PHẦN MỞ ĐẦU. 1
CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI. 8
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN. 8
1.1.1. Khái niệm về nông thôn . 8
1.1.2. Khái niệm về nông thôn mới. 8
1.1.3. Khái niệm về xây dựng nông thôn mới. 9
1.1.4. Khái niệm về quản lý . 10
1.1.5. Khái niệm về quản lý nhà nước . 10
1.1.6. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 11
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI . 11
1.2.1. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới . 11
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 14
1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HưỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI. 25
1.3.1. Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn
đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn . 25
1.3.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của từng vùng, địa phương . 26
1.3.3. Trình độ quản lý, tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ công chức . 26
1.3.4. Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. 27
1.3.5. Sự quyết liệt và nhận thức của bộ máy chính quyền trong việc quản lý nhà
nước về xây dựng nông thôn mới. 28
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHưƠNG TRONG NưỚC VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM ĐỐI VỚI HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH . 28
1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội . 28
1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. 30
114 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Mai châu, tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các cấp, các ngành, các tổ chức
chính trị - xã hội. HĐND, UBND huyện Mai Châu đã huy động và kêu gọi
đƣợc sự tham gia của tất cả các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ngƣời nông dân,
tạo đƣợc sự đồng thuận cao của toàn xã hội đối với chủ trƣơng XDNTM.
- Nằm dƣới thung lũng, khí hậu quanh năm mát mẻ, tạo điều kiện thuận
lợi cho ngƣời dân trồng trọt và chăn nuôi, đầu tƣ các loại rau, củ, quả sạch
cũng nhƣ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá ở các ao hồ, không những đem lại
thu nhập ổn định cho ngƣời dân mà còn giúp cho đời sống ngƣời dân đƣợc
nâng cao, đƣợc sử dụng thành quả của mình qua thực phẩm sạch và an toàn.
- Khí hậu mát mẻ, trong lành, cảnh quan thiên nhiên phong phú, cùng với
nền văn hóa đa dạng, đa màu sắc của ngƣời dân tộc thiểu số nơi đây đã hình
thành từ bao đời, là điểm thu hút khách du lịch với những loại hình du lịch
cộng đồng. Du lịch cũng chính là hoạt động mà ngƣời dân huyện Mai Châu
đang ngày càng quan tâm, trú trọng và đầu tƣ.
- Tình hình chính trị và an ninh trên địa bàn huyện đƣợc bảo đảm, chủ
trƣơng cải cách hành chính nhà nƣớc trên địa bàn huyện có hiệu quả, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là một trong những điều kiện thuận lợi để
43
toàn huyện tập trung xây dựng NTM.
- Hệ thống quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện chƣơng trình đã đƣợc
thành lập từ huyện đến cấp cơ sở và luôn đƣợc củng cố, đảm bảo sự thống nhất
chỉ đạo từ cấp trên xuống cấp dƣới. Công tác triển khai , xây dựng đề án theo
tiêu chí NTM đã đƣợc các xã đồng lòng thực hiện. Chính vì vây, đến nay
huyện Mai Châu đã có những mô hình, cách làm phù hợp trong triển khai thực
hiện CTXDNTM.
- Những khó khăn trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện
Mai Châu:
- Mai Châu bắt đầu XDNTM từ điểm xuất phát thấp, kết cấu hạ tầng kém
và không đồng bộ, Mai Châu có tới 10 xã trong tổng số 22 đơn vị hành chính
thuộc xã đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đặc biệt là vùng có nhiều
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Cơ sở vật chất, nhân lực ở các xã còn thiếu và chậm cập nhật thƣờng
xuyên các hƣớng dẫn mới của nhà nƣớc về xây dựng NTM. Điều này làm cho
công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cũng nhƣ tổ chức thực hiện xây dựng
NTM gặp nhiều khó khăn.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã ở các lĩnh vực còn
hạn chế chủ yếu là các hệ đào tạo từ xa, tại chức nên việc tiếp thu các quy định
mới của nhà nƣớc gặp khá nhiều khó khăn. Nhận thức của một bộ phận cán bộ,
công chức ở một số xã về cải cách hành chính còn hạn chế.
- Sức hút đầu tƣ ngoài ngân sách thấp, việc thực hiện lồng ghép từ các
chƣơng trình mục tiêu khác hiệu quả chƣa cao do đầu tƣ dàn trải, mang tính
chắp vá đối với kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn nhất là các công trình giao
cho nông thôn.
- Đời sống vật chất của ngƣời dân nông thôn vẫn còn thấp, việc thực hiện
chính sách an sinh xã hội còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề bức xúc còn chƣa
đƣợc giải quyết triệt để, thiếu việc làm, thu nhập thấp.
- Nhìn chung công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn còn
44
hạn chế, chƣa có đội ngũ xây dựng NTM chuyên nghiệp, trình độ năng lực cán
bộ ở cơ sở chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, còn nhiều lúng túng khi triển khai thực
hiện. Tình trạng ỷ lại trông chờ vào cấp trên, không chủ động, sáng tạo của một
bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức cũng gây ra không ít lực cản đối với quá
trình XDNTM tại huyện Mai Châu. Một số chủ trƣơng, chính sách của Đảng
và Nhà nƣớc chƣa đƣợc phổ biến, triển khai kịp thời, trong quá trình thực hiện
thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến việc tổ chức thực hiện những chủ trƣơng chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc về nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả chƣa cao.
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH
2.2.1. Khái quát về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hòa Bình hiện nay
Thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhận thức của cấp ủy, chính quyền
các cấp đƣợc nâng cao, ngƣời dân tích cực vào cuộc, phong trào thi đua chung
sức xây dựng nông thôn mới phát triển; việc huy động các nguồn lực đạt kết
quả tích cực. Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh
Hoà Bình giai đoạn 2013-2017 đƣợc thực hiện kịp thời, đáp ứng nhiệm vụ giai
đoạn mới của Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2018-2022.
Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc; sự nỗ
lực cố gắng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các dân
tộc trong tỉnh công tác xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hoà Bình đã có những
chuyển biến mạnh mẽ.
45
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả đạt các nhóm tiêu chí nông thôn mới năm 2017 của các huyện, thành phố trên địa bàn
tỉnh Hoà Bình
TT Nội dung
Huyện
Cao
Phong
Huyện Đà
Bắc
TP. Hòa
Bình
Huyện Kỳ
Sơn
Huyện Kim
Bôi
Huyện Lạc
Thủy
Huyện Lạc
Sơn
Huyện
Lƣơng
Sơn
Huyện
Mai Châu
Huyện
Tân Lạc
Huyện
Yên
Thủy
Tồng
1
Số xã đạt và cơ
bản đạt 19 tiêu
chỉ
3 0 4 3 4 4 4 6 3 4 4 39
2
Số xã đạt từ 15-
18 tiêu chí
1 1 3 2 1 3 1 1 0 0 1 14
3
Số xã đạt từ 10-
14 tiêu chí
4 18 0 3 16 6 14 12 4 8 5 90
4
Số xã đạt từ 6-9
tiêu chí
4 0 0 1 6 0 9 0 15 11 2 48
Cộng 12 19 7 9 27 13 28 19 22 23 12 191
Nguồn: Báo cáo Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Hòa Bình
46
Đến nay toàn tỉnh có 39 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới (bằng 20,4%)
trong đó:
+ Có 31 xã đã đƣọc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới;
+ 8 xã đang lập hồ sơ đề xuất công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm
2016;
+ 14 xã đạt từ 15-18 tiêu chí (chiếm 6,3%);
+ 90 xã đạt từ 10-14 tiêu chí (chiếm 46,1%);
+ 48 xã đạt từ 6- 9 tiêu chí (chiếm 27,2%),
+ Không có xã đạt dƣới 6 tiêu chí.
Bình quân tiêu chí nông thôn mới của các xã trong tỉnh năm 2017 đạt 12,1
tiêu chí/xã (tăng bình quân 0,6 tiêu chí/xã).
* So sánh kết quá năm 2016:
- Số xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí: Có 39 xã tăng 8 xã so với năm 2016
- Số xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí: Có 14 xã giảm 4 xã so vói năm 2016;
-Số xã đạt 10 - 14 tiêu chí: Có 90 xã tăng 7 xã so với năm 2016;
-Số xã đạt 6 - 9 tiêu chí: Có 48 xã giảm 2 xã so vói năm 2016;
-Không có xã dƣới 6 tiêu chí giảm 5 xã so với năm 2016.
Đánh giá kết quả thực hiện các chí tiêu năm 2017 theo kế hoạch số 12/KH-
BCĐ ngay 04/02/2017 của Ban Chí đạo tỉnh
+ Số tiêu chí nông thôm mới đạt chuẩn bình quân chung toàn tỉnh: Đạt 12,1 tiêu
chí/ xã bằng 124% kế hoạch, số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mói: Đạt 40 xã, vƣợt 9 xã
so với kế hoạch.
+ 100% số xã hoàn thành cắm mốc quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Chƣa đạt
(kết quả có 115/191 xã hoàn thành đạt 60,2%)
+ 100% số xã thuộc tỉnh phát động, tổ chức thựci hiện phong ữào wNhà sạch -
Vƣờn đẹp - Môi trƣờng trong lành - Ngõ xóm văn minh”: Đạt; mỗi huyệrn, thành phố
xây dựng từ 5 đến 10 thôn, bản kiểu mẫu: Chƣa đạt
+ Hoàn thành kế hoạch thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020: Đạt.
47
2.2.2. Nội dung thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn
mới tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình hiện nay.
2.2.2.1. Hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Căn cứ các văn bản hƣớng dẫn của TW, của tỉnh, trên cơ sở khả năng cân
đối nguồn lực và điều kiện thực tế tại địa phƣơng, huyện Mai Châu đã xác định
đƣợc những nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời đƣa ra những hoạch định chiến lƣợc
và quy hoạch cụ thể.
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là bố trí, sắp xếp các khu chức năng,
sản xuất, dịch vụ, môi trƣờng, hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn theo tiêu
chuẩn NTM do Nhà nƣớc ban hành gắn với điều kiện thực tế của địa phƣơng.
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền với tất cả đội ngũ cán bộ, đảng viên và
nhân dân, đảm bảo đến từng thôn, bản, từng hộ gia đình nhằm thống nhất nhận
thức, với phƣơng châm tạo sức mạnh tại chỗ, xác định ngƣời dân là chủ thể
trong xây dựng NTM, lấy nền tảng sức dân là cơ bản; định hƣớng giúp các xã
thực hiện các tiêu chí NTM nhân định những phần việc cụ thể, việc nào dân làm,
việc nào nhà nƣớc hỗ trợ; việc dễ làm trƣớc, khó làm sau để triển khai đồng bộ.
Bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần chuyển biến tích cực trong
nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Tập trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thành sớm đề án quy hoạch của các
xã và tổ chức công bố quy hoạch cho nhân dân; bao gồm điều chỉnh quan điểm,
mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển về tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu ngành và cơ cấu đầu tƣ; Giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc; Tổ
chức lại không gian kinh tế - xã hội trong tình hình mới; Phát triển kết cấu hạ
tầng; Gắn liền phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, trong
quá trình thực hiện đã chỉ đạo rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù
hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng.
- Trên cơ sở quy hoạch đƣợc duyệt, BCĐ xây dựng NTM của huyện lựa
chọn lộ trình cho từng xã, trong đó ƣu tiên các xã có xuất phát điểm cao, điều
kiện sản xuất thuận lợi nhƣ Chiềng Châu, Tòng đậu, Vạn Mai để tập trung
48
nguồn lực triển khai trƣớc, các xã còn lại làm sau; đồng thời lựa chọn danh mục
dự án, chƣơng trình để ƣu tiên bố trí vốn tập trung đầu tƣ, đảm bảo hoàn thành
các tiêu chí đồng bộ, đạt chuẩn theo quy định.
- Phát triển sản xuất là mục tiêu của chƣơng trình xây dựng NTM nhằm
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, vì vậy huyện đã tập trung
chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ
chức lại sản xuất theo định hƣớng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và liên kết 4
nhà; chỉ đạo rà soát quy hoạch sử dụng đất đai, thực hiện dồn đổi ruộng đất tạo
điều kiện cho phát triển sản xuất theo chƣơng trình nông nghiệp trọng điểm của
tỉnh Hòa Bình.
- Chú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là hạ tầng thiết yếu
phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đây là vấn đề đƣợc huyện
Mai Châu đặc biệt coi trọng, đảm bảo phải có sự thống nhất về nhận thức, tạo sự
đồng thuận từ các các ngành và trong nhân dân trong huy động nguồn lực.
Huyền thống nhất chỉ đạo tổ chức thực hiện để đảm bảo yêu cầu về tiến độ và
khả năng cân đối ngân sách, chỉ đạo lựa chọn nhóm công trình, dự án sử dụng
nguồn vốn NSNN và vốn xã hội hóa của ngƣời dân và DN để đầu tƣ, đặc biệt
làm tốt việc xã hội hóa làm đƣờng GTNT nhƣ việc huy động đóng góp ngày
công lao động và hiến đất làm đƣờng GTNT...
- Tập trung chỉ đạo xử lý tốt việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Đây
đƣợc coi là vấn đề hết sức quan trọng của chƣơng trình xây dựng NTM và cũng
là tiêu chí khó thực hiện trong chỉ đạo xây dựng NTM. Xây dựng và ban hành
Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn, nội dung chính là tổ
chức mô hình vận chuyển, thu gom ở các xã và tổ chức đầu mối cấp huyện, tạo
chuyển biến căn bản về vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn, đáp ứng tiêu chí số 17
về môi trƣờng.
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác định hƣớng chuyển đổi nghề, dạy nghề và
xuất khẩu lao động nhằm chuyển đổi cơ cấu lao động, nâng cao trình độ tay
nghề cho ngƣời lao động; phát huy lợi thế về trình độ của ngƣời lao động để mở
49
rộng đối tƣợng đi xuất khẩu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông
nghiệp sang lao động công nghiệp, lao động dịch vụ ở đô thị.
- Tập trung chỉ đạo đảm bảo An ninh trật tự, xây dựng hệ thống tổ chức
chính trị xã hội vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội ổn định. Chỉ đạo xây dựng hệ
thống chính trị cấp xã, đặc biệt rà soát đội ngũ cán bộ để củng cố, kiện toàn,
nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của chính quyền cấp xã, và giải quyết tốt
những vấn đề phát sinh ở nông thôn.
2.2.2.2. Triển khai nội dung xây dựng nông thôn mới
Bên cạnh công tác hoạch định chiến lƣợc và quy hoạch, việc tuyên truyền, vận
động đƣợc thực hiện thƣờng xuyên để cán bộ và nhân dân hiểu thấu đáo về nội và
cách thức triển khai xây dựng NTM. Trong quá trình xây dựng NTM, sự chỉ đạo
sát sao, liên tục và đồng bộ từ Trung ƣơng đến cơ sở cũng đóng vai trò rất quan
trọng bởi trong quán trình thực hiện, không tránh khỏi sai lầm và lung túng, vì thế
sự định hƣớng, hƣớng dẫn cụ thể sẽ rất cần thiết để đƣa chƣơng trình đi tới thành
công. Để ngƣời dân nắm bắt đƣợc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nƣớc về xây dựng NTM, huyện đã tăng cƣờng công tác tuyên
truyền, thực hiện phối hợp với các cơ quan thông tin, tuyên truyền nhƣ Ban Tuyên
giáo Huyện ủy, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trang thông tin điện tử, Đài truyền
thanh huyệnđể phục vụ công tác thông tin cho nhân dân.
MTTQ đã chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận
động để thu hút hội viên, đoàn viên vào tổ chức với nhiều hình thức đa dạng,
phong phú về mục đích, ý nghĩa và hình thức xây dựng NTM. Bên cạnh đó,
nhiều ngành, đoàn thể huyện nhƣ Hội Cựu chiến binh, Hội LHPN, Đoàn Thanh
niên, Hội Nông dân... và các xã đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động cho
hội viên, đoàn viên
2.2.2.3. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và
chính sách về xây dựng nông thôn mới
Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Ban chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu
quốc gia xây dựng NTM tại Quyết định số 1075/QĐ-UBND ngày 11/11/2010
50
(gọi tắt là Ban chỉ đạo 800 huyện) gồm 21 thành viên, đồng chí Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện làm Trƣởng ban, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
làm Phó ban, các ủy viên là các cơ quan chuyên môn liên quan và các ngành
đoàn thể. Cơ quan thƣờng trực là phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện. Thành lập tổ giúp việc; Hội đồng thẩm tra các tiêu chí NTM,
Ban Chỉ đạo 800 huyện đã ban hành Quy chế hoạt động tại Quyết định số
06/QĐ-BCĐ ngày 15/02/2011 và phân công nhiệm vụ cho các Ủy viên Ban Chỉ
đạo tại Quyết định số 375/QĐ-BCĐ ngày 18/4/2012.
Ủy ban nhân dân huyện ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn,
tổ chức thực hiện chƣơng trình trên cơ sở các văn bản hƣớng dẫn của các Bộ
ngành Trung ƣơng và của tỉnh, đồng thời tổ chức các đợt kiểm tra, đôn đốc tại
các xã nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện chƣơng trình theo kế hoạch. Các
phòng, ban ngành là thành viên Ban chỉ đạo 800 huyện đƣợc phân công phụ
trách các xã theo chức năng nhiệm vụ của mình đã ban hành các văn bản chỉ
đạo, hƣớng dẫn thực hiện.
Ủy ban nhân dân huyện đã phân công cán bộ chủ chốt của các cơ quan, ban
ngành tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Văn phòng Điều phối của tỉnh tổ chức.
Ban chỉ đạo 800 huyện tổ chức mở các tấp huấn cho đối tƣợng là cán bộ chủ
chốt của các xã, ban phát triển thôn, bản trực tiếp phụ trách, chỉ đạo Chƣơng trình
với tổng số 11 lớp, 425 học viên tham gia, kinh phí thực hiện 336,5 triệu đồng. Qua
công tác đào tạo tập huấn, phần lớn cán bộ tham gia cơ bản đã nắm bắt đƣợc nội
dung, yêu cầu, đáp ứng thực hiện chƣơng trình từ huyện đến xã, đồng thời tổ chức
06 đợt cho ban chỉ đạo 800 huyện, lãnh đạo xã, xóm đi thăm quan học tập kinh
nghiệm tại một số địa phƣơng trong và ngoài tỉnh làm tốt Chƣơng trình xây dựng
nông thôn mới; (như đến tỉnh Thái Bình, Phú thọ, huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La và
các huyện trong tỉnh Hòa Bình như Cao Phong, Kim Bôi, Lương Sơn)
Để đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia xây
dựng NTM huyện Mai Châu đã tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện đồng thời tiếp
tục đề ra Chƣơng trình xây dựng NTM 05 năm tiếp theo (2016 – 2020) với
51
những nhiệm vụ chủ yếu là: Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu, rộng, tạo
phong trào thi đua sôi nổi, xây dựng nông thôn mới mạnh mẽ, rộng khắp, thực
hiện đạt kết quả cao, bền vững trên địa bàn huyện. Triển khai thực hiện tái cơ
cấu ngành nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp một cách toàn diện theo
hƣớng hiện đại, công nghệ cao và bền vững. Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại trên địa bàn nông thôn, gắn với chuyển
dịch cơ cấu lao động, đa dạng nguồn thu nhập cho cƣ dân nông thôn. Phát triển
hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, gắn với việc chỉnh trang, xây dựng
và đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tiêu chí. Các xã và các ngành có liên quan
của huyện cần tham mƣu, xây dựng cơ chế huy động vốn. Thực hiện đa dạng
hóa, tranh thủ các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện. Giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chủ động nắm bắt và dự báo tình hình,làm
tốt công tác ngăn ngừa tội phạm; giải quyết dứt điểm kịp thời, dứt điểm các vụ
việc, khiếu kiện, tố cáo, tranh chấp, mâu thuẫn nội bộ ngay từ cơ sở; không để
nảy sinh điểm nóng...[4; tr 8]
Tuy nhiên, công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Mai Châu còn gặp những khó khăn, vƣớng mắc nhƣ: Ở một số xã
việc quy hoạch thiếu tính tổ chức, liên hoàn giữa các thôn; chất lƣợng lập quy
hoạch chƣa cao; ý thức về mô hình NTM chƣa đầy đủ, sâu sắc nên còn lúng
túng; việc lập quy hoạch, đề án có chỗ còn chƣa khai thác hết tiềm năng, lợi thế
của từng xã cũng nhƣ tổng thể chung của cả huyện; kết quả lập quy hoạch là mô
hình NTM có xã còn chƣa đƣợc mô hình hóa, trực quan, công khai rộng rãi để
nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và quyết tâm thực hiện của nhân dân.
Cán bộ lãnh đạo một số xã trực tiếp tham gia lập Đề án trình độ còn hạn chế,
chƣa chỉ đạo, tham gia một cách tích cực nên dự thảo Đề án phải chỉnh sửa rất
nhiều lần, do một số xã việc đánh giá thực trạng 19 tiêu chí, nhất là các tiêu chí
về cơ sở hạ tầng còn chƣa chi tiết, cụ thể; chƣa xác định đƣợc các hạng mục,
tiêu chí theo thứ tự ƣu tiên và còn tập trung quá nhiều vào tiêu chí về hạ tầng,
chƣa chú trọng tiêu chí về phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đời sống của nhân
52
dân, một số xã có mức kinh phí rất lớn do vậy huyện đã yêu cầu chỉnh sửa cho
phù hợp mang tính khả thi cao.
Hàng năm, UBND huyện đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản
xuất, nhằm kích thích nền nông nghiệp cũng nhƣ giảm bớt một phần khó khăn cho
nông dân. Tuy nhiên, các chính sách hiện chỉ dừng lại ở mức đầu tƣ, hỗ trợ trực
tiếp cho ngƣời sản xuất, ngắn hạn mà chƣa có cơ chế dài hạn, thu hút các doanh
nghiệp, các nhà máy thu mua, chế biến các sản phẩm ngành nông nghiệp.
2.2.2.4. Tổ chức bộ máy nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Năm 2011 Thủ tƣớng Chính phủ phát động phong trào thi đua “Cả nước
chung sức xây dựng nông thôn mới”. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình xây dựng
kế hoạch số 1760/KH-UBND ngày 16/12/2011 về việc tổ chức thực hiện phát
động phong trào thi đua “ Tỉnh Hòa Bình chung tay xây dựng nông thôn mới ’’
hƣớng dẫn số 200/HD-SNV-SNN&PTNT ngày 09/02/2012 của liên sở: Sở Nội
vụ, Sở Nông nghiệp &PTNT về việc hƣớng dẫn thực hiện phong trào thi đua
“Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) theo Nghị quyết Đại hội các cấp’’.
Trên tinh thần nội dung kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, hƣớng dẫn
của Sở Nội vụ, Sở Nông nghiêp và PTNT. Ủy ban nhân huyện Mai Châu đã phát
động phong trào thi đua “ Mai Châu chung sức xây dựng nông thôn mới ’’ tại
Văn bản số 45/UBND-NV ngày 01/3/2012.
Hội đồng Thi đua khen thƣởng huyện đã có văn bản hƣớng dẫn thực hiện
công tác thi đua trong xây dựng NTM và có hƣớng dẫn, tổng hợp kết quả thi đua
khen thƣởng hàng năm.
Ban Chỉ đạo Chƣơng trình đã cấp sổ tay hƣớng dẫn, tập san về xây dựng
nông thôn mới đến Ủy ban nhân dân các xã nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện
chƣơng trình.
Đài truyền thanh, truyền hình huyện đã tăng thời lƣợng, mở chuyên trang,
chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về các hoạt động thực hiện của chƣơng trình
MTQG xây dựng nông thôn mới.
53
Các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực vận động các thành viên, hội viên
tham gia thực hiện chƣơng trình. Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện chỉ đạo tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM; Hội liên hiệp Phụ nữ đã chỉ đạo
triển khai nhiều mô hình thực hiện chƣơng trình: “Tổ phụ nữ tự quản đường
giao thông nông thôn”, “Phụ nữ chung sức xây dựng NTM”, Hội Nông dân
huyện với phong trào “ Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau
làm giầu và giảm nghèo bền vững ’’ ..v..v...
Công tác tuyên truyền, vận động đƣợc coi trọng đã góp phần tạo chuyển
biến sâu sắc về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cho ngƣời
dân có nhận thức đúng đắn về Chƣơng trình, từng bƣớc thay đổi nếp nghĩ, xóa
bỏ tƣ duy trông chờ, ỷ lại vào Nhà nƣớc, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo trong nhân dân, tạo động lực to lớn biến chƣơng trình thành phong trào thi
đua ngày càng lan rộng trong nhân dân.
Huyện Mai Châu đã thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện
Chƣơng trình:
- Mô hình tổ chức bộ máy chỉ đạo Chƣơng trình ở cấp huyện:
+ Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Ban chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu
quốc gia xây dựng NTM tại Quyết định số 1075/QĐ-UBND ngày 11/11/2010
(gọi tắt là Ban chỉ đạo 800 huyện) gồm 21 thành viên, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện làm Trƣởng ban, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Phó ban,
các ủy viên là các cơ quan chuyên môn liên quan và các ngành đoàn thể. Cơ
quan thƣờng trực là phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện. Thành
lập tổ giúp việc; Hội đồng thẩm tra các tiêu chí NTM
+ Ban Chỉ đạo 800 huyện đã ban hành Quy chế hoạt động tại Quyết định số
06/QĐ-BCĐ ngày 15/02/2011 và phân công nhiệm vụ cho các Ủy viên Ban Chỉ
đạo tại Quyết định số 375/QĐ-BCĐ ngày 18/4/2012.
- Cấp xã:
54
+ Thành lập Ban chỉ đạo Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới do đồng
chí Bí thƣ Đảng ủy làm Trƣởng ban.
+ Ủy ban nhân dân các xã thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
do đồng chí chủ tịch UBND xã làm Trƣởng ban và thành lập Ban Phát triển xóm.
- Kiện toàn bộ máy giúp việc cho Ban Chỉ đạo theo quyết định số
1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ:
Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu đã Quyết định thành lập Văn phòng
Điều phối nông thôn mới của huyện tại Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày
16/3/2015, gồm 8 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Chánh
Văn phòng. Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt Quy chế hoạt động tại Quyết định
số 520/QĐ-UBND ngày 20/3/2015 và phân công thành viên theo dõi, phụ trách
các xã.
- Trong quá trình xây dựng NTM, việc chuẩn hóa cán bộ và từng bƣớc
nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong BCĐ xây dựng
NTM nói riêng và cán bộ, công chức nói chung cũng đƣợc huyện quan tâm
thực hiện. Chính vì vậy, sau 5 năm, số cán bộ, công chức trên địa bàn huyện
nói chung và cán bộ công chức cấp xã có trình độ văn hóa, trình độ chuyên
môn và trình độ lý luận chính trị không ngừng tăng lên. Huyện Mai Châu là
một trong những huyện đầu của tỉnh Hòa Bình có số cán bộ, công chức đạt
chuẩn theo quy định. Trong đó, đội ngũ CBCC cấp xã hiện nay của huyện có
271 ngƣời với 34 cán bộ nữ; 105 ngƣời có trình độ chuyên môn là cao học, đại
học; trình độ cao đẳng là 9 ngƣời; trình độ trung cấp là 132 ngƣời; trình độ sơ
cấp là 21 ngƣời; và có 4 ngƣời chƣa qua đào tạo. Thực hiện Đề án thu hút sinh
viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy vào làm công chức dự bị tại các xã,
phƣờng, thị trấn, tính đến ngày 31/12/2017, theo đề nghị của Ủy ban nhân dân
các xã, thị trấn; trên cơ sở kết quả thẩm định của Sở Nội vụ; Ủy ban nhân dân
huyện đã quyết định tiếp nhận 25 sinh viên về làm công chức dự bị tại 13 xã,
thị trấn trọng huyện.
55
38.74%
3.32%
48.70%
7.74% 1.47%
Đại học, sau đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chƣa qua đào tạo
Hình 2.1. Cơ cấu trình độ chuyên môn đội ngũ CBCC
cấp xã huyện Mai Châu năm 2017
(Nguồn: Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Mai Châu)
Có thể thấy rằng, bộ máy chỉ đạo, quản lý điều hành xây dựng nông thôn
mới từ huyện đến các xã đã đi vào hoạt động nề nếp, chính sách của huyện đƣợc
điều chỉnh cùng với chính sách của tỉnh đƣợc phổ biến đến tận ngƣời dân; sản
xuất nông nghiệp đạt khá, tính đến 30/12/2017, huyện Mai Châu đã có 5/22 xã
đƣợc UBND tỉnh Hòa Bình công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
- Đánh giá mô hình tổ chức:
Mô hình tổ chức bộ máy chỉ đạo chƣơng trình nhƣ đã nêu trên tuy tƣơng
đối đồng bộ, nhƣng lực lƣợng cán bộ chuyên môn ít, kiêm nhiệm, chƣa có cán
bộ chuyên trách tham mƣu, theo dõi, thực hiện chƣơng trình nên ít nhiều cũng
làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện chƣơng trình. Có sự phối hợp giữa các
ngành để thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, do đó các chƣơng
trình đƣợc lồng ghép các nguồn vốn trong quá trình thực hiện.
2.2.2.5. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung về xây dựng nông thôn mới
UBND huyện đã tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt các văn bản của TW,
của Tỉnh về các chủ trƣơng, chính sách trong xây dựng NTM đến các cấp ủy
đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trên địa
56
bàn huyện. Ban hành các Nghị quyết, Qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi_o_huyen.pdf