Luận văn Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục các bảng biểu

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI

NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG . 9

1.1. Tổng quan chung về tài nguyên và môi trường . 9

1.1.1. Khái niệm và phân loại tài nguyên và môi trường . 9

1.1.2. Vai trò của tài nguyên và môi trường đối với cuộc sống của con người . 13

1.2. Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường . 16

1.2.1. Tổng quan chung về quản lý nhà nước . 16

1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường . 21

1.2.3. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường . 23

1.2.4. Công cụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường . 34

1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại một số

địa phương và bài học cho thị xã Hương Thủy . 38

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại thị xã

Sơn Tây . 38

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại thị xã

Dĩ An . 40

1.3.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại thành

phố Đồng Hới . 41

1.3.4. Bài học rút ra cho thị xã Hương Thủy . 43

pdf107 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư vậy, công nghệ thông tin có vai trò quan trọng quyết định đến thành công của QLNN về TN&MT đã thay đổi cách thức quản lý, xây dựng cở sở dữ liệu, thiết lập mối quan hệ, phối hợp rõ ràng giữa các bộ phận thông qua phần mềm quản lý, từ đó xây dựng nền hành chính theo hướng trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội. 1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại một số địa phương và bài học cho thị xã Hương Thủy 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại thị xã Sơn Tây Thị xã Sơn Tây tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch và pháp luật về TN&MT. Việc hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch về TN&MT và xây dựng pháp chế về TN&MT phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, phải đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng bộ trong xây dựng và thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Thị xã Sơn Tây luôn củng cố, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường đủ mạnh để thực hiện có hiệu quả chiến lược, chính sách, kế hoạch và pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường, với phương châm vừa tinh gọn vừa hiệu quả. Do đó, Tỉnh ủy và Sở 39 Tài nguyên và môi trường tiếp tục đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường, nhất là cán bộ ở cấp huyện, xã. Xây dựng và sử dụng hệ thống pháp luật thành công cụ đắc lực để thực hiện vai trò của mình trong lĩnh vực TN&MT. Các mục tiêu chung về bảo vệ TN&MT vì lợi ích của cộng đồng, xã hội cần được thể chế hóa, pháp luật hóa và mọi chủ thể trong xã hội phải có trách nhiệm thi hành. Trước mắt cần tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật TN&MT năm 2005; xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ TN&MT; tăng cường các chế tài xử phạt, từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy xã hội hóa hoạt động bảo vệ TN&MT. Thị xã Sơn Tây cũng đã đầu tư kinh phí, xây dựng kế hoạch thay đổi và chuyển giao công nghệ xanh, sạch nhằm bảo vệ TN&MT. Chính sự chậm đổi mới công nghệ, thiết bị đã ảnh hưởng tiêu cực, làm giảm hiệu quả mục tiêu bảo vệ TN&MT. Vì vậy, điều chỉnh việc bảo vệ TN&MT dựa trên cơ sở thay đổi công nghệ, kỹ thuật là đặc biệt quan trọng, bởi nó là khâu mấu chốt để tiết kiệm tài nguyên, giảm thiêu ô nhiễm môi trường. Bên canh đó, thị xã Sơn Tây đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi công dân trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật, các thông tin về môi trường và phát triển bền vững cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ, những người làm vợ, làm mẹ trong gia đình; đưa nội dung giáo dục về bảo vệ tài nguyên và môi trường vào chương trình giáo dục quốc dân. Tạo dư luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường đi đôi với việc áp dụng các chế tài, xử lý nghiêm khắc có tác dụng răn đe, ngăn ngừa vi phạm. 40 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại thị xã Dĩ An Hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu 2011 – 2015 cấp thị xã và cấp phường. Ban hành quyết định công nhận và bàn giao các vị trí đất công cho UBND các phường thiết lập quản lý. Tham mưu Thị ủy xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 BCHTW (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tập trung thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là các trường hợp thuộc diện tái định cư. Đến nay, toàn thị xã đã cấp được 28.469/28.476 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (chiếm tỷ lệ 99,9%), hiện còn 07 thửa đất chưa cấp GCNQSD do tranh chấp và lấn chiếm. Hoàn thành chương trình cấp GCNQSD đất đại trà tại phường Dĩ An (3.896/3.896 giấy, tỷ lệ 100%). Ngoài ra còn có 435 giấy chứng QSDĐ được cấp cho các cơ quan, trường học và cộng đồng dân cư. Phê duyệt 15 phương án bồi thường với 421 hồ sơ, ban hành 181 quyết định thu hồi đất để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án. Thẩm định 89 hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường, 48 đề án bảo vệ môi trường và 16 hồ sơ xác nhận hoàn thành hệ thống xử lý môi trường. Giải quyết 142/151 đơn khiếu nại, tranh chấp đất đai và 57/66 đơn phản ánh ô nhiễm môi trường, qua đó xử phạt vi phạm hành chính 16 đơn vị gây ô nhiễm môi trường với tổng số tiền 163,7 triệu đồng và có văn bản yêu cầu khắc phục đối với 41 đơn vị. Đối với việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, có 12/17 doanh nghiệp đã di dời hoặc ngừng hoạt động, còn 05 doanh nghiệp chưa thực hiện di dời, trong đó có 02 doanh nghiệp là Công ty Vifaco và Công ty Giấy An Bình được UBND tỉnh cho gia 41 hạn đến tháng 12/2014 và tháng 5/2015. Trên cơ sở kế hoạch đã ban hành UBND thị xã Dĩ An có một số giải pháp sau: Thứ nhất, hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách tài chính cho TN&MT như các loại thuế, phí và các công cụ tương đồng theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và đồng thời huy động nguồn lực xã hội hóa cho TN&MT. Trước mắt, cần phải bảo đảm bố trí không dưới 1% ngân sách của địa phương chi cho sự nghiệp bảo vệ TN&MT; tăng cường theo dõi, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn chi này một cách hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo chi đúng mục tiêu và đủ kinh phí theo quy định nhằm nâng cao hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước. Về lâu dài cần phải có cơ chế điều tiết, phân bổ và sử dụng đúng mục đích về các nguồn thu cho mục đích bảo vệ TN&MT. Thứ hai, kế thừa và phát triển các thành quả khoa học, công nghệ của thế giới về vấn đề môi trường, các công cụ hỗ trợ quá trình đánh giá và dự báo các tác động tiềm tàng của các hoạt động kinh tế đối với môi trường, để từ đó có những khuyến nghị và hành động phù hợp. Thứ ba, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện Chương trình giám sát chuyên đề về bảo vệ TN&MT đối với các dự án đầu tư, công trình có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường cao thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương. Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn thị xã; tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong phản biện, giám sát, tham gia QLNN về TN&MT. 1.3.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại thành phố Đồng Hới Phát triển kinh tế - xã hội đã và đang tiếp tục làm gia tăng nhiều áp lực đối với môi trường, gây ra không ít vấn đề môi trường, làm gia tăng các xung 42 đột liên quan đến môi trường trong xã hội. Vấn đề này đặt ra thách thức không nhỏ cho các nhà hoạch định và thực thi các chính sách quản lý TN&MT, các doanh nghiệp cũng như người dân trong giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ TN&MT nhằm hướng tới PTBV. Để giải quyết được các vấn đề nêu trên, UBND thành phố Đồng Hới đã có một số giải pháp sau: Thứ nhất, tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc nhằm ngăn chặn việc gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo an ninh môi trường. Thứ hai, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về TN&MT bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ TN&MT. Ban hành các văn bản triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 tại địa phương; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai các nội dung của Luật vào thực tiễn địa phương, đặc biệt là những nội dung mới. Kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực cho các cơ quan chuyên môn về TN&MT tại địa phương; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tuyển chọn cán bộ có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý môi trường. Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về TN&MT; rà soát, khoanh vùng các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, rủi ro xảy ra sự cố môi trường và có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động xả thải, phòng ngừa các sự cố môi trường bằng các biện pháp kỹ thuật – công nghệ phù hợp; xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xây dựng năng lực ứng phó với sự cố môi trường, các vụ việc gây ô nhiễm môi trường. Thứ tư, tăng tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp môi trường bảo đảm yêu cầu trong giai đoạn mới, đặc biệt là có cơ chế phù hợp và tăng chi ngân sách cho các hoạt động QLNN về TN&MT, trong đó có công tác 43 thanh tra, kiểm tra, giám sát; bảo đảm bố trí đủ nguồn vốn thực hiện Chương trình quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2016-2020. 1.3.4. Bài học rút ra cho thị xã Hương Thủy Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật phải được ứng dụng đồng bộ, kịp thời, mang tính chất ổn định, đồng thời các quy định pháp luật dù có điều chỉnh nhưng vẫn phải đảm bảo tính kế thừa. Thứ hai, phải xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin đất đai thống nhất, đồng bộ trên cơ sở công nghệ tin học điện tử hiện đại từ trung ương đến địa phương. Thống nhất phương pháp phân loại, quản lý hồ sơ đất đai và công khai thông tin từ trung ương đến địa phương. Thực tế cho thấy, hệ thống hồ sơ địa chính được lưu trữ ở nước ta rất kém, chắp vá, không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Việc triển khai lập hồ sơ địa chính ở các địa phương khác nhau đã không được tiến hành vào cùng một thời điểm như chỉ đạo của trung ương, số liệu tổng hợp của tất cả các cấp có độ chính xác thấp. Thứ ba, Hội đồng nhân dân thị xã Hương Thủy thực hiện Chương trình giám sát chuyên đề về bảo vệ TN&MT đối với các dự án đầu tư, công trình có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường cao thuộc thẩm quyền quản lý của thị xã. Thứ tư, xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm tài nguyên và môi trường, sự cố môi trường; Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ TN&MT, các công trình có liên quan đến bảo vệ tài TN&MT; Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường; Thứ năm, thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh; Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật 44 về bảo vệ TN&MT, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ TN&MT, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ TN&MT; Ðào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường; Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường; Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ TN&MT. 45 Tiểu kết Chương 1 Chương 1 Tổng quan chung về khái niệm, phạm vi, đặc điểm của tài nguyên và môi trường; nghiên cứu, phân tích các nội dung, công cụ, phương thức, nhân tố tác động đến QLNN về TN&MT; thông qua kinh nghiệm quản lý trong nước. Rút ra những bài học quản lý nhà nước về TN&MT tại thị xã Hương Thủy. Tính cấp thiết thể hiện ở chỗ tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường đang có dấu hiệu ô nhiễm ngày càng gia tăng; thực tiễn cho thấy quản lý nhà nước còn có nhiều những hạn chế, bất cập như thể chế, chính sách và tổ chức thực hiện. Hệ thống pháp luật, cần tiếp tục hoàn thiện về: Cơ cấu bộ máy quản lý; hệ thống tiêu chuẩn về tài nguyên và môi trường; phân cấp cho chính quyền địa phương. Chính quyền cấp tỉnh, cần tiếp tục cụ thể hóa thành các hướng dẫn đúng pháp luật, phù hợp với điều kiện địa phương, nhưng vẫn bảo đảm tính vận dụng linh hoạt và sáng tạo. Nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương tương đồng về hành chính. Tóm lại, Chương 1 của Luận văn đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng bám sát những cơ sở khoa học hiện nay đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam. Đồng thời, những lý luận này được phân tích, đánh giá trong điều kiện, bối cảnh QLNN về TN&MT nói chung và thị xã Hương Thủy nói riêng. 46 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội thị xã Hương Thủy 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Hương Thủy Thị xã Hương Thuỷ có diện tích tự nhiên là 45.465,95 ha; có toạ độ địa lý từ: 16o08’ đến 16o30’ vĩ độ Bắc; 107o30’ đến 107o45’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của thị xã được xác định như sau: + Phía Bắc giáp thành phố Huế và huyện Phú Vang + Phía Nam giáp huyện Nam Đông + Phía Đông giáp huyện Phú Lộc + Phía Tây giáp huyện A Lưới và thị xã Hương Trà Thị xã Hương Thủy nằm liền kề thành phố Huế là tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước. Thị xã có điều kiện giao thông khá thuận lợi: có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy qua nối Hương Thủy với các đô thị lớn trung vùng và cả nước; có quốc lộ 49A nối Hương Thủy với vùng ven biển, đầm phá của tỉnh về phía Đông và nối với đường Hồ Chí Minh đến các cửa khẩu sang Lào và nối với các tỉnh Tây Nguyên. Trên địa bàn thị xã có sân bay Phú Bài, ga hàng hoá đường sắt Hương Thủy, Khu Công nghiệp Phú Bài. Bên cạnh đó, thị xã nằm cách không xa Khu kinh tế thương mại Chân Mây-Lăng Cô và thành phố Đà Nẵng. Đây là điều kiện thuận lợi cho thị xã trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với cả nước cũng như hội nhập khu vực Đông Nam Á và quốc tế. a. Tài nguyên đất Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng với tổng diện tích điều tra chiếm 47 95,66% diện tích tự nhiên cho thấy đất đai của thị xã được chia thành các loại đất chính sau: - Nhóm đất phù sa: Có diện tích khoảng 3.326,60 ha, chiếm 7,26% diện tích tự nhiên. Nhóm này được phân bố ven các sông Tả Trạch, Phú Bài, Khe Lụ bao gồm: + Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Có diện tích khoảng 2.399 ha, chiếm 5,24% diện tích tự nhiên (tập trung chủ yếu ở các phường, xã: Thuỷ Vân, Thuỷ Thanh, Thuỷ Tân, Thuỷ Châu...). Đất này được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa. Ở Hương Thuỷ do các dòng chảy ngắn và dốc nên sản phẩm bồi tích thường thô, thành phần cơ giới nhẹ. + Đất phù sa ít được bồi (Pi) và đất phù sa không được bồi hàng năm (Pk): có diện tích khoảng 924,60 ha, chiếm 2,02% diện tích tự nhiên (tập trung chủ yếu ở các phường Thuỷ Phương, Thuỷ Dương...). Đất có nguồn gốc hình thành như đất phù sa được bồi hàng năm nhưng do phân bố xa sông hoặc do ở địa hình cao nên hiện nay rất ít hoặc không được bồi. Nhìn chung đất này có thành phần cơ giới nặng (từ thịt nhẹ đến đất sét), độ phì trung bình, hàm lượng mùn từ trung bình đến khá. Đây là nhóm đất tốt, có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, lạc, đậu, ... - Đất biến đổi do trồng lúa (Lp): có diện tích 3.433,00 ha. Loại đất này phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, độ dốc nhỏ hơn 300. Đất này được hình thành do sản phẩm phong hoá đá mẹ khác nhau và được cải tạo thành những chân ruộng trồng lúa hiện nay. - Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): có diện tích khoảng 31.934,70 ha, chiếm 69,82% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất, phân bố ở nhiều cấp địa hình khác nhau, song phần lớn có ở địa hình dốc (> 15,00). Đất này được hình thành do sản phẩm phong hoá của đá sét (thuộc nhóm đá trầm 48 tích). Đất có màu đỏ vàng, thành phần cơ giới nặng, độ phì tự nhiên trung bình, khả năng thấm nước và giữ nước tốt tập trung ở các xã: Thuỷ Bằng, Dương Hoà, Phú Sơn. - Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có diện tích khoảng 2.568,90 ha, chiếm 5,61% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành trên sản phẩm lắng đọng của phù sa sông nhưng do biến động địa chất nên được nâng lên thành dạng địa hình lượn sóng nhẹ. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì tự nhiên nghèo. Loại đất này phân bố ở các vùng bậc thềm cao tiếp giáp giữa đồng bằng và miền núi và có ở cả phường, xã: Thuỷ Dương, Thuỷ Phương, Thuỷ Châu, Thuỷ Phù. - Đất cát (C): có diện tích 34,70 ha, chiếm 0,80% diện tích tự nhiên. Đất này phân bố rải rác ở một số vùng thuộc các phường, xã: Thuỷ Lương, Thuỷ Tân. - Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): có diện tích 1.561,80 ha, chiếm 3,41% diện tích tự nhiên. Đất này phân bố trên các loại đá mẹ khác nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau mà từ đất tốt nay bị xói mòn trơ sỏi đá. Loại đất này chỉ có khả năng sử dụng cho sản xuất vật liệu xây dựng hoặc trồng rừng. Phân bố chủ yếu ở các xã: Thuỷ Bằng, Phú Sơn, Thuỷ Phù và phường Phú Bài. b. Tài nguyên nước Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong thị xã được lấy từ 2 nguồn là nước mặt và nước ngầm. - Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được lưu trữ trong các ao, hồ, kênh mương, mặt ruộng. Ngoài ra còn có nguồn nước của các con sông được điều tiết qua hệ thống thủy nông cung cấp nước tưới cho đồng ruộng. - Nguồn nước ngầm: Nguồn tài nguyên nước ngầm của Hương Thủy đã được điều tra thăm 49 dò, nghiên cứu kỹ. Kết quả cho thấy ở vùng ven đồi, vùng đồng bằng, nguồn nước ngầm khá phong phú, nhất là vùng Phú Bài và các khu vực rìa đồi Bắc Nam. Tầng chứa nước chính nằm ở độ sâu khá lớn, từ 20 m trở xuống. Kết quả bơm thí nghiệm cho thấy tầng này giàu nước, nước nhạt, có ý nghĩa trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt một cách đều đặn, thường xuyên trong năm. Trữ lượng nước cung cấp ước tính trên 10.000 m3/ngày. c. Tài nguyên rừng Theo kết quả thống kê đất đai thì tổng diện tích đất lâm nghiệp của thị xã hiện có 30.081,45 ha, chiếm 66,2% diện tích tự nhiên của thị xã, trong đó có 18.825,09 ha đất rừng sản xuất, 10.912,54 ha rừng phòng hộ và 343,82 ha rừng đặc dụng. Các loại thực vật hiện có trên địa bàn thị xã khá phong phú như: keo lá tràm, keo tai tượng, lồ ô, thông nhựa và các loại cây bản địa như trám, sao đen... Với một vùng có đặc trưng về địa hình, khí hậu thì rừng và thảm thực vật tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất đai, tài nguyên và cảnh quan môi trường. d. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng Tài nguyên khoáng sản ở Hương Thủy cho đến nay đã được điều tra, khoan thăm dò cho thấy hầu hết các loại khoáng sản đều nằm ở vùng đồng bằng và vùng đồi núi phía Tây của thị xã. Tài nguyên khoáng sản của thị xã được chia thành hai nhóm: nhóm khoáng sản kim loại (vàng sa khoáng, sắt...) và nhóm khoáng sản phi kim loại (cát, sét). e. Tài nguyên du lịch Trên địa bàn thị xã Hương Thủy có nhiều di tích lịch sử văn hoá, bao gồm hệ thống lăng tẩm của các vua triều Nguyễn; hệ thống các chùa chiền, cơ sở thờ tự của các dòng họ trên địa bàn thị xã khá nhiều; một số công trình có kiến trúc đẹp có giá trị; khu vui chơi giải trí, suối nước nóng... Một số khu di tích lịch sử, văn hóa có giá trị, có tiềm năng khai thác 50 phát triển du lịch và dịch vụ như: - Hệ thống lăng tẩm của các vua Triều Nguyễn như lăng Thiệu Trị, Khải Định, Hiếu Đông; hệ thống chùa chiền, đặc biệt là Đan viện Thiên An, hồ Thuỷ Tiên, tượng Đức Bà Quán Thế Âm (Thủy Bằng), chùa Sư Nữ (Thủy Dương) tạo thành các điểm du lịch có sức hấp dẫn du khách. - Đình làng Vân Thê (Thủy Thanh), đình làng Hoà Phong là những công trình kiến trúc đẹp; đặc biệt Cầu Ngói Thanh Toàn (Thủy Thanh) được xây dựng từ 1776, có kiến trúc nghệ thuật độc đáo; chiến khu Dương Hoà là di tích lịch sử chống xâm lược... Các di tích cần được bảo tồn và đưa vào khai thác du lịch. 2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội a. Tăng trưởng kinh tế Trong giai đoạn 2014- 2018, kinh tế của thị xã tuy chưa đạt kế hoạch đề ra nhưng đã đạt mức tăng trưởng khá so với bình quân chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, các ngành, lĩnh vực có bước phát triển; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 13,7% (kế hoạch tăng 16,5%/năm). Cụ thể: khu vực dịch vụ đạt bình quân 10,25%/năm (kế hoạch tăng 12,55%/năm); công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 14,95%/năm (kế hoạch tăng 16,8%/năm); nông nghiệp tăng bình quân 2,15%/năm (kế hoạch tăng 3,1/năm). Tỷ trọng cấu trúc của các ngành thì xây dựng và công nghiệp có tỷ trọng cao nhất, tiếp đến lần lượt là ngành thương mại và dịch vụ, nông- lâm-thủy sản. b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu các thành phần kinh tế đã có sự chuyển đổi theo hướng đa dạng hóa. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển khá, nhiều doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập. Kinh tế hợp tác xã tiếp tục được củng cố, phát triển, các HTX đã hoàn thành chuyển đổi theo luật HTX năm 2012. Hầu hết các HTX 51 đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, từng bước đáp ứng yêu cầu hợp tác sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, làm chỗ dựa vững chắc cho kinh tế hộ gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới. 2.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số Theo số liệu thống kê năm 2017, dân số trung bình của thị xã có là 104.474 người, trong đó: nam có 52.973 người, nữ có 51.501 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,27%. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các trung tâm hành chính thị xã và các phường có tuyến quốc lộ 1A đi ngang qua như Thủy Phương, Thủy Dương, Thủy Châu, Phú Bài..., phường đông dân nhất là Phú Bài với dân số 15.380 người, xã ít dân nhất là Dương Hòa với dân số 1.485 người. Mật độ dân số là 229 người/km2. b. Lao động và việc làm Số người trong độ tuổi lao động toàn thị xã có khoảng 55.001 người, chiếm 52,6% tổng dân số, bình quân mỗi năm nguồn lao động tăng thêm khoảng 900-1.000 người. Đây là nguồn bổ sung lực lượng lao động cho thị xã. Do quá trình đô thị hoá tăng nhanh nên dân số và lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 76,5% (42.107 người). Tuy phần lớn sống ở khu vực nông thôn nhưng lao động chủ yếu tham gia hoạt động phi nông nghiệp như sản xuất công nghiệp, xây dựng, kinh doanh thương mại, dịch vụ, làm nghề truyền thống. Cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh, đúng hướng, tiến tới hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp. Trong đó tỷ lệ lao động tập trung cao nhất ở các ngành bán buôn, bán lẻ, xây 52 dựng và dịch vụ lưu trú, ăn uống; số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ hải sản đang có xu thế giảm dần. c. Thu nhập và mức sống Đời sống của người dân thị xã Hương Thủy trong những năm qua đã được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng triệu đồng/năm 2018. Các hoạt động hỗ trợ vốn, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện các chính sách "Xoá đói giảm nghèo'' được quan tâm chỉ đạo. Đời sống nhân dân ổn định, từng bước được cải thiện; Công tác giải quyết việc làm có những chuyển biến tích cực, thị xã đã tích cực tạo điều kiện thông qua việc tổ chức các sàn giao dịch việc làm nhằm giúp cho các đơn vị, các doanh nghiệp tiếp cận với người lao động tốt hơn. Trong 5 năm qua đã giải quyết việc làm cho 15.800 lao động; xuất khẩu lao động đi nước ngoài khoảng 1.750 lao động. 2.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư đô thị Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, nhưng thị xã đã tranh thủ tối đa thời cơ, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển trọng tâm là đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng đã có những bước tiến quan trọng, phát triển đô thị và nhà ở, năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển. Đầu tư, chỉnh trang đô thị được tập trung nhiều nguồn lực hơn, tạo được bước đột phá. Quản lý đô thị có nhiều chuyển biến, từng bước giữ được kỷ cương trong đầu tư và trong quản lý. Tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung ương đã quan tâm cùng với thị xã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình trọng điểm mang tính chiều sâu như sân bay quốc tế Phú Bài, khu Công nghiệp Phú Bài mở rộng; công trình thủy điện hồ Tả Trạch; nâng cấp, xây mới các tuyến đường giao thông có ý 53 nghĩa quan trọng đối với phát triển đô thị;... Hầu hết trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị thuộc thị xã cùng các công trình văn hóa, xã hội đều được cải tạo, xây mới. Chú trọng đầu tư chỉnh trang đường phố, nhất là ở phường Phú Bài, Thủy Dương và các xã nằm trong khu đô thị An Vân Dương, các tuyến trục đường chính, trung tâm các phường, xã; cải thiện hệ thống cấp thoát nước, vỉa hè, điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường... góp phần tăng thêm diện mạo đô thị. Công tác quản lý đô thị, nhất là quản lý xây dựng, quản lý đất đai được tăng cường, từng bước đi vào nề nếp hơn. Tuy nhiên, công tác chỉnh trang và phát triển đô thị vẫn còn khó khăn do thiếu vốn, công tác quy hoạch, quản lý đô thị còn lúng túng, còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Ý thức và nếp sống đô thị của người dân còn nhiều mặt hạn chế. Trong những nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_tai_nguyen_va_moi_truong_tren_d.pdf
Tài liệu liên quan