Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu, biểu đồ
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG,
CHỐNG MA TÚY. 6
1.1. Nhận thức chung về ma túy . 6
1.1.1. Ma túy và tác hại của ma túy . 6
1.1.2. Khái niệm tội phạm ma tuý . 10
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về phòng chống ma tuý. . 11
1.2. Những quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy . 15
1.3. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy . 167
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy ở một số địa
phương . 18
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy ở Hà Tĩnh . 18
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy ở Quảng Trị 20
1.4.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy ở Thừa Thiên Huế 22
Tiểu kết chương 1 . 24
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG,
CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH . 25
2.1 Một số đặc điểm tình hình có liên quan đến sử dụng ma túy tỉnh Quảng
Bình . 25
120 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc
phục, giải quyết các hậu quả do ma túy gây ra. Ma túy còn là nguồn gốc, là
điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm họa toàn cầu
chưa có thuốc chữa). Hiện nay, nước ta có khoảng hơn 130.000 người nhiễm
HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma túy.
Ma túy làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số
lượng và chất lượng. Ma túy còn làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ gia đình và
xã hội. Người nghiện thường không quan tâm đến nhiệm vụ, trách nhiệm của
mình nên dẫn tới những bất ổn trong gia đình và cộng đồng.
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
2.2.1. Công tác phòng, chống ma túy
- Công tác tuyên truyền, vận động
Các cấp ủy Đảng quan tâm, thường xuyên chỉ đạo các ngành, đoàn thể
phối hợp chặt chẽ tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, học
sinh, sinh viên, người lao động và các tầng lớp nhân dân các chủ trương,
đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm và tệ
50
nạn ma tuý với nhiều nội dung thiết thực, hình thức đa dạng, phong phú, từ đó
nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nâng cao ý thức, nghĩa
vụ của công dân trong phòng, chống ma tuý.
Sở Thông tin và truyền thông chủ trì triển khai, tổ chức thực hiện Dự án
“Thông tin, tuyên truyền phòng, chống ma tuý và giám sát thực hiện chương
trình”, hàng năm đã xây dựng kế hoạch, văn bản hướng dẫn các cơ quan báo
chí, Phòng Văn hoá – Thông tin các huyện, thị xã, thành phố tập trung tuyên
truyền phòng, chống ma tuý phù hợp với thực tế địa phương. Duy trì thường
xuyên chuyên mục “An ninh xã hội”, “Vì an ninh Tổ quốc”, “Phòng, chống tệ
nạn xã hội” trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Báo Quảng Bình.
Ủy ban Mặt trận các cấp chủ trì, hướng dẫn, phối hợp với các ngành và
tổ chức chính trị xã hội triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã, phường, thị
trấn, cơ quan, đơn vị không có tội phạm ma tuý và người nghiện ma tuý”; tổ
chức tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma tuý cho đội ngũ cán bộ Mặt
trận các xã, phường, thị trấn, khu dân cư trên địa bàn các huyện, thị xã, thành
phố; đã phối hợp tổ chức hàng trăm cuộc họp dân phát động phong trào quần
chúng tham gia phòng, chống ma tuý và tố giác tội phạm. Phối hợp các ban,
ngành, đoàn thể tổ chức các hội nghị triển khai công tác phòng, chống ma tuý
và Luật phòng, chống ma tuý, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
phòng, chống ma tuý, cho cán bộ Mặt trận cơ sở. Chủ trì, phối hợp với các
ngành liên quan xây dựng và duy trì mô hình điển hình trong công tác phòng,
chống ma tuý.
Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn duy trì và phát
huy có hiệu quả hoạt động của các đội thanh niên xung kích, câu lạc bộ tuyên
truyền phòng, chống ma tuý và tệ nạn xã hội. Phối hợp với Công an tỉnh, Hội
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Cựu
Chiến binh tỉnh, tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền sinh động, mang lại
51
hiệu quả, như: mít tinh, diễu hành, hội trại về chủ đề phòng, chống ma tuý,
mại dâm, HIV/AIDS gắn với các chiến dịch “Tháng thanh niên”, “Chiến
dịch thanh niên tình nguyện hè”.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Công an tỉnh tiếp tục tổ chức
thực hiện có hiệu quả Nghị quyết liên tịch số 01/NQ-LT triển khai thực hiện
Chương trình hành động “Quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không
phạm tội về tệ nạn ma tuý”. Phối hợp với các ngành triển khai tổ chức thực
hiện các lớp truyền thông cho báo cáo viên, tuyên truyền, giáo dục pháp luật
về phòng, chống ma tuý trong hội viên, xây dựng và phát huy các mô hình,
điển hình về phòng, chống ma tuý trong các cấp hội Phụ nữ
Hội Nông dân các cấp tích cực vận động các thành viên trong gia đình
“Nói không với ma tuý”; chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
hội viên không phạm tội về tệ nạn xã hội, nhất là hội viên nông dân sinh sống
ven quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt Bắc – Nam, các địa bàn trọng điểm về tệ nạn
ma tuý. Chỉ đạo củng cố và phát triển các loại hình câu lạc bộ “Nông dân với
pháp luật”, “Phòng, chống ma tuý, tội phạm”
Các cấp Hội Cựu Chiến binh chủ động phối hợp với Đoàn thanh niên,
Hội phụ nữ tổ chức tuyên truyền về phòng, chống ma tuý cho đông đảo hội
viên, duy trì hoạt động hiệu quả của câu lạc bộ “Làng không ma tuý”; tổ chức
các lớp bồi dưỡng công tác xã hội, trong đó có nội dung thực hiện Chỉ thị số
21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới..
Ngành Tư pháp đã phổ biến quán triệt các văn bản liên quan đến công
tác phòng, chống ma tuý cho cán bộ, công chức trong ngành, đồng thời tổ
chức cán bộ, công chức và gia đình cán bộ, công chức ký cam kết “Tích cực
phòng, chống và không tham gia vào tệ nạn ma tuý”. Tiến hành cấp phát sách
cho tủ sách cấp xã; in phát hành cuốn Bản tin Tư pháp có nội dung tuyên
52
truyền pháp luật về phòng, chống ma tuý và công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm ma tuý, cấp phát đến tận các xã, phường, thị trấn; xây dựng biên
soạn các tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi, băng đĩa phục vụ tuyên truyền pháp luật về
phòng, ngừa tội phạm. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho
đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cán bộ Tư pháp cấp huyện và cấp xã.
Chủ trì tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước về phòng, chống ma tuý.
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên truyền về phòng, chống ma tuý
và tệ nạn xã hội trong các trường học cho giáo viên và học sinh, sinh viên
dưới nhiều hình thức phong phú, như: tổ chức các cuộc thi viết, vẽ tranh, thi
tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma tuý, sân khấu hoá các nội dung tuyên
truyền về phòng, chống ma túy ; thường xuyên lãnh đạo, phối hợp chặt chẽ
với các ban, ngành liên quan triển khai các chương trình, nội dung giáo dục
về phòng, chống ma tuý trong các trường học. Phối hợp với Công an tỉnh xây
dựng mô hình “Trường học an toàn về an ninh, trật tự”, đã tổ chức rút kinh
nghiệm xây dựng mô hình điểm về nhân rộng, qua đó nâng cao nhận thức, ý
thức trách nhiệm của thầy, cô giáo, học sinh, sinh viên trong việc xây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh, không có tội phạm về tệ nạn ma tuý.
Ngành Văn hoá, Thể thao đẩy mạnh các hình thức thông tin, truyền
thông nhằm tuyên truyền pháp luật và công tác phòng, chống ma tuý dưới
hình thức loa cổ động lưu động trên phương tiện giao thông, đặt các cụm pa
nô, áp phích, tranh cổ động những nơi công cộng, triển lãm trưng bày tranh
ảnh liên quan, tổ chức các đoàn chiếu bóng lưu động. Phối hợp chặt chẽ với
các ngành, đoàn thể liên quan lồng ghép việc xây dựng đời sống văn hoá với
các hoạt động tuyên truyền phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma tuý trong cán
bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên, hội viên với nhiều hình thức như:
53
tổ chức dạ hội văn nghệ, hội diễn nghệ thuật quần chúng, tọa đàm, tuyên
truyền cổ động
Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng cường, tuyên
truyền, xây dựng các chuyên mục, tin tức phản ánh trên mặt báo, phát thanh
truyền hình những cá nhân, điển hình tiên tiến, những chiến công trên mặt
trận đấu tranh phòng, chống ma tuý nhằm cổ vũ, động viên kịp thời như các
chuyên đề, chuyên mục “Giải đáp pháp luật”, “Giới thiệu văn bản mới”,
“Phòng, chống tội phạm tệ nạn ma tuý, phòng, chống HIV/AIDS”, “Tiếp
chuyện bạn nghe đài”, “Phòng, chống tệ nạn xã hội”. Phối hợp với Công an
duy trì chuyên mục “Vì an ninh Quảng Bình”; đăng tải thông tin về công tác
phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma tuý. Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Thông
tin và truyền thông, Toà án nhân dân tỉnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật
trên chuyên mục “Pháp luật và bạn đọc” Đăng hàng ngàn lượt tin, bài
tuyên truyền về phòng, chống ma tuý, phản ánh hoạt động của lực lượng
chuyên trách về công tác đấu tranh phòng, chống ma túy trên địa bàn.
Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và
Công an các địa phương, đơn vị liên quan tích cực phối hợp với chính quyền,
các ngành, đoàn thể đẩy mạnh và duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho cán bộ, nhân dân,
học sinh, sinh viên, tập trung vào các đối tượng nguy cơ cao mắc tệ nạn ma
tuý (học sinh, sinh viên), đối tượng ở vùng sâu, vùng miền núi, các địa bàn
trọng điểm, phức tạp về ma tuý. Phối hợp với các ngành, đoàn thể như: Thông
tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên,
Hải quan, bộ đội Biên phòng, UBND các xã, thị trấn và các trường học tổ
chức hàng trăm buổi tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho cán bộ, học sinh,
sinh viên, nhân dân trong tỉnh. Phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình
Quảng Bình, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Quảng Bình tổ chức
54
tuyên truyền phòng, chống ma tuý trên sóng phát thanh, truyền hình, thông
qua các buổi chiếu phim lưu động cho nhân dân trong tỉnh.
Bộ đội Biên phòng phối hợp với các cơ quan chức năng và cấp uỷ,
chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân
dân vùng biên giới, miền biển về ma tuý, tác hại của ma tuý, văn bản pháp
luật trên lĩnh vực phòng, chống ma túy, thủ đoạn, phương thức hoạt động của
tội phạm về ma tuý để nhân dân nắm và tích cực tham gia.
Sở LĐ - TB&XH đã tổ chức hội nghị tại các huyện, thị xã, thành phố
để quán triệt các văn bản chỉ đạo tuyên truyền phòng, chống ma tuý. Phối hợp
với Đài Phát thanh - truyền hình mở chuyên mục “Phòng, chống tệ nạn xã
hội”. Phối hợp với các ngành Công an, Y tế và Đài Phát thanh - Truyền hình
tỉnh thực hiện Chương trình đối thoại trên truyền hình về công tác cai nghiện
ma tuý. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn tổ chức cuộc thi
viết tìm hiểu “Sinh viên, học sinh chuyên nghiệp tỉnh Quảng Bình với công
tác phòng, chống ma túy”. Tu sửa và xây mới nhiều lượt cụm Pano tuyên
truyền phòng, chống ma tuý.
Cục Hải quan tỉnh tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kết
hợp với công tác vận động, tuyên truyền trong cán bộ, công chức nâng cao ý
thức trách nhiệm, phát huy tình thần gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong
đấu tranh phòng, chống ma túy. Đã phát động và tổ chức thực hiện tốt phong
trào “Ba không” trong cán bộ, công chức Hải quan theo đúng tinh thần của
Tổng cục Hải quan
- Công tác quản lý giáo dục đối tượng nghiện ma túy
Ngành LĐ - TB&XH đã phối hợp với lực lượng Công an và đơn vị liên
quan tuyên truyền, vận động, lập hồ sơ, đề xuất cai nghiện cho 282 người
nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng và Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày
09/9/2010 của Chính phủ. Sở LĐ - TB&XH xây dựng 03 Điểm tư vấn dự
55
phòng điều trị nghiện ma tuý; thành lập 03 nhóm tự lực người nghiện ma tuý,
mỗi nhóm có từ 10-15 người nghiện tham gia. 159 xã, phường, thị trấn đã
thành lập câu lạc bộ tuyên truyền về tệ nạn xã hội, trong đó dự phòng nghiện
và tái nghiện sau cai nghiện trở về làm chủ đề trọng tâm trong các buổi sinh
hoạt; bình quân mỗi năm câu lạc bộ sinh hoạt 3-4 lần tuỳ theo điều kiện của
từng xã, phường, thị trấn.
Thực hiện Kế hoạch số 584/KH-UBND ngày 30/5/2013 của UBND
tỉnh về cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2012-2015 và
Kế hoạch 2013/KH-UBND ngày 24/11/2016 về tổ chức cai nghiện tại gia
đình và cộng đồng giai đoạn 2016-2020, có 06 huyện, thị xã, thành phố
(huyện Lệ Thuỷ, huyện Bố Trạch, huyện Tuyên Hoá, huyện Minh Hoá, thị xã
Ba Đồn và thành phố Đồng Hới) với 25 xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma
túy xây dựng mô hình, tập trung triển khai thực hiện.
Cơ sở cai nghiện ma tuý tỉnh Quảng Bình có nhiệm vụ tiếp nhận, điều
trị cho người nghiện ma tuý (cai nghiện bắt buộc và tự nguyện), người không
có nơi cư trú ổn định trước khi chờ Tòa án xem xét quyết định đưa vào, người
điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (methadone) và quản lý
người sau cai nghiện trên địa bàn tỉnh; đến nay đã tiếp nhận và cai nghiện trên
350 lượt đối tượng vào điều trị nghiện ma tuý chủ yếu là tự nguyện. Ngoài ra,
các ngành, các cấp đã vận động hơn 150 đối tượng đi cai nghiện tại các Trung
tâm cai nghiện tư nhân ngoại tỉnh.
Sở Y tế tổ chức hội nghị tập huấn cho lãnh đạo các Trạm Y tế trực
thuộc và Phòng Y tế các huyện, thành phố, nội dung các Thông tư số 10,
11/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn các hoạt động liên
quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm
thuốc. Hàng năm tổ chức tập huấn, cập nhật các quy định của nhà nước liên
quan đến công tác quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền
56
chất cho các cán bộ liên quan trực tiếp từ tuyến tỉnh, huyện đến tuyến y tế xã,
phường. Tất cả các đơn vị kinh doanh, sử dụng thuốc trong toàn ngành khi
mua thuốc gây nghiện, hướng tâm thần đều có dự trù được Sở Y tế, Phòng Y
tế trên địa bàn duyệt chặt chẽ theo quy định của Bộ Y tế. Thuốc gây nghiện,
hướng tâm thần được bảo quản đúng quy định, quản lý chặt chẽ việc kê đơn
thuốc Morphin cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Định kỳ hàng năm, Sở
Y tế đều tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng thuốc gây
nghiện, hướng tâm thần và tiền chất tại các cơ sở kinh doanh thuốc, cơ sở
điều trị trong toàn tỉnh.
Các ngành Công an, LĐ - TB&XH, Văn hoá – Thể thao, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh Đoàn tăng cường phối hợp, chỉ đạo thực hiện Kế
hoạch liên tịch số 993/KHLT ngày 10/12/2008 về phát động toàn dân tham
gia vận động, giúp đỡ người nghiện ma tuý cai nghiện và quản lý, hỗ trợ
người sau cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả việc quản lý sau cai nghiện ma tuý,
Sở LĐ - TB&XH đã hướng dẫn, đôn đốc các địa phương và cơ sở cai nghiện
ma tuý xây dựng kế hoạch quản lý sau cai nghiện. Thông qua hoạt động này
để động viên, giúp đỡ người thoát nghiện tăng thêm nghị lực vượt qua các
cám dỗ của ma tuý, tái hoà nhập cộng đồng. Đối với tỉnh Quảng Bình, vì chưa
thành lập Trung tâm quản lý sau cai nghiện nên công tác quản lý sau cai
nghiện được thực hiện chủ yếu tại nơi cư trú với gần 871 lượt người. Những
người sau cai nghiện được lập sổ theo dõi, đánh giá quá trình phấn đấu và
được Tổ Công tác cấp xã phân công giúp đỡ, hướng dẫn người sau cai nghiện
cách ly môi trường ma tuý, phòng, chống tái nghiện; thông qua chương trình
giảm nghèo, tạo việc làm để giới thiệu công việc phù hợp với tình hình sức
khoẻ của người sau cai nghiện. Để tăng cường hiệu quả giúp đỡ tái hòa nhập
cộng đồng, các địa phương đã thành lập 159 câu lạc bộ tái hòa nhập cộng
57
đồng, tập hợp 4.470 hội viên, giúp họ sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm phòng,
chống tái nghiện để hướng dẫn, tư vấn con em họ đã từng mắc nghiện.
- Công tác điều tra xử lý ma túy
Thanh tra các sở, ban, ngành trong Ban Chỉ đạo 138 tỉnh thực hiện thanh
tra, kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo cho các hoạt động phòng, chống
ma túy đạt hiệu quả. Cơ sở hoạt động của các hoạt động thanh tra, kiểm tra
nhà nước về phòng, chống ma túy là hệ thống pháp luật về phòng, chống ma
túy, đặc biệt là Luật phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành
liên quan được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện.
Nội dung thanh tra, kiểm tra chủ yếu là tình hình tội phạm ma túy; kiểm
tra tình hình hoạt động và hiệu quả của các Chương trình, Dự án quốc gia về
phòng, chống ma túy; cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh; nắm bắt thông tin,
xử lý nghiêm các đối tượng “bảo kê” cho hoạt động tội phạm, vi phạm pháp
luật trên các lĩnh vực, kiểm soát hoạt động các quán bar, karaoke... để ngăn
chặn tình trạng sử dụng ma túy, chất gây nghiện trong giới trẻ.
Các lực lượng Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp đẩy
nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các vụ án trọng
điểm nhằm răn đe tội phạm và giáo dục, phòng ngừa chung. Thường xuyên
kiểm tra, hướng dẫn, khắc phục những sơ hở, bất cập, thiếu sót để nâng cao
năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy. Tăng cường
kiểm tra, quản lý nơi cư trú, xuất nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, quản
lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoạt động ma túy. Kiểm tra, quản lý
các đối tượng tâm thần, “ngáo đá”, giám sát hoạt động điều tra, xử lý vi phạm
hành chính, các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp đối với các lực lượng
thực thi pháp luật.
Trong 5 năm (2013-2018), Tòa án tỉnh và các Tòa án cấp huyện đã thụ
lý 523 vụ (sơ thẩm 359 vụ/661 bị cáo; phúc thẩm 128/172 bị cáo); đã giải
58
quyết, xét xử 467 vụ (sơ thẩm 357 vụ/613 bị cáo; phúc thẩm 110/153 bị cáo).
(Nguồn Tòa án nhân dân tỉnh, 2018).
2.2.2. Công tác tổ chức triển khai và thực hiện các văn bản Quản lý
nhà nước về phòng, chống ma túy trong thời gian qua tại tỉnh Quảng Bình.
- Triển khai các Kế hoạch, Chỉ thị, Nghị quyết
Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo
các cấp uỷ, chính quyền tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
phòng, chống ma túy như: Kế hoạch số 101- KH/TU ngày 05/01/2015 về tiếp
tục triển khai thực hiện Kết luận số 95-KL/TW ngày 02/4/2014 của Ban Bí
thư tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21- CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ chính trị.
Hàng năm, Ban thường vụ Tỉnh ủy cụ thể hóa nhiệm vụ phòng, chống ma tuý
vào nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng – An ninh, đồng thời
lãnh đạo Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm AIDS, tệ nạn xã hội và xây
dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh (Ban Chỉ đạo 138 tỉnh)
có kế hoạch triển khai công tác phòng, chống ma tuý, giao trách nhiệm cụ thể
cho các ngành, đoàn thể, địa phương tổ chức thực hiện các đề án, tiểu đề án
trong Chương trình phòng, chống ma túy theo chức năng được phân công;
hưởng ứng và tổ chức các hoạt động thiết thực nhân “Tháng hành động
phòng, chống ma tuý và Ngày Toàn dân phòng, chống ma tuý” 26/6 hàng
năm.
Công an tỉnh (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh) đã tham mưu
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực
hiện công tác phòng, chống ma tuý theo chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công an.
Ngoài ra, Công an tỉnh đã phối hợp với Ban thường vụ Tỉnh Đoàn triển khai
thực hiện Nghị quyết liên tịch số 03/NQ-LT ngày 24/6/2010 giữa Bộ Công an
và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp phòng,
chống ma tuý trong thanh thiếu niên giai đoạn 2010-2015, giai đoạn 2016-
59
2020; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thực hiện Nghị quyết liên tịch
số 01/NQ-LT ngày 08/5/2002 giữa Bộ Công an và Trung ương Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam về “Quản lý giáo dục người thân trong gia đình không
phạm tội về tệ nạn xã hội”.
Sở LĐ - TB&XH đã quán triệt phổ biến các quy định của Nhà nước về
công tác cai nghiện ma tuý và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn
bản chỉ đạo trong công tác phòng, chống ma tuý. Sở LĐ - TB&XH đã hướng
dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chỉ đạo của Bộ LĐ - TB&XH và
Ủy ban nhân dân tỉnh: Ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn các địa
phương triển khai công tác phòng chống công tác cai nghiện ma túy tại gia
đình và cộng đồng, cai nghiện tập trung tại Cơ sở cai nghiện; khảo sát nắm
tình hình thực hiện việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị đã phối hợp chỉ đạo các địa phương
tiếp tục thực hiện Kế hoạch liên ngành 910/KHLN – SLĐTBXH – CA -
VHTTDL - UBMTTQVN ngày 25/9/2013 về công tác xây dựng xã, phường,
thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm theo Nghị quyết liên tịch
01/2005/NQLT - BLĐTBXH - BCA - BVHTTDL - UBTƯMTTQVN, Nghị
quyết liên tịch 01/2008/NQLT - BLĐTBXH - BCA - BVHTTDL -
UBTƯMTTQVN của Bộ LĐ - TB&XH, Bộ Công an, Bộ Văn hóa - Thể thao
và Du lịch, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở LĐ - TB&XH triển
khai Kế hoạch thực hiện Quy chế phối hợp giữa 2 ngành trong việc tổ chức
các hoạt động cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện
cho người nghiện ma túy thuộc các xã khu vực biên giới của tỉnh.
- Công tác chỉ đạo, điều hành
Ban Chỉ đạo 138 tỉnh gồm 01 Trưởng ban và các Phó Trưởng ban là
Phó Giám đốc các ban, ngành: Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở LĐ - TB&XH. Phó
60
trưởng ban Thường trực là Công an tỉnh, các thành viên là đại diện lãnh đạo
các sở, ban, ngành cấp tỉnh: Văn phòng UBND tỉnh, Tư pháp, Giáo dục – Đào
tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Thông tin
và Truyền thông, Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Cục
Hải quan, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Tỉnh
Đoàn. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện
có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người,
phòng, chống AIDS; phòng, chống tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Trung
ương. Công an tỉnh là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm:
Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập Tổ giúp việc, ban
hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo, đồng thời bảo đảm các
hoạt động của Ban Chỉ đạo; tổng hợp, cập nhật danh sách nhân sự cụ thể (nếu
có sự thay đổi nhân sự) do các cơ quan, đơn vị giới thiệu báo cáo với Trưởng
Ban Chỉ đạo, Chủ tịch UBND tỉnh (đồng thời thông báo về Sở Nội vụ và Văn
phòng UBND tỉnh để tổng hợp, theo dõi). Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban
Chỉ đạo được sử dụng con dấu của cơ quan mình để hoạt động. Thành viên
Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và theo quy chế tổ chức và
hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Theo báo cáo của Sở LĐ - TB&XH tỉnh Quảng Bình, thực trạng tổ
chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình. Ngày 7/3/2011, Sở LĐ - TB&XH tỉnh Quảng Bình ban
hành Quyết định số 08/QĐ-SLĐTBXH về thành lập Phòng Phòng, chống tệ
nạn xã hội. Phòng đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2011; Phòng có chức năng
tham mưu giúp Lãnh dạo Sở xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình,
kế hoạch và quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội trên
61
địa bàn tỉnh. Ban đầu, cơ cấu tổ chức Phòng có 01 Trưởng phòng, 01 Phó
phòng và 02 chuyên viên giúp việc, có 01 cơ sở cai nghiện ma túy với chức
năng nhiệm vụ cai nghiện ma túy cho đối tượng bắt buộc và tự nguyện. Với
tổng số chỉ tiêu biên chế năm 2017 là 23, trong đó: 12 cán bộ nam, 11 cán bộ
nữ, 12 biên chế, 10 lao động hợp đồng, 16 cán bộ có trình độ Đại học và trên
Đại học, 6 cán bộ có trình độ Trung cấp và 01 cán bộ có trình độ phổ thông.
Về chuyên môn đào tạo: 06 người có chuyên môn về ngành Tâm lý, xã hội;
01 người có chuyên môn về ngành Giáo dục dạy nghề; 03 người có chuyên
môn về ngành Luật; 02 người có chuyên môn về ngành Y, dược; 04 người có
chuyên môn về ngành Kinh tế, kỹ thuật; 06 người có chuyên môn về ngành
khác và 01 người tốt nghiệp Trung học phổ thông không có chuyên môn đào tạo.
Những số liệu thống kê trên tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Quảng
Bình cho thấy: Đội ngũ cán bộ của Cơ sở có chuyên môn đào tạo về Tâm lý,
xã hội còn thấp : 06 người, chiếm 27.3%, trong khi đối tượng vào chữa trị, cai
nghiện tại Cơ sở là những đối tượng nhạy cảm, phức tạp đòi hỏi số lượng cán
bộ làm việc ở đây phải có chuyên môn, kỹ năng về ngành Tâm lý, xã hội
chiếm tỷ lệ cao để thuận lợi trong quá trình tiếp xúc và làm việc trực tiếp với
đối tượng. Cán bộ có chuyên môn đào tạo chỉ có 02 người (01 nam và 01 nữ),
chiếm tỷ lệ 9.09%, số liệu này cho thấy đội ngũ cán bộ Y tế của Cơ sở
còn thiếu.
Tổng số cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cấp tỉnh và
cấp huyện của tỉnh Quảng Bình là 21 người, trong đó: Chỉ tiêu biên chế được
giao tính đến năm 2016 là 11 người; cán bộ nam 15 người, cán bộ nữ 06
người, biên chế 18 người, lao động hợp đồng 03 người; trình độ Đại học và
trên Đại học 21 người; chuyên môn về ngành Tâm lý, xã hội 05 người;
chuyên ngành về Giáo dục dạy nghề 01 người; chuyên môn về ngành Luật 03
người, chuyên môn về ngành Kinh tế, kỹ thuật 03 người; chuyên môn về
62
ngành khác 09 người; phụ trách chung 09 người; lĩnh vực cai nghiện 02
người, kiêm nhiệm 08 người.
Như vậy, có thể nói tất cả cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã
hội cấp tỉnh, cấp huyện và Cơ sở cai nghiện ma túy có trình độ đào tạo từ
Trung cấp trở lên, tuổi đời còn trẻ, có sức khỏe, năng động, nhiệt huyết với
công việc và yêu nghề, đã có nhiều năm làm việc về lĩnh vực phòng, chống tệ
nạn xã hội. Tuy nhiên do tỉnh Quảng Bình chưa thành lập Chi cục Phòng,
chống tệ nạn xã hội nên hoạt động còn khó khăn, thiếu chủ động trong việc
triển khai các hoạt động chuyên môn.
Ở cấp huyện, xã chưa có cán bộ chuyên trách về phòng, chống tệ nạn
xã hội, đa số chưa được đào tạo, kiêm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phong_chong_ma_tuy_tren_dia_ban.pdf