Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình

- LỜI CAM ĐOAN

- LỜI CẢM ƠN

- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- DANH MỤC HÌNH, DANH MỤC BẢNG, PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI.8

1.1. Một số khái niệm cơ bản . 8

1.1.1. Khái niệm quản lý. 8

1.1.2. Khái niệm về nông thôn . 9

1.1.3. Khái niệm về nông thôn mới . 10

1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới . 11

1.1.5. Các bước thực hiện . 11

1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới . 12

1.2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước . 12

1.2.2. Đặc trưng, nguyên tắc của xây dựng nông thôn mới . 12

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới . 14

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 22

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số huyện

trong nước và những bài học rút ra cho huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình . 25

1.3.1. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số

huyện trong nước. . 25

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở

huyện Đà Bắc . 30

Tiểu kết Chương 1 . 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH.35

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đà Bắc ảnh hưởng đến QLNN về

XD NTM . 35

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 35

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Đà Bắc. 39

pdf126 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế - xã hội hội của Huyện giai đoạn 2015 - 2020 là 9%/năm. Bảng 2.4: Tăng trưởng GTSX các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện (Đơn vị %) Ngành 2013 2014 2015 2016 2017 TB 2013- 2017 TB (không tính 2014) 1. Nông nghiệp 13,6 39,7 15,9 14,5 12,1 18,8 14,1 2. Công nghiệp và XD 4,3 18,3 4,2 34,2 26,7 16,9 17,3 - Công nghiệp 32,4 42,0 11,3 8,8 39,8 26,0 23,1 - Xây dựng -3,0 9,9 1,0 47,0 21,8 14,0 16,7 3. Thương mại - DV 2,6 82,6 16,1 12,3 11,6 22,2 10,7 Tổng giá trị sản xuất 8,1 46,9 13,8 17,1 14,8 19,4 13,5 (Nguồn: Tính toán từ số liệu của chi cục Thống kê huyện Đà Bắc) Trong đó, riêng năm 2014 tốc độ tăng trưởng trên địa bàn Đà Bắc là đặc biệt cao, lên đến 46,9%. Kết quả này là khó thuyết phục và nếu có chỉ là trường hợp cá biệt. Do vậy, nếu bỏ qua năm này, bình quân tăng trưởng trên địa bàn giai đoạn 2013 - 2017 vẫn đạt 13,5%/năm. Ngoại trừ năm 2013, tăng trưởng đạt thấp (8,1%), các năm còn lại đều đạt trên 13%/năm. Đóng góp cho tăng trưởng giai đoạn 2013 - 2017 vừa qua là sự phát triển vượt bậc của các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Tính chung giai đoạn này, công nghiệp có tốc độ tăng bình quân 17,3%/năm; tiếp đến là ngành nông nghiệp cũng đạt tốc độ tăng khá cao, lên đến trên 14,1%/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 49 Bảng 2.5: Cơ cấu GTSX theo ngành huyện Đà Bắc, 2010 - 2017 Đơn vị: % Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 1. CN và XD 13,4 11,5 10,9 11,5 11,7 - Công nghiệp 3,4 3,1 3,3 3,2 3,9 - Xây dựng 10,0 8,4 7,6 8,2 7,7 2. TM- Dịch vụ 17,4 19,5 20,9 20,1 19,9 3. Nông nghiệp 69,2 69,0 68,2 68,4 68,4 Tổng cộng 100 100 100 100 100 (Nguồn: Tính toán từ số liệu của chi cục Thống kê huyện Đà Bắc) Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng nhìn chung còn chậm, chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng của 2 ngành còn lại. Công nghiệp cũng không thể đóng vai trò động lực thúc đẩy và hỗ trợ cho nông nghiệp. Do đó, ngành này cần được ưu tiên đầu tư hơn nữa cho giai đoạn tiếp theo. Thu ngân sách và khả năng đảm bảo nhu cầu chi ngân sách trên địa bàn Số thu ngân sách trên địa bàn ở con số khá thấp và không ổn định, dao động trong khoảng từ 7,986 đến 11,245 tỷ đồng/năm. Cụ thể thu ngân sách huyện đạt 11,245 tỷ đồng năm 2013 nhưng sau đó giảm mạnh và chỉ hồi phục lên được mức 10,4 tỷ đồng năm 2017. Xét về khả năng đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi trên địa bàn có thể thấy con số này còn rất thấp, dao động trong khoảng 5% nhu cầu chi. Cụ thể như sau: Bảng 2.6: Tình hình thu - chi ngân sách huyện Đà Bắc, 2013 - 2017 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Thu ngân sách 11.245 7.986 8.845 10.915 10.400 Chi NS địa phương 125.584 190.125 199.435 160.294 204.677 Trong đó: Chi đầu tư phát triển 7.224 8.688 9.981 6.704 4.330 Tỷ lệ tự chủ NS (%) 9,0 4,2 4,4 6,8 5,1 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đà Bắc) 50 Về chi ngân sách, có thể thấy số chi ngân sách Đà Bắc đã tăng khá, hiện ở mức gần 205 tỷ đồng năm 2017. Tuy nhiên, bảng trên cho thấy số chi và tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển lại giảm mạnh. Điều này cho thấy cơ cấu chi của Huyện thể hiện thiếu cân đối; sự chuyển dịch trong cơ cấu chi ngân sách không tích cực. Mặc dù cơ cấu kinh tế của huyện trong giai đoạn 2013-2017 đã chuyển dịch theo theo đúng hướng, nhưng tốc độ chuyển dịch chậm chưa đạt so với mục tiêu đến năm 2018 theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt (Quyết định số 3679/QĐ-UBND ngày 31/12/2010). Lĩnh vực văn hóa xã hội có những kết quả đáng khích lệ với cơ sở vật chất trường lớp học được đầu tư xây dựng khang trang, kiên cố; nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; số trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm chủng luôn đạt trên 98%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện được khống chế (còn khoảng 1,5 ); chính sách an sinh xã hội được đảm bảo thực hiện đầy đủ và kịp thời, năm 2017 đã giải quyết việc làm cho 600 lao động. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh bằng nhiều biện pháp đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh CPI, thu hút đầu tư trên địa bàn huyện như xây dựng cổng thông tin điện tử huyện, thường xuyên rà soát hệ thống văn bản quy phạm phát luật, thủ tục hành chính đơn giản hóa hoặc bãi bỏ các các thủ tục hành chính không còn phù hợp; xây dựng bộ phận một cửa liên thông hiện đại, xây dựng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, xây dựng chính quyền vững mạnh, an ninh trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. An sinh xã hội được quan tâm, chỉ đạo, đạt kết quả tích cực; các lĩnh vực văn hoá, xã hội được duy trì phát triển. An ninh, quốc phòng được giữ vững, xây dựng chính quyền vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. 2.2. Thực trạng Quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới ở huyện Đà Bắc 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng NTM 51 Cấp huyện: Để triển khai chương trình xây dựng NTM trên địa bàn, huyện Đà Bắc đã thành lập BCĐ thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM (Quyết định số 125/QĐ-CT, ngày 14/02/2011, Quyết định số 326-QĐ/HU, ngày 25/5/2013 của Huyện ủy Đà Bắc). BCĐ gồm 34 người, Trưởng ban là đồng chí Bí thư huyện ủy, 3 Phó ban là Phó Bí thư - Chủ tịch UBND huyện, 1 Phó ban là Phó bí thư thường trực Huyện ủy, 1 Phó ban thường trực là Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách khối kinh tế - nông nghiệp, 30 thành viên BCĐ gồm 2 Phó Chủ tịch UBND huyện và 28 người là Trưởng các phòng, ban, ngành và một số cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn huyện. Thường trực BCĐ gồm: Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và Trưởng các phòng: Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Tài chính-Kế hoạch. Để giúp việc cho BCĐ, UBND thành lập Tổ giúp việc gồm 16 người, trong đó Tổ trưởng là Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, Tổ phó là 3 Phó trưởng phòng: Tài chính - Kế hoạch, Công thương, Văn hóa - Thông tin và 12 thành viên là lãnh đạo, cán bộ, công chức các phòng, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn huyện (Quyết định số 666/QĐ-CT, ngày 11/10/2011, Quyết định số 2103/QĐ-UBND ngày 05/7/2014). Để thuận lợi cho việc chỉ đạo thực hiện, BCĐ đã ban hành quy chế làm việc của BCĐ xây dựng NTM huyện Đà Bắc giai đoạn 2013-2020 (Quyết định số 05/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 22/8/2011, Quyết định số 09- QĐ/BCĐXDNTM, ngày 08/5/2013). BCĐ huyện được thành lập theo đúng hướng dẫn của tỉnh, trung ương; cơ cấu thành viên của Ban gồm cấp ủy, lãnh đạo UBND huyện, cán bộ, công chức đại diện cho các phòng, ban, ngành và một số cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn huyện. Qua đó đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cả cộng đồng và các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn huyện vào thực hiện chương trình xây dựng NTM. Cấp xã: 52 Thực hiện văn bản và chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn tỉnh, của huyện, 19/19 xã đã thành lập BCĐ xây dựng NTM, BCĐ có từ 18- 28 người, trung bình 22 người/Ban, trong đó Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban, Phó ban là Phó bí thư, Phó chủ tịch UBND xã, thành viên là công chức xã, trưởng các ban, ngành, đoàn thể ở xã và Bí thư các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã. Các xã đều thành lập BQL xây dựng NTM, mỗi Ban có từ 20-28 thành viên, trung bình 24 người/Ban, trong đó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Phó chủ tịch UBND xã làm Phó ban, các thành viên là công chức xã, đại diện các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể của xã (UBMTTQ, Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên .) và các trưởng thôn. BCĐ và BQL xây dựng NTM của xã ban hành quy chế làm việc, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên theo lĩnh vực công tác và phụ trách theo địa bàn. Ngoài ra, để giúp việc cho BCĐ của xã, các xã thành lập Tổ giúp việc BCĐ xây dựng NTM của xã, số thành viên từ 5-12 người tùy đặc thù của từng xã, trong đó Tổ trưởng là công chức Địa chính - Xây dựng của xã, có xã do công chức Tài chính xã làm Tổ trưởng, Tổ phó là công chức Tài chính hoặc Địa chính - Xây dựng xã, thành viên là các công chức xã, trưởng các ban, ngành liên quan của xã, cán bộ HTX nông nghiệp... Hệ thống tổ chức chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM cấp xã được thành lập đầy đủ đã giúp cho việc tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn các xã được thuận lợi, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Số lượng thành viên BCĐ trung bình 22 người/ban, BQL trung bình 24 người/ban, các ban đã được thành lập theo đúng hướng của cơ quan trung ương, của tỉnh và huyện; cơ cấu, số lượng hợp lý, sự tham gia của cấp ủy, người đứng đầu đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn. 53 Cấp Thôn: Ban phát triển thôn các thôn được thành lập, thành viên Ban là những người có uy tín, trách nhiệm và có năng lực tổ chức triển khai thực hiện nội dung chương trình, do cộng đồng dân cư trong thôn trực tiếp bầu và được Chủ tịch UBND xã ra quyết định công nhận. Ban phát triển thôn do Trưởng thôn làm Trưởng ban, Phó ban là Bí thư Chi bộ. Ban phát triển thôn có nhiệm vụ triển khai các nội dung xây dựng dựng NTMtrên địa bàn thôn theo chỉ đạo, hướng dẫn và kế hoạch của cấp trên đồng thời có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia chương trình xây dựng NTM. Ban phát triển thôn các thôn đều được thành lập, trung bình mỗi ban có từ 8-9 người, số lượng và cơ cấu hợp lý theo hướng dẫn, đảm bảo cho công tác tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Như vậy, các BCĐ của huyện, BCĐ, BQL dự án của xã, các Tổ công tác giúp việc cho BCĐ, BQL đều đã được thành lập theo đúng quy định và hướng dẫn của cơ quan trung ương, của tỉnh; số lượng, cơ cấu đảm bảo theo yêu cầu công tác. Trưởng BCĐ huyện do đồng chí Bí thư Huyện ủy, BCĐ xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm trưởng ban, BQL do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban qua đó sẽ phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác xây dựng NTM, thuận lợi trong việc huy động được cả hệ thống chính trị vào tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn. Tuy nhiên qua thực tế cho thấy thành viên BCĐ thường xuyên có sự thay đổi, chậm được kiện toàn. về hoạt động của các Tổ công tác giúp việc chưa thực sự hiệu quả, các nhiệm vụ chính vẫn do các cán bộ, công chức thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT của huyện, xã thực hiện, nguyên nhân chính vẫn là chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong tổ, cán bộ, công chức kiêm nhiệm nhiều việc, chưa có chế độ, chính sách đối với cán bộ kiêm nhiệm... Do vậy, cần thiết phải kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ chuyên trách để thực hiện công tác xây dựng NTM trên địa bàn huyện. 54 XD NTM là cuộc cách mạng lớn, đòi hởi sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của mọi người dân, trong đó đội ngũ cán bộ có vai trò quan trọng đối với công cuộc XD NTM nói chung và XD NTM trên địa bàn huyện Đà Bắc nói riêng, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời cho rằng một khi đã có đường lối cách mạng đúng đắn thì công tác cán bộ là khâu quyết định, Người viết: "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém'". Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức trên địa bàn huyện (tính đến tháng 12/2017) là 523 người, trong đó cán bộ công chức cấp huyện là 98 người, chiếm 18,74%; cán bộ, công chức xã 425 người, chiếm 81,26%. Về chuyên môn: Có 12 người có trình độ trên đại học, chiếm 2,29%; đại học 164 người, chiếm 31,26%; cao đẳng 30 người, chiếm 5,74%; trung cấp 120 người, chiếm 22,94%; sơ cấp và còn lại 197 người, chiếm 37,67%. Bảng 2.7: Số lượng chất lượng cán bộ, công chức huyện Đà Bắc Stt Trình độ Tổng số Cấp huyện Cấp xã Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số 523 100 98 18,74 425 81,26 I Chuyên môn 523 100 98 100 425 100 1 Trên đại học 12 2,29 12 2,29 0 0 2 Đại học 164 31,3 6 61 11,66 289 55,2 6 3 Cao đẳng 30 5,74 7 1,34 25 4,78 4 Trung cấp 120 22,9 4 9 1,72 87 16,6 3 5 Sơ cấp và còn lại 197 37,6 7 9 1,72 24 4,59 (Nguồn: Số liệu tổng hợp Văn phòng, phòng Nội vụ huyện, năm 2017) Từ bảng trên cho ta thấy thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn huyện hiện nay, đó là tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ trung, sơ cấp còn 55 chiếm tỷ lệ cao 60,7%. Trong khi đó đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao trên đại học là rất thấp (2,29%). Để đáp ứng yêu cầu công tác trên địa bàn huyện trong thời gian tới, trong đó có công tác XD NTM đòi hỏi cần phải thực hiện tốt công tác cán bộ như thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm, đúng trình độ, chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm công tác. Đồng thời phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là cán bộ, công chức cấp xã nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác hiện nay. 2.2.2. Ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành Trong quá trình chỉ đạo, BCĐ và UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc, nhắc nhở các xã đẩy nhanh tiến độ lập đồ án, tổ chức tuyên truyền và phát triển sản xuất, tích cực huy động nguồn vốn ....Tuy nhiên chủ yếu vẫn là văn bản hành chính, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện chương trình hàng năm còn thiếu, ban hành chưa kịp thời. Chưa có kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc của địa phương để kịp thời tháo gỡ, giải quyết. 2.2.3. Công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền Xác định công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng trong tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện, Huyện ủy, UBND huyện đã có các chương trình, kế hoạch và chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong đảng viên, cán bộ, công chức và người dân trên địa bàn huyện về chủ trương, chính sách xây dựng NTM. Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” do Thủ tướng Chính phủ phát động, phong trào thi đua “Hòa Bình chung sức xây dựng NTM" do UBND tỉnh Hòa Bình phát động, ngày 31/10/2016 UBND huyện ban hành Quyết định số 2682/QĐ-UBND tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Đà Bắc chung sức xây dựng NTM”giai đoạn 2016-2020. Định kỳ hàng tháng Huyện ủy tổ chức hội nghị giữa Ban thường vụ Huyện ủy với Bí 56 thư Chi bộ các thôn trên địa bàn huyện để nắm bắt tình hình thực hiện cũng như kịp thời có các chỉ đạo trong xây dựng NTM. Ngoài ra Ban Thường vụ Huyện ủy, Lãnh đạo UBND phân công các đồng chí lãnh đạo phụ trách nắm địa bàn; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của các phòng, ban ngành, các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các xã trên địa bàn huyện để kịp thời nắm bắt tiến độ thực hiện, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để đảm bảo đúng kế hoạch. Ban tuyên giáo Huyện ủy đã có hướng dẫn về công tác tuyên truyền xây dựng NTM trên địa bàn huyện (Hướng dẫn số 47-HD/TG, ngày 22/11/2011). Phục vụ tài liệu tuyên truyền, Ban Tuyên giáo huyện đã cấp phát hơn 2.000 cuốn “Tài liệu tuyên truyền chương trình xây dựng NTM tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2020”; cuốn “Những tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM tỉnh Hòa Bình năm 2014”; cấp phát 18.500 tờ rơi, hơn 2.000 tờ ảnh tuyên truyền về xây dựng NTM đến cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn. Mỗi tháng cấp 500 cuốn Bản tin Đà Bắc đến các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ huyện, các đồng chí báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội, đầu mối các chi đảng bộ trực thuộc Đảng bộ để làm tài liệu sinh hoạt chi bộ hàng tháng cũng như tuyên truyền đến người dân. Hàng năm UBND huyện đã ban hành kế hoạch, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, các xã thực hiện tuyên truyền về xây dựng NTM trên địa bàn huyện (Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 15/8/2014; Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 31/01/2015; Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 26/9/2016). Từ năm 2014 đến năm 2017, UBND huyện đã phối hợp với Văn phòng điều phối chương trình xây dựng NTM tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức 12 lớp tập huấn cho 1.500 lượt cán bộ, công chức làm công tác xây dựng NTM cấp huyện, cấp xã (năm 2014: 02 lớp; năm 2015: 04 lớp; năm 2016: 04 lớp; năm 2017: 02 lớp). Ở cấp xã, Đảng ủy, UBND xã tổ chức quán triệt chủ trương, chính sách xây dựng NTM thông qua cuộc họp triển khai với các ban, ngành, đoàn thể của xã, các bí thư chi bộ, trưởng thôn; phát tờ rơi, hình ảnh, treo băng zon, pa nô; 57 phát các bản tin trên đài phát thanh của xã. Bí thư chi bộ, trưởng thôn tiến hành công tác tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, thông qua các cuộc họp thôn, lồng ghép sinh hoạt chuyên đề của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể của địa phương. Công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện đồng bộ từ cấp huyện đến thôn, đã giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong trên địa bàn nhận thức rõ và thấy được tầm quan trọng để tích cực tham gia xây dựng NTM, vì đây là một chương trình lớn mang tính tổng hợp, đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Từ đó hiểu rõ nội dung, cách làm, nghĩa vụ và trách nghiệm của từng tổ chức, cá nhân và cả cộng đồng trong xây dựng NTM. Xóa bỏ tư tưởng trông chờ Nhà nước, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn phấn đấu vươn lên xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. 2.2.4. Công tác khảo sát đánh giá thực trạng NTM Khi có Nghị quyết của Đảng ủy xã về xây dựng NTM, UBND các xã thành lập Tổ khảo sát và hướng dẫn các Thôn lập các nhóm khảo sát để phối hợp với Tổ khảo sát của xã khi Tổ tiến hành khảo sát trên địa bàn. Thành viên Tổ khảo sát của xã gồm một số cán bộ, công chức của xã có liên quan và các trưởng thôn. Thành viên nhóm khảo sát của Thôn là đại diện cán bộ thôn và các tổ chức đoàn thể của thôn. Căn cứ vào 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM và hướng dẫn của của các cơ quan chuyên môn, các Tổ khảo sát tiến hành khảo sát thực trạng, đánh giá thực trạng từng thôn so với các tiêu chí và xác định các nội dung cần phải thực hiện để đạt được 19 tiêu chí. Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng của Tổ khảo sát, BQL xây dựng NTM của xã tổng hợp cơ sở dữ liệu và báo cáo UBND huyện để có chỉ đạo, định hướng trong việc xây dựng quy hoạch và đề án xây dựng NTM của xã đảm bảo đạt được kết quả. Việc khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn được các xã thực hiện 58 nghiêm túc, đúng quy định, kết quả thực hiện từ năm 2011 có 19/19 (100%) các xã đều đã tổ chức khảo sát và có báo cáo tổng hợp thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Kết quả rà soát đánh giá thực trạng nông thôn trên địa bàn huyện Đà Bắc Tính đến tháng 12/2010. (Phụ lục số 2.1 của Luận văn) Theo kết quả khảo sát cho thấy trong 19 xã không có xã nào đạt được theo 19 tiêu chí. Trong 19 tiêu chí có 2 tiêu chí Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và tiêu chí An ninh, trật tự xã hội có 19/19 (100%) số xã đạt được; có 14 tiêu chí chưa xã nào đạt được đó là tiêu chí Quy hoạch, Giao thông, Thủy lợi, Môi trường; Trường học, Cơ sở vật chất văn hóa, Chợ, Bưu điện, Nhà ở, Thu nhập, Hộ nghèo, Cơ cấu lao động, Hình thức tổ chức sản xuất, Y tế, Môi trường; Tiêu chí Văn hóa chỉ có 1 xã đạt. Theo đánh giá chung của kết quả khảo sát trên địa bàn tỉnh thì huyện Đà Bắc thuộc nhóm huyện có mức đạt tiêu chí ở mức thấp và mức độ đạt được các tiêu chí cũng không đồng đều. Từ thực trạng trên cho thấy đây là thách thức không nhỏ đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. 2.2.5. Công tác xây dựng quy hoạch NTM Căn cứ hướng dẫn thực hiện tiêu chí quy hoạch của các cơ quan ở trung ương, ở tỉnh và hướng dẫn của Sở Xây dựng (VB 193/HD-SXD ngày 10/3/2011). Các xã tiến hành triển khai thực hiện theo các bước: - Đảng ủy xã ban hành Nghị quyết về xây dựng NTM; - UBND xã làm chủ đầu tư, tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn; - UBND xã và Đơn vị tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch; - Tổ chức xin ý kiến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã; - Tổng hợp các ý kiến tham gia góp ý, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định trình UBND huyện xem xét, phê duyệt; - UBND huyện giao cho phòng Kinh tế và Hạ tầng, đơn vị chuyên môn 59 thẩm định. UBND xã và đơn vị tư vấn tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đồ án quy hoạch trình UBND huyện phê duyệt. - UBND huyện xin ý kiến của Sở Xây dựng và Sở Nông nghiệp và PTNT vào đồ án quy hoạch của xã. - Căn cứ vào kết quả thẩm định của các cơ quan chuyên môn của huyện và ý kiến tham gia của Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện ra quyết định phê duyệt quy hoạch. - Các xã công khai quy hoạch theo quy định. Mặc dù mới bước vào giai đoạn đầu triển khai nhưng đến cuối năm 2011 đã có 19/19 xã hoàn thành lập quy hoạch NTM và trung tâm xã giai đoạn 2011- 2020 và đã được UBND huyện phê duyệt. Tại Quyết định số 2128/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 gồm 6 xã: Toàn Sơn, Hiền Lương, Cao Sơn, Tu Lý, Hào Lý, Mường Chiềng; tại Quyết định số 2221/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 gồm 6 xã: Tân Minh, Tân Pheo, Giáp Đắt, Đồng Chum, Mường Tuổng, Suối Nánh; tại Quyết định số 2268/QĐ-UBND ngày 25/12/2011 gồm 7 xã: Đồng Ruộng, Đồng Nghê, Yên Hòa, Trung Thành, Đoàn Kết, Tiền Phong, Vầy Nưa. Ngay sau khi quy hoạch được duyệt, 19/19 xã đã tổ chức thực hiện công khai quy hoạch bằng bản đồ tấm lớn tại trung tâm xã, ở nhà văn hóa các thôn để người dân và cộng đồng dân cư thuận lợi trong việc theo dõi, giám sát việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn thôn, xã. Công tác lập quy hoạch NTM của các xã đã được thực hiện theo đúng hướng dẫn, chất lượng, tiến độ đảm bảo theo yêu cầu. 2.2.6. Công tác lập đề án NTM - Đảng ủy ra Nghị quyết về xây dựng Đề án NTM của xã; - BQL dự án của xã xây dựng Đề án NTM; - Lấy ý kiến tham gia góp ý của cán bộ, đảng viên và nhân dân; - BQL xây dựng NTM xã chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Đề án trình UBND xã; - UBND xã trình UBND huyện phê duyệt; 60 - UBND huyện giao cho phòng, ban chuyên môn trực thuộc thẩm định, ra quyết định phê duyệt Đề án; - UBND xã tiến hành công bố Đề án và giao BQL tổ chức thực hiện Đề án theo quy định. Do sự nhanh chóng vào cuộc ngay từ những ngày đầu và quyết liệt trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện các bước trong xây dựng Đề án NTM cấp xã của cấp ủy đảng, lãnh đạo các cấp, đến cuối năm 2011 Đề án NTM của 19/19 (100%) xã trên địa bàn huyện đã được UBND huyện phê duyệt. Tại Quyết định số 2592/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 gồm 19 xã: Toàn Sơn, Hiền Lương, Cao Sơn, Tu Lý, Hào Lý, Mường Chiềng, Tân Minh, Tân Pheo, Giáp Đắt, Đồng Chum, Mường Tuổng, Suối Nánh, Đồng Ruộng, Đồng Nghê, Yên Hòa, Trung Thành, Đoàn Kết, Tiền Phong, Vầy Nưa. Công tác tổ chức thực hiện đề án Ngay sau khi đề án được duyệt, UBND huyện chỉ đạo các xã tổ chức triển khai thực hiện đề án theo các bước cụ thể như sau: - Công bố đề án. UBND huyện đã chỉ đạo các xã lập kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Đề án đến đảng viên, cán bộ, công chức và người dân trên địa bàn các thôn, xã. Tổ chức công khai đề án, kế hoạch thực hiện nơi thuận tiện để mọi người dân được biết; thông báo trên loa phát thanh của xã, thôn; tuyên truyền được tiến hành thường xuyên, gắn liền với chế độ hội họp, sinh hoạt định kỳ ở cấp thôn, chi bộ, các tổ chức chính trị, đoàn thể. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung thực hiện của đề án, BQL xây dựng NTM xã sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện trong đó cụ thể các chỉ thực hiện hàng năm trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện khi được phê duyệt. - Tiếp nhận và huy động các nguồn lực xây dựng NTM. UBND các xã giao bộ phận chuyên môn tiếp nhận các nguồn lực và chỉ 61 đạo triển khai các biện pháp nhằm huy động các nguồn lực đóng góp từ bên ngoài để phục vụ cho chương trình. Đồng thời ban hành quy chế quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hỗ trợ đảm bảo thiết thực, hiệu quả. - Tổ chức giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm. Thành lập các bộ phận để giám sát các hoạt động liên quan đến thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn. Đình kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm, xã, thôn tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện, đánh giá kết quả đạt được, phân tích những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo. - Bổ sung, điều chỉnh Đề án xây dựng NTM Trong quá trình triển khai thực hiện, tiếp tục rà soát, đánh giá kết quả thực hiện thông qua sơ, tổng kết hàng năm và tổng hợp tiếp thu ý kiến, kiến nghị của người dân và cộng đồng, BQL xã có trách nhiệm tổng hợp ý kiến để xem xét, đề nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. UBND huyện quyết định việc điều chỉnh, bổ sung đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi_o_huyen.pdf
Tài liệu liên quan