Luận văn Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

MỞ ĐẦ .1

CHưƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ TÔN

GIÁO .8

1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến luận văn . 8

1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước vê tôn giáo ở Việt Nam. 18

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo . 21

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo tại một số địa phương và bài

học kinh nghiệm cho huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. 30

CHưƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ TÔN GIÁO

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN.35

2.1. Khái quát về huyện Đồng Xuân . 35

2.2. Hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên . 40

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện

Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên . 48

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện

Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên . 56

CHưƠNG 3 PHưƠNG HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN.65

3.1. Dự báo xu hướng hoạt động tôn giáo ở Việt Nam . 65

3.2. Quan điểm và phương hướng của Đảng về tôn giáo .69

pdf117 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo ở huyện Đồng Xuân có số lượng tín đồ Công giáo tương đối với 1.957 tín đồ, có 3 cơ sở thờ tự gồm Nhà thờ Đa Lộc; Nhà Thờ Đồng Tre xã Xuân Phước; Nhà nguyện Suối Ré xã Xuân Quang 3 với tổng diện tích đất sử dụng thờ tự là 14.462m². Tín đồ Công giáo hoạt động bình thường theo chương trình của Tòa Giám mục tỉnh Phú Yên, chủ yếu là rao giảng, truyền đạo tại nhà thờ để củng cố đức tin, tăng cường xây dựng các hội đoàn, hoạt động của giới trẻ theo chương trình; trong thời gian qua, hoạt động của các giáo xứ trong khuôn khổ pháp luật, có thông báo, đăng ký và được sự chấp thuận của các cấp chính quyền, cơ bản chấp hành nội dung đăng ký và thông báo. Trong thời gian qua, chính quyền huyện đã cấp phép xây dựng cho một số cơ sở thờ tự Công giáo như cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất về việc giao 4.601 m2 đất tại xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân cho Giáo Nhà thờ Đa Lộc 45 để sử dụng vào mục đích tôn giáo. 2.2.2.3. Tin lành Đạo Tin lành ra đời ở châu Âu vào thế kỷ XVI, có nguồn gốc chính trị, xã hội sâu sa. Trước hết là sự xuất hiện của giai cấp tư sản với những yêu cầu mới về chính trị, xã hội, tư tưởng tôn giáo. Từ thế kỷ XVII giai cấp tư sản ở châu Âu bước lên vũ đài chính trị, tự khẳng định mình bằng một loạt các cuộc cách mạng tư sản ( cách mạng tư sản Anh - 1946, cách mạng tư sản Pháp - 1789). Nếu cuối thế kỷ XVII, mới có 70 triệu tín đồ thì cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX có trên 200 triệu tín đồ. Trên địa bàn huyện có 709 tín đồ theo đạo tin lành với 1 cơ sở thờ tự, diện tích đất thờ tự là 638m2. Những người theo đạo Tin lành ở huyện Đồng Xuân chưa nhiều đa số là người bệnh tật, có hoàn cảnh khó khăn. Do họ được truyền đạo tuyên truyền là ai ốm đau bệnh tật thì theo học và và tin nhận chúa, đọc kinh thánh ca hát, cầu nguyện sẽ mau khỏi bệnh. Việc truyền đạo Tin lành trái phép ở một số địa phương đã gây chia rẽ, mất đoàn kết, phương hại đến tình cảm dòng họ, gia đình. Mặt khác còn có nguy cơ làm mất ổn định về an ninh chính trị địa phương. Cơ quan QLNN về tôn giáo thường xuyên tổ chức giao ban, kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở tôn giáo trên địa bàn huyện; tham mưu cho Thường trực Huyện ủy - Lãnh đạo UBND huyện về công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín ngưỡng tôn giáo và việc QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện. 2.2.2.4. Các hiện tượng tôn giáo mới Hiện nay, việc phân rẽ những tôn giáo thành nhiều phái khác nhau đang là hiện tượng phổ biến của tất cả các tôn giáo trên thế giới, được biểu hiện ở các nước khác nhau, trong đó có Việt Nam. Trong những thập kỷ gần đây, đã phát sinh hàng loạt tôn giáo mới, xuất hiện hàng chục tôn giáo mới đã được sự chấp nhận của cộng đồng người và 46 tồn tại như một thực thể khách quan trong đời sống tôn giáo của nhân loại. Trên địa bàn huyện Đồng Xuân trong thời gian qua xuất hiện nhiều hiện tượng tôn giáo mới như “thờ Đức ngọc phật Hồ Chí Minh”, “thờ Mẫu”, “đạo Hà Mòn”, Thanh hải vô thượng sư" Những hiện tượng tôn giáo này là những “tà giáo” giả tôn giáo để hoạt động chống phá chế độ. Chúng đội lốt tôn giáo, cấu kết với bọn Fulro phản động trong và ngoài nước dụ dỗ, mua chuộc đồng bào có đạo. Với mục đích gây rối an ninh chính trị, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, chúng đã móc nối và có các hoạt động gây chia rẽ giữa các tôn giáo trên địa bàn huyện. 2.2.2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân - Ưu điểm Về cơ bản, các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện diễn ra theo đúng nội dung, chương trình sinh hoạt đã đăng ký với chính quyền địa phương. Các chức sắc, chức việc và bà con tín hữu đã chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân; tham gia hưởng ứng các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể tại địa phương ngoài việc quan tâm nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần cho bà con tín đồ đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho chi hội và các điểm nhóm tổ chức các sinh hoạt theo nội dung, chương trình đã đăng ký nên chức sắc, tín đồ phấn khởi, an tâm, tin tưởng vào chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập trung chăm lo sản xuất và ổn định đời sống và đảm bảo an ninh trật tự. Điều đáng ghi nhận là đồng bào có đạo trên địa bàn huyện đã ngày một nâng cao nhận thức hơn, nắm rõ hơn các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta đối với tôn giáo, do đó ngày càng tự tin hòa nhập và 47 xây dựng cuộc sống theo hướng “tốt đời đẹp đạo”, kết hợp hài hòa đời- đạo. Tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện, nhân đạo, cứu trợ thiên tai, giúp đỡ gia đình có công, gia đình diện chính sách trên địa bàn huyện. - Nhược điểm Việc nhận thức về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta của một bộ phận giáo chức, giáo việc và tín đồ còn hạn chế, chưa thật sự cởi mở khi tiếp xúc hay làm việc với cơ quan nhà nước, còn dè dặt, thận trọng. Sau khi đăng ký điểm nhóm và công nhận các chi hội, các tín đồ tại các điểm nhóm, chi hội, hiện nay luôn gia tăng về số lượng, hầu hết các điểm nhóm đều họp đồng mượn nhà của các tín đồ do vậy việc cơi nới, sửa chữa nhà để phục vụ cho việc hành đạo là vấn đề nhạy cảm cần đặt ra trong thời gian đến, việc lo ngại nhất là biến nhà dân thành cơ sở nhà nguyện, đồng thời cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn một bộ phận quần chúng theo đạo Tin lành bị nhiễm tư tưởng dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa ly khai của FULRO quen gọi là “Tin lành Đề gar” nên vẫn chưa chịu khó làm ăn để xóa đói giảm nghèo, mà vẫn còn ỷ lại trông chờ vào thế lực bên ngoài. Việc quản lý sinh hoạt của các tín đồ chưa chặt chẽ, một số tín đồ tại các địa bàn khác (ngoài phạm vi địa bàn đã đăng ký) tập trung về các điểm nhóm tham gia sinh hoạt, những người đứng đầu các điểm nhóm chưa kịp thời báo cáo với chính quyền địa phương, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của địa phương. Hoạt động của các điểm nhóm chưa được đăng ký sinh hoạt vẫn diễn biến phức tạp. Tại các điểm nhóm này, phần lớn các tín đồ mặc dù chưa đăng ký theo quy định của pháp luật nhưng vẫn sinh hoạt đạo tại gia đình. Một số cốt cán, tín đồ không chấp hành đúng quy định, đã tự ý tập trung sinh hoạt theo từng nhóm nhỏ, truyền đạo trái phép; các Ban chấp sự 48 dùng giáo quyền để huy động, quyên góp tài chính trái phép đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhiều hộ dân; một số cốt cán tiếp tục có hành vi tuyên truyền sai lệch một số chính sách của Nhà nước như chính sách hỗ trợ đất đai, nhà ở, nước sinh hoạt theo Quyết định 132 và Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ . Những biểu hiện đáng chú ý như mua bán sang nhượng đất trái phép, xây dựng cơ sở thờ tự, tố chức sinh hoạt ngoài địa điểm mà không xin phép, đặc biệt là tình trạng tranh chấp đất đai giữa nhà thờ và trường học, tiếp tục xin lại đất đai đã hiến tặng hoặc bị tịch thu sau giải phóng. Thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại những tiềm ẩn, cố tình gây chia rẽ trong nội bộ các tôn giáo, gây tác động xấu đến ổn định trật tự, an toàn xã hội. Vẫn còn tình trạng một số trường hợp lợi dụng uy tín của nhà Phật đế đi quyên góp từ thiện mà không có giấy tờ, sổ sách làm ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo đồng thời gây khó khăn trong công tác QLNN . 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên 2.3.1. Xây dựng kế hoạch quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Thông thường kế hoạch được hiểu như là một khoảng thời gian cho những dự định sẽ hành động và thông qua đó ta hy vọng sẽ đạt được mục tiêu. Nói đến kế hoạch là nói đến những người vạch ra mà không làm nhưng họ góp phần vào kết quả đạt được như bản kế hoạch đề ra. Kế hoạch có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính thức, bằng văn bản, văn kiện hoặc bất thành văn, công khai minh bạch hoặc bí mật (đối với các kế hoạch tác chiến, tình báo, chính trị, đối ngoại hay tội 49 phạm, gây án, hãm hại, trả thù hoặc một phần trong kế hoạch kinh doanh, làm ăn, tài chính). Kế hoạch chính thức được phổ biến và áp dụng cho nhiều người, có nhiều khả năng xảy ra trong các dự án ví dụ như ngoại giao, công tác, phát triển kinh tế, các kế hoạch về thể thao, trò chơi, hoặc trong việc tiến hành kinh doanh khác. Xuất phát từ nhu cầu hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân trong thời kỳ đổi mới và yêu cầu thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn, UBND huyện Đồng Xuân đều giao cho Ban chỉ đạo công tác huyện, Phòng Nội vụ chủ động xây dựng kế hoạch quản lý nhà nước dài hạn đối với hoạt động tôn giáo giai đoạn 2010 – 2014 và giai đoạn 2015 – 2020. Để thực hiện và hoàn thành chiến lược đó, hằng năm phòng Nội vụ đã chủ động phối hợp với các phòng, ban, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch công tác trong năm như: kế hoạch kiểm tra hành chính đạo, kiểm tra, rà soát đất đai, kế hoạch thăm hỏi, chúc mừng Bên cạnh đó, dựa trên kế hoạch công tác của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên, UBND huyện Đồng Xuân đã chủ động, chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp thực hiện nghiêm túc các kế hoạch đã đề ra. 2.3.2. Tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân Nghị quyết 25/NQ-TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nêu rõ một trong các nhiệm vụ của công tác tôn giáo là “Tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo. Tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách trước mắt và lâu dài đối với tôn giáo. Trong những năm qua, Huyện ủy, HĐND-UBND huyện đã và đang nỗ lực trong việc tổ chức triển khai thực hiện thể chế, chính sách, pháp luật đối 50 với tôn giáo, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưởng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Các cấp uỷ Đảng đã quán triệt đầy đủ và sâu sắc các quan điểm của Đảng theo Nghị quyết 25/NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác tôn giáo, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành ngày 29/6/2004 và Nghị định 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các chính sách cụ thể khác đối với tôn giáo. Thật sự làm cho cán bộ đảng viên, cán bộ làm công tác tôn giáo nắm được tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín, dị đoan, hoạt động trái pháp luật và gây chia rẽ sự đoàn kết giữa các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. 2.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân Nhà nước không ngừng xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. UBND huyện Đồng Xuân đã thông qua các kênh thông tin và biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ đưa chủ trương, chính sách đổi mới về tôn giáo đến với các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo để họ có thông tin, hiểu biết pháp luật và thực hiện đúng chính sách, pháp luật. Xử lý nghiêm những sai phạm trong quản lý nhà nước về tôn giáo và các hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để mưu cầu cá nhân. Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hoạt động tôn giáo ở 51 huyện Đồng Xuân gồm có: - Những văn bản áp dụng chung trên lãnh thổ Việt Nam 1. Hiến pháp 2013; 2. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo – Pháp lệnh số 21/2004/PL- UBTVQH11 ngày 18/6/2004; 3. Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; 4. Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 về một số công tác đối với Tin lành; 5. Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (Thay thế Nghị định số: 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005); Bên cạnh đó còn có các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động tôn giáo như: Bộ luật Hình sự (sửa đổi 2009), Bộ luật Dân sự 2005, Luật xử phạt vi phạm hành chính. - Những văn bản trên địa bàn tỉnh Phú Yên 1. Quyết định số 505/QĐ-UBND ngày 20/02/2009 của UBND tỉnh Phú Yên về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác Tôn giáo tỉnh Phú Yên; 2. Quyết định số 1098/QĐ-UBND ngày 15/3/2012 của UBND tỉnh Phú Yên về việc bổ sung, thay thế thành viên Ban chỉ đạo công tác Tôn giáo tỉnh tỉnh Phú Yên; 3. Quyết định số 1098/QĐ-UBND ngày 15/3/2012 của UBND tỉnh Phú Yên về việc bổ sung, thay thế thành viên Ban chỉ đạo công tác Tôn giáo tỉnh Phú Yên; 4. Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 15/6/2013 của UBND tỉnh Phú Yên về việc bổ sung, thay thế thành viên Ban chỉ đạo công tác Tôn giáo tỉnh Nghệ An; 52 - Những văn bản quy phạm pháp luật áp dụng riêng trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên 1. Quyết định số 792/2009/QĐ-HU ngày 10/9/2012 của Huyện ủy Đồng Xuân về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác Tôn giáo huyện Đồng Xuân 2. Quyết định số 402/2014/QĐ-HU ngày 03/10/2014 của Huyện ủy Đồng Xuân về việc kiện toàn Ban chỉ đạo công tác Tôn giáo huyện Đồng Xuân. 2.3.4. Tổ chức bộ máy Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân Bộ máy hiện chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay trên địa bàn là do UBND huyện Đồng Xuân chịu trách nhiệm. Căn cứ quy định Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; thực hiện chủ trương tiếp tục phân cấp phân quyền trong quản lý hành chính nhà nước và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động, hiện nay UBND huyện Đồng Xuân là cơ quan chính quyền trực tiếp quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo. UBND huyện Đồng Xuân giao phòng Nội vụ huyện trực tiếp tham mưu cho UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Phòng Nội vụ huyện Đồng Xuân hiện nay có 10 biên chế trong đó có 01 Phó trưởng phòng và 01 chuyên viên phụ trách mảng tôn giáo. Những người phụ trách mảng tôn giáo đều là cử nhân luật và đều được tham gia bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về tôn giáo. Bên cạnh đó UBND huyện còn tham mưu Huyện ủy thành lập Ban chỉ đạo công tác tôn giáo trên địa bàn huyện gồm có 11 thành viên do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban. 53 Công chức làm công tác tôn giáo đều có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, hiểu biết và nắm chắc sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn huyện. Ở các xã, thị trấn, đội ngũ làm công tác tôn giáo cũng mang tính kiêm nhiệm, hầu hết là công chức văn phòng hoặc công chức văn hóa kiêm nhiệm tham mưu cho Chủ tịch UBND xã, thị trấn quản lý hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Đồng Xuân còn có đội ngũ cán bộ cốt cán làm công tác tôn giáo trên địa bàn các xã, thị trấn có đông đồng bào theo tôn giáo. 2.3.5. Tổ chức bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân UBND huyện đã tổ chức mở lớp phổ biến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ chủ chốt của huyện, của xã; đồng thời tổ chức lớp tập huấn công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cho 93 cán bộ chủ chốt cấp xã và đã tổ chức quán triệt quan điếm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đến các đơn vị cơ sở. Bảng 2.2. Hội nghị tập huấn Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ cho cán bộ chủ chốt các ban ngành, đoàn thể cấp huyện và các xã, thị trấn TT Đối tƣợng phổ biến Số lớp Số ngƣời đƣợc phổ biến Ghi chú 1 Cán bộ làm công tác tôn giáo Cấp tỉnh - - Cấp huyện 01 93 Trong đó cán bộ Mật trận, ban ngành, đoàn thể và các cơ quan chuyên trực thuộc UBND 54 huyện: 23; cấp xã: 70 Cấp xã 2 Tuyên truyền phổ biến cho chức sắc các tôn giáo (cả 3 cấp) - - 3 Tuyên truyền phổ biến cho tín đồ các tôn giáo (cả 3 cấp) - - (Nguồn Phòng Nội vụ - năm 2016) Phối hợp với Ban Tôn giáo tỉnh và các ngành liên quan quán triệt, phổ biến quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến các chức sắc, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn huyện, mở 05 lớp phổ biến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cho 652 lượt người là chức sắc, chức việc và các tín đồ của các tôn giáo trên địa bàn huyện. Phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức lớp phổ biến kiến thức Quốc phòng và an ninh, về công tác tôn giáo trong tình hình mới cho 183 chức sắc, chức việc trên địa bàn huyện. 2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân Trên địa bàn huyện Đồng Xuân hiện nay có 03 tôn giáo được thừa nhận và được phép hoạt động là, Đạo Công giáo, đạo Phật giáo và Tin lành. Nhìn chung các tôn giáo hoạt động thuần túy, tuân thủ quy định pháp luật trong sinh hoạt lễ nghi. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số giáo xứ, giáo họ vẫn có những hành vi vi phạm. Thực hiện Công văn số 1095/UBND-NC ngày 05/3/2014 của UBND tỉnh Phú Yên về việc chấn chỉnh một số hoạt động Phật giáo và đạo tràng trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Căn cứ Công văn số 885/UBND-NV ngày 11/9/2014 của UBND huyện Đồng Xuân về việc khảo sát đánh giá việc thực hiện Nghị 55 định số 92/2012/NĐ-CP tại các cơ sở thờ tự tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc Phật giáo, ngày 19/9/2014, UBND huyện Đồng Xuân ban hành quyết định số 1968/QĐ-UBND về việc Thành lập Đoàn khảo sát, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 92/2012/NĐ-CP; Căn cứ Kế hoạch số 234/KH-BTG ngày 04/7/2014 của Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ khảo sát đánh giá hoạt động các dòng tu đạo Công giáo, ngày 19/9/2014, UBND huyện Đồng Xuân ban hành quyết định số 1969/QĐ- UBND về việc thành lập Đoàn khảo sát, đánh giá hoạt động các dòng tu Đạo Công giáo trên địa bàn huyện; Thực hiện Công văn số 3236-CV/TU ngày 10/7/2014 của Tỉnh ủy Phú Yên và Công văn số 920-CV/HU ngày 14/7/2014 của Huyện ủy Đồng Xuân về việc báo cáo tình hình vi phạm pháp luật về đất đai liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng, ngày 19/9/2014, UBND huyện Đồng Xuân ban hành Quyết định số 1970/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn khảo sát tình hình vi phạm pháp luật về đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. - Xét duyệt một số việc thuộc hành chính Hàng năm, UBND huyện Đồng Xuân đều có công văn yêu cầu các chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự tôn giáo đăng ký các chương trình hành đạo thường xuyên và đột xuất của các tôn giáo trong năm. Chương trình hoạt động phải nêu rõ: thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, nội dung, mục đích của chương trình hoạt động. Những chương trình hoạt động đột xuất hoặc thay đổi về quy mô, địa điểm, thành phần tham dự như đăng ký của các tổ chức tôn giáo với chính quyền thì trước khi tổ chức UBND huyện đều yêu cầu phải có văn bản thông báo và xin phép của chính quyền địa phương, việc đăng ký con dấu; làm con dấu mới; tách, lập, nhập họ đạo; phong chức sắc, phẩm hàm, điều chuyển chức sắc trung, cao cấp; các hội đoàn tôn giáo đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và theo quy trình. 56 Trong những năm qua, QLNN đối với hoạt động xây dựng, trùng tu, sửa chữa cơ sở thờ tự ở huyện luôn được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm, tạo điều kiện, bảo đảm cho các tôn giáo có cơ sở và điều kiện hành đạo. Phòng Nội vụ huyện đã tham mưu cho UBND huyện giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến đất đai, xây dựng, nâng cấp cơ sở tôn giáo. 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên 2.4.1. Kết quả trong quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên Trong 9 năm qua (từ 2009 đến nay), QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả. - Xây dựng kế hoạch quản lý đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân Hàng năm, vào cuối quý IV, UBND huyện đều xây dựng kế hoạch hoạt động của cơ quan cho năm sau dựa trên bản thảo đã được các cá nhân, phòng ban đóng góp ý kiến. Đối với hoạt động tôn giáo, UBND huyện đã giao phòng Nội vụ huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành có liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch công tác hàng năm như kế hoạch công tác năm: 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 và các kế hoạch dài hạn từ 2010-2015, 2015-2020. Vào cuối quý IV của năm kế hoạch, UBND huyện đã tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá và kiểm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch trong năm và triển khai công tác cho năm tiếp theo. - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân + Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước đối với 57 hoạt động tôn giáo. Hiện nay, phòng Nội vụ có 01 Phó trưởng phòng và 01 chuyên viên trực tiếp phụ trách mảng tôn giáo trên địa bàn huyện. + UBND huyện chỉ đạo 11 xã, thị trấn tiến hành kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy, ban chỉ đạo tôn giáo; phân công cán bộ phụ trách công tác tôn giáo. Cán bộ làm công tác tôn giáo luôn có lập trường tư tưởng vững vàng, phong cách mẫu mực trong mối quan hệ tiếp xúc và làm việc với các chức sắc, chức việc tôn giáo, đảm bảo, bảo mật thông tin. Đoàn kết thống nhất trong nội bộ, giúp nhau trong công tác, học tập và rèn luyện, yên tâm công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Những vấn đề xử lý cụ thể tại địa phương và những kiến nghị thực tiễn góp phần giúp cán bộ làm công tác tôn giáo rút ra bài học kinh nghiệm quý báu là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là việc giải quyết đúng các nhu cầu theo quy định của luật pháp đã góp phần giữ ổn định tình hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội của địa phương. - Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn quản lý nhà nước cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân Trong 09 năm (2009-2017), UBND huyện đã tổ chức 21 đợt tập huấn về công tác quản lý nhà nước về tôn giáo số lượt người tham gia là: 720 lượt người trong đó trường nghiệp vụ tôn giáo Chính phủ mở tham gia 07 người, Ban tôn giáo - Sở Nội vụ tổ chức tại tỉnh 08 đợt 50 lượt người tham gia, chủ yếu là cán bộ chủ chốt cấp huyện và cơ sở xã, thị trấn công chức chuyên môn và các tổ chức đoàn thể; các chức việc và cán bộ cốt cán tôn giáo. - Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân UBND huyện Đồng Xuân thành lập Ban tiếp công dân làm việc vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần để giải quyết đơn thư, khiếu nại của các cá nhân, 58 tổ chức. Riêng về hoạt động tôn giáo, trong thời gian qua xu hướng các cá nhân, hộ gia đình liền kề các cơ sở thờ tự tôn giáo tự ý chuyển nhượng đất đai trái phép cho tổ chức tôn giáo, các cơ sở thờ tự tôn giáo tự ý sửa chữa, cơi nới cơ sở thờ tự vì vậy UBND huyện Đồng Xuân đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm các phòng Nội vụ, Tư pháp, Tài nguyên & Môi trường, Công an huyện theo các Quyết định số 1968/2014/QĐ-UBND về việc Thành lập Đoàn khảo sát, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 92/2012/NĐ-CP; 1969/2014/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn khảo sát, đánh giá hoạt động các dòng tu Đạo Công giáo trên địa bàn huyện; Quyết định số 1970/2014/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn khảo sát tình hình vi phạm pháp luật về đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành kiểm tra, xác minh và đã tham mưu cho UBND huyện đưa ra biện pháp xử lý các vi phạm. Để đạt được kết quả trên là nhờ có sự thống nhất cao về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước từ huyện đến xã đối với công tác tôn giáo, tập trung việc giải quyết mang tính đúng đắn các vấn đề về Tôn giáo là một trong những nhân tố quyết định góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn huyện cơ bản tuân thủ theo pháp luật, việc sinh hoạt, các lễ nghi của tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo được công nhận diễn ra theo những nội dung đã đăng ký hàng năm. Về các nhu cầu khác chính đáng hợp pháp trong hoạt động tôn giáo của các cá nhân tổ chức tôn giáo được cơ quan có thẩm quyền xem xét kịp thời, đảm bảo theo quy định nên bà con tín đồ phấn khởi yên tâm sinh hoạt tôn giáo. Huyện ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị-xã hội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_ton_giao_tren_dia_ban_huyen_don.pdf
Tài liệu liên quan