1,34 1,35 3,0 8 Tỉ lệ ĐD, HS, KTh Y/BS 2,36 2,24 2,03 1,93 1,94 1,94 - 9 Tỉ lệ % TYT có BS 65,69 66,18 76,96 80,88 85,29 85,29 100 10 Tỉ lệ % TYT có YS sản nhi/NHS 94,61 99,02 99,51 98,04 99,02 99,02 100 11 Tỉ lệ thôn bản có NVYT 96,48 89,97 96,92 90,97 90,08 90,43 100 12 Số giường bệnh/ 1 vạn dân 20,79 21,02 22,08 23,41 23,27 26,75 27,5 Nguồn: Sở Y tế tỉnh Sơn La và tính toán của NCS 82 b. Mức độ gia tăng tính hợp lý của từng loại NNLYT trình độ cao ở tỉnh Sơn La b1. Theo chức danh: Giai đoạn 2015-2019, NNLYT-TĐC có sự tăng trưởng tuy nhiên mức độ gia tăng giữa các chức danh là không đồng đều (xem Bảng 2.10). Bảng 2.10: PTNNLYT-TĐC phân theo chức danh (Đơn vị: Người) S T T Nhân lực phân theo chức danh 2015 2016 2017 2018 2019 SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) 1 Bác sĩ 698 72,4 781 73,96 879 69,87 870 68,83 915 64,62 2 Dược sĩ 69 7,15 72 6,82 74 5,89 72 5,70 75 5,30 3 YT công cộng 28 2,90 27 2,55 34 2,70 39 3,09 48 3,39 4 Kỹ thuật viên Y 27 2,80 31 2,93 44 3,50 44 3,49 56 3,94 5 Cử nhân Sinh học 2 0,20 1 0,09 2 0,14 5 0,42 4 0,28 6 Cử nhân hóa học 2 0,20 2 0,19 1 0,07 3 0,35 4 0,28 7 Điều dưỡng 103 10,68 107 10,13 179 14,25 186 14,72 260 18,37 8 Hộ sinh 35 3,67 35 3,31 45 3,58 45 3,57 54 3,82 Tổng số 964 100 1056 100 1258 100 1264 100 1416 100 Nguồn: Sở Y tế tỉnh Sơn La Với chức danh BS: Ngay cả ở BV tuyến tỉnh tỉ lệ này còn rất thấp, tồn tại một quãng cách biệt dường như không thể khỏa lấp so với chỉ tiêu quốc gia là "BV đa khoa tuyến tỉnh có trên 50% tổng số BS CKI trở lên và tương đương, ít nhất 20% tổng số BS CKII và tương đương". Ví dụ, ở BV ĐK tỉnh Sơn La năm 2018 có 107 BS trong đó có trình độ BS CKII là 02 người; BS CKI là 30 người; BS có trình độ ThS là 25 người; tính tỉ lệ BS CKII là con số rất nhỏ - mới chỉ là 1,87% (so với tiêu chuẩn quốc gia là ít nhất 20%). Những chức danh có t trọng NNLYT trình độ từ CĐ trở lên thấp nhất là: kỹ thuật viên y, ĐD, hộ sinh. Cụ thể năm 2018 tỉ lệ nhân lực có trình độ từ CĐ trở lên chỉ chiếm có: 24,58% (44/179 người) đối với kỹ thuật viên y; 15,90 % (186/1170 người) đối với ĐD và 13,12% (45/343 người) đối với hộ sinh (Biểu đồ 2.4). 343 1170 179 45 186 440 200 400 600 800 1000 1200 1400 Hộ sinh Điều dưỡng Kỹ thuật viên Y Tổng số Trình độ cao Biểu đồ 2.4: So sánh NNLYT-TĐC/tổng số NNLYT ở một số chức danh năm 2018 Nguồn: Sở Y tế Sơn La 83 b2. Theo khối dự phòng và điều trị: Đội ngũ NNLYT-TĐC công tác trong khối Điều trị chiếm tỉ trọng lớn; NNLYT làm việc trong khối Dự phòng thấp (xem Bảng 2.11). Bảng 2.11: PTNNLYT-TĐC khối Dự phòng và Điều trị tỉnh Sơn La năm 2018 STT Cơ cấu Tổng số Khối dự phòng Khối Điều trị 1 Tổng số NLYT hai khối 1123 196 927 2 NLYT trình độ cao đẳng trở lên 433 82 351 Tỉ lệ trên tổng số (%) 38,55 41,83 37,86 2.1 Bác sĩ 285 55 230 2.2 Dược sĩ ĐH 24 10 14 2.3 YT công cộng 08 07 01 2.4 Kỹ thuật Y 29 07 22 2.5 Cử nhân sinh học 01 00 01 2.6 Điều dưỡng 78 02 76 2.7 Hộ sinh 08 01 07 Nguồn: Sở Y tế tỉnh Sơn La và tính toán của NCS Với số liệu như trên đã lý giải tại sao khi có dịch bệnh xảy ra, các công tác phòng dịch bệnh lây lan thường chưa được kịp thời. Tỉ trọng NLYT khối dự phòng thấp và có nguy cơ giảm sút không chỉ là vấn đề riêng của tỉnh Sơn La mà đây là vấn đề chung của cả nước. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến tình trạng thiếu NL YTDP, như ĐT CBYT (đặc biệt là ĐT trình độ ĐH) cho hệ YTDP còn rất ít; thiếu các CS thu hút, khuyến khích CBYT làm việc cho YTDP; điều kiện làm việc còn nhiều thiếu thốn; mô hình tổ chức YTDP còn nhiều bất cập... b3. Theo tuyến: Tại tỉnh Sơn La có sự phân bố không đồng đều giữa các tuyến và không có nhiều thay đổi trong giai đoạn 5 năm 2014-2019. Đây vẫn là bài toán nan giải ở tỉnh Sơn La. (xem Bảng 2.12). Bảng 2.12: PTNNLYT-TĐC phân theo tuyến (Đơn vị: người) STT Nhân lực phân theo Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Bác sỹ 1.1 Tuyến tỉnh 253 259 285 314 316 280 1.2 Tuyến huyện 279 299 336 397 380 46 1.3 Tuyến xã 134 140 160 168 174 172 2 Dƣợc sĩ ĐH 2.1. Tuyến tỉnh 44 45 45 42 39 37 2.2. Tuyến huyện 20 22 24 29 30 34 84 2.3. Tuyến xã 2 2 3 3 3 4 3 YT công cộng 3.1 Tuyến tỉnh 10 15 13 15 14 14 3.2 Tuyến huyện 11 10 10 15 21 29 3.3 Tuyến xã 2 3 4 4 4 5 4 Kỹ thuật Y 4.1 Tuyến tỉnh 15 18 19 30 29 28 4.2 Tuyến huyện 9 9 12 14 15 28 4.3 Tuyến xã 0 0 0 0 0 0 5 Điều dƣỡng 5.1 Tuyến tỉnh 49 56 57 88 90 97 5.2 Tuyến huyện 35 43 45 77 81 140 5.3 Tuyến xã 4 4 5 14 15 23 6 Hộ sinh 6.1 Tuyến tỉnh 7 8 8 8 8 8 6.2 Tuyến huyện 19 21 21 29 27 27 6.3 Tuyến xã 6 6 6 8 10 10 7 Tổng cộng 7.1 Tuyến tỉnh 378 401 427 497 496 464 7.2 Tuyến huyện 354 404 448 561 554 729 7.3 Tuyến xã 148 155 178 197 206 215 Nguồn: Sở Y tế tỉnh Sơn La Một vài con số sau đây tại 2 CSYT tuyến tỉnh (BV ĐK Tỉnh) và tuyến huyện (BV ĐK huyện Thuận Châu) là minh chứng cụ thể cho nhận định trên (xem Bảng 2.13). Bảng 2.13: Ví dụ cơ cấu NNLYT của 02 CSYT tỉnh Sơn La (Đơn vị: người) STT Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019 BVĐK TC BVĐK TC BVĐK TC BVĐK TC BVĐK TC 1 Bác sỹ 82 21 82 21 106 35 110 36 107 38 Tiến sĩ Thạc sỹ 23 1 23 1 24 1 25 1 29 1 CK II 2 2 2 2 13 CK I 20 4 20 4 25 3 30 3 22 4 Bác sỹ 37 16 37 16 55 31 53 32 43 33 2 Dƣợc sỹ 19 12 19 9 19 12 17 12 16 12 CK I 3 3 2 2 2 ĐH 3 1 3 2 3 2 3 2 2 2 Cao đẳng 4 4 5 Trung học 13 11 13 7 10 10 8 10 7 10 3 Y sỹ 7 30 4 31 2 2 2 2 2 2 4 Điều dƣỡng 134 33 134 37 165 109 164 104 161 106 CK I 6 ĐH 14 1 14 1 22 2 25 2 24 2 85 Cao đẳng 9 9 19 21 33 Trung học 111 32 111 36 124 107 118 102 98 104 5 Hộ sinh 13 9 13 9 15 10 14 10 14 10 ĐH 3 3 3 3 3 Cao đẳng 2 2 3 2 4 Trung học 8 9 8 9 9 10 9 10 7 10 6 Kỹ thuật viên y 36 11 36 11 44 12 44 12 42 12 Thạc sỹ 1 1 1 1 1 ĐH 4 4 5 6 9 Cao đẳng 2 2 7 7 11 Trung học 29 11 29 11 31 12 30 12 21 12 7 Hộ lý, y công 18 11 18 10 13 22 12 21 10 21 8 Cán bộ khác 41 22 41 18 41 19 40 19 38 18 Tổng cộng 350 149 347 146 405 221 403 216 390 219 Trong đó: BVĐK là BVĐK tỉnh Sơn La; TC là BVĐK huyện Thuận Châu Nguồn: BVĐK tỉnh Sơn La và BVĐK huyện Thuận Châu Đánh giá của Ông Trần Thanh Bình - Phó Giám đốc Sở YT tỉnh Sơn La, nguyên Giám đốc BV ĐK huyện Thuận Châu cho biết "Ở tất cả các chức danh chuyên môn, NNLYT-TĐC ở tỉnh Sơn La luôn thiếu, đặc biệt ở các BV tuyến huyện và cơ sở. Trong những năm qua mặc dù các CSYT đã rất chú trọng nhưng lực bất tòng tâm". c. Mức độ gia tăng năng lực của nguồn nhân lực y tế ở tỉnh Sơn La c1. Về trình độ: Trong số NNLYT-TĐC của ngành YT Sơn La có trình độ ĐH chiếm khoảng 67% – 69% là chủ yếu, trình độ CĐ chỉ chiếm một t trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn nhân lực trình độ cao khoảng 7% – 9%. (xem biểu đồ 2.5). Biểu đồ 2.5: Tình hình NNLYT-TĐC tại Sơn La theo trình độ (ĐVT: Người) Nguồn: Sở Y tế tỉnh Sơn La Biểu đồ 2.6: Cơ cấu NNLYT-TĐC theo thâm niên tại Sơn La Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS 86 Tuy đã có sự gia tăng nhưng hiện tại ngành YT Sơn La vẫn thiếu NNLYT-TĐC về số lượng. Đặc biệt, thiếu nghiêm trọng cán bộ chuyên môn giỏi cho tuyến tỉnh và tuyến huyện. Nhiều chuyên ngành chưa có cán bộ chuyên gia đạt tầm đầu ngành về chuyên môn, có ngành thì “con độc” không có sự thay thế hỗ trợ. Tính đến năm 2018 số lượng BS/10000 dân là 6,99 thấp hơn nhiều so với t lệ trung bình chung của cả nước là 8,6 BS/10.000 dân. c2. Về thâm niên nghề nghiệp: Nhân lực làm việc có thời gian từ 5 năm đến dưới 10 năm trong ngành YT Sơn La hiện tại là 28,25% (chiếm t lệ cao nhất); thâm niên làm việc dưới 5 năm chiếm 26,88%. Nhóm có kinh nghiệm công tác từ 10 năm trở lên chiếm t lệ 44,87% vào năm 2018, đây là NNL đã tích lũy được cả bề dầy kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ và quản lý lãnh đạo, vững vàng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của BV; Trong đó, nhóm có kinh nghiệm công tác từ 20 năm trở lên chiếm 14,58%, đây là NNL chính lãnh đạo tại các CSYT công lập của tỉnh Sơn La (xem biểu đồ 2.6). Tính chất và đặc thù trong công tác KCB tại các CSYT công lập đòi hỏi BS, DS phải có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn với độ chính xác cao và kiên trì. Vì vậy, theo số liệu trên thì cơ cấu lao động theo thâm niên của các CSYT trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay là khá hợp lý, vừa duy trì được NNLYT có độ tuổi vững vàng về chuyên môn, vừa có đội ngũ kế cận cho thời gian tới. c3. Về y đức: Về thái độ làm việc của NLYT: Kết quả khảo sát của NCS chỉ ra rằng, nhìn chung thái độ làm việc của NNLYT -TĐC của tỉnh Sơn La khá tốt, đảm bảo tính thân thiện, tích cực, tận tâm, trách nhiệm và tuân thủ quy định với mức đánh giá chung đạt điểm trung bình là 3,53/5,0 điểm. Biểu đồ 2.7: Ý kiến về thái độ làm việc của NNLYT-TĐC ở Sơn La Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS Trong đó: "Làm việc theo CS và quy định", "Có tinh thần trách nhiệm" là những chỉ tiêu được đánh giá cao nhất với mức điểm trung bình lần lượt là 4,25 và 87 4,12 điểm. Biểu hiện "Tận tậm trong cung cấp DVYT" có điểm số ở mức 3,26 cũng rất cần cải thiện trong thời gian tới. Yếu tố "Tích cực tham gia vào các hoạt động chung" được đánh giá thấp nhất với mức điểm trung bình là 3,06 được giải thích bởi do đặc điểm của ngành YT Sơn La, hiện tại số lượng BS còn thiếu khá nhiều trong khi số lượng bệnh nhân và cơ cấu bệnh tật ngày càng phức tạp do đó việc làm thêm giờ, quá giờ xảy ra khá phổ biến do đó phần nào ảnh hưởng đến việc tham gia vào các hoạt động phong trào chung của đơn vị. Về khả năng chịu áp lực trong công việc: Khi tiến độ đòi hỏi cần "Làm thêm", điểm trung bình chỉ đạt 3,56/50 điểm; cũng như mức độ sẵn sàng "Nhận thêm việc chuyên môn" có điểm trung bình là 3,54/5,0 điểm (mức độ sẵn sàng chỉ đạt 16,40% và rất sẵn sàng đạt 7,06% mức độ không muốn làm thêm lên đến 45%, mức độ không nhiệt tình khi nhận thêm công việc khác cũng trên 47%, mức độ rất sẵn sàng làm thêm hay rất nhiệt tình nhận thêm việc phù hợp chuyên môn chưa đến 10%). Giá trị trung bình của nhận định "Căng thẳng trong công việc" lại có mức điểm lên đến 4,26/5,0 điểm hoàn toàn phù hợp với tình trạng quá tải trong công việc luôn diễn ra ở các tuyến, các vị trí việc làm ở ngành YT tỉnh Sơn La. Ngoài nguyên nhân của áp lực trong công việc, thì nguyên nhân thiếu sẵn sàng hay thiếu lòng nhiệt tình là một câu hỏi không chỉ của người nghiên cứu mà còn là của các nhà quản lý ngành YT tỉnh Sơn La. Một phần của câu trả lời này là NNLYT-TĐC thiếu động lực làm việc, đặc biệt là động lực tài chính. Do đãi ngộ tài chính cho đội ngũ cán bộ ngành YT khá thấp, kể cả làm thêm thì thu nhập cộng thêm cũng không đáng kể nên không đủ sức thu hút NNL, điều kiện làm việc không lôi kéo được lòng nhiệt tình của người lao động. 3.56 3.54 4.62 0 1 2 3 4 5 Làm thêm Nhận thêm việc chuyên môn Căng thẳng trong công việc Biểu đồ 2.8: Ý kiến về khả năng chịu áp lực trong công việc của NNLYT-TĐC Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS Tìm hiểu kết quả phân loại CBYT ở BV ĐK tỉnh Sơn La và BV ĐK huyện Thuận Châu trong 03 năm gần nhất cho thấy, hàng năm có khoảng trên dưới 15% NLYT hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tỉ lệ NLYT hoàn thành tốt nhiệm vụ là chủ yếu (khoảng xấp xỉ trên 80%), điểm chú ý tỉ lệ NLYT không hoàn thành nhiệm vụ hằng 88 năm vẫn tồn tại, dù ở mức thấp (xem Bảng 2.14). Khi phỏng vấn Giám đốc BV ĐK tỉnh Sơn La về những trường hợp "Không hoàn thành nhiệm vụ" câu trả lời là: "Có một số NLYT gặp sự cố y khoa khi thực hiện nhiệm vụ KCB và một số cán bộ có nhu cầu nghỉ hưu trước thời hạn thì phải có tiêu chí không hoàn thành nhiệm vụ chứ không phải do chuyển hóa về đạo đức". Những con số và nguyên nhân này ở khía cạnh nào đó cho thấy những nỗ lực và áp lực trong công việc của NNLYT tỉnh Sơn La, khá tương đồng với kết quả khảo sát nêu trên và đặc thù "công việc có những bất trắc". Bảng 2.14: Ví dụ kết quả phân loại NLYT ở CSYT tỉnh Sơn La (Đơn vị: Người) STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 BVĐK TC BVĐK TC BVĐK TC 1 Tổng số 405 160 403 155 390 180 1 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 69 10 63 28 57 18 2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 282 117 313 124 314 152 3 Hoàn thành nhiệm vụ 9 6 10 2 16 1 4 Không hoàn thành nhiệm vụ 2 1 4 1 3 0 5 Không tham gia phân loại 43 26 13 0 0 9 * Trong đó: BVĐK là BV Đa khoa tỉnh Sơn La; TC là BV Đa khoa huyện Thuận Châu Nguồn: BV Đa khoa tỉnh Sơn La và BV Đa khoa huyện Thuận Châu Từ những phân tích ở trên có thể thấy hiệu quả PTNNLYT-TĐC tại tỉnh Sơn La trong 5 năm qua đã đạt được những thành công nhất định, nhưng còn chậm, chưa rõ nét và thiếu bền vững trên tất cả các khía cạnh số lượng, cơ cấu và chất lượng. Những kết quả nêu trên có một phần thuộc về chính đội ngũ NLYT-TĐC (lòng yêu nghề, động lực, khát khao phát triển...) nhưng với ngành y chủ yếu lại quyết định bởi tính định hướng và tính hấp dẫn của CS PTNNLYT của Ngành và tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2015-2019 đã được hoạch định và thực thi trong cuộc sống. 2.2.2.3. Phù hợp Kết quả khảo sát của NCS về "Tính phù hợp của QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương", với các biểu hiện có giá trị trung bình với mức đánh giá khá tốt ở điểm số là 3,56/5,0 điểm với ý nghĩa là "Đồng ý" với các phát biểu (xem Biểu đồ 2.9). Trong đó, chỉ có 1 biểu hiện nhận mức đánh giá "Trung bình" là PH2 với điểm trung bình là 3,32; còn các thang đo còn lại mức đánh giá "Đồng ý" với điểm trung bình lần lượt là là HL1: 3,98; HL3; 3.41; HL4: 3,57; HL5: 3,51. 89 Biểu đồ 2.9: Ý kiến đánh giá tính phù hợp của QLNN về PTNNLYT-TĐC Biểu đồ 2.10: Ý kiến đánh giá tính bền vững của QLNN về PTNNLYT-TĐC Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS 2.2.2.4. Bền vững Kết quả khảo sát của NCS về "Tính bền vững của QLNN về PTNNLYT-TĐC cao ở địa phương" cho thấy giá trị trung bình được đánh giá ở mức trung bình thấp với điểm số 2,66/5,0 điểm (xem Biểu đồ 2.10). Trong đó, chỉ có 1 biểu hiện nhận mức đánh giá "Không đồng ý" là BV1 với điểm trung bình là 2,32; còn các thang đo còn lại mức đánh giá "Trung bình" với mức điểm lần lượt là là BV2: 2,98; BV3: 2,67. 2.3. Phân tích tình hình nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở tỉnh Sơn La 2.3.1. Tình hình nhân tố chủ quan 2.3.1.1. Điều kiện kinh tế tỉnh Sơn La Chất lượng NNL là một trong các yếu tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên khi một địa phương có sự chuyển biến về kinh tế, nguồn thu ngân sách hàng năm tăng lên thì đó lại là động lực thúc đẩy PTNNL; Giai đoạn 2014-2018 Sơn La đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là năm 2014 đạt 11,28%. Năm 2018, Sơn La là địa phương có giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 47.223 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 5,59%, GRDP bình quân đầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_trien_nguon_nhan_luc_y_te.pdf
Tài liệu liên quan