MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI
ĐUA, KHEN THƯỞNG .8
1.1. Lý luận chung về thi đua, khen thưởng . .8
1.2. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. . .15
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng . .31
Tiểu kết chương 1 . . 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA,
KHEN THƯỞNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH PHÚ YÊN . .37
2.1. Khái quát về công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục
trên địa bàn tỉnh Phú Yên . . .37
2.2.Thực tiễn quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực
giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên . . .50
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong
lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên . .68
Tiểu kết chương 2 . .78
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO
DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN . .79
3.1. Phương hướng .79
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào thi đua đã xuất hiện ngày càng nhiều tập
thể, cá nhân điển hình tiên tiến, có đóng góp tích cực vào sự phát triển chung
của ngành. Tập thể và cá nhân được khen thưởng đã và đang phát huy tốt, có
46
ảnh hưởng trong toàn ngành. Công tác tuyên truyền các điển hình tiên tiến
đã được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú góp phần nhân rộng các
điển hình tiên tiến.
Ngoài các phong trào thi đua do cấp trên phát động. Ngành còn phát
động các phong trào và các cuộc vận động thi đua riêng gắn liền với tình hình
đặc điểm của ngành như: phong trào lập thành tích chào mừng kỷ niệm Ngày
“Nhà giáo Việt Nam”; phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm
Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh... cuộc vận động “Mỗi cán bộ, giáo
viên nhận đỡ đầu một học sinh có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó
khăn hoặc học yếu”. Các phong trào và cuộc vận động trên được công chức,
viên chức, người lao động và học sinh toàn ngành hưởng ứng mạnh mẽ góp
phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị nói riêng và toàn
ngành nói chung.
Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ
đạo các đơn vị nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn theo hình thức
nghiên cứu bài học, trao đổi trực tuyến (truonghocketnoi.edu.vn), chú ý dạy
học phân hóa ngay từ đầu năm; thực hiện đa dạng hình thức kiểm tra, đánh
giá. Nhà trường cần lập danh sách các học sinh có năng lực hạn chế (học lực
yếu, kém), học sinh có nguy cơ bỏ học, tổ chức phụ đạo linh hoạt để động
viên, khuyến khích học sinh đến trường; phân công giáo viên bộ môn, giáo
viên chủ nhiệm phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường cùng có
biện pháp hỗ trợ.
Phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” thông qua
phong trào toàn ngành tiếp tục khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội
ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong công tác giảng dạy, giáo dục,
quản lý và nghiên cứu khoa học; phát huy tính chủ động, sáng tạo của học
47
sinh trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp; phát hiện,
tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, mô hình mới, nhân tố mới
tiêu biểu trong dạy và học, từ đó nhân rộng, tạo bước chuyển biến mới, rõ rệt
trong từng cơ quan, đơn vị.
Cuộc vận động “Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu một học sinh có
nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc học yếu”. Thông qua
cuộc vận động toàn ngành đã giúp đỡ hàng ngàn học sinh có nguy cơ bỏ học
được tiếp tục đến lớp, tổ chức hàng ngàn tiết phụ đạo miễn phí, cùng nhiều đồ
dùng học tập, quần áo, xe đạp, máy tính cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Toàn ngành đã triển khai và thực hiện đầy đủ các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng; xây dựng kế hoạch
kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; chủ động phát hiện, đề
xuất các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng kịp thời, chính
xác, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.
2.1.5. Giá tri,̣ hiêụ quả, tính thưc̣ chất của nôị dung, phong trào thi
đua
Vào dịp đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo tiếp tục đẩy
mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh”, gắn với Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo”. Qua kết quả kiểm tra và báo cáo của các đơn vị
cho thấy, hầu hết các đơn vị đều thực hiện tốt nề nếp sinh hoạt đầu tuần và
thực hiện mỗi tuần đọc một mẩu chuyện về Bác, tích hợp trong việc dạy học
các bộ môn, nhất là các bộ môn Khoa học xã hội; lồng ghép trong các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, cuộc vận động đã tạo được sự
chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, nâng cao chất lượng và
48
hiệu quả công tác, chất lượng giáo dục. Đồng thời ban hành công văn phát
động phong trào thi đua yêu nước theo từng năm học.
Toàn ngành triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05-CT/TW ngày
15/5/2016 của Bộ chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá
nhân và tập thể qua các phong trào: Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo
trong dạy và học”, phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”; phong trào thi đua
“Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”; phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”; phong trào thi đua “Dân vận khéo”; phong trào “Toàn dân bảo
vệ An ninh tổ quốc”, phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn” nhằm thực hiện
tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và địa phương.
Cụ thể hóa việc hưởng ứng các phong trào thi đua, cuộc vận động bằng
những việc làm cụ thể, thiết thực, góp phần chuyển biến từ nhận thức đến
hành động của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, lao động và học sinh. Các
đơn vị trực thuộc Sở đều tổ chức hội giảng cấp trường, hàng tháng đều tổ
chức thao giảng cấp tổ chuyên môn.
Thi đua, khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng
nhằm động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động
toàn ngành chủ động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ đáp ứng với
yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Những
thành tích đạt được của mỗi đơn vị và mỗi cơ sở giáo dục luôn gắn liền với
việc tổ chức và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước. Nhận
thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, thời
gian qua phong trào thi đua yêu nước trong ngành Giáo dục tỉnh Phú Yên liên
tục được phát động và triển khai với nhiều hình thức và nội dung phong phú,
49
hấp dẫn. Kết quả thực hiện phong trào thi đua yêu nước đã có tác động tích
cực góp phần xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vững vàng
về chính trị, tư tưởng, gương mẫu về đạo đức lối sống, tích cực học tập, rèn
luyện về mọi mặt. Học sinh các cấp có chuyển biến tốt về nhận thức, có ý
thức trách nhiệm cao trong học tập và rèn luyện, kỹ năng sống ngày một tốt
hơn, linh hoạt hơn. Môi trường giáo dục lành mạnh, chất lượng giáo dục toàn
diện ngày một tiến bộ. Phong trào thi đua đã khơi dậy ý thức cống hiến, lòng
say mê nhiệt huyết trong đội ngũ nhà giáo, khuyến khích đội ngũ nhà giáo và
lao động toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Trong giai đoạn từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018, Sở
Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tổng kết 5 năm triển khai Cuộc vận
động “Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu một học sinh có nguy cơ bỏ học vì
hoàn cảnh gia đình khó khăn hay học yếu”. Qua 05 năm thực hiện cuộc vận
động, toàn ngành đfã có 53.038 lượt cán bộ giáo viên nhận đỡ đầu cho 49.088
học sinh với tổng giá trị tiền mặt hơn 7,8 tỷ đồng. Ngoài ra, các đơn vị
còn phân công giáo viên dạy phụ đạo, bồi dưỡng học sinh, quyên góp sách vở,
quần áo cho học sinh nghèo, tổ chức thăm nắm tình hình từng gia đình để có
biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả nhằm thoát nghèo bền vững, chất lượng
học tập của học sinh nghèo ngày càng tăng và hạn chế thấp nhất học sinh bỏ
học giữa chừng. Tại hội nghị tổng kết, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tặng giấy
khen cho 28 tập thể và 62 cá nhân có thành tích xuất sắc.
Đặc biệt trong năm học 2017-2018, các đơn vị trực thuộc Sở đã có 18
mô hình và 15 gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong phong trào thi đua
"Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" được ghi nhận và khen thưởng từ Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Sở đãgiới thiệu 10 tấm gương cán bộ, giáo viên và học
sinh tiêu biểu của Phú Yên cho Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh về Đổi
50
mới, sáng tạo trong dạy và học;Giới thiệu 02 nhà giáo Phú Yên tiêu biểu tham
dự chương trình truyền hình trực tiếp “Thay lời tri ân” chào mừng 36 năm
ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2018.
Chính nhờ sự triển khai, phát động các phong trào thi đua yêu nước là
động lực, là nhân tố quan trọng, đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị, chuyên môn của các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
2.2.Thực tiễn quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh
vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên
2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban
Thi đua- Khen thưởng tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo đối với công tác thi
đua, khen thưởng
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với
công tác thi đua, khen thưởng nói chung và công tác thi đua, khen thưởng
của ngành giáo dục và đào tạo nói riêng, do ngành có đặc thù riêng phải thực
hiện nhiệm vụ chính trị gắn với từng năm học khác với các ngành khác việc
đánh giá thường vào dịp tổng kết năm hành chính. Thực hiện Chỉ thị số 39-
CT/TW ngày 21/5/2004 và Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính
trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và đẩy mạnh phong trào
thi đua yêu nước. Hàng năm, Ban Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ tham
mưu trìnhỦy ban nhân dân tỉnh khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc
ngành giáo dục và đào tạo vào dịp tổng kết năm học. Ngoài ra tăng cường
khen thưởng chuyên đề, khen thưởng đột xuất cho các tập thể, cá nhân có
thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, thi giáo viên giỏi, học
sinh giỏi các cấp,...
Ban Thi đua-Khen thưởng tỉnh, hàng năm tham mưu cho tỉnh chỉ đạo
thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của ngành giáo dục đảm bảo theo
quy định từ công tác ban hành văn bản, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc
51
thực hiện các quy định trong quản lý nhà nước về lĩnh vực thi đua, khen
thưởng; công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức,
viên chức làm thi đua; thẩm định thành tích khen thưởng,...
Cùng với sự quan tâm của tỉnh, ngành giáo dục và đào tạo Phú Yên
đã tích cực tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện tốt các chủ trưởng, đường
lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và của tỉnh về công tác thi đua, khen
thưởng. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo,
các nhà trường ở các cấp tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước trong
cán bộ, giáo viên, học sinh, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức
đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng; từ đó
tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần đoàn kết, tạo động lực
vượt qua khó khăn, thách thức, đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục
phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
Toàn ngành giáo dục đã bám sát sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh và của Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh và Ban
Thi đua-Khen thưởng tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng. Hằng năm,căn
cứ vào Chỉ thị phát động thi đua đầu năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo
dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch phát động các phong trào thi đua theo
các chủ đề, chủ điểm, gắn các đợt thi đua với kỷ niệm các ngày lễ lớn của
dân tộc, của tỉnh và của ngành; việc đăng ký thi đua của từng đơn vị, từng cá
nhân được chú trọng, tạo được không thi đua sôi nổi trong toàn ngành và
góp phần tạo động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh nỗ lực
hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cán bộ, giáo viên đều được quán triệt và có nhận
thức đúng về tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng, xem đó như
đòn bẩy trong hoạt động thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, chú trọng việc
52
củng cố tổ chức, bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua,
khen thưởng trong các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban
Thi đua, Khen thưởng tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã cụ thể hóa, xây dựng
tiêu chí đánh giá thi đua đối với các trường, trung tâm, các phòng Giáo dục
và Đào tạo theo nhiệm vụ trọng tâm năm học; phối hợp với công đoàn ngành
chỉ đạo các cơ sở tổ chức đăng ký thi đua, xây dựng chỉ tiêu phấn đấu từ cơ
sở, ký giao ước thi đua và thực hiện kế hoạch năm học để làm cơ sở cho việc
đánh giá, bình xét, suy tôn đề nghị khen thưởng cuối năm học đảm bảo
chính xác, khách quan, công bằng.
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng và nhân
rộng gương điển hình tiên tiến, kịp thời biểu dương những đơn vị, cá nhân,
những tấm gương tiêu biểu toàn diện hoặc từng lĩnh vực, để nhân rộng trong
các đơn vị và trong toàn ngành. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong ngành,
trong nhân dân những tấm gương tiêu biểu, gương người tốt việc tốt trong đội
ngũ nhà giáo, học sinh bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng các nhân tố
mới, điển hình tiên tiến là nhiệm vụ, nội dung quan trọng trong tổ chức phong
trào thi đua yêu nước, là nhiệm vụ trọng tâm và phương thức quan trọng
nhằm cổ động, tuyên dương kịp thời các nhân tố mới để các điển hình tiên
tiến được lan tỏa góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
2.2.2. Hoạt động ban hành các văn bản quản lý nhà nước về công tác
thi đua, khen thưởng
Từ khi Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP,
ngày 15/4/2010; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, ngày 27/4/2012; Nghị định số
65/2014/NĐ-CP, ngày 01/7/2014 và Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, ngày
53
31/7/2017 của Chính phủ, trên cơ sở đó Ban Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội
vụ đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số
197/2011/QĐ-UBND ngày 29/01/2011; Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND
ngày 27/3/2015; Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 4 năm
2018 về việc ban hành Quy chế công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn
tỉnh, qua đó công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng từng bước đi
vào nề nếp và được thực hiện nghiêm túc theo quy định, đã cụ thể hóa quy
định về đối tượng, nguyên tắc, phạm vi, nội dung, hình thức và các danh hiệu
thi đua; thẩm quyền quyết định khen thưởng và đề nghị khen thưởng; hồ sơ
thủ tục, trình tự khen thưởng được thực hiện theo đúng quy định của Luật và
Nghị định,... tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt phong
trào thi đua và công tác khen thưởng; là cơ sở pháp lý tạo sự thống nhất, bình
đẳng trong công tác khen thưởng, khắc phục bệnh thành tích, nâng cao hiệu
quả, chất lượng khen thưởng. Đồng thời, công chức, viên chức, người lao
động trong toàn ngành giáo dục nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan
trọng của công tác thi đua, khen thưởng.
Trên cơ sở Luật, Nghị định, và các Quyết định số 197/2011/QĐ-UBND
ngày 29/01/2011; Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 27/3/2015; Quyết
định số 13/2018/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 4 năm 2018 về việc ban hành
Quy chế công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh, hàng năm và các văn
bảng hướng dẫn của Ban Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và
Đào tạo đều xây dựng hướng dẫn quy chế hoạt động thi đua, khen thưởng đến
các cơ sở giáo dục, trường học cũng như các văn bản hướng dẫn về thi đua
thường niên, thi đua phong trào theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, Ban Thi đua - Khen thưởng
tỉnh,Tuy nhiên trên thực tế việc triển khai thực hiện Luật Thi đua, Khen
thưởng cũng như văn bản dưới Luật còn những bất cập, chồng chéo, chưa cụ
54
thể về đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, nội dung còn chung chung,
tiêu chí chưa cụ thể, rõ ràng, còn mang nhiều định tính, do đó ảnh hưởng đến
công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Phú Yên trong thời gian qua.
Quá trình triển khai công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
của ngành giáo dục tỉnh Phú Yên trong thời gian qua chưa thực hiện một cách
có hiệu quả và thiết thực mà chủ yếu là hướng dẫn bằng văn bản đến các đơn
vị, cơ sở giáo dục. Do đó, các đơn vị, cơ sở giáo dục thực hiện công tác thi
đua, khen thưởng còn nhiều bất cập, hạn chế. Do tiêu chí thi đua chưa rõ ràng,
cụ thể dẫn đến việc xét khen thưởng khó phân biệt được những tập thể xuất
sắc với tập thể khá cũng như giữa cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; bình bầu xét khen thưởng của Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng các cấp chưa có tinh thần trách nhiệm cao, bình bầu,
suy tôn xét khen thưởng còn theo tư tưởng nể nang, thiên về tình cảm.
Công tác triển khai, hướng dẫn về Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị
định, văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Thi
đua – Khen thưởng và Sở Giáo dục và Đào tạo về thi đua, khen thưởng đến
các cơ sở giáo dục chưa được triển khai sâu rộng, chủ yếu là hướng dẫn bằng
văn bản, ít được tổ chức tập huấn cho công chức, viên chức, người lao động
làm công tác thi đua, khen thưởng. Trong thời gian qua, công tác thi đua,
khen thưởng còn nhiều hạn chế và bất cập như: Phong trào thi đua chưa thật
sự sôi nổi, hoạt động phong trào giữa các cơ sở giáo dục không đồng đều, tổ
chức phong trào thi đua còn hình thức, chưa thúc đẩy, lôi cuốn mọi người
tham gia; một số trường chưa ban hành quyết định thành lập hội đồng sáng
kiến cấp cơ sở; bình xét thi đua không đúng quy trình, không đăng ký danh
hiệu thi đua, nhưng cuối năm học vẫn bình xét; khen thưởng chủ yếu là khen
thường niên theo năm học, số lượng khen cho thành tích đột xuất hoặc chuyên
55
đề còn thấp; hồ sơ đề nghị khen thưởng báo cáo thành tích không đúng quy
định, không đảm bảo nội dung báo cáo theo biểu mẫu tại Nghị định số
39/2012/NĐ-CP, ngày 27/4/2012 và Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, ngày
31/7/2017 của Chính phủ; vẫn còn nhiều bản thành tích sai về thể thức và kỹ
thuật trình bày văn bản; chưa nêu bật thành tích đạt được, những việc làm
mới; chưa nêu rõ được hiệu quả sáng kiến mang lại; cá nhân đề nghị khen
thưởng chưa phân biệt được danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Vì
vậy, hồ sơ khen thưởng phải hướng dẫn chỉnh sửa nhiều lần, mất nhiều thời
gian. Đối với hồ sơ đề nghị khen cấp nhà nước từ Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ trở lên do trình nhiều cấp, nhiều thủ tục nên kết quả khen thưởng
còn chậm.
Có thể nói, trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về thi đua,
khen thưởng trong ngành Giáo dục tỉnh Phú Yên còn nhiều hạn chế, chưa
hướng dẫn cụ thể về các phong trào thi đua, khen thưởng đột xuất, khen
thưởng chuyên đề, mà chủ yếu hướng dẫn khen thưởng thường niên theo năm
học; chưa thường xuyên tổ chức tập huấn cho công chức, viên chức, người lao
động làm công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị giáo dục nên có
trường hợp cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thi đua, khen thưởng của trường
không nắm được văn bản mới về thi đua, khen thưởng dẫn đến tham mưu xét
khen thưởng không đúng quy định. Do đó, việc thực hiện công tác này tại các
cơ sở giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa đúng quy trình, hồ sơ không đảm bảo
theo quy định về báo cáo thành tích.
2.2.3. Công tác thực hiện chính sách về thi đua, khen thưởng trong
lĩnh vực giáo dục
Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của chính sách
trong việc tạo động lực để thúc đẩy thi đua, khen thưởng, Sở Giáo dục và Đào
tạo tỉnh Phú Yên đã thực hiện đầy đủ những quy định về chính sách về thi
56
đua, khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng. Trong giai
đoạn năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018, Ủy ban nhân dân tỉnh đã
ban hành Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND, ngày 27/3/2015 và Quyết định
số 13/2018/QĐ-UBND ngày 27/4/2018 của UBND tỉnh Phú Yên về việc ban
hành quy chế về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh.
Mục đích của công tác thi đua, khen thưởng là khen thưởng đúng
người, đúng việc, thực hiện theo phương châm “chính xác, công khai, công
bằng, kịp thời”.
Nhằm đưa công tác thi đua, khen thưởng của các cơ sở giáo dục trong
toàn ngành giáo dục tỉnh Phú Yên đi vào nề nếp nhằm thúc đẩy, lôi cuốn
phong trào thi đua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chia khối thi đua giữa các
trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, Trung học phổ thông, Trung
tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và đơn vị trực thuộc
thành 6 khối thi đua. Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện phân chia khối,
cụm thi cho các đơn vị trường học do huyện phụ trách. Qua đó, ngành đã cụ
thể hóa hướng dẫn thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về
việc hướng dẫn Quy chế hoạt động thi đua khối về nội dung, tiêu chuẩn, cũng
như tổ chức thực hiện.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 03/6/1998
của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn
mới và Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 04/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi
mới công tác thi đua, khen thưởng. Trong thời gian qua, công tác thi đua,
khen thưởng của ngành giáo dục tỉnh Phú Yên ngày càng đi vào chiều sâu và
có nề nếp.
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên
đã xác định được mục đích của thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao chất
57
lượng dạy và học, đưa phong trào thi đua của ngành từng bước phát triển toàn
diện, gắn với việc đổi mới sáng tạo trong dạy và học, đồng thời đáp ứng được
yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong những năm tiếp
theo.
Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo và
các Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Phú Yên hướng dẫn Quy chế
hoạt động thi đua khối đến các khối thi đua thuộc Sở và phòng tổ chức. Qua
đó, các khối thi đua căn cứ điều kiện thực tế của khối đã cụ thể hóa tiêu chí
thi đua của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên, tổ chức Hội nghị tổng kết
thi đua với hoạt động chấm chéo, bình bầu suy tôn, xét đề nghị khen vào dịp
cuối năm học. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên tổ chức tuyên dương và
trao thưởng tại Hội nghị tổng kết năm học của ngành.
Trong 5 năm học qua (năm học 2013 - 2014 đến năm học 2017 - 2018),
việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước của ngành đã thể hiện rõ
được vai trò, trách nhiệm của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở, các tổ chức đoàn
thể. Hàng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Sở Giáo dục và Đào tạo và
Hội đồng thi đua khen thưởng của 9 huyện thị xã, thành phố tỉnh Phú Yên tổ
chức tổng kết và ký kết giao ước thi đua cho các Khối, Cụm thi đua trực thuộc
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên và phòng Giáo dục trên cơ sở nhiệm vụ
chính trị của từng cấp học và đơn vị trực thuộc. Các phong trào thi đua đã
thực sự được nâng lên về chất và đi vào chiều sâu; công chức, viên chức và
người lao động trong toàn ngành tham gia đông đảo và có tính tự giác cao.
Nhiều tập thể, cá nhân, điển hình tiên tiến đã được nêu gương, biểu dương,
góp phần quan trọng cho thành công của phong trào thi đua yêu nước của
ngành về phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy trong tình
hình mới.
58
Các phong trào thi đua yêu nước được diễn ra trong suốt năm học, theo
từng thời điểm, của từng phong trào phù hợp thực tế với từng đơn vị, địa
phương, hòa vào phong trào thi đua yêu nước của tỉnh và riêng ngành Giáo
dục tỉnh Phú Yên. Cụ thể như sau:
Phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”: Đây là phong trào thi đua xuyên
suốt, cốt lõi của ngành Giáo dục và Đào tạo. Phong trào được ngành Giáo dục
và Đào tạo tỉnh Phú Yên phát động có nội dung, tiêu chí và khen thưởng cụ
thể.
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”: Thực hiện phát động của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào
tạo tỉnh Phú Yên đã triển khai trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú
Yên về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”. Qua phong trào, các đơn vị, cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến phổ
thông đã tạo ra khung cảnh sư phạm khang trang, lớp học thân thiện, có nhiều
hoạt động vui tươi, lành mạnhNhững việc làm cụ thể, thiết thực đã góp
phần làm chuyển biến từ nhận thức đến hành động của đội ngũ cán bộ quản
lý, nhà giáo và học sinh. Điều đó đã chứng minh cho hiệu quả thiết thực của
phong trào.
Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về
tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên đã phối hợp với Công đoàn
ngành Giáo dục tỉnh phát động cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong toàn thể công chức, viên chức
và người lao động toàn ngành. Cuộc vận động đã được đông đảo công chức,
viên chức và người lao động trong toàn ngành hưởng ứng, tham gia tích cực.
Tuy nhiên, phong trào thi đua ở một số cơ sở giáo dục còn mang tính
59
hình thức. Đa số đơn vị, khi phong trào thi đua mới được phát động thì hăng
hái tham gia, nhưng sau một thời gian ngắn thì lại buông lỏng, ít được quan
tâm, tiếp tục tích cực tham gia...
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua của ngành Giáo dục tỉnh
Phú Yên chưa kịp thời nắm bắt những vấn đề từ thực tiễn đặt ra, chưa thu hút,
lôi cuốn, phát huy, tạo được động lực cho công tác thi đua từ cơ sở. Phong
trào thi đua chưa phát triển đồng đều và rộng khắp tại các cơ sở giáo dục;
nhiều trường học còn lúng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_thi_dua_khen_thuong_trong_linh.pdf