Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ
HỘI HÓA THỂ DỤC THỂ THAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. 9
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài . 9
1.1.1. Khái niệm Quản lý nhà nước . 9
1.1.2. Quản lý nhà nước về Thể dục thể thao . 11
1.1.3. Khái niệm Quản lý Nhà nước về Xã hội hóa thể dục thể thao . 12
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao . 15
1.2.1. Xây dựng thể chế, chính sách và tuyên truyền chủ trương, chính sách
liên quan đến quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao . 16
1.2.2. Xây dựng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về xã
hội hóa thể dục thể thao . 17
1.2.3. Quản lý nhà nước đối với các câu lạc bộ, hiệp hội, liên đoàn thể thao
quần chúng . 20
1.2.4. Quản lý nhà nước về hoạt động thể thao, tổ chức thi đấu của các hiệp
hội, liên đoàn thể thao quần chúng . 21
1.2.5. Quản lý nhà nước về các nguồn lực và đầu tư các công trình thể thao
được xã hội hóa . 22
117 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời dân còn thiếu và chưa đồng bộ;
quỹ đất dành cho sự nghiệp TDTT còn hạn chế chưa đưa vào quy hoạch, thậm
chí nhiều sân bóng đá trước dần biến mất, như sân bóng đá Thủy An nay là
phường An cựu, sân bóng đá Tây Lộc, sân bóng đá Hương Liên nay phường
Vĩ Dạ.... Ngoài ra cơ sở vật chất tập luyện chủ yếu là do XHH của các CLB,
các doanh nghiệp tư nhân đầu tư nhưng vẫn dừng lại ở mức độ quy mô vừa
phải, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của một số bộ phận thanh, thiếu niên và
người dân tập trung ở trung tâm thành phố.
Bên cạnh quá trình tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách tạo ra nguồn
lực lớn hơn về ngân sách để đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa, ý tế, giáo dục
của thành phố Huế, thì lĩnh vực đầu tư cho TDTT vẫn còn chưa được các cấp
43
chính quyền quan tâm đúng mức. Ngân sách đầu tư đào tạo nguồn nhân lực,
đội ngũ cán bộ, HLV cho TDTT còn hạn chế, số cán bộ QLNN về TDTT các
cấp, các cơ sở còn thiếu, đầu tư phát triển tiềm lực VĐV chuyên nghiệp và
nghiệp dư chưa đạt yêu cầu . Nguyên do các cấp chính quyền chưa đánh giá
phát triển kinh tế về TDTT không phải là nghề mà chỉ là một loại hình hoạt
động về tính phong trào và giải trí, do vậy quá trình phát triển chuyên nghiệp
hóa TDTT còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến hoạt động XHH TDTT cũng
không được quan tâm mạnh mẽ.
Trước những thực trạng ở trên, lãnh đạo thành phố Huế đã tập trung chỉ
đạo phòng VHTT thành phố tập trung làm tốt công tác XHH TDTT trên địa
bàn và chú trọng công tác tham mưu về QLNN TDTT. Qua nhiều năm, trung
tâm TDTT thành phố đã làm tốt vai trò chức năng của đơn vị tham mưu cho
lãnh đạo thành phố Huế, góp phần cái thiện tinh thần luyện tập TDTT của
người dân cao hơn, tăng cường sự đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ tập luyện
nâng cao sức khỏe cho người dân, chất lượng các giải đấu ngày càng được
nâng cao, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển TDTT càng được chú
trọng trên địa bàn thành phố.
2.2. Tình hình xã hội hóa thể dục thể thao trên thành phố Huế
Công tác XHH hoạt động TDTT đang được các cấp ủy đảng, chính
quyền, đoàn thể quan tâm. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội, doanh
nghiệp, cá nhân tích cực hưởng ứng tham gia, đầu tư hàng chục tỷ đồng, góp
phần nâng cao chất lượng, quy mô các cơ sở vật chất - kỹ thuật và hoạt động
TDTT trên địa bàn toàn thành phố và toàn tỉnh.
Thực hiện nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ
về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Nghị định số
59/2014/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
44
69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích
XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa,
thể thao, môi trường và đặc biệt là từ khi Luật TDTT có hiệu lực thi hành, chủ
trương XHH TDTT đã được xã hội nhận thức ngày càng đúng hướng hơn. Hệ
thống tổ chức xã hội về TDTT được tăng cường, từng bước phát huy tác dụng
trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động TDTT.
Một trong những phương thức XHH ở lĩnh vực TDTT đó là việc kêu
gọi các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng các công trình thể thao
như sân Cầu lông, Tenis, Bóng đá, CLB Bida, cụm sân cỏ bóng đá nhân tạo,
các phòng tập gym chất lượng cao. Hiện tại trên địa bàn thành phố Huế có
hơn 250 sân Cầu lông ngoài trời, hơn 100 sân Cầu lông trong nhà, 25 sân
Quần vợt, gần 180 nhà tập thể thao (trong đó gần 175 nhà tập do các doanh
nghiệp, cá nhân, cơ quan ban ngành đầu tư xây dựng), 70 sân bóng đá (50 sân
cỏ nhân tạo), hơn 30 sân bóng chuyền, bóng rỗ, hơn 30 CLB Gym và Thể
hình, được đầu tư xây dựng từ các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp và cá
nhân. Đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của các sân bóng đá nhân tạo được sự
đầu tư rõ rệt như: cụm 04 sân cỏ nhân tạo do Công ty Cổ phần đầu tư IMG
Huế đầu tư tại Khu đô thị An Cựu city với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng, công
ty Cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ Trường Thành đầu tư 7 tỷ đồng xây
dựng Trung tâm Thể thao Tây Lộc, cụm sân bóng đá cỏ nhân tạo (150
Nguyễn Trãi) được hình thành từ sự hợp tác giữa Công ty TNHH MTV Uyên
Phương với Trung tâm TDTT thành phố Huế với tổng kinh phí đầu tư 4,5 tỷ
đồng, hay cụm sân cỏ nhân tạo Khoa Luật do Khoa Luật - Đại học Huế phối
hợp với Công ty TNHH Trường An. Bên cạnh đó trong năm 2017 là năm nổi
trội về công tác XHH TDTT trên địa bàn thành phố, phát triển hơn 57 địa
điểm trên 19 phường, tổng số đầu tư các trung tâm, điểm luyện tập này trên
13 tỷ đồng, trong đó có các phòng Gym và thể hình có máy móc chất lượng
45
cao, hiện đại như phòng Gym Green 92 Mai Thúc Loan với vốn đầu tư 1,4 tỷ
đồng, Gym King Sport ở An Cựu City đầu tư 1,2 tỷ đồng....; Sân Tennis của
Công ty Xăng dầu hơn 1,4 tỷ đồng, hệ thống CLB Bida 2N, Đệ Nhất hơn 2 tỷ
đồng...Việc đầu tư cơ sở vật chất hướng đến chuyên nghiệp đã thu hút một
lượng đông đảo người đến chơi, đã mở ra một sân chơi mới cho những người
yêu thích luyện tập TDTT, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, đồng thời tạo
tiền đề cơ sở vật chất giúp cho phong trào luyện tập TDTT trên địa bàn thành
phố ngày càng phát triển, là minh chứng rõ nét nhất cho sự đúng đắn của công
tác XHH TDTT trên địa bàn thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế
nói chung.
Hệ thống thiết chế thể dục thể thao đầy đủ đã góp phần tạo điều kiện,
sân chơi cho người dân thành phố Huế tham gia luyện tập TDTT, góp phần
đẩy mạnh phong trào tập luyện TDTT trong người dân, đưa số tỷ lệ người dân
tập luyện TDTT thường xuyên trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Tính đến năm
2017, số người luyện tập TDTT thường xuyên đạt hơn 203.661 người, chiếm
tỷ lệ 39,7% dân số, số gia đình luyện tập TDTT thường xuyên đạt 48.500 gia
đình, chiếm tỷ lệ 28,1% số hộ, số câu lạc bộ TDTT cũng tăng nhanh với 615
CLB; tỉ lệ cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn rèn luyện
thân thể đạt 100% [13].
Cùng với việc huy động được nguồn vốn từ XHH để xây dựng các
công trình TDTT, UBND thành phố Huế rất chú trọng đến công tác kêu gọi
nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác tổ chức thi đấu các giải thể thao. Hằng
năm, các giải thi đấu thể thao trên địa bàn tỉnh được diễn ra với sự tài trợ của
doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh, trung bình từ 30 - 40% tổng kinh
phí tổ chức một giải đấu. Nguồn kinh phí tài trợ để tổ chức các giải thể thao
trong tỉnh luôn tăng dần qua các năm với xu hướng năm sau tăng hơn năm
trước. Riêng trong năm 2016, nhiều giải thể thao có quy mô lớn đã được tổ
46
chức với 100% nguồn kinh phí huy động từ nguồn XHH như Giải thể thao
quốc tế 3 môn phối hợp Laguana Lăng Cô Triathlon 2016, Giải Đua xe đạp
phong trào TT Huế mở rộng 2016, Giải Việt dã Sacombank chạy vì sức khỏe
cộng đồng, Giải Bóng đá cộng đồng Cúp FFAV, Giải Huế Half Marathon
2018... và nhiều giải thể thao có sự đóng góp, hỗ trợ kinh phí tổ chức của các
cá nhân, doanh nghiệp như Giải Quần vợt Vô địch đồng đội quốc gia, Giải
Golf trung niên quốc gia 2014, Giải Golf Thanh thiếu niên toàn quốc và vòng
loại Faldo Serie Vietnam, Giải đua ghe, thuyền rồng Festival 2016, Giải Cầu
lông, Bóng bàn, Tenis truyền thống Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh ...; trong
đó có những giải được duy trì tổ chức định kỳ hằng năm.
Việc đa dạng hoá các loại hình tổ chức các hoạt động TDTT đã tạo điều
kiện và môi trường thuận lợi để các CLB, Hội nhóm, Liên đoàn TTQC, các tổ
chức xã hội tham gia đóng góp và tài trợ cho những môn thể thao mũi nhọn
của tỉnh như: Judo, karatedo, Cờ, Vật... Nhiều CLB TDTT như: quần vợt, cầu
lông, Dance Sport, Yoga, các CLB võ thuật đã được thành lập; ngoài ra còn
nhiều CLB được hình thành trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học... thu
hút nhiều đối tượng tham gia. Nhiều tổ chức TDTT được củng cố, hình thành
và hoạt động khá hiệu quả trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động TDTT
như: Liên đoàn Cầu lông, Liên đoàn Cờ, Liên đoàn Quần vợt, Hội Võ thuật
cổ truyền , Hội Taekwondo, Hội Karatedo, Hội Golf...trên cơ sở XHH TDTT.
Bên cạnh phát triển XHH TTQC thì XHH thể thao TTC cũng đạt nhiều
dấu ấn mạnh mẽ. Trong năm 2017, ngân sách đầu tư cho hoạt động sự nghiệp
TDTT là 73.672 tỷ đồng, trong đó ngân sách từ nhà nước là 10.952 tỷ đồng,
còn lại 62.720 tỷ đồng là ngân sách từ địa phương và các cá nhân, doanh
nghiệp. Nhờ có nguồn ngân sách khá ổn định, trong năm 2017, có hơn 350
lượt VĐV các đội tuyển thể thao của tỉnh đã được đi tập huấn và tham gia thi
đấu các giải khu vực và quốc gia, quốc tế. Ngành TDTT đã cử 35 lượt đội
47
tuyển (Cờ vua, Taekwondo, Karatedo, Bóng đá, Bơi lội, Cầu lông, Judo, Vật,
Võ cổ truyền, Bắn cung, Đá cầu...) tham gia tập huấn và thi đấu các giải trẻ
khu vực, quốc tế, Segames, giải vô địch đạt được kết quả vượt trội với 437
huy chương (120 HCV, 136 HCB, 178 HCĐ); trong đó quốc tế là 25 huy
chương (14 HCV - 6 HCB - 5HCĐ) có 03 Huy chương vàng Segames [13].
Từ những bước đầu thành công công tác XHH TDTT gắn với dịch vụ
du lịch và văn hoá, đã tạo được bước đột phá trong lĩnh vực rèn luyện và đầu
tư TDTT, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Huế, tỉnh TT Huế.
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục
thể thao trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3.1. Triển khai thục hiện và tuyên truyền quan điểm, chính sách
của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao
Quan điểm, đường lối phát triển TDTT, trong đó có XHH TDTT được
Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện khá rõ thông qua các văn kiện các kỳ Đại
hội Đảng. Đặc biệt qua các nhiệm kỳ, Đảng đều có Nghị quyết hoặc Chỉ thị
của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư về công tác TDTT. Một số
văn kiện tiêu biểu thể hiện sự định hướng, tạo cơ chế QLNN về TDTT như:
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị khóa XI về
“tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục,
thể thao đến năm 2020”; Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 24/3/1994 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng khóa VII về “công tác TDTT trong giai đoạn mới”;
Cụ thể hóa đường lối của Đảng, Nhà nước cũng thể hiện vai trò QLNN
về thể dục thể thao, XHH TDTT qua việc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật dưới hình thức Hiến pháp, Luật, Nghị định, Thông tư,.. của Quốc
hội, Chính phủ, Bộ VHTT&DL, hay các văn bản hướng dẫn của Tổng cục
TDTT... Cụ thể như: Nghị định số 11/NĐ-CP ngày 28/11/1992 của Chính phủ
48
về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục TDTT; Luật thể dục, thể thao
số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XI; Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về
đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và TDTT; Chỉ thị số
03/UB TDTT-QC ngày 17/3/2000 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT
về phát triển TDTT quần chúng ở cơ sở xã, phường;; Nghị quyết số 16/NQ-
CP, ngày 14/01/2013 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị “về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến
năm 2020”. Các văn bản ấy đã quy định những thể chế về tổ chức bộ máy,
phương thức và phạm vi QLNN về TDTT, trong đó có XHH TDTT làm cơ sở
cho các địa phương, ngành triển khai một cách cụ thể trong quản lý lĩnh vực này.
Tại thành phố Huế, trong những năm qua đã luôn chủ động nghiên cứu,
xây dựng và ban hành nhiều văn bản mang tính định hướng cho sự phát triển,
QLNN về TDTT. Tại nội dung của các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh qua
nhiều nhiệm kỳ đều dành một phần ghi chú đề cập đến phát triển định hướng
TDTT, đặc biệt Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết chuyên
đề quan trọng và chỉ đạo UBND thành phố chủ động xây dựng các Quy
hoạch, Kế hoạch, chính sách để một mặt QLNN, một mặt thực hiện phát triển
sự nghiệp TDTT. Một số văn bản cụ thể sau:
Nghị quyết số 6e/2008/NQCĐ-HĐND, ngày 04/04/2008 của Hội đồng
Nhân dân tỉnh về việc thông qua “Quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT tỉnh
Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến 2020”; Kế hoạch số
44/KH-UBND ngày 26/5/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về phát triển
thể dục thể thao xã, phường, thị trấn; Quyết định số 1355/QĐ-UBND ngày
09/6/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt “Quy hoạch
phát triển sự nghiệp TDTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng
49
đến 2020”; Nghị quyết 12/NQ-TU ngày 26/6/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Thừa Thiên Huế “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát
triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020” cụ thể hóa Nghị quyết 08-NQ/TW
ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo
bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”;
Nhờ những định hướng của Tỉnh ủy, các nghị quyết của HĐND, các kế
hoạch, chương trình hành động của UBND về TDTT cấp tỉnh và cấp thành
phố, sự nghiệp TDTT tỉnh TT Huế nói chung và trên địa bàn thành phố Huế
nói riêng trong những năm qua không ngừng lớn mạnh, vai trò QLNN về
TDTT trong đó có XHH TDTT của chính quyền các cấp ngày càng hiệu lực,
hiệu quả.
Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là các
Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, các kế hoạch, chương trình hành động của
UBND thành phố Huế, tỉnh TT Huế liên quan đến TDTT, QLNN về thể dục
thể thao, phòng VHTT thành phố Huế đã chủ động phối hợp với các phòng
chuyên môn của Sở VH&TT TT Huế tham mưu, tổ chức tuyên truyền, triển
khai các nghị quyết, chỉ thị về chủ trương, kế hoạch và hệ thống biện pháp cụ
thể nhằm tạo chuyển biến về tư tưởng, nâng cao nhận thức của xã hội về vai
trò, tác dụng của TDTT trong việc phát triển và chủ động kinh phí tổ chức
các giải đấu có sự tham gia của doanh nghiệp, cá nhân góp phần nâng cao sức
khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân..., nhận thức được những
quy định của pháp luật về TDTT trong đó có XHH TDTT để chấp hành. Sở
VH&TT đã chủ động phối hợp với Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy triển khai tuyên
truyền, quán triệt có hiệu quả, thiết thực, rộng rãi trong toàn xã hội, đặc biệt là
đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,
nghề nghiệp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước của ngành
VHTT; lồng ghép các chương trình tập huấn cán bộ TDTT cơ sở xã, phường,
50
thị trấn, cán bộ giáo viên TDTT các trường học tổ chức tuyên truyền về các
nội dung và tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết
16/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết 12/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Thừa Thiên Huế nhằm nhanh chóng đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống;
tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác
dụng của thể dục, thể thao.
Phòng VHTT của thành phố đã chủ động triển khai các văn bản hướng
dẫn, chỉ đạo hệ thống cơ sở và các phòng chuyên môn của các phường để xây
dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đã được UBND
thành phố thông qua; Từng bước xây dựng, đổi mới cơ chế, chính sách trong
lĩnh vực TDTT như: xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực
XHH đầu tư cho công tác đào tạo VĐV chuyên nghiệp và nghiệp dư; xây
dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT; quy định tổ chức các hoạt động
TTQC và thi đấu TTQC; quy định hoạt động các CLB, Hội thể thao, Liên
đoàn TTQC Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động
kinh doanh, sản xuất, tổ chức dịch vụ thể dục, thể thao; xây dựng cơ chế,
chính sách hỗ trợ tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công
nghệ vào hoạt động thể thao và nâng cao năng lực công nghệ về TDTT.
2.3.2. Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản
lý nhà nước về thể dục thể thao, xã hội hóa thể dục, thể thao
Trong những năm qua, để đáp ứng công tác lãnh chỉ đạo, tổ chức thực
hiện và quản lý về mặt nhà nước, bám sát sự lãnh chỉ đạo của HĐND và
UBND thành phố Huế; Ngành TDTT đã phối hợp có hiệu quả với các ngành,
các cấp củng cố kiện toàn bộ máy và tổ chức cán bộ, nhờ đó, năng lực QLNN
về TDTT có nhiều tiến bộ, đội ngũ cán bộ quản lý của Ngành tương đối ổn
định và phát huy được vai trò trong công tác tổ chức các hoạt động TDTT ở
nhiều cấp.
51
Tổng biên chế của Sở VH&TT là 97 biên chế, trong đó có 9 biên chế
thực hiện nhiệm vụ QLNN về TDTT, 16 biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về TDTT. Lực lượng cán bộ quản lý, lãnh đạo các phòng ban và
huấn luyện viên thể thao đạt 100% trình độ cử nhân. Có nhiều cán bộ phòng
ban, huấn luyện viên được cử đi học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do cấp
tỉnh và cấp quốc gia, các liên đoàn, nhiều HLV được cử đi học các lớp tin
học, ngoại ngữ, quản lý nhà nước, trung cấp lý luận chính trị. Hiện trạng công
tác tổ chức, cán bộ ngành Thể dục thể thao Thừa Thiên Huế từng bước được
kiện toàn và ổn định; cán bộ công chức của ngành nhận thức tốt ý thức trách
nhiệm, nhiệt tình, năng nổ; công tác quản lý, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ
chính trị và chuyên môn của ngành được đảm bảo; phục vụ kịp thời các chủ
trương chính sách của Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý, phòng ban và huấn luyện viên của
ngành còn thiếu, trình độ chuyên môn không đồng đều, công tác đào tạo cán
bộ chưa đồng bộ, chế độ đãi ngộ, chính sách sử dụng thực tế chưa khuyến
khích các cán bộ phòng ban, huấn luyện viên học tập nâng cao trình độ hơn
nữa, thiếu cơ chế ưu đãi khuyến khích huấn luyện viên giỏi ở nơi khác về
phục vụ trong Thành Phố, định mức biên chế còn hạn chế vì vậy mà chưa tiếp
nhận được huấn luyện viên về công tác tại cơ sở, phường, xã do đó lực lượng
huấn luyện viên các môn thể thao còn thiếu, cơ cấu huấn luyện viên chưa phù
hợp các môn thể thao.
Để làm rõ hơn nữa về số lượng cán bộ văn phòng và HLV TDTT cũng
như trình độ chuyên môn được trang bị trong toàn Thành Phố, chúng tôi tiến
hành khảo sát đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thuộc sở
VH&TT cấp tỉnh và cán bộ chuyên trách TDTT cấp thành phố. Kết quả được
chúng tôi trình bày tại bảng 2.1.
52
Đội ngũ cán bộ của thành phố và phường xã là những người thực hiện,
hướng dẫn các chỉ thị chính sách của các cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân Thành Phố, ngành TDTT tới từng địa phương. Song, theo nhận
định của chúng tôi, ở bảng 2.2 muốn xây dựng được phong trào TDTT vững
mạnh cần xây dựng phong trào TDTT từ cấp xã, phường sau đó mới đến cấp
thành phố, cấp tỉnh. Để làm được điều đó Ngành TDTT cần tăng cường cán
bộ có chuyên môn TDTT đến các phường, xã trên địa bàn thành phố.
Hiện tại các phường trên địa bàn thành phố đều có các Ban văn hoá xã,
phường. Tổng số toàn Thành Phố có 27 phường hiện không có cán bộ chuyên
trách về TDTT, mỗi phường chỉ có 01 cán bộ là cán bộ văn hoá xã hội làm
công tác kiêm nhiệm đều chưa có chuyên môn về QLNN TDTT hoặc có trình
độ sơ cấp về QLNN TDTT, đây là tình trạng chung trong cả nước về sự thiếu
hụt cán bộ chuyên trách TDTT xã, phường, thị trấn.
Từ kết quả phỏng vấn về trình độ hiểu biết về XHH TDTT được trình
bày ở bảng 2.3, cho thấy: phỏng vấn tập trung là đối tượng cán bộ chuyên
trách quản lý TDTT của 27 phường địa bàn thành phố Huế, các mục tiêu, nội
dung, nguồn lực thực hiện và cách thức tổ chức thực hiện XHH TDTT trên
địa bàn ở mức độ hiểu rõ chiếm 30%, ở mức độ trung bình chiếm 58,5% và ở
mức độ chưa hiểu rõ là 11,5%. Điều này cho thấy mức độ hiểu biết XHH
TDTT trên địa bàn thành phố Huế với cán bộ quản lý các phường mặc dù đã
sự phát triển so với những năm trước nhưng tỉ lệ mức độ trung bình còn
chiếm hơn 50%, điều này cho thấy UBND thành phố cần chú trọng công tác
phát triển XHH TDTT so với nhu cầu rèn luyện của người dân và xã hội hơn nữa.
2.3.3. Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao thông qua
huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho hoạt động thể dục thể thao
Trong QLNN về XHH TDTT, tại thành phố Huế, sau hơn nhiều năm
triển khai thực hiện đã từng bước khắc phục cơ chế Nhà nước bao cấp toàn
53
phần cho hoạt động tổ chức và thi đấu TDTT, tạo điều kiện về cơ chế huy
động rộng rãi và tối đa các nguồn lực xã hội, huy động sự tham gia của các
thành phần kinh tế, xã hội trong từng lĩnh vực hoạt động TDTT. Về mặt thực
tiễn QLNN về XHH TDTT, cùng với những thành tựu chung trên tất cả các
lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội, phòng VHTT thành phố đã tham mưu cho
UBND thành phố, chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả các chính sách
về XHH như giao đất, miễn giảm thuế, tăng cường quảng bá, kêu gọi đầu tư...
về lĩnh vực TDTT.
Cùng với việc huy động được nguồn vốn từ XHH để xây dựng các
công trình TDTT, thành phố Huế rất chú trọng đến công tác kêu gọi nguồn tài
trợ để phục vụ cho công tác tổ chức thi đấu các giải thể thao. Hằng năm, các
giải thi đấu thể thao trên địa bàn thành phố được diễn ra với sự tài trợ của
doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài thành phố, trung bình từ 30 - 40% tổng
kinh phí tổ chức một giải đấu. Điển hình như các giải Bóng đá Thanh niên,
Giải bóng đá Sinh viên, U15, Giải chạy việt dã cùng Sacombank, Giải cờ vua
– cờ tướng mở rộng các CLB, Giải bóng đá Na Uy, Giải đua ghe truyền
thống, thuyền rồng Festival, Đặc biệt, trong năm 2018, Đại hội TDTT các cấp
và Đại hội TDTT tỉnh lần thứ VIII được tổ chức thành công là nhờ sự đóng
góp rất lớn nguồn kinh phí từ các cá nhân, doanh nghiệp, người dân; nguồn
kinh phí huy động từ XHH để tổ chức Đại hội TDTT cấp cơ sở và Đại hội
TDTT tỉnh lần thứ VIII chiếm 60% (13,2 tỷ đồng) (Theo số liệu thống kê sở
VH&TT tháng 6/2018); trong tổng kinh phí tổ chức Đại hội các cấp.Trong
quá trình tạo điều kiện về cơ chế để huy động các nguồn lực XHH đầu tư vào
các hoạt động TDTT, ngành TDTT đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên
quan như CLB Cầu Lông Vũ Bảo, Shop áo quần thể thao Hồng Sơn, CLB
Gym Fitnness. để đảm bảo quá trình tài trợ, đầu tư kinh phí của các doanh
nghiệp là đúng pháp luật, tránh trường hợp gian lận thương mại, vi phạm quy
54
định quảng cáo, trốn thuế Tuy vậy, quá trình QLNN trong lĩnh vực này vẫn
là khâu yếu, còn nhiều lổ hỏng, vẫn để một số đơn vị doanh nghiệp lợi dụng
danh nghĩa tài trợ cho hoạt động TDTT quảng cáo sai mục đích, vi phạm quy
định về quảng cáo làm sai lệch về chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà
nước về cơ cấu tổ chức giải.
2.3.4. Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao thông qua
hoạt động của các Liên đoàn, Hội thể thao
Việc đa dạng hóa các loại hình tổ chức các hoạt động TDTT đã tạo điều
kiện và môi trường thuận lợi để các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội tham
gia đóng góp và nhân rộng phong trào, tìm kiếm tài năng và đào tạo nhân lực
góp phần phát triển những môn thể thao mũi nhọn của Tỉnh nhà. Một trong
những thành công của QLNN về XHH thể dục thể thao thời gian qua là phát
huy được vai trò của các Hội, Liên đoàn TTQC trong hoạt động quản lý và
phát triển phong trào. Bước đầu đã tăng cường vai trò QLNN thông qua kiểm
soát, phê duyệt điều lệ hội, liên đoàn, CLB thể dục thể thao.
Số liệu thống kê tại bảng 2.4 cho thấy sự phát triển của thể thao quần
chúng qua các số liệu thống kê từ năm 2013 đến 2017. Trong đó, thể thao
quần chúng cho thấy sự phát triển khá đều đặn. Đến năm 2017 toàn tỉnh đã có
39,7% số người trên tổng số dân số tập thể dục thể thao thường xuyên và
28,1% số gia đình thể thao, trung bình mỗi năm tăng khoảng 2%. Điều này
cho thấy bên cạnh các nhu cầu về ăn, mặc, ở thì nhu cầu tập thể dục thể thao
của quần chúng nhân dân ngày một tăng cao.
Một đặc điểm nổi bật khác là sự gia tăng của các loại hình câu lạc bộ
thể dục thể thao. Đến năm 2017, toàn thành phố đã có 615 CLB, Liên đoàn
TTQC và Hội thể thao. Các nhóm hội này hoạt động rất đa dạng và phong
phú, từ các câu lạc bộ của hội người cao tuổi đến các câu lạc bộ cầu lông,
bóng bàn của thanh niên. Đặc biệt, hiện nay có khá nhiều câu lạc bộ đá bóng
55
sân cỏ nhân tạo. Các đội bóng này thường xuyên tổ chức các giải đấu giao
hữu mini nhằm giao lưu, học hỏi và rèn luyện sức khỏe. Hiện tại trên địa bàn
thành phố đã thành lập được các Liên đoàn thể thao đó là Liên đoàn Bóng đá,
Liên đoàn Cờ, Liên doàn Cầu lông, Liên đoàn Quần vợt và các hội nhóm như
Hội võ cổ truyền, hội võ Taekwondo, Hội golf, Hội Bida Đỉnh caotạo sự
phong phú và đa dạng cho sự phát triển tập tuyện TDTT trên địa bàn thành phố.
Đặc biệt hiện nay ngành TDTT có liên đoàn Cờ của tỉnh hoạt động
trong nhiều năm qua đã có nhiều tiến bộ và đóng góp đáng kể trong công tác
phối hợp, tổ chức các giải đấu quốc gia và quốc tế và đào tạo VĐV thành tích
cao. Bên cạnh đó, hội cờ Cổ truyền cũng hoạt động mang tính hiệu quả và
thiết thực đã đào tạo được nhiều VĐV quốc gia cho địa phương. Bên cạnh
những thành công của Liên đoàn Cờ, thì Hội võ Taekwondo cũng phát huy tốt
vai trò tham mưu cho ngành TDTT trong công tác QLNN về hoạt động của
môn võ Taekwondo và tổ chức, xây dựng phong trào tập luyện võ thuật đến
với người dân trên toàn thành phố Huế; qua đó hàng năm bộ môn đã tổ chức
các giải đấu giữa các CLB trên toàn địa bàn, đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xa_hoi_hoa_the_duc_the_thao_tre.pdf