LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN.ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ.vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. viii
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ
QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP.8
1.1 Những vấn đề lý luận chung về thuế giá trị gia tăng .8
1.1.1 Lý luận chung về thuế.8
1.1.2 Lý luận cơ bản về thuế giá trị gia tăng .11
1.2 Nội dung quản lý thu thuế GTGT các đơn vị kinh doanh.20
1.2.1 Khái niệm quản lý thu thuế giá trị gia tăng .20
1.2.2 Nội dung quản lý thu thuế giá trị gia tăng các đơn vị kinh doanh.21
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế giá trị gia tăng.28
1.3.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thuế.28
1.3.2 Chính sách và những qui định về quản lý thuế giá trị gia tăng .28
1.3.3 Các phương tiện, thiết bị dùng vào công tác quản lý thuế giá trị gia tăng29
1.3.4 Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế .29
1.3.5 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế.29
1.3.6 Nhận thức của người dân và tính tự giác của doanh nghiệp.30
1.4 Kinh nghiệm một số địa phương về quản lý thu thuế giá trị gia tăng và bài học
rút ra cho huyện Phù Yên.30
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý thu thuế giá trị gia tăng của Chi cục Thuế huyện
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.30
1.4.2 Kinh nghiệm quản lý thu thuế giá trị gia tăng của Chi cục Thuế huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.32
1.4.3 Bài học về quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh trên địa bàn
huyện Phù Yên.33
1.5 Kết luận .34
96 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường kinh tế giai đoạn (2013 - 2017) là 11,0%,
trong đó: Nông - lâm nghiệp tăng 9,8%; công nghiệp - TTCN, xây dựng cơ bản tăng
18% và thương mại, dịch vụ tăng 19%. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng
hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ
tăng, nông lâm nghiệp giảm so với năm 2013. Tỷ trọng giá trị sản xuât ngành công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng từ 13,2% năm 2013 lên 15,5%
năm 2017: thương mạị dịch vu tăng từ 20,6% năm 2013 lên 22,5% năm 2017 và giám
tỷ trọng giá trị san xuất ngành nông - lâm nghiệp từ 66% năm 2013 xuống còn 62%
năm 2017.
Ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp của huyện giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Những năm gần
đây, sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển tương đối toàn diện và khá ổn
định. Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường. Đặc biệt việc
ứng dụng tiên bộ kỹ thuật luôn được coi trọng. Sản xuất nông nghiệp theo hướng đưa
cây, con giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn thay thế cây, con giông
cũ kém hiệu quả kinh tế. Các công trình phục vụ sản xuất cơ bản được kiên cố hoá, đời
sống vật chất tinh thần các tầng lớp dân cư nông thôn có nhiểu chuyển biến tích cực.
Bình quân tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm giai đoạn (2013 - 2017)
là 9,8%. Sản lượng lương thực quy thóc bình quân hàng năm đạt 32.000 tấn, bình quân
lương thực trên đầu người giai đoạn (2013 - 2017) đạt 542 kg/người/năm. Giá trị sản
xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành năm 2017 đạt 129.317 triệu đổng đạt
79,73%.
- Về trồng trọt:
37
Những năm qua nhờ có tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa, ngô, áp dụng đổng bộ
các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, tăng cường đẩu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, thực hiện tốt công tác khuyến nông, đã đưa năng suất cay trồng tăng nhanh. Sản
xuất cây rau màu, cây lương thực, cây công nghiệp, cây ãn qua đã, đang chuyển dịch
theo hướng sản xuất. Các loại cây có giá trị kinh tế hàng hoá caơ như chè, mía, bông
được chú trọng đầu tư phát triển.
Bước đầu hình thành các mô hình kinh tế như kinh tê hộ, kinh tế trang trại, vườn đồi ở
khu vực các xã vùng dọc quốc lộ 6, vùng cao và biện giới. Đã hình thành rõ nét các
vùng sản xuất chuyên canh như vùng trổng chè, mía, bông. Góp phần tăng thu nhập,
giải quyết việc làm cho nhân dân, phá thê độc canh. Năm 2017 giá trị kinh tế ngành
trồng trọt đạt 106.141 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 80,62% trong cơ cấu sản xuất nông
nghiệp.
- Về chăn nuôi
Chăn nuôi trên địa bàn huyện ngày một phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từng
bước chuyển dần theo hướng đẩy mạnh đầu tu chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia
súc, gia cẩm và đa dạng hoá các sản phầm chăn nuôi. Tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ
cấu kinh tế nông nghiệp. Các chương trình Sinh hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, nuôi gia
cầm theo hướng công nghiệp tập trung đang được phát triển. Nhìn chung, chăn nuôi đã
trở thành một nghề sản xuất chính trong một bộ phận nông dân. Năm 2017, giá trị chăn
nuôi đạt 23.176 triệu đồng chiếm 17,6% giá trị các cây trồng này góp phần quan trọng
vào việc nâng cao đời sống người dân ở đây. Một mặt chúng được dùng để làm thức
ăn, một mặt dòng trao đổi buôn bán giúp ngành thương mại ở đây phát triển hơn.
Ngành trồng trọt ở Phù Yên đã đảm bảo được mức lương thực cần thiết của một địa
phương có khả năng tự cung tự cấp lương thực. Bình quân lương thực đầu người của
Phù Yên đạt 642 kg/người lớn hơn gấp 2 lán mức bình quân lương thực tối thiếu (300
kg/kg). Bên cạnh trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng góp phần đáng kể vào việc nâng
mức sống người dân ở Phù Yên. Ngành chăn nuôi Phù Yên đã từng bước chuyển đổi
dần theo hướng đẩy mạnh đáu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia
cầm và đa dạng hoá sản phẩm chăn nuôi, tăng quy mô hàng hoá trong cơ cấu phát
38
triển. Chăn nuôi đại gia súc là một thế mạnh của Phù Yên, đặc biệt ỉà chăn nuôi trâu,
bò, lợn. Bên cạnh đó còn có gia cầm.
Ngành lâm nghiệp
Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90 công tác quan lý, bảo vệ và khôi phục phát
triển vốn rừng đã được đặt ra một cách cấp bách. Các chương trình 327, dự án Việt -
Đức, dự án 661,... nhất là chương trình tăng vụ, phát triển thâm canh cây lương thực
theo quan điểm hàng hoá, đã ngãn chận có hiệu quả tinh trạng phá rừng làm nương
rẫy. Diện tích đất có rừng năm 2017 của toàn huyện có 42.326 ha, chiếm 49.34% tổng
diện tích tự nhiên tăng 20.426 ha so với nam 2013. Trong đó: 4.166,18 ha rừng sản
xuất; 38.159,8 ha rừng phòng hộ. Việc tăng cường quản lý bảo vệ, thực hiện tốt chính
sách đóng của rừng nên khối lượng khai thác lâm sản co xu thế giảm dần so với những
năm trước đâỵ. Việc quán triệt thực hiện nghiêm túc các hương ước cộng đổng, các
quy ước thôn bản nên tình trạng khai thác trái phép và cháy rừng cũng đã được đẩy lùi
một bước Tổng giá trị sản xuất làm nghiệp của huyện năm 2017 đạt 11.657 triệu đồng
đạt 7,18%.
Ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp của huyện chưa được quan tâm, đầu tư phát triển. Hiện tại, có 86
cơ sở sản xuất, trong đó có 84 cơ sở chế biến và phân bố không đều, chu yếu ở thị trấn
31 cơ sở. Nhìn chung, công nghiệp Phù Yên mới tập trung phát triển ngành công
nghiệp chê biến chiếm 57,72%, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước
chiếm 42,28% tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Mặc dù, tiềm năng về
khoáng sản khá lớn, song mức độ đầu tư khai thác còn nhó lẻ.
Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp năm 2017 đạt
6.492,40 triệu đồng đạt 4% (tính theo giá hiện hành), trong đó: Công nghiệp chế biến
đạt 3.747,40 triệu đồng đạt (sản xuất SP khoáng phi kim loại - 2.279,7 triệu đổng, sản
xuất thực phẩm và đồ uống - 426 triệu đồng, sản xuất trang phuc - 469,30 triệu
đồng,...); Công nghiệp sản xuất và phân phối điện - 2.485 triệu đổng, sản xuất và phân
phối nước - 260 triệu đồng.
39
Các ngành dịch vụ
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy các hoạt động kinh
doanh và tăng nhu cầu giao dịch, trao đổi hàng hoá. Các hoạt động thương mại. dịch
vụ du lịch của huyện những nãm qua phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực và hoạt động
có hiệu quả phục vụ kịp thời cho sản xuất, đời sống nhân dân. Tạo ra thị trường hàng
hoá phong phú, giá cả tương đối ổn định. Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ, thương
mại năm 2017 đạt hơn 14.720 triệu đổng đạt 9%, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm giai đoạn 2013 - 2017 đạt 19%. Đến nay, trên địa bàn huyện có 6 nhà nghỉ, 3 cơ
sở dịch vu và 8 chợ lớn nhỏ và hàng trăm cửa hàng buôn bán tập thể, tư nhân.
Dân số
Tính đến 31/6/2018 toàn huyện có 61.195 người, với 15.865 hộ, trong đó dân số nông
nghiệp chiếm tới trên 90%. Mật độ dân số trung bình 83 người/km (mật độ của tỉnh 75
người/km2) và phân bố không đều giữa các địa bàn trong huyện tập trung nhiều nhất ở
thị trấn (2.889 người/km2). Trên địa bàn huyện có 6 dân tộc chính, dân tộc Thái là chủ
yếu chiếm 53,6%, dân tộc Kinh 14,1%, dân tộc HMông 12,7%, dân tộc Dao chiếm
0,4%, dân tộc Mường 19,2%. Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp,
sông phân tán, rải rác và vẫn còn tình trạng du canh, tỷ lệ tăng dân số cao Dưới sự chỉ
đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện, xã, phong trào kế hoạch hoá gia đình được
tuyên truyển sáu rộng và triển khai, thực hiện tích cực trên toàn huyện. Mặc dù mức
sinh đã giảm đáng kể nhưng kết quả chưa thật vững chắc, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
còn cao (1,58% năm 2017). Sự gia tăng dân số kéo theo nhiều sức ép vể việc làm, đời
sống, y tế, văn hoá, giáo dục, trật tự xã hội cũng như vấn đề sử dụng đất. Đây là thách
thức lớn đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong sự phát triển
bền vũng.
Lao động và việc làm
Theo số liệu thống kê toàn huyện năm 2017 có 28.468 lao động, chiếm 48,09% dân số.
Trong đó: lao động phi nông nghiệp chiếm gần 15% tống số lao động, tập trung chủ
yếu ở các trung tâm xã, cụm xã, thị trấn; lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu chiếm
trên 89% tổng số lao động, tập trung nhiều ở khu vưc nông thôn, sản xuất nông
40
nghiệp thuần tuý. Nhìn chung, nền kinh tế của huyện phát triển chưa đồng đều giữa
các vùng, trên địa bàn huyện không có các công nông trường, xí nghiệp, trang trại của
tỉnh, của trung ương mà chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ sản xuất thu công, lao động
sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Do vậy, việc sử dụng lao đông, bố trí ngành nghề đối
với con - em đã có bằng cấp là vấn đề bức xúc, khó phát huy được những kiến thức đã
được trang bị dẫn đến tình trạng thoát ly hoặc trở về tham gia lao động nông nghiệp ở
nông thôn. Qua điều tra hàng năm huyện mới chi sử dụng hết 80% quỹ thời gian lao
động do thiếu việc làm. Hiện tại huyện có khoảng 6-8% lao động thường xuyên không
có việc làm và khoảng 35% lao động nông nghiệp nhàn rỗi. Tình trạng lao động dư
thừa tâp trung chủ yếu ở các khu vực thị trấn, trung tâm cụm xã và phần lớn là lao
động phổ thông, chất lương lao động thấp, sô lao động chưa qua đào tao chiếm tỷ lê
lớn gần 90% tổng sô lao động. Có thể nói nguồn lao động của huyện khá dồi dào, song
do trình độ còn hạn chế. Tình trạng không có hoặc thiếu việc làm nhất là đối với lứa
tuổi thanh niên, học sinh mới ra trường và lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề
thách thức cần giải quyết. Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu lao động
còn nghiêng về sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
thương mại chưa phát triển đã hạn chế rất lớn đến khả năng khai thác nguồn tài nguyên
quý giá này.
* Thu nhập
Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của cộng đồng các dân tộc trong
huyện còn ở mức thấp so với mức bính quân chung của cả nước. Bình quân thu nhập
trên đầu người năm 2017 đạt 623 USD và mức thu nhập phân bố cũng không đồng đều
giữa các vùng, đặc biệt là giữa khu vực nông thôn với thành thị.
Vùng quốc lộ 6: đây là vùng kinh tế động lực của huyện có bình quân thu nhập trên
đầu người khoảng 640 USD/năm. Các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế
vườn rừng đã và đang được mờ rộng, phát triển. Trong vùng có khá nhiều hộ có thu
nhập từ 20 triệu - 110 triệu đồng/năm. Đến nay, số hộ nghèo giảm xuống còn 6% theo
tiêu chí cũ và trên 80% số hộ được xem truyền hình, 75% số hộ dùng nước sạch...
41
Vùng cao và biên giới: bình quân thu nhập đầu người khoảng 400 USD/năm. Những
năm qua trên địa bàn vùng cao, biên giới đã thực hiện tốt công tác định canh, định cư
và chuyển hưóng sản xuất trên cơ sở có quy hoạch từng vùng cụ thể nhằm góp phần
giải quyết vấn đề lương thưc tại chỗ, xoá bỏ tập quán trông cây thuốc phiện, cơ sở hạ
tẩng đã được cải thiện một bước. Nền kinh tế của các xã vùng cao cũng như mức thu
nhâp bình quân trên đầu người đã được cải thiện, giảm tỷ lệ nghèo xuống còn 15%.
Như vậy có thể thấy Phù Yên là một trong những huyện thuộc vùng kinh tế động lực
của tỉnh Sơn La, do đó trong những năm tới huyện Phù Yên sẽ được đầu tư xây dụng
mới và nâng cấp thêm nhiều công trình hạ tầng cơ sở; mở rộng, phát triển đô thị và
tiếp nhận các dự án phái triển công nghiệp - tiểu thủ cồng nghiệp, thương mại, du
lịch...Tuy nhiên mức sống hiện nay của cộng đông các dân tộc trong huyện còn ở mức
thấp (633 USD) so với mức bình quân chung của cả nước và mức thu nhập phân bố
cũng không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là giữa khu vực nông thôn với thành thị.
2.1.2 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn
- Về số lượng và cơ cấu loại hình doanh nghiệp:
Trong giai đoạn 2013 - 2017, huyện Phù Yên đã rất chú trọng và tạo những điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân. Sau 5 năm, số lượng doanh nghiệp tư nhân của
huyện đã tăng lên 73,5%. Kinh tế tập thể cũng có bước chuyển mình: các hợp tác xã
(HTX) cũ đã cơ bản chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã và ổn định phát triển. Hoạt động
của HTX đã phong phú về ngành nghề, quy mô và trình độ, nhất là các ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tín dụng phát triển. Tại thời điểm 2017, huyện có 36
HTX, doanh thu ước đạt 40 tỷ đồng. Huyện đặc biệt quan tâm phát triển kinh tế cá thể,
hộ gia đình: năm 2017 huyện có 8.500 hộ kinh doanh cá thể phi nông lâm thủy sản,
tăng 1.700 hộ so với năm 2013. Kinh tế hộ nông nghiệp phát triển chủ yếu theo các mô
hình trang trại, gia trại, kết hợp với trồng trọt, nuôi trồng thủy sản để cung cấp sản
phẩm sạch ra thị trường. Năm 2017 huyện có 82 trang trại, 474 gia trại (theo tiêu
chuẩn mới). Riêng về Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài còn rất khiêm tốn.
Trong 5 năm qua huyện đã tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Năm 2017, huyện
có 95 doanh nghiệp đang hoạt động, doanh thu ước đạt 810 tỷ đồng, tăng 43 doanh
42
nghiệp so với năm 2010. Về phát triển kinh tế tập thể: việc đẩy mạnh phát triển các
thành phần kinh tế của huyện trong 5 năm qua, đã tạo điều kiện cho huyện phát triển,
thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nhất là lĩnh vực thương mại dịch vụ, tạo
sự chuyển biến tích cực trong sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.
- Về cơ cấu vốn đầu tư (quy mô vốn, nguồn hình thành vốn đầu tư, Nhịp độ thu hút
vốn, hiệu quả sử dụng vốn).
Kết quả điều tra cho thấy, vào cuối năm 2017, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện
Phù Yên hầu hết có số vốn đăng kí rất thấp. Có đến 87/95 doanh nghiệp có số vốn
dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,5%; có 62/95 doanh nghiệp có số vốn dưới 5 tỷ đồng,
chiếm 65,2%. So với huyện khác trong tỉnh Sơn La thì quy mô vốn của các doanh
nghiệp huyện Phù Yên là thấp. Từ các số liệu trên có thể nhận định, doanh nghiệp của
huyện Phù Yên hầu hết là loại doanh nghiệp cực nhỏ. Đây cũng là đặc điểm chung ở
các doanh nghiệp trong tỉnh Sơn La cũng như trên cả nước. So sánh với các địa
phương lân cận, các doanh nghiệp của huyện Phù Yên còn rất khiêm tốn về năng lực
vốn của khối doanh nghiệp.
Tuy nhiên, mặc dù cơ cấu vốn của doanh nghiệp rất khiêm tốn, nhưng trong 5 năm trở
lại đây, nguồn vốn đầu tư cho khối doanh nghiệp đã tăng nhảy vọt. Năm 2013, nguồn
vốn đầu tư mới có 256 tỷ đồng, đến cuối năm 2017 đã tăng lên 1.370 tỷ đồng, tăng
535%.
Khảo sát nhu cầu, khả năng tự chủ về vốn khả năng tiếp cận dòng vốn vay của doanh
nghiệp Phù Yên là rất hạn chế. Để có đủ vốn phục vụ việc mở rộng sản xuất và kinh
doanh, doanh nghiệp phải tìm cách thế chấp tài sản để vay ngân hàng. Nhưng số doanh
nghiệp có tài sản để thế chấp không nhiều. Chính vì thế, doanh nghiệp Phù Yên đang
đứng trước một thực trạng thiếu vốn, gặp khó khăn về vốn phục vụ cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh.
- Về lao động
Cùng với quy mô nhỏ về nguồn vốn và số lượng doanh nghiệp, quy mô sử dụng lao
động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phù Yên cũng rất nhỏ. Quy mô về số
43
lượng lao động cũng không có nhiều thay đổi sau 5 năm gần đây. Năm 2013, các
doanh nghiệp Phù Yên sử dụng 2.625 lao động, đến năm 2017, số lao động tăng lên
3.750 lao động, tăng 142,8%. Các doanh nghiệp có số lao động dưới 50 người chiếm
đại đa số, năm 2017 tỷ lệ này là 109/163, chiếm 66%. Quy mô lao động của các doanh
nghiệp trên địa bàn huyện Phù Yên chủ yếu là từ 5 đến 200 lao động. Theo số liệu năm
2013, số doanh nghiệp này chiếm 85%, năm 2017 chiếm 81%. Số doanh nghiệp có
quy mô lao động từ 200 đến 299 lao động chỉ chiếm 8% năm 2013 và 11% năm 2017.
Điều này cho thấy, qua 5 năm, quy mô doanh nghiệp ở Phù Yên ngần như ít thay đổi,
chỉ có số lượng doanh nghiệp tăng lên. Các doanh nghiệp có quy mô lao động lớn có
xu hướng giảm. Các doanh nghiệp có quy mô lao động từ 5 đến 50 người tập trung chủ
yếu ở các ngành cần ít lao động như du lịch, thương mại, sản xuất nhỏ.
Lao động thuộc các doanh nghiệp có trình độ ở mức trung bình, phần lớn là công nhân
chưa qua đào tạo, được doanh nghiệp đào tạo về tay nghề chuyên môn. Công nhân,
người lao động có trình độ tay nghề từ bậc 4 trở xuống chiếm đa số (78%), số lao động
có trình độ tay nghề từ bậc 5 trở lên không đáng kể.
Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất thủ công,
quy mô nhỏ, kinh doanh, buôn bán nhỏ nên lao động chưa có trình độ công nghệ, kỹ
thuật cao, trình độ quản lý điều hành cũng chưa cao.
Phần lớn lao động trong các doanh nghiệp là người địa phương, tỷ lệ này là 98%. Rất
ít lao động vãng lai, lao động từ các địa phương khác đến làm việc.
- Về hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Giai đoạn 2013 - 2017 mặc dù doanh thu của các doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng
mạnh: tăng hơn 40% so với năm 2012. Tuy nhiên, số doanh nghiệp kinh doanh có lãi
chỉ đạt 63/95 (66,3%) năm 2014 và 70/95 (73,6%). Các doanh nghiệp làm ăn có lãi
đều nằm ở bộ phận doanh nghiệp siêu nhỏ, phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân mới
thành lập.
Từ kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phù Yên cho
thấy quy mô, năng lực hoạt động còn nhiều mặt hạn chế, kém hiệu quả. Do đó cần có
44
sự hỗ trợ nhiều mặt của các cơ quan quản lí, điều hành địa phương để giúp khối doanh
nghiệp huyện Phù Yên tồn tại và phát triển.
- Về ngành nghề sản xuất, kinh doanh
Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trên 3 lĩnh vực chính: Nông nghiệp,
lâm nghiệp và thuỷ sản; Xây dựng; Bán buôn và bán lẻ. Ngoại trừ lĩnh vực thứ nhất,
các ngành nghề sản xuất, kinh doanh còn lại đều không phải những ngành mũi nhọn
mang lại sự phát triển vượt trội cho huyện. Huyện Phù Yên có lợi thế về phát triển các
doanh nghiệp phát triển nông nghiệp và chế biến lâm sản; các doanh nghiệp, hợp tác
xã nông sản, nuôi trồng thủy sản; kinh tế trang trại nông thôn; các ngành nghề thủ
công mỹ nghệ. Bởi lẽ, Phù Yên có hệ thống rừng và đất đồi màu mỡ. Lao động nhàn
rỗi của huyện rất đông. Huyện chưa có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
hoạt động. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ làm tăng tỷ trọng xuất khẩu, sử dụng
nhiều lao động, tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định an ninh xã hội, kinh tế, làm
tăng thu nhập cho cư dân trên địa bàn và thu hút lao động từ các nơi khác đổ về làm
việc, tiêu dùng.
Một trong những ngành nghề mà huyện cần có chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển là xây dựng các nhà máy, nông trại, trang trại sản xuất, chăn nuôi thực phẩm sạch
cung cấp cho thành phố Sơn La và các huyện lân cận khác. Thực tế cho thấy, các siêu
thị, các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản của thành phố Sơn La đang rất thiếu nguồn
cung thực phẩm: rau củ, quả và thịt, thực phẩm sạch. Huyện Phù Yên có lợi thế đồng
ruộng rộng và phì nhiêu, lực lượng lao động phổ thông rất đông đảo là những điều
kiện tốt để phát triển các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực sản phẩm nông nghiệp.
- Về ứng dụng công nghệ, kĩ thuật tiên tiến
Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Phù Yên có đặc điểm chung là kinh
doanh, buôn bán nhỏ lẻ, nên trình độ ứng dụng, đầu tư về công nghệ, kỹ thuật tiên tiến
ở mức rất thấp, thậm chí khá lạc hậu. Hầu như chưa có doanh nghiệp áp dụng công
nghệ thông tin vào điều hành và quản lý sản xuất. Huyện chưa có các nhà máy có các
dây chuyền sản xuất công nghệ cao, tiên tiến. Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng
cách quản lý và phương tiện, công cụ sản xuất thô sơ, thủ công, bán tự động.
45
- Về tổ chức quản lí doanh nghiệp
Cùng với sự hạn chế về công nghệ là trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp chưa cao.
Công tác này cũng chưa được các doanh nghiệp chú trọng. Huyện cần phải tổ chức
nhiều hội thảo, giao lưu tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp, giữa cơ
quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp. Cần thành lập các Hội doanh nghiệp, Hội
nghề nghiệp để tư vấn kịp thời, hỗ trợ doanh nghiệp về công tác quản lí, điều hành
nhằm mang lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh tốt hơn.
Các doanh nghiệp trên địa bàn có rất ít chú trọng xây dựng thương hiệu hoặc có khả
năng, năng lực về tài chính đủ để xây dựng và phát triển thương hiệu. Đa số các doanh
nghiệp còn trong giai đoạn vật lộn để tồn tại nên chưa ý thức cao về vấn đề tạo dựng
thương hiệu. Đây cũng là một điểm yếu của khối doanh nghiệp huyện Phù Yên.
2.1.3 Bộ máy quản lý thuế tại huyện Phù Yên
2.1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, xây dựng bộ máy thu thuế là
nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước. Chi cục Thuế huyện Phù Yên được thành lập
theo Quyết định số 315/QĐ-BTC ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
việc thành lập Chi cục Thuế Nhà nước. Quyết định số 7823/QĐ-CT ngày 13/12/1990
của Cục Thuế tỉnh Sơn La về việc phê duyệt bộ máy Chi cục Thuế huyện Phù Yên.
Cơ cấu tổ chức và thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Quyết định số 504/QĐ-TCT
ngày 29/3/2010 của Tổng cục Thuế Qui định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
của Chi cục Thuế và Đội thuế thuộc Chi cục Thuế. Thực hiện bộ máy tổ chức theo
Quyết định số 7822/QĐ-CT ngày 13/12/1990 của Cục Thuế tỉnh Sơn La về việc phê
duyệt bộ máy Chi cục Thuế huyện Phù Yên.
Tên gọi: Chi cục Thuế huyện Phù Yên
Địa điểm: Thị trấn Phù Yên - huyện Phù Yên
Cơ quan chủ quản: Cục Thuế tỉnh Sơn La
Điện thoại số: 02123 863319
46
E-Mail: cctpyen.sla@gdt.goc.vn
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của chi cục thuế huyện Phù Yên được tổ chức theo kiểu trực tuyến -
chức năng. Mệnh lệnh sẽ được truyền theo đường thẳng từ Chi cục trưởng đến các Đội
thuế, các đội thuế sẽ thực hiện các chức năng khác nhau nhưng phối hợp với nhau để
hoàn thành nhiệm vụ.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế huyện Phù Yên
Nguồn: Chi cục Thuế huyện Phù Yên
Chi cục trưởng lãnh, chỉ đạo toàn diện công tác của Chi cục Thuế, các Phó Chi cục
trưởng giúp việc cho Chi cục trưởng theo mảng công tác do Chi cục trưởng phân công.
- Chức năng - nhiệm vụ của Lãnh đạo Chi cục:
+ Chi cục Trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về
toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn. Phụ trách chung hoạt động của Chi
cục và trực tiếp phụ trách các công việc: Kế toán, tài chính, tổ chức - bộ máy, dự toán,
kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật.
Đ
ộ
i
H
C
-N
S
-
T
V
-
A
C
Đ
ộ
i
N
g
h
iệ
p
v
u
-
d
ự
t
o
án
Đ
ô
i
T
h
u
ế
x
ã,
p
h
ư
ờ
n
g
Đ
ô
i
K
iể
m
t
ra
t
h
u
ế
Đ
ô
i
Q
u
ản
l
ý
t
h
u
n
ợ
Đ
ô
i
T
.t
ru
y
ền
h
ỗ
t
rợ
N
N
T
Chi cục trưởng
Chi cục phó Chi cục phó
47
+ Các Phó Chi cục Trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh
vực công tác được phân công phụ trách. Theo phân công trong ban lãnh đạo Chi cục, các
phó Chi cục trưởng phụ trách các khối công tác được phân công.
- Chức năng nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục: Thực hiện theo Quyết định số
504/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục Thuế về việc qui định chức năng, nhiệm
vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục Thuế:
+ Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực
hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong
phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
+ Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện
công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế
thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
+ Các Đội Kiểm tra thuế: giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm
tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách
nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
+ Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán: Giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn
về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong
Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được
giao của Chi cục Thuế.
+ Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực
hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính,
quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.
+ Đội thuế liên xã, phường: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ
chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã được phân công (bao gồm các hộ sản
xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân;
thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên...).
Tổng số cán bộ công chức, viên chức tính đến 31/12 năm 2017 là 38 người trong đó:
48
+ Biên chế 33 công chức và 5 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP
+ Dân tộc kinh 16 người, dân tộc thiểu số có 22 người.
+ Số công chức nữ là 9 người, nam là 29 người.
+ 100% công chức và người lao động tại Chi cục Thuế huyện Phù Yên có trình độ từ
trung cấp trở lên, trong đó: Có trình độ Đại học 30 người, chiếm 78,9%, có trình độ
cao đẳng, trung cấp 8 người, chiếm 21,1%.
2.1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ
Chi cục Thuế huyện Phù Yên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được quy định tại
Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_thu_thue_gia_tri_gia_tang_doi_voi_cac_doanh.pdf