Luận văn Quản lý tài chính tại bệnh viện 198 – bộ công an

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ . vi

LỜI MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.2

3. Mục đích nghiên cứu.4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.4

5. Phương pháp nghiên cứu.4

6. Kết cấu luận văn.4

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH BỆNH VIỆN CÔNG.5

1.1. Các khái niệm về bệnh viện công và quản lý tài chính bệnh viện công .5

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của bệnh viện công: .5

1.1.2. Vai trò của bệnh viện công : .5

1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của quản lý tài chính công:.6

1.2. Quản lý tài chính ở bệnh viện công:.9

1.2.1. Mục tiêu của quản lý tài chính trong bệnh viện công: .10

1.2.2. Nguyên tắc quản lý‎tài chính bệnh viện công:.11

1.2.3. Nội dung quản lý tài chính bệnh viện công : .12

1.3. Những nhân tố cơ bản tác động đến quản lý tài chính bệnh viện công .21

1.3.1. Nhân tố bên ngoài .21

1.3.2. Nhân tố bên trong.24

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN 198 –

BỘ CÔNG AN .27

2.1. Khái quát về Bệnh viện 198 – Bộ Công An.27

pdf96 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý tài chính tại bệnh viện 198 – bộ công an, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 2.032 127.20 Tổng 201.229 215.390 253.528 14.161 107.03 38.138 117.70 (Nguồn Phòng ài chính ế to n bệnh viện 1 ) 36 Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình thu so với dự toán năm 2013 - 2015 (Đơn vị triệu đồng) Nguồn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dự toán Thực hiện + / - Dự toán Thực hiện + / - Dự toán Thực hiện + / - 1. Nguồn NSNN 128.574 125.876 -2.698 136.457 132.239 - 4.218 160.364 152.932 -7.432 2. Viện phí 25.487 29.883 4.396 29.630 35.012 5.382 36.547 40.848 4.301 3. BHYT 32.789 38.456 5.667 35.647 40.670 5.023 43.248 50.247 6.999 4. Khác 4.924 7.014 2.090 5.987 7.469 1.482 7.964 9.501 1.537 Tổng 191.774 201.229 207.721 215.390 7.669 248.123 253.528 5.405 (Nguồn Phòng ài chính kế to n bệnh viện 198)  Nguồn thu từ ngân sách nhà nước NSNN cấp cho bệnh viện về cơ bản đủ đảm bảo các khoản chi về lương, phụ cấp lương cho cán bộ chiến sỹ, chi về nghiệp vụ khám chữa bệnh và mua sắm tài sản cố định, máy móc, trang thiết bị. Nguồn thu này chiếm 61,7 % trong tổng chi tiêu của bệnh viện . Bảng 2.1 cho thấy: trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, NSNN cấp cho Bệnh viện 198 về giá trị tuyệt đối đã tăng; năm 2015 gấp 1,35 lần so với năm 2013. Năm 2015 có mức tăng cao là do bệnh viện được đầu tư trang thêm máy móc thiết bị chuyên ngành, đáp ứng sự phát triển của bệnh viện cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Chính nhờ nguồn vốn này mà đảm bảo cho Bệnh viện có thể duy trì và phát triển trong mấy chục năm qua. Bảng 2.2 cho thấy : so với dự toán thu hằng năm bệnh viện luôn đạt vượt mức dự toán khoảng 15-20% , NSNN cấp đạt khoảng 85 – 90% dự toán. Có thể thấy Bệnh viện đã và đang được Nhà nước, Bộ Công an quan tâm đầu tư. Xét phạm vi cả nước thì NSNN đầu tư cho lĩnh vực y tế nói chung về số tuyệt đối năm sau đều tăng so với năm trước. Ngân sách nhà nước dành cho y tế tăng nhanh trong những năm gần đây. Nếu như năm 2012 ngân sách nhà nước chi cho y tế chỉ chiếm 4,38% trong tổng chi, thì 37 tỷ lệ này đã tăng lên 6,30% trong những năm 2014. Mức tăng chi của ngân sách nhà nước chủ yếu để dành cho y tế dự phòng, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng y tế bằng các dự án như nâng cấp hệ thống y tế cấp huyện, tỉnh, Trung ương, và bảo hiểm y tế. Nếu so với các nước láng giềng cùng có thu nhập thấp thì tỉ lệ chi NSNN cho y tế của Việt Nam là thấp, chỉ chiếm 6,3 % GDP; ở các nước này là từ 7,3 – 8,5% GDP. Trong điều kiện dân số nước ta gia tăng với tốc độ ổn định và ngày càng già đi, mô hình bệnh tật thay đổi, nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, thì mức đầu tư của NSNN cho y tế như vậy là chưa phù hợp. Tuy nhiên để khắc phục khó khăn này, cũng như nhiều bệnh viện công khác, Bệnh viện 198 ngày càng có xu hướng dựa vào nguồn thu từ viện phí và BHYT để trang trải cho các khoản chi do NSNN còn hạn hẹp.  Nguồn thu từ bảo hiểm y tế Ở Việt Nam hiện nay theo nội dung của Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi được Quốc hội thông qua trong kỳ họp vừa qua, từ năm 2015, BHYT trở thành loại bảo hiểm bắt buộc nhằm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân của nhà nước. Đối tượng tham gia BHYT ngày càng tăng. Các hình thức BHYT cũng đa dạng hơn, BHYT tự nguyện đã bắt đầu được nhân dân chấp nhận. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi tăng nguồn thu cho bệnh viện từ BHYT. Tại Bệnh viện 198, nguồn thu từ BHYT tăng đều trong giai đoạn 2013-2015 đã góp phần quan trọng trong việc tăng cường và bổ sung nguồn lực tại chỗ cho bệnh viện (Bảng 2.3). Bảng 2.3: Nguồn thu từ BHYT của Bệnh viện 198 năm 2013 đến 2015 Đơn vị: triệu đồng Năm Nội dung 2013 2014 2015 Thu BHYT 38,456 40,670 50,247 Mức tăng thu BHYT so với năm 2013 (%) 100 105,7% 130,6% (Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BV 198 từ năm 2013 đến 2015) 38 Nguồn thu từ BHYT tăng rất nhanh là do chính sách của Nhà nước tăng cường thẻ bảo hiểm nhân dân ,bệnh viện cũng tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị y tế hiện đại để phục vụ bệnh nhân, bên cạnh đó thu nhập bình quân của người dân tăng nên ngày càng có điều kiện quan tâm tới sức khỏe .Nguồn thu BHYT năm 2014 tăng so với 2013 là 2.214 triệu đồng (tương ứng 5,7%) , năm 2015 tăng mạnh 11.791 triệu đồng ( tương ứng 30,6%) so với năm 2013. Tuy nhiên do số lượng người đến khám chữa bệnh rất đông, nhưng cơ sở vật chất cũng như số bác sĩ phục vụ khám chữa bệnh còn thiếu nên bệnh nhân phải chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian. Hơn nữa có tình trạng một số nhân viên của bệnh viện có tâm lý không nhiệt tình khám chữa bệnh cho những người sử dụng thẻ BHYT. Điều này cần khắc phục, nếu không có thể sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu từ BHYT của bệnh viện trong tương lai.  Nguồn thu từ viện phí - Tổng nguồn thu từ viện phí của bệnh viện gồm: thu từ nguồn khám chữa bệnh BHYT; khám chữa bệnh dịch vụ (bệnh nhân không có BHYT) thu từ nguồn khám sức khỏe tuyển dụng, tái tuyển vào công an nhân dân; thu từ viện phí khám chữa bệnh cho các đối tượng còn lại (kể cả khám sức khỏe định kì, khám chữa ngoại viện), nhưng ở đây chúng ta chỉ xét tới viện phí thu từ nguồn khám chữa bệnh. Nguồn thu từ viện phí KCB của Bệnh viện 198 tăng đều qua các năm được thể hiện ở (bảng 2.4 ). Tổng nguồn thu từ viện phí chiếm khoảng 17% trong tổng chi cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện Bảng 2.4: Nguồn thu từ viện phí của Bệnh viện 198 giai đoạn 2013-2015 Đơn vị: Triệu đồng Năm Nội dung 2013 2014 2015 Tổng viện phí 29,883 35,012 40,84 8 Mức tăng nguồn thu từ VP so với năm 2013 (%) 100 117,1% 136,7 % Nguồn: Báo cáo tài chính BV198 năm 2013-2015 39 Trên thực tế cho đến nay, bệnh viện không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý thu viện phí theo hướng thu đúng, thu đủ nhằm đảm bảo công bằng hiệu quả. Qua bảng số liệu ta thấy, số tiền thu từ viện phí và BHYT của Bệnh viện 198 năm sau cao hơn năm trước khoảng 25% - 35%. Đặc biệt là từ năm 2015 nguồn thu này có tốc độ tăng khá lớn. So với năm 2013, số thu viện phí và BHYT năm 2015 đã tăng 11 tỷ đ (khoảng 36,7%). Nguyên nhân chính là do năm 2015 là những năm đầu Bệnh viện có quy mô mở rộng lên 900 giường bệnh. Dự án đầu tư nâng cấp cải tạo Bệnh viện 198 về cơ bản đã kết thúc, trang thiết bị và cơ sở vật chất được nâng cấp với nhiều máy móc mới, công nghệ y học hiện đại. Số bệnh nhân đến khám, điều trị và xét nghiệm tăng lên rõ rệt. Thêm nữa, có một số dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh đã bắt đầu đưa vào sử dụng công nghệ hiện đại nên mức giá dịch vụ cao. Đồng thời Bệnh viện đã tổ chức thu viện phí đồng bộ, sử dụng tin học trong việc quản lý viện phí tới từng giường bệnh theo từng ngày điều trị và từng dịch vụ sử dụng. Chính các yếu tố này đã làm cho nguồn thu từ viện phí tăng đáng kể. Xét trên khía cạnh hiệu quả tổng hợp của nền kinh tế thì mức giá viện phí như hiện nay không những không hiệu quả về kinh tế mà còn gây mất công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Người bệnh chỉ phải nộp một phần nhỏ trong tổng chi phí sử dụng dịch vụ y tế còn lại do Nhà nước bao cấp. Điều này là không phù hợp trong điều kiện nguồn NSNN hạn hẹp. Hơn nữa không khuyến khích người lao động phát huy hết năng lực vì mức thù lao thấp. Mặt khác, xét trên khía cạnh công bằng, hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ thì mức giá viện phí hiện nay cũng không phù hợp. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước thì mức thu viện phí ở Việt Nam là cao mặc dù mới chỉ tính một phần chi phí. Trong khi đó, dù là người giàu hay nghèo thì khi sử dụng các dịch vụ y tế đều chịu cùng một mức giá. Rõ ràng gánh nặng về giá dịch vụ y tế đổ lên vai người nghèo gây ra bất công bằng. Chính điều này không chỉ gây ra mất 40 công bằng trong chăm sóc sức khoẻ mà còn tạo ra “ Bẫy nghèo đói ” ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế xã hội khác như chính sách xóa đói giảm nghèo Xét về phía Bệnh viện, tổng thu tăng nhưng chưa đảm bảo thu “Đủ”. Nói đủ ở đây không phải là thu đủ các chi phí cho giá dịch vụ y tế mà hiện nay theo quy định của Nhà nước, giá thu mới chỉ bao gồm một phần viện phí. Chưa đủ ở đây có nghĩa là: vẫn còn có hiện tượng thất thoát trong quá trình thu. Thất thu trong khám chữa bệnh ngoại trú, đặc biệt là các dịch vụ khám và xét nghiệm. Một báo cáo đây nhất của Bệnh viện chỉ ra rằng: giữa con số thống kê và con số thực thu từ hoạt động khám, xét nghiệm chênh lệch nhau khá lớn. Số thực thu chỉ bằng 70% con số thống kê, như vậy Bệnh viện thất thu khoảng 30% chỉ riêng trong khám và xét nghiệm ban đầu. Cho đến nay, Bệnh viện đã có kế hoạch triển khai hệ thống thu phí đồng bộ, kết hợp các phòng ban chức năng và sử dụng hệ thống nối mạng nội bộ để quản lý việc thu phí. Tuy nhiên hệ thống này đang ở giai đoạn thí điểm còn nhiều trục trặc. Vì vậy Bệnh viện phải nỗ lực có các giải pháp khác để tận thu nguồn kinh phí này. Thất thu trong điều trị nội trú, đó là những sai lệch khi áp giá vào phơi thanh toán để tính chi phí : có những thuốc không có trong khung bảo hiểm, trong phơi là thuốc ngoại nhưng lại tính giá thuốc nội Nguyên nhân chính của việc thất thu này là do không phân rõ trách nhiệm cho từng cá nhân. Nguyên nhân sâu sa của vấn đề chính là do cơ chế quản lý bệnh viện công hiện nay. Ngoài ra còn phải kể đến hiện tượng “thất thu ngầm”. Sau khi Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân ra đời năm 1963, hệ thống y tế tư nhân ở Việt Nam bao gồm : phòng khám, bệnh viện của rư nhân, các hiệu thuốc tư nhân phát triển khá mạnh mẽ trong đó chủ yếu là các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở dược tư nhân quy mô nhỏ. Các cơ sở này trở thành đối thủ cạnh tranh của các bệnh viện công. Tuy nhiên, có những bệnh viện, ph ng khám tư cạnh tranh không lành mạnh đã thông đồng với các bác sỹ trong bệnh viện công để bác sỹ chỉ bệnh nhân ra khám ở phòng khám của mình hoặc các bác sỹ kê đơn thuốc theo yêu cầu của cửa hàng dược Cũng cần phải nói thêm rằng có một phần đáng kể dịch vụ y tế tư nhân do chính các thày 41 thuốc công làm việc ngoài giờ. Hiện ở nước ta chưa có con số thống kê chính thức số lượng các dịch vụ kiểu này là bao nhiêu. Và chính các bác sỹ đó cũng kéo khách hàng của bệnh viện thành khách hàng riêng của mình.  Các nguồn thu khác Ngoài những nguồn thu trên, bệnh viện cũng nhận được một số nguồn thu khác ( xem bảng 2.5), gồm: - Các nguồn thu từ các khoản viện trợ hoàn lại và không hoàn lại của Chính phủ và các tổ chức quốc tế. - Các nguồn đóng góp từ thiện của các ngân hàng , của cộng đồng dân cư... - Nguồn thu từ xã hội hóa y tế. Bảng 2.5: Các nguồn thu khác của Bệnh viện 198 năm 2013-2015 Đơn vị : Triệu đồng Năm Nội dung 2013 2014 2015 Các khoản viện trợ 2.450 2.675 2.986 Nguồn thu từ xã hội hóa y tế 4.564 4.794 6.515 Nguồn: Báo cáo tài chính BV1 năm 2013-2015 Nguồn thu từ dịch vụ, bao gồm: Dịch vụ căng- tin bệnh viện; Dịch vụ nhà xe bệnh viện; Dịch vụ thuê bãi xe taxi; Dịch vụ Tổng hợp bệnh viện; Dịch vụ siêu âm; Dịch vụ nhà thuốc bệnh viện; Dịch vụ bán thuốc ở phòng khám khu vực ; Phí người nhà chăm sóc bệnh nhân. Nguồn thu từ các hoạt động xã hội hóa, bao gồm: Máy CT Scanner; Máy nội soi dạ dày tá tràng qua đường mũi; Máy huyết học tự động; Xe cứu thương; Máy đo độ loãng xương. Ngoài ra Bệnh viện còn có các nguồn thu khác: thu tiền sinh viên thực tập, tiền y sinh các trường dạy nghề thực tập, tiền cung cấp hồ sơ tai nạn , chứng nhận thương tật , giám định y khoa Tuy nhiên, bệnh viện chưa tiếp nhận được nhiều nguồn kinh phí này, hay nói 42 đúng hơn là bệnh viện còn bỏ ngỏ việc khai thác nguồn vốn này.Với vị trí địa lý thuận lợi và tầm vóc, uy tín của bệnh viện cùng với đội ngũ y bác sỹ của bệnh viện như hiện nay, bệnh viện còn rất nhiều tiềm năng trong việc kêu gọi tài trợ, đầu tư từ nước ngoài. Đặc biệt là dưới hình thức tài trợ cho nghiên cứu khoa học, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao kiến thức,Và đây là nguồn thu cần được khai thác trong tương lai.Tổng hợp các số liệu thực tế từ bảng 1 đến bảng 5 cho thấy: nói chung các nguồn thu qua các năm tuy có tăng về giá trị tuyệt đối song tăng chậm Chúng ta cũng thấy được tỷ lệ của từng nguồn thu trong từng năm có sự khác biệt. Nếu như năm 2013, nguồn thu từ ngân sách chiếm 60,4%, sang năm 2014 tăng lên 61,4% (mức tăng không đáng kể) nhưng sang năm 2015 tỷ lệ đó giảm xuống c n 57,3% trong tổng số chi tiêu. Số kinh phí mà NSNN cấp cho bệnh viện tăng nhưng so với tỷ lệ chi tiêu lại đang có xu hướng giảm. Nhưng nguồn thu từ Viện phí và BHYT lại có xu hướng tăng so với tổng chi tiêu từ 35,5% năm 2013 lên 41,5% năm 2015 Như vậy qua các số liệu có thể khẳng định nguồn kinh phí từ NSNN đóng vai tr quan trọng, c n nguồn kinh phí từ các khoản thu khác của bệnh viện là nguồn thu chủ yếu phục vụ cho hoạt động và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện 198 2.3.1.2. C ng t c lập dự to n chi tại ệnh viện 198: Công tác lập dự toán chi là khâu không thể thiếu được, vào giữa năm báo cáo phòng Tài chính - Kế toán của Bệnh viện tiến hành lập dự toán chi cho năm kế hoạch. Hồ sơ kế hoạch chi bao gồm hai phần chính: Các bảng số liệu và bảng thuyết minh bằng lời văn: Bảng số liệu: Đó là các biểu phản ánh số liệu chi của Bệnh viện được sắp xếp theo mục lục ngân sách Nhà nước. Biểu số liệu gồm hai phần chính: - Biểu tổng hợp chi tiết: Phản ánh khái quát kế hoạch chi. - Biểu chi tiết chi: Phản ánh số chi chi tiết, cụ thể theo từng nội dung đã được phản ánh trên biểu tổng hợp. Bản thuyết minh bằng lời văn: Được xây dựng kèm các bảng số liệu với nội dung chính như sau: - Khái quát tình hình thực chi năm báo cáo và một số năm trước đó. 43 - Dự kiến những biến động ảnh hưởng đến tình hình chi năm kế hoạch. - Các chủ trương, biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện chi năm kế hoạch. Để đảm bảo cho việc lập dự toán chi cho hoạt sự nghiệp tại Bệnh viện có căn cứ khoa học và thực tiễn cần phải quán triệt các yêu cầu sau: - Lập kế hoạch chi phải dựa vào phương hướng, chủ trương, nhiệm vụ của Bệnh viện trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo. - Lập kế hoạch chi phải căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá tình hình chi của các năm trước đó, đặc biệt là của năm báo cáo nhằm đảm bảo phân bổ nguồn kinh phí hợp lý, làm cơ sở cho thực hiện cũng như kiểm soát chi được thuận lợi. - Lập kế hoạch chi phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về chi ngân sách cho hoạt động sự nghiêp. Đối với nguồn viện trợ của nước ngoài cần tuân thủ theo các văn bản, hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. 2.3.1.3. Nguồn NSNN cấp ( inh phí thường xuyên) Nội dung sử dụng nguồn tài chính do NSNN cấp cho Bệnh viện hàng năm chủ yếu tập trung cho các khoản chi thường xuyên, trực tiếp gắn với công tác khám chữa bệnh theo quy chế chuyên môn hiện hành. Các khoản chi thường xuyên trong ngân sách hàng năm được phân bổ chỉ tiêu theo cơ cấu, nội dung chi như sau : Bảng 2.6: Tổng hợp dự toán chi theo từng khoản mục (Đơn vị triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dự toán % Dự toán % Dự toán % 1. Chi cho con người 48.055 40,56 47,687 22.82 60,212 23.66 2. Chi quản lý hành chính 24.655 20,81 15,475 7.41 15,093 5.93 3. Chi nghiệp vụ chuyên môn 37.285 31,47 144,290 69.05 176,343 69.30 4. Chi mua sắm sửa chữa TSCĐ 8.484 7,16 1,511 0.72 2,832 1.11 Tổng chi 118.479 100 133.451 100 142.844 100 (Nguồn Phòng ài chính kế to n của bệnh viện) 44 a) Dự toán về qu lương Lương công nhân viên = Lương cơ bản x Phụ cấp lương Lương cơ bản được thiết kế bằng các hệ số mức lương của ngạch công an nhân dân, lương cơ bản được trả cố định hàng tháng và phục vụ nhu cầu cơ bản của công nhân viên chức như: mua thực phẩm, quần áo, đồ dùng, đồ dùng gia đình, trả tiền điện nước và làm căn cứ tính lương hưu. Lương cơ bản của công chức được thiết kế thành nhiều bảng lương tương ứng với nhiều ngạch công chức. Mỗi bảng lương tương ứng với một số ngạch công chức tuỳ theo tiêu chuẩn chuyên môn. Trong bảng lương lại chia ra các bậc thâm liên và các bậc thâm liên đó nhiều hay ít phụ thuộc vào độ dài thời gian làm việc của mỗi ngạch và quy định thời gian để nâng một bậc lương. Việc tính mức lương cho một cán bộ công nhân viên chức tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an là: Mức lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x Hệ số mức lương được hưởng Mức lương tối thiểu được Nhà nước quy định Phụ cấp lương: Là phần có tính chất lương được bổ xung vào tiền lương để bù đắp các yếu tố còn thiếu khi xây dựng tiền lương cơ bản chưa tính đến. Việc tính phụ cấp lương cho một cán bộ công nhân viên như sau: Mức phụ cấp lương = Mức lương tối thiểu x Hệ số phụ cấp được hưởng. b) Dự toán các khoản chi cho con người kh c lương Tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an, các khoản chi cho con người khác lương chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi cho con người. Các khoản chi này bao gồm: Tiền công; Tiền thưởng; Các khoản đóng góp; Các khoản thanh toán cho cá nhân: - Tiền công thực chất là tiền hợp đồng mà Bệnh viện thuê ngoài để làm các vụ, việc phát sinh. - Tiền thưởng là một khoản tiền lương bổ sung nhằm quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong cơ cấu thu nhập của cán bộ công nhân viên thì tiền lương có tính ổn định, thường xuyên, còn tiền thưởng chỉ là phần thêm 45 và phụ thuộc vào các chỉ tiêu thưởng, phụ thuộc vào kết quả hoàn thành công việc được giao. - Các khoản đóng góp tính theo lương như: BHXH, BHYT. c) Dự toán chi cho quản lý hành chính Đây là khoản chi tương đối lớn trong tổng chi hoạt động sự nghiệp tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an, các khoản chi quản lý hành chính bao gồm: Chi tiền sử dụng dịch vụ công cộng; tiền vật tư văn ph ng; chi tiền sử dụng thông tin, liên lạc; Hội nghị phí; Công tác phí; Chi phí thuê mướn; Chi cho đoàn ra, đoàn vào và các khoản chi khác. - Chi tiền sử dụng dịch vụ công cộng thực chất là trả tiền cho Nhà nước khi sử dụng các dịch vụ của Nhà nước. Các khoản thanh toán dịch vụ công cộng như: Thanh toán tiền điện, nước; thanh toán tiền nhiên liệu; thanh toán tiền vệ sinh môi trường. - Tiền vật tư văn ph ng là các khoản như: Văn ph ng phẩm; mua sắm công cụ, dụng cụ văn ph ng và các vật tư văn ph ng khác. Tiền sử dụng thông tin liên lạc như: Cước phí điện thoại trong nước; cước phí bưu chính; Fax; quảng cáo; phim ảnh; sách báo tạp chí thư viện; thuê bao đường điện thoại và thông tin liên lạc khác. - Hội nghị phí là các khoản chi phí phục vụ cho hội nghị như: Chi phí in mua tài liệu; bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên; chi phí thuê hội trường, phương tiện vận chuyển; chi phí thuê phòng cho khách; chi tiền ăn hội nghi và các khoản thuê mướn khác. - Công tác phí là những khoản liên quan tới việc đi lại ngoại giao của cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện. Các khoản công tác phí như: Tiền vé máy bay, tàu xe; tiền thuê phòng ngủ; phụ cấp công tác phí; khoán công tác phí và các khoản công tác phí khác. - Chi phí thuê mướn là những khoản chi mà bệnh viện thuê ngoài làm như: Thuê phương tiện vận chuyển; thuê phương tiện các loại; thuê lao đông trong nước; thuê chuyên gia đào tạo lại cán bộ; chi phí thuê mướn khác. - Chi đoàn ra là các khoản chi như: Tiền vé máy bay, tàu, xe, phí lệ phí liên quan. 46 - Chi đoàn vào gồm chi tiền ăn, tiền ở; phí lệ phí liên quan; chi đoàn vào khác. - Các khoản chi khác. d) Dự toán chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định: Bệnh viện là trụ sở của cơ quan Nhà nước, thay mặt Nhà nước thực thi các công việc mà Đảng và nhân dân giao phó.Là nơi tiếp nhận bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, có nghĩa vụ hoàn thành tốt công tác khám và chữa bệnh, đây cũng là nơi giao tiếp, đối nội đối ngoại. Để cán bộ công nhân viên Bệnh viện hoàn thành tốt các công việc được giao đ i hỏi phải có các phương tiện trang thiết bị hợp lý. Mặt khác, hàng năm do nhu cầu hoạt động cùng với sự xuống cấp tất yếu của các TSCĐ dùng cho hoạt động của Bệnh viện đã làm phát sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho TSCĐ đã bị xuống cấp. Vì vậy, phải xác định nhu cầu kinh phí cho mua sắm tài sản, sửa chữa lớn TSCĐ và xây dựng nhỏ trong dự toán kinh phí hàng năm của Bệnh viện để làm cơ sở lập dự toán chi. Việc lập dự toán chi cho nhóm mục này chủ yếu dựa vào các căn cứ sau: - Dựa vào thực trạng tài sản đã được sử dụng tại Bệnh viện và được xác định thông qua tài liệu báo cáo quyết toán kinh phí kết hợp với điều tra thực tế của ban thanh tra để xác định mức chi cho hợp lý. - Dựa vào khả năng nguồn vốn ngân sách dự kiến sẽ cấp dành cho mua sắm tài sản, sửa chửa lớn và xây dựng nhỏ thuộc lĩnh vực kinh phí thường xuyên kỳ kế hoạch. - Dựa vào tình hình thực tế của Bệnh viện. Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ gồm: - Chi sửa chữa thường xuyên tài sản: đây là khoản chi có tính liên tục hàng tháng, hàng quý như: chi sửa chữa ô tô con, ô tô tải; chi sửa xe chuyên dùng; sửa chữa trang thiết bị kỹ thuât chuyên dùng; chi phí sửa máy tính, photo, Fax, điều hoà nhiệt độ; nhà cửa; đường điện, cấp nước; các tài sản công trình khác. 47 - Khoản chi cho sửa chữa lớn tài sản là những khoản chi với mức chi phí lớn, cần phải có dự án mới được phép làm. Cụ thể như: Sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng; Nhà cửa; Đường điện cấp thoát nước - Mua tài sản vô hình như phần mềm máy tính. - Mua tài sản dùng cho công tác chuyên môn như:trangthiết bị kỹ thuật chuyên dùng. Sơ đồ 2.3: Qu trình mua sắm TSCĐ Quy trình mua sắm tài sản cố định của Bệnh viện 198 - Bộ Công an khá chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch đến khâu đưa tài sản vào sử dụng tại đơn vị. Đơn vị lập kế hoạch mua sắm tài sản cho năm tiếp theo nộp cho phòng kế hoạch để tổng hợp lên kế hoạch mua sắm tài sản cố định, phòng kế hoạch chuyển sang phòng kế toán để lên kế hoạch nguồn kinh phí cho việc mua tài sản cố định cho năm tiếp theo, sau khi phòng kế toán có kế hoạch về nguồn kinh phí sẽ thông qua hội đồng xét duyệt tính Lập kế hoạch nhu cầu của Khoa - Phòng Bộ phận kế hoạch mua sắm TSCĐ Phòng Tài chính – Kế toán tổng hợp Hội đồng mua sắm xét tính hiệu quả Nộp dự toán cho cấp trên để xin cấp vốn Duyệt dự toán và cấp kinh phí Tổ chức đấu thầu cung cấp TSCĐ (Hội đồng) Đơn vị sử dụng Vốn tự có 48 hiệu quả của tài sản cố đinh (máy móc thiết bị). Khi hội đồng đánh giá tính hiệu quả của việc mua sắm tài sản thiết bị sẽ xin cấp nguồn đầu tư của Ngân sách Nhà nước hoặc trích từ nguồn vốn tự có của bệnh viện để mua sắm TSCĐ, việc mua sắm được thông qua hình thức tổ chức đấu thầu (theo luật đấu thầu), sau khi nhà trúng thầu cung cấp thiết bị cho bệnh viện, bệnh viện sẽ đưa cho bộ phận sử dụng khai thác ngay phục vụ cho việc khám chữa bệnh. e) Dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 4 nhóm mục chi của bệnh viện, nó gồm các khoản chi như: Chi hàng hoá, vật tư dùng cho chuyên môn; chi cho mua trang thiết bị kỹ thuật chuyên môn; chi in ấn chỉ; chi bảo hộ lao động; chi sách tài liệu dùng cho chuyên môn....chi thanh toán hoạt động bên ngoài. 2.3.2. Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch thu – chi: Việc tổ chức thực hiện kế hoạch diễn ra trong một niên độ ngân sách (ở nước ta là một năm từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm). Thực ra việc thực hiện kế hoạch tài chính được tiến hành bởi tất cả các Khoa, Phòng và toàn thể cán bộ nhân viên bệnh viện do tất cả các bộ phận đều phải xây dựng kế hoạch hoạt động làm căn cứ cho kế hoạch chi tiêu. Nói cách khác tất cả đều phải góp phần tạo nên các nguồn thu và đều phải tiêu tiền. Tuy nhiên chủ thể trực tiếp của tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi là Phòng Tài chính Kế toán. BV198 cũng đã khuyến khích nhiệt huyết, nỗ lực của CBCNVC bệnh viện thông qua các chế độ thưởng và phúc lợi thiết yếu cũng như ưu đãi cho từng cán bộ - Chế độ lương, thưởng, chính sách đãi ngộ khi về hưu,... Các chế độ này được quy định rõ ràng trong quy chế của bệnh viện như sau:  Lương chính (lương ngạch, bậc theo quỹ lương được duyệt cho lao động trong biên chế) chi theo chế độ quy định của Nhà nước. Trong trường hợp có tăng hoặc giảm biên chế sẽ chi theo thực tế. Tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng ngoài quỹ lương: chi theo chế độ quy định của Nhà nước. Chi khác (chi lương khoán hợp đồng theo vụ, việc): mức chi 2.200.000đ/ 49 tháng/ lao động, các khoản đóng góp (BHXH, BHYT, KPCĐ,...) thực hiện theo chế độ quy định của Nhà nước. * Phụ cấp lương: + Phụ cấp làm đêm, phụ cấp thêm giờ, phụ cấp độc hại- nguy hiểm, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề- theo công việc, phụ cấp trực thì riêng với viên chức, người lao động hợp đồng do đơn vị tự trả lương không thanh toán khoản phụ cấp chế độ ưu đãi ngành và các khoản phụ cấp khác mà Nhà nước quy định dành cho cán bộ viên chức hưởng lương từ ngân sách. + Phụ cấp đặc biệt khác của ngành như tiền thủ thuật, phẫu thuật: ca nào có thu thì chi phụ cấp ca đó. Những ca miễn phí hoặc không thu được thì không chi phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật cho ca đó. Hàng tháng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfth_1729_9474_2035394.pdf
Tài liệu liên quan