LỜI CAM ĐOAN .1
MỤC LỤC.4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN.6
MỞ ĐẦU.7
1. Lý do chọn đề tài luận văn .7
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .10
6. Ý nghĩa của luận văn và đóng góp của luận văn.11
7. Kết cấu của luận văn .11
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ QUY HOẠCH
XÂY DỰNG .12
1.1. Lý luận về quy hoạch xây dựng .12
1.2. Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng.17
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng và bài học rút ra
cho Đắk Lắk .32
Tiểu kết chương 1.42
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK
LẮK.44
2.1. Quy hoạch xây dựng ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk .44
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành
phố Buôn Ma Thuột .49
2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng.61
Tiểu kết chương 2: .70
Chương 3: ĐỊNH HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NưỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK.73
3.1. Định hướng quy hoạch xây dựng trong phát triển kinh tế xã hội .73
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng.102
3.3. Kiến nghị.111
Tiểu kết chương 3: .113
KẾT LUẬN.114
Tài liệu tham khảo.116
118 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iấy phép quy hoạch sau khi có ý
kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng.
+ Chủ đầu tƣ dự án đầu tƣ xây dựng phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi
tiết khu vực đã đƣợc cấp giấy phép quy hoạch
+ Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, huyện có trách nhiệm báo cáo Hội
đồng nhân dân cùng cấp về quy hoạch chung đô thị trƣớc khi quy hoạch này
đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Về thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị:
54
+ UBND thành phố, thị xã, huyện, chủ đầu tƣ dự án đầu tƣ xây dựng
trình Sở Xây dựng thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhiệm
vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân
dân tỉnh.
+ Sở Xây dựng thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt:
Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của
Ủy ban nhân dân tỉnh;
Đồ án quy hoạch đô thị do chủ đầu tƣ dự án đầu tƣ xây dựng tổ chức
lập.
+ Phòng Quản lý đô thị thành phố, thị xã, Phòng Kinh tế và Hạ tầng
huyện thẩm định và trình UBND thành phố, thị xã, huyện phê duyệt:
Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của
Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã huyện;
Đồ án quy hoạch đô thị do chủ đầu tƣ dự án đầu tƣ xây dựng tổ chức
lập.
+ Chủ đầu tƣ dự án đầu tƣ xây dựng trình:
Sở Xây dựng thẩm định đối với đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Phòng Quản lý đô thị thành phố, thị xã, Phòng Kinh tế và Hạ tầng
huyện thẩm định đối với đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt
của Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã và các huyện.
2.2.2.2. Đối với quy hoạch vùng, quy hoạch khu chức năng đặc thù và
quy hoạch nông thôn
- Cơ quan trình thẩm định và phê duyệt:
+ Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình thẩm
định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc trách
55
nhiệm của mình tổ chức lập và thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tƣớng
Chính phủ.
+ Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình thẩm
định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân các cấp.
- Lấy ý kiến thống nhất với cơ quan quản lý nhà nƣớc về đồ án quy
hoạch xây dựng trong quá trình thẩm định:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất
bằng văn bản của Bộ Xây dựng trƣớc khi phê duyệt đối với các đồ án quy
hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù; các đồ án quy hoạch phân khu
xây dựng khu chức năng đặc thù có quy mô trên 200 ha.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất
bằng văn bản của Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trƣớc khi phê
duyệt đối với các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của mình phê
duyệt.
- Trong quá trình thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, cơ
quan thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản
lý chuyên ngành cùng cấp, các hội chuyên ngành và của các chuyên gia có
liên quan.
- Kết quả thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sẽ đƣợc cơ
quan thẩm định gửi bằng văn bản đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây
dựng để làm cơ sở hoàn chỉnh nội dung nhiệm vụ và đồ án trƣớc khi trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
2.2.3. Quy trình quy hoạch xây dựng
- Nhận nhiệm vụ lập đồ án quy hoạch.
- Lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng: Tiến hành thu thập hồ sơ thông
tin quy hoạch nhƣ: Bản đồ địa hình; Bản đồ hiện trạng; Vị trí khu đất; Mối
56
quan hệ không gian quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật với khu vực lân cận; Các
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật liên quan đến khu vực quy hoạch để lập nhiệm vụ.
Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng tƣơng ứng với từng loại quy hoạch bao gồm:
+ Nhiệm vụ quy hoạch vùng;
+ Nhiệm vụ quy hoạch đô thị;
+ Nhiệm vụ quy hoạch khu chức năng đặc thù;
+ Nhiệm vụ quy hoạch nông thôn.
Việc lập nhiệm vụ, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đƣợc thực
hiện theo các quy định tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Luật Xây dựng
năm 2014.
Nhiệm vụ quy hoạch có thể đƣợc điều chỉnh trong quá trình lập đồ án
quy hoạch xây dựng.
Khi tiến hành lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, có những nội
dung khác với nhiệm vụ quy hoạch đã đƣợc phê duyệt mà không thay đổi
phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch thì không phải
tiến hành lập lại nhiệm vụ quy hoạch. Ngƣời có thẩm quyền chỉ phê duyệt lại
nhiệm vụ quy hoạch để đảm bảo sự thống nhất với đồ án quy hoạch chi tiết
xây dựng.
- Đồ án quy hoạch xây dựng: Sau khi đƣợc phê duyêt nhiệm vụ, tiến
hành thu thập thêm số liệu: Địa hình, địa chất, tự nhiên; Văn hóa kinh tế xã
hội của khu vực quy hoạch... để lập Đồ án quy hoạch.
Căn cứ để lập đồ án quy hoạch xây dựng quy định tại Luật Quy hoạch
đô thị năm 2009 và Luật Xây dựng năm 2014 và tuân thủ theo trình tự từ quy
hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đến quy hoạch chi tiết xây
dựng. Trong trƣờng hợp mà chƣa có đủ các căn cứ theo quy định thì phải dựa
trên định hƣớng lớn của các ngành, các chƣơng trình, kế hoạch phát triển của
57
địa phƣơng và các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hƣởng đến khu vực lập quy
hoạch xây dựng để làm căn cứ lập quy hoạch xây dựng.
Đồ án quy hoạch xây dựng phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn,
quy chuẩn xây dựng đƣợc áp dụng và nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đã đƣợc
phê duyệt.
- Nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án
quy hoạch xây dựng đƣợc quy định tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và
Luật Xây dựng năm 2014.
- Tổ chức lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ quy hoạch xây dựng: Việc lấy ý
kiến đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng đƣợc thực hiện theo quy
định tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Xây dựng năm 2014 và những
hƣớng dẫn cụ thể sau:
+ Lấy ý kiến nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch
chung xây dựng đô thị: Trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây
dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, tổ chức tƣ vấn có trách nhiệm
lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan bằng văn bản trƣớc khi báo
cáo cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt;
+ Lấy ý kiến đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: Trong quá trình
lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, tổ chức tƣ vấn có trách nhiệm phối hợp
với chính quyền địa phƣơng lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực
lập quy hoạch theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu
lấy ý kiến về nội dung quy hoạch tại các Trung tâm thông tin của thành phố,
thị xã, phƣờng để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý. Các ý kiến đóng góp phải
đƣợc tổng hợp đầy đủ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trƣớc khi phê
duyệt;
58
+ Trên cơ sở hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng và kết quả lấy
ý kiến, ngƣời có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định lựa
chọn phƣơng án quy hoạch xây dựng.
Đồ án quy hoạch xây dựng đƣợc duyệt phải phù hợp với định hƣớng
phát triển; đảm bảo tính khả thi, hài hoà giữa lợi ích của nhà nƣớc và cộng
đồng. Đồng thời phải có các kế hoạch và giải pháp cụ thể để khắc phục những
hạn chế, tồn tại của phƣơng án lựa chọn trên cơ sở các ý kiến đóng góp.
+ Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch: Thực hiện theo quy định
tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Luật Xây dựng năm 2014.
2.2.4. Kiểm tra giám sát quy hoạch xây dựng
Đô thị Buôn Ma Thuột đƣợc quy hoạch dựa trên tính chất, cấu trúc đô
thị hiện hữu gắn với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội vốn
có tại những khu vực đƣợc mở rộng. Theo quy hoạch, đô thị này gồm 2 vùng
cơ bản: vùng phát triển và vùng vành đai xanh. Để bảo đảm và tuân thủ
nguyên tắc, ý tƣởng quy hoạch ấy thì vấn đề quy chế quản lý quy hoạch cũng
nhƣ công cụ giám sát trong quá trình đô thị hóa phải đƣợc quan tâm đúng
mức, nhất là các khu vực đã có quy hoạch chi tiết và đã đƣợc cấp thẩm quyền
phê duyệt thì càng nên tránh sự nóng vội, thiếu tầm nhìn nhƣ đã từng xảy ra
với khu đô thị Đông – Bắc thành phố.
Nhiều chuyên gia nghiên cứu quy hoạch và phát triển đô thị cho rằng
việc bố trí, sử dụng quỹ đất sao cho phù hợp và hiệu quả là yếu tố quan trọng,
không thể không lƣu tâm trong quá trình đô thị hóa. Ở đây, cần phải nhắc lại
yếu tố này đã bị xem nhẹ khi quy hoạch, xây dựng khu đô thị phía Đông Bắc
thành phố Buôn Ma Thuột vào những năm cuối thập niên 90. Đƣợc biết,
ngoài quỹ đất khiêm tốn để mở gần 20 con đƣờng dọc, ngang có bề rộng 6 – 8
m (từ trƣớc Quảng trƣờng thành phố đến chợ Tân An) nối với 2 trục đƣờng
lớn Nguyễn Tất Thành và Phan Chu Trinh, thì hiện nay khu đô thị này không
59
còn khả năng mở rộng chỉ giới để xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ
dân sinh. Chẳng hạn, để thi công hệ thống thoát nƣớc hoàn chỉnh cho khu vực
này, thì chỉ còn mỗi cách đào lòng đƣờng lên, hoặc phải lật tung chỉ giới đƣợc
thiết kế, quy họach trƣớc đó vì lý do quỹ đất không còn. Điều đáng nói và
cũng là hệ lụy kéo theo ở khu đô thị mới phía Đông Bắc này là tiêu chí
thƣơng mại không đạt đƣợc nhƣ mục tiêu đặt ra, mà tiêu chí cảnh quan, môi
trƣờng cũng trở nên nan giải. Bởi quỹ đất dành cho vỉa hè cũng nhƣ các
khoảng không gian xanh không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 3% trên diện tích
đƣợc quy hoạch gần 220 ha.
Hình 2.4: Quảng trƣờng 10-3 là công trình công cộng phục vụ nhu cầu vui
chơi, giải trí cho ngƣời dân.
60
Do vậy, một quy chế quản lý và phát triển cho đô thị Buôn Ma Thuột
hiện tại và tƣơng lai cần phải đƣợc xác lập rõ ràng và từ các cấp, ngành liên
quan đến chính quyền xã, phƣờng cần phải nhận thức, tuân thủ nghiêm túc
quy chế ấy thì “bài toán” về quy hoạch xây dựng và quản lý nhà nƣớc về quy
hoạch xây dựng mới đƣợc giải quyết một cách rốt ráo, hiệu quả.
Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng việc quản lý và phát triển các
công trình xây dựng theo quy hoạch ở Buôn Ma Thuột vẫn còn nhiều hạn chế,
nhất là đối với công trình nhà ở trên địa bàn một số phƣờng trung tâm và các
xã vùng ven. Theo Sở Xây dựng, công trình nhà ở trong khu vực đô thị hiện
hữu (hơn 5.720 ha) chiếm khoảng 70 – 75%, nhƣng công tác quản lý và phát
triển loại công trình xây dựng này nhiều năm qua bị buông lỏng, hay nói đúng
hơn là luôn ở trong tình trạng “mạnh ai nấy làm”, vì thế không thể hiện đƣợc
vai trò tƣơng tác, kích cầu nền kinh tế kết hợp với chỉnh trang đô thị cho phù
hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra .
Đƣợc biết, đến nay các dự án đô thị đã và đang triển khai trên địa bàn
Buôn Ma Thuột có diện tích 3.850 ha, trong đó tập trung vào 4 khu đô thị mới
thuộc các phƣờng: Tân An, Tân Lợi, Tự An và các xã: Ea Tu, Ea Kao. Tất
nhiên, việc quản lý phát triển các công trình xây dựng tại các khu đô thị này
phải đƣợc quan tâm, chú trọng hơn. Bên cạnh đó, hiện nay UBND thành phố
Buôn Ma Thuột đã có nhiều văn bản nhằm chấn chỉnh và kiên quyết xử lý vấn
nạn xây dựng công trình (nhà ở cũng nhƣ cơ quan, công sở) theo kiểu “mạnh
ai nấy làm” đã từng tồn tại trong thời gian qua. Theo đó, vấn đề quy hoạch
xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng cũng đƣợc các ban, ngành chức
năng tăng cƣờng kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên nhằm thể hiện ý chí thống
nhất xây dựng, phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung
tâm vùng Tây Nguyên theo Quyết định số 1194/QĐ-TTg ngày 27/7/2014 của
Thủ tƣớng Chính phủ.
61
2.3. Đánh giá quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng
2.3.1. Những thành tựu quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của
tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ 2010 - 2015 và giai đoạn tới sẽ xây dựng và phát
triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Vì
vậy, cần phải quan tâm đầu tƣ phát triển khu vực đô thị, khu dân cƣ mới, đồng
thời phải phát triển khu vực nông thôn ngoại thành, nhƣ vậy không gian kiến
trúc thành phố có thể chia thành các khu vực: Khu vực nội thành bao gồm các
khu phố cũ và các khu đô thị mới và khu vực ven thành phố, với diện tích
đƣợc dự kiến phân bố: Diện tích toàn Thành phố 37.718 ha, đất nội thành
11.560 ha (trong đó đất ở: 1.445 ha), đất ngoại thành 26.158 ha.
Đến năm 2020, diện tích đất nội thành sẽ tiếp tục tăng thêm và diện tích
đất ngoại thành sẽ giảm đi do quá trình đô thị hoá. Việc bố trí đất theo đồ án
điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng.
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển không gian đô thị: Định hƣớng quy
hoạch khu vực đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trƣớc hết phải
gắn liền với định hƣớng và bố trí các khu vực dân cƣ đô thị, các khu công
nghiệp, các cum tiểu thủ công nghiệp tập trung, cũng nhƣ định hƣớng và bố
trí các khu vực, các điểm thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố. Trên cơ
sở các trung tâm công nghiệp, trung tâm thƣơng mại, các đầu mối du lịch để
hình thành quy hoạch các khu đô thị. Mặt khác việc hình thành khu đô thị còn
gắn liền với các trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa của tỉnh, thành phố,
những nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển (trƣớc hết là hệ thống giao
thông, điện và hệ thống cấp, thoát nƣớc). Từ những căn cứ trên đây định
hƣớng quy hoạch không gian đô thị thành phố Buôn Ma Thuột nhƣ sau:
62
Hình 2.5: Bản đồ định hƣớng phát triển không gian đô thị thành phố
Buôn Ma Thuột đến năm 2025, tỷ lệ 1/150.000
Nguồn: Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025
Về phát triển đô thị và phân khu chức năng:
+ Địa bàn phát triển đô thị thành phố bao gồm việc đầu tƣ nâng cấp các
công trình thuộc khu đô thị cũ và hƣớng phát triển mở rộng thành phố chủ yếu
về phía Đông, Đông Bắc, Nam và Đông Nam cụ thể:
Hƣớng phát triển về phía Bắc tới tuyến vành đai đƣờng giải phóng;
Hƣớng phát triển về phía Đông và Đông Nam tới đƣờng Hồ Chí Minh;
Hƣớng phát triển về phía Tây, Tây Nam tới cầu 14;
Hƣớng phát triển về phía Đông Nam gắn với khu du lịch sinh thái Hồ
EaKao, hồ Ea Chu Cáp, xã Hòa Thắng.
63
Trên cơ sở hƣớng phát triển sẽ thành lập thêm một số phƣờng mới.
Hƣớng phát triển đô thị giai đoạn 2016- 2020: Điều chỉnh quy hoạch
thành phố thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng, mở rộng địa giới hành
chính, thành lập Quận và thêm phƣờng, thị trấn.
+ Phân khu chức năng:
Khu công nghiệp, kho tàng: Bao gồm khu công nghiệp tập trung có tác
động đến phát triển đô thị nhƣ khu công nhiệp Hòa phú, khu thủy điện Buôn
Kuốp và các khu tiểu thủ công nghiệp, kho tàng cấp thành phố
Các khu du lịch: Sau năm 2013 dự kiến xây dựng các khu du lịch trong
thành phố nhƣ: Lâm viên cảnh thành phố, Khu du lịch sinh thái Suối Xanh,
khu du lịch Ea Kao
Các khu phố cũ: Các phƣờng nội thành cũ sẽ đƣợc cải tạo nâng cấp
nhƣng vẫn giữ phong cách kiến trúc đô thị cũ. Việc cải tạo và xen cấy nhà ở
theo các hình thức: Nâng cấp và cải tạo môi trƣờng các khu phố cũ, cải tạo
mật độ ở, phát huy các khu nhà vƣờn trong khu trung tâm thành phố, tạo sắc
thái riêng cho đô thị vùng Tây Nguyên
Khu đô thị mới: Định hƣớng phát triển khu đô thị mới là xây dựng đô
thị hiện đại kết hợp với kiến trúc truyền thống Tây nguyên và môi trƣờng sinh
thái tự nhiên, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Hƣớng phát triển Khu Đông Bắc: Tập trung hình thành khu dân cƣ đô
thị và dịch vụ công cộng. Khu phía Đông phát triển khu đô thị mới gắn với
đầu mối giao thông đối ngoại, các trung tâm công cộng với khai thác cảnh
quan thiên nhiên. Khu phía Đông Nam, chọn trục xa lộ Đông - Tây làm hạt
nhân để phát triển các khu đô thị, trong đó chú trọng nhà vƣờn. Khu phía
Nam, xây dựng mới kết hợp với cải tạo khu dân cƣ hiện có để hình thành khu
đô thị mới gắn kết với các trung tâm đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu khoa học
kỹ thuật cấp vùng.
64
Đối với khu trung tâm tỉnh, hành chính của thành phố sẽ đƣợc giữ
nguyên trang hoặc đƣợc cải tạo và xây dựng mới cụ thể:
+ Trung tâm hành chính, chính trị cấp tỉnh, thành phố: Cải tạo chỉnh
trang trên cơ sở hiện có.
+ Trung tâm văn hóa cấp tỉnh: Tập trung cải tạo nâng cấp tại khu vực
ngã 6 đến bảo tàng dân tộc học.
+Trung tâm thƣơng mại, dịch vụ: Phát triển cải tạo tại khu đô thị cũ,
phát triển mở rộng tại khu vực cửa ngõ phía Bắc và cửa ngõ phía Nam.
+ Khu trung tâm cây xanh, thể dục thể thao: Tận dụng các điều kiện
cảnh quan thiên nhiên để phát triển hệ thống cây xanh kết hợp du lịch, phát
triển các băng rừng vành đai, rừng cảnh quan cửa ngõ đô thị. Xác định trung
tâm thể dục thể thao quy mô đáp ứng phục vụ cấp vùng.
+ Hệ thống các trung tâm chuyên ngành: Xác định vị trí tính chất chức
năng, quy mô của các trung tâm, viên, trƣờng. Bổ sung các khu chức năng đặc
biệt nhƣ: khu triển lãm, khu phim trƣờng, vƣờn thú Tây nguyên.
+ Khu dân cƣ thành phố: Xác định các khu ở thuộc phố cũ và khu ở
thuộc đô thị mới. Khoanh vùng bảo vệ và phát triển các buôn làng truyền
thống trong đô thị.
Về diện tích nhà ở mới phát triển ở khu vực nội thành theo quy định về
chƣơng trình phát triển nhà của tỉnh, thành phố.
Điều chỉnh quy hoạch khu vực ngoại thành: Tăng cƣờng đầu tƣ xây
dựng cơ sở hạ từng nông thôn ngày càng hoàn chỉnh và hiện đại theo tiêu chí
nông thôn mới, tạo mọi điều kiện để phát triển ngành nông lâm ngƣ nghiệp
theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn và phát triển ngành công nghiệp chế biến,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn nhằm tăng thu nhập và đáp ứng
ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân.
65
Xây dựng các buôn, làng theo hƣớng ngày càng văn minh, nhƣng vẫn
giữ gìn đƣợc bản sắc của từng dân tộc anh em trên địa bàn thành phố. Giải
quyết tốt vấn đề đất sản xuất và đất ở cho các buôn đồng bào dân tộc.
Về diện tích nhà ở mới phát triển ở khu vực nông thôn ngoại thành theo
quy định về chƣơng trình phát triển nhà của tỉnh, thành phố.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
2.3.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác ban hành văn bản quy phạm
pháp luật về quy hoạch xây dựng của chính quyền thành phố trong những
năm qua vẫn còn những tồn tại, khiếm khuyết, chƣa đáp ứng thật tốt yêu cầu
đòi hỏi của thực tiễn, yêu cầu quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất, còn có những văn bản được ban hành có dấu hiệu không
đúng quy định về thể thức pháp luật. Qua nghiên cứu các văn bản quy phạm
pháp luật về quy hoạch xây dựng đƣợc ban hành nêu trên còn có những văn
bản là văn bản cá biệt đƣợc ban hành dƣới hình thức văn bản quy phạm pháp
luật, có những văn bản sai về cách ký hiệu văn bản. Mặc dù, các lỗi sai về thể
thức, kỹ thuật trình bày văn bản không ảnh hƣởng lớn tới nội dung quản lý
nhà nƣớc mà văn bản điều chỉnh, song việc ban hành văn bản sai thể thức, kỹ
thuật trình bày sẽ dẫn tới tuỳ tiện trong quá trình xây dựng, soạn thảo, sự
thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Thứ hai, còn có những văn bản được ban hành có dấu hiệu sai về nội
dung. Qua nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch xây
dựng đƣợc ban hành nêu trên còn văn bản sai về viện dẫn căn cứ pháp lý ban
hành văn bản, có những văn bản có nội dung không phù hợp với văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Những lỗi sai này ảnh hƣởng
rất lớn đến hiệu quả quản lý, ảnh hƣởng đến sự thống nhất của hệ thống pháp
66
luật, đặc biệt là lỗi sai ban hành văn bản có nội dung không phù hợp với quy
định của pháp luật.
Thứ ba, còn có những văn bản chậm được ban hành, không kịp thời điều
chỉnh những vấn đề nảy sinh trong thực tế, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác
đầu tư xây dựng tại địa phương. Có những văn bản của cấp trên đã ban hành
nhƣng sau 1, 2 năm mới có văn bản hƣớng dẫn cụ thể của địa phƣơng.
Việc lập quy hoạch trên địa bàn Thành phố còn chậm, thiếu so với yêu
cầu của công tác quản lý đô thị. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây
dựng còn nhiều hạn chế. Các đồ án quy hoạch đi vào cuộc sống chƣa nhiều
và thiếu tính đồng bộ. Chƣa có cơ chế, chính sách đủ mạnh thu hút các nguồn
lực, vốn đầu tƣ từ bên ngoài cho công tác thực hiện các dự án quy hoạch, nhất
là khi thành phố đã là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Hiện tại trong thành phố
còn nhiều dự án chƣa đƣợc triển khai hoặc đã thay đổi chủ đầu tƣ do tình hình
đầu tƣ gặp khó khăn.
Tuy nhiên trong thời gian qua bằng nhiều hình thức tuyên truyền vận
động đa dạng, phong phú trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng...với các
nội dung tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật, phê phán những
hành vi biểu hiện vi phạm; Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội
cùng với toàn dân chăm lo xây dựng thành phố Sáng – xanh – sạch – đẹp và
an toàn. Nêu cao trách nhiệm việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện của thủ
trƣởng các cơ quan đơn vị, các lực lƣợng chuyên trách trong công tác kiểm
tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hành vi vi phạm trong các
lĩnh vực quản lý trật tự cảnh quan, vệ sinh môi trƣờng đô thị, đẩy mạnh công
tác tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân, tích cực tham gia phong trào
chỉnh trang đô thị, nâng cao ý thức tự giác, tạo lập nếp sống văn minh đô thị.
Đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của Trung ƣơng, của Tỉnh cùng với sự nỗ lực
phấn đấu của thành phố đã tập trung đầu tƣ xây dựng, nâng cấp, cải tạo các
67
công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị; Hầu hết các công trình giao thông đối ngoại
cửa ngõ ra vào thành phố đã và đang đƣợc nâng cấp mở rộng; 100% tuyến
đƣờng phố đƣợc chiếu sáng, trồng cây xanh, việc xây dựng vỉa hè bằng vật
liệu cao cấp cũng đang từng bƣớc đƣợc thực hiện...cùng với việc thực hiện
chính sách ƣu đãi, kêu gọi các dự án thu hút đầu tƣ trên các lĩnh vực sản xuất
công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao và du lịch; hầu
hết các công trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân đã đƣợc cấp phép xây
dựng trên địa bàn với mẫu mã kiến trúc ngày càng đa dạng, phong phú, tạo bộ
mặt của đô thị ngày càng khang trang, Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp.
2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, tình hình kinh tế - xã hội thay đổi. Nền kinh tế phát triển, đời
sống nhân dân đƣợc cải thiện từng ngày là kết quả của những nỗ lực không
ngừng của toàn đảng, toàn dân và khẳng định sự phát triển của Việt Nam với
thế giới. Tuy nhiên, đây lại chính là nguyên nhân khách quan dẫn đến những
quy định của pháp luật không theo kịp và sớm bị lạc hậu so với tình hình phát
triển kinh tế - xã hội thực tế và văn bản quy phạm pháp luật của thành phố
cũng không nằm ngoài quy luật này.
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền, trình tự,
thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền địa
phương chậm được ban hành. Kể từ khi Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân đƣợc Quốc hội thông qua
tháng 12/2004 và có hiệu lực từ ngày 1/4/2005 thì việc ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phƣơng mới thực sự đƣợc điều chỉnh bởi
một văn bản luật. Tuy nhiên, sau gần hai năm Luật này đƣợc thong qua, ngày
6/9/2006 Chính phủ mới ban hành Nghị định số 91/2006/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành Luật này. Chính sự chậm trễ này đã làm ảnh hƣởng không nhỏ tới
chất lƣợng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền thành phố.
68
Thứ ba, các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ở trung ương ban hành còn mâu thuẫn, chồng chéo,
thiếu cụ thể. Khi nội dung văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nƣớc ở
trung ƣơng quy định không cụ thể sẽ dẫn tới tính trạng hiểu sai nội dung quy
định. Khi nội dung văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nƣớc ở trung
ƣơng còn mâu thuẫn, chồng chéo thì văn bản hƣớng dẫn của địa phƣơng phù
hợp với văn bản này sẽ không phù hợp với văn bản kia. Do đó, đã xảy ra tình
trạng chính quyền địa phƣơng ban hành văn bản không phù hợp với quy định
của cấp trên, không bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Thứ tư, kinh phí và các điều kiện vật chất phục vụ cho công tác xây
dựng pháp luật còn bất cập. Theo quy định thì để xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo phải thực hiện rất nhiều hoạt động
nhƣ: tổng kết tình hình thi hành pháp luật, khảo sát, đánh giá thực trạng quan
hệ xã hội, tổ chức nghiên cứu thông tin, tƣ liệu liên quan đến dự thảo; chuẩn
bị đề cƣơng, biên soạn, chỉnh sửa dự thảo; lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân
có liên quan... Mỗi hoạt động này muốn triển khai có hiệu quả cần phải có
kinh phí. Đồng thời, việc rà soát, hệ thống hoá và kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật cũng đòi hỏi kinh phí để bảo đảm thực hiện. Tuy nhiên, kinh phí
phục vụ cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chƣa đáp ứng với
yêu cầu triển khai thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, mức chi đối với công tác
soạn thảo văn bản không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn.
2.3.2.3. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, năng lực của cơ quan soạn thảo, ban hành văn bản quy
phạm pháp luật về đầu tư xây dựng còn hạn chế. Các cơ quan này không chỉ
thiếu trình độ quản lý để tổ chức soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm
pháp luật mà còn thiếu trình độ tham mƣu, chƣa khẳng định đƣợc vai trò của
mình trong việc tƣ vấn, giúp chính qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_quy_hoach_xay_dung_tren_dia_ban.pdf