LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.iv
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC.10
1.1. Một số vấn đề lý luận chung . 10
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .10
1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng.15
1.1.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng .17
1.2. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác thi
đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục . 20
1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực
giáo dục.19
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác thi đua khen
thưởng trong lĩnh vực giáo dục.31
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA KHEN
THƯỞNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TẠI TỈNH THANH HÓA .34
2.1. Điều kiện tự nhiên và hệ thống giáo dục của tỉnh Thanh Hóa. 34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tỉnh .34
2.1.2. Hệ thống giáo dục của Tỉnh.36
2.2. Tình hình quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo
dục tại tỉnh Thanh Hóa. 37
2.2.1. Khái quát về tình hình giáo dục của tỉnh Thanh Hóa .38
108 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục ở tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa: Theo quy định của UBND tỉnh
Thanh Hóa, Sở Giáo dục và đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh; tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
giáo dục ở tại địa phương, trong đó có công tác thi đua khen thưởng. Hiện
nay, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa giao Văn phòng Sở là thường
trực Hội đồng thi đua khen thưởng của ngành; hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra,
đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Theo đó,
Văn phòng Sở bố trí 02 cán bộ chuyên trách và 01 chuyên viên phối hợp theo
dõi công tác thi đua khen thưởng của ngành giáo dục và đào tạo.
Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo quyết định thành lập Hội đồng thi đua
- Khen thưởng của Sở, có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn giúp Giám đốc Sở thực
43
hiện tốt về công tác quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực
giáo dục; thẩm định xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo
thẩm quyền của Giám đốc Sở và trình các cấp khen thưởng.
Đối với cấp huyện:Thực hiện Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày
26/02/2010, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014 của Chính phủ
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư 15/2014/TT-BNV ngày
31/10/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh. Tỉnh Thanh Hóa có 27 huyện, Thị xã, thành phố. Theo đó,
mỗi đơn vị có 01 Phó thủ trưởng cơ quan phụ trách 02 chuyên viên theo dõi
phụ trách công tác thi đua khen thưởng, trong đó có phòng Giáo dục và các
đơn vị trực thuộc.
Ở các huyện, thị xã, thành phố, ngoài bộ phận chuyên trách làm công tác
thi đua khen thưởng là các phòng Nội vụ, thì các phòng Giáo dục đều bố trí
cán bộ, công viên chức kiêm nhiệm làm công tác thi đua khen thưởng. Ở cấp
huyện, Hội đồng thi đua - Khen thưởng cấp huyện có nhiệm vụ tham mưu
giúp Chủ tịch UNBD huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi đua
khen thưởng trên địa bàn, trong đó có nội dung về thi đua khen thưởng ngành
Giáo dục và đào tạo. Hội đồng thi đua - Khen thưởng cấp huyện giúp Chủ tịch
UBND huyện xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các cá
nhân, tập thể thuộc các bậc học do UBND cấp huyện quản lý.
Ở cấp cơ sở (các trường, cơ sở giáo dục) đều bố trí người kiêm nhiệm
theo đội phụ trách công tác thi đua khen thưởng. Ngoài ra, ở các trường, các
cơ sở giáo dục còn có Hộ đồng thi đua khen thưởng cấp cơ sở, có nhiệm vụ
giúp thủ trưởng cơ quan đơn vị trong việc bình xét các danh hiệu thi đua, hình
thức khen thưởng để trình các cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
44
Bảng 2.1: Số lượng, cơ cấu công chức, viên chức làm công tác
thi đua khen thưởng ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa
(tính đến hết năm 2018)
Đơn vị tính: Người
Đơn vị, Bậc học
Số lượng
CB,
CVC làm
công tác
thi đua
Chuyên
trách
Kiêm nhiệm
Thời gian
công tác
Công
đoàn
Hành
chính
Giáo
viên
Cán bộ
quản lý
Trên
03
năm
Dưới
03
năm
Sở Giáo dục 2 2 2
Phòng Giáo dục 27 16 8 3 22 5
Trường mầm non 320 215 20 30 55 250 70
Trường Tiểu học 286 196 27 26 37 228 58
Trường Trung
học
267 191 22 28 26 152 115
Trường Phổ thông 76 27 8 12 29 42 34
TTHN, GDTX 27 2 4 18 3 19 8
Trường Đại học,
Cao đẳng
6 1 4 1 5 1
Tổng cộng 1011 2 648 93 117 151 720 291
(Nguồn: Tổng hợp từ Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục
các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Thanh Hóa)
Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua khen thưởng. Đội ngũ
cán bộ, chuyên viên phụ trách công tác thi đua khen thưởng tiếp tục được đổi
mới: Hầu hết đã từng qua công tác giảng dạy và quản lý giáo dục, có trình độ
chuyên môn Đại học trở lên, nhiệt tình, chịu khó, vững vàng về nghiệp vụ,
tham mưu tổ chức chỉ đạo các hoạt động thi đua có hiệu quả, góp sức cùng
45
nhà trường, đơn vị và toàn ngành thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị
được giao.
Tỉnh Thanh Hóa đã và đang tiếp tục quan tâm kiện toàn hội đồng thi đua,
khen thưởng các cấp bảo đảm hoạt động chất lượng, hiệu quả. Chú ý đào tạo,
bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng đủ về số
lượng, có năng lực thực tiễn, có phẩm chất đạo đức để việc tham mưu, thực
hiện có hiệu quả cao hơn. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên
chức, người lao động làm công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo
dục, tỉnh luôn quan tâm việc tập huấn, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Luật
Thi đua, khen thưởng và các văn bản liên quan của Đảng, Nhà nước để nâng
cao nhận thức cho cán bộ, công chức và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan
trọng của công tác thi đua, khen thưởng.
Tuy nhiên hiện nay, CC, VC, NLĐ làm công tác thi đua, khen thưởng tại
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị
xã, thành phố làm công tác kiêm nhiệm, các cơ sở giáo dục chủ yếu là Chủ
tịch công đoàn cơ sở nên không có nhiều thời gian nghiên cứu về thi đua,
khen thưởng, chưa được học tập nghiên cứu nhiều về thi đua, khen thưởng,
chủ yếu tham dự lớp tập huấn, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về thi đua,
khen thưởng, không được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên (từ trước đến nay
chưa có cơ sở đào tạo nguồn nhân lực làm công tác thi đua, khen thưởng), chủ
yếu tham gia lớp tập huấn ngắn hạn do Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ, Sở Giáo
dục và Đào tạo tổ chức và thực hiện theo văn bản quy định về thi đua, khen
thưởng.
Mặc dù có Luật Thi đua, Khen thưởng, các văn bản hướng dẫn về công
tác thi đua, khen thưởng của trung ương, địa phương và của ngành Giáo dục
và Đào tạo Thanh Hóa đối với các cơ sở giáo dục, nhưng CC, VC, NLĐ làm
công tác thi đua, khen thưởng còn hạn chế về công tác tuyên truyền, hướng
dẫn đến giáo viên, nhân viên chưa hiệu quả, chẳng hạn như: Hồ sơ trình xét
46
thi đua, khen thưởng của các cơ sở giáo dục còn nhiều sai sót, thực hiện chưa
đúng quy định; báo cáo thành tích của nhiều CC, VC, NLĐ không theo mẫu
quy định, không đúng thể thức văn bản, do đó hồ sơ phải sửa nhiều lần, từ đó
mất nhiều thời gian, không đảm bảo tiến độ trình khen thưởng danh hiệu thi
đua và hình thức khen thưởng cao. Bên cạnh đó, báo cáo thành tích của tập
thể, cá nhân chưa nêu được thành tích nổi bật; không phân biệt được giữa
danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
Bên cạnh đó, một số CC, VC, NLĐ chưa tham mưu kịp thời hay những
đề xuất cho phong trào thi đua có tính chất chuyên đề hoặc đột xuất nhằm
mang lại hiệu quả cho công tác giảng dạy và học tập một cách thiết thực, phù
hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình của đơn vị. Có thể nói, các đơn vị
thường chỉ quan tâm đến tổ chức khen thưởng thường niên hàng năm hơn là
tổ chức phát động phong trào thi đua, do đó tính mới, tính sáng tạo trong công
tác thi đua sẽ bị buông lỏng. Đối với khen thưởng cũng dựa trên cơ sở đề
nghị, đề xuất của tập thể, cá nhân, từ đó đề nghị khen thưởng cấp trên.
2.2.2.3. Hoạt động tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về công tác
thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tỉnh Thanh Hóa
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013;Căn cứ Nghị
định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định 91/2017/NĐ-
CP ngày 31/7/2017 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen
thưởng;Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội
vụ, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen
thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen
thưởng;Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh tại Tờ
47
trình số 149/TTr-BTĐKT ngày 02/8/2011. Ngày 30/08/2011, UBND Thanh
Hóa ban hành quyết định số 4479/2011/QĐ-UBND về việc ban hành quy định
về công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bao gồm: nội
dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, các
hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng. Quy trình, thủ tục, hồ sơ đề
nghị khen thưởng; thẩm quyền quyết định khen thưởng và trao tặng danh hiệu
thi đua. Lễ trao tặng và đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Quỹ thi đua khen thưởng; quyền lợi và nghĩa vụ của các tập thể, cá nhân tham
gia các phong trào thi đua, khen thưởng; cơ quan quản lý nhà nước về thi đua,
khen thưởng; Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp; vi phạm và xử lý vi
phạm; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen
thưởng.Cung các nội dung về công tác thi đua, khen thưởng có liên quan khác
không quy định trong văn bản này thì thực hiện theo quy định của Luật Thi
đua, Khen thưởng và các văn bản pháp luật có liên quan.
Gần đây nhất, ngày 13/11/2018, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết
định số 33/2018/QĐ-UBND thay thếQuyết định số 4479/2011/QĐ-UBND về
việc ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóabao gồm: Nguyên tắc thi đua, khen thưởng, tổ chức phong trào thi
đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen
thưởng; trao tặng và đón nhận; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; quỹ thi
đua khen thưởng; lưu trữ hồ sơ khen thưởng.
Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2018 cùng với sự phát triển về kinh tế -
xã hội của tỉnh, lĩnh vực quản lý về thi đua khen thưởng trong giáo dục tỉnh
Thanh Hóa đã có những phát triển mới và những thành tựu đáng kể đó là:
Về công tác thi đua:Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 35-CT/TW,
ngày 03/6/1998 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng
trong giai đoạn mới và Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 04/4/2014 của Bộ Chính
trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Trong thời gian qua,
48
công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa ngày
càng đi vào chiều sâu và có nề nếp.
Sở Giáo dục Thanh Hóa đã xác định được mục đích của thi đua, khen
thưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đưa phong trào thi đua của
ngành từng bước phát triển toàn diện, gắn với việc đổi mới sáng tạo trong dạy
và học, đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo trong những năm tiếp theo.
Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ năm học, Sở Giáo dục Thanh Hóa
hướng dẫn Quy chế hoạt động thi đua khối đến các khối thi đua. Qua đó, các
khối thi đua căn cứ điều kiện thực tế của khối đã cụ thể hóa tiêu chí thi đua
của Sở Giáo dục Thanh hóa, tổ chức Hội nghị tổng kết thi đua với hoạt động
chấm chéo, bình bầu suy tôn, xét đề nghị khen vào dịp cuối năm học. Sở Giáo
dục Thanh hóa tổ chức tuyên dương và trao thưởng tại Hội nghị tổng kết năm
học của ngành.
Hàng năm Sở Giáo dục Thanh Hóa đều có hướng dẫn các đơn vị, cơ sở
giáo dục về thi đua thường niên cũng như thi đua đột xuất và các phong trào
thi đua theo hướng dẫn từ trung ương đến địa phương theo quy định của Luật
Thi đua, Khen thưởng.
Về phương pháp tổ chức các phong trào thi đua: Trong 5 năm học qua
(năm học 2013 - 2014 đến năm học 2017 - 2018), việc tổ chức thực hiện
phong trào thi đua yêu nước của ngành đã thể hiện rõ được vai trò, trách
nhiệm của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở, các tổ chức đoàn thể. Hàng năm, Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng Sở Giáo dục Thanh Hóa tổ chức tổng kết và ký
kết giao ước 08 Khối thi đua trực thuộc Sở Giáo dục Thanh Hóa trên cơ sở
nhiệm vụ chính trị của trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông,
Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên và đơn vị trực thuộc. Các phong trào thi đua đã thực sự được nâng lên
về chất và đi vào chiều sâu; CC, VC, NLĐ trong toàn ngành tham gia đông
49
đảo và có tính tự giác cao. Nhiều tập thể, cá nhân, điển hình tiên tiến đã được
nêu gương, biểu dương, góp phần quan trọng cho thành công của phong trào
thi đua yêu nước của ngành về phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục,
giảng dạy trong tình hình mới.
Phong trào thi đua yêu nước được diễn ra trong suốt năm học, theo từng
thời điểm, của từng phong trào ngắn hạn hay chuyên đề phù hợp thực tế, hòa
vào phong trào thi đua yêu nước của tỉnh, huyện, thị, của riêng ngành Giáo
dục và đào tạo Thanh Hóa. Cụ thể như sau:
Phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”: Đây là phong trào thi đua xuyên
suốt, cốt lõi của ngành Giáo dục và Đào tạo. Phong trào thi đua Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực: Thực hiện phát động của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Sở Giáo dục Thanh Hóa đã triển khai trong toàn ngành Giáo
dục và Đào tạo Thanh Hóa về phong trào thi đua Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực và đã cụ thể hóa 9 tiêu chí theo 5 nội dung quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ phong trào, các đơn vị, cơ sở giáo dục từ bậc
mầm non đến phổ thông đã tạo ra khung cảnh sư phạm khang trang, lớp học
thân thiện, thúc đẩy mối quan hệ thầy - trò tốt dần lên, có nhiều hoạt động vui
tươi, lành mạnh; các di tích lịch sử đã được giáo viên, học sinh chăm sóc, tu
sửa và phát huy các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc. Những việc làm cụ thể,
thiết thực đã góp phần làm chuyển biến từ nhận thức đến hành động của đội
ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh và sinh viên. Điều đó đã chứng minh
cho hiệu quả thiết thực của phong trào.
Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ
chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
Sở Giáo dục Thanh Hóa đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục và đào
tạo tỉnh phát động cuộc vận động mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo trong toàn thể CC, VC, NLĐ toàn ngành.
50
Tuy nhiên, phong trào thi đua ở một số cơ sở giáo dục còn mang tính
hình thức. Đa số đơn vị, khi phong trào thi đua mới được phát động thì hăng
hái tham gia, nhưng sau một thời gian ngắn thì lại buông lỏng, ít được quan
tâm, tiếp tục tích cực tham gia...
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực
giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa chưa kịp thời nắm bắt những vấn đề từ thực tiễn
đặt ra, chưa thu hút, lôi cuốn, phát huy, tạo được động lực cho công tác thi
đua từ cơ sở. Phong trào thi đua chưa phát triển đồng đều và rộng khắp tại các
cơ sở giáo dục; nhiều trường học còn lúng túng trong việc đổi mới nội dung,
hình thức, biện pháp tổ chức phong trào thi đua.
Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến chưa
đáp ứng được yêu cầu theo nội dung Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2004
của Bộ Chính trị (Khoá IX) về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua
yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến; Chỉ thị
số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014, của Bộ Chính trị Khoá XI „„về tiếp tục đổi
mới công tác thi đua, khen thưởng”.
Về khen thưởng phong trào thi đua: Sở Giáo dục Thanh Hóa đã cụ thể
hóa về đối tượng, tiêu chí, hình thức và mức khen cho các phong trào thi đua,
khen thưởng đột xuất, các thành tích trong Hội thi.
Bên cạnh đó, Sở Giáo dục Thanh Hóa luôn quan tâm, chú trọng công tác
khen thưởng các thành tích đột xuất, xuất sắc của học sinh, sinh viên và đội ngũ
nhà giáo; khen thưởng, động viên và đề nghị UBND tỉnh khen thưởng đối với
thành tích cấp quốc gia như học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý đạt được các giải
học sinh giỏi quốc gia, giáo viên dạy giỏi toàn quốc,... Qua đó, Sở Giáo dục
Thanh Hóa tổ chức trao thưởng, tuyên dương những tập thể và cá nhân có thành
tích đặc biệt xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà.
Trong 5 năm học qua, lĩnh vực giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã khen thưởng
48 Gia đình Nhà giáo tiêu biểu; 315 giáo viên đạt danh hiệu “Viên phấn
51
vàng”, 820 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Dân vận khéo và đề nghị UBND
tỉnh tặng Bằng khen 12 tập thể, 25 cá nhân trong phong trào thi đua xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đặc biệt, lĩnh vực giáo dục tỉnh
Thanh Hóa biểu dương 186 cá nhân gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2013
- 2018 và được UBND tỉnh Thanh Hóa biểu dương 54 cá nhân gương điển
hình tiên tiến giai đoạn 2013 - 2018 [51, tr.8].
Về khen thưởng thường niên theo năm học: Trong những năm qua, do
đổi mới về công tác TĐKT và qua kết quả của các phong trào thi đua, đặc biệt
là phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" đã góp phần đưa sự nghiệp giáo dục
và đào tạo tỉnh ta vượt qua khó khăn, thử thách, từng bước phát triển trên tất
cả các lĩnh vực: Quy mô mạng lưới giáo dục được mở rộng, Chất lượng giáo
dục đại trà được nâng lên, chất lượng giáo dục mũi nhọn có bước đột phá; Đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu, nâng cao chuẩn hoá về trình độ đào tạo, tận tâm, tận tuỵ với nghề, hết
lòng thương yêu học sinh; Kết quả Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi,
Phổ cập giáo dục THCS được gĩư vững thành quả. Cơ sở vật chất và trang
thiết bị trường học ngày càng được tăng cường xây dựng theo hướng chuẩn
hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá; Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc
gia tiếp tục được quan tâm; Công tác Xã hội hoá giáo dục, công tác Khuyến
học, khuyến tài tiếp tục thu được những kết quả tốt đẹp trở thành điểm sáng
của cả nước. Đây, không những là niềm vinh dự, tự hào của cán bộ, giáo viên,
học sinh, sinh viên mà còn là niềm phấn khởi tự hào của Đảng bộ, nhân dân
các dân tộc trong tỉnh nói chung.
Thực tiễn cho thấy, công tác thi đua khen thưởng ngày càng trở thành
một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong QLNN. Nhưng nếu chúng ta
không làm đúng mục đích, ý nghĩa thì nó sẽ có tác dụng ngược cho công tác
động viên, khuyến khích mọi người tham gia thi đua. Kết quả theo dõi, tổng
52
kết, đánh giá việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở một số cơ sở giáo
dục tại địa phương cho thấy còn một số bất cập sau: nhận xét, bình bầu thi
đua theo lối cảm tính, nể nang, xét theo tính chất bình quân, nặng về tình cảm.
Cách xét thi đua, khen thưởng trên đã dẫn đến việc cào bằng giữa người thật
sự có nỗ lực, có cố gắng với người chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nó không tạo
ra động lực để lôi cuốn, khuyến khích sự năng động, sáng tạo của người lao
động. Người xứng đáng được khen cũng không còn cảm thấy vinh dự, tự hào.
Người xứng đáng khen mà không được khen sẽ cảm thấy bất mãn, tự ti và
không còn muốn phấn đấu.
Nhằm để động viên, khích lệ, khen thưởng giáo viên trực tiếp nuôi dạy,
giáo viên trực tiếp giảng dạy và nhân viên phục vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT, ngày 31/12/2015 quy định tỷ lệ
Chiến sĩ thi đua cơ sở không quá 15% số cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên
tiến của đơn vị, trong đó bảo đảm không quá 1/3 là cán bộ quản lý.
Nhưng trong thực tế, tỷ lệ khen thưởng cán bộ quản lý cao hơn so với tỷ
lệ giữa cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhân viên. Tại các cơ
sở giáo dục đa số có số lượng CC, VC, NLĐ lớn, khoảng trên dưới 100 CC,
VC, NLĐ thì có 15 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, thực hiện
theo quy định không quá 1/3 cho cán bộ quản lý thì sẽ không quá 5 cá nhân,
nhưng trong các cơ sở giáo dục thì có từ 2 - 4 cán bộ quản lý. Như vậy, trong
thời gian qua, số cán bộ quản lý đa số đều đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ
sở, tỷ lệ khen thưởng còn lại cho danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ít so với tỷ
lệ giáo viên trực tiếp giảng dạy và nhân viên phục vụ. Từ đó cho thấy, một bộ
phận CC, VC, NLĐ không quan tâm đến công tác thi đua, không phấn đấu
trong công tác, làm giảm hiệu suất lao động nói chung và chất lượng giáo dục
nói riêng. Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn hạn chế số lượng khen
thưởng cán bộ quản lý, nhưng quy định chưa phù hợp đối với các cơ sở giáo
dục, tỷ lệ khen thưởng của cán bộ quản lý vẫn cao.
53
Công tác khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa thời
gian qua chưa bám sát phong trào thi đua, vẫn còn tình trạng khen thưởng tràn
lan, trùng lắp và chưa công bằng, khách quan. Nhiều tiêu chuẩn, hình thức,
phương pháp khen thưởng duy trì lâu làm mất tính hấp dẫn, không động viên
khích lệ được CC, VC, NLĐ trong ngành. Việc xét các danh hiệu thi đua,
khen thưởng ở một số trường học chưa đúng tiêu chuẩn quy định, có biểu hiện
hình thức. Khi xét khen thưởng, các cơ sở giáo dục phần lớn tập trung đề nghị
danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng chủ yếu cho cán bộ quản lý (Ban
Giám hiệu), Tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc khen thưởng trường có quy mô
lớn, ít chú ý tôn vinh những trường quy mô nhỏ.
Bảng 2.2: Số liệu khen thưởng cấp Nhà nước
từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2017 - 2018
Đơn vị tính: Người
Danh hiệu thi
đua/ Hình thức
khen thưởng
Đối tượng
Năm
2013
2014
Năm
2014
2015
Năm
2015
2016
Năm
2016
2017
Năm
2017
2018
Nhà giáo Ưu tú Cá nhân
Cán bộ
quản lý
4 - 4 - -
Giáo viên,
nhân viên
4 - 3 - -
Huân chương lao
động hạng Ba
Tập thể
Cá nhân
Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng CP 4 4 4 4 4
Bằng khen của
Thủ tướng chính
phủ
Tập thể 25 2 3 2 2
Cá nhân
Cán bộ
quản lý
40 18 8 21 19
Giáo viên, 82 26 9 39 28
54
nhân viên
Bằng khen của
Bộ Giáo dục và
đào tạo
Tập thể 3 1 1 2 2
Cá nhân
Cán bộ
quản lý
6 0 4 2 2
Giáo
viên,nhân
viên
14 22 17 16 16
Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh 27 27 29 52 51
Chiến sĩ thi đua
cấp tỉnh
Cá nhân
Cán bộ
quản lý
68 63 57 80 23
Giáo viên,
nhân viên
195 192 163 113 58
Bằng khen của
UBND tỉnh
Tập thể 56 44 66 87 50
Cá nhân
Cán bộ
quản lý
164 135 163 136 74
Giáo viên,
nhân viên
538 518 816 601 260
Tập thể Lao động xuất sắc 262 240 305 237 232
(Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thanh Hóa; Báo cáo tổng kết
phong trào thi đua của Sở Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2013- 2018
và tổng kết phong trào thi đua của Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2018)
Tuy nhiên, qua thực tiễn, việc triển khai thực hiện Luật Thi đua, khen
thưởng cũng như văn bản dưới Luật còn chưa cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn,
quy trình, thủ tục, nội dung còn chung chung, tiêu chí chưa cụ thể, rõ ràng,
còn mang nhiều định tính, do đó ảnh hưởng đến công tác QLNN về thi đua
khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua.
55
Quá trình triển khai công tác QLNN về thi đua, khen thưởng của của lĩnh
vực giáo dục tại Thanh Hóa trong thời gian qua chưa thật sự thiết thực mà chủ
yếu là hướng dẫn bằng văn bản đến các đơn vị, cơ sở giáo dục. Do đó, các
đơn vị, cơ sở giáo dục thực hiện công tác thi đua, khen thưởng còn nhiều bất
cập, hạn chế. Nếu tiêu chí thi đua không rõ ràng, chưa cụ thể thì việc xét khen
thưởng sẽ dẫn đến bình quân, khó phân biệt được những tập thể xuất sắc với
tập thể khá cũng như giữa cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao; bình bầu xét khen thưởng của Hội đồng Thi
đua - Khen thưởng các cấp chưa có tinh thần trách nhiệm cao, bình bầu, suy
tôn xét khen thưởng còn theo tư tưởng nể nang, thiên về tình cảm.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác thi đua, khen thưởng, Sở
Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã thực hiện đầy đủ những quy định về chính
sách về thi đua, khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng. Ở
địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND,
ngày 19/11/2014 về việc ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng
đến các sở, ban ngành, đoàn thể, địa phương để thực hiện công tác thi đua,
khen thưởng.
Mục đích của công tác thi đua, khen thưởng là khen thưởng đúng người,
đúng việc, thực hiện theo nguyên tắc có đăng ký thi đua mới xét khen thưởng
các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng và theo phương châm chính
xác, công khai, công bằng, kịp thời.
Để đưa công tác thi đua, khen thưởng của các cơ sở giáo dục trong toàn
ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đi vào nề nếp và ngày càng thiết thực,
nhằm thúc đẩy, lôi cuốn phong trào thi đua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chia
khối thi đua giữa các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, Trung
học phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và
đơn vị trực thuộc thành 4 khối thi đua. Qua đó, ngành đã cụ thể hóa hướng dẫn
56
thi đua, khen thưởng của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc hướng dẫn Quy chế
hoạt động thi đua khối về nội dung, tiêu chuẩn, cũng như tổ chức thực hiện.
2.2.2.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thi đua
khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tỉnh Thanh Hóa
Xác định được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến,
hướng dẫn về tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen
thưởng, S
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_thi_dua_khen_thuong_trong_linh.pdf