Luận văn Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ . viii

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề bài .1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .3

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .7

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.7

7. Kết cấu luận văn.8

CHưƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.9

1.1. Những vấn đề chung về xuất khẩu lao động .9

1.1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động .9

1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu lao động .10

1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động.13

1.1.4. Vai trò, lợi ích của xuất khẩu lao động.14

1.2. Tổng quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động.16

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động.16

1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động .18

1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động .19

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động .23

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động .28

1.3. Kinh nghiệm một số địa phương trong quản lý nhà nước về xuất khẩu lao

động .33

1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Sóc Trăng .34

pdf113 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động các khoản chi phí: học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu, cấp visa với mức tối đa là 3.000.0000 đồng/người; tiền ăn và sinh hoạt phí trong thời gian học với mức 30.000 đồng/người/ngày, tiền ở 200.000 đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ tiền ăn, ở tối đa không quá 03 tháng; hỗ trợ tiền tàu xe cả đi và về 1 lần từ nơi cư trú đến nơi đào tạo theo giá cước thực tế của phương tiện vận tại hành khách thông thường nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/người. Bốn là, công tác thanh tra, giám sát hoạt động XKLĐ: Tỉnh đã chỉ đạo các cấp, nghành đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp làm XKLĐ, các cơ sở giới thiệu việc làm các cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ, tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trên từng địa bàn, kiên quyết loại trừ những doanh nghiệp cơ sở không đủ điều kiện. Có thể nói, XKLĐ đã góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH, trên địa bàn tỉnh. Để đạt được kết quả như trên, tỉnh Nghệ An đã triển khai đồng bộ các giải pháp như: chỉ đạo các ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm chính quyền các cấp đối với công tác XKLĐ, nhất là cấp huyện, xã, thị trấn; đồng thời, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để NLĐ biết, nhằm tránh những thông tin thất thiệt từ các cá nhân, tổ chức lợi dụng hoạt động XKLĐ để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của NLĐ. Tập trung vào công tác đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong lao động... cho NLĐ để họ đáp ứng được các yêu cầu của các thị 39 trường lao động nước ngoài; chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp XKLĐ. [30] 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình Qua việc tổ chức, thực hiện và kết quả đạt được của các tỉnh trên, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu cho XKLĐ tỉnh Quảng Bình như sau: - Một là, hoàn thiện cơ chế chính sách của Tỉnh về XKLĐ: Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động như: các quy định về thủ tục, quy trình đăng ký hợp đồng, các chính sách như chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, chính sách cho vay vốn nhằm đảm bảo tính đồng bộ và chặt chẽ của các văn bản, chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động. Xây dựng một kế hoạch cụ thể cho công tác xuất khẩu lao động của mình bao gồm: số lượng lao động xuất khẩu trong năm là bao nhiêu? Trong đó, số lao động đã qua đào tạo là bao nhiêu người? chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số? Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở địa phương nào? Thông qua kế hoạch này tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch cụ thể của từng tháng, từng quý và từng năm để từ đó có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Có chính sách giải quyết việc làm cho người lao động khi họ trở về nước để ổn định cuộc sống của bản thân họ và gia đình họ, thực hiện an sinh xã hội trong hoạt động xuất khẩu lao động. Những đối tượng còn có nhu cầu tiếp tục đi xuất khẩu lao động thì cũng phải có những chính sách hỗ trợ cho họ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ có thể tiếp tục đi xuất khẩu lao động. Đổi mới chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, đối tượng nghèo, bộ đội xuất ngũ, đồng thời có những biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn, quỹ hỗ trợ đó sao cho hợp lý và hiệu quả nhất; quản lý chặt chẽ và chỉ đạo đúng đắn cho công tác đào tạo nghề, đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho 40 người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài sao cho chất lượng lao động xuất khẩu ngày càng được nâng cao hơn nữa. Hoàn thiện các điều kiện cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động nhằm nâng cao tính pháp lý của họ và hạn chế tình trạng lừa đảo, lợi dụng người lao động. Qua hoạt động cũng cần thiết phải có những biện pháp khuyến khích, biểu dương đối với những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có biện pháp mạnh đối với những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả để đảm bảo lợi ích cho cả Nhà nước và cả người lao động. - Hai là, nâng cao năng lực quản lý và cán bộ các cấp: Sở Lao động thương binh và xã hội, cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý đối với hoạt động xuất khẩu lao động thì phải thực hiện tốt các kế hoạch chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh từ đó xây dựng những kế hoạch trình tỉnh uỷ, chỉ đạo các cơ quan phụ trách chuyên môn, các phòng chuyên trách cấp huyện thực hiện tốt kế hoạch đề ra; Sở cũng có trách nhiệm trực tiếp theo dõi tình hình biến động trên thị trường xuất khẩu lao động để có những biện pháp chỉ đạo mới thích hợp, quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh để đảm bảo tính hợp pháp của công tác xuất khẩu lao động. Chấn chỉnh, sắp xếp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng và tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia để tìm kiếm những thị trường mới nhiều tiềm năng. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và biên chế của các cơ quan quản lý về xuất khẩu lao động phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong những trường hợp đặc biệt, có thể tùy tình hình để thành lập các bộ phận chuyên trách mới để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình xuất khẩu lao động. Định kỳ đánh giá về năng lực quản lý về xuất khẩu lao động, học hỏi mô hình quản lý lao động hiệu quả ở các địa phương khác.. 41 - Ba là, nâng cao sự phối hợp và trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động: Các Sở, ban, ngành có liên quan khác của tỉnh như cơ quan Công An, Ngân Hàng, Sở Tài chính phải phối hợp hoạt động với Sở Lao động - TB và XH tỉnh nhằm quản lý tốt các khâu, các bước trong quá trình quản lý hoạt động xuất khẩu lao động. Các tổ chức chính trị xã hội trong địa bàn tỉnh như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cũng cần phải phối hợp cùng với các cơ quan nhà nước một mặt nâng cao nhận thức và hiểu biết cho người lao động, một mặt nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành trong công tác này nhằm hạn chế những tiêu cực và nâng cao hiệu quả thực sự. Song song với đó, sẽ xây dựng một lộ trình sắp xếp phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển, tăng cường năng lực cũng như trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác xuất khẩu lao động. - Bốn là, thúc đẩy công tác đào tạo, tạo ra nguồn lao động có chất lượng cao cho hoạt động XKLĐ: Phát triển hệ thống trường lớp đào tạo nghề nhằm cung cấp lao động có chuyên môn, có tay nghề cho nguồn xuất khẩu lao động. Cần xây dựng đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo công tác đào tạo lao động xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn. Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị học tập, tăng cường phòng thực hành nhằm phục vụ cho các cơ sở đào tạo giáo dục định hướng thực hiện việc đổi mới các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục, định hướng. Năm là,Việc tạo nguồn, tuyển mộ, đưa lao động ra nước ngoài làm việc được UBND tỉnh đặc biệt quan tâm và quản lý chặt chẽ: Nhằm giảm thiểu rủi 42 ro và hạn chế thấp nhất phí tổn phát sinh cho người lao động, UBND tỉnh đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý trong khâu tuyển mộ như: (1) Cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ cho người lao động về các chi phí, thu nhập, các điều kiện sống và làm việc, quy định pháp luật lao động.... (2) Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức và cá nhân XKLĐ trong tất cả các khâu có liên quan. (3) Đơn giản hóa các thủ tục hành chính và áp dụng nhiều hình thức tuyển dụng để người lao động có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với tổ chức XKLĐ hoặc người sử dụng lao động. (4) Trong một số trường hợp có thể hỗ trợ về tài chính, giúp người lao động giải quyết một phần khó khăn về chi phí trước khi xuất cảnh. 43 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Chương 1 của Luận văn với tiêu đề: “Cơ sở khoa học về QLNN đối với XKLĐ” đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò, lợi ích của XKLĐ; Khái niệm QLNN về XKLĐ, sự cần thiết phải QLNN đối với XKLĐ, nguyên tắc QLNN về XKLĐ, nội dung QLNN về XKLĐ, các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về XKLĐ. Đồng thời, trình bày kinh nghiệm QLNN về XKLĐ của các địa phương Nghệ An, Bắc Ninh, Sóc Trăng. Trên cơ sở đó, rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Quảng Bình. Như vậy, Chương 1 của Luận văn đã hệ thống hóa toàn diện những cơ sở khoa học về QLNN đối với hoạt động XKLĐ. Các nội dung của chương 1 là cơ sở khoa học cho việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu ở các chương tiếp theo. 44 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Bình có ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.065 km2. Tỉnh có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào, là điều kiện thuận lợi cho lao động di chuyển giữa 2 quốc gia. Địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi, nên việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh gặp nhiều khó khăn, khiến cho người dân khó tìm được việc làm, đẩy họ đi tìm việc ở nơi khác để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Tài nguyên đất: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích. Tài nguyên biển và ven biển: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu. 45 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 2.1.2.1 Dân số và lao động Về dân số và đời sống dân cư: Theo số liệu từ Niên giám thống kê năm 2018 dân số Quảng Bình đạt 882.354 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Bảng 2.1: Diện tích và dân số tỉnh Quảng Bình năm 2018 STT Tổng số Diện tích (Km²) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km²) 8.000 882.354 111 1 Thành phố Đồng Hới 156 117.986 778 2 Thị xã Ba Đồn 162 106.420 660 3 Huyện Minh Hoá 1.394 51.189 37 4 Huyện Tuyên Hoá 1.129 80.306 71 5 Huyện Quảng Trạch 448 105.970 241 6 Huyện Bố Trạch 2.115 185.587 88 7 Huyện Quảng Ninh 1.194 91.265 76 8 Huyện Lệ Thuỷ 1.402 143.631 102 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, 2018. Bảng 2.1 cho thấy dân số ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số của tỉnh Quảng Bình, dân cư phân bố không đều, 80,19% sống ở vùng nông thôn và 19,81% sống ở thành thị. Tuy nhiên, xét về mật độ dân số thì mật độ dân số khu vực thành thị khá lớn, thành phố Đồng Hới có 778 người/km2 trong khi ở huyện Minh Hóa con số này là 37 người/km2 ; hoặc huyện Tuyên Hóa là 71 người/km2 . Sự phân bố dân cư không đều này do ở khu vực thành thị, người dân dễ dàng tìm việc, có thu nhập hơn ở khu vực nông thôn, dẫn đến người dân đổ về khu vực thành thị để sinh sống. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc có khá nhiều lao động ở khu vực nông thôn chưa có việc làm để đảm bảo thu nhập trang trải cho cuộc sống, đây chính là nhân tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình. 46 Bảng 2.2: Số liệu về tình hình biến động dân số và lao động của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/ 2016 So sánh 2018/ 2017 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 1. Dân số Tổng 872.925 100 877.702 100 882.354 100 4.777 0,55 4.652 0,53 Phân theo giới tính Nam 436.907 50,05 439.315 50,05 441.543 50,04 2.408 0,55 2.228 0,51 Nữ 436.018 49,95 438.387 49,96 440.811 49,96 2.369 0,54 2.424 0,55 Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị 170.943 32,1 172.366 32,2 173.901 19,71 1.423 0,83 1.535 0,89 Nông thôn 701.982 67,9 705.336 67,8 708.453 80,29 3.354 0,48 3.117 0,44 2. Lao động Tổng 530.064 100 531.095 100 534.069 100 1.031 0,19 2.974 0,56 Phân theo giới tính Nam 264.706 49,84 264.903 49,60 266.254 49,85 197 0,07 1.351 0,51 Nữ 265.358 49,96 266.192 49,84 267.815 50,15 834 0,31 1.623 0,61 Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị 103.645 19,52 104.645 19,59 105.295 19,72 1.000 0,96 650 0,62 Nông thôn 426.419 80,29 426.450 79,85 428.774 80,28 31 0,01 2.324 0,54 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình. 47 Bảng 2.2 cho thấy số lượng người trong độ tuổi lao động năm 2016 là 530.064 người (chiếm 60,72% dân số toàn tỉnh); đến năm 2018 dân số là 882.354 người; số người trong đổi tuổi lao động là 534.069 người (chiếm 60,53%) dù bị giảm nhưng tỷ lệ rất nhỏ (0%) cho thấy tỷ lệ lao động của tỉnh khá dồi dào về số lượng , tuy nhiên chất lượng lao động của tỉnh còn nhiều hạn chế. Đại bộ phận lao động của tỉnh là lao động đơn giản, chưa qua đào tạo về kỷ năng và tay nghề. Số lao động đã qua đào tạo chủ yếu tập trung ở thành thị. Cơ cấu lực lượng lao động ở vùng nông thôn năm 2018 là 428.774 người chiếm 80,28% và thành thị là 105.295 người chiếm 19,72% dân số. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với tỉnh là làm thế nào để tạo việc làm cho số lao động ở nông thôn chưa có việc làm. Và XKLĐ là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm tạo công ăn, việc làm cho số lao động này. 2.1.2.3. Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh có tác động đến xuất khẩu lao động của tỉnh, nếu tỉnh có sự phát triển kinh tế-xã hội tốt, tức hoạt động sản xuất kinh doanh của tỉnh diễn ra thuận lợi, điều này có nghĩa người lao động dễ dàng tìm việc tại tỉnh của mình thay vì phải đi ra nước ngoài. Trong giai đoạn từ 2016-2018, tỉnh Quảng Bình gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, xuất phát từ các đợt thiên tai, lũ lụt và sự cố ô nhiễm môi trường biển. Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, khởi đầu cho việc thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế- xã hội 5 năm 2016-2020, là năm có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu phát triển cho cả giai đoạn nhưng năm này tỉnh Quảng Bình đối mặt với quá nhiều khó khăn, thách thức. Sự cố môi trường biển do Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra, nắng nóng kéo dài và 2 trận lũ, lụt xảy ra liên tiếp trong tháng 10 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống; gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân và ảnh hưởng 48 đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Sang năm 2017, chưa khắc phục xong hậu quả của trận lũ lụt và sự cố môi trường biển thì người dân của tỉnh Quảng Bình lại hứng chịu tiếp cơn bão số 10 xảy ra trong tháng 9 năm 2017, điều này cản trở lớn đến phát triển kinh tế của tỉnh trong năm 2017. Năm 2018, là năm có ý nghĩa quan trọng để thực hiện hoàn thành kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã hội 5 năm 2016-2020, Tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục hậu quả của những thiệt hại do lũ lụt và phát triển kinh tế nên tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong năm 2018 đã thu được những kết quả đáng kể. Một số chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 được thể hiện ở bảng 2.3 như sau: Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu Kinh tế - xã hội cơ bản từ năm 2016 – 2018 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) % 6,7 6,7 7,03 Công nghiệp, xây dựng % 24,8 27 26,75 Nông, lâm, ngư nghiệp % 24,6 20,4 18,79 Dịch vụ % 50,6 52,6 54,46 2 GRDP bình quân đầu người Triệu đồng 28 33,7 37,5 4 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 3.067 3.350 4.000 5 Giải quyết việc làm Nghìn người 3250 3590 3680 Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình [8,9,10] Bảng 2.3 cho thấy GRDP của tỉnh năm 2016 là 6,7%, năm 2017 chỉ đạt 6,7%, năm 2018 tăng đến 7,03%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân năm của ngành dịch vụ là cao nhất, chiếm bình quân 54,46%, thứ hai là ngành 49 công nghiệp, xây dựng chiếm bình quân 26,75%; và thứ ba là ngành nông, lâm nghiệp và ngư nghiệp chiếm bình quân 18,79%. GRDP bình quân đầu người tăng từ 28 triệu đồng/người/năm trong năm 2016 lên 37,5 triệu đồng/người/năm trong năm 2018, đây là mức thu nhập thấp chỉ đảm bảo nhu cầu tối thiểu, điều này sẽ khiến cho người dân tìm đến nơi có mức thu nhập cao hơn để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống đây cũng chính là nhân tố thúc đẩy xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình. Nhìn chung, giai đoạn 2016-2018 là giai đoạn tỉnh Quảng Bình gặp khá nhiều khó khăn, chịu nhiều thiệt hại do sự cố môi trường biển; hứng chịu các cơn bão như bão số 10, do đó tỉnh đối mặt với tình trạng hạn chế nguồn vốn để đầu tư vào phát triển du lịch, như các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, hay ngân sách để đẩy nhanh triển khai các dự án trọng điểm; phát triển cơ sở hạ tầng, điều này dẫn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, người dân ít có cơ hội việc làm với mức thu nhập cao, đẩy họ di cư sang địa bàn khác và nhu cầu đi XKLĐ cũng tăng lên nhằm cải thiện đời sống và gia tăng thu nhập. 2.1.3. Tình hình đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động 2.1.3.1. Tình hình đào tạo nghề Người lao động nếu không có kiến thức, kỹ năng chuyên môn thì rất khó kiếm việc làm, gia tăng thu nhập. Do đó, hoạt động đào tạo nghề sẽ giúp người lao động nâng cao trình độ, nhận thức cũng như kỹ năng nghề để có thể tham gia vào quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp, nhất là khi họ ra nước ngoài làm việc, vốn dĩ là những nơi mà không có thời gian dành cho đào tạo, các doanh nghiệp ở nước ngoài cần người lao động làm việc ngay chứ không có thời gian hướng dẫn nghề nghiệp cho lao động. Trong khi đó, tỉnh Quảng Bình, nơi lao động khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động toàn tỉnh, với đặc trưng hạn chế về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật thì hoạt động đào tạo nghề sẽ tác động lớn đến người lao động có dự định đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. 50 Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, số lượng các trường đào tạo nghề của tỉnh có tăng lên nhưng chưa nhiều, chưa đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo nghề cho lao động trong tỉnh. Bảng 2.4 cho thấy năm 2016, toàn tỉnh có 27 cơ sở dạy nghề (CSDN), trong đó có 4 trường trung cấp dạy nghề (TCDN), 9 trung tâm dạy nghề (TTDN) và 14 cơ sở khác. Đến năm 2018, toàn tỉnh có tổng 33 CSDN tăng 6 cơ sở với năm 2016. Trong đó 01 trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) tỉnh; 08 trung tâm Giáo dục - Dạy nghề huyện, thị xã, thành phố; 01 trường Đại học và 02 trường TCCN (01 trường thuộc Bộ Tư pháp); 02 trường trung cấp nghề (01 trường ngoài công lập); 02 trường cao đẳng nghề; 17 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học phân bổ tương đối đều trên địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố, có 2 Trường Trung cấp nghề đóng trên địa bàn thành phố Đồng Hới. [8] Bảng 2.4: Số lƣợng cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Bình STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/ 2016 So sánh 2018/ 2017 Số lượng Số lượng Số lượng Số lƣợng tăng/ giảm Tốc độ tăng (%) Số lƣợng tăng/ giảm Tốc độ tăng (%) I Tổng số cơ sở dạy nghề 27 31 33 4 14,8 2 6,45 1 Trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề 4 7 7 3 75,0 0 0,0 2 Trung tâm dạy nghề 9 9 9 0 0,0 0 0,0 3 Cơ sở dạy nghề khác 14 15 17 1 7,1 2 13,33 II CSDN công lập 14 14 14 0 0,0 0 0,00 III CSDN ngoài công lập 13 17 19 4 30,8 2 11,76 Nguồn: Phòng Quản lý Đào tạo nghề tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Quảng Bình. 51 Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, số lượng cơ sở dạy nghề của tỉnh Quảng Bình có gia tăng về số lượng song vẫn chưa thu hút được hết những người lao động khu vực nông thôn đi học, việc đào tạo nghề chưa đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp đối với người lao động, điều này khiến cho lao động dư thừa ở tỉnh rất khó tìm kiếm việc làm ở trong nước cũng như tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp ở nước ngoài. 2.1.3.2. Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động Trong thời gian qua tỉnh Quảng Bình đó có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết việc làm, song song với việc thực hiện các giải pháp về đầu tư phát triển sản xuất tỉnh cũng thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người lao động kết quả là mỗi năm tỉnh đã giải quyết việc làm cho từ 32 ngàn lượt người. Đạt được kết quả trên, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút nguồn lực tại chỗ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông, lâm nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, ưu tiên việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện chủ trương khuyến khích, thu hút đầu tư đã thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh, nâng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đối với lĩnh vực thương mại - du lịch và dịch vụ, thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa ở Quảng Bình đã từng bước được khai thông mở rộng, bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ nhân dân, nhất là các loại hàng hóa thiết yếu, khuyến khích phát triển thương mại ngoài quốc doanh. Theo bảng 2.3 cho thấy, số lượng lao động được giải quyết việc làm năm 2016 là 3,32 vạn người tăng lên 3,68 vạn người năm 2018, bình quân tỉnh Quảng Bình giải quyết 3,2 vạn lao động/ năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,54%/ năm. Cụ thể năm 2018, toàn tỉnh có 3.680 người được giải quyết 52 việc làm (đạt 102,5% kế hoạch), tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh còn 2,79%; 2.494 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đạt được kết quả trên, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút nguồn lực tại chỗ, đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu lao động... góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa... Tuy nhiên, tình trạng việc làm nói chung ở Quảng Bình vẫn còn rất nhiều khó khăn cần quan tâm giải quyết, tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn lớn, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao (năm 2017 tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh 2,79%) Vấn đề đặt ra đối với từng địa phương là làm thế nào để tạo việc làm cho số lao động thất nghiệp nói trên. Vì vậy, XKLĐ là một giải pháp hiệu quả sẽ tạo công ăn việc làm cho số lao động đó. 2.2. Tình hình xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình 2.2.1. Tình hình chung xuất khẩu lao động tại Quảng Bình Theo số liệu Báo cáo của Sở Lao động – TBXH tỉnh Quảng Bình, trong giai đoạn từ năm 2016-2018 toàn tỉnh đã có 7.274 người đi xuất khẩu lao động (Hình 2.1). 53 Hình 2.1: Tỷ lệ XKLĐ so với số việc làm trên toàn tỉnh Quảng Bình Nguồn: Tổng hợp báo cáo XKLĐ của Sở LĐ – TB & XH tỉnh QuảngBình Giai đoạn 2016-2018, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động đã phối hợp với các công ty, đơn vị xuất khẩu lao động mở các lớp đào tạo nghề, học ngoại ngữ tại chỗ cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi sang làm việc tại các nước sở tại. Kết quả tốc độ đưa người đi XKLĐ tăng trưởng khá cao hàng năm, bình quân đạt 3,02%/ năm. Dù số lượng lao động XKLĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tuy khá lớn, nhưng chỉ chiếm 7,23% tổng số việc làm trên địa bàn Tỉnh, cho thấy tiềm năng về XKLĐ là rất lớn trong thời gian tới. 2.2.2. Một số thị trường trọng điểm xuất khẩu lao động tại Quảng Bình Xuất khẩu lao động của tỉnh Quảng Bình gần đây tập trung chủ yếu vào 4 thị trường chính bao gồm: Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ lao động Việt Nam nó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xuat_khau_lao_dong_o_tinh_quang.pdf
Tài liệu liên quan