MỞ ĐẦU .1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HưỚNG HÀNG HÓA .10
1.1. Khái niệm chung.10
1.1.1. Khái niệm nông nghiệp.10
1.1.2.Khái niệm hàng hóa.12
1.1.3. Nông nghiệp hàng hóa.13
1.1.4. Điều kiện để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.15
1.1.5. Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.18
1.2. Quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.21
1.2.1. Khái niệm.21
1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng hàng
hóa.21
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng
hàng hóa.22
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng
hàng hóa và những bài học cho tỉnh Xê Kong .27
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam.27
1.3.2. Bài học về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng
hàng hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói chung và tỉnh Xê Kong nói
riêng .32
Tiểu kết chương 1.34
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP THEO HưỚNG HÀNG HÓA TẠI TỈNH XÊ KONG, CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO.35
2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Xê Kong .35
103 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở tỉnh Xê Kong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Qua các kỳ Đại hội,
Đại hội Đảng bộ Tỉnh luôn chú trọng, lấy sản xuất nông, lâm nghiệp làm nền
tảng để tạo đà phát triển kinh tế xã hội bền vững.
39
Nhân dân trong Tỉnh đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong sản xuất
nông nghiệp hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý
của nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đảng bộ và Chính quyền
Tỉnh luôn coi trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa trong chiến lƣợc phát
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và cũng đã xuất hiện một số mô hình kinh
doanh nông nghiệp có hiệu quả theo hƣớng tự chủ, gắn với thị trƣờng trong
điều kiện hội nhập.
Thị trƣờng nông sản ngày càng mở rộng là một trong những điều kiện
quan trọng hàng đầu của quá trình chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang
nông nghiệp hàng hóa. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đƣợc coi là một trong
những định hƣớng chiến lƣợc của phát triển nông nghiệp của tỉnh Xêkong.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thƣơng mại
song phƣơng và đa phƣơng, tham gia vào các định chế kinh tế khu vực và
quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội thuận lợi để đƣa hàng hóa nông sản của Lào
thâm nhập thị trƣờng quốc tế. Quá trình đó cũng tạo nên sức ép hữu hình cạnh
tranh giữa các chủ thể kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy đổi mới quá trình sản xuất
ứng dụng thành tựu mới của khoa học và công nghệ để phát huy lợi thế cạnh
tranh của nền nông nghiệp nhiệt đới, tài nguyên và sinh học đa dạng, nguồn nhân
lực dồi dào của nông thôn ở Lào nói chung, ở tỉnh Xêkong nói riêng.
Mặt khác, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động,
xu hƣớng hội nhập kinh tế tạo cho sản xuất nông nghiệp có nhiều cơ hội thuận
lợi, nhƣng cũng đặt ra không ít khó khăn thách thức. Đòi hỏi phải xây dựng
chƣơng trình phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách khoa học, trên cơ sở
khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng về vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng,
giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng trong
nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu
40
Việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện khơi thông dòng vốn từ
nƣớc ngoài thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Điều này đƣợc lý giải bởi những điểm chủ yếu sau đây: 1) Xêkong
là tỉnh có tiềm năng và vị thế phát triển nông nghiệp có giá trị kinh tế cao; 2)
Nhiều hàng nông sản của Tỉnh đã khẳng định vị thế trên thị trƣờng; 3) Nông
nghiệp và nông thôn là khu vực đƣợc Đảng và chính quyền Tỉnh khuyến
khích đầu tƣ; 4) Hội nhập quốc tế thúc đẩy việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ,
tạo nên sự yên tâm cho các nhà đầu tƣ. Chính quyền địa phƣơng, các tổ chức
cam kết đầu tƣ giải quyết các vấn đề cấp bách trong nông nghiệp, nông thôn,
kết cấu hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực. Dƣới sức ép của
các cam kết thƣơng mại, buộc các chính sách trong Quản lý nhà nƣớc và
phƣơng thức quản lý phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Có thể nói, cơ cấu kinh tế Xêkong đã chuyển dịch đúng hƣớng, dựa vào
các sản phẩm trong vùng để hình thành các sản phẩm hàng hoá chủ lực với
quy mô lớn và dần đến mức ổn định bền vững.
2.1.2.2. Những khó khăn trong quản lý nhà nước đối với phát trển nông
nghiệp theo hướng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong
Một là: Sản xuất nông nghiệp còn chịu tác động rất lớn về điều kiện thời
tiết, khí hậu, thổ nhƣỡng và sự biến động của thị trƣờng tiêu thụ nên việc tạo ra sự
đột phá trong sản xuất nông nghiệp, để mang lại hiệu quả kinh tế bền vững là khó
khăn nhất là với vùng cao, tình trạng lao động kỹ thuật canh tác còn ở mức thấp.
Hai là: Điều kiện hạ tầng, kinh tế xã hội của tỉnh còn ở mức thấp, trong
khi nguồn lực đầu tƣ cho thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn hạn hẹp,
chƣa thu hút đƣợc nhiều nguồn lực đầu tƣ vào nông nghiệp, nhất là từ các
doanh nghiệp, và các thành phần kinh tế khác.
Ba là: Quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp manh mún, khó thực hiện
việc dồn điền đổi thửa; việc huy động góp đất cùng kinh doanh hoặc hợp đồng
thuê đất khó thực hiện do ngƣời dân còn nặng tƣ tƣởng sản xuất kinh tế hộ, đồng
41
thời do tỷ lệ lao động nông nghiệp còn ở mức cao (68 – 70%); từ đó khó khăn cho
thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Bốn là: Tái cơ cấu nông nghiệp là một quá trình, có quy mô và phạm vi
lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong khi đó, sự phối hợp hỗ trợ giữa các
ngành, địa phƣơng với chính quyền còn có lúc chƣa chặt chẽ, chƣa hiệu quả.
Năm là: Một bộ phận nông dân vẫn còn tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại vào
chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc, chƣa chủ động trong đầu tƣ phát triển sản
xuất. Một số cán bộ thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tại các
địa phƣơng còn tƣ tƣởng ngại làm việc khó, đề xuất lựa chọn việc dễ để làm.
2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở tỉnh Xê Kong
2.2.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Theo kết quả tổng kết của Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Xê Kong năm
2017, toàn tỉnh có 202.528 hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản (trong đó khu vực
nông thôn là 195.583 hộ; khu vực thành thị là 6.945 hộ); 436 trang trại các
loại; 103 hợp tác xã nông, lâm nghiệp; 15 doanh nghiệp hoạt động sản xuất
kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp.
Bảng 2.1: Số lƣợng các loại hình kinh tế nông, lâm nghiệp
tỉnh Xê Kong năm 2017
Đơn vị: hộ gia đình
Nội dung Kinh tế hộ
Trang
trại
HTX
DN nhà
nƣớc
DN
khác
Tổng số 202.528 436 103 10 5
Nông nghiệp 195.978 89 98 1 2
+ Cây hàng năm X 4 X X X
+ Cây lâu năm X 22 X X X
+ Chăn nuôi X 68 X X X
Lâm nghiệp 5.937 93 6 9 1
Thủy sản 613 104 5 X 2
Tổng hợp X 56 X X X
(Nguồn: Sở Nông, Lâm nghiệp tỉnh Xê Kong, năm 2017)
42
Qua bảng số liệu cho thấy: Cơ cấu hộ nông, lâm, thủy sản có xu hƣớng
chuyển dịch tích cực nhƣng còn chậm, chƣa đồng đều, chƣa tƣơng xứng với
tiềm năng của từng ngành trong Tỉnh.
Năm 2017, toàn Tỉnh có 202.528 hộ nông, lâm, thủy sản, giảm 7.755
hộ (chiếm 3,68%) so với năm 2012; trong đó khu vực nông thôn có 195.583
hộ sản xuất, giảm 7.683 hộ (chiếm 3,77%) so với năm 2012. Đây là xu hƣớng
tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh. Trong giai
đoạn 2012 – 2017, nội bộ nhóm hộ nông, lâm, thủy sản, từng loại hộ có xu
hƣớng chuyển dịch khác nhau: hộ nông nghiệp giảm dần qua các năm, trong
khi hộ lâm nghiệp và hộ thủy sản tăng lên tƣơng ứng.
Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển mở rộng và ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong sản xuất nông, lâm, thủy sản.
Số lƣợng trang trại tiếp tục tăng, loại hình sản xuất đa dạng đã góp
phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản. Năm 2017, toàn Tỉnh có 436 trang trại, so với năm 2012
tăng 252 trang trại. Về cơ cấu sản xuất kinh doanh của các loại hình kinh tế
trang trại: các loại hình cơ cấu sản xuất đƣợc quan tâm theo hƣớng ngày càng
đa dạng và có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hƣớng số lƣợng các trang trại
trồng cây hàng năm và cây lâu năm giữ ổn định; các loại trang trại lâm
nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất kinh doanh tổng hợp tăng
rất nhanh. Về loại hình sản xuất của trang trại: ngày càng đa dạng và có sự
chuyển dịch về cơ cấu theo hƣớng số lƣợng các trang trại trồng cây hàng năm
và cây lâu năm giữ ổn định; các loại trang trại lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản và sản xuất kinh doanh tổng hợp tăng rất nhanh.
Tính đến năm 2017, các hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản đã có
bƣớc chuyển biến tích cực, làm tốt hơn vai trò hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình
trong nông nghiệp, nông thôn. Toàn Tỉnh có 103 hợp tác xã hoạt động sản
xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, giảm 12
hợp tác xã so với thời điểm năm 2012. Trong các hợp tác xã vẫn đang hoạt
43
động có tới 98 đơn vị nông nghiệp, chiếm 95,1 % tổng số hợp tác xã; có 5
hợp tác xã thủy sản, chiếm 4,8% tổng số hợp tác xã và có 6 hợp tác xã lâm
nghiệp, chiếm 5,88% tổng số hợp tác xã.
Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản đem lại
hiệu quả kinh tế và thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần quan trọng trong
việc phát triển kinh tế của Tỉnh. Trên địa bàn toàn Tỉnh tính đến thời điểm
tháng 11 năm 2017 có tổng số 15 doanh nghiệp hoạt động chính thuộc ngành
nông, lâm, thủy sản độc lập, trong đó có 09 doanh nghiệp nhà nƣớc, 01 công
ty trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên địa phƣơng, 02 công ty cổ
phần không có vốn nhà nƣớc, 03 công ty trách nhiệm hữu hạn tƣ nhân. Tổng
số 15 doanh nghiệp (chia theo ngành sản xuất kinh doanh chính), có 03 doanh
nghiệp hoạt động thuộc ngành nông nghiệp, chiếm 20% tổng số, 10 doanh
nghiệp hoạt động thuộc ngành lâm nghiệp chiếm 66,7% tổng số và 02 doanh
nghiệp hoạt động thuộc ngành thủy sản, chiếm 13,3% tổng số.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của loại hình kinh tế trang trại
29,97%
6,34%16.14%
19,60%
26,80%
1,15%
Trồng cây hàng năm
Trồng cây lâu năm
Chăn nuôi
Lâm nghiệp
Thủy sản
Tổng hợp
(Nguồn: Sở Nông, Lâm nghiệp tỉnh Xê Kong, năm 2017)
Qua biểu đồ cơ cấu sản xuất kinh doanh của loại hình kinh tế trang trại
cho thấy: trang trại trồng cây hàng năm bao gồm: lúa, ngô, rau... chiếm tỷ lệ
1,15% trong cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản của kinh tế trang trại trong
44
địa bàn toàn Tỉnh. Trang trại trồng cây lâu năm bao gồm: cây công nghiệp lây
năm và các loại cây ăn quả (cà phê, xoài,) chiếm tỷ lệ 6,34% trong cơ cấu
sản xuất nông, lâm nghiệp của kinh tế trang trại. Hai loại hình trang trại nêu
trên luôn giữ đƣợc ổn định về số lƣợng qua các năm, tuy nhiên hai loại hình
trang trại này phát triển chậm do sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào quy mô
quỹ đất sử dụng cho sản xuất trồng trọt.
2.2.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các loại hình kinh tế
ở tỉnh Xê Kong
Đơn vị tính: ha
Nội dung Tổng số
Đất
trồng
cây
hàng
năm
Đất
trồng
cây lâu
năm
Đất lâm
nghiệp
Đất
nuôi
trồng
thủy
sản
Kinh tế hộ 145.916,5 68.433,3 50.452,1 21.577,4 5.453,7
Kinh tế trang trại 4.326,6 2.289,4 522,3 221 1.294,3
Hợp tác xã 517,7 286,6 83,5 4,1 143,6
DN nhà nƣớc 24.991,1 24.893,4 89,2 7,2 1,3
DN khác 366,5 0 39,7 34,8 292
(Nguồn: Sở Nông, Lâm nghiệp tỉnh XêKong, năm 2017)
Thực trạng tỉnh Xê Kong, số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp là
chủ yếu nên quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn.
Mô hình sản xuất kinh tế nông, lâm, thủy sản vẫn chủ yếu là mô hình kinh
tế hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Cụ thể, năm 2017 kinh tế hộ sử
dụng 145.916,5 3 ha đất nông nghiệp các loại, chiếm 82,85% tổng diện
tích đất nông nghiệp do các loại hình kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh
sử dụng.
45
Loại hình kinh tế hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sử dụng
quỹ đất nông nghiệp rất ít. Tổng số quỹ đất hợp tác xã sử dụng là 517,7ha,
chiếm 0,29% tổng diện tích đất nông nghiệp do các loại hình kinh tế tham gia
sản xuất kinh doanh sử dụng, do kinh tế hợp tác xã hoạt động chủ yếu bằng
các khâu dịch vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, hợp tác xã trực
tiếp sản xuất chiếm tỷ lệ ít nên quỹ đất nông nghiệp không cần thiết phải sử
dụng nhiều.
2.2.3. Cơ cấu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi
Trồng trọt: Tỉnh Xê Kong sau thời gian thực hiện áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ năm 2012 – 2017, năng suất, sản lƣợng cây
lƣơng thực tăng nhanh. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Tỉnh Xê Kong đã
đạt đƣợc kết quả đáng ghi nhận:
Năm 2017, sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt trên 305.900 tấn, tăng trên
5.200 tấn so với năm 2016; cơ cấu giống lúa đã chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ
lệ diện tích gieo cấy các giống lúa thuần chất lƣợng cao, giảm diện tích lúa lai:
Năm 2016, diện tích lúa lai giảm còn 40% diện tích cấy; diện tích lúa thuần đạt
60% diện tích cấy, tăng 15% so với năm 2016, trong đó diện tích lúa chất
lƣợng cao chiếm 20% diện tích cấy (gồm: HT1, ĐS1, J01, J02 và các giống lúa
nếp). Cánh đồng một giống lúa đƣợc triển khai thực hiện, qua đánh giá đã
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất thông thƣờng từ 400USD –
500USD ha trở lên, do việc tiết kiệm đƣợc các chi phí đầu tƣ, công lao động
chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
Năm 2017, sản lƣợng thóc toàn tỉnh đạt 211.509,8 tấn, tăng 3.758,6 tấn
so với năm 2016; diện tích lúa toàn tỉnh năm 2017, đƣợc duy trì và tăng so với
năm 2016 là 1.294,4 ha. Hiện tại, diện tích lúa cả năm đạt trên 42.524,8 ha.
Đã cơ bản hình thành đƣợc vùng sản xuất lúa hàng hóa. Bên cạnh đó, các tiến
bộ kỹ thuật mới đã đƣợc đƣa vào sản xuất nhƣ: Canh tác lúa cải tiến ba giảm,
ba tăng, tƣới tiết kiệm nƣớc (SRI), các giống lúa thuần chất lƣợng cao,
46
thích ứng với điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu đƣợc khảo nghiệm và ứng dụng
vào sản xuất.
Với chính sách hỗ trợ giá giống ngô lai cho 02 huyện vùng cao
(Kaleum, Dak Cheung) đặc biệt khó khăn và chính sách hỗ trợ trồng ngô trên
đất 2 vụ lúa, diện tích ngô cả năm trên địa bàn tỉnh đƣợc duy trì đạt trên
28.000 ha. Năm 2016 đạt 28.150 ha, vùng trồng 2 vụ ngô bền vững trên đất
dốc là 6.600 ha, đạt 110% so với mục tiêu mà Tỉnh đã đặt ra. Đặc biệt vùng
sản xuất ngô hàng hóa đạt 15.000 ha (Trong đó có trên 3.000 ha được chuyển
đổi từ đất trồng lúa nương sang trồng ngô). Sản lƣợng ngô năm 2016 đạt
94.423,5 tấn, tăng 1.453,1 tấn so với năm 2016.
- Hiện nay các giống ngô lai có năng suất, chất lƣợng cao đã đƣợc đƣa
vào sản xuất cho 100% diện tích gieo trồng của tỉnh nhƣ các giống: NK66,
NK4300, AG59, CP3Q, BI9698, DK6919, LVN99, GS9989... Các biện pháp
kỹ thuật thâm canh đƣợc ứng dụng đồng bộ vào sản xuất, góp phần tăng năng
suất ngô năm 2016 đạt 33,54 tạ ha, tăng 1,9% so với năm 2016.
Hiện nay, diện tích sắn trên địa bàn tỉnh năm 2017 là 12.725 ha, sản
lƣợng đạt 246.718 tấn, tăng 59.042 tấn so với năm 2016. Xu hƣớng diện tích sắn
đang giảm dần, theo đúng mục tiêu ổn định canh tác sắn bền vững trên đất dốc
với diện tích 10.000 ha. Việc xây dựng vùng thâm canh sắn bền vững đƣợc
ngành nông nghiệp triển khai làm tốt công tác hƣớng dẫn các địa phƣơng áp
dụng các giải pháp kỹ thuật canh tác, trồng xen cây họ đậu, trồng băng cỏ để
chống thoái hóa, xói mòn, rửa trôi và bạc màu đất.
Theo sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Chỉ thị
số 1683 CT-BNN-TT ngày 27 5 2011 về phát triển cây cà phê, cây cà phê
đƣợc xác định là cây chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển sản xuất hàng
hóa. Trên địa bàn Tỉnh đã hình thành một số vùng trồng cà phê bằng phƣơng
pháp canh tác hữu cơ. Diện tích dự kiến trồng cà phê thí điểm đến năm 2012
là 82ha. Diện tích trồng cà phê đã trồng từ năm 2012 đến năm 2017 đƣợc
2.266,6 ha, tại các huyện Dak Cheung, Tha Teng.
47
Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc tính đến năm 2017 (số liệu thống kê ngày
01/10/2017) đạt 637.142 con. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp Tỉnh Xê
Kong, năm 2016 chính sách của tỉnh đã hỗ trợ phát triển đƣợc 659 cơ sở chăn
nuôi. Trên toàn Tỉnh đã từng bƣớc chuyển đổi từ phƣơng thức chăn nuôi nhỏ
lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung theo hƣớng trang trại,
gia trại. Cụ thể: đã có trên 300 cơ sở chăn nuôi trâu, bò theo quy mô 10 con/
hộ; có nhiều cơ sở đã có quy mô chăn nuôi trâu, bò đến 30 con hộ; về chăn
nuôi lợn đã có đến 81cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô 1000 con lứa trở lên; 48
cơ sở chăn nuôi lợn thịt trên quy mô 100 con lứa trở lên,...
Cùng với chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi vùng sản xuất hàng hoá,
việc áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong sản
xuất, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển chăn nuôi theo hƣớng công
nghiệp; phƣơng thức nuôi công nghiệp sử dụng thức ăn hỗn hợp đƣợc áp dụng
phổ biến trong chăn nuôi nông hộ, cơ cấu chăn nuôi lợn công nghiệp, bán công
nghiệp chiếm trên 50% tổng đàn. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi,
tạo tiền đề để nâng cao hiệu quả sản xuất và thực hiện theo hƣớng sản xuất
hàng hóa: cải tạo đàn giống bằng phƣơng pháp thụ tinh nhân tạo đƣợc trên
5.800 con trâu; công tác cải tạo giống lợn đã có những chuyển biến tích cực,
tỷ lệ đàn lợn lai, lợn ngoại tăng cao chiếm trên 70% tổng đàn tăng 30% so với
trƣớc khi thực hiện chính sách của Tỉnh (trong đó tỷ lệ đàn lợn ngoại có tỷ lệ
nạc cao nhƣ các giống lợn: Yorkshire, Landrace, Duroc chiếm khoảng
30%); các giống gà lông màu đƣợc phát triển rộng rãi với quy mô nông hộ góp
phần làm tăng số lƣợng đầu đàn và sản lƣợng thịt gia cầm của tỉnh. (Năm 2017
đàn gia cầm đạt 4,6 triệu con, sản lƣợng thịt xuất chuồng đạt 5.227 tấn),...
2.2.4. Sản xuất lâm nghiệp, thủy sản
- Lâm nghiệp: Tỉnh Xê Kong đã chuyển dịch đƣợc cơ cấu giống cây
trồng, từ những cây có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng những cây đa tác
dụng có hiệu quả kinh tế cao hơn; đã hình thành mạng lƣới sản xuất và cung
48
ứng giống cây lâm nghiệp theo hƣớng xã hội hóa với nhiều thành phần kinh tế
tham gia, chất lƣợng cây giống ngày càng đƣợc nâng cao.
Nâng cao năng suất rừng tự nhiên là rừng sản xuất lên 20 - 25% so với
các năm trƣớc, tăng trƣởng bình quân từ 4 - 5 m3 ha; Nâng cao năng suất và
chất lƣợng rừng trồng, ổn định diện tích rừng trồng sản xuất hiện có, trong đó
mỗi năm khai thác và trồng lại 15.000 ha, trữ lƣợng gỗ lớn 120-150 m3/ha và
gỗ nhỏ 70-80 m3/ha.
Bình quân hàng năm toàn tỉnh khai thác và tiêu thụ đƣợc trên 450.000
m
3
gỗ rừng trồng các loại; khai thác và tiêu thụ 96.000 tấn tre, nứa, phục vụ
chế biến trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra đã tiến hành khai thác, trên 394 tấn
nhựa thông và 100 ngàn tấn măng tre các loại.
- Công tác quản lý bảo vệ đã đƣợc chú trọng, rừng tự nhiên và rừng
trồng hầu hết đã đƣợc giao khoán đến hộ, nhóm hộ, tổ chức nhà nƣớc, tổ chức
xã hội quản lý bảo vệ nên tình trạng phá rừng làm nƣơng, khai thác lâm sản
trái phép cơ bản đã đƣợc ngăn chặn kịp thời.
- Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng, thủy sản năm 2017 đạt 2.425 ha,
tăng 26,9 ha so với năm 2016; sản lƣợng khai thác, nuôi trồng đạt 7.496,6 tấn,
tăng 1.086 tấn so với năm 2016.
Công tác tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản đã đƣợc quan tâm, thông qua việc
triển khai thực hiện các dự án, đề tài khoa học nghiên cứu các đối tƣợng giống
mới nhƣ nuôi thƣơng phẩm cá Tầm, cá Trắm đen, Cùng với việc nuôi cá
ao, cá ruộng, cá lồng cũng đã phát triển trên các sông suối lớn nhƣ sông
Sekong; tính đến năm 2016, toàn tỉnh hiện có trên 1.086 lồng nuôi cá. Diện
tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt trên 2.425 ha. Sản lƣợng thủy sản năm
2017 đạt trên 7.496 tấn, tăng trên 1.000 tấn so với năm 2016.
Nhìn chung, thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, sản
xuất nông nghiệp của tỉnh đạt đƣợc kết quả khá toàn diện. Bên cạnh đó, vốn
là yếu tố sống còn của mọi đơn vị sản xuất kinh doanh, là điều kiện quyết
định đến sự phát triển nông nghiệp hàng hóa. Từ đó, cần bố trí vốn ngân sách
49
tỉnh và huy động vốn tự có của dân cùng các nguồn khác cho phát triển nông
nghiệp hàng hóa.
Bảng 2.3: Vốn đầu tƣ cho ngành nông nghiệp giai đoạn 2006-2017
Đơn vị: triệu Kíp
Năm Nông, lâm Thuỷ sản Cộng
Tổng
vốn đầu tƣ
Phần
trăm %
2006 47.172 47.172 213.258 22,11
2007 45.625 45.625 229.447 19,88
2008 67.965 245 68.210 278.424 24,44
Cộng 160.762 245 161.007 721.129 22,32
2011 265.753 2.124 267.877 823.526 32,52
2012 358.645 3.756 362.401 1.232.643 29,40
2013 586.750 5.878 592.608 1.372.648 43,17
2014 694.381 8.963 703.344 2.209.357 31,83
Cộng 1.905.529 20.721 1.926.23 823.526 23,39
2015 476.028 38.749 514.777 2.928.473 17,57
2016 558.264 43.422 601.686 3.983.632 15,10
2017 793.479 23.798 817.277 5.234.958 15,61
Cộng 1.827.771 105.969 1.933.74 12.147.063 15,91
Tổng 3.894.062 371.69 4.020.977 1.556.802.063 25,82
(Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Xê Kong, năm 2017)
Trong những năm qua, vốn đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc cho nông nghiệp
ở tỉnh Xê Kong đã đƣợc chú trọng và tăng về số lƣợng, nhƣng về tỷ trọng
không tăng. Qua bảng số liệu trên cho thấy: Nếu những năm 2006 - 2008 tỷ
trọng đầu tƣ bình quân cho nông nghiệp là 22,32 trong năm 2010 - 2014 là
23,39% tổng số vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển; thì
giai đoạn 2015-2017 mới đầu tƣ 15,91%. Đảng nhân dân cách mạng Lào đã
khẳng định cần phải tăng tỷ lệ đầu tƣ cho nông nghiệp và nông thôn. Việc
50
tăng tỷ trọng đầu tƣ phải đi đôi với nâng cao hiệu quả và chất lƣợng đầu tƣ
một cách tƣơng xứng.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng
hóa ở tỉnh Xê Kong
2.3.1. Hệ thống cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước về nông nghiệp
Cơ cấu bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp:
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp ở Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào
Nguồn: Sở Nông, Lâm nghiệp tỉnh Xê Kong
Chính phủ: thống nhất quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp; chỉ định một
cơ quan chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành
khác thực hiện quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp.
Các bộ, các cơ quan ngang bộ: chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ về
việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công trong quản lý nhà nƣớc về nông
nghiệp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc phân công có trách nhiệm:
CHÍNH PHỦ
BỘ, CƠ QUAN
NGANG BỘ
CÁC CƠ QUAN
CHUYÊN MÔN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
NÔNG NGHIỆP
PHÒNG NÔNG LÂM
NGHIỆP
UBND CẤP HUYỆN,
BẢN
UBND TỈNH XÊKONG
SỞ NÔNG LÂM
NGHIỆP
51
+ Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết, chiến lƣợc, quy
hoạch, kế hoạch phát triển.
+ Phê duyệt chiến lƣợc, quy hoạch, chƣơng trình phát triển. Ban hành
thông tƣ, quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy
phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về
quản lý ngành.
+ Hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
quy hoạch, kế hoạch phát triển, chƣơng trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc
gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế-kỹ thuật về nông nghiệp,
lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn đã đƣợc
phê duyệt;
+ Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật;
+ Thƣờng trực quốc gia về công tác phòng, chống lụt, bão; kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng nông thôn mới; nƣớc sạch và vệ sinh môi
trƣờng nông thôn; chống sa mạc hoá; quản lý buôn bán quốc tế các loài động,
thực vật hoang dã nguy cấp quý hiếm; phòng chống dịch bệnh gia súc, gia
cầm theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tƣớng
Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân tỉnh Xê Kong: là cơ quan cấp địa phƣơng cao nhất có
nhiệm vụ triển khai thực hiện các văn bản của trung ƣơng liên quan đến nông
nghiệp, ban hành các chính sách, tạo môi trƣờng, hỗ trợ và điều tiết hoạt động về
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Xê Kong: Sở Nông lâm nghiệp là cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mƣu và giúp Uỷ
ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản, thủy lợi và phát triển nông thôn; phòng chống lụt, bão; an
toàn nông sản, lâm sản, thuỷ sản và nuôi trồng trong quá trình sản xuất đến
52
khi đƣa ra thị trƣờng; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền
của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Phòng Nông lâm nghiệp: là cơ quan hành chính thuộc Sở nông lâm
nghiệp tỉnh Xê Kong, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng do
ủy ban nhân dân tỉnh Xê Kong quyết định thành lập; phòng Nông lâm nghiệp
giúp việc cho giám đốc sở trong lĩnh vực thƣơng mại trên địa bàn Tỉnh.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về
nông nghiệp, tỉnh Xê Kong đã không ngừng đổi mới, nâng cao vai trò, hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động phát
nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa phát triển mạnh mẽ, đóng góp ngày càng
quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội Xê Kong thời gian qua.
2.3.2. Xây dựng, chỉ đạo thực thi chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sự
phát triển của nông nghiệp theo hướng hàng hóa
Thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Trung ƣơng, tỉnh XêKong đã
quan tâm đến đầu tƣ xây dựng cơ sợ hạ tầng nông thôn phục vụ phát triển
nông thôn nói chung và nhu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hóa nói riêng. Các
chính sách và kết quả cụ thể:
Công tác thủy lợi: Để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu, ngành nông nghiệp
đã tập trung nghiên cứu lựa chọn danh mục dự án đầu tƣ ƣu tiên đến năm 2020
trong quy hoạch thủy lợi phù hợp với kế hoạch hành động thực hiện Tái cơ cấu
ngành nông nghiệp; rà soát quy hoạch phòng chống giảm nhẹ thiên tai, quản lý
rủi ro thiên tai; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án quy hoạch tổng
thể lĩnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_trien_nong_nghiep_theo_huo.pdf