LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA
DÂN TỘC THIỂU SỐ . 9
1.1. Khái quát chung về văn hóa dân tộc thiểu số tại Việt Nam. 9
1.1.1. Khái niệm cơ bản về văn hóa. 9
1.1.2. Khái niệm dân tộc thiểu số và văn hoá dân tộc thiểu số. 11
1.1.3. Nhận diện văn hoá dân tộc thiểu số . 13
1.1.4 Những vấn đề đặt ra đối với văn hoá dân tộc thiểu số trong giai đoạn
hiện nay . 15
1.2. Quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số . 17
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số . 18
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước đối về văn hóa dân tộc thiểu số . 20
1.2.3. Những yêu cầu chung về quản lý Nhà nước đối với văn hoá dân tộc
thiểu số . 25
1.2.4 Sự cần thiết trong quản lý về văn hoá dân tộc thiểu số. 26
1.2.5. Vai trò của Nhà nước đối với việc quản lý văn hoá dân tộc thiểu số . 28
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về văn hoá dân tộc Thái tại một số địa
phương. 28
1.3.1. Kinh nghiệm rút ra quản lý và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái
một số địa phương. 31
1.3.2 Kinh nghiệm thực tế đối với quản lý văn hoá dân tộc thiểu số tại địa bàn
Nghệ An . 32
Tiểu kết chương 1. 33
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h văn hóa.
Các di tích văn hóa được tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp bằng nguồn
xã hội hóa luôn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; bảo quản, giữ gìn
tối đa được yếu tố gốc; nâng cao tính bền vững, sự tồn tại lâu dài của di tích.
-Thực hiện Quyết định số 84/QĐ - UBND ngày 24 tháng 8 năm 2006
của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ bảo
44
tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An; Hướng dẫn số
377 ngày 14 tháng 8 năm 2007 của Liên ngành Ban Dân tộc, Sở Văn hoá -
Thể thao - Du lịch, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch &
Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện quy định một số chính sách hỗ trợ bảo
tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An.
Nội dung: Sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn, phát triển, giới thiệu, trưng bày: Chữ
viết dân tộc Thái, Mông; các loại hình văn học, dân ca, dân nhạc của các dân tộc.
Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ban
ngành, đơn vị liên quan và địa phương triển khai thực hiện.
- Nghị định 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Cụ thể như: Tuyên truyền
về quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội, trách nhiệm của cơ quan,
đơn vị, địa phương, ban tổ chức lễ hội; Tuyên truyền giới thiệu các giá trị văn
hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội, vận động nhân dân thay đổi những tập tục
không còn phù hợp với nếp sống văn minh trong lễ hội; Kiên quyết không để
xảy ra các hành vi phản cảm, chen lấn, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, cờ
bạc trá hình, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch, đốt đồ mã trái quy
định và các hành vi vi phạm pháp luật khác diễn ra trong lễ hội; Không tổ
chức phát ấn không đúng với nguồn gốc lịch sử, hồ sơ của di tích và lễ hội;
Thực hiện, chỉ đạo thực hiện việc quản lý công đức đúng quy định tại
Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 16/2/2016 của UBND tỉnh về quy định tiếp
nhận, quản lý, sử dụng công đức tại các di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Nghệ
An, bổ sung, đào tạo bồi dưỡng cán bộ văn hóa địa phương. Khích lệ tinh thần
đồng bào các dân tộc chủ động trong việc phát huy và bảo tồn văn hóa dân tộc.
2.2.3 Thanh tra, kiểm tra xử lý các hoạt động về văn hóa dân tộc Thái
Sở văn hóa là đầu mối tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực di sản
văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh, tích cực chủ động tham mưu lãnh đạo Sở triển
khai tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các văn bản quy
45
phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về tu bổ, tôn
tạo, chống xuống cấp và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn trình tự, thủ tục trong hoạt động tu bổ, tôn tạo, chống
xuống cấp các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn toàn tỉnh. Tham mưu xây
dựng nội dung và phối hợp tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng về
công tác quản lý di sản văn hóa cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý
di sản văn hóa tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tham mưu việc kiểm tra,
giám sát và biểu dương, khen ngợi kịp thời các tổ chức, cá nhân tích cực tham
gia vận động, đóng góp xã hội hóa tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích,
đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo
kết quả công tác xã hội hóa tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích; tham mưu
sơ kết, tổng kết việc thực hiện.
- Theo nghị định số 110/2018/NĐ-CP, Nghị định quy định về tổ chức lễ
hội ngày 29 tháng 8 năm 2018; Nghị định quy định về quản lý và tổ chức lễ
hội trên lãnh thổ Việt Nam; Về thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục đăng ký
hoặc thông báo việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng được thực hiện theo quy định
của pháp luật, tín ngưỡng, pháp luật.
- Theo chỉ thị số: 06/CT-TTg ngày 20 tháng 2 năm 2017 về việc chấn
chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm. Tiếp tục quán triệt và thực
hiện nghiêm chỉnh chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ
Chính trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang, lễ hội; Kết luận số 51-KL/TW ngày 22 tháng 07 năm 2009 của Bộ
Chính trị (khóa X) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12
tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII); Kết luận số 88-KL/TW
ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm 100 năm,
trên 100 năm ngày sinh, xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm, xây dựng,
công bố phim tài liệu về thân thế, sự nghiệp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt
của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu; Chỉ thị số 21-CT/TW
46
ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Ban Bí thư (khóa XI) về đẩy mạnh thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05 tháng 02 năm 2015
của Ban Bí thư (khóa XI) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi
thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối
ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26 tháng 11
năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí và các công điện, văn bản liên quan của Thủ tướng Chính phủ.
Hành lang pháp lý bảo vệ các giá trị văn hóa được kết nối chặt chẽ với
hành lang pháp luật Việt Nam, cơ quan thanh tra tiếp tục phát huy và thắt chặt
hơn trong tình hình kinh tế biến động, văn hóa hội nhập mạnh mẽ.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2.3.1. Ưu điểm
Đời sống văn hoá cơ sở đã có bước phát triển mới. Phong trào "Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" trên địa bàn có tác động to lớn và tích cực
đến đời sống xã hội. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT từng bước được xem
như là động lực để phát triển kinh tế, xã hội. Công tác bảo tồn và phát huy các
di sản vǎn hóa dân ca, dân nhạc, dân vũ các DTTS được chú trọng. Các địa
phương đã phối hợp với các ban ngành cấp trên đầu tư phục dựng, tôn tạo
nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng Thiết chế văn hoá được củng cố,
tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng.
Về công tác quản lý, tổ chức và phục dựng lễ hội dân gian truyền thống
cũng đã được Sở VHTTDL và các đơn vị chuyên môn quan tâm chỉ đạo đạt kết
quả cao. Một số địa phương đã phục dựng, phát huy được nhiều lễ hội truyền
thống của đồng bào như Lễ hội Mường Ham, Lễ hội Đền Choọng ở Quỳ Hợp,
Lễ hội Đền Chín gian ở Quế Phong, Lễ hội Đền Vạn Cửa Rào ở Tương Dương,
47
Lễ hội Hang Bua ở Quế Phong, Lễ hội Làng Vạc ở Nghĩa Đàn... Vừa qua, Sở
VHTTDL đã phối hợp với các chuyên gia tổ chức nghiên cứu và phục dựng
thành công Lễ hội đón tiếng sấm đầu năm của đồng bào Ơ đu ở huyện Tương
Dương. Công tác quản lý Lễ hội dân gian truyền thống các dân tộc thiểu số
không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào mà còn là dịp
tạo ra môi trường lý tưởng để các dân tộc anh em trên địa bàn, các bản làng gần
xa hào hứng tham gia giao lưu văn hóa, văn nghệ, TDTT
Đặc biệt, nhằm nâng cao giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức trách
nhiệm, lòng tự tôn tự hào về giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân
tộc, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết, tôn vinh bản sắc văn hóa
các dân tộc; tuyên truyền, vận động làm cho cộng đồng các dân tộc hiểu về
nhau, gần gũi, quý trọng và hòa hợp lẫn nhau; góp phần phát triển kinh tế,
chăm lo đời sống cho đồng bào Từ năm 2009, tỉnh Nghệ An đã triển khai
có hiệu quả Quyết định số 1668/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày
văn hóa các dân tộc Việt Nam”. Có thể khẳng định đây là một điểm nhấn
quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các
DTTS ở tỉnh Nghệ An hiện nay.
Hàng năm, “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam” được tổ chức thường
xuyên ở tất cả các địa phương, được tham gia của cán bộ, công chức viên
chức, người lao động, đặc biệt là sự hưởng ứng của đông đảo đồng bào các
dân tộc. Bằng những hành động cụ thể, việc làm thiết thực, ở các địa phương
và ở cấp tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: Giao lưu
văn hoá, nghệ thuật; Liên hoan nghệ thuật quần chúng các DTTS; trình diễn
trang phục dân tộc; triển lãm văn hóa các dân tộc; hội thi Người đẹp DTTS,
thi đấu các môn thể thao dân tộc
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 hàng năm đã trở thành nề
nếp, gắn kết vào trong tâm thức của đồng bào, góp phần tích cực vào việc bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc. Cho đến nay đã
48
có 2 lần Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số và 3 lần Hội diễn văn nghệ các
DTTS tỉnh Nghệ An được tổ chức thành công.
Ngoài việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa vùng dân
tộc thiểu số, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp
như Trung tâm Văn hóa, Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc tăng cường chỉ đạo,
hỗ trợ các mô hình văn hóa, thông tin, mô hình bảo tồn văn hóa phi vật thể
của các dân tộc trên địa bàn. Tại các huyện miền núi đã thành lập được hơn
70 CLB Văn học Nghệ thuật, CLB Văn hóa dân gian, hàng trăm Đội văn nghệ
thông tin hoạt động thường xuyên, thu hút đông đảo hội viên, nghệ nhân, hạt
nhân văn nghệ tham gia sinh hoạt. Đã có hàng nghìn bài nghiên cứu về văn
hóa, các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số được sưu tầm,
biên soạn và đăng tải trên các trang thông tin, báo chí, tạp chí, tập san từ trung
ương đến địa phương. Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc với tiền thân là Đoàn Ca
múa Miền núi Nghệ Tĩnh hoạt động trong nhiều thập niên, đã nghiên cứu và
xây dựng được nhiều vở diễn, tiết mục về dân ca, dân nhạc, dân vũ các DTTS,
khẳng định và gặt hái được nhiều giải thưởng cao tại các Liên hoan nghệ thuật
chuyên nghiệp cấp quốc gia. Đặc biệt, mô hình dạy học tiếng và chữ viết dân
tộc Thái, Mông được một số huyện triển khai có hiệu quả, hàng năm thu hút
hàng trăm học viên ở nhiều lứa tuổi tham gia, tiêu biểu ở các huyện như
Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp. Ngoài ra, các nhạc cụ truyền thống được
gìn giữ và phát huy hiệu quả trong đời sống tinh thần của đồng bào; nghề dệt
thổ cẩm, đan lát truyền thống đã trở lại trong sinh hoạt hàng ngày của đồng
bào dân tộc thiểu số; trang phục sinh hoạt truyền thống của dân tộc đã được
lớp trẻ đón nhận và tự hào đối với dân tộc mình.
Công tác quy hoạch và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao
cơ sở được tỉnh, huyện quan tâm đầu tư. Đến nay 100% các huyện, 80% các
xã miền núi đã có thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao đảm bảo phục vụ hoạt
động. Công tác xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa được các cấp ủy,
49
chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở chỉ đạo thường xuyên và được đông
đảo nhân dân thi đua hưởng ứng sôi nổi. Hoạt động thể dục, thể thao miền núi
những năm qua đã duy trì ổn định và từng bước phát triển; các môn thể thao
dân tộc như bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo và một số trò chơi dân gian
thường xuyên được tổ chức hàng năm từ tỉnh, huyện đến các xã, các xóm bản.
Đoàn vận động viên DTTS tỉnh Nghệ An cũng đã đạt nhiều giải cao tại Hội
thao các dân tộc thiểu số toàn quốc. Việc quy hoạch quỹ đất phục vụ phong
trào thể dục thể thao ở các xã miền núi tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng đã có
nhiều chuyển biến tích cực, góp phần từng bước phát triển thể dục thể thao
miền núi.
Ngoài việc tập trung bảo tồn, phát huy, phát triển giá trị văn hóa truyền
thống, tỉnh Nghệ An thường xuyên chỉ đạo tăng cường công tác thông tin,
tuyên truyền, cổ động với nhiều hình thức, nội dung phong phú để ngăn chặn,
bài trừ các hủ tục lạc hậu trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Đến
nay một số hủ tục lạc hậu đã giảm như tục người chết để lâu ngày, nạn tảo
hôn, mê tín, dị đoan; tục trộm vợ bị biến tướng Các tệ nạn xã hội, văn hóa
phẩm độc hại như ma túy, cờ bạc, mại dâm, bạo hành gia đình... được kìm giữ
không phát triển mạnh.
Những thành tựu và hạn chế trong quản lý nhà nước đối với việc quản
lý, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá người Thái ở Nghệ An.
Quản lý, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng
bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An nói
riêng là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, đã được ghi
trong các văn kiện của Đảng và đã được cụ thể hóa thông qua các chương trình,
chính sách của chính quyền các cấp vì vậy đã và đang nhận được sự quan tâm,
chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp chính quyền bằng những chương trình,
biện pháp cụ thể. Đó chính là cơ sở pháp lý đồng thời cũng là định hướng cho
50
những bước đi cụ thể thực hiện công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền
thống của các dân tộc nói chung và người Thái ở Nghệ An nói riêng.
Hiện nay đa số cán bộ, viên chức của phòng dân tộc là người dân tộc
Thái vì vậy ít nhiều họ đều nắm được phong tục tập quán và những sinh hoạt
văn hóa truyền thống của người Thái. Đây là một thuận lợi không nhỏ cho
quá trình tiếp xúc, làm việc với đồng bào dân tộc Thái của phòng dân tộc,
đồng thời cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc lập kế hoạch, chương
trình và biện pháp tác động tới cộng đồng người Thái phù hợp, sát thực với
điều kiện thực tế của cộng đồng, thực tế của đồng bào.
2.3.2 Hạn chế
Qua thời gian và cơ chế xu thế hoà nhập đã làm cho văn hoá bản sắc
các dân tộc thiểu số ở vùng Nghệ An đã bị mai một và có nguy cơ mất dần,
thực trạng này đang là một nốt lặng giữa vùng núi đại ngàn, làm đau đầu các
nhà chức trách và xã hội học.
Như một sự tất yếu của xu thế hội nhập ồ ạt. Bản sắc văn hóa và hàng
loạt di sản văn hóa vật thể - phi vật thể của miền Tây xứ Nghệ đang bị mai
một và có nguy cơ biến mất.
Hiện thống kê trên toàn tỉnh Nghệ An chỉ còn 54 bản của các dân tộc
thiểu số lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống (bản làng cổ). Ngần ấy
bản làng còn lại so với một vùng văn hóa rộng lớn của hơn 11 huyện, thị xã
miền Tây xứ Nghệ quả là một con số đáng báo động.
Địa phương này đã lựa chọn một số làng Thái cổ để bảo tồn, giữ gìn và
phát huy các nét đặc trưng vốn có nhưng đang đứng trước nguy cơ mai một.
Nhân dân từ chỗ trước đây có một số hộ tự ý bán nhà sàn làm nhà xây,
thậm chí còn được ví như hiện tượng “chảy máu nhà sàn”, thì nay đã dần
nhận thức đúng tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị truyền thống, quay
lại làm nhà sàn phù hợp với phong tục tập quán và nét sinh hoạt cộng đồng.
51
Hay như với trang phục dân tộc, Nghệ An cũng rất lưu tâm bảo tồn tốt,
khuyến khích các làng bản dệt thổ cẩm, động viên người dân thường xuyên sử
dụng trang phục của dân tộc mình trong những dịp lễ tết, cưới hỏi,
Thay vì sử dụng trang phục hàng ngày, người dân đã chuyển thành
trang phục thường ngày như người kinh, đơn giản và dễ di chuyển, sinh hoạt
và lao động. Chỉ sử dụng lễ phục trong các ngày lễ lớn, lễ cưới hay văn hóa
văn nghệ.Việc du nhập văn hóa các vùng miền làm thay đổi lối sống sinh hoạt
rất nhiều, một số làng nghề truyền thống không được gìn giữ, ăn mặc theo
nhiều phong cách dị hợm theo các trào lưu trên mạng, như con trai để tóc dài,
con gái không còn để tóc dài búi mà nhuộm màu sắc.
Nhiều phong tục bị biến tấu mang nhiều hậu quả như tục “trộm vợ” bị
biến thành hủ tục, nhiều thanh niên chưa đến tuổi trưởng thành đã đi “cướp
vợ” theo phong trào, nhiều gia đình ba mẹ không phản đối mà còn ủng hộ,
hay nhiều gia đình có con trai không được ổn định vẫn đi cướp vợ về cho con,
chính những trường hợp đó gây ra tình trạng văn hóa thành hủ tục.
Xem bói toán vẫn còn mang nặng tính quyết định trong việc cưới xin,
ma chay, nay đã dần bỏ được việc để người chết trong nhà chờ ngày tốt mới
mang chôn cất.
Dân ca khắp nhuôn đã không được lưu truyền, chữ viết không còn mấy ai
biết đến và sử dụng ngôn ngữ quá nhiều từ mượn từ tiếng Việt (người kinh).
Việc chuyển đổi hình thái nhà cửa từ nhà sàn sang nhà xây có đổi mới
và sinh hoạt dễ dàng, tuy nhiên về hình ảnh dần bị mai một, một số nhà chưa
có điều kiện xây những ngôi nhà cấp bốn tạm bợ làm mất hình ảnh thẩm mỹ
cho ngôi làng.
Trong các thủ tục đám cưới du nhập văn hóa người kinh nhiều, cô dâu mặc
váy cưới, và ban nhạc đến hát đám cưới. Tục uống rượu cần nhảy xòe quanh
chum rượu không được chú trọng nhiều. Ngày lễ hội dần bị mai một, các cụ già đã
không còn nhiều truyền nhân trong hát khắp nhuôn, xến bản xến mường.
52
Các chính sách về văn hóa dân tộc thiểu số từ trước đến nay đều chung
chung, mang tính chất ứng phó hơn là tính chiến lược lâu dài. Không có chính
sách riêng để phát triển văn hóa của từng dân tộc. Xoá nhoà sự độc đáo đặc
sắc của mỗi dân tộc. Sự kỳ thị văn hóa dân tộc thiểu số luôn thể hiện trong
chính sách: văn hóa dân tộc thiểu số ở miền núi luôn bị coi là lạc hậu, phải đem
ánh sáng từ miền xuôi lên để soi sáng cho vùng cao Đây là sự thể hiện nhận
thức hạn chế của người soạn chính sách và vô tình đã hạ thấp văn hóa của các
dân tộc thiểu số. Trên thực tế, văn hóa của các dân tộc thiểu số có rất nhiều điểm
mạnh, không ít cuộc thi nghệ thuật và giao lưu văn hoá quốc tế, văn hóa dân tộc
thiểu số đã đem về cho cả nước nhiều thành tích rất đáng tự hào.
Đã nhiều năm, hoạt động văn hóa của ngành văn hoá tổ chức thường
chỉ lặp đi lặp lại một vài hoạt động: lễ hội cồng chiêng, lễ hội lồng tồng, liên
hoan dân ca, triển lãm trang phục, triển lãm ẩm thực, gần đây thi hoa hậu các
dân tộc Từ trung ương đến địa phương cùng một kiểu làm rập khuôn giống
nhau, năm nào cũng giống năm nào, không sáng tạo cái mới. Nhu cầu thưởng
thức văn hóa của người dân sẽ không chấp nhận sự nhàm chán đó, cuộc sống
luôn cần những cái mới hơn.
Điều cần thiết nhất cho việc phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
miền núi hiện nay là phải có các chính sách đúng đắn mang tính chiến lược.
Phải khắc phục ngay tình trạng văn hóa đang theo xu hướng rơi tự do. Tại sao
sau bao năm các cơ quan trung ương và các tỉnh tổ chức thi hát dân ca, liên
hoan dân ca, liên hoan lễ hội nhưng các dân tộc thiểu số vẫn chưa có một
bản băng đĩa dân ca đúng nghĩa để nghe. Sự suy thoái về thuần phong mỹ tục
vẫn tiếp diễn không được ngăn chặn, các bản nhà sàn bị dỡ bỏ hàng loạt đem
về xuôi nhưng các cấp chính quyền đều bỏ mặc, để miền núi hiện nay mất gần
hết nhà sàn, hay là các trò chơi dân gian rất đặc sắc cũng bị biến mất. Biết bao
kho sách quý và các loại chữ viết cổ của Tày, Thái, Chăm không được tổ chức
sưu tầm, dịch thuật và truyền dạy cho thế hệ sau.
53
Chính sách phát triển văn hóa cho miền núi trong thời gian tới dứt
khoát phải định hình hướng đi cho từng dân tộc một cách cụ thể. Nếu chính
sách nào chỉ muốn xây dựng văn hóa miền núi giống hệt như miền xuôi thì
tức là vô hình chung là đã thủ tiêu văn hóa các dân tộc thiểu số. Quan điểm
đem ánh sáng văn hóa miền xuôi lên miền núi chính là đã giết hại văn hóa dân
tộc thiểu số.
Qua những lần về quê tham gia các lễ hội, dự các đám cưới, viếng các
đám ma ở các bản, tôi thấy nếu cứ để văn hóa các dân tộc thiểu số phát triển
không có sự định hướng như hiện nay chắc chắn sẽ dẫn đến nguy hại cho xã
hội. Những vấn đề thuộc về tâm linh, tín ngưỡng đã bị những người hành
nghề mê tín dị đoan lợi dụng. Người có trình độ văn hóa cao lẫn người trình
độ văn hoá thấp đều bị cuốn vào rất nhiều hoạt động tâm linh. Các thầy cúng
đã bói ra rất nhiều thứ ma để bắt người dân phải mổ trâu bò, lợn gà cúng
bái Đám ma cũng bị làm giá cát-xê từ một chục triệu đến vài chục triệu
đồng. Có không ít gia đình, con cái đã phải bán ruộng lấy tiền trả thầy cúng
để thầy đến làm ma cho cha mẹ. Đây là những điều xưa nay chưa từng có
trong xã hội miền núi, cần phải cảnh báo cho trong toàn xã hội. Tuy các sự
việc bức xúc như thế diễn ra hàng ngày nhưng các cấp chính quyền và ngành
văn hoá vẫn chưa có văn bản mang tính pháp lý để điều chỉnh. Nếu để tình
trạng này tiếp diễn thì sẽ gây ra rất nhiều điều bất lợi cho người dân và làm
vẩn đục không gian văn hóa vốn rất trong lành của vùng cao.
Trong tình hình hội nhập với trong nước và thế giới, việc biết nhiều
thứ tiếng ngoài tiếng mẹ đẻ là cần thiết. Ai cũng có quyền sử dụng ngôn ngữ
dân tộc khác, nếu ngôn ngữ đó cần thiết cho sự thành đạt. Nhưng ở nước ta
hiện nay có không ít các bộ phận người dân tộc thiểu số chỉ muốn sử dụng
tiếng Việt, bỏ tiếng dân tộc mình. Hiện tại có ngôn ngữ của một số dân tộc
thiểu số đã có dấu hiệu suy thoái. Một số gia đình ở vùng cao dạy con cái từ
khi sinh ra nói tiếng phổ thông, không nói tiếng mẹ đẻ. Đấy là điều rất kỳ cục,
54
nguy hiểm cho tương lai của đứa bé và cho cả dân tộc đó. Con cái của họ lớn
lên sẽ nói một thứ ngôn ngữ hỗn tạp, tiếng Việt và tiếng dân tộc lẫn lộn, tất
yếu dẫn đến sự suy giảm trí tuệ của thế hệ sau. Bởi vì, đối với con người đòi
hỏi cần phải nắm vững đầy đủ ngôn ngữ cụ thể để tư duy.
Có một thực tại là hiện nay người miền núi nói tiếng phổ thông thường
hay lẫn lộn về quy tắc, còn khi họ nói tiếng dân tộc thì đế bằng tiếng phổ
thông. Đây là nguyên nhân dẫn đến tư duy không mạch lạc, hành văn viết ra
sẽ lủng củng sai ngữ pháp. Nhưng nếu con cái họ được dạy từ bé sử dụng
ngôn ngữ dân tộc, khi lớn lên sẽ học tiếng phổ thông, chắc chắn khả năng sử
dụng cả hai ngôn ngữ sẽ tốt như nhau. Ngôn ngữ của mỗi dân tộc không phải
đơn giản chỉ là phương tiện để thông tin mà ngôn ngữ còn hàm chứa trong đó
rất nhiều các yếu tố huyền bí của văn hóa của riêng từng dân tộc. Ngôn ngữ
chỉ linh thiêng khi nó là tiếng mẹ đẻ. Tất cả các pháp thuật, bùa chú, lời sấm,
lời nguyền chỉ thiêng với người nói bằng tiếng mẹ đẻ. Liên hợp quốc đã
khuyến cáo các dân tộc thiểu số trên thế giới cần phải dạy cho con trẻ nắm
chắc ngôn ngữ của dân tộc mình rồi mới học các ngôn ngữ khác.
Việc sân khấu hóa các lễ hội như hiện nay đã làm mất đi phần nhiều
các giá trị nhân bản của truyền thống. Nguồn gốc của các lễ hội là bắt đầu từ
lao động sản xuất, mô phỏng và cách điệu hóa các động tác lao động sản xuất
để cho cuộc sống tinh thần được thăng hoa. Sân khấu hóa lễ hội chính là đã
làm ngược lại quy luật của tự nhiên, tước đi tính đánh thức con người bản thể
là đặc điểm quan trọng của lễ hội.
Thông thường lễ hội ở mỗi nơi đều có tính chất và ý nghĩa khác nhau,
một làng bản muốn thể hiện được sự thăng hoa của làng bản mình đều phải
thể hiện qua lễ hội. Đối với một lễ hội truyền thống, quan trọng nhất là giữ
gìn sự độc đáo riêng. Nếu lễ hội bị sân khấu hóa thì sẽ mất đi sự độc đáo đó.
Phải có lễ hội độc đáo thì khách du lịch và người các nơi mới đến xem. Thử
hỏi, nếu nơi nào cũng tổ chức một kiểu lễ hội như nhau thì ai cần đến sự đơn
55
điệu tẻ nhạt đó. Cũng trong các lễ hội, người ta thường tổ chức các cuộc thi
tài năng, việc trao giải thưởng bằng tiền thay cho hiện vật như trước đây cũng
làm mất đi một phần giá trị của lễ hội. Thông thường mỗi lễ hội, bao giờ cũng
có một loại phần thưởng gắn với nguồn gốc của lễ hội đó, có thể phần thưởng
không có giá trị cao về mặt kinh tế nhưng có giá trị tinh thần rất lớn.
Việc sân khấu hóa lễ hội từ trung ương đến các địa phương để truyền
hình trực tiếp như hiện nay sẽ góp phần làm méo mó và mất đi tính nhân bản
của lễ hội. Nhiều lễ hội tổ chức ở miền núi rồi truyền hình lên vệ tinh nhưng
không thấy sự đặc của văn hoá miền núi vùng cao, người đạo diễn đã bỏ qua
văn hoá dân tộc thiểu số.
Một số vấn đề tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đang còn rất nhiều
những khó khăn, tồn tại.
Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập đã phần nào kéo
theo sự phá vỡ tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào, tạo nên môi
trường văn hóa mới pha trộn gồm văn hóa truyền thống của đồng bào kết hợp
với văn hóa của các dân tộc ở miền xuôi và văn hóa các tôn giáo khác truyền
vào trong thời gian gần đây. Một số lễ hội truyền thống mang tính cộng đồng
ít được bà con quan tâm như các lễ nghi liên quan đến nông nghiệp; sự linh
thiêng của những khu rừng cấm, dòng sông, con suối để hạn chế sự phá hại
của con người đối với môi trường sinh thái đã phai nhạt như việc tôn thờ thần
núi, thần rừng thần sông, thần suối; có thời gian dài đã diễn ra tình trạng
“chảy máu nhà sàn”, thay vào đó, nhà ở của đồng bào chuyển sang làm nhà
gạch ngói, cấu trúc giống nhà người kinh; y phục truyền thống dân tộc thiểu
số tuy đã có nhiều chính sách để bảo tồn xong cũng thường chỉ xuất hiện vào
các ngày lễ hội; một số thanh thiếu niên do ảnh hưởng của môi trường sống
đã không tích cực tham gia học tập lao động sản xuất mà học đòi ăn chơi,
56
rượu chè gây rối, nghiện hút, trộm cắp, tiếp tay cho lâm tặc; một số tệ nạn
mê tín vẫn còn tồn tại trong đồng bào, nhất là việc tin vào ma quỷ để chữa
bệnh, bói toán, yểm bùa, ma chay, nạn tảo hôn, tình trạng bạo lực gia đình;
việc quan tâm đến sức khỏe thể hiện trong việc ăn uống, phòng và điều trị
bệnh chưa được người dân quan tâm đúng mức; tập quán du canh, du cư và
phá rừng làm nương rẫy tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn tồn tại trong tâm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_van_hoa_dan_toc_thai_tren_dia_b.pdf