LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: CỞ SỞ KHOA HỌC VỀ NỢ THUẾ VÀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ.7
1.1 Tổng quan về thuế, nợ thuế và quản lý nợ thuế. 7
1.1.1 Một số khái niệm liên quan về thuế, nợ thuế và quản lý nợ thuế.7
1.1.2 Phân loại nợ thuế.11
1.1.3 Sự cần thiết của quản lý nợ thuế.18
1.1.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế .19
1.2 Nội dung quản lý nợ thuế . 20
1.2.1 Nguyên tắc quản lý nợ thuế .20
1.2.2 Nội dung quản lý nợ thuế.21
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế.34
1.3 Kinh nghiệm quản lý nợ thuế ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước36
1.3.1 Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh .36
1.3.2 Cục thuế thành phố Đà Nẵng.37
1.3.3 Cục thuế tỉnh Quảng Ninh .38
1.3.4 Một số kinh nghiệm vận dụng vào quản lý nợ thuế tại Cục thuế thành phố
Hà Nội .40
Tóm tắt chương 1:. 42
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 43
2.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội có ảnh hưởng tới
nợ thuế và quản lý nợ thuế. 43
2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.43
2.1.2 Kết quả thu NSNN của Cục thuế TP Hà Nội.45
2.2 Thực trạng quản lý nợ thuế tại Cục thuế TP Hà Nội . 46
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế của Cục thuế TP Hà Nội.46
117 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nợ thuế tại cục thuế thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 tỷ đồng, bằng 102,7% dự toán pháp lệnh, tăng
17% so với thực hiện năm 2016.
2.2 Thực trạng quản lý nợ thuế tại Cục thuế TP Hà Nội
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế của Cục thuế TP Hà Nội
Cục thuế TP Hà Nội là tổ chức trực thuộc Tổng Cục thuế, có chức năng
tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Dự toán
thu
BTC
giao
Thực
hiện
Tỷ lệ
hoàn
thành
Dự toán
thu
BTC
giao
Thực
hiện
Tỷ lệ
hoàn
thành
Dự toán
thu
BTC
giao
Thực
hiện
Tỷ lệ
hoàn
thành
125.010 145.129 116,1% 152.130 163.121 107,2% 185.772 190.852 102,7%
47
NSNN (gọi chung là thuế) trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của
pháp luật. Cục thuế TP Hà Nội chịu sự lãnh đạo song trùng của Tổng Cục
thuế và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Cục thuế TP Hà Nội gồm Cục trưởng và 4 Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế, Phó Cục
trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Hiện tại Cục thuế TP Hà Nội được tổ chức thành 24 Phòng và 30 CCT
trực thuộc với 312 Đội thuế, với tổng số 3503 cán bộ, công chức. Trong đó,
khối Văn phòng Cục là 703 công chức, khối Chi cục có 2800 công chức.
Trình độ TS&ThS là 387 người chiếm 11%; trình độ Đại học là 2774 người
chiếm 79%; trình độ Cao đẳng và Trung cấp là 342 người chiếm 10%. Trong
tổng số cán bộ, công chức thì nữ là 2105 người chiếm 60% và nam là 1398
người chiếm 40%.
Trên địa bàn mỗi quận, huyện, thị xã có một CCT chiụ sự chỉ đạo của
Cục thuế thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã. Mỗi CCT có các
Đội thuế chức năng và các Đội thuế liên phường xã.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế TP Hà
Nội thực hiện theo Quyết định 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục thuế thực hiện
theo Quyết định 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng Cục trưởng Tổng
Cục thuế. Chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc CCT hiện theo Quyết định
504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị trực thuộc:
*Văn phòng Cục:
- Phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ NNT: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ
chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ
NNT trong phạm vi Cục thuế quản lý.
48
- Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức
thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê
thuế trong phạm vi Cục thuế quản lý.
- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ
chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng
chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.
- Phòng Kiểm tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế kiểm tra, giám sát kê
khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với NNT thuộc phạm vi
quản lý trực tiếp của Cục thuế.
- Phòng Thanh tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện
công tác thanh tra NNT trong việc chấp hành pháp luật thuế, giải quyết tố cáo
về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến NNT thuộc phạm vi Cục
thuế quản lý.
- Phòng Quản lý thuế TNCN: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức triển
khai thực hiện thống nhất chính sách thuế TNCN; kiểm tra, giám sát kê khai
thuế TNCN; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế TNCN đối với NNT thuộc
phạm vi quản lý của Cục thuế.
- Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán: Giúp Cục trưởng Cục thuế
trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế,
xây dựng và thực hiện dự toán thu NSNN thuộc phạm vi Cục thuế quản lý.
- Phòng Pháp chế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công
tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế
- Phòng Quản lý đất: Giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc chỉ đạo,
hướng dẫn nghiệp vụ quản lý các khoản thu từ đất.
- Phòng Kiểm tra nội bộ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo,
triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính
của CQT, công chức thuế, giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các
49
quyết định xử lý về thuế của CQT và khiếu nại liên quan trong nội bộ CQT,
công chức thuế), tố cáo liên quan tới việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự
liêm chính của CQT, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng
Cục thuế.
- Phòng Tin học: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức quản lý và vận
hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế, triển khai các phần mềm ứng
dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán
bộ thuế trong việc sử dụng tin học trong công tác quản lý.
- Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo,
triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền
lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ
Cục thuế.
- Phòng Quản trị - Tài vụ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo,
triển khai thực hiện các công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản, quản trị trong toàn Cục thuế.
- Phòng Hành chính – Lưu trữ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ
đạo triền khai thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, chương trình kế
hoạch công tác của Cục thuế trong phạm vi toàn Cục thuế.
- Phòng Quản lý ấn chỉ: Giúp Cục trưởng Cục thuế thực hiện các công
tác in ấn chỉ thuế theo phạm vi được phân cấp; thực hiện cấp phát, bán hóa
đơn ấn chỉ thuế cho các đơn vị trong và ngoài ngành thuế và các tổ chức và cá
nhân nộp thuế; quản lý sử dụng hóa đơn ấn chỉ thuế và quản lý hóa đơn tự in
của các tổ chức và cá nhân nộp thuế.
50
Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý thuế của Cục thuế TP Hà Nội
* Các đơn vị trực thuộc
- Vị trí, chức năng: Các CCT quận, huyện, thị xã trực thuộc thành phố
là tổ chức trực thuộc Cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản
lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN trên địa bàn theo quy
định của pháp luật trừ nhiệm vụ thanh tra thuế.
- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm: Các CCT thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của luật Quản lý thuế, các luật thuế, các
quy định pháp luật khác có liên quan.
Nhìn chung tổ chức bộ máy của Cục thuế TP Hà Nội là phù hợp với
tình hình, chức năng nhiệm vụ và công tác quản lý thuế trên địa bàn.
Phòng
Tuyên
truyền
– hỗ
trợ
NNT
Phòng
Kê
khai
và Kế
toán
thuế
Phòng
Quản
lý nợ
và
cưỡng
chế
thuế
6
Phòng
Kiểm
tra
thuế
5
Phòng
Thanh
tra
thuế
Phòng
Quản
lý
thuế
TNCN
Phòng
Tổng
hợp
nghiệp
vụ -
Dự
toán
Phòng
Tin
học
Phòng
Tổ
chức
cán bộ
Phòng
Kiểm
tra nội
bộ
Phòng
Quản
lý
Phòng
Hành
chính
– Lưu
trữ
Phòng
Quản
lý đất
Phòng
Quản
trị -
Tài vụ
Phòng
Pháp
chế
Cục trưởng Cục thuế
51
2.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý nợ thuế của Cục thuế TP Hà Nội
Thực hiện Luật Quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các
cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năng nhằm
chuyên môn hóa, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, bao gồm:
Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; kê khai và kế toán thuế; quản lý nợ và
cưỡng chế thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế.
Theo mô hình này, ở Cục thuế TP Hà Nội, chức năng quản lý nợ và
cưỡng chế thuế tập trung chủ yếu ở phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Tuy nhiên, công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế không chỉ là công việc
của phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế mà nó đòi hỏi sự phối hợp của nhiều
phòng ban liên quan. Cụ thể, Cục thuế TP Hà Nội đã có quy chế phối hợp số
32259 ngày 27/12/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng,
ban trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Theo đó:
Phòng Quản lý nợ: là đầu mối thực hiện công tác quản lý nợ, xây dựng
chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch, báo cáo đánh giá công tác quản lý nợ
của Cục thuế, hướng dẫn công tác quản lý nợ đối với Chi Cục thuế; Thực hiện
phân loại, ban hành thông báo nợ và phạt chậm nộp, quản lý nợ từ ngày 91 trở
lên kể từ ngày hết hạn nộp thuế. Đối với số thuế truy thu và phạt qua thanh tra
thực hiện quản lý nợ từ ngày 31 trở lên; Tham mưu, đề xuất xử lý hồ sơ xin
giãn nợ, xóa nợ thuế và giải quyết các hồ sơ xử lý khác về nợ thuế của NNT;
Thực hiện xác nhận tình trạng nợ thuế của NNT.
Phòng Kiểm tra thuế, Phòng Thuế TNCN: Thực hiện đôn đốc nợ, điều
chỉnh nợ từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 90 kể từ ngày hết hạn nộp thuế, từ
ngày thứ 91 thực hiện bàn giao cho phòng Quản lý nợ tiếp tục quản lý.
Phòng Thanh tra thuế: thực hiện đôn đốc nợ thuế truy thu, phạt qua
thanh tra của Cục thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp, từ ngày
thứ 31 trở lên thực hiện bàn giao cho phòng Quản lý nợ tiếp tục quản lý.
52
Phòng Kê khai và kế toán thuế: thực hiện đối chiếu, điều chỉnh nợ sai
trên hệ thống (nợ sai do Phòng kê khai, kế toán thuế phát hiện và nợ sai do
các phòng thực hiện quy chế phát hiện chuyển hồ sơ đến).
2.2.3 Tình hình nợ thuế TP Hà Nội giai đoạn 2015-2017
Trước thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành thì cơ quan
thuế các cấp chưa có bộ phận nào độc lập thực hiện chức năng thu nợ và
cưỡng chế thuế. Do đó, việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế được thực hiện
riêng rẽ ở nhiều bộ phận khác nhau từ bộ phận tin học và kế toán thuế đến bộ
phận thanh tra, kiểm tra thuế. Do đó, ở giai đoạn này, luôn phát sinh chênh
lệch về số liệu theo dõi nợ của từng doanh nghiệp giữa các bộ phận của cơ
quan thuế. Những phát sinh chênh lệch nợ thuế này thường không được điều
chỉnh kịp thời giữa các bộ phận dẫn đến việc theo dõi nợ thuế thực tế không
chính xác.
Kể từ thời điểm Luật Quản lý nợ thuế có hiệu lực thi hành, cùng với
việc tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng, quản lý nợ và cưỡng chế thuế
đóng vai trò là một chức năng quan trọng trong mô hình tổ chức mới. Hiện
nay, số liệu nợ thuế toàn quốc được theo dõi và quản lý tại Vụ quản lý nợ tại
Tổng cục, ở cấp cục thuế được quản lý và tổng hợp tại bộ phận quản lý nợ và
cưỡng chế thuế, số liệu về nợ thuế qua các năm cũng đã có sự thống nhất từ
trung ương tới địa phương. Cùng với đó, công tác quản lý nợ thuế cũng được
quan tâm hơn và trở thành một khâu quan trọng trong quản lý thuế để đảm
bảo số thu NSNN.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý nợ thuế tại Cục thuế TP Hà
Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Công tác theo dõi, đôn đốc nợ
thuế được thực hiện thường xuyên, liên tục đã góp phần đáng kể vào việc
thực hiện dự toán thu NSNN.
53
Tổng số thu ngân sách hàng năm của Cục thuế TP Hà Nội đều hoàn thành
vượt dự toán, năm sau cao hơn năm trước. Tuy sự phát triển của nền kinh tế và
tăng lên của nguồn thu NSNN nhưng số thuế nợ đọng qua các năm lại có sự biến
động và đang có xu hướng giảm dần, thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.2: Tổng hợp nợ thuế giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Tổng số thu NSNN trừ dầu 145.129 163.121 190.852
Tốc độ tăng số thu thuế so với cùng kỳ (%) 12,4% 17,0%
Tổng nợ thuế 25.605 25.322 22.442
Tỷ lệ nợ đọng thuế trên tổng số thu (%) 17,6% 15,5% 11,8%
Tốc độ tăng nợ thuế (%) -1,11% -11,37%
Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội
Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy: Từ năm 2015 đến năm 2017, tổng số nợ
thuế đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2016, tổng số tiền thuế nợ của
Cục thuế TP Hà Nội là 25.322 tỷ đồng, giảm 1,11% so với năm 2015. Đến
năm 2017, con số này tiếp tục giảm xuống 22.442 tỷ đồng, giảm 11,37% so
với năm 2016. Đây là một tín hiệu tích cực, tỷ lệ nợ thuế ngày càng có xu
hướng giảm.
Hàng năm, Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế ngoài việc giao dự toán thu
NSNN còn thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ trên tổng số thu cho các địa phương
trong cả nước trong đó có Cục thuế TP Hà Nội. Yêu cầu phải thực hiện tỷ lệ
nợ là 5% trên tổng số thu, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả
thực hiện chỉ tiêu thu nợ, lấy đó là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua
khen thưởng cuối năm. Năm 2016, tổng số nợ thuế đã giảm 1,11% còn 25.322
tỷ đồng so với thời điểm cùng kỳ năm 2015. Tỷ lệ nợ đọng thuế trên tổng số
54
thu cả năm giảm xuống là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy công tác quản lý
nợ thuế đạt được hiệu quả khá cao. Kinh tế trong nước đã bước qua giai đoạn
suy thoái, tiếp tục đà phục hồi ổn định, song chưa thật sự bền vững. Chính phủ
đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân về công
nghệ, nguồn nhân lực, nguồn vốn vay, thị trường bất động sản ấm dần, sức mua
tăng là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh,
đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Nguồn thu ngân sách của Cục thuế TP Hà
Nội cũng khả quan hơn, các doanh nghiệp nợ thuế cũng giảm xuống làm tổng số
nợ thuế đã giảm so với năm 2015 nhưng vẫn chưa giảm nhiều.
Đến năm 2017, tổng số nợ thuế đã giảm 11,37% còn 22.442 tỷ đồng so
với thời điểm cùng kỳ năm 2016. Tỷ lệ nợ đọng thuế trên tổng số thu cả năm
giảm xuống là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy công tác quản lý nợ thuế
đạt được hiệu quả khá cao. Tình hình kinh tế - xã hội trong nước đang trên đà
hồi phục ổn định và tiếp tục có sự tăng trưởng khá. Công tác tuyên truyền, hỗ
trợ và tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế tiếp tục có những chuyển biến
tích cực. Cục Thuế đã cập nhật, niêm yết công khai thông tin về bộ thủ tục
hành chính, công khai doanh thu, mức thuế của hộ cá nhân trên trang web của
Cục Thuế; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin, truyền thông trong
tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế. Tất cả những chính sách thuế mới
đều được Cục Thuế thông tin, giải đáp kịp thời và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho người nộp thuế. Bên cạnh đó, Cục thuế cũng đã tổ chức thành công tháng
đồng hành cùng người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế năm 2016, qua đó
đã tạo được sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Nguồn
thu ngân sách của Cục thuế TP Hà Nội theo đó tiếp tục khả quan hơn, các
doanh nghiệp nợ thuế cũng giảm xuống làm tổng số nợ thuế đã giảm nhiều so
với năm 2016. Để đánh giá chính xác hiệu quả của công tác thu nợ thuế,
chúng ta phải xem xét trên nhiều khía cạnh, đánh giá trên nhiều chỉ tiêu. Cũng
55
cần xem xét từng loại nợ được phân loại theo từng nội dung đã nêu ở phần
trên được quản lý ra sao và sự tăng, giảm các loại nợ như thế nào để đưa ra
các biện pháp đôn đốc phù hợp.
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
200,000
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
145,129
163,121
190,852
25,605 25,322 22,442
Tổng số thu NSNN trừ dầu
Tổng số nợ
Biểu đồ 2.2: Tổng hợp nợ thuế giai đoạn 2015 – 2017
2.2.4 Thực trạng công tác quản lý nợ thuế
2.2.4.1 . Công tác lập kế hoạch thu nợ
Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của công
tác quản lý nợ thuế cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc xây
dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trong hiệu quả công tác quản lý nợ, Cục thuế
TP Hà Nội đã nghiêm túc thực hiện việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ
trong hiệu quả công tác quản lý nợ. Sau khi kết thúc năm Ngân sách, Cục thuế
đã quán triệt chốt số nợ đến 31/12 năm trước căn cứ tiền thuế nợ năm trước và
tiền thuế nợ tại thời điểm lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, phân tích, đánh giá khả
năng thu và xử lý các khoản tiền thuế nợ, dự báo số tiền thuế nợ đến thời
điểm 31/12 năm thực hiện.
Tiếp theo, căn cứ vào số tiền thuế nợ năm thực hiện đã xác định được
và chỉ tiêu thu tiền thuế được Tổng Cục thuế hướng dẫn hàng năm để đề xuất
56
chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho năm kế hoạch và đề ra các biện pháp để thực hiện
các chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định đồng thời báo cáo lên Tổng Cục thuế.
Có thể nói, công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ hàng năm có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nợ tại Cục thuế TP Hà Nội.
Đó không chỉ là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ
hàng năm mà còn là một căn cứ quan trọng để giám sát, theo dõi công tác
quản lý nợ hàng năm.
Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ còn chưa
phát huy được tối đa hiệu quả của nó, bởi những lý do sau:
Thứ nhất, việc chốt số nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm còn mang tính
chất tương đối. Việc lấy số liệu tại một thời điểm để làm căn cứ xác định chỉ
tiêu thu nợ cả năm đôi khi không phản ánh đúng được bản chất của việc lập
chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, chưa tính đến được những biến động về kinh tế - xã
hội của năm thực hiện.
Thứ hai, việc Tổng Cục thuế quy định mức tiền thuế nợ/ tổng thu
NSNN chung cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực cũng phần nào gây khó
khăn cho công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của Cục thuế TP Hà Nội.
Thực tế quản lý hiện nay cho thấy cơ cấu nợ có sự chênh lệch rất lớn giữa các
ngành nghề khác nhau. Có những ngành nghề, lĩnh vực có số thuế nợ đọng rất
nhỏ, hầu như không có nợ: ngân hàng, bảo hiểm... Trong khi đó, có những
ngành nghề có số nợ rất lớn: xây dựng, giao thông vận tải...
Vậy nên, việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của các đơn vị khối:
ngân hàng, bảo hiểm... dễ dàng hơn nhiều so với việc xây dựng chỉ tiêu thu
tiền thuế nợ của các đơn vị khối xây dựng cơ bản, giao thông vận tải...Mặc dù
Cục thuế TP Hà Nội đã chỉ đạo mức chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của các ngành
nghề đặc thù có số thuế nợ đọng lớn có thể thấp hơn so với mức chung Tổng
Cục thuế quy định. Ngược lại, chỉ tiêu thu nợ của khối ngân hàng, bảo hiểm
57
phải cao hơn nhiều mức chung do Tổng Cục thuế quy định. Tuy nhiên, do
không thể đặt ra một mức chỉ tiêu quá cao so với mức chung Tổng Cục thuế
quy định. Do đó, khối các đơn vị xây dựng cơ bản luôn gặp khó khăn trong
việc hoàn thành chỉ tiêu thu tiền thuế nợ hàng năm.
2.2.4.2 . Công tác quản lý nợ và xử lý thu nợ
Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng Cục thuế về tăng cường quản lý thu nợ,
ngay từ đầu năm cùng với nhiệm vụ thu của toàn ngành, công tác quản lý thu
nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng được triển khai đồng bộ từ Cục thuế tới các
Chi cục với mục tiêu đề ra là giảm số nợ cũ, hạn chế nợ mới phát sinh tới
mức thấp nhất. Với mục tiêu đó, ngay từ đầu năm Cục thuế đã giao chỉ tiêu
thu nợ năm 2016 cho các phòng tham gia quản lý thu nợ thuộc Văn phòng
Cục và các Chi cục thuế, trên cơ sở đó các bộ phận được giao nhiệm vụ thu
nợ đã triển khai công việc chuyên môn của đơn vị mình một cách tích cực.
1. Công tác phân công thu nợ thuế
Phân công nợ thuế là việc phân công người nợ thuế cho từng công chức
quản lý nợ cụ thể để đôn đốc, theo dõi tình hình nợ thuế của đơn vị.
Có thể nói, phân công nợ thuế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
công tác quản lý nợ thuế. Phân công hợp lý là nhân tố quan trọng để nâng cao
hiệu quả quản lý. Việc phân công bất hợp lý không chỉ gây tốn kém thời gian,
công sức, chi phí quản lý mà còn dẫn đến hiệu quả phối hợp trong công tác
quản lý không cao. Công tác quản lý nợ thuế không chỉ là công việc của
phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế mà còn liên quan đến nhiều phòng ban
chức năng: kiểm tra thuế, thanh tra thuế, kê khai và kế toán thuế, phòng thuế
TNCN... Do đó, việc phân công hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc phối
hợp quản lý, đôn đốc, điều chỉnh và thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
Công tác phân công thu nợ thuế của Cục thuế TP Hà Nội được thực
hiện theo chương của đơn vị. Cụ thể: phòng QLN và CCNT được chia thành
58
6 nhóm tương ứng với sự phân chia doanh nghiệp thuộc 6 phòng KTT thuộc
Cục thuế TP Hà Nội.
- Nhóm phòng KT1: Khối DN ĐTNN
- Nhóm phòng KT2: Khối DN thuộc lĩnh vực giao thông, Xây dựng và bưu điện
- Nhóm phòng KT3: Khối văn hóa, giáo dục, thể thao, nghệ thuật và công nghiệp
- Nhóm phòng KT4: Khối ngoài quốc doanh
- Nhóm phòng KT5: Khối nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, an ninh quốc phòng
- Nhóm phòng KT6: Khối ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán
Công tác quản lý nợ thuế được phân công theo chương của đơn vị.
Chương của đơn vị được xác định theo ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt
động của đơn vị. Theo đó, mỗi cán bộ quản lý nợ được phân công quản lý các
đơn vị thuộc một hoặc một số chương. Tuy nhiên, do có những chương có
nhiều đơn vị nên sẽ có một số cán bộ được phân công quản lý tương ứng.
Việc phân công quản lý nợ theo chương (ngành nghề) đã góp phần nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nợ thuế. Một cán bộ được phân công chuyên quản
những doanh nghiệp thuộc một hoặc một số ngành nghề kinh doanh giúp cho
việc nắm bắt tình hình dễ dàng hơn, việc nắm bắt chính sách để phổ biến, hỗ
trợ doanh nghiệp cũng thuận lợi hơn nhiều. Những doanh nghiệp thuộc cùng
một ngành nghề thường có nhiều điểm chung. Hơn nữa, Nhà nước cũng
thường có chính sách ưu đãi, khuyến khích, miễn, giảm...theo ngành nghề. Do
đó, cán bộ phân công quản lý theo ngành nghề là rất hợp lý, góp phần nâng
cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế.
2. Công tác phân loại tiền thuế nợ
59
Bảng 2.3: Cơ cấu nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm phân tích
CHỈ TIÊU
2015 2016 2017 STT
Tổng nợ thuế 25.605 25.322
22.442
Giá trị (tỷ đồng) 4.942 5.561 5.038
Tỷ lệ nợ thuế (%) 19,3% 22,0% 22,4% 1 Thuế GTGT
Tốc độ tăng nợ thuế (%) 12,5% -9,4%
Giá trị (tỷ đồng) 1.557 1.257 1.337
Tỷ lệ nợ thuế (%) 6,1% 5,0% 6,0% 2 Thuế TNDN
Tốc độ tăng nợ thuế (%) -19,3% 6,4%
Giá trị (tỷ đồng) 29 85 78
Tỷ lệ nợ thuế (%) 0,1% 0,3% 0,3% 3 Thuế TTĐB
Tốc độ tăng nợ thuế (%) 193,1% -8,2%
Giá trị (tỷ đồng) 14 12 15
Tỷ lệ nợ thuế (%) 0,1% 0,0% 0,1% 4
Thuế Tài
nguyên
Tốc độ tăng nợ thuế (%) -14,3% 25,0%
Giá trị (tỷ đồng) 126 139 126
Tỷ lệ nợ thuế (%) 0,5% 0,5% 0,6% 5 Thuế môn bài
Tốc độ tăng nợ thuế (%) 10,3% -9,4%
Giá trị (tỷ đồng) 222 30 47 6 Thuế bảo vệ
môi trường
Tỷ lệ nợ thuế (%) 0,9% 0,1% 0,2%
60
Tốc độ tăng nợ thuế (%) -86,5% 56,7%
Giá trị (tỷ đồng) 1.311 249 587
Tỷ lệ nợ thuế (%) 5,1% 1,0% 2,6% 7 Thuế TNCN
Tốc độ tăng nợ thuế (%) -81,0% 135,7%
Giá trị (tỷ đồng) 46 22 59
Tỷ lệ nợ thuế (%) 0,2% 0,1% 0,3% 8 Phí, lệ phí
Tốc độ tăng nợ thuế (%) -52,2% 168,2%
Giá trị (tỷ đồng) 9.710 9.094 6.279
Tỷ lệ nợ thuế (%) 37,9% 35,9% 28,0% 9 Thu tiền đất
Tốc độ tăng nợ thuế (%) -6,3% -31,0%
Giá trị (tỷ đồng) 7.622 8.869 8.857
Tỷ lệ nợ thuế (%) 29,8% 35,0% 39,5% 10
Tiền phạt,
tiền chậm nộp
Tốc độ tăng nợ thuế (%) 16,4% -0,1%
Giá trị (tỷ đồng) 26 4 19
Tỷ lệ nợ thuế (%) 0,1% 0,0% 0,1% 11 Thu khác
Tốc độ tăng nợ thuế (%) -84,6% 375,0%
Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội
Từ bảng số liệu 2.3 cho thấy Khoản thu từ đất có xu hướng chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng nợ thuế cả năm. Khoản thu từ đất xét đến ở đây bao gồm
Nợ từ thu tiền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp
và Nợ từ thu tiền thuê đất. Năm 2015, khoản thu này là 9.710 tỷ đồng thì đến
năm 2016 đã giảm nhẹ xuống 9.094 tỷ đồng, chiếm 35,9% trong tổng nợ thuế
cả năm, giảm 6,3% so với năm 2015. Nợ từ khoản thu này tiếp tục giảm 31%
so với năm 2016 xuống 6.279 tỷ đồng năm 2017 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng
61
28% trong tổng nợ thuế cả năm. Nguyên nhân làm nợ từ khoản thu từ đất từ
năm 2015 đến năm 2017 có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn là
do những năm vừa qua, tốc độ đô thị hóa nhanh, lượng chung cư tăng mạnh
do vậy nguồn thu từ đấu giá đất, chuyển quyền sử dụng đất là rất lớn dẫn đến
số nợ đọng từ khoản thu này vẫn luôn ở mức cao. Mặt khác, trong năm 2015,
tình hình kinh tế nói chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động
sản trầm lắng, lạm phát, lãi vay cao...ảnh hưởng rất lớn đến số thu từ tiền sử
dụng đất trên địa bàn các quận, huyện. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động
sản và nhà ở gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm nên không có
tiền để nộp cho những khoản thu này. Mặc dù đã hết thời gian gia hạn nộp
thuế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nộp tiền vào NSNN làm cho nợ từ
khoản thu tiền sử dụng đất tăng cao cùng với nợ từ thu tiền thuê đất và thuế
sử dụng đất dẫn đến Nợ Khoản thu từ đất là 9.710 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
37,9% trong tổng nợ thuế cả năm. Nhưng từ năm 2016, Cục thuế đã tham
mưu và triển khai có hiệu quả Ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế và
tiền sử dụng đất, tiền thuế đất được UBND TP Hà Nội quyết định thành lập từ
ngày 11/4/2016 trên quan điểm công tác thu hồi nợ thuế, tiền thuê đất không
chỉ là công việc của riêng ngành thuế mà cần vào sự vào cuộc của cả hệ thống
chính quyền trên địa bàn. Cục thuế là cơ quan thường trực với sự tham gia
của các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đã công khai thông tin
đại chúng các doanh nghiệp, đơn vị nợ tiền thuê đất, sử dụng đất. Sau khi việc
công bố được thực hiện, đã có số lượng khá lớn các doanh nghiệp nợ thuế chủ
động nộp ngay số thuế còn nợ vào NSNN làm cho khoản thu này đã giảm 716
tỷ đồng xuống còn 9.094 tỷ đồng. Tiếp tục với việc làm sáng tạo này năm
2017, Cục Thuế đã tham mưu với lãnh đạo UBND thành phố tổ chức các buổi
làm việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_no_thue_tai_cuc_thue_thanh_pho_ha_noi.pdf