Luận văn Quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.4

3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn .6

3.1. Mục đích. 6

3.2. Nhiệm vụ. 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .6

4.1. Đối tượng nghiên cứu. 6

4.2. Phạm vi nghiên cứu. 6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .7

5.1. Phương pháp luận. 7

5.2. Phương pháp nghiên cứu. 7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .7

6.1. Ý nghĩa về lý luận . 7

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn . 7

7. Kết cấu của Luận văn.8

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG . 9

1.1. Xã hội hóa giáo dục phổ thông.9

1.1.1. Khái niệm cơ bản .9

1.1.2. Đặc điểm cơ bản của giáo dục phổ thông và các hình thức xã hội

hóa giáo dục phổ thông . 18

1.2. Quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông . 22

1.2.1. Một số khái niệm. 22

1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông. 25

1.2.3. Nội dung Quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông. 28

pdf103 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy động sức dân vào XHH. Việc XHH thường được triển khai ở những địa bàn nơi đời sống của người dân đã được cải thiện như các thành phố lớn, khu vực đô thị, còn tại vùng khó khăn thì nhiệm vụ cung cấp dịch vụ giáo dục của Nhà nước vẫn là chủ yếu. 36 Do đó, huy động các nguồn lực trong XHHGD cần thực hiện công khai, dân chủ để nhân dân được biết, được bàn và tích cực tham gia với vai trò vừa là chủ thể vừa là đối tượng hoạt động XHHGD, xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, tạo động lực cho giáo dục phát triển cụ thể các nguồn lực như sau: Nhân lực là yếu tố hàng động trong sự phát triển và tồn tại của mọi lĩnh vực nói chung trong đó có sự phát triển của giáo dục phổ thông, nếu không có nguồn nhân lực có trình độ, năng lực chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng am hiểu về xã hội hóa giáo dục phổ thông thì khó mà phát triển được lĩnh vực này, Chính vì vậy, nguồn nhân lực có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển XHH GDPT. Cần phải có đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo bài bản về lĩnh vực giáo dục, yêu nghề, hiểu pháp luật để chỉ đạo và điều hành sự phát triển của giáo dục đi đúng định hướng. Ngoài nhân tố nhân lực cho sự phát triển giáo dục phổ thông ngoài công lập thì yếu tố vật lực như cơ sở vật chất, mặt bằng cũng không kém phần quan trọng, nếu không có trên mặt bằng thì không thể xây dựng cơ sở giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục phổ thông ngoài công lập. Vì vậy, tất cả các yếu tố, nhân lực, vật lực, tài lực có quan hệ mật thiết với nhau muốn phát triển bất kỳ lĩnh vực gì thì cần phải có các nguồn lực trên, điều đó có nghĩa muốn phát triển XHH GDPT thì các yếu tố này có vai trò rất quan trọng. 1.3.4. Yếu tố tài chính Khả năng thực hiện XHH giáo dục phổ thông còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như đặc điểm tự nhiên và mức độ phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền. Với những vùng dân cư thưa, phân bổ không đều và đời sống của người dân còn khó khăn (chủ yếu là các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn), khả năng thực hiện XHH sẽ thấp hơn các khu vực đô thị, nơi thu nhập của người dân và trình độ dân trí cao hơn. Tại các địa bàn khó khăn như vậy, việc triển khai giáo dục, nhất là giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, thường dựa chủ yếu vào nguồn cung cấp ngân sách của Nhà nước và do Nhà nước đảm nhận. 37 Tài chính đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong đó có xã hội hóa giáo dục phổ thông, nếu muốn phát triển mô hình xã hội hóa giáo dục phổ thông mà không có tài chính thì khó mà phát triển được, vì vậy để có được tài chính cho sự phát triển này cần có sự tham gia của toàn xã hội. 1.3.5. Yếu tố văn hóa xã hội Như chúng ta đã biết giáo dục là một lĩnh vực không thể thiếu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội cho nước Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Nếu như không có giáo dục con người sẽ không thể là phát triển cả về nhân cách và trí tuệ. Chính vì thế sự nghiệp đổi mới phát triển giáo dục luôn luôn là vấn đề hàng đầu mà Nhà nước chúng ta quan tâm, đầu tư kỹ lưỡng. Thế nhưng cũng phải lưu ý rằng sự ảnh hưởng của văn hóa con người đối với nền giáo dục là không hề nhỏ. Muốn phát triển mô hình xã hội hóa giáo dục chúng ta phải cho rằng đây là một sự nghiệp to lớn, chúng ta phải có sự đồng lòng giữa chính quyền và toàn nhân dân mới có thể vượt qua được mọi thách thức sao toàn cầu hóa giao lưu hội nhập với quốc tế và khu vực đem lại. Văn hóa quyết định phần nào tới sự phát triển của sự nghiệp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Chúng cần phải phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội của tỉnh và sự phát triển ngành giáo dục. Những mô hình giáo dục của Nhà nước trở thành những gợi ý quan trọng cho việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài sự nghiệp xã hội hóa giáo dục trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, Văn hóa xã hội là yếu tố không thiếu phần quan trọng tác động đến xã hội hóa giáo dục nói chung và xã hội hóa giáo dục phổ thông nói riêng. Đắk Lắk là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và các dân tộc khác nhau, trình độ dân trí thấp văn hóa vùng miền nên ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội hóa giáo dục phổ thông của tỉnh. 38 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa Giáo dục phổ thông và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục ở tỉnh Phú Yên. Thực hiện chủ trương về xã hội hóa giáo dục, Ngày 18 tháng 01 năm 2002, HĐND tỉnh khóa XIII kỳ họp thứ 6 đã ra Nghị Quyết số 29-NQ/2002 HĐND 13 về thực hiện mục tiêu phổ cập GDTHCS từ năm 2001-2003. Thể hiện quyết tâm của Đảng và nhân dân nhằm đẩy mạnh mặt bằng dân trí đến hết bậc THCS cho thanh thiếu niên tỉnh trong đầu thế kỷ 21/CT-TU ngày 12/3/2002 về việc tăng cường công tác lãnh đạo, đẩy nhanh tiến độ phổ cập GDTHCS. Các cấp ủy đảng, chính quyền các đoàn thể vừa trực tiếp quản lý chỉ đạo vừa là người vận động, tổ chức giác ngộ cho thanh thiếu niên và người lao động đi học và học tốt trình độ THCS theo nhiều loại hình trường lớp. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, hàng năm nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đóng góp nhiều ngày công nguyên liệu, vật liệu, kinh phí để tăng cường điều kiện cho phổ cập GDTHCS như có thêm phòng học, lớp học, bàn ghế, thiết bị, sách vở, học bổng, trợ cấp. Năm 2003, UBMTTQ đã tổ chức vận động ửng hộ từ cán bộ, nhân dân và các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội xây dựng quỹ phổ cập với tổng số tiền 2.500.000.000,đ góp phần hỗ trợ giáo viên ở vùng sâu, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn Tỉnh ủy đã có Chỉ thị số 20 Quyết định số: 07/2012/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Theo Quyết định của UBND tỉnh, ngành giáo dục của tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện giải pháp huy động các nguồn lực từ xã hội để đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung mới các trang thiết bị giáo dục hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống giáo dục. 39 Ban Thường vụ của tỉnh Phú Yên đã có kế hoạch 35-KH/TU ngày 25/10/2010 triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Trong kế hoạch đã nêu: Phát động các phong trào: xây dựng gia đình hiếu học, cộng đồng, dòng họ, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị khuyến họcTiếp tục đẩy mạnh xây dựng phát triển nhiều loại hình học tập đa dạng, phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập của tầng lớp nhân dân ở địa phương. Vận động nhân dân tích cực học tập nâng cao dân trí, nghề nghiệp chuyên môn nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng cuộc sống. Uỷ ban nhân dân tỉnh có Kế hoạch số 345/KH-UBND ngày 10/5/2015 tổ chức thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 8/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn tỉnh. Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (khóa VIII), công tác XHHGD được xác định là chủ trương lớn, là một trong những giải pháp để phát triển giáo dục của tỉnh. Trên tinh thần Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997; Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP và Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/8/1999 về chính sách XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, y tế, văn hóa, thể thao. Nội dung cơ bản của công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện XHHGD của Chính phủ là: Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rải của nhân dân, của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục, đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến học. Quá trình thực hiện XHHGD của tỉnh phát triển các cơ sở GD & ĐT trên địa bàn có liên quan đến một loạt vấn đề có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý. Việc thực hiện quy chế tổ chức, quản lý của Nhà nước; quản lý tài chính, quản lý vật lực, tài lực; quản lý đội ngũ giáo viên được ngành GD & ĐT quan tâm thường xuyên và có lịch trình hoạt động cụ thể; Đã xây dựng đề án các Trung tâm học tập cộng đồng, đề án xây dựng đội ngũ giáo viên đến năm 2020; tăng cường đầu tư nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để thực 40 hiện phổ cập, đa dạng hóa các loại hình trường lớp phát triển các trường phổ thông theo hướng chuẩn quốc gia; huy động các nguồn lực đóng góp của nhân dân; vận dụng chính sách hỗ trợ giáo viên; tổ chức đại hội khuyến học để hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bổ sung quy định, quy chế hoạt động nhằm thu hút các nguồn xây dựng phong trào trường chuẩn quốc gia ở các cấp học. 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục tại tỉnh Khánh Hòa Những năm gần đây, tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh việc xã hội hóa đầu tư trang, thiết bị kỹ thuật hiện đại trong các cơ sở GD. Tuy nhiên, kết quả triển khai chưa cao, việc thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư để nâng cao chất lượng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi thành phố phải có những giải pháp và lộ trình tổng thể. Triển khai các quy định của Đảng và Nhà nước, tỉnh Khánh Hòa và cũng đã ban hành nhiều quy định về XHH nói chung và XHHGD nói riêng, cụ thể như: Đề án số 105/ĐA-UBND ngày 30/7/2009 của UBND tỉnh về việc nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh đến năm 2020 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VIII kỳ họp thứ 18 thông qua tại Nghị quyết số 04/2009/NQ- HĐND ngày 17/7/2009, trong đó XHHGD được xác định là một trong những cách thức quan trọng nhằm huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển GD. Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 21/6/2010 của UBND tỉnh ban hành quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực GD-ĐT, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Công văn số 12263/UBND-VHKG ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc hoàn thiện Kế hoạch thực hiện đề án nâng cao chất lượng GDPT tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 đã cụ thể hóa những nội dung của Đề án 106, trong đó đưa ra các kế hoạch chi tiết nhằm nâng cao chất lượng của GDPT; Thực hiện kế hoạch số 156/KH-SGD-ĐT ngày 12 tháng 01 năm 2010 của 41 Sở GD-ĐT Khánh Hòa; Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học tỉnh Khánh Hòa năm 2020 nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Phối hợp với các Sở, Ngành tham mưu với UBND tỉnh xây dựng cơ chế chính sách ưu tiên cho vay vốn để xây dựng trường phổ thông, dành quỹ đất ưu tiên, dành kinh phí xây dựng trường phổ thông cho các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân thuê để mở trường phổ thông ngoài công lập. Hàng năm, vào đầu năm học, Sở GD-ĐT Khánh Hòa đều có ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, trong đó có quy định cụ thể quy mô, hình thức thực hiện XHH. Theo đánh giá của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh một trong những vấn đề khó khăn khi thu hút nguồn vốn xã hội hóa là cơ cấu giá dịch vụ liên doanh, liên kết còn nhiều bất cập, chưa tính cụ thể khấu hao tài sản cố định, trong khi đó giá trị khấu hao tài sản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hình thành giá dịch vụ. Một vấn đề nữa, là nhận thức của một số nhà quản lý, lãnh đạo trường còn tâm lý dựa vào ngân sách Nhà nước, chưa thật sự đổi mới, chủ động tự chủ tài chính, mạnh dạn đầu tư, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Ðể khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục, các cơ quan chuyên môn tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa mua sắm trang, thiết bị dạy học rà soát lại các danh mục, đánh giá lại các dịch vụ giáo dục, từ đó tham mưu tỉnh đầu tư theo hướng chuyên sâu, thực hiện công tác xã hội hóa gắn với thế mạnh chuyên môn của từng đơn vị, gắn với giá và lộ trình tự chủ. Ðặc biệt, cần quan tâm thực hiện quy trình mua sắm, xây dựng, quản lý, sử dụng trang, thiết bị dạy học có nguồn vốn xã hội hóa, bảo đảm nguồn gốc xuất xứ, hài hòa quyền lợi của người học và nhà đầu tư. 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk Qua tham khảo kinh nghiệm quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục tại tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa đã để lại cho tỉnh Đắk Lắk những bài học kinh nghiệm quý báu như sau: 42 Thứ nhất, Nâng cao nhận thức của toàn đảng, Nhà nước và nhân dân trên địa bàn về vai trò, ý nghĩa của xã hội hóa giáo dục, đặc biệt lợi ích của xã hội hóa giáo dục mang lại cho toàn xã hội. Thứ hai, Tập trung hoàn thiện tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Thứ ba, Nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ công chức quản lý tập trung chủ yếu vào công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thứ tư, Xây dựng kế hoạch tổng thể và lâu dài, đề ra nhiều giải pháp, chính sách ưu đãi khuyến khích đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Thứ năm, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và có biện pháp xử lý thích đáng đối với những sai phạm về công tác xã hội giáo dục. Tiểu kết chương 1 Quá trình xã hội hóa giáo dục phổ thông theo một xu thế tất yếu, hiện đang tồn tại và phát triển theo hướng tích cực cần phải có sự hướng dẫn điều tiết và kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm điều chỉnh, chỉ đạo quá trình xã hội hóa đi đúng hướng và đạt mục tiêu đề ra. Nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý nhằm điều chỉnh tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình xã hội hóa giáo dục phổ thông, ban hành các chính sách đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội nhằm hỗ trợ, khuyến khích hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục. Giáo dục phổ thông là cấp học quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Phát triển giáo dục phổ thông là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm quản lý, tăng cường đầu tư cho giáo dục phổ thông; hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ nhà giáo; đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và 43 toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục phổ thông. XHH GDPT là quá trình huy động toàn xã hội đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực cho phát triển GDPT. Là cuộc vận động XHHGD mà qua đó phát huy được truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa các nguồn đầu tư, trong đó quan trọng là trí tuệ và tâm huyết của nhân dân vào sự nghiệp giáo dục. XHH GDPT với tư cách là một bộ phận của hoạt động XHH đang được triển khai mạnh mẽ ở nước ta trong những năm qua. Bản chất của XHH GDPT là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Để nâng cao hiệu quả công tác huy động các nguồn lực từ cộng đồng để đẩy mạnh XHH GDPT đòi hỏi ngành giáo dục phải chủ động tham mưu cho cấp ủy và chính quyền, tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trên địa bàn, chỉ đạo các trường phổ thông huy động và quản lý tốt mọi nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục nói chung và GDPT nói riêng. 44 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Đắk Lắk có tổng diện tích tự nhiên 13.125,37 km2, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên (Cao nghuyên trung phần), đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107028'57" đến 108059'37" độ kinh Đông và từ 1209'45" đến 13025'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 - 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà; Phía Nam giáp Khánh Hòa và Đắk Nông; Phía Tây giáp Campuchia, tỉnh Đắk Lắk hiện có 15 huyện, thị xã, thành phố. Nằm ở vị trí thuận lợi, điều kiện tự nhiên ưu đãi, tỉnh Đắk Lắk được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Tây Nguyên; đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của tỉnh Đắk Lắk. Với những yếu tố về vị trí địa lý như đã nêu trên cho thấy ngoài những thuận lợi, cũng gặp không ít khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến QLNN về XHH GDPT như: việc triển khai các chủ trương, chương trình, kế hoạch, các chính sách liên qua đến GD, vì địa bàn của tỉnh rộng, có quốc lộ 14, 26, 27, 29 đi qua, địa bàn của tỉnh giáp 5 tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đặc biệt phía tây giáp Campuchia. 45 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Trong thời gian qua với sự tích cực, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh trong chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong kế hoạch hàng năm, khai thác tốt tiềm năng, phát huy lợi thế của tỉnh, tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương và sự nhất trí, đồng lòng của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, các Sở, ban, ngành, địa phương đã phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, chủ động triển khai thực hiện kế hoạch công tác. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua đã có bước phát triển, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu về cơ bản có mức tăng trưởng khá hơn năm sau so với năm trước: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt khá; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng; Công tác đối ngoại, thu hút đầu tư có nhiều đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm; Dịch bệnh trên người, cây trồng, vật nuôi được kiểm soát ổn định; Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng cơ bản được thực hiện đúng quy định; Công tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh được chú trọng; Các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được quan tâm triển khai; Lĩnh vực thông tin, truyền thông tiếp tục phát triển, chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên, nhân dân; Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện; Trật tự an toàn xã hội và an ninh biên giới được giữ vững, Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 9,23%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 41.755 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch). Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 16.500 tỷ đồng; huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 33.795 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 6.910 tỷ đồng (bằng 101,5% kế hoạch, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2018). Thu nhập bình quân đầu người đạt 49 triệu đồng/người/năm; ước tính tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2019 còn 9,35%. Lĩnh vực xây dựng đảng và hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả tích cực; chất lượng học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng được nâng 46 lên. Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả được quan tâm thực hiện. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được tăng cường, đảm bảo trọng tâm, trọng điểm theo chương trình, kế hoạch Về nhiệm vụ trong năm 2020, tỉnh Đắk Lắk đưa ra một số chỉ tiêu như: tổng sản phẩm xã hội đạt khoảng 62.500 tỷ đồng; tăng trưởng kinh tế khoảng 11%; thu nhập bình quân đầu người đạt 54,6 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4,36% - 4,49%; có 40,1% (61/152 xã) đạt chuẩn nông thôn mới. [31] 2.2. Thực trạng phát triển giáo dục phổ thông tại tỉnh Đắk Lắk. 2.2.1. Quy mô, mạng lưới, trường lớp Tỉnh Đắk Lắk đã tập trung phát triển phong phú, đa dạng về quy mô mạng lưới trường lớp, từ một hệ thống chỉ có trường công lập, nay đã hình thành các trường dân lập, góp phần mở rộng quy mô giáo dục, tạo cơ hội cho mọi người có nhu cầu học tập lựa chọn, giảm sức ép về quy mô giáo dục cho hệ công lập, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng giữa các loại hình trường. Số lượng trường phổ thông tăng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Hiện nay ngành giáo dục ở tỉnh Đắk Lắk theo thống kê năm học 2018-2019 có hệ thống trường công lập, dân lập, tư thục; cụ thể như sau: - Giáo dục tiểu học: Hiện nay tỉnh Đắk Lắk có 423 trường tiểu học, 7.194 lớp, 248.070 học sinh. - Giáo dục trung học cơ sở: Tỉnh Đắk Lắk có 233 trường THCS, 3.725 lớp, 159.185 học sinh. - Giáo dục THPT: Toàn tỉnh có 56 trường THPT, 1.631 lớp, 75.883 học sinh. Như vậy, theo thống kê năm học 2018-2019 giáo dục phổ thông của tỉnh có 712 trường, 12.5500 lớp với 483.138 học sinh từ tiểu học đến THPT. Trong đó có 11 trường ngoài công lập gồm: 8 trường tiểu học, 3 trường liên cấp (Trường Victory: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; Hoàng Việt: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; Đông Du Trung học cơ sở, 47 Trung học phổ thông) đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn. Hệ thống trường dân tộc nội trú trong toàn tỉnh đã được đầu tư khá hoàn chỉnh, đáp ứng các yêu cầu dạy học và sinh hoạt cho học sinh dân tộc thiểu số. Toàn tỉnh có 15 trường PTDTNT cấp huyện (15/15 huyện, thị xã, thành phố) với 2.343 học sinh THCS và 1 trường THPT DTNT cấp tỉnh với 564 học sinh. Trong đó, số học sinh dân tộc Ê đê là 1.460 học sinh, Nùng: 383 học sinh, Tày :330 học sinh, M’Nông: 224 học sinh, Mường: 110 học sinh, Thái: 83 học sinh, Gia Rai: 71 học sinh, Mông: 39 học sinhNgoài ra, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn có 04 trường phổ thông dân tộc bán trú, 08 trường THPT có bộ phận học sinh dân tộc bán trú với hơn 1.300 học sinh; 15 trung tâm GDTX, 22 Trung tâm tin học ngoại ngữ, 184 Trung tâm học tập cộng đồng đã thu hút 3.618 học viên bổ túc THPT, 708 học viên bổ túc trung học cơ sở, hơn 1200 học viên các lớp liên kết đào tạo, hơn 8.000 học viên các lớp tin học, ngoại ngữ, Ê đê, hơn 5.000 học viên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ [26]. - Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập Một trong những hình thức XHH giáo dục là việc khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chính sách và giải pháp khuyến khích cơ sở GDPT ngoài công lập thành lập và phát triển, do vậy quy mô các trường NCL ngày càng gia tăng trên địa bàn. Hòa chung với việc thực hiện chủ trương XHH GDPT của tỉnh, tỉnh Đắk Lắk đã đạt nhiều thành tựu trong công tác đa dạng hóa các loại hình GDPT. Bên cạnh việc duy trì và tăng cường đầu tư cho các cơ sở GDPT công lập, tỉnh còn khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập. Số lượng và chất lượng giáo dục học sinh của các trường ngoài công lập ngày càng gia tăng. Hiện nay, xét về quy mô, các trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng rất cao (11 trường/708, chiếm 98.45% số lượng các trường), trong khi các trường ngoài công lập chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (khoảng 1.55%). 48 + Trường tiểu học: 08 trường; + Trường liên cấp: 03 trường; + Tổng mức đầu tư: Khoảng 1.100 tỷ đồng. Hình 2.1 Tỉ lệ trường phổ thông theo hình thức đào tạo Bảng số liệu 2.1 cho thấy, số lượng các lớp phổ thông tại các trường ngoài công lập tăng dần theo từng năm. Nếu như năm học 2013-2014, tại các trường phổ thông ngoài công lập trên toàn địa bàn tỉnh chỉ có 95 lớp phổ thông ngoài công lập thì đến năm học 2018-2019, số lượng các lớp tại các trường phổ thông ngoài công lập đã tăng lên gần 03 lần (277 lớp). Nếu như năm học 2011-2012 các trường phổ thông NCL chỉ có 2919 học sinh theo họcthì đến năm học 2018-2019 con số này đã tăng lên 8654 học sinh. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng của các cơ sở GDPT ngoài công lập. Bảng 2.1. Quy mô các trường phổ thông ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk NĂM HỌC SỐ TRƯỜNG SÔ LỚP SỐ HỌC SINH 2013-2014 9 95 2919 2015-2016 9 101 3145 2016-2017 11 157 4949 2017-2018 11 230 7142 2018-2019 11 277 8654 (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk) 49 Hình 2.2. Quy mô các trường phổ thông ngoài công lập Những số liệu trên cho thấy công tác XHH của tỉnh thật sự đã có chuyển biến tích cực. Phụ huynh học sinh đã ngày càng tin tưởng giao con em mình cho các trường NCL thể hiện các lớp và số học sinh ngày càng tăng cao qua các năm học. 2.2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xa_hoi_hoa_giao_duc_pho_thong_t.pdf
Tài liệu liên quan