Luận văn Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (agribank)

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

TÓM TẮT LUẬN VĂNi

LỜI MỞ ĐẦU.1

1. Lý do lựa chọn đề tài.1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .2

3. Mục tiêu nghiên cứu .5

4. Câu hỏi nghiên cứu .6

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .6

5.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn.6

5.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn.6

5.3. Khái quát phương pháp nghiên cứu.6

6. Những đóng góp của luận văn .7

7. Kết cấu luận văn.7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRONG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .8

1.1. Khái niệm và các đặc điểm của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.8

1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.8

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại .9

1.2. Rủi ro đạo đức trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.11

1.2.1. Khái niệm rủi ro đạo đức .11

1.2.2. Nguyên nhân của rủi ro đạo đức.12

1.2.3. Biểu hiện của rủi ro đạo đức.16

pdf121 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (agribank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Phê duyệt và hạch toán giải ngân trên hệ thống IPCAS. Kiểm soát viên thực hiện kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ giải ngân, tính chính xác giữa hồ sơ với thông tin giao dịch trên IPCAS, thực hiện duyệt giao dịch hạch toán giải ngân, xác nhận giao dịch cuối ngày trên hệ thống IPCAS. Trường hợp Phòng giao dịch được phân công thực hiện nghiệp vụ giải ngân và 42 quản lý nợ cho vay: Người quyết định cho vay giao bộ phận có liên quan điều chỉnh hạn mức giao dịch trên hệ thống IPCAS đối với từng khách hàng cụ thể. Trường hợp thoả thuận cho vay được lập dưới hình thức Sổ vay vốn: Ngoài theo dõi trên Báo cáo đề xuất giải ngân kiêm giấy nhận nợ, việc có hay không theo dõi phát tiền vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn tại Sổ vay vốn do Agribank nơi cho vay và thỏa thuận với khách hàng. Quản lý chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn. Sau khi thực hiện giải ngân, Người quản lý nợ cho vay đóng dấu “ĐÃ CHO VAY” (ghi rõ ngày, tháng, năm; số tiền cho vay), ký trên bản chính hóa đơn tài chính và phô tô lưu vào hồ sơ giải ngân. Trường hợp chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn là hóa đơn, tờ khai hải quan điện tử thì khách hàng phải cam kết hóa đơn, tờ khai này chưa vay và sẽ không vay tại TCTD, Chi nhánh Agribank khác. Việc cam kết thực hiện bằng văn bản riêng hoặc tại giấy nhận nợ khi thực hiện thủ tục giải ngân vốn vay. * Theo dõi, đôn đốc, thu nợ cho vay - Theo dõi, đôn đốc trả nợ Người thực hiện: Người quản lý nợ cho vay Căn cứ hợp đồng tín dụng và thông tin trên hệ thống IPCAS, Người quản lý nợ cho vay thường xuyên theo dõi nợ đến hạn; hàng tháng lập danh sách nợ đến hạn, chủ động đánh giá khả năng trả nợ thực tế của khách hàng và thông báo nợ (gốc, lãi và phí) đến hạn cho khách hàng. - Đôn đốc trả nợ Người quản lý nợ cho vay có trách nhiệm theo dõi các nguồn thu của khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi, thông qua các hợp đồng kinh tế đầu ra, các nguồn thu khác để chủ động đôn đốc, thu nợ đến hạn, nợ phải thu hồi trước hạn, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro. - Thực hiện thu nợ 43 Người thực hiện: Giao dịch viên; Kiểm soát viên - Xác nhận giao dịch cuối ngày: Kiểm soát viên thực hiện xác nhận các giao dịch do GDV thực hiện. * Kiểm tra, giám sát nợ vay Người thực hiện: Người quản lý nợ cho vay trực tiếp kiểm tra, giám sát; Người kiểm soát khoản vay đôn đốc, giám sát việc thực hiện của Người quản lý nợ cho vay, có thể trực tiếp kiểm tra khi cần thiết; Người quyết định cho vay chỉ đạo, kiểm tra việc kiểm tra, giám sát nợ vay. - Lập biên bản kiểm tra: Người kiểm tra cùng khách hàng lập Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay, Biên bản kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Báo cáo và xử lý qua kiểm tra: Xử lý trường hợp vi phạm: Tùy theo mức độ vi phạm hợp đồng tín dụng tiền vay, Người quản lý nợ cho vay căn cứ vào kết quả kiểm tra và quy định có liên quan lập báo cáo đề xuất xử lý một/một số biện pháp: Bổ sung thêm điều kiện tín dụng; Giám sát dòng tiền; Giảm hạn mức tín dụng; Bổ sung thêm TSBĐ; Tạm ngừng giải ngân/ Chấm dứt cho vay; Thu hồi nợ trước hạn; Các biện pháp khác (nếu có). Căn cứ vào đề xuất của Người quản lý nợ cho vay, Người kiểm soát khoản vay, Người quyết định cho vay quyết định hình thức xử lý theo nguyên tắc bảo vệ lợi ích của Agribank và phù hợp các quy định có liên quan. - Đối chiếu nợ vay: Hàng năm, Chi nhánh loại I chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đối chiếu dư nợ 100% khách hàng pháp nhân và các khách hàng cá nhân có dư nợ từ 500 (năm trăm) triệu đồng trở lên; tối thiểu 50% khách hàng cá nhân dư nợ từ 200 (hai trăm) triệu đồng đến dưới 500 (năm trăm) triệu đồng và tối thiểu 10% khoản vay còn lại. Việc đối chiếu phải thực hiện theo nguyên tắc Người quản lý nợ cho vay không trực tiếp đối chiếu khoản vay đó; Trường hợp theo tỷ lệ thực hiện đối chiếu xác suất hoặc có những khoản vay có dấu hiệu bất thường. Tùy tình hình và yêu cầu thực tế việc đối chiếu xác nhận nợ vay với khách hàng có thể bằng những hình thức như đối chiếu trực tiếp, thư gửi qua bưu điện, thư điện tử”...” 44 Hình 2.2. Lưu đồ quy trình cho vay tại Agribank Nguồn: Quy trình cho vay theo quyết định 1225/QĐ-NHNo-TD ngày 18/06/2019 Agribank Khách hàng Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng Trong thẩm quyền Hội đồng tín dụng Quyết định cho vay/không cho vay Thông báo cho vay Ký kết HĐ tín dụng, HĐ bảo đảm tiền vay và các văn bản liên quan Bàn giao hồ sơ Đồng ý Không đồng ý Giải ngân Kiểm tra/ Giám sát THU NỢ Trình vượt quyền phán quyết Người thẩm định Người kiểm soát Hội đồng tín dụng Người quyết định cho vay Người quản lý nợ cho vay Thẩm định khoản vay Từ chối cho vay Kiểm soát khoản vay 45 2.3. Rủi ro đạo đức trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 2.3.1. Thực trạng rủi ro đạo đức trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Tại Agribank phân chia các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo Basel II thành 3 nhóm rủi ro chính: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động hay rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức được hiểu là rủi ro xuất phát từ yếu tố con người (nhân viên) và được xếp vào nhóm rủi ro tác nghiệp. Mặc dù đã bước đầu tìm hiểu về rủi ro đạo đức và các phương thức hạn chế rủi ro đạo đức tuy nhiên Agribank chưa có hệ thống quản lý rủi ro đạo đức bài bản. Hiện nay Agribank chỉ có một bộ phận quản lý rủi ro chung mà không phân chia theo các mảng rủi ro, chưa thành lập từng bộ phận quản lý rủi ro riêng cũng như bộ phận chuyên quản lý rủi ro hoạt động, trong đó có rủi ro đạo đức. Theo báo cáo tổng kết công tác pháp chế của Agribank, tính đến 31/12/2018 Agribank đang tham gia tố tụng, thi hành án tổng số 100 vụ án hình sự với tư cách nguyên đơn dân sự, người bị hại hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tổng giá trị tranh chấp dân sự trong các vụ án hình sự là 10.385 tỷ đồng, đến nay có hơn 230 cán bộ Agribank liên quan đến vụ án hình sự đã bị khởi tố. Đến thời điểm 31/12/2019, tổng số vụ án Agribank đang tham gia tố tụng trong toàn hệ thống là 3.271 vụ án (3.170 vụ án dân sự, 101 vụ án hình sự) giảm 802 vụ so vơi 31/12/2018, chủ yếu các vụ án giảm do chuyển sang giai đoạn thi hành án dân sự (566 vụ án dân sự chuyển sang giai đoạn thi hành án, còn lại do khách hàng trả nợ và chi nhánh xử lý tài sản). Tổng giá trị tranh chấp là 28.583 tỷ đồng. Số vụ án phát sinh năm 2019 là 516 vụ án (dân sự 512 vụ, hình sự 04 vụ); số vụ việc tòa án chưa nhận và trả lại đơn khởi kiện là 31 vụ. Do tác động của quá trình hội nhập, sự gia tăng khối lượng các giao dịch trong ngân hàng, do sự cạnh tranh và áp lực ngày càng cao trong môi trường kinh doanh nên rủi ro đạo đức ngày càng gia tăng. Vì vậy, quản lý rủi ro đạo đức nói chung và quản lý 46 rủi ro đạo đức của nhân viên ngân hàng nói riêng một cách có hiệu quả đang là một trong những vấn đề mà Agirbank phải đối mặt. Trước năm 2010, các quy trình cho vay của Agribank chưa hoàn chỉnh, chưa phân định rõ từng khâu, từng giai đoạn trong việc cho vay, đặc biệt “giai đoạn từ năm 2010 trở về trước chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ cho vay mà hoạt động cho vay thực hiện theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước”. Bối cảnh kinh tế giai đoạn 2008 - 2010 gặp nhiều khó khăn, hầu hết các ngân hàng nói chung và Agribank phải đối mặt với nguy cơ thanh khoản, hoạt động tín dụng bị thắt chặt, điều này dẫn đến hệ lụy tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro từ vấn đề cán bộ. Ngân hàng là một nghề kinh doanh có vị trí quan trọng trong xã hội, thường xuyên tiếp xúc với tiền nên đạo đức kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu trong khâu đào tạo, tuyển dụng của các ngân hàng. Vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt vụ gian lận có liên quan đến cán bộ ngân hàng Agribank bị phanh phui về rủi ro đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ nhân viên, kể cả lãnh đạo cấp cao tại Agribank. Ngày 28/9/2015, “tại Phiên họp thứ 8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã thống nhất chủ trương đưa 8 vụ án trọng điểm ra xét xử trước Đại hội lần thứ XII của Đảng gồm: “(1) vụ án Lâm Ngọc Khuân và đồng phạm (Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu) ; (2) vụ Phạm Văn Cử và đồng phạm (Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Agribank Chi nhánh 7 liên quan đến khoản vay Công ty TNHH Thương mại Mai Khôi); (3) vụ Trần Quốc Đông và đồng phạm vụ tiêu cực xảy ra tại Ban Quản lý các dự án đường sắt (RPMU) thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam; (4) vụ Dương Thanh Cường và đồng phạm (Vụ án kinh tế tại Công ty dệt kim Phương Đông và chi nhánh Agribank 6 ở TP.HCM); (5) vụ Vũ Quốc Hảo và đồng phạm (Vụ tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2 Agribank); (6) vụ 47 Phạm Thị Bích Lương và đồng phạm (Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Agribank Nam Hà Nội); (7) vụ Lê Hùng Sơn và đồng phạm (vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản); (8) vụ Nguyễn Thế Dũng và đồng phạm (Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Đồng Tháp buôn lậu và trốn thuế”)”. Bảng 2.3: Danh sách 10 đại án liên quan được chỉ đạo năm 2015 STT Tên vụ án Ngành 1 Vụ án tham nhũng tại Vinalines Giao thông 2 Vụ tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2 Agribank; Ngân hàng 3 Vụ án kinh tế tại Công ty dệt kim Phương Đông và chi nhánh Agribank 6 ở TP.HCM; Ngân hàng 4 Vụ án kinh tế tại sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ thuộc Agribank; Ngân hàng 5 Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu; Ngân hàng 6 Vụ án tham nhũng tại BIDV chi nhánh Đắk Nông; Ngân hàng 7 Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Vietinbank; Ngân hàng 8 Vụ án kinh tế tại ACB liên quan đến “bầu” Kiên; Ngân hàng 9 Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của Agribank; Ngân hàng 10 Vụ tham nhũng tại Tập đoàn Vinashin. Giao thông Nguồn: Bộ Công an (2018) Báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố, Hà Nội 6/2018 Trong 10 vụ đại án nêu trên có 8/10 liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Xếp theo nghiệp vụ ngân hàng thì trong 7/8 vụ đại án liên quan đến nghiệp vụ tín dụng. Riêng Agribank đã liên quan ít nhất đến 4 vụ đại án. Trong 8 đại án chỉ đạo xét xử và 4/10 đại án được chỉ đạo đều liên quan đến hoạt động cho vay của Agribank là: Vụ án Phạm Văn Cử và đồng phạm tại Agribank Chi nhánh 7; Vụ án kinh tế tại Công ty dệt kim Phương Đông Agribank Chi nhánh 6 ở 48 TP.HCM; Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội; Vụ tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc Agribank). Phân tích rủi ro đạo đức thông quan một số vụ án tiêu biểu liên quan đến rủi ro đạo đức trong hoạt động cho vay tại các chi nhánh trong hệ thống Agribank đã được đưa ra xét xử như sau: “Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Agribank Nam Hà Nội” “Vụ án xảy ra từ năm 2010 – 2011 và tháng 12 năm 2015 được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử, có 18 bị cáo là cán bộ ngân hàng và công chức hải quan bị truy tố theo 3 tội danh: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Hà Nội. Đây là một trong 8 đại án được Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng yêu cầu xét xử sơ thẩm trước Đại hội Đảng lần thứ XII. Vụ án có 13 bị cáo là cán bộ ngân hàng, 4 bị cáo là cán bộ hải quan và 1 bị cáo là giám đốc doanh nghiệp. Trong đó có ông Phạm Thanh Tân - nguyên Tổng giám đốc Agribank, và ông Kiều Trọng Tuyến - nguyên Phó tổng giám đốc Agribank bị khởi tố “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Phạm Thị Bích Lương (nguyên Giám đốc Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội) được xác định là có vai trò cầm đầu trong vụ án. Ngoài ra, liên quan đến vụ án này còn có hàng loạt cán bộ lãnh đạo của Ngân hàng Agribank cũng vướng vào vòng lao lý do thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cáo trạng xác định các bị cáo đã lập khống hồ sơ vay vốn mua máy móc, thiết bị, lập hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu không có thật để vay vốn ngân hàng rồi chiếm đoạt. Ngân hàng không thẩm định thực tế mà chỉ dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp, bỏ qua các quy định về quản lý đối với ngân hàng. Vụ việc này đã làm thiệt hại của Agribank số tiền khoản 3.900 tỷ đồng”. “Vụ “án kinh tế tại Công ty dệt kim Phương Đông và Agribank chi nhánh 6 Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày 22-10-2015, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án sai phạm tại Agribank chi nhánh 6 gây thiệt hại gần 966 tỉ đồng. Kẻ chủ mưu trong vụ 49 án này là Dương Thanh Cường đã lập ra nhiều công ty, thuê nhiều người làm giám đốc. Cường giữ vai trò điều hành các công ty này và chỉ đạo những người mình thuê thực hiện việc vay thế chấp đối với ngân hàng Agribank chi nhánh 6. Bằng thủ đoạn tinh vi, Dương Thanh Cường 2 lần dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại 10 Âu Cơ, 23 giấy chứng nhận đất tại Bình Chánh để thế chấp 2 lần tại Agribank chi nhánh 6 với số tiền lần 1 (170 tỷ - Công ty Tấn Phát) lần 2 (628 tỷ- Công ty Thanh Phát). Điều ngạc nhiên là biết sai, khả năng đảm bảo tiền vay không có nhưng lãnh đạo và cán bộ tín dụng của Agribank vẫn phê duyệt cho vay. Số tiền vay được, Cường dùng để trả các khoản nợ trước đó và đầu tư bất động sản dẫn đến mất khả năng thanh toán. Đến tháng 9/2012, Agribank bị thiệt hại hơn 966 tỷ đồng. Trong vụ án này, Hồ Đăng Trung, nguyên Giám đốc Agribank Chi nhánh 6 đã có hành vi quyết định cho Công ty Tấn Phát vay 170 tỷ đồng khi dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tự ý cho vay vượt quyền phán quyết; ký hợp đồng thế chấp tài sản và tài sản không được phép thế chấp; không công chứng và không đăng ký giao dịch bảo đảm; giải ngân không đúng hợp đồng cho vay; cho mượn tài sản thế chấp không có biện pháp phòng ngừa rủi ro. Đối với việc cho Công ty Thanh Phát vay 628 tỷ đồng, bị cáo Trung cũng có hành vi vi phạm tương tự. Cùng thông đồng với Trung thực hiện những hành vi trên còn có Hồ Văn Long (nguyên Trưởng phòng tín dụng Agribank Chi nhánh 6), Trương Quốc Bảo, Trương Nhật Quang, Nguyễn Hoàng Quốc Thụy (cùng nguyên cán bộ tín dụng Agribank Chi nhánh 6). Hồ Đăng Trung cùng cấp dưới của mình dù biết rõ hồ sơ vay của Dương Thanh Cường không đủ để vay thế chấp nhưng vẫn bỏ qua nhiều quy định về cho vay của ngân hàng, giao dịch bảo đảm, quản lý tài sản bảo đảm dẫn đến bị Dương Thanh Cường chiếm đoạt tiền, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước. Nhóm cán bộ, lãnh đạo Agribank chi nhánh 6 gồm: Hồ Đăng Trung - nguyên giám đốc Agribank chi nhánh: 20 năm tù; Hồ Văn Long - nguyên trưởng phòng tín dụng: 19 năm tù, Trương Quốc Bảo: 12 năm tù, Trương Nhật Quang: 12 năm tù và Nguyễn Hoàng Quốc Thụy: 9 năm tù”. 50 “Bên cạnh đó Hội đồng xét xử cho rằng, căn cứ vào vào kết quả xét hỏi công khai tại phiên tòa và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cho thấy, Agribank Việt Nam có dấu hiệu lạm quyền trong khi thi hành công vụ khi tự ý cho mình quyền nâng hạn mức cho vay tại các chi nhánh; trách nhiệm của Agribank Việt Nam trong việc nâng hạn mức cho vay đối với giám đốc Agribank chi nhánh 6 (từ quyền hạn chi nhánh chỉ được cho vay 80 tỷ lên 700 tỷ), dẫn đến việc các doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng để chiếm đoạt tài sản. Bởi vậy, Hội đồng xét xử quyết định Khởi tố vụ án lạm quyền trong khi thi hành công vụ”. Vụ án Phạm Văn Cử tại Agribank chi nhánh 7 Tháng 12/2015 Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “vi phạm các quy định về cho vay” xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh 7 (Agribank Chi nhánh 7) ra xét xử. Trong vụ án này, Agribank cũng bị thiệt hại hơn 600 tỉ đồng. Theo bản án, Công ty Mai khôi do vợ chồng Phạm Trịnh Thắng và Dương Thị Kim Luyến nắm phần lớn cổ phần chủ yếu kinh doanh phân bón, không có hoạt động xuất khẩu gạo nhưng do có nhu cầu cần vốn để tiếp tục kinh doanh nên trong thời gian từ năm 2009, Phạm Trịnh Thắng và Dương Thị Kim Luyến đã có hành vi gian dối trong việc lập hồ sơ xin vay, lập báo cáo tài chính nâng khống lợi nhuận sau thuế, lập khống phương án kinh doanh gạo, hợp tác đầu tư dự án nhà ở để vay tiền từ Agribank Chi nhánh 7. Sau khi được ngân hàng giải ngân, Công ty Mai Khôi đã dùng nguồn tiền này để đầu tư bất động sản, đầu tư sân golf, mua cổ phần các công ty khác. dẫn đến thua lỗ. Đến thời điểm tháng 3-2010, Công ty Mai Khôi mất khả năng thanh toán nên đã phải vay tiếp tiền từ Agribank Chi nhánh 7 để trả cho các khoản nợ quá hạn. Để hợp thức hóa hồ sơ vay tiền từ Agribank Chi nhánh 7, Thắng và Luyến đã nhờ đối tác ký khống các hợp đồng mua bán phân bón với giá trị lớn nhưng thực tế không có. Dù Phạm Trịnh Thắng và đồng phạm có hành vi gian dối nhưng Phạm Văn Cử (nguyên giám đốc Agribank Chi nhánh 7) cùng cấp dưới vẫn phê duyệt hồ sơ, vi 51 phạm các quy định về cho vay, ký chứng thư bảo lãnh và cầm cố các tài sản là quyền sử dụng đất không đúng theo các quy định gây thiệt hại cho Nhà nước trong vụ án này là hơn 600 tỷ đồng. Vụ án ở Agribank Krông Bông: Vụ án được Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử ngày 6/5/2019 , đã tuyên án đối với 20 bị cáo là cán bộ ngân hàng trong vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Tham ô tài sản”; “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Krông Bông, Đắk Lắk (gọi tắt là Agribank Krông Bông). Theo cáo trạng, từ ngày 6-4-2015 đến 20-2-2017, Chu Ngọc Hải, nguyên là cán bộ tín dụng Agribank Krông Bông, đã lập khống tổng cộng 562 bộ hồ sơ khách hàng vay vốn, rút chiếm đoạt tổng cộng hơn 114 tỷ đồng tại Agribank Krông Bông để sử dụng vào mục đích cá nhân. Ngoài ra, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk cũng đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh khởi tố vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đối với Agribank Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk. Vì theo cáo trạng từ năm 2014 đến tháng 10-2016, Agribank chi nhánh tỉnh Đắk Lắk không kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Agribank Chi nhánh huyện Krông Bông. Ngày 1-11-2016, Agribank Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk thành lập đoàn kiểm tra toàn diện nhưng không phát hiện ra việc Chu Ngọc Hải lập khống hàng trăm bộ hồ sơ. Có thể thấy rằng, thời gian qua, nhiều sai phạm trong ngân hàng Agribank được phanh phui, xử lý. Trong đó có yếu tố chủ quan của những sai lầm, vi phạm trong một thời gian dài. Nhưng cũng có một điều rất quan trọng là có một phần do hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động ngân hàng chưa thực sự chặt chẽ và cả sự am hiểu luật pháp của cán bộ còn hạn chế, cán bộ chủ ý hay vô tình lách luật dẫn đến phạm luật, cơ quan điều tra đã phát hiện và khởi tố hàng loạt vụ án, số tiền thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Hầu hết trong các sai phạm này đều thể hiện tính chủ quan của các cán bộ ngân hàng, nghĩa là họ biết sai mà vẫn thực hiện. 52 Bảng 2.4: Tổng hợp một số vụ án tại Agribank Chi nhánh Agribank Agribank - Chi nhánh Nam Hà Nội Agribank - Chi nhánh 6 Agribank - Chi nhánh 7 Agribank Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk Vụ việc Cho vay Công ty Cổ phần Lifepro Việt Nam Cho vay các Công ty do Dương Thanh Cường thành lập Cho vay Công ty Mai Khôi Cán bộ Agribank Đắk Lắk lập hồ sơ giả rút vốn vay Thời gian 2010 -2011 2007 đến 2015 2009 -2011 2015 – đầu 2017 Số tiền thiệt hại 2.755 tỷ đồng 966 tỷ đồng 601 tỷ đồng 114 tỷ đồng Cán bộ Agribank bị khởi tố liên quan 14 5 3 20 Hành vi vi phạm - Khách hàng lừa đảo. -Vi phạm quy định cho vay; - Khách hàng lừa đảo, mượn tài sản đang thế chấp đi vay tại ngân hàng khác - Chấp thuận cho vay khi dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. -Cho vay vượt thẩm quyền phán quyết của chi nhánh; - Vi phạm trong việc quản lý tài sản bảo đảm - Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, sau đó lập hồ sơ giả để vay vốn - Vi phạm quy định cho vay - Đưa và nhận hối lộ (Giám đốc chi nhánh thông đồng với khách hàng) - Cán bộ Agribank Lập khống 562 bộ hồ sơ khách hàng vay vốn, rút chiếm đoạt để sử dụng vào mục đích cá nhân. - Không tuân thủ quy trình bảo mật user hạch toán; - Thiếu trách nhiệm kiểm tra giám sát Nguồn: Tổng hợp qua các vụ án tại Agribank đã được xét xử của học viên. Ngoài ra còn có một số rủi ro xảy ra liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. Các hành vi gian lận đều cố ý, do chính cán bộ nhân viên không tuân thủ quy trình, các chốt kiểm soát tại ngân hàng, thực hiện để trục lợi, các vụ việc điển hình như: giả mạo nguồn thu của khách hàng, thẩm định nguồn thu không có căn cứ, cắt dán chứng từ, hồ sơ tín dụng hoặc cắt dán chứng từ giải ngân (gồm biên bản đối chiếu 53 công nợ, đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán, chứng nhận xác nhận kiểm dịch an toàn thực phẩm,), chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn không phù hợp, các biểu mẫu hóa đơn, hợp đồng của các khách hàng do chuyên viên khách hàng hướng dẫn lập để sử dụng một phần vốn sai mục đích, Khi sự việc bị phát hiện, mặc dù tất cả những cá nhân liên quan đều bị trừng trị đích đáng. Nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu đạo đức nghề nghiệp, trong đó quy trình, quy định còn nhiều kẽ hở, cán bộ nhân viên làm việc thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng lớn đến niềm tin của khách hàng đối với hệ thống ngân hàng Agribank trong giai đoạn vừa qua. Do vậy những yếu tố về địa vị công việc đảm nhiệm, số lượng khách hàng đang quản lý, đánh giá của lãnh đạo về hiệu quả trong nghề nghiệp cho vay của cán bộ ngân hàng chỉ là những yếu tố phụ. Để cán bộ ngân hàng bảo vệ được bản thân mình, hạn chế trách nhiệm hình sự từ công việc cần nắm chắc, cẩn trọng trước rủi ro pháp lý trong từng thao tác nghiệp vụ đối với mỗi hồ sơ đã giải quyết mới là yếu tố chính. Điều này cho thấy việc quản lý rủi ro đạo đức tại Agribank đang đứng trước một thách thức lớn, đòi hỏi ngân hàng cần có biện pháp quản trị nội bộ để hạn chế các sai phạm như trên. 2.3.2. Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro đạo đức trong cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Những đại án ngân hàng nêu trên chỉ là việc xử lý những hậu quả phát sinh từ yếu tố của nhiều năm trước đây. Có thể nhận thấy các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro đạo đức trong thời gian qua tại Agribank như sau: 2.3.2.1. Từ phía cơ quan quản lý vĩ mô - Do các quy định về việc xem xét các điều kiện cơ sở cấp giấy phép thành lập, cấp giấy phép kinh doanh cho các tổ chức kinh tế rất chặt chẽ, song thực tế lại quá dễ dàng, như: năng lực tài chính, quy mô sản xuất kinh doanh, tài sản vốn, máy móc thiết bị, năng lực quản lý, điều kiện trình độ không đầy đủ theo quy định, nhưng vẫn cấp phép kinh doanh. 54 Chẳng hạn tại vụ án của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội, “Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam” là công ty có vốn nước ngoài do các cá nhân nước ngoài sở hữu. Việc quan hệ với công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các giao dịch thương mại quốc tế là tất yếu trong quá trình hội nhập nhưng nếu công tác cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài được kỹ lưỡng hơn thì cá nhân người nước ngoài không thể thực hiện được hành vi lừa đảo. Hoặc tại vụ án của Chi nhánh 6 nói trên, một mình Dương Thanh Cường có thể thành lập ra nhiều công ty và thuê những người điều hành không đủ trình độ để đứng ra làm giám đốc trong thời gian ngắn nhằm mục đích vay tiền ngân hàng rồi chiếm đoạt. Sau khi thực hiện được hành vi lừa đảo, Cường chuyển những người này sang làm việc khác để che giấu hành vi phạm tội tiếp theo. - “Hoạt động cho vay” chịu ảnh hưởng nhiều của hệ thống “kinh tế vĩ mô” như lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thời gian qua do Nhà nước chưa quản lý được thị trường bất động sản dẫn đến hiện tượng “bong bóng”, các khách hàng vay vốn dễ đổ tiền vay ngân hàng để đầu tư và thế chấp bất động sản cho ngân hàng, có thể thấy rõ ở vụ án Dương Thanh Cường tại Agribank Chi nhánh 6. Khi thị trường bất động sản rơi vào đóng băng thì nhiều chủ đầu tư không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, dẫn đến các hành vi khác nhằm che dấu nợ xấu. - Do thiếu tính minh bạch tài chính bằng các con số tiền ảo, nền kinh tế luân chuyển chủ yếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_rui_ro_dao_duc_trong_hoat_dong_cho_vay_tai.pdf
Tài liệu liên quan