LỜI CAM ĐOAN . i
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . vii
DANH MỤC BẢNG . viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ. ix
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN VÈ NỢ QUÁ HẠN VÀ QUẢN LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN
HÀNG THưƠNG MẠI .5
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI.5
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại .5
1.1.2. Các hoạt động của ngân hàng thương mại .5
1.1.3. Hoạt động tín dụng của ngân hàng .9
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NỢ QUÁ HẠN VÀ QUẢN LÝ NỢ
QUÁ HẠN CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI
.14
1.2.1. Khái niệm cơ bản về nợ quá hạn và các tiêu chí liên quan tới nợ quá
hạn, phân loại nợ quá hạn .14
1.2.2. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh nợ quá hạn .20
1.2.3. Ảnh hưởng của nợ quá hạn .27
1.3. QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI.28
1.3.1. Sự cần thiết phải quản lý nợ quá hạn .28
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ quá hạn.28
1.3.3. Các cấp độ xử lý nợ quá hạn .30
1.4. KINH NGHIỆM VỀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG
THưƠNG MẠI MỘT SỐ NưỚC TRÊN THẾ GIỚI .32
32 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại ngân hàng TNHH kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cấp thiết của đề tài.
Hoạt động tín dụng là chức năng kinh tế hàng đầu của ngân hàng để tài trợ
cho hoạt động chi tiêu của các cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ. Hoạt
động tín dụng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại địa
phƣơng ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trƣởng của các doanh
nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, Tín dụng cũng là hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro: chúng ta không
thể chắc chắn đƣợc rằng hoạt động kinh doanh của khách hàng luôn ổn định và
sinh lời để trả đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nguyên nhân của
nợ quá hạn một phần về phía ngân hàng nhƣng không thể phủ nhận một điều đó là
nguyên nhân cũng xuất phát từ yếu tố khách quan bất khả kháng. Chính vì vậy,
ngăn ngừa rủi ro và quản lý nợ quá hạn là vấn đề cốt lõi, sống còn của Tổ chức tín
dụng cũng nhƣ Ngân hàng. Nếu không quản lý tốt đƣợc vấn đề này, tổ chức đó sẽ
đứng trên bờ vực giải thể, phá sản.
Tại Việt nam hiện nay có khoảng 40 ngân hàng, chƣa kể các quỹ tín dụng.
Trong giai đoạn từ 2008 đến 2013, việc tăng trƣởng tín dụng nóng đã để lại những
hệ lụy và hậu quả nghiêm trọng với một số tổ chức này nhƣ: rơi vào diện kiểm
soát đặc biệt do âm vốn nặng, sáp nhập hay bị ngân hàng nhà nƣớc mua lại với giá
0 đồng Điểm lại các danh sách các ngân hàng từng bị đổ bể, bị thu hồi giấy
phép hay bắt buộc phải sáp nhập cho thấy: nguyên nhân đều do gánh chịu hậu quả
từ các khoản vay phát sinh nợ xấu, tài sản định giá lại không đủ cho dƣ nợ hiện tại
của khoản vay đã là nguyên nhân đẩy ngân hàng đến tình trạng mất vốn. Điều đó
cho thấy rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng có tăng về “lượng” nhƣng có phần
giảm về “chất” và hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng đã nảy sinh một số
biểu hiện không lành mạnh, báo hiệu nguy cơ mất và thất thoát vốn cao. Chính vì
5
vậy, theo nhận định của các nhà khoa học và các chuyên gia kinh tế: Rủi ro tín
dụng luôn là đề tài nóng, mang tính thời sự cao.
Theo đánh giá của Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Moody’s, lãi suất tăng
cao khiến việc vay vốn đối với tổ chức kinh tế và cá nhân gặp khó khăn hơn, nợ
xấu tại ngân hàng Việt Nam vẫn chƣa có xu hƣớng giảm nhiều trong năm nay và
những năm tới. Đồng thời, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nƣớc đến giữa năm
2011, tỷ lệ nợ xấu là 3,04% trên tổng dƣ nợ cho vay so với mức 2,5% cuối năm
2010. Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nƣớc đề ra từ trong năm 2012 là tỷ lệ nợ xấu
không vƣợt quá mức 3%. Vì vậy, để lành mạnh hoá hoạt động ngân hàng và ngân
hàng phát triển ổn định, tăng cả về “lượng” và về “chất” thì việc quản lý nợ quá
hạn thực sự là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết.
Với định hƣớng là “ngân hàng bán lẻ” và bƣớc qua giai đoạn nóng về tăng
trƣởng tín dụng những năm qua, Techcombank Hải Phòng cũng phải gánh chịu
những hệ luỵ từ những khoản nợ quá hạn khách hàng cá nhân. Các công tác giải
quyết nhƣ: xây dựng bộ phận kiểm soát sau, bộ phận quản lý nợ và xử lý nợ tại các
địa bàn kinh doanh, bán nợ cũng đã giải quyết đƣợc một phần nợ quá hạn. Tuy
nhiên, với chỉ tiêu khá thách thức là phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống không vƣợt
quá 3% so với con số nợ quá hạn hiện tại luôn dao động từ 3% tới 5% thì
Techcombank Hải Phòng thực sự vẫn chƣa đạt đƣợc kì vọng. Điều này ảnh hƣởng
trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận cuả tổ chức chƣa kể là phải trích lập dự phòng
lớn, bị kiểm soát tín dụng và tạm ngừng cho vay các khoản mới để tập trung thu
hồi nợ quá hạn.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng Techcombank
Hải Phòng” làm đề tài tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng liên quan tới nợ quá hạn, luận
văn sẽ nghiên cứu nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại ngân hàng Techcombank Hải
6
Phòng giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 để từ đó đƣa ra giải pháp quản lý nợ
quá hạn hiệu quả.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về vấn đề nợ quá hạn, tổng hợp có
nhận xét các công trình nghiên cứu có liên quan đến tới đề tài.
- Phân tích và đánh giá thực trạng nợ quá hạn khách hàng cá nhân giai đoạn
từ năm 2012 đến năm 2016.
- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Techcombank Hải Phòng.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý nợ quá
hạn tại ngân hàng Techcombank – chi nhánh Hải Phòng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 . Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng nợ quá hạn tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Techcombank Hải Phòng.
- Các giải pháp quản lý và xử lý hiệu quả nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Techcombank Hải Phòng.
Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Ở trong nước, cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến
vấn đề nợ quá hạn ngân hàng. Cụ thể, các vấn đề về nợ quá hạn đã được đề cập
ở một số luận văn thạc sỹ trong thời gian qua.
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hà (2012) đƣợc thực hiện tại ngân hàng ACB-
chi nhánh Hƣng Yên, luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Đông (2012) với đề tài “
Nâng cao chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam trong
quá trình hội nhập”
7
Như vậy, nơ nợ quá hạn được quan tâm rất nhiều ở các đề tài luận văn thạc
sĩ nhưng khi nghiên cứu sau, tác giá có thể thấy:
Phần lớn các nghiên cứu đều dề cập đến việc quản lý nợ quá hạn đồng thời
trên cả hai góc độ: hạn chế sự phát sinh nợ quá hạn và xử lý những khoản nợ quá
hạn, cũng nhƣ việc nâng cao chất lƣợng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn chưa đề cập đến vấn đề sau:
Thứ nhất: Các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một ngân hàng
cụ thể mà chƣa mở rộng ra phạm vi toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Thứ hai: Chƣa tác giả nào đi sâu nghiên cứu cách nhận biết, đo lƣờng, xây
dựng giới hạn tỷ lệ nợ xấu áp dụng cho từng ngân hàng đến việc tiếp cận cách tính
trích lập dự phòng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trên cơ sở nghiên cứu các luận văn thạc sĩ trên, tác giả tập trung
nghiên cứu tình hình nợ quá hạn ở ngân hàng cụ thể là Techcombank Hải Phòng,
từ đó phân tích và tổng quát lên thành Quản lý nợ quá hạn để đi sâu hơn về cách
thức nhận biết đo lƣờng và đề ra những chỉ tiêu cụ thể để giảm tỷ lệ nợ quá hạn
cũng nhƣ ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh theo quy định của Ngân hàng .
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về nợ quá hạn khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Techcombank Hải Phòng.
- Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016.
4. Những đóng góp của luận văn.
- Hệ thống hóa kiến thức về cơ sở lý luận liên quan tới 2 đối tƣợng nghiên
cứu là Ngăn ngừa nợ quá hạn khách hàng cá nhân và Biện pháp xử lý nợ quá hạn
khách hàng cá nhân.
- Hệ thống hóa quan điểm một số học giả, cũng nhƣ những nhà nghiên cứu
trƣớc đây về vấn đề này.
8
- Mô tả bức tranh thực trạng về tín dụng khách hàng cá nhân nói chung và
nợ quá hạn khách hàng cá nhân giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 và phân tích
nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ nguyên nhân và đánh giá của cá nhân về thực trạng
ấy.
- Đề xuất một số giải pháp về con ngƣời, cơ sở hạ tầng, nghiệp vụ chuyên
môn nhằm phòng ngừa rủi ro và xử lý quá hạn khách hàng cá nhân.
5. Kết cấu luận văn
Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, gồm có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về tính hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về nợ quá
hạn và quản lý nợ quá hạn của Ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và tổ chức quá trình nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn khách hàng cá nhân
tại ngân hàng Techcombank Hải Phòng giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016.
Chƣơng 4: Các giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng
Techcombank Hải Phòng.
9
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẠN VÈ
NỢ QUÁ HẠN VÀ QUẢN LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI.
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại.
Là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh
tế. NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài
chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực
hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong
nền kinh tế.
1.1.2. Các hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn:
Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản
thân ngân hàng cũng nhƣ đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thƣơng
mại đƣợc phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho
phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để
cho vay đối với nền kinh tế.
a. Tiền gửi không kì hạn: đây là nguồn vốn hình thành dựa trên nhu cầu giao
dịch, khi khách hàng muốn sử dụng các dịch vụ tài chính của ngân hàng. Nguồn
vốn này có quy mô rất lớn chiếm tỉ trọng cao trong số nguồn vốn, sự vận động lại
phức tạp nên việc sử dụng rất mạo hiểm, cần có phƣơng pháp sử dụng hiệu quả.
b. Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: nhiều khoản thu
bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ đƣợc chi trả sau một thời gian
xác định sẽ đƣợc gửi vào ngân hàng sau một thời gian nhất định để hƣởng lãi suất
tƣơng ứng với kì hạn đó (luôn cao hơn đối với lãi suất tiền gửi thanh toán).
10
c. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: đây là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi
trong dân cƣ đƣợc gửi vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời và an toàn.
d. Nguồn vốn chủ sở hữu: để bắt đầu hoạt động ngân hàng, chủ ngân hàng
phải có một lƣợng vốn nhất định và còn đƣợc bổ sung trong quá trình hoạt động.
Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành tài sản cố định cho
ngân hàng.
e. Các nguồn vốn khác: đây thƣờng là các nguồn không phải trả lãi, tuy
nhiên chi phi để có và duy trì chúng là rất đáng kể, ví dụ nhƣ nguồn uỷ thác...
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn:
Nghiệp vụ cho vay và đầu tƣ là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định
đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Đây là các nghiệp vụ
cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của ngân hàng. Thành
phần tài sản có của ngân hàng bao gồm:
a. Các hoạt động về ngân quỹ:
Dự trữ bắt buộc: đây là khoản dự trữ mà NHNN yêu cầu các NHTM nộp vào
tài khoản tại NHNN nhằm mục đích: hỗ trợ, bảo đảm an toàn cho hoạt động của
NHTM, vận hành chính sách tiền tệ quốc gia, quản lý hoạt động NHTM.
Dự trữ vƣợt quá: là các khoản dự trữ tồn tại dƣới dạng tiền mặt tại quỹ, các
khoản tiền gửi tại ngân hàng khác, tiền mặt trong quá trình thu.
Nhìn chung, ngân quỹ của NHTM là tài sản không sinh lời (hoặc sinh lời
thấp trong trƣờng hợp tiền gửi tại NHNN và các ngân hàng khác đƣợc hƣởng lãi)
song lại là tài khoản có tính thanh khoản cao nhất, đáp ứng nhu cầu chi trả thƣờng
xuyên. Do vậy, mỗi ngân hàng đều cố gắng giữ ngân quỹ ở mức thấp nhất có thể
đƣợc.
b. Cho vay: là việc ngân hàng nhƣờng quyền sử dụng vốn cho ngƣời khác
trong một thời gian, sau đó đƣợc quyền thu cả gốc lẫn lãi. Cho vay là khoản mục
11
có tỷ lệ cao nhất trong các loại tài sản của ngân hàng. Có rất nhiều loại hình cho
vay khác nhau đáp ứng nhu cầu của dân cƣ hay các doanh nghiệp.
c. Các hoạt động đầu tư: Ngân hàng nhƣờng quyền sở hữu vốn cho ngƣời
khác dƣới hình thức góp vốn, thu nhập căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ vốn góp.
Có nhiều hình thức đầu tƣ: đầu tƣ vào chứng khoán, đầu tƣ vào các dự án, đầu tƣ
dƣới dạng liên doanh với nhau để hình thành các ngân hàng liên doanh.
d. Các hoạt động sử dụng vốn khác: quảng cáo, quảng bá, tài trợ cho sự phát
triển nguồn nhân lực, các chƣơng trình phát triển.
1.1.2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (Nghiệp vụ trung
gian):
Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể
cho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tƣ, vừa tạo ra thu
nhập cho ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí có vị trí xứng đáng
trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngân hàng thƣơng mại. Các hoạt động này
gồm:
a. Cung cấp tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: dịch vụ này cho
phép ngƣời gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá dịch vụ. Thanh toán
qua ngân hàng mở đầu cho phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt.
b. Mua bán ngoại tệ: là việc ngân hàng mua hoặc bán một loại ngoại tệ đáp
ứng nhu cầu của khách hàng và thu phí dịch vụ.
c. Quản lý ngân quỹ: là dịch vụ ngân hàng quản lý thu chi cho một doanh
nghiệp và tiến hành đầu tƣ phần thặng dƣ tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán
sinh lợi và tín dụng ngắn hạn đến khi khách hàng cần tiền để thanh toán.
d. Dịch vụ ủy thác và tư vấn: Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, các
ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và
12
doanh nghiệp nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý tài chính hộ. Nhiều khách
hàng còn coi ngân hàng nhƣ một chuyên gia tƣ vấn tài chính.
e. Dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: Ngân hàng cung cấp cho khách
hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác. Trong một vài
trƣờng hợp, các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới
chứng khoán để cung cấp dịch vụ môi giới.
f. Bảo lãnh: Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho 1 khách hàng là rất
lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng nên ngân hàng có uy tín
trong bảo lãnh cho khách hàng. Ngân hàng thƣờng bảo lãnh cho khách hàng của
mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ
chức cho vay khác...
g. Cung cấp dịch vụ đại lý: nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động
không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi, đặc biệt trong quá
trình hội nhập kinh tế thế giới. Dịch vụ ngân hàng đại lý đáp ứng nhu cầu thanh
toán, phát hành hộ chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối đồng tài trợ.
Tóm lại hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại rất đa dạng và
phong phú, song nghiệp vụ chính của ngân hàng vẫn là huy động vốn và sử dụng
vốn. Đặc biệt, tín dụng (cho vay) là một hoạt động vô cùng quan trọng trong sử
dụng vốn và cũng có ý nghĩa sống còn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.1.3. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.
1.1.3.1. Khái niệm hoạt động tín dụng của NHTM.
Hoạt động tín dụng đƣợc định nghĩa là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn
vốn tự có, nguồn vốn huy động để thoả thuận cấp tín dụng cho khách hàng với
13
nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,
bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
(Theo khoản 8 và khoản 10, điều 20 Luật các tổ chức tín dụng)
1.1.3.2. Các hình thức tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM.
a. Theo Tài sản dảm bảo và mục đích vay vốn của khách hàng cá nhân
Cho vay Thế chấp TSĐB:
- Là loại tín dụng có tài sản cầm
cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của
ngƣời thứ ba. Tài sản bảo đảm hoặc
bảo lãnh của ngƣời thứ ba là căn cứ
pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn
thu dự phòng khi nguồn thu chính
(dòng tiền) của Ben vay vốn thiếu
hụt, do lo sợ phát mại tài sản đã tạo
áp lực buộc bên vay phải trả nợ, giảm
thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Cho vay Thế chấp TSĐB, bao
gồm: Cho vay mua BĐS: Là các
khoản tín dụng đầu tƣ vào bất động
sản, bao gồm: cho vay mua đất đai,
nhà cửa, cơ sở dịch vụ, trang trại.
Cho vay không TSĐB:
Là tín dụng không có tài sản
cầm cố, thế chấp Loại tín dụng này áp
dụng cho những khách hàng truyền
thống, có hệ số tín nhiệm cao và số
tiền vay không lớn.
Cho vay không có TSĐB bao
gồm:
Cho vay hạn mức thấu chi
không TSĐB (sản phẩm F2, thời
hạn 12 tháng): sản phẩm cấp cho
khách hàng vay vốn một hạn mức từ
3 tháng đến 5 tháng lƣơng, dựa trên
uy tín khách hàng, thu nhập và đơn vị
công tác.
Cho vay trả góp không TSĐB
14
Cho vay mua ô tô: Là các
khoản tín dụng đầu tƣ vào động sản,
bao gồm: cho vay mua ô tô du lịch để
đi lại, ô tô tải phục vụ kinh doanh.
Cho vay tiêu dùng: Là các
khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ
gia đình để mua sắm hàng hóa tiêu
dùng đắt tiền nhƣ xây nhà, mua sắm
trang thiết bị trong nhà, cho vay du
học
(sản phẩm PIL; trả góp trong thời
gian tối đa 60 tháng): sản phẩm cấp
cho khách hàng vay vốn một hạn mức
từ 3 tháng đến 10 tháng lƣơng, dựa
trên uy tín khách hàng, thu nhập và
đơn vị công tác.
Cho vay thẻ tín dụng: sản
phẩm cấp cho khách hàng từ 3 tháng
đến 5 tháng lƣơng, thẻ có chức năng
mua sắm tại tring nƣớc và nƣớc
ngoài, phù hợp với khách hàng có thu
nhập khá, năng động, có sở thích mua
sắm cá nhân và sử dụng các sản phẩm
hiện đại của ngân hàng.
b. Theo thời hạn sử dụng vốn vay.
Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và đƣợc sử dụng
để: (i) bù đắp thiếu hụt vốn lƣu động tạm thời của các doanh nghiệp nhƣ: bổ sung
ngân quỹ, ứng trƣớc tiền hàng, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, duy trì hàng
tồn kho; (ii) phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình. Đây là loại tín
dụng có mức rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh, tránh đƣợc các rủi ro về lãi
15
suất, lạm phát cũng nhƣ sự bất ổn của môi trƣờng kinh tế vĩ mô và thị trƣờng, vì
thế lãi suất thƣờng thấp hơn các loại tín dụng khác.
- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm, đƣợc
sử dụng chủ yếu để đầu tƣ mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới trang thiết
bị, mở rộng sản xuất và xây dựng công trình vừa và nhỏ có thời hạn thu hồi vốn
nhanh. Tín dụng trung hạn còn là nguồn quan trọng hình thành nên vốn lƣu động
thƣờng xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp mới thành
lập.
- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng cho nhu
cầu đầu tƣ dài hạn nhƣ: xây dựng cơ bản (nhà xƣởng, dây truyền sản xuất), xây
dựng cơ sở hạ tầng (đƣờng xá, cảng biển, sân bay), cải tiến và mở rộng sản xuất
có quy mô lớn. Do thời hạn đầu tƣ thƣờng kéo dài, nên tín dụng dài hạn thƣờng áp
dụng hình thức giải ngân nhiều lần theo tiến độ dự án. Nhìn chung, tín dụng dài
hạn chịu rủi ro rất lớn, bởi vì thời hạn càng dài, thì những biến động không dự tính
có thể xảy ra càng lớn.
c. Theo phương thức hoàn trả nợ vay
- Tín dụng hoàn trả nhiều lần: Loại tín dụng này áp dụng cho những khoản vay
lớn và có thời hạn dài. Tín dụng trả góp là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn
trả vốn gốc và lãi vay định kỳ thành những khoản bằng nhau, thƣờng dùng trong
mua nhà trả góp.
- Tín dụng hoàn trả một lần: Là loại tín dụng mà khách hàng chỉ hoàn trả vốn
gốc và lãi vay một lần khi đến hạn. Loại tín dụng này áp dụng cho những khoản
vay nhỏ và có thời hạn ngắn.
16
- Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: Là loại tín dụng mà khách hàng có thể hoàn
trả nợ vay bất cứ khi nào. Loại tín dụng này thƣờng áp dụng cho những khoản vay
thấu chi, thẻ tín dụng.
1.1.3.3. Rủi ro tín dụng ngân hàng.
Là rủi ro do một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay vốn không trả
đƣợc nợ cho Ngân hàng. Trong kinh doanh Ngân hàng rủi ro tín dụng là loại rủi ro
lớn nhất, thƣờng xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản
Ngân hàng.
Nhiều tác giả đã đƣa ra những định nghĩa về rủi ro tín dụng:
“Rủi ro tín dụng là rủi ro về sự tổn thất tài chính (trực tiếp hay gián tiếp)
xuất phát từ ngƣời đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết
hoặc mất khả năng thanh toán”.
“Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của
TCTD do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình theo cam kết”
(Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của
Thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD).
Từ khái niệm rủi ro tín dụng, có thể rút ra các nội dung cơ bản về
RRTD như sau:
Thứ nhất: Rủi ro tín dụng khi ngƣời đi vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ
trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn hoặc lãi, vốn và lãi vay. Sự sai hẹn có thể trễ
hạn hoặc không thanh toán.
17
Thứ hai: Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, giảm lợi nhuận và
giảm giá trị thị trƣờng vốn. Rủi ro này dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ, hoặc ở
mức độ nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến phá sản.
Rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng.
Thứ ba: Rủi ro là một yếu tố khách quan, không thể nào loại trừ hoàn toàn
đƣợc mà chỉ có thể hạn chế chúng cũng nhƣ hậu quả do chúng gây ra.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó
rất khó khăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào... Rủi ro tín dụng nếu
không đƣợc phát hiện và sử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác.
Trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, một khoản vay dù chƣa phát
sinh quá hạn nhƣng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ tổn thất xảy ra, một ngân hàng có tỷ
lệ quá hạn thấp nhƣng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục đầu tƣ tín
dụng tập trung vào một nhóm KH, ngành hàng tiềm ẩn rủi ro. Cách hiểu này sẽ
giúp cho hoạt động quản lý nợ, quản trị rủi ro tín dụng đƣợc chủ động trong công
tác phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tổn thất khi rủi ro
xảy ra.
Ngày nay, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến trang
thiết bị kỹ thuật, nâng cao công nghệ và các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh
luôn tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu này, các NHTM cũng phải luôn mở rộng quy
mô hoạt động tín dụng, điêu đó có nghĩa là rủi ro tín dụng cũng phát sinh nhiều
hơn.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó
rất khó khăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào... Rủi ro tín dụng nếu
không đƣợc phát hiện và sử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác.
18
Rủi ro tín dụng chính là việc phát sinh các khoản nợ quá hạn trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
1.2. NỢ QUÁ HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI.
1.2.1. Khái niệm và các tiêu chí liên quan tới nợ quá hạn, phân loại nợ quá
hạn.
1.2.1.1. Khái niệm:
Theo Quyết định số 02/2013/TT-NHNN, “Nợ” bao gồm:
- Các khoản cho vay, ứng trƣớc, thấu chi hoặc cho thuê tài chính
- Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thƣơng phiếu và giấy tờ có giá khác
- Các khoản bao thanh toán
- Các hình thức tín dụng khác
“Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã
quá hạn.
“Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng
dƣ nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lƣợng tín dụng của tổ chức tín dụng.
“Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ” là khoản nợ mà tổ chức tín dụng cấp thuận
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh
giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp
đồng tín dụng nhƣng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả
năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn trả nợ đã cơ cáu lại.
Nhƣ vậy có thể hiểu: Nợ quá hạn là các khoản phát sinh khi khoản vay đến
hạn mà khách hàng không hoàn trả đƣợc toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi
19
vay. Nợ quá hạn thƣờng là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là
dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, NQH
phát sinh là không thể tránh khỏi, nhƣng nếu NQH vƣợt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn
đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng.
1.2.1.2. Các tiêu chí phản ảnh nợ quá hạn:
a..Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ
quá hạn
=
Số dƣ nợ quá
hạn x
100%
(1
1)
Tổng dƣ nợ
Tỷ lệ Nợ quá hạn phản ánh số dƣ nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chƣa thu hồi
đƣợc. NQH cho biết, cứ trên 100 đồng dƣ nợ hiện tại có bao nhiêu đồng đã quá
hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân
hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lƣợng tín dụng thấp; ngƣợc lại, tỷ lệ nợ
quá hạn thấp chứng tỏ chất lƣợng tín dụng cao.
Tỷ lệ Nợ quá hạn chỉ phản ánh những số dƣ nợ thực sự đã quá hạn, mà không
phản ánh toàn bộ quy mô dƣ nợ có nguy cơ quá hạn. Để khắc phục nhƣợc điểm
này, ngƣời ta sử dụng chỉ tiêu “Tỷ lệ Tổng dƣ nợ có nợ quá hạn” nhƣ sau.
b. Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn:
Tỷ lệ
tổng dƣ nợ có
NQH
=
Tổng dƣ nợ có
NQH x
100%
(1.2)
Tổng dƣ nợ
20
Do chỉ tiêu này bao gồm toàn bộ dƣ nợ của một khách hàng (kể cả đến hạn và
chƣa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món NQH đầu tiên, nên nó phản ánh chính xác
hơn mức độ rủi ro (chất lƣợng) tín dụng của ngân hàng.
c. Chỉ tiêu “Khách hàng có nợ quá hạn”:
Tỷ lệ
khách hàng có
NQH
=
Tổng số khách hàng
quá hạn
x 100% (1.3)
Tổng số khách hàng có
dƣ nợ
Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 khách hàng vay vốn, thì có bao nhiêu khách
hàng đã quá hạn. Tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng là
không hiệu quả. Ngoài ra, nếu chỉ tiê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050008112_1902_2006112.pdf