Luận văn Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

LỜI CAM ĐOAN .I

LỜI CẢM ƠN . II

MỤC LỤC. III

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .VII

DANH MỤC CÁC BẢNG. VIII

DANH MỤC CÁC HÌNH.IX

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ TRẬT

TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ. 9

1.1. Một số khái niệm. 9

1.1.1. Khái niệm đô thị . 9

1.1.2. Khái niệm đô thị hóa. 9

1.1.3. Khái niệm quản lý đô thị . 10

1.1.4. Khái niệm trật tự xây dựng đô thị (TTXDĐT). 10

1.1.5. Khái niệm giấy phép xây dựng (GPXD) . 11

1.1.6. Khái niệm quy hoạch xây dựng (QHXD). 11

1.2. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị. 11

1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị. 11

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị. 12

1.2.3. Các yêu cầu quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị . 30

1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị. 32

1.3.1. Năng lực, chất lượng của nền hành chính nhà nước: . 32

1.3.2. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị . 35

1.3.3. Sự tham gia và ủng hộ của người dân . 35

1.3.4. Những yếu tố tác động khác . 36

pdf125 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tra phát hiện vi phạm ngay từ đầu, phát huy vai trò giám sát của đảng viên và nhân dân. Nâng cao năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức; đổi mới phƣơng pháp làm việc; chủ động có kế hoạch thanh tra định kỳ hàng năm và đột xuất; Cần xử lý nghiêm minh đối với những ngƣời có trách nhiệm, những cán bộ công chức không làm tốt nhiệm vụ, những ngƣời xây dựng, đầu nậu, mua bán trái phép không tuân thủ quy định của pháp luật”. Nguồn Cổng thông tin điện tử thành phố Quy Nhơn. 1.4.2. Bài học rút ra cho thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi Qua việc tổ chức thực hiện, thực trạng và kết quả đạt đƣợc ở một số thành phố nêu trên về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu cho thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi trong công tác quản lý TTXDĐT nhƣ sau: 45 Một là, Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, triển khai đến ngƣời dân một cách thƣờng xuyên, liên tục, vận động ngƣời dân, doanh nghiệp nắm chắc, tuân thủ đúng các quy định liên quan đến xây dựng, đất đai; qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngƣời dân trong việc chấp hành pháp luật. Đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của hệ thống chính trị trong công tác quản lý trật tự xây dựng nhằm sớm phát hiện và ngăn chặn những hành vị xây dựng trái phép, sai phép, không phép; tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tham gia góp ý xây dựng chính quyền, phát triển đô thị; trong đó đặc biệt chú trọng trách nhiệm kiểm tra, kiểm tra chéo địa bàn. Hai là: Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách, nhất là ở cấp xã, phƣờng; công tác kiểm tra, giám sát của lực lƣợng chức năng. Đề nghị cấp thẩm quyền ban hành các chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao tham gia lực lƣợng quản lý trật tự xây dựng đô thị. Ba là: Nâng cao chất lƣợng công tác lập quy hoạch, quản lý xây dựng, rà soát, xây dựng đồ án quy hoạch phải đảm bảo tính khả thi, phân bố đảm bảo tỷ lệ quy hoạch sử dụng đất theo số dân và tầm nhìn chiến lƣợc những năm tiếp theo đảm bảo dự đoán quy mô tỷ lệ tăng dân, nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu xây dựng trên địa bàn. Bốn là: Tập trung xử lý các vụ việc vi phạm tồn đọng, “nóng”, phức tạp, tập trung xử lý ngay từ khi mới phát sinh. thƣờng xuyên rà soát, đánh giá công tác quản lý TTXDĐT, thống nhất giải quyết vấn đề phát sinh trong xử lý từng vụ việc phức tạp. Đôn đốc các tổ chức, cá nhân chấp hành quyết định XPVPHC; Các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định cƣỡng chế hành chính đòi hỏi phải có tính cƣơng quyết và sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành. 46 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Trong Chƣơng I, Luận văn đã hệ thống, làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng, làm rõ một số khái niệm về đô thị, đô thị hóa, quản lý đô thị, trật tự xây dựng và quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị, sự cần thiết và yêu cầu quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị, nội dung quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị; các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị; kinh nghiệm một số địa phƣơng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Trên cơ sở khung lý thuyết nêu trên, luận văn sẽ làm căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. 47 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2015-2019 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Quảng Ngãi ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng trên địa bàn 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Quảng Ngãi có vị trí địa lý đƣợc xác định trong khoảng tọa độ: 15005’-15008’ độ vĩ Bắc và từ 108034’-108055’ độ kinh Đông. Ranh giới địa chính đƣợc giới hạn bởi: Phía Đông giáp Biển Đông; Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Sơn Tịnh; Phía Nam giáp huyện Tƣ Nghĩa; phía Đông Nam giáp huyện Mộ Đức; Phía Bắc giáp huyện Bình Sơn. Thực hiện Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2012 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tƣ Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phƣờng Trƣơng Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi; thành phố Quảng Ngãi có 23 đơn vị hành chính, gồm 09 phƣờng: Chánh Lộ, Lê Hồng Phong, Nghĩa Chánh, Nghĩa Lộ, Nguyễn Nghiêm, Quảng Phú, Trần Hƣng Đạo, Trần Phú, Trƣơng Quang Trọng và 14 xã: Nghĩa Hà, Nghĩa An, Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, Nghĩa Phú, Tịnh An, Tịnh Ấn Đông, Tịnh Ấn Tây, Tịnh Châu, Tịnh Hòa, Tịnh Khê, Tịnh Kỳ, Tịnh Long, Tịnh Thiện với 241 thôn, tổ dân phố (trong đó: 72 thôn, 169 Tổ dân phố). Ngày 24/9/2015, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 1654/QĐ-TTg công nhận thành phố Quảng Ngãi là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi Sau khi thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố hiện còn 138 thôn, tổ dân phố (68 thôn, 78 Tổ dân phố), diện tích 15726,73 ha, dân số hơn 261.417 ngƣời. 48 STT Xã, phƣờng Diện tích (km 2 ) Dân số Ghi chú 1 Phƣờng Lê Hồng Phong 3,25 9,717 2 Phƣờng Trần Phú 2,56 16,607 3 Phƣờng Quảng Phú 7,31 21,457 4 Phƣờng Nghĩa Chánh 4,33 16,541 5 Phƣờng Trần Hƣng Đạo 0,53 7,310 6 Phƣờng Nguyễn Nghiêm 0,53 6,419 7 Phƣờng Nghĩa Lộ 3,96 18,821 8 Phƣờng Chánh Lộ 2,55 15,499 9 Xã Nghĩa Dũng 6,19 7,341 10 Xã Nghĩa Dõng 6,21 8,100 11 Phƣờng Trƣơng Quang Trọng 9,04 16,768 12 Xã Tịnh Hòa 17,71 9,586 13 Xã Tịnh Kỳ 3,35 10,132 14 Xã Tịnh Thiện 12,02 6,489 15 Xã Tịnh Ấn Đông 9,86 6,014 16 Xã Tịnh Châu 6,55 5,773 17 Xã Tịnh Khê 16,20 13,326 18 Xã Tịnh Long 7,92 8,166 19 Xã Tịnh Ấn Tây 7,10 9,931 20 Xã Tịnh An 8,65 8,151 21 Xã Nghĩa Phú 4,27 6,935 22 Xã Nghĩa Hà 13,84 12,905 23 Xã Nghĩa An 3,34 19,429 Tổng 157,26 261,417 Bảng 2.1: Bảng thống kê diện tích, dân số thành phố Quảng Ngãi. Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Quảng Ngãi. 49 Địa hình: Thành phố Quảng Ngãi nằm về phía hạ lƣu của sông Trà Khúc. Địa hình có dạng đồng bằng hẹp xen kẽ các quả đồi bát úp. Khí hậu: Thành phố Quảng Ngãi nằm trong vùng khí hậu miền Trung Trung Bộ, có nền nhiệt độ cao và ít biến động. Vào mùa Đông, thời tiết ít lạnh, nhiệt độ trung bình mùa đông 19oC, nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối không xuống dƣới 11oC. Mùa hè nhiệt độ cao khá đồng đều, trên toàn vùng có 4 tháng nhiệt độ trung bình vƣợt quá 28oC. Mùa mƣa ngắn và khá lớn, bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, lƣợng mƣa chiếm từ 7080% lƣợng mƣa cả năm. Hai tháng mƣa lớn nhất là tháng 9 và tháng 10 có lƣợng mƣa vào cỡ 600900mm/tháng. Mùa mƣa trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc và bão trên biển Đông. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 với lƣợng mƣa chỉ chiếm 3050% tổng lƣợng mƣa hàng năm. Tháng có lƣợng mƣa nhỏ nhất thƣờng là tháng 2 với lƣợng mƣa chỉ chiếm 12% lƣợng mƣa cả năm. Thuỷ văn: Thành phố Quảng Ngãi có 3 con sông chính chảy qua địa bàn là sông Trà Khúc chảy ra cửa Đại, sông Hàm Giang chảy ra cửa Sa Kỳ và sông Bàu Giang chảy xuống sông Phú Thọ đi ra cửa Đại. Đây là nguồn cung cấp nƣớc ngọt chủ yếu cho thành phố. Trong đó hoạt động kinh tế, xã hội của thành phố chịu tác động nhiều của sông Trà Khúc, con sông lớn nhất tỉnh, có lƣợng nƣớc dồi dào nhất so với các sông khác trong tỉnh, bắt nguồn từ vùng núi KonPlong- Kon Tum ở cao độ trung bình từ 1.300m- 1.500m. 50 Hình 2.1. Vị trí tỉnh Quảng Ngãi. Nguồn: Phòng Quản lý đô thị Hình 2.2. Vị trí TP Quảng Ngãi. Nguồn: Phòng Quản lý đô thị 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1. Về kinh tế Thành phố Quảng Ngãi nằm ở vị trí thuận lợi cho các hoạt động kết nối kinh tế với các địa bàn phát triển của vùng và cả nƣớc, tiếp giáp với khu kinh tế Dung Quất; cách thành phố Đà Nẵng 123 km; cách thành phố Quy Nhơn 170 km; nằm ở trung đoạn giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cách thành phố Hồ Chí Minh 821 km và cách Thủ đô Hà Nội 889 km. Với vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch (đƣờng bộ, đƣờng sắt Bắc Nam), thành phố Quảng Ngãi có hệ thống đƣờng bộ gồm Quốc lộ 1, Quốc lộ 24B; tuyến đƣờng sắt Bắc- Nam chạy qua; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng - sân bay lớn nhất khu vực miền Trung và sân bay Chu Lai. Thành phố kết nối với các huyện trong tỉnh qua các tuyến tỉnh lộ, kết nối với các đô thị trong vùng nhƣ Thành phố Đà Nẵng, thành phố Hội An (Quảng Nam), thành phố Quy Nhơn (Bình Định) qua tuyến quốc lộ 1, các tỉnh Tây Nguyên thông qua quốc lộ 24B. Bên cạnh đó, Thành phố Quảng Ngãi còn là một trong những trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung về thƣơng mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp chế biến, gia công và đặc biệt là hậu phƣơng quan trọng trong quá trình phát triển khu kinh tế Dung Quất - một 51 trọng điểm công nghiệp lớn của đất nƣớc khoảng 30km về phía Bắc; và có vị thế quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng, an ninh trong khu vực Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Giai đoạn 2015-2019, kinh tế thành phố tiếp tục phát triển khá; cơ cấu kinh tế, lao động chuyển dịch đúng hƣớng, góp phần nâng cao thu nhập của ngƣời dân: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm 11,71%; trong đó: dịch vụ 14,02%, công nghiệp - xây dựng 11,32%, nông nghiệp 2,26%. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 40.437 tỷ đồng, tăng 17.436 tỷ đồng so với năm 2015, bình quân hàng năm tăng 11,95%. Tổng giá trị tăng thêm đạt 17.861 tỷ đồng, tăng 7.595 tỷ đồng so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế: dịch vụ chiếm 52,87%, công nghiệp - xây dựng chiếm 38,36%, nông nghiệp chiếm 8,77%. Cơ cấu lao động: dịch vụ 54,46%, công nghiệp - xây dựng 27,05%, nông nghiệp 18,49%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 3.050 USD/ngƣời/năm, đạt 101,67%. Các loại hình dịch vụ tiếp tục phát triển nhanh, mở rộng về quy mô, đa dạng về hình thức, chất lƣợng đƣợc nâng lên; cơ bản đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng và xu hƣớng hội nhập quốc tế. Thành phố hiện có 23.472 cơ sở kinh doanh dịch vụ, giải quyết việc làm cho hơn 70.000 lao động. Tình hình sản xuất nông nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển đúng hƣớng. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Thành phố hiện có 3.188 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 18.300 lao động. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc 05 năm đạt hơn 11.916 tỷ đồng, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm 19,76%. Tổng chi ngân sách nhà nƣớc là 7.859,699 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội khoảng 31.000 tỷ đồng. Hiện có 23 đơn vị ngân hàng đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn đã góp phần tạo điều kiện, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. 52 2.1.2.2. Về xã hội Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị; xây dựng, phát triển 05 xã Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, Tịnh Khê, Tịnh Ấn Tây, Nghĩa Phú thành phƣờng và xây dựng nông thôn mới; tạo cho diện mạo của thành phố ngày càng đổi mới, khang trang; tỷ lệ đô thị hóa đạt 47,9%. Các chƣơng trình mục tiêu y tế - dân số đạt kết quả tốt, 100% xã, phƣờng đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; chất lƣợng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân đƣợc nâng lên; thành phố hiện có 18,2 bác sỹ và 76,8 giƣờng bệnh/vạn dân. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tiếp tục đƣợc giữ vững; có 100% trẻ em 6 tuổi vào lớp 1. Kết quả huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 88,8%, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%; Công tác đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất trƣờng, lớp học tiếp tục đƣợc tập trung thực hiện; có 58 trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Triển khai thực hiện tốt các chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời có công với cách mạng. Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 572 nhà ở cho các hộ gia đình ngƣời có công; xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn, thực hiện tìm kiếm, quy tập 80 hài cốt liệt sĩ. Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đƣợc giữ vững ổn định. Chủ động bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng yếu, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn. Thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; công tác tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đƣợc tập trung chỉ đạo, giải quyết đúng quy định. Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành thành phố khóa XV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Quảng Ngãi lần thứ XVI 53 2.1.3. Tác động của đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Quảng Ngãi đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị 2.1.3.1. Thuận lợi - Thành phố Quảng Ngãi có lợi thế về hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đồng thời có quỹ đất bằng phẳng thuận lợi cho các dự án khai thác quỹ đất, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội: diện tích đất nông nghiệp 8.315,05 ha; đất dành cho mục đích phi nông nghiệp 6.747,4 ha; đất chƣa sử dụng 622,08 ha. Địa hình thành phố bằng phẳng, nền địa chất ổn định giúp cho việc khảo sát, thiết kế, xây dựng công trình, nhà ở đơn giản hơn, ít tốn kém hơn. - Nguồn nhân lực dồi dào, một số cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất hình thành tạo nhiều cơ hội việc làm, thu hút lao động. Đồng thời thành phố có bề dày truyền thống lịch sử cách mạng, có các di tích lịch sử, văn hóa có thể kết hợp với cảnh quan thiên nhiên phong phú để khai thác du lịch. - Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngƣời dân đƣợc đẩy mạnh, giúp ngƣời dân dễ dàng tiếp cận các chính sách, pháp luật của nhà nƣớc. Qua đó phần nào ý thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quy hoạch đô thị, sử dụng đất đúng mục đích, đúng yêu cầu. - Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp ngày càng đƣợc nâng lên. Công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể có nhiều đổi mới thiết thực. Hệ thống chính trị từ thành phố đến xã, phƣờng đƣợc củng cố, kiện toàn, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. 2.1.3.2. Khó khăn - Việc mở rộng thành phố với nhiều xã có xuất phát điểm thấp, thực trạng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém. Thành phố Quảng Ngãi là địa bàn trọng điểm của tỉnh, khối lƣợng công việc ngày càng nhiều, 54 bên cạnh đó phải dành nhiều thời gian để giải quyết những vấn đề tồn tại của nhiều năm trƣớc, nhất là trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng. - Tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu đầu tƣ phát triển hạ tầng đô thị khá cao, phức tạp, nhiều khu nhà ở xây dựng tự phát, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển dân cƣ theo lối sống đô thị; nhu cầu về nhà ở của ngƣời dân đặt tăng nhanh. Một số cá nhân, tổ chức lách luật, thực hiện tách thửa, phân lô hộ lẻ, đầu tƣ xây dựng nhà ở không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. - Tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp làm ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân. - Địa giới hành chính đƣợc mở rộng nhƣng không đƣợc phân bổ tăng biên chế, đồng thời phải thực hiện sắp xếp, sáp nhập các cơ quan, đơn vị, tinh giảm biên chế, cắt giảm hợp đồng lao động Sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị chƣa nhịp nhàng. - Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của công chức tham mƣu lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị còn hạn chế, còn nể nang, chƣa kiên quyết trong quá trình thi hành công vụ, dẫn đến một số trƣờng hợp vi phạm kéo dài, chƣa xử lý dứt điểm. - Một bộ phận ngƣời dân chƣa nắm rõ các quy định pháp luật về cấp phép xây dựng, có hành vi vi phạm quy định pháp luật về cấp phép xây dựng, tình trạng xây dựng tự do, không phép, trái phép, sai phép liên tục diễn ra, thậm chí có tình trạng lén lút xây dựng vào ban đêm, hoặc công trình bị xử phạt vẫn cố tình vi phạm bất chấp quy định của pháp luật và Quyết định của cấp thẩm quyền. Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, chế tài xử lý vi phạm 55 xây dựng còn nhẹ, các công trình vi phạm bị tuy xử phạt hành chính bằng tiền nhƣng vẫn cho tồn tại công trình khi đƣợc xin đƣợc GPXD, nên chƣa đủ mức độ ren đe chủ công trình và chủ đầu tƣ. Những tác động trên là thách thức rất lớn đối với công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị, cần phân tích, làm rõ những hạn chế, nhất là những hạn chế mang tính chủ quan của cơ quan quản lý nhà nƣớc; trên cơ sở phát huy những mặt đạt đƣợc, khắc phục các hạn chế, yếu kém, đề xuất các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn. 2.2. Tình hình công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2019 2.2.1. Kết quả cấp phép xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2019 Năm Số hồ sơ tiếp nhận Số GPXD đã cấp Tỷ lệ 2015 1.889 1.824 96,5% 2016 1.979 1.909 96,4% 2017 1.792 1.771 98,8% 2018 1.807 1.775 98,2% 2019 2.285 2.213 96,8% Tổng cộng: 9.752 9.492 97,3 % Bảng 2.2: Kết quả cấp phép xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2019. Nguồn phòng Quản lý đô thị thành phố. 2.2.2. Kết quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi Năm 2015, tổ chức kiểm tra 1.265 trƣờng hợp, kiểm tra thực tế 359 công trình xây dựng nhà ở gia đình và công trình xây dựng khác. Trong đó: 334 56 trƣờng hợp xây dựng đúng theo nội dung GPXD đƣợc UBND thành phố cấp; ban hành 37 Quyết định XPVPHC (trong đó có 02 Quyết định KPHQ) với số tiền 179.800.000đ. Năm 2016, tổ chức kiểm tra 2.820 trƣờng hợp, phát hiện 111 trƣờng hợp sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng nhà không theo quy định. Xử lý 118 trƣờng hợp, ban hành 72 Quyết định XPVPHC (trong đó có 02 Quyết định KPHQ) với số tiền nộp phạt là 181.625.000 đồng. Năm 2017, tổ chức kiểm tra 1514 trƣờng hợp; trong đó: 1.302 trƣờng hợp sử dụng đất, xây dựng nhà đúng theo nội dung GPXD đƣợc UBND thành phố cấp và đúng với nội dung đơn xin sữa chữa nhỏ đƣợc UBND xã, phƣờng phê duyệt; 140 trƣờng hợp sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng nhà không theo quy định, ban hành 72 Quyết định XPVPHC với số tiền nộp phạt là 145.875.000 đồng. Năm 2018, tổ chức kiểm tra 824 trƣờng hợp. Trong đó: 769 trƣờng hợp sử dụng đất, xây dựng nhà đúng theo nội dung GPXD đƣợc UBND thành phố cấp và đúng với nội dung đơn xin sữa chữa nhỏ đƣợc UBND xã, phƣờng phê duyệt; 55 trƣờng hợp sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng nhà không theo quy định, nhƣng sau đó công dân đã tự giác tháo dỡ phần công trình sai phạm; ban hành 11 Quyết định XPVPHC (trong đó có 01 Quyết định KPHQ) với số tiền là 150.500.000đ. Năm 2019, tổ chức kiểm tra 286 trƣờng hợp; trong đó có 272 trƣờng hợp sử dụng đất, xây dựng nhà đúng theo nội dung GPXD đƣợc UBND thành phố cấp và đúng với nội dung đơn xin sữa chữa nhỏ đƣợc UBND xã, phƣờng phê duyệt; ban hành 14 Quyết định XPVPHC hoặc áp dụng biện pháp KPHQ, với số tiền nộp phạt là 138.000.000đ. Nguồn: Báo cáo các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 của Đội Quản lý trật tự đô thị thành phố. 57 2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi Qua kết quả trên cho thấy công tác kiểm tra, XPVPHC trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị đã đƣợc Thành ủy, UBND thành phố Quảng Ngãi quan tâm, thƣờng xuyên lãnh đạo, chỉ đạo; công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức ngựời dân đã đựợc quan tâm thực hiện tốt, ngựời dân thể hiện trách nhiệm thực hiện pháp luật cao hơn trựớc. Bằng sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nựớc trên lĩnh vực TTXDĐT đã từng bựớc đựợc nâng cao, thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp GPXD từng bựớc đựợc đơn giản hóa, lực lựợng cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ đựợc đào tạo chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực tiếp công dân, cơ sở vật chất đựợc trang bị hiện đại, đảm bảo giải quyết hiệu quả nhu cầu chính đáng, lợi ích hợp pháp của ngựời dân trong lĩnh vực xây dựng; công tác kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời sai phạm của các tổ chức, cá nhân để có biện pháp xử lý, khắc phục những sai sót nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nƣớc về TTXDĐT tại địa phƣơng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, vẫn còn một số hạn chế nhƣ công tác tổ chức thực hiện của cơ quan cấp phép xây dựng chƣa tốt, việc thụ lý hồ sơ chƣa kịp thời, thời gian gửi văn bản yêu cầu chủ đầu tƣ bổ sung hồ sơ hoặc lấy ý kiến của cơ quan liên quan không đảm bảo theo quy định. Công tác QHXD chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đàu tƣ, quy hoạch chi tiết còn thiếu dẫn đến phải thỏa thuận nhiều, quy hoạch đã đƣợc duyệt nhƣng việc công bố công khai quy hoạch chƣa kịp thời. Bên cạnh đó, tình trạng xây dựng trái phép, sai phép, không phép chủ yếu diễn ra vào những ngày Lễ, Tết, thời gian ban đêm gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nƣớc về TTXDĐT, sự 58 phối hợp của các cơ quan đặc biệt là chính quyền địa phƣơng trong việc quản lý, xử lý vi phạm TTXDĐT chƣa kịp thời. 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 2.3.1. Khái quát bộ máy quản lý nhà nước về trật xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 2.3.1.1. Phòng Quản lý đô thị thành phố Căn cứ quy định tại Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 03/11/2016 của UBND thành phố Quảng Ngãi về ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, biên chế của phòng Quản lý đô thị thành phố thì phòng Quản lý đô thị thành phố là cơ quan chuyên môn tham mƣu, giúp UBND thành phố có một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc quản lý trật tự xây dựng đô thị nhƣ sau: - Tham mƣu giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: QHXD, kiến trúc; hoạt động đầu tƣ xây dựng, phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nƣớc, thoát nƣớc đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở, công sở, vật liệu xây dựng; giao thông vận tải. - Tham mƣu UBND thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị, các quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chƣơng trình, dự án đầu tƣ xây dựng trong các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn thành phố; chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nƣớc trong các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc thuộc ngành 59 Xây dựng; theo dõi thi hành pháp luật đối với các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn thành phố. - Tham mƣu UBND thành phố trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý hoạt động đầu tƣ xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh; thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh thu hồi GPXD công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép đƣợc cấp trên địa bàn thành phố theo sự phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh. - Tham mƣu UBND thành phố lập chƣơng trình phát triển đô thị; phối hợp trong quá trình lập, thẩm định chƣơng trình phát triển đô thị; tham gia lập đề án công nhận đô thị loại V trên địa bàn. - Thực hiện việc giao nộp và lƣu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố theo quy định của pháp luật. - Tổ chức lập, thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt, hoặc tổ chức lập, tham mƣu UBND thành phố trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các đồ án QHXD trên địa bàn theo quy định của pháp luật. - Hƣớng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy chế quản lý QHXD, kiến trúc đô thị đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức công bố, công khai các quy chế quản lý QHXD, kiến trúc đô thị; cung cấp thông tin về QHXD, kiến trúc; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn thành phố theo phân cấp. - Hƣớng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh, thành phố. - Tổ chức lập, thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_trat_tu_xay_dung_do_thi_tren_di.pdf
Tài liệu liên quan