Luận văn Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

MỤC LỤC. Trang

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài . 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . 7

6. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài . 7

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 8

8. Kết cấu của luận văn . 8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ NHÀ

NưỚC VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY. 9

1.1. Một số vấn đề cơ bản về phòng cháy, chữa cháy . 9

1.1.1. Khái niệm phòng cháy, chữa cháy. 9

1.1.2. Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy . 11

1.1.3. Tính chất của hoạt động phòng cháy, chữa cháy. 13

1.1.4. Yêu cầu của công tác phòng cháy, chữa cháy . 14

1.2. Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. 18

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy . 18

1.2.2.Vai trò của quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy . 21

1.2.3. Nguyên tắc và phương pháp quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa

cháy .25

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy . 27

pdf119 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp học mầm non. 45 Tiểu kết chƣơng 1 Quản lý nhà nước về PCCC là một hoạt động quan trọng trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về an ninh trật tự nói riêng. Hoạt động quản lý nhà nước về PCCC được tiến hành trên cơ sở các quy định của Luật PCCC. Để làm cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng về tình hình PCCC và quản lý nhà nước về PCCC, trong chương 1 tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận. Kết quả như sau: - Xây dựng các khái niệm có liên quan: Khái niệm về cháy; khái niệm về PCCC; khái niệm về quản lý nhà nước về PCCC - Phân tích làm rõ nội dung, nguyên tắc, phương pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về PCCC - Phân tích làm rõ vai trò của quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy đối với đời sống xã hội; Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý tại một số quốc gia và địa phương từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm. Đây là những tiêu chí quan trọng về lý luận trong quản lý nhà nước về PCCC, làm cơ sở cho đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh. 46 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Đông Anh là một huyện ngoại thành Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 182,3 km2, cách trung tâm thành phố 15 km về phía Bắc. Phía đông giáp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, phía đông bắc giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, phía đông nam giáp quận Long Biên và huyện Gia Lâm với ranh giới là Sông Đuống, phía nam giáp các quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm với ranh giới là sông Hồng, phía tây giáp huyện Mê Linh, phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn; hiện nay huyện Đông Anh có 23 đơn vị hành chính cấp xã và một thị trấn, là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh - quốc phòng, với kết cấu địa hình tự nhiên bằng phẳng và cơ sở hạ tầng phát triển đa dạng với nhiều loại hình như: đường sông, đường bộ, đường sắt, hầm đường bộ, nhà ga,; Đồng thời, huyện Đông Anh còn là vùng đất lưu giữ nhiều những di tích lịch sử, những lễ hội truyền thống của dân tộc, đặc biệt là những di tích, lễ hội liên quan đến Cổ Loa thành. Huyện cũng còn lưu giữ được nhiều những bộ môn nghệ thuật truyền thống có giá trị như ca trù Lỗ Khê, rối nước Đào Thục, tuồng cổ Cổ Loa Về dân số, toàn huyện có khoảng 383.800 người với mật độ là 2063 người/km2, trình độ dân trí ngày càng nâng cao. 47 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Sau hơn 30 năm thực hiên đường lối đổi mới, kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh đã có những chuyển biến rất tích cực. Toàn huyện Đông Anh có khoảng trên 4.050 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (trong đó có trên 1.300 cơ quan, doanh nghiệp thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ), các cơ sở này đang hoạt động tại 05 khu công nghiệp, cụm công nghiệp và xen lẫn trong khu dân cư; có nhiều khu dân cư có nguy cơ cháy cao mà xe chữa cháy không thể tiếp cận được; 03 chợ lớn (chợ Trung tâm, chợ Tó và chợ Vân Trì), 05 siêu thị nhỏ và hơn 3.000 hộ tiểu thương kinh doanh buôn bán; ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nhiều tổng kho xăng dầu, công ty gas, hàng chục cơ sở sản xuất hóa chất và hàng trăm cơ sở sản xuất khác đang hoạt động tại làng nghề các xã Vân Hà, Hải Bối; các khu nhà trọ tại xã Kim Chung, Võng La, Đại Mạch, Kim Nỗ, Hải Bối. Trong những năm vừa qua, do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đòi hỏi huyện Đông Anh cần có những định hướng phát triển phù hợp và xứng tầm. Đứng trước bối cảnh đó, lãnh đạo huyện Đông Anh đã chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực và mang lại những thành quả vô cùng ấn tượng. Cụ thể (tính đến năm 2018): tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Đông Anh ước đạt 127.967 tỷ đồng, tăng 10,6%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 2.128 tỷ đồng (tăng 2,3%); giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 18.540 tỷ đồng (tăng 11,2%); giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 10.171 tỷ đồng (tăng 15,8% so với cùng kỳ). Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện ước đạt 2.752 tỷ đồng (đạt 109,7% dự toán). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng hiện đại, phù hợp với Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện đã đề ra. 48 Huyện ủy, UBND huyện đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và cơ chế, chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư; cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư. Thời gian tới, huyện Đông Anh tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn; hoàn thành việc giao đất ở (đất dịch vụ) cho các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện nhận; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện có hiệu quả ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và phần mềm một cửa “3 cấp”; tiếp tục triển khai các đề án "Chiếu sáng nông thôn", "Quản lý ao hồ", "Trồng và quản lý cây xanh" và một số đề án thành phần, thuộc đề án xây dựng huyện Đông Anh trở thành quận... Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị như: giao thông, cấp điện, cấp thoát nướccó bước phát triển mạnh, nhiều khu đô thị hiện đại, có hạ tầng đồng bộ được xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, nhiều công trình có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật đã đầu tư xây dựng (cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, hệ thống đường cao tốc, khu đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì, khu đô thị Eurowindow River Park, khu thương mại dịch vụ 1/5 Đông Anh, ga đường sắt...), đời sống nhân dân được cải thiện, diện mạo đô thị ngày càng văn minh. 2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương đến hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy Huyện Đông Anh có diện tích tự nhiên tương đối lớn, dân số đông, trình độ dân trí ngày càng nâng cao, tập trung nhiều cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, khu vui chơi giải trí, đơn vị quân đội, cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh đầu tư,Chính những yếu tố này đã tạo những thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn: 49 - Đông Anh là huyện được thành phố xây dựng đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy không chỉ đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mà các vấn đề về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội nói chung, về phòng cháy, chữa cháy nói riêng được trung ương và chính quyền địa phương hết sức quan tâm, chỉ đạo sát sao. Điều này giúp cho việc xây dựng và triển khai các kế hoạch về PCCC được triển khai một cách đồng bộ, giúp cho sự phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động PCCC nhịp nhàng, ăn ý hơn. - Giáo dục phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, cùng sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương tiện thông tin đại chúng tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC được triển khai nhanh chóng, người dân dễ dàng nắm bắt thông tin và triển khai thực hiện, các hoạt động diễn tập, tập huấn về PCCC, cứu nạn cứu hộ được thực hiện một cách có hiệu quả. - Với điều kiện tự nhiên tương đối rộng và bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi, ao hồ, kênh rạch lớn, đảm bảo đủ nguồn nước khi có đám cháy xảy ra, thuận lợi cho hoạt động chữa cháy tại chỗ, ngăn chặn tình trạng cháy lan và giảm thiểu tới mức thấp nhất những thiệt hại do cháy gây ra. - Hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, giao thông đi lại thuận tiện tạo thuận lợi cho việc di chuyển của các phương tiện phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, đảm bảo sự có mặt kịp thời của các lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi có sự cố cháy xảy ra, Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì những điều kiện về tự nhiên, xã hội kể trên cũng gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động quản lý nhà nước về PCCC như: địa bàn quản lý quá rộng khiến việc đi chuyển đến các điểm có sự cố cháy mất nhiều thời gian, có nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy cao, sự hình thành và phát triển các cơ sở sản xuất 50 kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, mang tính tự phát xen lẫn trong các khu dân cư diễn ra nhanh chóng gây khó khăn cho công tác điều tra cơ bản, hay các chủ cơ sở, các hộ gia đình vẫn chưa quan tâm đúng mức cho hoạt động PCCC, Vì vậy, trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và Cảnh sát PCCC đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, huấn luyện nhằm nâng cao nhận thức về công tác PCCC cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình và cá nhân, như: mô hình xây dựng “Cụm dân cư, chung cư an toàn về PCCC”, “Cụm cơ quan an toàn về PCCC”, “Ngành hàng, quầy hàng, sạp hàng kinh doanh trong chợ an toàn về PCCC”, “Các chuyên ngành xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, khách sạn - nhà nghỉ, karaoke, cầm đồ an toàn PCCC” hay như mô hình vận động nhân dân, tiểu thương kinh doanh trong chợ tự trang bị bình chữa cháy; ký kết quy chế phối hợp trong xây dựng phong trào toàn dân PCCC và quản lý nhà nước về PCCC...; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và phát động xây dựng phong trào toàn dân PCCC trong cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư và trường học theo phương châm “Dân hiểu, dân bàn, dân thực hiện” trong công tác PCCC, bước đầu nhận thức về công tác PCCC của người dân được nâng lên. Đến nay 100% tiểu thương kinh doanh tại các chợ ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC và tự trang bị bình chữa cháy; trên 85% hộ gia đình tự trang bị bình chữa cháy và 100% hộ dân ký cam kết tiêu chí hộ an toàn về PCCC; 100% cơ quan, doanh nghiệp trang bị phương tiện chữa cháy và thành lập lực lượng PCCC. 51 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 2.2.1. Công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh 2.2.1.1. Thực trạng cháy và thiệt hại do cháy gây ra Năm Số vụ cháy (vụ) Thiệt hại (tỷ đồng) Số người chết (người) Số người bị thương (người) 2014 32 1,2 00 00 2015 40 3,3 00 00 2016 76 5,1 00 01 2017 82 10,2 00 02 2018 41 22,1 00 01 Bảng 2.1. Thống kê số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra trên địa àn huyện (Nguồn: Phòng Cảnh sát PCCC huyện Đông Anh). Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát PC&CC số 5, trong 05 năm (2014-2018) xảy ra 271 vụ cháy, làm 04 người bị thương, thiệt hại về tải sản ước tính khoảng 42 tỷ đồng. Nguyên nhân gây cháy: do sự cố về điện 173 vụ, chiếm 63,83%; do sơ xuất trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt 82 vụ, chiếm 30,26%; do đốt (bệnh lý, tư thù cá nhân, đốt thực bì, đốt rác, tự tử) 10 vụ, chiếm 3,69%; vi phạm quy định an toàn PCCC gây cháy 05 vụ, chiếm 1,85% và chưa rõ nguyên nhân 01 vụ, chiếm 0,37%. Từ số liệu trên cho thấy, nguyên nhân vụ cháy do sự cố về điện chiếm tỉ lệ cao nhất (trên 63%), do sơ xuất trong sử dụng lửa, nhiệt trên 30% và còn lại là các nguyên nhân khác. Số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra tăng dần theo từng năm (năm 2014 xảy ra 32 vụ, thiệt hại trên 01 tỷ đồng; năm 2015 xảy ra 40 vụ, thiệt hại trên 03 tỷ đồng; năm 2016 xảy ra 76 vụ, thiệt hại trên 05 tỷ đồng; năm 2017 52 xảy ra 82 vụ thiệt hại trên 10 tỷ đồng và năm 2018 xảy ra 41 vụ thiệt hại trên 22 tỷ đồng). Đặc biệt năm 2018, số lượng vụ cháy giảm một nửa so với năm 2017 nhưng thiệt hại lại lớn gấp đôi, nguyên nhân là do trong năm này trên địa bàn huyện đã để xảy ra 2 vụ cháy lớn tại một cơ sở sản xuất sơn và một của hàng giày da. Có thể thấy, trung bình mỗi năm, huyện Đông Anh xảy ra 54,2 vụ cháy các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà dân, phương tiện giao thông cơ giới; thiệt hại bình quân 8,4 tỷ đồng/năm; so với 05 năm trước (2009- 2013) số vụ cháy tăng trên 200% và diễn biến phức tạp, khó lường. Đáng chú ý là nguy cơ cháy đối với các kho hàng, cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp, các khu dân cư thu nhập thấp, các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong các khu dân cư, các tổng kho xăng dầu và cơ sở kinh doanh xăng dầu, các tổng kho khí đốt hóa lỏng và cơ sở kinh doanh khí đốt hóa lỏng, các Chợ, Siêu thị, đặc biệt các cơ sở vừa làm kho chứa hàng, vừa là nơi sản xuất, một số chợ cơ sở hạ tầng đã xuống cấp và các khu dân cư nằm trong các ngõ sâu không có đường cho xe chữa cháy tiếp cận luôn tiềm ẩn. Bên cạnh đó, tình hình cháy xe ô tô lưu thông trên đường quốc lộ, đường cao tốc có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, có vụ cháy xảy ra cùng lúc 03 ô tô; các vụ cháy xe này trong thời gian qua chưa gây thiệt hại về người nhưng trên thực tế vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và nếu xảy ra thì thiệt hại rất khó lường. Tình hình cháy lớn diễn ra không nhiều nhưng thiệt hại và hậu quả của nó để lại rất lớn, trong 05 năm, huyện Đông Anh chỉ xảy ra 03 vụ cháy lớn (chiếm 1,1% số vụ cháy), nhưng thiệt hại về tài sản gần 30 tỷ đồng (chiếm 71% tổng thiệt hại). Các vụ cháy lớn thường xảy ra vào ban đêm và những ngày nghỉ, khi xảy ra cháy lực lượng tại cơ sở quá mỏng, phát hiện cháy chậm, chữa cháy không kịp thời dẫn đến cháy lớn và gây hậu quả nghiêm trọng. Qua phân tích tình hình cháy cho thấy, số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra tuy có xu hướng tăng nhưng đã được kiềm chế cả về số vụ và thiệt hại so 53 với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời không để xảy ra cháy lớn gây thiệt hại về người và những cơ sở nhạy cảm về chính trị, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước, tạo môi trường bình yên, an toàn để thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đến đầu tư. 2.2.1.2. oạt động phòng cháy, chữa cháy trên địa àn huyện Kể từ năm 2001, khi Luật phòng cháy, chữa cháy ra đời đã xác định cụ thể, chi tiết về các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, xác định các biện pháp phòng ngừa cháy và can thiệp, xử lý kịp thời khi có sự cố cháy xảy ra nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Đồng thời, khi Luật phòng cháy, chữa cháy được ban hành, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành các nghị định, thông tư và các kế hoạch hành động phòng cháy, chữa cháy, trong đó xác định vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện, theo dõi, báo cáo, phối hợp và lập ngân sách cho công tác phòng cháy, chữa cháy. Do vậy, hoạt động phòng cháy, chữa cháy đã được cơ quan quản lý nhà nước, các cấp, các ngành đoàn thể quan tâm và tập trung triển khai thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Hoạt động phòng cháy, chữa cháy tại huyện Đông Anh trong thực tiễn được triển khai thực hiện như sau: Thứ nhất, về phòng cháy: - UBND huyện cùng với các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức trách nhiệm, nghiêm túc chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Hoạt động tuyên truyền đã được đổi mới về nội dung, hình thức, tăng số lượng các tin, bài phóng sự, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng về PCCC và cứu nạn cứu hộ rộng rãi trên các phương 54 tiện thông tin đại chúng của huyện; quan tâm xây dựng phong trào “Toàn dân PCCC”, gắn công tác PCCC với việc thực hiện các phong trào thi đua của địa phương, cơ quan, doanh nghiệp và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào PCCC. - Người dân tại các thôn xóm, cụm dân cư, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất và tập thể đội ngũ công nhân viên đang làm việc trong các đơn vị này tích cực tham gia vào các khóa huấn luyện, các buổi diễn tập về phòng cháy, chữa cháy. - UBND huyện đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cùng các ban ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, đơn vị chưa làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, cơ sở không đáp ứng đủ các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt ở những địa bàn cơ sở trọng điểm có nguy cơ về cháy như: chung cư, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, các cơ sở kinh doanh hoạt động vui chơi, giải trí, nơi tập trung đông người; các cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng, hoá chất; các kho, xưởng sản xuất; cơ sở kinh doanh, dịch vụ xen kẽ trong khu dân cư... Không để phát sinh vi phạm mới về PCCC; kiên quyết không cấp giấy phép hoặc thu hồi giấy phép, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với những cơ sở, doanh nghiệp, dự án không đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC. Thứ hai, về chữa cháy: - Trong công tác chữa cháy đã chú trọng đẩy mạnh công tác luyện tập, diễn tập các phương án chữa cháy cho các lực lượng, nhất là lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng; tổ chức huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ PCCC theo 55 phương châm “bốn tại chỗ” nhằm đảm bảo công tác sẵn sàng xử lý sự cố cháy, cứu nạn cứu hộ được thực hiện nghiêm túc 24/24 giờ. Đội cảnh sát PCCC số 5 luôn duy trì việc trực thông tin, nhận và xử lý tin báo cháy đúng quy trình, chính xác, kịp thời; đảm bảo quân số thường trực, đầu giờ sáng hàng ngày tiến hành kiểm tra phương tiện, đảm bảo lực lượng và phương tiện sẵn sàng chiến đấu; xuất xe nhanh, kịp thời khi có sự cố cháy xảy ra và theo sự điều động của cấp trên. - Phát hiện, báo tin về vụ cháy: Khi xảy ra cháy trên địa bàn, người dân đã nhanh chóng hô hoán cho những người xung quanh biết, đồng thời báo tin cho cơ quan có thẩm quyền để kịp thời triển khai các biện pháp chữa cháy. - Hỗ trợ thiệt hại: UBND huyện, UBND các xã chủ trì phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc huyện và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác chủ động động viên tinh thần và hỗ trợ vật chất cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do vụ cháy gây ra, giúp họ sớm ổn định đời sống, tiếp tục kinh doanh, sản xuất. 2.2.2. Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 2.2.2.1. Thực hiện văn ản và an hành các văn ản ch đạo, hướng dẫn thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy Đánh giá được tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội nói chung và công tác phòng cháy, chữa cháy nói riêng, hàng năm, phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 5 đã tham mưu cho UBND huyện Đông Anh xây dựng 05 báo cáo thực hiện chỉ thị của Thành ủy thành phố Hà Nội về PCCC, 05 kết luận, 43 kế hoạch, 09 hướng dẫn, 21 công văn, 19 quyết định về lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về PCCC để các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn nắm được. Cụ thể: 56 - Năm 2014: UBND huyện Đông Anh xây dựng và ban hành Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 14/02/2014 chỉ đạo các ban ngành, cơ sở, doanh nghiệp hưởng ứng tuần Lễ Quốc gia về “An toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ lần thứ 16 năm 2014”. Ban hành Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 08/04/2014 về thực hiện Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng về “Công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ”. Tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ PCCC và cứu nạn cứu hộ theo quyết định số 44/QĐ-TTg đối với lực lượng PCCC dân phòng, Công an Xã, Thị trấn, Công an phụ trách Xã, Thị trấn trên địa bàn huyện Đông Anh. Ban hành kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 21/5/2014 Kế hoạch tập huấn cho lực lượng PCCC dân phòng và Công an các Xã, Thị trấn trên địa bàn huyện. Kế hoạch số 210/KH – UBND ngày 05/12/2014 của UBND huyện Đông Anh về việc “thực hiện Kế hoạch tăng cường công tác phòng cháy và chữa cháy mùa hanh khô và các hoạt động Lễ hội, Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015”; - Năm 2015: UBND huyện ban hành kế hoạch số 10-KH/HU ngày 05/11/2015 thực hiện kế hoạch KH-174/TU ngày 28/9/2015 của Thành ủy Hà nội về việc thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy”; ban hành Chỉ thị số 42-CT/HU ngày 09/3/2015; Kế hoạch số 87/KH- UBND ngày 08/4/2015 về triển khai Chỉ thị số 27/CT-TU ngày 19/11/2014 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác lãnh đạo công tác PCCC & cứu nạn cứu hộ trong tình hình mới”. Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 18/8/2015 Kiểm tra việc thực hiện “công tác Phòng cháy và chữa cháy tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2015”; ban hành Quyết định số 3636/QĐ-UBND ngày 22/10/2015 về việc “phê chuẩn quy chế phối hợp giữa Công an huyện, Ban chỉ huy Quân sự huyện với Phòng Cảnh sát PC&CC Số 57 5 trong công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn huyện Đông Anh”. - Năm 2016: Xây dựng kế hoạch số 36/KH-BCD ngày 29/2/2016 về Kế hoạch Tổ chức hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về an toàn VSLĐ phòng chống cháy lần thứ 18 năm 2016 trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2016; ra văn bản số 148/UBND-VP ngày 02/3/2016 về việc thực hiện công tác rà soát, điều tra thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn huyện; ban hành công văn số 286/UBND-VP ngày 11/4/2016 về việc Tăng cường công tác PCCC, cứu nạn cứu hộ phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 trên địa bàn huyện; xây dựng kế hoạch số 92 /KH-UBND ngày 12/5/2016 về kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện. - Năm 2017: Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2017-2021; Kế hoạch về việc khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn. Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 08/8/2017 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2017-2021; Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 04/5/2017 về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2017 – 2020; Kế hoạch số 212/KH-UBND ngày 08/8/2017 về việc về việc khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh; Kế hoạch số 216/KH- UBND ngày 07/8/2017 về việc thực hiện Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 14/8/2017 quy định về việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về 58 PCCC trên địa bàn Thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC có hiệu lực; Kế hoạch số 256/KH-UBND ngày 09/10/2017 về kiểm tra, ra soát công tác PCCC đối với nhà ở hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen lẫn trong khu dân cư. - Năm 2018: Ban hành Kế hoạch số 331/KH-UBND Ngày 21/12/2017 về việc thực hiện công tác PCCC & cứu nạn cứu hộ trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2018; Kết luận số 66/TB-VP ngày 05/4/2018 của UBND Thành phố Hà Nội về Thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Nguyễn Văn Sửu tại buổi họp kiểm điểm tình hình thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố; thống nhất chỉ đạo tăng cường các biện pháp đảm bảo công tác phòng cháy và chữa cháy trong thời gian tới; Kết luận của đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành - Thứ trưởng Bộ Công an về đảm bảo ANTT, an toàn PCCC & cứu nạn cứu hộ; Kế hoạch số 58/KH- CSPC&CCHN-P1 ngày 17/4/2018 về thực hiện Công điện số 01/CĐ-BCA-V11 ngày 10/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tăng cường công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ. Các văn bản ban hành đều thể hiện tính chiến lược lâu dài, đồng thời cũng mang tính cấp bách; chính vì vậy, khi văn bản ban hành, đều được các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp đồng tình ủng hộ và triển khai thực hiện nghiêm túc. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC, Phòng cảnh sát PC&CC số 5 tham mưu UBND huyện ban hành 07 kế hoạch quản lý nhà nước về PCCC theo chuyên ngành, như: Kế hoạch đảm bảo an toàn PCCC chợ; xăng dầu; khí dầu mỏ hóa lỏng; khách sạn, nhà nghỉ; karaoke; cầm đồ và phế liệu. Đây là những kế hoạch mang tính chuyên sâu, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở và chính quyền địa phương trong thực hiện công tác PCCC. 59 2.2.2.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy Trên địa bàn huyện Đông Anh bộ máy hoạt động về phòng cháy, chữa cháy bao gồm UBND huyện, phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 5 và UBND các xã, thị trấn Phòng cảnh sát PC&CC số 5, thuộc Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội, t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phong_chay_chua_chay_tren_dia_b.pdf
Tài liệu liên quan