Trong những năm gần đây, việc đầu tư phát triển CN-TTCN đã được thành phố chú trọng đầu tư hơn, góp phần tạo được các loại hàng hóa có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và góp phần xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu ngày càng có xu hướng tăng, với giá trị là gần 60 triệu USD trong năm 2012, đạt 100% kế hoạch được giao. Mặc dù các ngành SX CN-TTCN còn gặp khó khăn trong do giá cả một số vật tư nguyên, nhiên liệu sản xuất tăng ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố vẫn tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục giữ được ổn định, tốc độ tăng trưởng giá trị các hàng hóa CN-TTCN năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2012 đạt 4,250,000 triệu đồng, tăng gần 130% so với năm 2010.
104 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(không quá 5 mức thuế suất) lúc ban đầu và sau đó giảm dần.[19]
- Về kê khai, tính và nộp thuế: Việc kê khai, tính và nộp thuế nên quy định cho đối tượng nộp thuế tự thực hiện, có như thế mới bảo đảm gảm bớt chi phí hành chính thuế. Tuy nhiên để thực hiện cơ chế này, cần có các quy định bắt buộc, xử lý nghiêm các vi phạm và đồng thời có giải pháp tổ chức thực hiện trên cơ sở đề cao tính tự tuân thủ.
1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương của Việt Nam
Từ tháng 9/1993, chính phủ đã cho phép thực hiện thí điểm chế độ thuế doanh thu có khấu trừ tương tự thuế GTGT ở 11 xí nghiệp quốc doanh thuộc 3 ngành dệt, sản xuất đường, xi măng. Qua đó rút kinh nghiệm nghiên cứu xây dựng dự luật thuế GTGT thay cho thuế doanh thu. Trong thời gian họp quốc hội khoá IX lần thứ 11, quốc hội đã dành một số buổi để tập trung thảo luận mọi khía cạnh liên quan tới dự án luật này. Hầu hết các đại biểu đều tán thành là điều kiện ban hành luật thuế GTGT thay thế cho thuế doanh thu đã chín muồi. Ý nghĩa của Luật cũng thể hiện rõ trong mục tiêu: khắc phục việc thu trùng lắp của thuế doanh thu, đảm bảo không giảm, động viên số thu cho ngân sách nhà nước so với thuế doanh thu; tăng cường công tác hạch toán kế toán; góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta phù hợp với kinh tế thị trường. Luật thuế GTGT chính thức áp dụng vào ngày 1/1/ 1999.
Trong vài năm đầu áp dụng thuế GTGT đã xảy ra tình trạng gian lận hoàn thuế GTGT, đặc biệt đối với hàng nông sản xuất khẩu. Luật Thuế GTGT năm 1997 cho phép sơ sở sản xuất mua nông sản chưa qua chế biến của người sản xuất không có hóa đơn GTGT thì được khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ % (còn gọi là khấu trừ khống).
Lợi dụng quy định này, các đối tượng đã khai khống về số lượng, quay vòng hàng xuất khẩu, lập hồ sơ hoàn thuế GTGT đầu vào, gây thất thoát cho NSNN. Năm 2002, gian lận hoàn thuế GTGT đòi hỏi cần ngay giải pháp tức thì, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bãi bỏ việc khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào. Chính phủ cũng ban hành quy định chặt chẽ hơn về điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu thì phải thanh toán qua ngân hàng.
Ngày 3/6/2008 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 thay thế Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 07/2003/QH11. Luật thuế GTGT năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản, minh bạch để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh, phù hợp với thực tiễn của nước ta những năm qua và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật thuế GTGT năm 2008 đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội và đã đạt được mục tiêu đề ra
Tuy nhiên quá trình thực hiện, Luật thuế GTGT năm 2008 vẫn bộc lộ một số vướng mắc, vẫn có điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa phù hợp với nguyên tắc của thuế GTGT, một số quy định còn phức tạp không thuận lợi trong quá trình thực hiện gây vướng mắc cho cả cơ quan thuế lẫn người nộp thuế, chưa có những quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường
Cơ bản tán thành với việc sửa đổi, bổ sung Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) bởi điều này sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo niềm tin đối với cộng đồng doanh nghiệp quốc tế và thu hút đầu tư. Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 19/6/2013 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014, nhằm khắc phục những tồn tại thời gian qua khi nền kinh tế đất nước đang chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế thị trường. Để Luật thuế GTGT đi vào cuộc sống, Tổng cục Thuế đã tham mưu một số nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Nghị định trình Chính phủ ban hành để thay thế Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP của Chính phủ nhằm bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, cho công tác quản lý thu và cũng là phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Nghị định mới sẽ giải quyết những vướng mắc tồn tại về thuế GTGT thời gian qua, góp phần thúc đẩy SXKD phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và sự công bằng trong thực hiện chính sách thuế của Nhà nước./.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương I đã giải quyết những vấn đề lý thuyết cơ bản về thuế, thuế GTGT, công tác quản lý thuế GTGT; Đặc điểm của các DN vừa và nhỏ có liên quan đến công tác quản lý thuế GTGT; Tổng kết kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và ở trong nước về công tác quản lý thuế GTGT đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT, đề tài đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra đề tài cũng đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các học giả trong nước về vấn đề quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THÀNH PHỐ HUẾ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát về thuế GTGT đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành Phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.1. Một số đặc điểm của Thành phố Huế có liên quan đến quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Huế nằm ở trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Bắc giáp huyện Hương Trà, phía Nam giáp huyện Hương Thủy, phía Đông giáp huyện Phú Vang, phía Tây giáp huyện A Lưới, với diện tích tự nhiên là 68 km2.
Toạ độ địa lý: 107o31‘45‘‘-107o38' kinh Ðông và 16o30'‘45‘‘-16o24' vĩ Bắc. Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây của tuyến đường xuyên Á. Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km về phía Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây, Thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất..., có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Điều kiện tự nhiên của thành phố đã tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hình thành và phát triển.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Tổng dân số toàn tỉnh năm 2011 là 1.103.136 người. Số lao động là 571.239 người, trong đó lao động trong nông nghiệp là 160.347 người chiếm 53%, lao động có chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là lao động phổ thông.
Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động của Thành phố Huế
giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2011
2012
2013
1. Tổng dân số
2. Tổng số lao động
- Nông nghiệp và lâm nghiệp
- Công nghiệp – xây dựng
- Dịch vụ - du lịch
3. Mật độ dân số
4. Tỷ suất tăng dân số
tự nhiên
Người
người
“
“
“
người/km2
%
342.550
542.576
167.444
140.590
32.781
-
11,82
344.550
165.042
152.322
34.482
-
11,62
1.103.136
571.239
160.347
158.557
38.702
219
11,28
( Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Huế năm 2011 )
Nhìn chung, Thừa Thiên Huế là tỉnh đang có bước phát triển mạnh mẽ về các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là công nghiệp, dịch vụ. Từ chỗ trước đây, ngành nông nghiệp chiếm hơn 70% tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn, đến nay, ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đã pháy triển thay thế vị trí của ngành nông nghiệp, chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trên địa bàn.
2.1.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của Thành phố Huế
Trong những năm qua, kinh tế thành phố không ngừng tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, các thành phần kinh tế phát triển năng động, thu hút đầu tư, phát huy thế mạnh thành phố văn hoá-du lịch dịch vụ-thương mại - công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN).
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của thành phố giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh
(2012/2010)
(+/-)
(%)
Giá trị SX CN-TTCN
3,286,000
3,752,000
4,250,000
964,000
129,34
Trong đó:Giá trị xuất khẩu
920,000
1,160,000
1,200,000
280,000
130,43
Giá trị SX NN
160,494
174,000
196,000
74,000
122,12
Tổng mức bán lẻ hàng hóa
10,383,000
13,109,000
16,400,000
6,017,000
157,95
Doanh thu du lịch
831,000
1,000,300
1,215,000
384,000
146,21
Giao thông vận tải
331,036
466,761
542,285
211,249
163,81
(Nguồn: Tính toán theo số liệu tại website www.thuathienhue.gov.vn)
Trong những năm gần đây, việc đầu tư phát triển CN-TTCN đã được thành phố chú trọng đầu tư hơn, góp phần tạo được các loại hàng hóa có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và góp phần xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu ngày càng có xu hướng tăng, với giá trị là gần 60 triệu USD trong năm 2012, đạt 100% kế hoạch được giao. Mặc dù các ngành SX CN-TTCN còn gặp khó khăn trong do giá cả một số vật tư nguyên, nhiên liệu sản xuất tăng ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố vẫn tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục giữ được ổn định, tốc độ tăng trưởng giá trị các hàng hóa CN-TTCN năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2012 đạt 4,250,000 triệu đồng, tăng gần 130% so với năm 2010.
Giá trị SX NN trong năm 2012 đạt 196.000 triệu đồng, tăng so với những năm trước. Điều này có được là do trong năm 2012, điều kiện thời tiết có phần thuận lợi cho quá trình sản xuất, lúa và các loại cây trồng khác cũng tăng trưởng tốt và cho năng xuất cao. Công tác chăn nuôi tổ chức công tác phòng bệnh tốt nên trong những năm 2011, 2012 đã không có những thiệt hại do dịch bệnh gia súc, gia cầm gây nên, góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Thương mại – dịch vụ tiếp tục giữ được mức phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2012 ước đạt: 16.400.000 triệu đồng tăng 157.95% so với năm 2010. Hiện nay, công tác xúc tiến thương mại và đầu tư trên địa bàn tiếp tục được quan tâm, quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại được tăng cường.
Hoạt động du lịch ngày càng đa dạng và phong phú hơn.Trong ba năm 2010, 2011, 2012 thành phố đã tổ chức thành công nhiều lễ hội lớn, thu hút một lượng khách du lịch trong nước và quốc tế khá lớn. các loại hình dịch vụ du lịch tiếp tục được đầu tư nâng cấp để phục vụ du khách; các tour, tuyến du lịch tiếp tục được củng cố, tăng cường khai thác có hiệu quả. Doanh thu ngành du lịch trong năm 2012 đạt 1.215.000 triệu đồng, tăng 146.21% so với năm 2010.
Hoạt động giao thông vận tải phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng cao, góp phần đáp ứng nhu cầu giao thương cũng như đi lại của người dân. Tổng doanh thu ngành ước đạt 542,285 tỷ đồng, tăng 163.81% so với năm 2010. Điều này cho thấy hoạt động giao thông vận tải đang có xu hướng phát triển và ngày càng trở nên cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như nhu cầu đi lại của người dân.
Thương mại - dịch vụ - du lịch:
Thương mại - dịch vụ: dịch vụ tiếp tục giữ được mức phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá. Hệ thống các siêu thị, chợ trên địa bàn tiếp tục được đầu tư nâng cấp, hàng hoá được sắp xếp gọn gàng, thông thoáng, công tác bảo vệ được tăng cường và đảm bảo an toàn không để xảy ra tình trạng cháy, nổ; đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn chợ. Công tác xúc tiến thương mại và đầu tư trên địa bàn tiếp tục được quan tâm, quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại được tăng cường. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2013 ước đạt: 14.671,9 tỷ đồng, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động xuất khẩu tăng trưởng khá, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt trên 65 triệu USD đạt 100% kế hoạch năm (kể cả xuất khẩu tại chỗ).
Các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông và thông tin liên lạc liên tục được đổi mới về công nghệ phục vụ tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng. Hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng phát triển, chính sách giảm lãi suất, tăng nguồn vốn cho vay... đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng.
Hoạt động giao thông vận tải phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu giao thương cũng như đi lại của người dân. Tổng doanh thu vận tải năm 2013 ước đạt 613.527,7 triệu đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Du lịch: Doanh thu du lịch năm 2013 ước đạt 1.309,7 tỷ đồng, tăng 19,2% so cùng kỳ; Tổng lượt khách du lịch đến Huế năm 2013 ước đạt: 1.684,8 nghìn lượt khách, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Các hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi, đặc sắc gắn với các sự kiện Festival nghề truyền thống Huế 2013, với những hoạt động văn hóa lễ hội đa dạng, phong phú và nhiều sự kiện văn hóa được tổ chức mang tầm quốc gia, quốc tế. Một số làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo và hấp dẫn khách du lịch. Các khách sạn, cơ sở lưu trú, các loại hình dịch vụ du lịch tiếp tục được đầu tư nâng cấp để phục vụ du khách; các tour, tuyến du lịch tiếp tục được củng cố, tăng cường khai thác có hiệu quả.
Công nghiệp - TTCN:
Giá trị sản xuất CN-TTCN Thành phố Huế năm 2013 ước đạt 1.068,449 tỷ đồng tăng 13,27% so cùng kỳ. Tình hình sản xuất CN-TTCN trên địa bàn Thành phố trong những tháng cuối năm có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt khu vực kinh tế cá thể và tư nhân, nguyên nhân chủ yếu là do trên địa bàn Thành phố chủ yếu là những đơn vị sản xuất nhỏ nên ít bị tác động. Nhiều mặt hàng xuất khẩu vẫn tiếp tục duy trì mức tiêu thụ khá như: may mặc, chế biến thực phẩm đặc sản, nước giải khát đồ uống, hàng thủ công mỹ nghệ và văn hoá phẩm phục vụ khách du lịch, vật liệu xây dựng trang trí nội thất Đặc biệt trong dịp Festival nghề truyền thống Huế 2013 vừa qua các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và đặc sản Huế đã tăng cường sản xuất và tiêu thụ khá, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân và du khách.
Trung tâm phát triển Công nghiệp Thành phố đang tiếp tục triễn khai đầu tư hạ tầng giai đoạn 9. Ngoài những doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, một số Doanh nghiệp đang triển khai thủ tục đầu tư, mua sắm thiết bị máy móc, mở rộng sản xuất như: DNTN Thiên Tân, Công ty TNHH SX in ấn may mặc thương mại Duy Trần, Công ty TNHH Đông Sơn, Công ty CP Da dày Huế, Công ty TNHH mè xững Thiên Hương.
Sản xuất nông nghiệp:
Thời tiết những tháng đầu năm 2013 khá thuận lợi cho sản xuất vụ Đông Xuân. Vụ Đông Xuân được thực hiện theo đúng lịch thời vụ của sở NN&PTNT đề ra; tuy nhiên vụ hè thu bị ảnh hưởng sâu bệnh nên năng xuất lúa có giảm so cùng kỳ. Tổng diện tích gieo trồng đạt 2657,6ha chỉ bằng 94,7% so cùng kỳ năm trước; năng suất lúa trung bình ước đạt 52,3 tạ/ha. Trong chăn nuôi, công tác tiêm phòng cho gia súc thực hiện tốt; các loại dịch bệnh như: lở mồm long móng, tai xanh, dịch cúm gia cầm được giám sát chặt chẽ, cho đến nay chưa phát hiện trường hợp nào bị bệnh. Thường xuyên tiến hành kiểm tra, hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra giết mổ gia súc, gia cầm, xử lý tiêu độcTriển khai nạo vét hệ thống kênh mương để phục vụ cho sản xuất, đảm bảo nước phục vụ tưới tiêu và chống hạn mặn, thực hiện tốt công tác chi trả và quyết toán tiền hỗ trợ thuỷ lợi phí cho nông dân.
Thu chi Ngân sách:
Dự toán thu ngân sách năm 2013 tỉnh giao: 773,586 tỷ đồng, ước thực hiện 735,732 tỷ đồng đạt 95,11% so với kế hoạch tỉnh giao, các khoản thu không đạt kế hoạch gồm: thu ngoài quốc doanh ước thực hiện 165 tỷ đồng đạt 90,74% kế hoạch; thuế thu nhập cá nhân ước thu cả năm 32 tỷ đồng đạt 74,67% kế hoạch tỉnh giao, thu tiền sử dụng đất ước thu cả năm 83 tỷ đồng, đạt 69,2% dự toán tỉnh giao; lệ phí trước bạ ước thu 80 tỷ đồng đạt 80%; tiền thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước ước đạt 4 tỷ đồng đạt 80% kế hoạch giao, các khoản thu còn lại đều đạt dự toán được giao.
Thực hiện tốt chỉ thị 05/CT-UBND về việc tăng cường các giải pháp phấn đấu tăng thu ngân sách năm 2013. Chỉ đạo công tác quản lý thuế, nâng cao hiệu quả thu ngân sách, đảm bảo kịp thời, đầy đủ, công bằng, hạn chế nợ đọng, chống thất thu thuế; đẩy nhanh tiến độ bán đấu giá các lô đất quy hoạch. Rà soát các cơ sở hoạt động SXKD đưa vào bộ thuế, điều chỉnh doanh thu tính thuế đối với ngành hàng, hộ kinh doanh có doanh thu thấp để tăng thu. Tập trung quyết toán thuế đối với các DN, chấn chỉnh những sai sót, đồng thời điều chỉnh lại doanh thu tính thuế để chống thất thu thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp gian lận thuế, trốn thuế
Tổng chi ngân sách năm 2013 ước đạt 963,551 tỷ đồng đạt 117% dự toán. Tăng chi chủ yếu là các khoản tăng từ nguồn tỉnh bổ sung cải cách tiền lương, phụ cấp thâm niên nhà giáo, chính sách xã hội, và chi chuyển nguồn năm trước. Dự toán chi ngân sách năm 2013 đã tập trung chi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, chi hoạt động thường xuyên, ngoài ra còn đảm bảo nhiều nhiệm vụ chi đột xuất như: Chỉnh trang đô thị, tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2013, tổ chức đại hội thể dục thể thao, vệ sinh môi trường, chi cho an sinh xã hội, chính sách Tết, tăng lương theo Nghị định 66 và nghị định 73 của Chính phủ; xóa nhà tạm cho người nghèo, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, diển tập khu vực phòng thủ... Mặt khác thực hiện Nghị quyết số 09 /NQ-CP ngày 24/5/2013 của Chính phủ và Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 05/07/2013 của UBND Tỉnh về những giải pháp điều hành nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2013, UBND Thành phố đã thực hiện ngừng chi mua sắm thiết bị văn phòng, tiếp kiệm 10% chi thường xuyên chi 7 tháng cuối năm 2013 với số tiền : 7 tỷ đồng.
Khoa học công nghệ:
Triển khai các hoạt động Khoa học công nghệ năm 2013 theo kế hoạch; tiến hành kiểm tra các nội dung và tiến độ triển khai thực hiện các dự án KHCN của năm 2013. Nhìn chung hoạt động KHCN của Thành phố năm 2013 được quan tâm đầu tư nhiều hơn, các phòng ban, các doanh nghiệp đã quan tâm đến việc ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống cũng như việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và sở hữu công nghiệp; thực hiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO...; đã có nhiều đề tài thực hiện thành công và thực sự có hiệu quả trong việc ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống;
2.1.2. Giới thiệu tổng quan về Chi cục Thuế Thành phố Huế.
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Thực hiện Nghị định 281/HĐBT ngày 07/08/1990 của Chính phủ, Quyết định 314TC/QĐ ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 01 tháng 10 năm 1990, Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba tổ chức: Chi cục thuế Công Thương Nghiệp, Phòng thuế Nông nghiệp và Phòng Thu Ngoài Quốc Doanh. Tổ chức bộ máy lúc đầu của ngành gồm 9 Chi cục thuế huyện, thành phố và 8 phòng: Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Hành chính quản trị; Phòng Kế hoạch - Kế toán - Thống kê; Phòng Thanh tra và xử lý tố tụng về thuế; Phòng thuế Nông Nghiệp; Phòng thuế trước bạ và thu khác; Phòng Nghiệp vụ chính sách và Phòng thuế Khu vực kinh tế Quốc doanh.
Tháng 01/2004, thực hiện Quyết định 218/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 189/2003/QĐ-BTC ngày 14/11/2003 của Bộ Tài Chính, bộ máy tổ chức Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 9 Chi cục thuế huyện, thành phố và 10 phòng.
Cùng với việc ra đời của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi cục Thuế thành phố Huế nắm một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ, là đơn vị chủ yếu thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách. Bên cạnh việc sắp xếp các phòng ở văn phòng Cục, hệ thống tổ đội thuế phường xã ở các Chi cục cũng cũng được kiện toàn, bảo đảm tinh gọn đầu mối, đáp ứng yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới.
Kể từ khi thành lập cho tới nay, Chi cục thuế luôn thực hiện tốt chức năng quản lý thuế, liên tục hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN bao gồm thu thuế, phí, lệ phí và thu khác vượt mức dự toán được giao. Trong những năm gần đây, Chi cục Thuế triển khai thực hiện chương trình cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế, chủ động đề ra nhiều biện pháp đồng bộ và triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thuế trên địa bàn.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ
Đội tuyên truyền hỗ trợ NNT
Đội Nghiệp vụ -
Dự toán
Đội KK KTT và tin học
Đội QL nợ và cưỡng chế nợ thuế
Đội kiểm tra
Đội H.chính- nhân sự- tài vụ- ấn chỉ
Đội Q.lý lệ phí T.bạ thu khác
Đội thuế liên
Phường, xã
( Nguồn : Chi Cục Thuế thành phố Huế)
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Chi cục thuế thành phố Huế
Chi cục thuế thành phố Huế từ khi thành lập cho đến nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và công cuộc cải cách hệ thống thuế Việt nam. Bộ máy của Chi Cục Thuế cũng được thay đổi theo hướng giảm số đội thuế liên phường xã, tăng số đội thuế ở văn phòng phù hợp với tình hình thực tiễn gắn liền với nhiệm vụ thu NSNN và công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế, bước đầu xây dựng mô hình tổ chức QLT theo chức năng.
Năm 2013 cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế thành phố Huế gồm có 19 Đội thuế, trong đó gồm : 08 đội thuế ở văn phòng chi cục (Đội tuyên truyền - hỗ trợ NNT; Đội nghiệp vụ dự toán; Đội kê khai kế toán thuế và tin học; Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Đội kiểm tra; Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác; Đội hành chính -nhân sự - tài vụ - ấn chỉ; Đội Thu nhập cá nhân) và 6 đội thuế liên phường xã.
Công tác quản lý đối tượng nộp thuế là DN, nhiệm vụ tập trung ở các đội thuộc văn phòng Chi Cục mà chủ yếu là ở đội Kiểm tra, đội Kê khai kế toán thuế và tin học, đội Tuyên truyền - hỗ trợ NNT, đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
2.2.3. Chức năng nhiệm vụ
Quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Tổng Cục Thuế quy định: Chi Cục Thuế quận, huyện, Thành phố, thành phố trực thuộc tỉnh là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Đối với Chi Cục Thuế thành phố Huế, chức năng nhiệm vụ của các đội thuế như sau:
- Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng, có nhiệm vụ quản lý chung chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động quản lý của Chi cục. Các phó Chi cục trưởng giúp việc Chi cục trưởng theo sự phân công.
- Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
- Đội Kê khai - kế toán thuế và tin học
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.
- Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
- Đội Kiểm tra thuế 1 và 3
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu Ngân sách hằng năm các DN nhỏ và vừa thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
- Đội Nghiệp vụ - Dự toán
Giúp Chi Cục trưởng Chi cục thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu Ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế.
- Đội Kiểm tra thuế số 2
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế phúc tra tình hình hộ nghỉ kinh doanh, hộ miễn giảm, phát sinh hằng tháng trên địa bàn Thành phố. Thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.
- Đội Hành chính - nhân sự - tài vụ- ấn chỉ
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.
- Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
- Các đội thuế liên phường, xã: Chịu trách nhiệm quản lý và thu thuế 27 phường, xã trên địa bàn thành phố Huế theo vị trí địa lý của từng khu vực được phân công.
2.2.4. Tình hình phân bổ cán bộ công chức tại Chi cục thuế thành phố Huế
Lao động luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong mọi tổ chức và trong các quá trình sản xuất. Đặc biệt đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp thì việc bố trí lao động thích hợp tác động rất lớn đến kết quả công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qlt_gtgt_dn_vua_va_nho_tp_hue_079_1941377.doc