Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục các bảng biểu, biểu đồ

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY

DỰNG NÔNG THÔN MỚI. 10

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài. 10

1.1.1. Nông thôn . 10

1.1.2. Nông thôn mới. 11

1.1.3. Xây dựng nông thôn mới . 11

1.1.4. Chính sách xây dựng nông thôn mới . 12

1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. . 14

1.3. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. . 16

1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 16

1.3.2. Chủ thể của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 17

1.3.3. Nội dung của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 19

1.3.4. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 29

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông

thôn mới . 32

1.4.1. Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp . 32

1.4.2. Vai trò và năng lực quản lý của bộ máy chính quyền các cấp . 34

1.4.3. Sự tham gia chủ động, tích cực của người dân nông thôn . 35

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một

số địa phương và kinh nghiệm rút ra cho huyện Quảng Điền . 36

pdf126 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được đầu tư và xây dựng, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Toàn huyện có 09 di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh công nhận là di tích cấp Quốc gia, cấp tỉnh. - Lĩnh vực giáo dục và đào tạo có bước phát triển cả về quy mô số lượng và chất lượng, qua đó đã góp phần quan trọng vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, trên địa bàn huyện có 10/11 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. - Công tác y tế, dân số-KHHGĐ, chăm sóc và bảo vệ, giáo dục trẻ em tiếp tục được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực, đã chủ động kiểm soát và khống chế dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. 45 2.1.2.3 Tình hình nông dân, nông thôn ở huyện Quảng Điền - Kinh tế nông thôn từng bước chuyển dịch đúng hướng. kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước được đầu tư đồng bộ. Tính đến năm 2015, 100% đường đến các xã đã nhựa hoá, hệ thống điện và nước sạch đã phủ kín địa bàn phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất; Tuy vậy, so với yêu cầu chung vẫn chưa đảm bảo cho sự phát triển cũng như phục vụ dân sinh. - Dân số khu vực NT 73.161 người, chiếm 88%. Trong đó có: 40.120 người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, chiếm 54,8 % số nhân khẩu. Cơ cấu lao động NT từng bước chuyển dịch tích cực từ nông nghiệp, ngư nghiệp sang ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Trình độ văn hoá và kỹ năng sản xuất của lao động NT có nhiều tiến bộ, Tỷ lệ hộ nghèo khu vực NT 12,13%, gấp 1,06 lần so bình quân chung của khu vực NT toàn tỉnh. 2.1.3. Những tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Quảng Điền là một trong hai huyện được tỉnh TT Huế chọn là huyện điểm trong XD NTM của tỉnh. Trong quá trình QLNN về XD NTM có được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hết sức quyết liệt của các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp; chương trình do người dân là chủ thể, hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Có được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ về nguồn lực của cấp trên, sự đóng góp công sức và đồng hành cùng thực hiện của cán bộ và nhân dân trong toàn huyện, đồng thời là đơn vị được tỉnh chọn làm điểm nên được tập trung đầu tư. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thì công tác QLNN về XD NTM ở Quảng Điền gặp phải những tác động không thuận lợi từ điều kiện KT-XH của địa phương, cụ thể là: - Về điều kiện tự nhiên, là vùng thấp trũng thường xuyên chịu tác động bất lợi của thời tiết; đất đai chia làm 3 vùng, trong đó vùng rú cát chiếm diện tích rộng lớn khó canh tác, sản xuất cho nên trong quá trình phát triển KT-XH 46 của huyện nói chung, và QLNN về XD NTM trên địa bàn huyện hết sức lúng túng trong định hướng phát triển, quy hoạch phát triển các vùng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là yêu cầu phát triển bền vững thích ứng với khí hậu thời tiết nắng hạn vào mùa hè và mưa nhiều vào mùa mưa. Đây là một trong những khó khăn cho các cơ quan QLNN về XD NTM trong việc hoạch định quy hoạch của các địa phương. - Tập quán sản xuất của một huyện thuần nông cũng tác động không nhỏ đến tư tưởng, tâm lý của người dân trong quá trình XD NTM của huyện. Đây đồng thời là một địa phương thuộc cố đô xưa nên người dân ở đây còn phong kiến, ngại thay đổi nhất là trong tập tục canh tác, sản xuất, kinh doanh. Nên trong quá trình tuyên truyền vận động người dân XD NTM còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập của người dân; cũng như việc thuyết phục người dân tích cực, tự nguyện tham gia phong trào cả nước chung tay XD NTM trên địa bàn huyện. - Lực lượng lao động thiếu, chất lượng không cao cũng là một lực cản lớn trong quá trình XD NTM trên địa bàn huyện. Do kho khăn trong sản xuất nông nghiệp, nên người dân ngày càng có xu hướng tìm đến các thành phố lớn để kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình. Do lực lượng lao động hiện đang còn ở lại trên địa bàn có chất lượng không cao nên trong quá trình vận động chuyển đổi sản xuất, kinh doanh, mở rộng ngành nghề phát triển KT-XH cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. - Là huyện nhỏ, thuần nông, kinh tế xã hội phát triển thấp dẫn đến thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người, nguồn lực trong dân thấp là một trong những trỡ ngại lớn của quá trình QLNN về XD NTM trên địa bàn huyện. Từ nguồn ngân sách của huyện rất khó để cùng với các nguồn lực khác đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu theo các tiêu chuẩn của chương 47 trình; mặt khác nguồn lực trong dân cũng không nhiều nên trong việc tuyên truyền vận động người dân đóng góp, ủng hộ XD NTM là hết sức khó khăn. Ngoài ra công tác tham mưu của cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý của một số đơn vị và địa phương chưa kịp thời, chất lượng chưa cao. Công tác phối hợp và điều hành của một số ngành, địa phương còn thiếu tính đồng bộ, chưa quan tâm đúng mức. Tình hình an ninh chính trị tuy có ổn định, song trật tự an toàn xã hội vẫn còn xảy ra. - Cơ sở hạ tầng NT tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH ở NT, nhiều công trình như đường sá, cầu cống, công trình thủy lợi, trường học xuống cấp. Đời sống nông dân ở NT còn nhiều khó khăn, tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp, công tác giảm nghèo chưa bền vững. Có một số địa phương chạy theo thành tích cho thoát nghèo đối với những hộ còn nhiều khó khăn trong cuộc sống 2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Quá trình triển khai Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NT mới giai đoạn 2010- 2020 và Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia XD NTM, Quảng Điền là một trong hai huyện được tỉnh TT Huế chọn là huyện điểm trong XD NTM của tỉnh nên Quảng Điền có 10 xã triển khai xây dựng NT mới, trong đó có 8 xã triển khai từ năm 2010, đến năm 2015 thêm 2 xã là Quảng Thái và Quảng Ngạn triển khai thực hiện chương trình. Năm 2011, huyện mới thật sự triển khai thực hiện chương trình, ban đầu tập trung lập Đề án và Quy hoạch XD NTM, trong đó xã Quảng Phú được chọn là xã điểm của tỉnh. So với 19 tiêu chí NT mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia 48 thì khi mới bắt đầu xây dựng chương trình, 10 xã của huyện mới chỉ đạt từ 5 đến 9 tiêu chí (trong đó có 2 xã đạt 9 tiêu chí; 3 xã đạt 8 tiêu chí; 1 xã đạt 7 tiêu chí, 2 xã đạt 6 tiêu chí, 2 xã đạt 5 tiêu chí). Trong các tiêu chí chưa đạt, có những tiêu chí mức độ đạt còn thấp như: cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn (mới đạt 9,8%), cơ sở vật chất văn hóa (chưa có xã nào đạt), tỷ lệ hộ nghèo (15,86%), cơ cấu lao động (tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn cao 46%),... điểm xuất phát khi thực hiện chương trình XD NTM của Quảng Điền nhìn chung là thấp. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế để đạt được mục tiêu đã đề ra, UBND huyện đã thường xuyên tổ chức các hội nghị mở rộng về sơ kết hằng năm trên địa bàn huyện, qua đó đã rút ra được những kinh nghiệm thiết thực và đề ra những giải pháp trọng tâm, trọng điểm để thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới. 2.2.2. Kết quả đạt được - Sau 9 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM, trên địa bàn huyện đã có những bước khởi sắc đáng trân trọng, bộ mặt NT, nhà ở đã được đổi mới, khang trang, sạch, đẹp hơn, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh được đầu tư xây dựng, thu nhập của người dân được nâng lên rõ rệt, bản sắc văn hóa được duy trì và phát huy. Kết quả đến nay đã có 05/10 xã đạt chuẩn NT mới; 3 xã đã đạt 19/19 tiêu chí, đang đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn; còn lại 2 xã là Quảng Ngạn và Quảng Thái chưa đạt do chưa đảm bảo về cơ sở vật chất trường học. - Chương trình MTQG XD NTM trong những năm qua đã được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể lãnh đạo, chỉ đạo hết sức quyết liệt, toàn diện; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ cở và toàn dân đã hưởng ứng tham gia thực hiện chương trình. Nhận thức của phần lớn cán bộ, đảng viên và nhân dân về 49 XD NTM đã có chuyển biến tích cực. XD NTM đã trở thành phong trào rộng khắp trong toàn huyện. Trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt qua các việc làm cụ thể như: hiến đất, cây cối, đóng góp công sức, tiền của để xây dựng, cắm mốc lộ giới các tuyến đường thôn theo quy hoạch, chỉnh trang đường làng ngõ xóm, xây dựng nhà văn hoá thôn - Kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động NT chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trong nông nghiệp, tăng dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Một số mô hình sản xuất mới được triển khai và mang lại hiệu quả cao. Tổng mức đầu tư xã hội tăng, kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước được đầu tư xây dựng, chương trình hỗ trợ xi măng đã góp phần đẩy nhanh tiến độ bê tông hóa giao thông NT, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong sản xuất và dân sinh; trong đó, đã xuất hiện một số sản phẩm chủ lực, một số ngành nghề đóng góp đáng kể vào giải quyết việc làm, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH của địa phương. - Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, nhiều thiết chế văn hóa được đầu tư khá đồng bộ; chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên, cơ sở vật chất trường lớp được quan tâm đầu tư; an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; chăm sóc y tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện cả về lượng và chất. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được quan tâm củng cố, kiện toàn và hoạt động ngày càng phát huy hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững. - Các tuyến đường NT không chỉ được bê tông hóa bề mặt, mà còn có vỉa hè, một số tuyến còn có rãnh thoát nước, hầu hết đều được bắt điện chiếu sáng ban đêm, biển báo giao thông. Gắn với thực hiện ngày Chủ nhật xanh, công tác bảo vệ môi trường, thu gom, phân loại rác thải đã được triển khai thực hiện tốt, nhiều tuyến đường đã tổ chức trồng hoa, trồng cây xanh, vừa 50 góp phần tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp, vừa góp phần nâng cao ý thức của người dân trong công giữ gìn vệ sinh môi trường, từng bước khắc phục được tình trạng xả rác bừa bãi ra đường. - Một số cơ chế, chính sách được ban hành có tác dụng thiết thực và trở thành động lực thúc đẩy để thực hiện chương trình. Đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng không dàn trãi, lựa chọn những xã có quyết tâm cao để đầu tư sớm đạt chuẩn NTM. Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng trong việc thực hiện chương trình XD NTM được thực hiện kịp thời, thường xuyên. 2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3 1. Công tác xây dựng, ban hành chính sách và tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. 2.3.1.1. Công tác xây và ban hành chính sách a) Giai đoạn 2011-2015 Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện đã ban hành Nghị quyết, Chương trình hành động và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình như: UBND huyện tham mưu Huyện ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04/NQ-HU ngày 13/7/2011 của Huyện ủy về XD NTM huyện Quảng Điền giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020; UBND huyện ban hành Đề án XD NTM huyện Quảng Điền giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020; UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt Đề án và Quy hoạch XD NTM các xã trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020. Đồng thời, hằng năm, UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai chương trình trọng điểm về xây dựng huyện, xã NTM; các báo cáo sơ kết hàng năm, 02 năm, 03 năm và 05 51 năm về XD NTM; các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình. b) Giai đoạn 2016-2020 Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chương trình MTQG XD NTM giai đoạn 2016-2020 đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra; UBND huyện đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương để thực hiện hiệu quả hơn chương trình, cụ thể: - Đã tham mưu Huyện ủy tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 13/7/2011 của Huyện ủy (khoá XII); sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình MTQG XD NTM giai đoạn 2016-2018; phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2018-2020; trên cơ sở đó, Huyện ủy ban hành Kết luận số 09-KL/HU ngày 08/11/2016 của Huyện ủy (khoá XIII) về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/HU ngày 13/7/2011 của Huyện ủy (khoá XII) về xây dựng huyện NTM Quảng Điền giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 52-KL/HU ngày 22/8/2018 của Huyện ủy về sơ kết 02 năm thực hiện Kết luận số 09-KL/HU ngày 08/11/2016 của Huyện ủy (khóa XIII) về xây dựng NT mới; ban hành Chỉ thị số 18-CT/HU ngày 07/11/2018 của Huyện ủy về tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện chương trình trọng điểm XD NTM. Đồng thời, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 12/01/2017 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện chương trình MTQG XD NTM huyện Quảng Điền, giai đoạn 2017-2020; Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 23/01/2017 về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2016-2020; gắn với thực hiện tốt chương trình XD NTM, UBND huyện đã ban hành Đề án số 954/ĐA-UBND ngày 02/12/2016 của UBND huyện về tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Quảng Điền theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020; Đề án số 494/ĐA- 52 UBND ngày 06/9/2013 của UBND huyện về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây XD NTM các xã trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020. - Cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu cho các vùng sản xuất tập trung theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và XD NTM trong 03 năm 2017, 2018, 2019 đã hỗ trợ 5,124 tỷ đồng cho các xã như Quảng Thọ, Quảng Công, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng An để đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi, mở rộng các vùng sản xuất tập trung. - Cơ chế hỗ trợ xi măng: trong những năm qua, nhờ sự hỗ trợ xi măng của tỉnh, huyện, xã và xi măng Đồng Lâm đã cấp cho các xã được 20.230 tấn xi măng (tỉnh 1.074 tấn, huyện 15.688 tấn, xã 3.039 tấn, ximăng Đồng Lâm 429 tấn), đã huy động nhân dân đóng góp vật liệu khác, ngày công để cứng hóa được gần 113 km đường giao thông NT và 02 km kênh mương, góp phần đẩy nhanh tiến độ cứng hóa các tuyến đường thôn, xóm,... - Hỗ trợ đối với các xã về đích: UBND huyện đã hỗ trợ kinh phí (khoảng 500 - 1.000 triệu đồng/xã) để nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông, các trường học và một số hạng mục khác tùy theo điều kiện thực tế của các xã trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn xã NTM. - Đồng thời để thực hiện tốt Quyết định số 1.572/QĐ-UBND ngày 17/7/2018 của UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí thôn, bản NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh TT Huế giai đoạn 2019-2020 và Quyết định số 1.799/QĐ-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh TT Huế về việc Ban hành Bộ tiêu chí xây dựng vườn mẫu trên địa bàn tỉnh TT Huế giai đoạn 2018 - 2020; UBND huyện đã hỗ trợ đối với các thôn XD NTM kiểu mẫu (100 triệu đồng/thôn) và các hộ thực hiện vườn mẫu (05 triệu đồng/hộ). 53 - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện ban hành các kế hoạch để hướng dẫn nội dung, cách thức, quy trình lấy sự hài lòng của người dân đối với kết quả XD NTM ở các xã. 2.3.1.2.Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. - Công tác tuyên truyền, vận động được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định đến tiến độ thực hiện Chương trình XD NTM. Do đó, trong những năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện thường xuyên và liên tục trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua và ra quân XD NTM tại 10/10 xã; tổ chức cho các thôn ký cam kết, đăng ký và thực hiện các công trình đã được phê duyệt; Đài Truyền thanh huyện (hiện nay là Trung tâm Văn hóa Thông tin Thể thao) đã phát 1.131 tin, 1.025 bài và 206 chuyên đề, phóng sự về chương trình XD NTM, trong đó nêu lên những chủ trương, chính sách của Nhà nước, những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tác huy động vốn, hiến đất, hiến cây, vệ sinh môi trường, xây dựng đường làng, ngõ xóm, nhà ở khang trang, sạch đẹp, công tác triển khai và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất (trong 9 năm qua, nhân dân trên địa bàn huyện đã hiến 176.544 m2 đất, 60.103 cây các loại, 672 m2 tường rào, công trình phụ, 7.067 m3 đất đá... để xây dựng các công trình hạ tầng giao thông NT, giao thông nội đồng, trường học, nhà văn hoá thôn và các công trình phục vụ dân sinh. ..); phát hành 126.200 tờ rơi tuyên truyền về Bộ tiêu chí quốc gia XD NTM, về nội dung tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc thu gom, xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn; đã lắp đặt 104 bảng Panô tuyên truyền về trách nhiệm của người dân đối với sự nghiệp XD NTM cho UBND các xã, HTXNN, tất cả các thôn trên địa bàn huyện, mỗi thôn một bảng đặt tại nhà văn hoá thôn, ...; in và sao 633 sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia XD NTM để phát cho các thành 54 viên Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối NTM và UBND các xã để phục vụ cho công tác tuyên truyền về XD NTM; in 50 cờ NTM hỗ trợ cho các xã... - Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội huyện đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; sau khi triển khai ký kết Chương trình phối hợp, Mặt trận, các đoàn thể chính trị xã hội đã thông qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động, có nhiều hình thức tuyên truyền phong phú như hội thi, hội thảo, tập huấnvề nội dung ký kết, đã thu hút được đông đảo đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia, tạo ra khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân và những việc làm cụ thể sau: + Ủy ban MTTQVN huyện: đã vận động nhân dân tích cực tham gia XD NTM; xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình chỉ đạo điểm gắn với thực hiện phong trào thi đua “dân vận khéo” về khu dân cư thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thông qua thực hiện cuộc vận động đã tuyên truyền vận động nhân dân nắm vững mục đích, yêu cầu và nội dung của chương trình XD NTM, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong tham gia thực hiện cuộc vận động; phong trào thi đua trong XD NTM (MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp đã đăng ký triển khai 138 mô hình dân vận khéo, 05 thôn tự quản về bảo vệ môi trường, 11 tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp, trật tự trị an, 13 mô hình điểm khu dân cư tự quản về bảo vệ môi trường); đồng thời thực hiện tốt phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. + Hội Nông dân huyện với nội dung giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; liên kết phát triển kinh tế, thông qua phong trào “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”, “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn 55 kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; Tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2017-2019, đã động viên nông dân tích cực tham gia Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tín chấp để nông dân vay vốn tín dụng phát triển sản xuất. + Hội Liên hiệp Phụ nữ đã lồng ghép 05 nội dung của cuộc vận động với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, qua đó đã động viên hội viên, phụ nữ tích cực tham gia XD NTM; phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ hội viên, phụ nữ nghèo phát triển sản xuất, xoá nhà tạm, phát động mỗi chi hội gắn với một công trình cụ thể về bảo vệ môi trường . + Hội Cựu chiến binh vận động hội viên tích cực tham gia XD NTM với phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau phát triển sản xuất, xóa nghèo, nâng cao đời sống” và “5 không, 3 có”; triển khai xây dựng các mô hình tự quản, đảm nhận các phần việc cụ thể nhằm phát huy bản chất, truyền thống của Bộ đội cụ Hồ, góp phần xây dựng NT mới, đô thị văn minh. + Đoàn Thanh niên đã lồng ghép 5 nội dung của cuộc vận động với phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” và phong trào“Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm giao thông trên địa bàn. + Liên đoàn lao động huyện đã lồng ghép nội dung cuộc vận động với các phong trào, các cuộc vận động trong đoàn viên công đoàn, trọng tâm là thực hiện cuộc vận động “Xây dựng người cán bộ, công chức trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” nhằm thực hiện tốt mục tiêu XD NTM, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững. Nhìn chung, công tác tuyên tuyền, vận động về XD NTM ở các ngành, các cấp được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện với các hình thức phong phú và đa dạng, tạo chuyển biến tích cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và 56 nhân dân. Thể hiện qua đánh gia mức độ hiểu biết của người dân và đội ngũ cán bộ khi được điều tra xã hội học. Biểu đồ 2.1: Hiểu biết người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019 Đa số người dân đều biết rõ về chương trình XD NTM, chiếm hơn 89%. Điều này cho thấy công tác truyên truyền, chỉ đạo thực hiện chương trình từ huyện đến xã thực hiện tương đối tốt làm tiền đề cho việc triển khai thành công chương trình. Bên cạnh người dân thì đội ngũ cán bộ, công chức cũng được tập huấn, tiếp cận kiến thức về NTM một cách đầy đủ, khi được hỏi về mục tiêu XD NTM thì hầu hết đội ngũ cán bộ xã đều trả lời là nhằm PTNN, NT bền vững và phát triển KT-XH các xã, một số ít cho kết quả là xóa đói giảm nghèo (phụ lục 1). Biểu đồ 2.2. Nhận thức về xây dựng nông thôn mới của cán bộ xã Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019 8 5 . 5 1 1 . 4 9 . 8 P h á t t r i ? n k i n h t ? P h á t t r i ? n n ô n g n g h i ? p g i ? m n g h è o 57 Biểu đồ 2.3: Nhận thức về mục tiêu, chủ thể xây dựng nông thôn mới của người nông dân 46.2 32.7 21.1 Người dân giữ vai trò Nhà nước giữ vai trò Không biết Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019 Qua kết quả điều tra có thể thấy nhận thức về chủ thể XD NTM của phần lớn người nông dân được hỏi đều chọn người dân là chủ thể XD NTM chiếm 46,2%, điều này cho thấy công tác truyên truyền cơ bản đã tác động đến nhận thức của người nông dân. Song vẫn còn khá lớn người dân chưa nhận thức được vai trò chủ thể của mình, mà còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước. Điều này đỏi hỏi công tác tuyên truyền vận động người nông dân tham gia XD NTM cần đẩy mạnh, phát huy vai trò chủ thể của người dân thì kết quả XD NTM mới đạt hiệu quả cao.( Phụ lục 1) 2.3.2. Tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện điều hành, quản lý về xây dựng nông thôn mới. - Đã hình thành bộ máy chỉ đạo và quản lý Chương trình XD NTM từ cấp huyện, xã, thôn để triển khai thực hiện. + Cấp huyện: Thành lập Ban Chỉ đạo chương trình XD NTM cấp huyện để lãnh đạo, chỉ đạo điều hành Chương trình XD NTM ở huyện. Trưởng Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó ban Thường trực. Đồng thời đã thành lập Văn phòng 58 Điều phối Chương trình MTQG XD NTM huyện để tham mưu tốt hơn cho Ban Chỉ đạo, Chánh Văn phòng do Phó Chủ tịch UBND huyện kiêm nhiệm; Phó Chánh Văn phòng do Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT kiêm nhiệm, thành viên là lãnh đạo và công chức các phòng, ban chuyên môn của huyện. + Cấp xã: Thành lập Ban Chỉ đạo XD NTM cấp xã để chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG XD NTM ở xã, do Bí thư Đảng ủy làm Trưởng ban; Ban quản lý do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban có trách nhiệm thực hiện chương trình XD NTM ở xã. Đối với cấp xã phân công cán bộ theo dõi chương trình XD NTM cấp xã chủ yếu là công chức văn phòng thống kê, địa chính, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách theo dõi chương trình XD NTM. + Cấp thôn: Đã có 85/85 thôn thành lập Ban phát triển thôn, do Bí thư Chi bộ thôn làm Trưởng ban. Hầu hết đội ngũ cán bộ QLNN về XD NTM từ huyện đến cơ sở đều được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra về XD NTM trên địa bàn. Về thành viên UBND huyện có 3/17 thạc sỹ, 14/17 tốt nghiệp đại học chuyên môn nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi_tren_dia.pdf
Tài liệu liên quan