Luận văn Quản lý nợ xấu tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cám ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các sơ đồ, biểu đồ

MỞ ĐẦU . 1

Lý do chọn đề tài luận văn. 1

Tình hình nghiên cứu đề tài . 2

Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 3

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn. 4

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 4

Những đóng góp mới của luận văn. 5

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 5

Kết cấu của luận văn. 6

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN

HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI . 7

1.1. Tổng quan NHCSXH và hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách

xã hội . 7

1.1.1. Một số khái niệm. 7

1.1.2. Vai trò của Ngân hàng chính sách . 11

1.1.3. Đặc điểm tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội . 14

1.2. Nội dung quản lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội . 15

1.2.1 Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu. 15

1.2.2. Nội dung quản lý nợ xấu . 17

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nợ xấu . 24

pdf106 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nợ xấu tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, năm 2016 dư nợ trung dài hạn đạt 336.026 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,9% so tổng dư nợ. Cơ cấu như vậy là phù hợp với đối tượng phục vụ của Ngân hàng CSXH huyện là hộ nghèo và các đối tượng chính sách. 2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình 2.2.1. Thực trạng nợ xấu của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 2.2.1.1. Biểu hiện của nợ xấu Sang năm 2016, theo kết quả từ báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình thì hoạt động tín dụng đã có những phát triển so với năm 2014, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn giảm. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu năm sau giảm hơn năm trước. 42 Bảng 2.4 : Tình hình dƣ nợ, nợ xấu theo từng chƣơng trình cho vay năm 2014-2016 TT CHƢƠNG TRÌNH VAY Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nợ xấu 2015/2014 Nợ xấu 2016/ 2015 Tổng dƣ nợ Nợ xấu Tổng dƣ nợ Nợ xấu Tổng dƣ nợ Nợ xấu Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) 1 Cho vay ưu đãi hộ nghèo - Nghị định 78/2002 88.172 526 69.483 313 71.269 222 -213 -41 -91 -29 2 Cho vay hộ cận nghèo - QĐ 15/2013 27.922 0 83.080 0 125.407 0 0 0 0 0 3 Cho vay hộ mới thoát nghèo - QĐ 28/2015 0 0 4.510 0 13.423 0 0 0 0 0 4 Cho vay HSSV - QĐ 157/2007 63.163 215 43.592 111 28.199 170 -104 -48 59 53 5 Cho vay NS&VSMTNT - QĐ 62/2004 12.155 11 20.802 0 37.444 0 -11 -100 0 0 6 Cho vay giải quyết việc làm - NĐ 61/2015 8.032 64 8.466 68 9.142 47 4 7 -21 -31 7 Cho vay xuất khẩu lao động - NĐ 61/2015 0 0 50 0 0 0 0 0 8 Cho vay DTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài - QĐ 365/2004 1.038 39 687 0 158 0 -39 -100 0 -100 9 Cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn - QĐ 31/2007 25.858 69 28.569 30 40.308 0 -39 -57 -30 -100 10 Cho vay thương nhân vùng khó khăn - QĐ 92/2009 30 30 25 25 20 20 -5 -17 -5 -20 11 Cho vay hộ nghèo về nhà ở - QĐ 33/2015 0 0 0 0 675 0 0 0 0 0 12 Cho vay hộ nghèo về nhà ở - QĐ 167/2008 8.011 0 7.907 0 7.587 0 0 0 0 0 13 Cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão lụt khu vực Miền Trung 0 0 855 0 2.355 0 0 0% 0 0% TỔNG CỘNG 234.381 954 267.975 547 336.037 459 -407 -43% -88 -16% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch) 43 Theo bảng 2.4 cho thấy tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH tập trung ở các chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hộ SXKD tại vùng khó khăn, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn. Về nợ xấu năm 2015 giảm 407 triệu đồng so với năm 2014. Năm 2016 giảm 88 triệu đồng so với năm 2015. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của NHCSXH huyện là khá tốt và đã rất cố gắng trong việc thực hiện tốt quy trình và kiểm soát hoạt động cấp tín dụng của mình, tăng dư nợ nhưng vẫn không tăng nợ xấu. Xét về cơ cấu nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của khách hàng vay các chương trình hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay GQVL có tỷ lệ khá cao so với khách hàng vay các chương trình khác. Nguyên nhân nợ quá hạn là do đối với các chương trình trên là nợ nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, từ Kho bạc Nhà nước huyện. Qua quá trình hoạt động cũng do các nguyên nhân chủ quan và khách quan cũng dẫn đến phát sinh nợ quá hạn của các chương trình trên. 2.2.1.2. Nợ xấu theo các nhóm nợ Thực trạng các nhóm nợ xấu tại Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch trong giai đoạn 2014 – 2016 được phản ánh qua bảng sau: Bảng 2.5: Nợ xấu theo nhóm của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch năm 2014 – 2016 Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 (Triệu đồng) % (Triệu đồng) % (Triệu đồng) % Nợ quá hạn đến 90 ngày 10 1,0 20 2,1 0 0,0 Nợ quá hạn từ 91-180 ngày 86 9,0 62 6,5 40 4,2 Nợ quá hạn từ 181-360 ngày 162 17,0 86 9,0 60 6,3 Nợ quá hạn trên 360 ngày 522 54,7 245 25,7 285 29,9 Nợ khoanh 174 18,2 134 14,0 74 7,8 Tổng nợ xấu 954 100 547 100 459 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch 2014-2016) 44 Biểu đồ 2.5: Nợ xấu theo nhóm của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch 2014 – 2016 Nhìn vào bảng 2.5 và biểu đồ 2.5 có thể thấy nhóm nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất tại đơn vị là nợ quá hạn trên 360 ngày và thấp nhất là nhóm nợ quá hạn đến 90 ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ nhóm nợ này có xu hướng giảm xuống qua các năm, từ 54,7% năm 2014 giảm còn 29,9% năm 2016. Đây là dấu hiệu không tốt trong việc ngăn ngừa nợ xấu của chi nhánh. Nợ khoanh cũng giảm qua các năm, từ 174 triệu đồng năm 2014 còn 74 triệu đồng năm 2016 (giảm 100 triệu đồng) đây là những món vay bị rủi ro do thiên tai, lũ lụt đã được xử lý nợ rủi ro theo Quyết định 15/QĐ-HĐQT. Tổng nợ xấu của đơn vị có xu hướng giảm giai đoạn 2014-2016, tuy nhiên tỷ lệ nợ khó đòi, nợ quá hạn trên 360 ngày tương đối cao, chứng tỏ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong chất lượng tín dụng. Ngân hàng CSXH huyện cần tìm ra những hướng giải pháp đúng hướng để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới. 2.2.1.3. Nợ xấu theo thời hạn vay Trong giai đoạn 2014-2016, các khoản vay trung dài hạn có tỷ trọng cao hơn trong danh mục cho vay của chi nhánh. Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch nhận thấy rõ ràng cho vay ngắn hạn có ưu thế hơn cho vay trung và dài hạn sau khi nghiên cứu kỹ các dự án có tính khả thi, đem lại hiệu quả, góp phần tăng trưởng kinh tế. Chi tiết được thể hiện như bảng 2.6 và biểu đồ 2.6 bên dưới: 10 20 0 86 62 40 162 86 60 522 245 285 174 134 74 0 100 200 300 400 500 600 2014 2015 2016 Nợ quá hạn đến 90 ngày Nợ quá hạn từ 91-180 ngày Nợ quá hạn từ 181-360 ngày Nợ quá hạn trên 360 ngày Nợ khoanh 45 Bảng 2.6: Nợ xấu theo thời hạn vay của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch 2014 – 2016 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị (tr đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr đồng) Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 106 11,1 14 2,6 11 2,4 Trung dài hạn 848 88,89 533 97,44 448 97,60 Tổng nợ xấu 954 100 547 100 459 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch 2014-2016) Biểu đồ 2.6: Nợ xấu theo thời hạn vay của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch 2014 – 2016 Dư nợ của của chi nhánh chủ yếu là dư nợ Trung dài hạn, theo đó, nhóm nợ xấu trung hạn là tác nhân chính gây nên sự tăng lên của tổng nợ xấu. Tỷ trọng nợ xấu năm 2014 chiếm 89% và lên đến 97,6% vào năm 2016. Nợ xấu ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, năm 2014 nợ xấu ngắn hạn là 106 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 11,1%) đến năm 2015 là 14 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 2,6%). Năm 2016 tỷ trọng này đạt 2,4%, có giảm nhẹ so với năm 2015. Điều này là phù hợp với đối tượng cho vay của Ngân hàng CSXH 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2014 2015 2016 11.1 2.6 2.4 88.89 97.44 97.6 Ngắn hạn Trung dài hạn 46 với các chương trình phát triển sản xuất kinh doanh đầu tư đại gia súc sinh sản, cho vay Học sinh sinh viên, cho vay Hộ nghèo làm nhà ở, làm nhà vượt lũ. 2.2.1.5. Nợ xấu phân theo nguyên nhân phát sinh Ngoài các cách phân loại trên, để tìm rỏ nguyên nhân của các món nợ xấu, Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch sắp xếp các món nợ xấu theo từng nguyên nhân phát sinh để theo dõi và sớm tìm hướng xử lý kịp thời. Nợ xấu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân chủ quan, có nguyên nhân khách quan. Đối với nguyên nhân khách quan thì Ngân hàng có thể nhận biết và hạn chế nó chứ không thể loại bỏ nó được. Đối với nguyên nhân chủ quan thuộc về bản thân Ngân hàng thì Ngân hàng chủ động có thể dùng các biện pháp hợp lý để hạn chế rủi ro, tuy nhiên việc làm này là rất khó khăn. Bảng 2.7: Nợ xấu theo nguyên nhân của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch 2014 – 2016 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 I- Nguyên nhân chủ quan 427 237 215 + Kinh doanh thua lỗ 133 44 77 + Sử dụng vốn sai mục đích 0 0 0 + Chây ỳ nợ 294 193 138 Tỷ trọng trong tổng nợ xấu 44,76% 43,33% 46,84% II- Nguyên nhân khách quan 527 310 244 1- Nguyên nhân bất khả kháng 174 134 74 + Thiên tai hỏa hoạn 174 134 74 2- Khách hàng vay vốn 353 176 170 + Bỏ đi khỏi nơi cư trú 353 176 170 Tỷ trọng trong tổng nợ xấu 55,24% 56,67% 53,16% III- Tổng nợ xấu 954 547 459 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch năm 2014-2016) 47 Qua các số liệu trên ta thấy rằng nợ xấu chủ yếu là do nguyên nhân khách quan. Còn về nguyên nhân chủ quan đã được hạn chế đến mức tối đa do quy trình nghiệp vụ được chặt chẽ, nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng ngày càng được nâng cao, ràng buộc chặt chẽ giữa nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Biểu đồ 2.7: Nợ xấu theo nguyên nhân Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch 2014 – 2016 Tuy nhiên, tỷ trọng nợ xấu do nguyên nhân khách quan có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian qua. Năm 2014 nợ xấu do nguyên nhân khách quan là 527 triệu đồng chiếm 55,24% tỷ trọng tổng nợ xấu. Năm 2015 nợ xấu do nguyên nhân khách quan là 310 tỷ đồng chiếm 56,67%, năm 2016 chiếm 53,16% tổng nợ xấu. Nợ xấu theo nguyên nhân khách quan giai đoạn 2014-2016 gồm nguyên nhân bất khả kháng, chủ yếu do thiên tai lũ lụt, khách hàng bỏ đi khỏi nơi cư trú. Trong những năm qua, tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, ảnh hưởng của những vụ làm ăn kinh doanh thua lỗ nên bỏ đi địa phương khác làm lại cuộc sống, một số đối tượng vay vốn chương trình Học sinh sinh viên do ra trường chưa xin được việc làm nên chưa trả nợ,... Đơn vị cần nâng cao hơn nữa việc quản lý nhóm nợ xấu này để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng. 0% 50% 100% Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 44.760% 43.330% 46.840% 55.240% 56.670% 53.160% I- Nguyên nhân chủ quan II- Nguyên nhân khách quan 48 2.2.1.6. Nợ xấu theo tổ chức hội nhận ủy thác Bảng 2.8: Nợ xấu theo từng Hội đoàn thể ủy thác của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch 2014 – 2016 Đơn vị: triệu đồng TT HỘI QUẢN LÝ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nợ xấu 2015/2014 Nợ xấu 2016/2015 Tổng dƣ nợ Nợ xấu Tổng dƣ nợ Nợ xấu Tổng dƣ nợ Nợ xấu Số tuyệt đối Số tƣơng đối Số tuyệt đối Số tƣơng đối 1 Nông dân 82.749 350 100.618 166 117.579 166 -184 -53 0 0 2 Phụ nữ 72.622 197 83.610 114 107.338 113 -83 -42 -1 -1 3 Cựu CB 45.367 257 48.555 192 61.114 108 -65 -25 -84 -44 4 ĐTN 33.210 139 34.786 72 49.471 70 -67 -48 -2 -3 * Cho vay trực tiếp 433 11 406 3 535 2 -8 -73 -1 -33 CỘNG 234.381 954 267.975 547 336.037 459 -407 -43 -88 -16 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch năm 2014-2016) Về phương thức ủy thác từng phần cho các tổ chức Chính trị - xã hội: Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch đã trực tiếp ký văn bản liên tịch với 4 Hội đoàn thể là Hội Nông dân, Hội LHPN, Hội Cựu chiến binh và Đoàn TN. Ký hợp đồng ủy thác với 68 tổ chức hội cấp xã, ký hợp đồng ủy nhiệm với 308 tổ TK&VV. Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ quá các tổ chức hội đoàn thể tại NHCSXH huyện Quảng Trạch chiếm tỷ trọng lớn vẫn là Hội Nông dân và Hội Phụ nữ. Đây là những hội có màng lưới rộng, khả năng quản lý nguồn vốn tốt, thực hiện cơ bản tốt các nhiệm vụ với Ngân hàng CSXH huyện. Về nợ xấu chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là hội Cựu chiến binh huyện với 108 triệu đồng (0,18%), tiếp theo là hội Nông dân huyện với số tiền 166 triệu 49 đồng (tỷ lệ 0,14%), Đoàn Thanh niên huyện với số tiền 70 triệu đồng (tỷ lệ 0,14%), thực hiện tốt là có hội phụ nữ huyện với 113 triệu đồng (tỷ lệ 0,11%). 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý nợ xấu giai đoạn 2014-2016 tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch 2.2.2.1. Chú trọng công tác tuyên truyền các chính sách tín dụng Nhận thấy công tác thông tin tuyên truyền luôn là một nội dung rất quan trọng, phù hợp với đặc thù tín dụng chính sách là cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách nên trong những năm qua Ngân hàng CSXH huyện đã thường xuyên phối hợp chính quyền cấp xã, tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ trưởng Tổ TK&VV thực hiện tuyên truyền, quán triệt cho người dân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ của mình trước, trong và sau khi vay vốn, để họ không còn tư tưởng trông chờ ỷ lại, có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, thực hành tiết kiệm và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay đúng thời hạn, trả lãi theo định kỳ hàng tháng. Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức: Tổ trưởng, cấp Hội đoàn thể tuyên truyền trong các cuộc họp sinh hoạt Tổ TK&VV, sinh hoạt Hội đoàn thể; Trưởng thôn, khu phố tuyên truyền trong các cuộc họp thôn, khu phố. Phải phổ biến, quán triệt cho các đối tượng thụ hưởng hiểu được vốn NHCSXH là vốn vay, sử dụng trong một kỳ hạn nhất định đến hạn là phải trả. Trước khi xin vay vốn phải suy nghĩ, tính toán xây dựng được phương án sử dụng vốn khả thi và có khả năng quản lý, sử dụng vốn vay mới vay vốn NHCSXH. Ngân hàng CSXH huyện đã triển khai 18 điểm giao dịch lưu động tại 18 xã. Duy trì lịc giao dịch đều đặn vào 1 ngày cố định hàng tháng. Tất cả các hoạt động nghiệp vụ đều triển khai tại điểm giao dịch xã, thông qua đó đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách chỉ đến tại Trụ sở UBND xã để giao dịch với Ngân hàng, tiết kiệm chi phí. Thông qua hoạt động giao ban trực báo hàng tháng giữa Ngân hàng CSXH với Cấp ủy Đảng, lãnh đạo UBND, các hội đoàn thể và các tổ vay vốn thì những thông tin mới đã đến tận bà con một cách kịp thời nhất. 50 2.2.2.2. Tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội, quy trình, quy chế về quản lý tín dụng Để công tác quản lý nợ xấu phát huy được hiệu quả thì trước hết cần thiết lập mô hình quản lý tín dụng khoa học, chặt chẽ từ khâu thẩm định đề xuất cho vay đến khâu xét duyệt cho vay, kiểm tra giám sát khoản vay sau khi giải ngân. NHCSXH huyện đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng: từ khâu thẩm định, giải ngân cho vay đến các khâu kiểm tra trước và sau khi cho vay Việc xây dựng, thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng đã giúp cho Ngân hàng CSXH giảm được rủi ro các khoản nợ xấu phát sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và các thiếu sót trong hoạt động kinh doanh. NHCSXH huyện cũng đã quan tâm xây dựng các trình tự và thủ tục và thường xuyên hoàn thiện chúng. Việc quy định cụ thể, chi tiết, rõ ràng thủ tục, quy trình, trình tự mọi công việc có liên quan đến hoạt động tín dụng, kể từ khi nhận đơn xin vay đến khi thu hồi được toàn bộ gốc và lãi của khoản vay đó là rất quan trọng. Việc xây dựng quy trình tín dụng nhằm mục đích làm cho hoạt động tín dụng được thực hiện một cách quy củ, thống nhất và qua đó hạn chế nợ xấu phát sinh. Quy trình cho vay tại NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đƣợc thực hiện qua các bƣớc cơ bản sau: - Hƣớng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ Khách hàng có nhu cầu vay vốn được cán bộ tín dụng trực tiếp hướng dẫn thủ tục, điều kiện và các giấy tờ, hồ sơ cần thiết. - Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình Đối với các chương trình vay vốn ủy thác qua hội đoàn thể: Sau khi nhận được bộ hồ sơ đề nghị vay vốn theo mẫu và quy định của NHCSXH từ tổ TK&VV, hội đoàn thể nhận ủy thác cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý địa bàn tiến hành thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng vay 51 bao gồm việc kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng vay, kiểm tra lịch sử vay trả nợ của khách hàng đánh giá uy tín của khách hàng và kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng trên cơ sở thông tin do tổ, hội cung cấp và file dữ liệu lưu trữ ở ngân hàng. Đối với đối tượng khách hàng vay vốn trực tiếp tại NHCSXH huyện Quảng Trạch, có tài sản đảm bảo: Sau khi nhận được bộ hồ sơ từ phía khách hàng, cán bộ tín dụng cũng tiến hành kiểm tra thẩm định như đối với các chương trình vay vốn ủy thác qua hội đoàn thể, đồng thời phải kiểm tra hồ sơ Tài sản bảo đảm để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. - Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, thẩm định cán bộ tín dụng tiến hành xét duyệt và đề nghị ban giám đốc phê duyệt đồng ý cho vay với thời gian cụ thể theo quy định của NHCXH, đồng thời gởi thông báo giải ngân cho UBND xã, hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ TK&VV, cũng như hộ vay biết thời gian và địa điểm giải ngân. - Hoàn tất thủ tục pháp lý về Tài sản bảo đảm: Đối với những khoản vay có tài sản đảm bảo theo quy định của NHCSXH, cán bộ tín dụng trực tiếp phụ trách tiến hành các thủ tục công chứng, đăng ký thế chấp, nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định. - Giải ngân: Cán bộ tín dụng phối hợp với bộ phận kế toán căn cứ vào nội dung phê duyệt trên hồ sơ vay vốn để lập Hợp đồng tín dụng / Khế ước nhận nợ, tạo tài khoản vay, kết nối tài khoản vay với Tài sản bảo đảm. Khi khách hàng có nhu cầu nhận tiền vay, nhân viên kế toán tiến hành giải ngân theo quy định. Hồ sơ vay vốn của khách hàng được lưu trữ tại bộ phận Kế toán. - Kiểm tra, theo dõi khoản vay và thu hồi nợ: Sau khi đã giải ngân cho khách hàng cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý địa bàn sẽ thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng, hiện nay NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đang triển khai nhắc nợ thông qua tổ TK&VV, hội đoàn thể nhận ủy thác khi có nợ đến hạn trước hai tháng, 6 tháng và năm. 52 Cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh sau khi cho vay để đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích và an toàn. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc có các dấu hiệu bất thường thì phải báo cáo và đề xuất hướng xử lý phù hợp cho ban Giám đốc. - Cơ cấu thời hạn vay, gia hạn nợ, miễn giảm lãi, ... tùy theo nhu cầu của khách hàng và tùy vào những quy định của NHCSXH mà cán bộ tín dụng có hướng xử lý thích hợp cho từng trường hợp cụ thể. 2.2.2.3. Hoạt động kiểm tra kiểm soát nợ xấu Hoạt động kiểm tra, kiểm soát cũng được Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Bình nói chung và Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch nói riêng thực hiện nghiêm túc và đồng bộ. Tại Hội sở chính có ban kiểm tra kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm tra nội bộ chuyên trách và các cán bộ có khả năng hoạt động độc lập với các bộ phận nghiệp vụ và được độc lập đánh giá, kết luận, kiến nghị trong hoạt động kiểm tra kiểm toán. Chính điều này đã giúp ngân hàng phát hiện được các sai lầm từ phía ngân hàng để phòng ngừa kịp thời. Trong công tác quản lý nợ xấu, Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch thực hiện việc kiểm soát trước và trong khi cho vay: Áp dụng nghiêm túc quy chế và quy trình cho vay; Phân tích chất lượng tín dụng và phân loại các khoản vay theo quy định của NHNN để đề xuất kế hoạch kiểm tra, phòng ngừa và xử lý; Sau khi cho vay, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng: kiểm tra mức độ tuân thủ theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát, cán bộ tín dụng thường xuyên thu thập thông tin để có hướng xử lý kịp thời đối với các khoản cho vay có vấn đề. Các nguồn tìm kiếm thông tin có thể lấy từ các nguồn đa dạng khác nhau. Đơn cử như cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý nhà nước các cấp, phương tiện thông tin đại chúng, các bạn hàng và đối thủ 53 cạnh tranh của khách hàng, hệ thống thông tin và phòng ngừa rủi ro của phòng thông tin kinh tế - tài chính - ngân hàng thuộc các ngân hàng hoặc thông tin phòng ngừa rủi ro của trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN Việt Nam – CIC. Hàng năm, Ngân hàng CSXH huyện đã xây dựng chương trình kiểm tra kiểm soát của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện, Ban Giám đốc, Tổ chức Hội cấp huyện, xã và của Cán bộ tín dụng để kiểm tra cơ sở, đối chiếu dư nợ, kiểm tra sử dụng vốn, tập trung kiểm tra hộ vay, qua đó nhằm tuyên truyền rộng rãi những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến hộ vay, đôn đốc hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ gốc, lãi đúng hạn. 2.2.2.4. Hệ thống đánh giá, xếp hạng tổ TK&VV, hội đoàn thể nhận ủy thác Tổ Tiết kiệm và vay vốn được ví như cánh tay nối dài của NHCSXH. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV thực hiện như: bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lượng của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của NHCSXH. Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV đó là thực hiện việc đánh giá, xếp loại Tổ TK&VV. Hiện nay, việc đánh giá và xếp loại chất lượng hoạt động của tổ TK&VV dựa vào 10 tiêu chí, trong đó có 5 tiêu chí định lượng cụ thể, đơn giản cho việc chấm điểm (gồm: Tỷ lệ thu lãi trong kỳ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, số thành viên tham gia gửi tiết kiệm, số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân hộ tăng thêm hàng tháng) và 5 tiêu chí định tính (gồm: Thành lập Tổ, sinh hoạt Tổ và bình xét cho vay, giám sát sử dụng vốn vay, thực hiện giao dịch xã và giao ban, lưu giữ hồ sơ). 54 Ban quản lý Tổ đã tăng cường theo dõi, quản lý chặt địa bàn để biết rõ hoàn cảnh của từng hộ vay; tổ chức sinh hoạt Tổ thường xuyên như đã qui định trong quy ước của Tổ. Thông qua các buổi sinh hoạt Tổ giúp thành viên chia sẻ kinh nghiệm để sử dụng vốn tốt hơn, đồng thời giúp cho Ban quản lý Tổ thu lãi dễ dàng hơn, tăng cường sự gắn bó giữa các tổ viên với tổ viên, với Ban quản lý Tổ TK&VV. Ban quản lý tổ cũng đã thường xuyên kiên trì giải thích, hướng dẫn hộ vay trực tiếp làm hồ sơ thủ tục vay vốn, xử lý nợ. Tuyên truyền trách nhiệm của hộ vay ngay từ khi kết nạp vào Tổ phổ biến rõ trách nhiệm trả lãi và nợ gốc tiền vay đối với hộ vay ngay từ khi kết nạp vào Tổ và khi bình xét cho vay món đầu tiên. Ngay sau khi thành lập và đi vào hoạt động, NHCSXH huyện thực hiện việc ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội: Ngân hàng CSXH huyện đã ký Văn bản liên tịch với 4 hội, đoàn thể là Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh và Đoàn TN cấp huyện và Hợp đồng ủy thác với các hội cấp xã về việc ủy thác vốn vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các Hội đoàn thể nhận ủy thác đã giám sát chặt chẽ các tổ TK&VV do Hội mình quản lý để đảm bảo việc đôn đốc trả nợ gốc và thu lãi tiền vay, thu tiết kiệm được thực hiện một cách có hiệu quả. Những nơi Hội đoàn thể không có chuyển biến tích cực thì cương quyết chuyển sang cho Hội đoàn thể khác. Công tác đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn luôn được các Hội đoàn thể quan tâm phối hợp với NHCSXH huyện để thực hiện. Những năm qua, nhờ làm tốt công tác củng cố Hội đoàn thể cấp xã, củng cố Tổ TK&VV nên tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH huyện đã giảm rõ rệt. Từ tỷ lệ nợ xấu 0,41% năm 2014 đã xuống 0,14% năm 2016. 2.2.2.5. Công tác đôn đốc xử lý nợ xấu Chính sách và chiến lƣợc bộ phận NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình xác định địa bàn mục tiêu một cách rõ ràng và hợp lý, đánh giá mức độ phù hợp và nợ xấu của từng 55 địa bàn cụ thể, luôn tính đến yếu tố cân bằng giữa tăng trưởng du nợ và nhu cầu thực tế trên từng địa bàn, đổi mới và vận hành hiệu quả chính sách và quy trình thực hiện cho từng chương trình vay vốn chính mà Ngân hàng đang cung cấp cho 6 nhóm đối tượng chính sách theo quy định của Chính phủ. Bên cạnh đó phát triển, duy trì và theo dõi việc thực hành đạo đức nghề nghiệp trong công việc đồng thời tuân thủ chặt chẽ và nhất quán các thông lệ lành mạnh trong hoạt động cho vay theo đúng pháp luật hiện hành và các quy định, chính sách nội bộ của NHCSXH. Quy trình công việc NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình duy trì và hoàn thiện hệ thống theo dõi lệch chuẩn. Tất cả các quy trình cho vay đều phải được mô tả thành sơ đồ kèm theo là các hướng dẫn chi tiết. Việc tuân thủ quy trình sẽ được kiểm tra thường xuyên. Thẩm quyền phê duyệt và mức phán quyết sẽ tiếp tục được phân bổ cho phù hợp với các phân đoạn thị trường hoạt động. Năng lực hoạt động và kết quả hoạt động tại các đơn vị cho vay sẽ được đánh giá thường xuyên. Đảm bảo rằng việc xây dựng quy trình, hướng dẫn thực hiện và quy định phải phù hợp với cơ cấu tổ chức của Ngân hàng. Các cán bộ tín dụng và lãnh đạo phê duyệt phải thực thi các quy định về tiêu chuẩn chất lượng cho vay của Ngân hàng ở mức cao nhất và phải chịu trách nhiệm đối với phân công công việc mà mình được giao. Phải thường xuyên theo dõi sau khi cho vay và phải phát hiện sớm những dấu hiệu khoản vay có thể bị xấu đi – từ đó đưa ra các phương án xử lý cho phù hợp với quy định của Ngân hàng và với đặc thù của vấn đề liên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_no_xau_tai_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_huye.pdf
Tài liệu liên quan