Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu, biểu đồ
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP. 6
1.1. Tổng quan về Trường Đại học công lập. 6
1.1.1. Khái niệm. 6
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn trường Đại học công lập . 7
1.1.3. Phân loại Trường Đại học công lập. 8
1.2. Tổng quan về quản lý tài chính tại Trường Đại học công lập. 10
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc quản lý tài chính. 10
1.2.2. Nội dung quản lý tài chính trong các Trường Đại học công lập . 13
1.2.3. Công cụ quản lý tài chính trong các trường Đại học công lập. 18
1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của Trường Đại học công lập. 23
1.3.1. Nhóm các yếu tố khách quan. 24
1.3.2. Nhóm các yếu tố chủ quan. 25
1.4. Kinh nghiệm của các trường Đại học công lập trong nước về quản lý
tài chính. 27
1.4.1. Kinh nghiệm của Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 27
1.4.2. Kinh nghiệm của Trường Đại học Đà Lạt. 28
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế . 29
Tóm tắt chương 1 . 31
124 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế, đại học Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tư số 71/2006/TT-
BTC ngày 9/8/2006 của Bộ tài chính.
Quy chế chi tiêu nội bộ thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với
tình hình thực tế và đáp ứng với các quy định của nhà nước, tối thiểu một năm
được điều chỉnh một lần. Trong quá trình thực hiện, nếu có thay đổi, bổ sung
thì thủ trưởng đơn vị ra quyết định điều chỉnh, bổ sung. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Hiệu trưởng tổ chức lấy ý kiến rộng rãi từ các phòng chức
năng, các đơn vị có liên quan. Các phòng chức năng sẽ xây dựng, góp ý, bổ
sung quy chế và phòng Kế hoạch tài chính được xem là đầu mối tập hợp mọi ý
kiến => trình lên Hiệu trưởng phê duyệt. Qua xét họp, cân nhắc kinh phí, thống
nhất lại các nội dung cụ thể để soạn thảo ra quy chế chi tiêu nội bộ chung.
- Bước 2: Trường nộp quy chế chi tiêu lên Đại học Huế thông qua Ban
48
Kế hoạch tài chính thẩm định trước khi ra quyết định. Trường hợp thấy phù
hợp sẽ trình lên Giám đốc Đại học Huế phê duyệt, trường hợp không phù hợp
với quy định của Nhà nước hiện hành, Ban Kế hoạch tài chính sẽ yêu cầu đơn
vị điều chỉnh lại cho phù hợp. Trường Đại học Kinh tế và Ban Kế hoạch tài
chính sẽ làm việc và điều chỉnh sao cho phù hợp, đi đến thống nhất chung, Ban
Kế hoạch tài chính sẽ trình lại Giám đốc Đại học Huế để phê duyệt chính thức.
- Bước 3: Hiệu trường căn cứ vào phê duyệt của Giám đốc Đại học Huế
sẽ ra quyết định ban hành quy chế chi tiêu nội bộ.
Quy chế chi tiêu nội bộ sau khi được phê duyệt thì Phòng Kế hoạch tài
chính sẽ thông báo và gửi các đơn vị 1 bản để làm cơ sở thanh toán và thực
hiện. Đồng thời gửi lại Đại học Huế 1 bản để theo dõi, giám sát thực hiện;
gửi 1 bản cho kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế để làm căn cứ kiểm soát
chi. Quy chế chi tiêu nội bộ được xem là cơ sở quan trọng trong khâu thực
hiện và kiểm soát chi của đơn vị, là văn bản mang tính pháp lý đối với đơn vị.
Hiện nay quy chế chi tiêu nội bộ chưa nhận được nhiều ý kiến đóng
góp của người lao động. Chính sách khuyến khích người lao động có đóng
góp cho nhà trường trong việc tăng nguồn thu và tiết kiệm chi chưa được quy
định cụ thể nên chưa khuyến khích được cán bộ trong trường hiến kế khai
thác được nguồn thu hợp pháp cho trường.
2.2.2.4. Công tác kế toán
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã tổ chức công tác kế toán
một cách thống nhất, đảm bảo kế toán là một công cụ quản lý, phản ánh đầy
đủ các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị nhằm cung cấp thông tin về
kinh tế, tài chính một cách đầy đủ, trung thực kịp thời và chính xác. Những
thông tin đó đã góp phần hỗ trợ cho Ban giám hiệu có thể ra các quyết định
đúng đắn và nhanh chóng, ngoài ra chúng còn là cơ sở để tăng cường công tác
kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu - chi tài chính của Trường.
49
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế là đơn vị thành viên trực thuộc
Đại học Huế , do đó việc triển khai công tác kế toán tại đơn vị cũng phải tuân
thủ theo hệ thống tổ chức của Đại học Huế và theo quy định của Luật Kế
toán, Nghị định số 128/2004/NĐ-CP, Nghị định số 43/2006/NĐ - CP và
Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, thông tư 107/2017/TT-BTC ngày
10/10/2017 và các văn bản quy định có liên quan.
Quy trình tổ chức công tác kế toán của Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Huế gồm:
- Tổ chức hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu: Thực tế quy trình tổ
chức chứng từ ban đầu tại Trường cơ bản thực hiện tương đối đầy đủ, hợp lý,
phù hợp theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, góp phần đảm bảo quản
lý tài chính được thông suốt, giảm thiểu các tiêu cực xảy ra trong quá trình
quản lý sử dụng tài sản, vật tư, bảo vệ an toàn tài sản của đơn vị, sử dụng hiệu
quả các nguồn lực tài chính, cung cấp các thông tin hữu ích đáng tin cậy.
- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Hiện nay, hệ thống tài khoản
được sử dụng đã được ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, từ
năm 2018 theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, thực tế thực hiện có điều chỉnh
bổ sung thêm một số tài khoản chi tiết để đáp ứng cho yêu cầu quản lý, kiểm
tra, kiểm soát và cung cấp thông tin cho đơn vị, danh mục tài khoản này được
quy định thống nhất chung trong toàn Đại học Huế. Đối với công tác thu - chi,
tùy theo đặc điểm và tính chất các khoản thu - chi phát sinh mà đơn vị sử
dụng các tài khoản để hạch toán, các tài khoản này được chi tiết theo từng
nguồn thu - chi.
- Tổ chức lựa chọn hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán: Hiện nay,
Trường đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung thống nhất trong toàn
hệ thống của Đại học Huế. Hình thức kế toán này phù hợp với mô hình tổ
chức, quản lý chung của Đại học Huế và phù hợp với điều kiện có ứng dụng
50
công nghệ thông tin vào công tác kế toán, đồng thời cũng tuân thủ theo Quyết
định số 19/2006/QĐ-BTC, Thông tư 107/2017/TT-BTC.
- Tổ chức hệ thống báo cáo, phân tích báo cáo tài chính, công khai
tài chính:
+ Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính: Hệ thống báo cáo tài chính tuân
thủ theo quy định chung của Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số
19/2006/QĐ-BTC, từ năm 2018 theo Thông tư 107/2017/TT-BTC. Ngoài hệ
thống báo cáo tài chính bắt buộc trên, đơn vị còn lập các báo cáo mang tính
chất quản trị phục vụ cho lãnh đạo và các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý
của đơn vị, phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát như: Báo cáo tồn quỹ,
báo cáo kiểm kê tài sản, vật tư, công cụ, dụng cụ...
+ Phân tích báo cáo tài chính: Các chỉ tiêu như đánh giá tình hình thực
hiện dự toán, tình hình sử dụng tài sản, công cụ lâu bền, chấp hành các mức
chi tiêu, chính sách, chế độ quy định, đưa ra được các giải pháp tăng thu, tiết
kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí.
+ Công khai tài chính: Công tác công khai tài chính theo quy định tại
Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/5/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện quy chế công khai tài chính với hình thức công khai tại hội nghị
giao ban, đại hội công nhân viên chức hoặc niêm yết trên bảng thông báo của
đơn vị.
- Tổ chức công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán:
Theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài
chính về việc ban hành quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ
quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN, Nhà trường đã thực hiện công tác
kiểm tra, tự kiểm tra tài chính khá đầy đủ, nhằm kiểm tra việc thực hiện các
khoản chi theo đúng chế độ, đúng định mức, đúng mục đích, đúng dự toán
được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
51
Tuy nhiên, công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán còn chưa thật sự sâu
sát, mang nặng tính hình thức. Thời gian tự kiểm tra ngắn, chủ yếu là mời cán
bộ ban Kế hoạch tài chính và cán bộ công đoàn, thanh tra nhân dân của đơn vị
nên chưa khách quan; nội dung kiểm tra còn sơ sài, đơn giản. Do đó, tự kiểm
tra tài chính, kế toán chưa thật sự đóng góp cho đơn vị về công tác quản lý và
minh bạch báo cáo quyết toán.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức công tác kế toán:
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác kế toán, sử dụng một phần mềm kế toán thống nhất chung trong
toàn Đại học Huế, phần mềm kế toán đã giải quyết khá tốt tất cả các khâu kế
toán từ khâu lập chứng từ, ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, xử lý hạch toán và đưa
ra báo cáo tài chính theo một hệ thống biểu mẫu thống nhất.
Tuy nhiên, phần mềm quản lý tài chính sử dụng chung trong Đại học
Huế chưa cập nhập thường xuyên các văn bản của Nhà nước nên cũng ảnh
hướng đến công tác kế toán. Chưa thực hiện được trực tuyến hoặc phân cấp
quản lý nên việc quản trị chưa thực sự tốt so với các phần mềm hiện đại ngày
nay.
Nhập số liệu hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
In sổ, báo cáo cuối tháng/quý
Sơ đồ 2.5: Quy trình ghi sổ chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán
Phần mềm kế
toán trên máy
vi tính
Số kế toán:
Sổ chi tiết
Sổ tổng hợp
Bảng tổng hợp
chứng từ cùng loại
Báo cáo tài
chính
52
2.2.2.5. Công tác kiểm tra, thanh tra
- Về công tác kiểm tra, thanh tra thường xuyên:
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế có ban Thanh tra nhân dân có
nhiệm vụ thanh tra kiểm tra tất cả các mảng hoạt động của đơn vị trong đó có
thanh tra định kỳ về tài chính và chịu sự chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị. Công
tác kiểm soát nội bộ của trường được thực hiện bởi Ban Thanh tra nhân dân
với mục tiêu giúp trường tuân thủ đúng quy định của pháp luật, chính sách,
chế độ, khai thác tối đa nguồn thu, chi tiêu đúng quy định, đúng đối tượng,
đảm bảo chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, chức năng này chưa
được thực hiện thường xuyên, chỉ thực hiện khi có đơn thư hoặc thắc mắc của
cán bộ trong trường và các cán bộ trong Ban thanh tra nhân dân chủ yếu là
các cán bộ, giảng viên ít chuyên môn về quản lý tài chính.
Kho bạc Nhà nước là kênh kiểm soát tất cả các hoạt động thu chi tài
chính có nguồn gốc NSNN của đơn vị thông qua quy chế chi tiêu nội bộ của
đơn vị và các văn bản Nhà nước có liên quan.
Hàng năm, định kỳ 6 tháng, Trường cũng đón tiếp Ban Kế hoạch Tài
chính Đại học Huế thẩm định, xét duyệt quyết toán. Công tác này giúp cho đơn
vị ngày càng hoàn thiện công tác kế toán hơn. Tuy nhiên, việc thẩm định, xét
duyệt quyết toán của Đại học Huế vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Nguyên
nhân là do thời gian duyệt quyết toán ngắn, nên chưa đi sâu sát vào từng nghiệp
vụ kinh tế cụ thể mà chỉ đánh giá chung chung, kiểm tra xác suất, chưa có chế
tài đối với những sai sót trong việc hạch toán, quyết toán của đơn vị.
- Về công tác kiểm tra, thanh tra đột xuất: Ngoài các hoạt động kiểm
tra, thanh tra thường xuyên của Đại học Huế, trường còn tiếp các đoàn thanh
tra đột xuất như: Kiểm toán Nhà nước, thanh tra chính phủ,... cụ thể như sau:
năm 2015 có đoàn kiểm toán Nhà nước và đoàn thanh tra Bộ GD&ĐT, năm
2016 có đoàn thanh tra Chính phủ, năm 2018 có đoàn thanh tra của Kho bạc
53
nhà nước. Ngoài ra, còn có sự thanh tra của Chi cục thuế Thừa Thiên Huế,
bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế và các đơn vị có liên quan.
Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên
và đột xuất có tác dụng kịp thời phát hiện những sai sót, nhược điểm nhằm góp
phần chấn chỉnh và nâng cao công tác quản lý thu chi tại Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Huế.
Kết quả kiểm tra công tác tài chính của trường hàng năm được các đoàn
Kiểm toán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế, Cục Thuế tỉnh
Thừa Thiên Huế đánh giá cao về việc chấp hành đúng các quy định tại các
văn bản hiện hành của Bộ Tài chính về sử dụng các nguồn kinh phí, nộp đầy
đủ các loại thuế. Trường thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tài chính theo
quy định và thực hiện nghiêm túc công tác công khai tài chính, không có biểu
hiện tham ô, tham nhũng tại trường. Công tác lưu trữ chứng từ, sổ sách kế
toán được đánh giá khoa học, rõ ràng, dễ tìm và kiểm tra.
2.2.3. Quản lý nguồn thu tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Chính sách quản lý nguồn thu tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
được thực hiện thông qua quyết định phân cấp ngân sách nhà nước, quyết
định hình thức các hoạt động thu sự nghiệp tập trung hay phân quyền, quản lý
các khoản thu khác vừa đảm bảo đúng hợp đồng, thỏa thuận các bên liên
quan, vừa phù hợp với chế độ nhà nước quy định. Sau đó nhà trường sẽ theo
sự phân bổ của Đại học Huế để thực hiện. Nguồn thu của Trường bao gồm:
Kinh phí NSNN, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn thu khác.
54
Bảng 2.4 Nguồn thu của Trường Đại học Kinh tế giai đoạn 2015-2018
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
2018/2015 TĐ
TTBQ
(%) +/- %
Kinh phí NSNN cấp 19.088 21.942 13.456 11.595 -7.493 -39,255 -12,52
Tỷ trọng (%) 23,94 25,45 16,43 13,93
Thu hoạt động sự nghiệp 59.797 62.157 67.520 70.695 10.898 18,22 5,76
Tỷ trọng (%) 74,99 72,1 82,43 84,92
Thu khác 850 2.113 938 957 107 12,59 31,67
Tỷ trọng (%) 1,07 2,45 1,15 1,15
Tổng thu 79.735 86.212 81.914 83.247
(Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2015, 2016, 2017,2018)
Số liệu bảng 2.4 cho chúng ta thấy tổng thu của Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Huế giai đoạn 2015-2018 có xu hướng tăng lên, trong đó NSNN
chiếm dưới 25% nguồn thu, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm trên
70% nguồn thu. Tổng nguồn thu năm 2015 là 79.535 triệu đồng, năm 2016 là
86.212 triệu đồng tăng 6.657 triệu đồng tương đương tăng 8,12%, sang năm
2017 tổng thu là 81.914 triệu đồng giảm so với năm trước là 4.298 triệu đồng
do kinh phí NSNN cấp giảm 8.486 triệu đồng và thu khác (cụ thể là thu lệ phí
tuyển sinh) giảm 1.175 triệu đồng.
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm đáng kể và tăng dần qua các
năm. Năm 2015 thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm 74,99% tổng thu, đến năm
2018 thì thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm 84,92% tổng thu. Như vậy, có thể
nói Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ngày càng dựa vào nguồn thu ngoài
ngân sách nhà nước để duy trì hoạt động lâu dài của nhà trường. Ngoài ra,
trong bối cảnh nhà nước giao chỉ tiêu đào tạo và mức thu học phí đối với công
lập có phần hạn chế thì việc duy trì hoạt động của đơn vị ngày càng khó khăn.
Từ việc phân tích cơ cấu nguồn tài chính có một số nhận xét sau:
55
Một là, nguồn thu từ kinh phí sự nghiệp chiếm 75% trong tổng nguồn
thu, tỷ lệ này tăng dần trong giai đoạn 2015-2018. Điều này cho thấy nhà trường
có khả năng tự chủ về tài chính.
Hai là, tốc độ tăng trưởng bình quân nguồn thu ngoài ngân sách nhà
nước giai đoạn 2015-2018 chưa cao, điều này cho thấy nhà trường chưa khai
thác hết tiềm lực để đa dạng nguồn thu. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào
tạo, hợp tác và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, chuyển giao ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng thấp.
2.2.3.1. Quản lý nguồn kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp
Nguồn kinh phí NSNN cấp là nguồn tài chính quan trọng và chủ yếu để
phát triển kinh tế, chiến lược phát triển giáo dục trong thời gian tới cũng đặt
ra mục tiêu tăng cường nguồn tài chính cho giáo dục nhằm tăng tốc độ phát
triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực.
Nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước cấp cho Trường Đại học Kinh tế
bao gồm:
- Nguồn kinh phí chi thường xuyên : Bao gồm kinh phí cấp chi đào tạo
đại học và kinh phí cấp chi đào tạo sau đại học
Kinh phí đào tạo đại học: Nguồn kinh phí NSNN cấp cho chi thường
xuyên của trường Đại học Kinh tế chủ yếu dựa vào chỉ tiêu số lượng sinh viên
của Trường. Việc tổ chức quản lý và sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp được
thực hiện theo quy định của nhà nước bao gồm: Lập dự toán, chấp hành dự
toán và quyết toán ngân sách.
Căn cứ trên kế hoạch ngân sách của các đơn vị xây dựng và tổng dự
toán NSNN được Bộ GD&ĐT cấp cho Đại học Huế hàng năm, sau khi cân
đối đảm bảo cấp đủ 60% kinh phí chi lương biên chế, chi học bổng và kinh
phí điều hành chung, Đại học Huế tiến hành phân bổ kinh phí cho đơn vị dựa
trên tổng quy mô đào tạo theo hệ số quy đổi. Công thức phân bổ dự toán
56
NSNN cho các đơn vị cấp 3 nói chung, trong đó có Trường ĐHKT Huế là:
Kinh phí đào tạo sau đại học: Phân bổ theo quy mô đã được quy
đổi tương ứng với từng bậc học và phân cấp các nhiệm vụ giữa Đại học
Huế và các đơn vị trực thuộc.
- Nguồn kinh phí không thường xuyên: Bao gồm kinh phí cấp chi
NCKH, đào tạo sinh viên Lào theo diện học bổng của Bộ GD & ĐT, cử
tuyển, đào tạo NCS đề án 911, NSNN cấp bổ sung để tổ chức kỳ thi quốc gia
Phân bổ NSNN cho hoạt động khoa học và công nghệ của các trường
đại học ở Việt Nam chủ yếu phân bổ qua các chương trình, đề tài khoa học và
công nghệ. Nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích và đánh giá phương
pháp, cách thức và định mức phân bổ NSNN cho các chương trình, đề tài
khoa học và công nghệ.
Hằng năm căn cứ vào kinh phí NCKH của sinh viên và giáo viên được
cấp, Đại học Huế sẽ phân bổ sinh phí lại cho trường sau khi đã trừ đi phần
quản lý. Các đề tài này đã được Hội đồng NCKH của Đại học Huế và Bộ phê
duyệt, kinh phí khi được giao về cũng đã được phân tương đối là chi tiết. Trên
số kinh phí được cấp, Trường cho các chủ đề tài ứng 50% kinh phí để tiến
hành thực hiện đề tài.
Để quản lý và sử dụng tốt NSNN, ngoài công tác kế hoạch tốt thì
Trường Đại học Kinh tế cần phải sử dụng tốt công cụ kế toán. Bởi vì, NSNN
đòi hỏi phải hoạch toán đúng từng chương, loại, khoản vì mỗi nguồn kinh phí
Kinh phí
chi thường
xuyên
phân bổ
cho đơn vị
=
Tổng KP
NSNN t/xuyên
của ĐH Huế
-
60% KP chi
lương biên
chế thực có
-
KP chi học
bổng
(8%)
KP điều
hành chung
(3-5%)
-
Quy mô đào tạo đã quy đổi (các hệ chính quy, vừa
học vừa làm, chuyên tu, cử tuyển) toàn ĐHH
Quy mô
đào tạo
quy đổi
của
trường
x
57
có tính chất khác nhau (được hay không được chuyển số dự năm sau). Đồng
thời, NSNN đòi hỏi phải có sự đối chiếu thường xuyên giữa đơn vị sử dụng
với kho bạc Nhà nước, nhằm tránh trường hợp nhầm lẫn, sai sót, thiếu đối
chiếu thì có thể dẫn đến việc phải trả lại kinh phí cho NSNN.
Số liệu bảng 2.5 cho thấy được sự biến động tăng giảm theo từng năm
của NSNN cấp cho Trường Đại học Kinh tế. Năm 2016 NSNN cấp là 21,942
triệu đồng tăng 14,95% so với năm 2015, kết quả này là do NSNN cấp cho
chi thường xuyên cụ thể là cấp chi cho đào tạo đại học tăng 495 triệu đồng,
cấp chi cho đào tạo sau đại học tăng 338 triệu đồng và phát sinh mới khoản
kinh phí chi không thường xuyên cấp bổ sung để tổ chức kỳ thi quốc gia là
1.881 triệu đồng.
Sang năm 2017, kinh phí NSNN cấp giảm mạnh còn 13.093 triệu đồng,
trong đó có 12.192 triệu đồng là cấp cho đào tạo đại học giảm so với năm
2016 là 4.959 triệu đồng tương ứng giảm 28,91%, 901 triệu đồng chi cấp cho
đào tạo sau đại học giảm 1.540 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng giảm
63,09%. Năm 2018, NSNN cấp chỉ còn 11.433 triệu đồng giảm 39,05% so
với năm 2015. Điều này là tất yếu với lộ trình đăng ký tự chủ của Trường Đại
học Kinh tế vào năm 2019. Nguồn kinh phí không thường xuyên giảm so với
với năm 2016 do giảm phần kinh phí cấp bổ sung để tổ chức kỳ thi quốc gia.
58
Bảng 2.5. Tổng hợp tình hình NSNN cấp giai đoạn 2015-2018
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
2018/2015 TĐ
TTBQ
(%)
+/- %
1. Nguồn kinh phí do NSNN cấp chi cho thường xuyên 18.759 19.592 13.093 11.433 -7.326 -39,05 -13,80
Đào tạo Đại học 16.656 17.151 12.192 10.645 -6.011 -36,09 -12,88
Đào tạo Sau Đại học 2.103 2.441 901 788 -1.315 -62,53 -19,85
2. Nguồn kinh phí do NSNN cấp chi cho không thường xuyên 329 2.350 363 162 -167 -50,76 158,12
NSNN cấp chi NCKH 34 289 266 82 48 141,18 224,29
NSNN cấp đào tạo SV Lào 205 145 97 80 -125 -60,98 -26,63
NSNN cấp đào tạo NCS theo đề án 911 90 35 - 0 -90 -100,00 -20,37
NSNN cấp bổ sung để tổ chức kỳ thi quốc gia - 1.881 - 0
3.Tổng cộng 19.088 21.942 13.456 11.595
(Nguồn: Báo cáo quyết toán Trường ĐHKT năm 2015, 2016, 2017,2018)
59
Xét về mặt cơ cấu, có thể nhận thấy rõ nguồn NSNN cấp cho chi đào tạo
đại học chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng NSNN cấp của các năm trong giai đoạn
2015-2018. Cụ thể là NSNN cấp chi đào tạo đại học chiếm trên 80% tổng
NSNN, còn lại chi cho đào tạo sau đại học và chi không thường xuyên chiếm tỷ
trọng thấp. Điều này phù hợp với đặc thù của nhà trường đào tạo Đại học là
chính với số lượng sinh viên đại học chiếm tỷ lệ cao trong toàn trường.
Bảng 2.6. Mức cấp NSNN trên 1 sinh viên hệ đại học chính quy
giai đoạn 2015-2018
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
NSNN cấp (Tr.đồng) 16.656 17.151 12.192 10.645
Số lượng sinh viên hệ đại học (người) 6.141 6.557 6.850 6.920
Mức NSNN cấp/1sinh viên (triệu đồng) 2,71 2,62 1,78 1,54
Tỷ lệ tăng/giảm số NSNN tính bình quân cho
1 sinh viên qua các năm (năm sau so với năm trước)
-3,56% -30,82% -13,58%
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào số liệu thu thập được)
Số liệu bảng 2.6 cho thấy, lượng ngân sách cấp bình quân cho 1 sinh
viên hệ đại học giảm dần qua các năm. Năm 2015 mức này là 2,71 triệu đồng/
1 sinh viên, năm 2016 là 2,62 triệu đồng/ 1 sinh viên đến năm 2018 giảm
mạnh còn 1,54 triệu đồng/1 sinh viên. Đây là chủ trương của Nhà nước trong
việc từng bước giao cho trường tự chủ về tài chính, tự tạo lập thêm nguồn thu
để trang trải, không lệ thuộc nhiều vào Ngân sách.
Đối với hệ đại học, năm 2015 Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu tuyển sinh là
1690 sinh viên nhà trường tuyển sinh được 1.729 sinh viên, vượt 2,25% so với
chỉ tiêu. Năm 2016 nhà trường chỉ tuyển sinh được được 1.414 đạt 78,55 % so
với chỉ tiêu được giao là 1.800 sinh viên. Sang năm 2017 tỷ lệ tuyển sinh
được chỉ đạt 74,68% tức tuyển được 1.404 / 1.880 chỉ tiêu được. Qua đây
thấy rằng tình hình tuyển sinh của nhà trường ngày càng khó khăn do sự cạnh
60
tranh của thị trường giáo dục đào tạo cũng như nhận thức của xã hội về nghề
nghiệp, kết hợp với việc nhà nước cấp ngân sách trên 1 sinh viên ngày càng
giảm dần là một bất lợi của trường trong việc nhận nguồn từ ngân sách cấp.
2.2.3.2. Quản lý nguồn kinh phí từ hoạt động sự nghiệp
Thu hoạt động sự nghiệp là hoạt động chính của nhà trường, rất được
nhà trường chú trọng và quan tâm. Để quản lý tốt nguồn thu tài chính này,
Trường Đại học Kinh tế sử dụng công cụ chủ yếu thông qua các văn bản pháp
luật quy định về các khoản thu và mức thu của Nhà nước, của Đại học Huế và
quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường.
Nhờ chính sách nhà nước tăng cường công tác xã hội hóa trong giáo dục,
cho phép trường thu học phí, lệ phí, khai thác các nguồn thu hợp pháp như liên
kết đào tạo, cung ứng dịch vụ, khai thác cơ sở vật chất đã tạo điều kiện cho
nhà trường tăng nguồn thu ngoài NSNN. Nguồn tài chính của trường từng
bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Nguồn thu này đóng
vai trò quan trọng trong tổng kinh phí của nhà trường trong điều kiện NSNN
đầu tư cho giáo dục ngày càng thấp.
ĐVT: triệu đồng
Biểu đồ 2.1. Nguồn kinh phí từ hoạt động sự nghiệp của nhà trường
giai đoạn 2015-2018
(Nguồn: Báo cáo quyết toán Trường ĐHKT năm 2015, 2016, 2017,2018)
38,964
42,847
47,130
55,238
20,833 19,310 20,390
15,457
347
1,425
221 181503 688
717 776
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
2015 2016 2017 2018
HP hệ chính quy
HP hệ không chính quy
Lệ phí tuyển sinh
Thu sự nghiệp khác
61
- Thu học phí: Trường Đại học Kinh tế là đơn vị sự nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục, học phí là nguồn thu đóng vai trò quan trọng trong
việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tưu chiều sâu, trang thiết bị cho điều
kiện giảng dạy, học tập cũng như nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức
của Nhà trường. Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006
của Chính Phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
theo đó đơn vị không được giao quyền tự chủ về mức thu học phí, Nhà trường
phải áp dụng mức trần theo quy định. Căn cứ theo mức trần quy định của Nhà
nước Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ
quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu sử dụng
học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học
2010-2011 đến năm học 2014-2015, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày
02/10/2015 của Chính Phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ
sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học
phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021,
đơn vị tính toán mức thu trình Đại học Huế xem xét và duyệt mức thu cho
theo nhóm ngành của đơn vị mình. Trường sẽ trực tiếp thu, quản lý và sử
dụng nguồn kinh phí thu từ học phí này. Mức thu học phí được thực hiện theo
nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học. Học phí tín
chỉ = Tổng học phí toàn khóa/Tổng số tín chỉ toàn khóa. Mức thu học phí theo
từng loại hình đào tạo qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
62
Bảng 2.7. Mức thu học phí các hệ đào tạo
(2015-2018)
(Nguồn: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế)
Sau khi thu được sẽ tiến hành trích nộp điều hành cho Đại học Huế một
phần kinh phí, cụ thể là: học phí chính quy: 6%, học phí không chính quy:
3%, học phí sau đại học: 6%.
Trường Đại học Kinh tế thực hiện 02 hình thức thu học phí đó là sinh
viên nộp qua ngân hàng hoặc thu tiền mặt trực tiếp tại phòng Kế hoạch Tài
chính. Toàn bộ học phí thu được nộp vào Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên
Huế theo quy định. Nhằm quản lý nguồn thu được tốt, nhà trường đã sử dụng
phần mềm thu học phí, sử dụng in biên lai. Ưu điểm của các biện pháp trên là
tiết kiệm thời gian, công sức cho cán bộ thu (trước đây là viết biên lai bằng
tay); tránh trường hợp sai sót trong khâu theo dõi; hạn chế rủi ro cho cán bộ
thu trong khâu kiểm đếm tiền; thời gian thu sẽ diễn ra nhanh hơn, thu được số
lượng học phí nhiều nhưng trong thời gian ngắn; phần mềm liên thông các
phòng chức năng nên dễ theo dõi, đối chiếu thông tin Tuy nhiên điều cần
quan tâm đến là nhà trường quy định thời gian nộp học phí trong kì là trước kì
thi, điều này làm cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_tai_chinh_tai_truong_dai_hoc_kinh_te_dai_ho.pdf