Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu, biểu đồ
MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 8
7. Kết cấu của luận văn . 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ THU NGÂN SÁCH . 10
1.1. Những vấn đề chung về ngân sách nhà nước và thu ngân sách . 10
1.1.1. Ngân sách nhà nước . 10
1.1.2. Thu ngân sách nhà nước . 14
1.2. Quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp huyện . 18
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp huyện . 18
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp huyện . 21
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp huyện . 23
1.2.4. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp huyện . 28
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách cấp huyện . 30
1.3.1. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước . 30
1.3.2. Hệ thống các văn bản pháp luật . 31
112 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át triển kinh
tế xã hội của tỉnh; có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp và
công nghiệp, do vậy, hoạt động quản lý thu ngân sách cũng có nhiều thuận
lợi: lao động từ các huyện, tỉnh khác đến làm việc tại các khu, cụm công
nghiệp, nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở tăng lên do vậy kéo theo sự phát triển
của các ngành dịch vụ; các doanh nghiệp đến đầu tư vào các khu, cụm công
nghiệp, trên địa bàn huyện ngoài việc nộp tiền thuê đất còn thực hiện nghĩa vụ
nộp các khoản thuế theo quy định; với đặc điểm là huyện có nhiều ngành
nghề, vị trí địa lý thuận lợi nên số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, kinh tế hộ
gia đình phát triển làm tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
42
- Vị trí địa lý kết hợp giao thông thuận tiện, có khu, cụm công nghiệp
nên giá trị đất đai, bất động sản trên địa bàn huyện được nâng lên, nguồn thu
từ thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, thu thuế chuyển
nhượng cũng đáng kể.
- Nhu cầu sử dụng dịch vụ hành chính công của các cá nhân tăng lên
nên nguồn thu từ thu phí, lệ phí được nâng lên góp phần cải thiện nguồn thu
NSNN của huyện.
Tuy có nhiều thuận lợi song hoạt động QLNN về thu ngân sách của
huyện còn gặp nhiều khó khăn như:
- Số doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh tăng nhanh với nhiều ngành
nghề khác nhau; nhiều doanh nghiệp có thủ đoạn tinh vi trong kinh doanh
nhằm trốn thuế, tránh việc thực hiện nghĩa vụ với người lao động trong khi số
lượng đội ngũ cán bộ thu ngân sách chưa được bố trí thỏa đáng, năng lực
chuyên môn của một số cán bộ còn hạn chế, không bao quát, giám sát hết hoạt
động của đối tượng chịu thuế, phí, lệ phí
- Giá trị bất động sản thực tế trên thị trường tăng cao nhưng việc khai
báo giá trị chuyển nhượng với cơ quan thuế thấp hơn thực tế, nhưng chưa có
cơ chế, biện pháp quản lý chặt chẽ nên dẫn đến thất thu NSNN từ thuế,
chuyển nhượng đất đai.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về thu ngân sách trên
địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Hệ thống bộ máy tổ chức quản lý thu ngân sách
Trong những năm qua, bộ máy tổ chức quản lý thu NSNN trên địa bàn
huyện Phong Điền đã đạt những kết quả tích cực; các cơ quan liên quan phối
hợp phân chia quyền hạn hợp lý, không chồng chéo lẫn nhau. Trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện Phong Điền trong quản lý thu
ngân sách cụ thể như sau:
43
Chú thích: Quan hệ trực thuộc Quan hệ phối hợp
- UBND huyện Phong Điền:
+ Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện; dự toán thu, chi ngân sách
địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách huyện; quyết toán ngân
sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường
hợp cần thiết trình HĐND huyện quyết định và báo cáo UBND tỉnh, Sở tài
chính Thừa Thiên Huế
+ Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra UBND các
xã, thị trấn xây dựng và tổ chức thực ngân sách; kiểm tra nghị quyết của HĐND xã,
thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.
Hình 2.1: Hệ thống bộ máy tổ chức quản lý thu ngân sách
tại huyện Phong Điền
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
44
- Phòng tài chính – kế hoạch: thực hiện Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định phòng tài
chính – kế hoạch huyện là cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND huyện
thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực tài chính, tài sản, kế hoạch đầu tư,
đăng ký kinh doanh, thống nhất về quản lý kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân
theo quy định của pháp luật. Phòng tài chính – kế hoạch huyện chịu sự chỉ
đạo về chuyên môn của Sở tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Nhiệm vụ QLNN về thu ngân sách của Phòng tài chính – kế hoạch
huyện Phong Điền cụ thể như sau: (1) Tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách, các kế hoạch, chương trình đã được
cấp thẩm quyền phê duyệt trong lĩnh vực tài chính nói chung, lĩnh vực thu
ngân sách nói riêng; (2) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện
Phong Điền xây dựng dự toán ngân sách hàng năm theo hướng dẫn của Sở tài
chính, trình UBND huyện xem xét và HĐND huyện quyết định; (3) Lập
phương án phân bổ dự toán ngân sách huyện, lập dự toán điều chỉnh trong
trường hợp cần thiết theo quy định, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết
định, bảo đảm tiến độ thực hiện; (4) Hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý ngân
sách của UBND phường và các phòng, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị thuộc
huyện; (5) Tổng hợp thu, chi NSNN trên địa bàn huyện; lập quyết toán ngân
sách huyện và tổng quyết toán ngân sách trên địa bàn huyện theo quy định;
(6) Phối hợp với Chi cục thuế huyện Phong Điền trong việc quản lý công tác
thu NSNN trên địa bàn huyện; phối hợp với Kho bạc nhà nước Phong Điền
thực hiện cấp phát đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức cho
các đối tượng sử dụng ngân sách; (7) Được quyền yêu cầu các đơn vị liên
quan cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác QLNN về tài chính,
tài sản.
45
- Kho bạc nhà nước Phong Điền: hướng dẫn các đơn vị dự toán mở tài
khoản để giao dịch. Kiểm soát, thanh toán kịp thời, đầy đủ khi đã có đủ điều
kiện và đúng thời gian quy định. Hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh toán
trong năm, nhận xét về kết quả chấp hành chế độ quản lý, chấp hành các chế
độ, chính sách, định mức theo quy định của pháp luật
- Chi cục thuế Phong Điền: là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện triển
khai mọi hoạt động về thu ngân sách trên địa bàn quận; triển khai công việc
theo đúng chức năng, nhiệm vụ của chi cục và chịu sự chỉ đạo, điều hành của
Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế; đồng thời chấp hành một số quy định riêng
trong huyện theo quy định của chính quyền huyện Phong Điền. Chi cục có
trách nhiệm tham mưu cấp ủy, chính quyền huyện trong việc chỉ đạo công tác
thu ngân sách trên địa bàn. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong công
tác thu và chống thất thu ngân sách trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua, huyện Phong Điền đã coi trọng việc tổ chức bộ máy
quản lý thu NSNN, quan tâm đến các cán bộ làm công tác quản lý NSNN trên địa
bàn. Các cơ quan tài chính, Chi cục thuế, Kho bạc nhà nước đã có sự phối hợp chặt
chẽ, thường xuyên theo dõi, thông báo tình hình các khoản thu trên hệ thống Thông
tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) nên công tác quản lý thu NSNN đã cải
thiện đáng kể hoạt động của bộ máy quản lý thu NSNN
2.2.2. Lập dự toán thu ngân sách
Luật NSNN 2015 quy định: dự toán NSNN hàng năm được lập phải
căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc
phòng. Các khoản thu trong dự toán phải được xác định trên cơ sở tăng
trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu
ngân sách.
46
STT Đơn vị trích dẫn Trình tự các bước
1 - UBND huyện - Phòng TC-KH 2 - Các đơn vị sử dụng ngân sách - UBND xã, thị trấn 3 - Phòng TC-KH - Chi cục thuế
4 - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
5 - UBND huyện - Phòng TC-KH - Chi cục thuế
6 - HDND huyện
7 - UBND huyện
8 - Các đơn vị sử dụng ngân sách - UBND xã, thị trấn (HĐND xã, thị trấn phê duyệt)
9 - UBND huyện - Phòng TC-KH 10 - Các đơn vị sử dụng ngân sách - UBND xã, thị trấn - KBNN Phong Điền
11 - Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế - Chi cục thuế Phong Điền - Người nộp thuế - KBNN Phong Điền
12 - Phòng TC-KH - KBNN Phong Điền - Chi cục thuế - UBND huyện
13 - HĐND huyện phê chuẩn - Sở tài chính thẩm định
14 - Phòng TC-KH - UBND huyện - Các đơn vị sử dụng NSNN - UBND xã, thị trấn
Hình 2.2: Quy trình lập dự toán thu ngân sách hàng năm
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Hướng dẫn lập dự toán thu
Lập dự toán thu các đơn vị
Tổng hợp dự toán thu ngân sách
Tỉnh giao dự toán thu NSNN
Dự kiến phân bổ dự toán thu NSNN
Phê chuẩn phân bổ dự toán thu ngân
Giao dự toán thu NSNN cho các xã, thị trấn, các đơn vị sử dụng, chi cục thuế
Lập dự toán chi tiết theo dự án được giao
Phê duyệt
Lưu hồ sơ
Thẩm định
Thực hiện thu theo dự án và báo cáo quyết toán định kỳ
Đăng ký nộp thuế Quản lý người nộp thuế Thanh tra, kiểm tra thuế Theo dõi nộp thuế
Tổng hợp, báo cáo thu NSĐP năm
47
Trong giai đoạn 2017 - 2019 quy trình lập dự toán thu NSNN đã được
thực hiện theo các quy định của Luật NSNN; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP
ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
NSNN; Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Nghị quyết số
11/2016/NQ-HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 08/12/2016 về việc Phân cấp
nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia ngân sách giữa các cấp chính
quyền địa phương giai đoạn 2017 - 2020.
Căn cứ vào chỉ thị của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài chính và
thông báo kiểm tra về dự toán ngân sách của Sở Tài chính cho UBND huyện.
Căn cứ vào chủ trương huyện uỷ, Nghị quyết HĐND huyện, kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội và dự toán thu ngân sách của các đơn vị, phòng ban, các
xã, trị trấn, vào tháng 7 hàng năm UBND huyện giao cho Phòng Tài chính -
Kế hoạch huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan như Chi cục
Thuế tham mưu ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác lập dự toán,
tổ chức và hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc huyện trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ của mình cũng như ước thực hiện các khoản thu của năm hiện
hành để tiến hành xây dựng dự toán thu của đơn vị cho năm kế hoạch.
UBND các xã, thị trấn lập dự toán thu ngân sách năm kế hoạch gửi cho
phòng Tài chính – Kế hoạch và Chi cục thuế làm cơ sở tổng hợp xây dựng dự
toán thu trên toàn địa bàn báo cáo UBND huyện trình HĐND huyện xem xét
quyết định, trước khi báo cáo lên UBND tỉnh.
Trong quá trình lập dự toán NSNN đảm bảo tổng số thu thuế và phí, lệ
phí và các khoản thu được tổng hợp đầy đủ, phù hợp với tốc độ tăng trưởng
chung. Dự toán thu ngân sách của các đơn vị phải lập theo đúng nội dung,
biểu mẫu, thời hạn và thể hiện đầy đủ các khoản thu theo mục lục NSNN và
hướng dẫn của Bộ tài chính, Sở tài chính.
48
Các khoản thu từ thuế phải được lập trên cơ sở các bộ thuế do Chi cục
thuế quản lý thu, tình hình thực hiện dự toán thu của các năm liền kề và tốc độ
phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó các khoản thu phí, lệ phí,
thu khác cũng được các cơ quan quản lý thu lập cùng với sự thẩm định của cơ
quan tài chính, để hình thành nên dự toán thu ngân sách hàng năm.
Chi cục thuế triển khai việc lập dự toán thu thuế cho các địa phương,
đơn vị trên cơ sở phân cấp nguồn thu để lập bộ cho từng bộ thuế, các khoản
thu và tốc độ phát triển chung của quận tiến hành xây dựng dự toán thu
NSNN cho từng khoản thu thuế, phí trước bạ...
Trong công tác lập dự toán thu, các khoản thuế ngoài quốc doanh được
phân cấp cụ thể như sau: cấp huyện thì đảm nhận việc lập dự toán và quản lý
thu thuế đối với doanh nghiệp, công ty trên địa bàn huyện được phân cấp
(theo phân cấp hiện nay thì cấp quận quản lý các doanh nghiệp có vốn đăng
ký dưới 70 tỷ); cấp xã thực hiện lập dự toán và quản lý thu đối các hộ kinh
doanh cá thể.
Đối với các khoản thu phí, lệ phí, thu khác giao cho các cơ quan trực
tiếp thu thực hiện lập dự toán, sau đó được Phòng tài chính kế hoạch huyện
cùng Chi cục thuế tổng hợp theo từng lĩnh vực, trình UBND huyện xem xét.
Việc lập dự toán thu NSNN hàng năm được huyện chỉ đạo triển khai theo
đúng quy trình của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi
hành của các cơ quan chức năng, đảm bảo phù hợp với việc phân cấp nguồn
thu và nhiệm vụ chi, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như cơ
cấu tỷ trọng trong từng khoản thu NSNN của địa phương.
49
Bảng 2.1: Bảng số giao dự toán thu ngân sách nhà nước của huyện Phong Điền giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Thu NSNN trên địa bàn huyện 99,218 192,830 200,010
Thu cân đối NSNN 96,160 191,330 197,260
Các khoản thu để lại chi qua quản lý NSNN 3,058 1,500 2,750
(Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch huyện Phong Điền)
Qua bảng số lập dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Phong Điền giai
đoạn 2017- 2019 cho thấy, số giao dự toán hàng năm của huyện năm sau đều
cao hơn năm trước. Số thu bình quân của giai đoạn này là 164,019 triệu đồng,
trong đó thu cân đối NSNN bình quân là 161,583 triệu đồng, thu để lại chi
qua quản lý NSNN bình quân là 2,436 triệu đồng. Dự toán thu NSNN năm
2018 tăng 94,3% so với năm 2017, năm 2019 tăng 102% so với năm 2017.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2017 – 2019 (Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch huyện Phong Điền)
50
Nhìn vào biểu đồ nhận thấy thu cân đối NSNN tăng theo từng năm
trong đó các khoản thu để lại chi qua quản lý NSNN lại giảm theo từng năm,
nguyên nhân là nguồn thu huy động đóng góp, cũng như viện trợ trên địa bàn
huyện ngày càng giảm.
Dự toán thu ngân sách tăng là nhờ sự hỗ trợ xúc tiến của tỉnh, nỗ lực
phối hợp triển khai của huyện nên đã thu hút được nhiều dự án trở thành
“điểm sáng” của tỉnh về thu hút đầu tư. Trên địa bàn toàn huyện có 122 doanh
nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, các ngành nghề truyền thống mộc Mỹ
Xuyên, đệm bàng Phò Trạch, gốm Phước Tích, nón lá Thanh Tân, lưới Vân
Trình góp phần khai thác có hiệu quả tài nguyên, giải quyết việc làm, tăng
thêm thu nhập cho người lao động. Bên canh đó, việc đánh bắt và nuôi trồng
thủy, hải sản, đặc biệt là nuôi tôm trên cát đang mở ra hướng đi mới, mang lại
giá trị kinh tế cao và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Dịch vụ về
thương mại có bước phát triển, đến nay, đã hình thành khu dịch vụ hậu cần
ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu vực ngoài bệnh viện Trung ương Huế cơ
sở 2, phát triển các Trung tâm thương mại An Lỗ, Điền Lộc...
Như vậy, có thể khẳng định công tác lập dự toán thu NSNN huyện
Phong Điền hầu như tuân thủ đúng những quy định của pháp luật trong quản
lý việc lập dự toán thu NSNN, đã đảm bảo đúng quy trình, nội dung, bao quát
các nguôn thu, tập trung bám sát với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của
huyện và đáp ứng được các yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên
Tuy nhiên, trong công tác lập dự toán hàng năm vẫn còn tồn tại bất cập
về thời gian, gây ra nhiều áp lực cho các đơn vị dự toán trong quá trình lập kế
hoạch thu NSNN cho năm tiếp theo. Công tác lập dự toán thu ngân sách của
các phòng, ban, ngành, các đơn vị trên địa bàn huyện còn thiếu tính tích cực,
dự toán thu thường xây dựng thấp, dự toán chi ngân sách lại đưa ra nhu cầu
cao hơn thực tế, trong khi khả năng cân đối, bù đắp của ngân sách cấp trên
còn rất khó khăn. Điều đó gây khó khăn cho quá trình thảo luận giao kế hoạch
thu, dẫn đến sự áp đặt về số thu của cơ quan quản lý NSNN cấp trên.
51
Ngoài ra, việc xây dựng dự toán thu có lúc chỉ dựa vào các bộ thuế đã
được lập từ các năm trước đây, chưa thường xuyên rà soát lại sự thay đổi
thường xuyên của các bộ thuế, chưa dự toán được sự biến động các khoản
thu: như các khoản thu về thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, phí lệ phí,
các khoản thu khác, các khoản thu quản lý qua ngân sách... dẫn đến chất
lượng dự toán do các cơ quan, đơn vị lập chưa cao, ít tính thuyết phục...
2.2.3. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách
Hàng năm, trên cơ sở dự toán thu NSNN được giao, Phòng kế hoạch –
tài chính phối hợp với Chi cục thuế tham mưu cho UBND huyện Phong Điền
tiến hành phân bổ và chỉ đạo các phòng, ban, ngành, các đơn vị dự toán trên
địa bàn huyện tổ chức thực hiện. Việc chấp hành dự toán thu NSNN được
thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản pháp luật có
liên quan.
Công tác quản lý thu NSNN bám sát với dự toán giao, chi tiết theo từng
mục lục ngân sách. Mọi khoản thu ngân sách đều được thu kịp thời, đầy đủ
vào NSNN qua Kho bạc nhà nước Phong Điền theo đúng chế độ, tiêu chuẩn,
định mức quy định. Nhờ vậy, kết quả thu NSNN trên địa bàn huyện luôn hoàn
thành chỉ tiêu tỉnh giao và đáp ứng được các nhiệm vụ chi.
52
(Nguồn: UBND huyện Phong Điền)
(1): Các đơn vị dự toán thông báo trực tiếp đến tập thể, cá nhân có
nghĩa vụ nộp NSNN
(2): Tập thể, cá nhân có nghĩa vụ nộp NSNN phải nộp tiền cho các đơn
vị dự toán
(3): Phòng tài chính – kế hoạch chỉ đạo các đơn vị dự toán
(4): Các đơn vị dự toán nộp tiền vào Kho bạc nhà nước
(5): Tập thể, cá nhân có nghĩa vụ nộp NSNN nộp tiền trực tiếp bào KBNN
(6): Chi cục thuế thông báo trực tiếp tới tập thể, cá nhân có nghĩa vụ
nộp NSNN
(7): Tập thể, cá nhân có nghĩa vụ nộp NSNN nộp tiền vào Chi cục thuế
(8): Phòng tài chính kế hoạch huyện, chi cục thuế huyện, KBNN huyện
Phong Điền phối hợp với nhau trong quản lý thu NSNN
Việc QLNN về thu ngân sách tại huyện Phong Điền được thực hiện
trên cơ sở pháp lý: Luật phí và lệ phí 2015; Luật quản lý thuế 2006 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13 và Luật số
71/2014/QH13; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia
7
8 8
1 Tập thể, cá nhân có nghĩa vụ nộp NSNN
Các đơn vị dự toán
Phòng Tài chính kế hoạch huyện Kho bạc nhà nước Phong Điền
Chi cục thuế Phong Điền
2
3 4 5 6
Hình 2.3: Quy trình tổ chức thực hiện thu ngân sách nhà nước
huyện Phong Điền
53
tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế 2016; Luật thuế thu nhập
cá nhân sửa đổi và bổ sung 2012; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
2013; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014; Nghị định số 91/2014/NĐ-CP
ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều tại
các Nghị định về thuế; Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng o2 năm
2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
về thuế; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số
76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một
số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của
Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất; Thông tư số 77/2014/TT-
BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của
Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng
dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định
chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư
119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC; Thông tư 84/2016/TT-
BTC hướng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế
và thu nội địạ; Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài
chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghi định số
163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Ngân sách nhà nước
QLNN về thu ngân sách là hoạt động quản lý bao gồm nhiều khoản thu,
việc đi sâu nghiên cứu chi tiết từng nội dung thu là rất rộng lớn và phức tạp,
trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung
54
thu chính trên địa bàn huyện, bao gồm: thu từ thuế; phí, lệ phí; các khoản thu
từ đất và thu khác.
2.3.3.1. Hoạt động quản lý thu thuế
Thuế là nguồn thu chính của ngân sách huyện Phong Điền nên những
năm qua nhờ sự tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với hoạt động thu ngân sách
nói chung và thu thuế nói riêng, hoạt động quản lý thu thuế đã đạt những kết
quả to lớn.
Bảng 2.2: Nội dung các khoản thuế thu trên địa bàn huyện Phong Điền
thực hiện giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Nội dung
Thực hiện trong năm
Năm
2017
Năm
2018
Năm
2019
1 Thuế từ khu vực ngoài quốc doanh 34,000 38,000 39,500
1.1 Thuế giá trị gia tăng 28,879 31,100 31,070
1.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3,300 4,000 5,030
1.3 Thuế tài nguyên 1,500 2,500 3,00
1.4 Thuế tiêu thụ đặc biệt 50 100 100
1.5 Thu khác ngoài quốc doanh 270 300 300
2 Thuế thu nhập cá nhân 4,500 5,700 6,290
3 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 60 50 50
(Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch huyện Phong Điền)
Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của huyện không ngừng được củng cố
và tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế đã có bước thay đổi rõ nét về
trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, góp phần quyết định đến việc hoàn
thành và hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách hàng năm được tỉnh giao và
huyện giao. Tổng các khoản thuế thu được trên địa bàn tăng qua các năm,
55
trong đó, nguồn thuế thu từ khu vực ngoài quốc doanh là chủ yếu và chiếm tỷ
lệ cao nhất.
Hoạt động quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hướng tích cực, công
khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự
giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng được nâng lên. Thuế từ khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh là khoản thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
thuế của huyện và cũng là nội dung trọng tâm trong hoạt động quản lý thu
thuế của Chi cục thuế huyện Phong Điền. Nhận thức rõ điều này, UBND huyện đã
ban hành nhiều chủ trương, chính sách để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi,
nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các khoản thuế thu trên địa bàn huyện Phong Điền
giai đoạn 2017 – 2019
(Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch huyện Phong Điền)
UBND huyện Phong Điền cũng như Chi cục thuế huyện cũng đã tập
trung vào việc đề ra các biện pháp để hoàn thành dự toán thu được giao, tăng
56
cường các biện pháp nghiệp vụ trong công tác thuế, trong đó tập trung vào
việc chống thất thu, sót hộ, gian lận thương mại, không chấp hành các quy
định của pháp luật về thu ngân sách, nợ đọng dây dưa về thuế.
Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ trên cho thấy trong giai đoan 2017 – 2019,
thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn hàng năm đều tăng từ 4,500 triệu đồng
năm 2017 lên 6,290 triệu đồng năm 2019, bình quân thu 5,496 triệu đồng/
năm, nhưng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có mức tăng chậm thậm chí là
giảm, điều nay chưa phù hợp với thực tế quy hoach sử dụng đất của huyện.
Phong Điền là huyện trọng tâm phát triển công nghiệp, trong những năm vừa
qua diện tích đất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ và phát triển các khu đô thị
loai 4 tăng nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm, với số thu thuế đất phi
nông nghiệp như trên thể hiện sự quản lý chưa chặt chẽ trong hoạt động quản
lý thu thuế đất phi nông nghiệp trên địa ban huyện.
2.3.3.2. Hoạt động quản lý thu tiền sử dụng đất
Trong những năm qua, hoạt động QLNN về thu ngân sách về đất đai
của huyện Phong Điền cơ bản đi vào nề nếp, góp phần phát triển kinh tế xã
hội của huyện. Giai đoạn 2017 - 2019, đất đai trên địa bàn được quản lý chặt
chẽ, cơ bản đã được giao đến các thành phần để sử dụng đúng mục đích và
hiệu quả, việc khai thác các nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện đã được
triển khai thực hiện và tăng thu thêm hàng năm, góp phần vào nguồn thu ngân
sách của huyện. Tuy nhiên, việc khai thác, tạo nguồn thu từ đất đai trên địa
bàn huyện hiện nay còn chưa tương ứng với tiềm năng, tính bền vững chưa
cao, chưa có kế hoạch để huy động tăng nguồn thu ngân sách từ đất đai phục
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung của huyện.
57
Bảng 2.3: Nội dung các khoản thu về đất trên địa bàn huyện Phong Điền
thực hiện giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Nội dung
Thực hiện trong năm
Năm
2017
Năm
2018
Năm
2019
1 Thu sử dụng đất 20,000 50,000 80,000
2 Thu tiền thuê đất 500 24,450 1,000
3 Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 500 330 0
(Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch huyện Phong Điền)
Do diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền ngày
càng tăng, vì vậy trong những năm qua thu tiền sử dụng đất tương đối lớn,
chủ yếu thu từ đấu giá đất nhỏ lẻ và xen kẹt và thu nợ đọng tiền sử dụng đất
của các năm trước. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 Nghị định số
45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng
đất, người sử dụng đất được gia hạn trả dần trong thời hạn là 5 năm, dẫn đến
khoản nợ đọng tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện rất lớn. Theo số liệu báo
cáo của Chi cục thuế số tiền nợ đọng thu tiền sử dụng đất đến 29/08/2019 trên
địa bàn quận chưa thu hồi được là 880.005.000 triệu đồng của 11 công ty,
doanh nghiệp. Và do những khó khăn này, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 79/2019/NĐ-CP ngày 26/10/2019 của Chính phủ sửa đổi điều 16 nghị định
số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của chính phủ quy định về thu
tiền sử dụng đất. Nghị định sửa đổi cũng quy định cụ thể về trình tự, thủ tục
ghi nợ tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân; về trách nhiệm của Văn
phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tài nguyên môi trường; về trách nhiệm
58
của cơ quan kho bạc thu tiền sử dụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_thu_ngan_sach_tren_dia_ban_huye.pdf