Luận văn Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế

LỜI CAM ĐOAN . I

LỜI CẢM ƠN.II

MỤC LỤC.III

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. VI

DANH MỤC BẢNG. VII

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.VIII

DANH MỤC HÌNH.VIII

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .2

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.6

7. Kết cấu của luận văn .7

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH

NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP .8

1.1. Một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp.8

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về thuế thu nhập doanh nghiệp.8

1.1.2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp.11

1.1.3. Những yếu tố cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp .12

1.2. Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp .15

1.2.1. Khái niệm .15

1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp.17

1.2.3. Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp.18

1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh

nghiệp.24

1.3.1. Nhân tố khách quan .24

pdf115 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện 104 hội nghị đối thoại với 5.563 doanh nghiệp trên địa bàn. Thông qua các Hội nghị tập huấn, đối thoại, cơ quan thuế cũng đã tổ chức 19 cuộc khảo sát, thăm dò sự hài lòng 43 của doanh nghiệp đối với chất lượng phục vụ của cơ quan thuế, đồng thời khảo sát lấy ý kiến về nhu cầu hỗ trợ thuế của doanh nghiệp để không ngừng đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Liên tục trong các năm từ 2016 -2019, Cục Thuế đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh chủ trì tổ chức thành công các cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật thuế trên truyền hình” cho các đối tượng là doanh nghiệp, học sinh, đoàn viên thanh niên, tiểu thương hộ kinh doanh được phát sóng rộng rãi trên kênh truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Thừa Thiên Huế. Các cuộc thi Tìm hiểu pháp luật thuế trong các năm vừa qua đã tạo được sự chú ý, quan tâm rộng rãi của công luận, các tổ chức, doanh nghiệp, người nộp thuế, các cơ quan ban ngành, đoàn thể, hiệp hội và đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh. Và để ghi nhận những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế, hàng năm Cục Thuế đều long trọng tổ chức hội nghị tuyên dương các cá nhân, doanh nghiệp tiêu biểu có nhiều đóng góp cho NSNN và gương mẫu trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thuế. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng công khai danh sách các doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày trên Cổng thông tin điện tử Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhìn chung, công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các cấp, các ngành và toàn xã hội, tạo được sự đồng thuận hưởng ứng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp cần sớm có giải pháp khắc phục như sau: 44 - Công chức công tác tại bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế thường xuyên thay đổi, do thực hiện luân phiên, luân chuyển; không được đào tạo về kỹ năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế nói chung và doanh nghiệp nói riêng, kỹ năng tiếp nhận giải quyết các thủ tục hành chính về thuế. Một số công chức vừa nắm bắt được công việc, tích lũy được một ít kinh nghiệm qua thực hiện nhiệm vụ thì đã chuyển đổi công việc khác và thay thế công chức mới nên phần nào còn hạn chế về kỹ năng đáp ứng nhu cầu của người nộp thuế. - Công tác khai thuế qua mạng còn hạn chế như đường truyền còn chậm và hay bị nghẽn mạng vào những ngày cao điểm nhưng không được thông báo kịp thời; các phần mềm ứng dụng hỗ trợ khai thuế chưa được hoàn thiện còn mắc nhiều lỗi và chậm được điều chỉnh nâng cấp mỗi khi có chính sách mới gây khó khăn bất tiện cho doanh nghiệp và cả công chức thuế. - Công tác hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp của ngành thuế vẫn một số khó khăn, hạn chế do chính sách thuế chưa ổn định, tiếp tục thay đổi, cải cách mạnh mẽ theo sự phát triển, hội nhập của nền kinh tế nên dẫn đến một số nội dung quy định tại Luật thuế cũng như các văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, gây nhầm lẫn, khó hiểu cho doanh nghiệp khi tiếp cận. Quy trình Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế của Tổng cục Thuế chỉ áp dụng cho bộ phận một cửa và tại cơ quan Thuế, mà thiếu 03 nhóm chức năng, bao gồm: Kê khai kế toán thuế, thanh tra - kiểm tra, quản lý nợ chưa. Do đó công tác hỗ trợ pháp lý liên quan đến các nhóm chức năng này chưa mang lại hiệu quả cho người nộp thuế. - Điều kiện cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ công tác tại bộ phận một cửa và bộ phận tuyên truyền hỗ trợ còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tại các Chi cục Thuế trên địa bàn làm hạn chế chất lượng phục vụ tại bộ phận một cửa. 45 2.2.2.2. Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế - Quản lý đăng ký thuế: Hoạt động đăng ký thuế nếu làm tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, hạn chế thất thu thuế, đảm bảo cho chính sách thuế được thực hiện tốt. Với ý nghĩa đó, Cục Thuế Thừa Thiên Huế đã rất quan tâm tới hoạt động này. Những quy định cho đăng ký thuế tại Thông tư 95/2016/TT-BTC: Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế; thay đổi thông tin đăng ký thuế; chấm dứt hiệu lực mã số thuế, khôi phục mã số thuế, tạm ngừng kinh doanh; được hướng dẫn, thông báo công khai, cụ thể, rõ ràng để việc đăng ký thuế được thuận lợi. Ngoài ra, các cán bộ thực hiện công tác đăng ký thuế còn có trách nhiệm rà soát, đối chiếu, kiểm tra thường xuyên các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm phát hiện các doanh nghiệp chưa đăng ký thuế để hướng dẫn đăng ký thuế và đưa vào quản lý thu. Năm 2016, có 2.586 doanh nghiệp đăng ký thuế Năm 2017, có 2.977 doanh nghiệp đăng ký thuế Năm 2018, có 3.774 doanh nghiệp đăng ký thuế Năm 2019, có 4.572 doanh nghiệp đăng ký thuế Như vậy, với số lượng doanh nghiệp thành lập mới ngày càng tăng cao so với năm trước, cụ thể năm 2017 tăng 9% và năm 2019 tăng 50%. Điều này không những góp phần tăng số thu NSNN cho Cục Thuế Thừa Thiên Huế mà còn phần nào giải quyết được số lượng lớn việc làm cho người lao động trên địa bàn cũng những góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiến Huế. Đi đôi với đó cũng là thách thức lớn trong việc quản lý thuế TNDN với số lượng doanh nghiệp ngày càng lớn mà số lượng công chức thì ngày càng thiếu hụt. 46 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các Doanh nghiệp đăng ký thuế giai đoạn 2016 – 2019 (Nguồn: Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế) Cục Thuế Thừa Thiên Huế đã ngày càng tăng cường quản lý chặt chẽ việc đăng ký thuế, tình hình biến động, tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản của doanh nghiệp, phối hợp tốt với cơ quan đăng ký kinh doanh để trao đổi thông tin, kiểm soát việc đăng ký thuế. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể cũng tăng theo từng năm. Bảng 2.4: Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2019 STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Số DN được cấp mã số thuế mới 270 315 709 631 2 Số DN ngừng nghỉ kinh doanh 176 134 404 272 3 Số DN giải thể 109 167 342 178 4 Số DN bỏ kinh doanh 176 134 404 272 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016 – 2019) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 22% 18% 13% 8% 78% 82% 87% 92% Số DN không đăng ký thuế Số DN đăng ký thuế 47 Việc doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký gây khó khăn trong công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp và ảnh hưởng đến quyền lợi của chính doanh nghiệp. Ngoài ra còn một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán đã chấm dứt hoạt động kinh doanh nhưng không báo cáo với cơ quan thuế, không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp dẫn tới tình trạng nợ thuế với nhà nước và các khoản nợ khác bị tồn đọng rất nhiều. Đồng thời, cũng tồn tại một bộ phận doanh nghiệp lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật về kinh doanh để trục lợi thông qua việc thành lập doanh nghiệp “ma” và thực hiện các hoạt động kinh doanh bất chính như mua bán hóa đơn VAT, trốn thuế. - Quản lý kê khai thuế: Công tác quản lý kê khai, nộp thuế TNDN đã được Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện theo Luật Quản lý thuế và theo thông tư số 156/2013/TT-BTC ban hành ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính thay thế Thông tư số 28/2011/TT-BTC ban hành ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính. Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện quy trình quản lý kê khai, tính thuế theo Quyết định 879/QĐ-TCT ngày 15 tháng năm 2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế. Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý theo mẫu số 01A/TNDN (phụ lục số 1) hoặc mẫu số 01B/TNDN (phụ lục số 2) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế và nộp Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm theo mẫu 03/TNDN (phụ lục số 3) cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Đó là thời hạn nộp tờ khai thuế TNDN của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không nộp hoặc nộp quá thời hạn quy định hồ sơ khai thuế TNDN thì bộ phận Kê khai và Kế toán thuế tiến hành phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với hành vi không nộp hoặc nộp chậm hồ sơ khai thuế TNDN đối với doanh nghiệp. 48 Hàng tháng, trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế bộ phận Kê khai và Kế toán thuế thực hiện rà soát, cập nhật và tổng hợp danh sách theo dõi doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/QTr-KK theo từng loại thuế, mẫu hồ sơ khai thuế (tháng, quý, năm) để xác định số lượng hồ sơ khai thuế phải tiếp nhận, xử lý và theo dõi đôn đốc tình trạng kê khai của doanh nghiệp. Đặc biệt, với chủ trương thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp Cục huế tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai thành công hình thức kê khai thuế qua mạng.Việc quản lý kê khai, nộp thuế được thực hiện hoàn toàn tự động trên máy tính. Người nộp thuế có thể nộp tờ khai trực tiếp cho cơ quan thuế hoặc nộp qua mạng hay qua đường bưu điện. Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế và đọc vào ứng dụng Quản lý thuế thông qua thiết bị mã vạch hai chiều. Bộ phận nhận hồ sơ khai thuế chuyển tờ khai cho bộ phận Kê khai- Kế toán thuế để xử lý.Việc làm này đã giảm được rất nhiều thời gian cho người nộp thuế, cũng như cho cơ quan thuế, đồng thời là bước tiến trong công tác cải cách thủ tục hành chính của Bộ Tài chính. Cụ thể hơn tại Cục Thuế Thừa Thiên Huế cuối năm 2015 bắt đầu triển khai thực hiện kê khai Thuế qua mạng, thì đến 31 tháng 12 năm 2019, 100 % số doanh nghiệp đã đăng ký thuế thực hiện kê khai thuế qua mạng. Quản lý kê khai thuế là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong quy trình quản lý thuế. Bộ phận kê khai thuế tại cơ quan thuế thực hiện xử lý các thông tin đầu vào của các DN từ bộ phận nhận hồ sơ khai thuế, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục của hồ sơ khai thuế và xử lý các hồ sơ vào hệ thống quản lý thuế của ngành thuế. Hệ thống quản lý thuế thực hiện kiểm tra tự động các chỉ tiêu kê khai trên hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp để phát hiện các hồ sơ có lỗi số học. Căn cứ vào kết quả xử lý của hệ thống quản lý thuế, bộ phận kê khai thuế lập Thông báo yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh hồ sơ khai thuế theo mẫu số 13b/QTr-KK. 49 Bảng 2.5: Tình hình nộp tờ khai thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2019 ĐVT: Doanh nghiệp Năm Số DN phải nộp tờ khai thuế Số DN đã nộp tờ khai thuế Số DN nộp tờ khai đúng hạn quy định Số DN nộp tờ khai chậm thời hạn quy định Số tờ khai có lỗi phải điều chỉnh Số lƣợng Tỷ lệ 2016 2856 2427 85% 2102 185 140 2017 2977 2679 90% 2267 284 128 2018 3744 3631 97% 3303 230 98 2019 4752 4752 100% 4502 160 90 (Nguồn: Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế) Thực tế trong những năm qua, chất lượng thực hiện các thủ tục kê khai thuế, nộp thuế của doanh nghiệp cũng tăng lên nhiều. Theo số liệu tổng kết công tác thuế các năm 2016 - 2019 của Cục Thuế, tỷ lệ doanh nghiệp thuộc đối tượng phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN đã kê khai thuế TNDN trong thời kỳ này từ 85 đến 100%, đây chính là kết quả của công tác tuyên truyền cũng như sự tích cực của cán bộ ngành thuế. Tỷ lệ kê khai thuế đúng hạn trong thời kỳ này khoảng 95%. Tỷ lệ hồ sơ khai thuế có lỗi số học trong thời kỳ 2016 - 2019 chưa đến 5%, đây là tỷ lệ đáng khích lệ khi quy mô số lượng nộp hồ sơ khai thuế TNDN trong giai đoạn 2016 – 2019 là rất lớn. Tuy nhiên so sánh với số doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN có thể thấy số lượng doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN thấp hơn. Nguyên nhân do một số doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế TNDN nhưng không phát sinh thu nhập chịu thuế, được miễn giảm thuế hoặc báo lỗ, do vậy không phát sinh số thuế TNDN phải nộp. 50 - Quản lý nộp thuế: Nhìn chung doanh nghiệp đã có trách nhiệm nộp số tiền thuế TNDN theo kê khai vào NSNN, tuy nhiên vẫn còn tình trạng nhiều doanh nghiệp chây ì và nợ đọng thuế. Trong khâu nộp thuế, thay vì hình thức thu tiền mặt bằng biên lai thu thuế, doanh nghiệp trực tiếp nộp thuế vào ngân sách và Cục Thuế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra chứng từ nộp thuế. Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai quy chế phối kết hợp giữa ba ngành Thuế, Kho bạc, Ngân hàng nên việc nộp thuế của các doanh nghiệp có thể thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Từ tháng 6 năm 2015, Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện chủ trương đồng bộ việc nộp thuế Điện tử, hoặc qua Internet - Banking. Đến tháng 12 năm 2019, 100% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử và 97% doanh nghiệp thực hiện việc nộp thuế điện tử. Sự tiện ích trong kê khai và nộp thuế đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đây là biện pháp có tác động không nhỏ đến tính tự giác của người nộp thuế, nhờ vậy đã hạn chế tối đa tình trạng thất thu thuế. Số doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đều đạt trên 95%. Điều này khẳng định nỗ lực của cán bộ Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế trong hiện đại hóa công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế; đồng thời cũng có thể thấy doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên huế chấp hành tốt quy định về đồng bộ hạ tầng quản lý thuế tại địa phương. Mặt khác, do sự đồng bộ trong công tác quản lý đăng ký, kê khai của người nộp thuế, bộ phận Kê khai- Kế toán thuế thực hiện việc đôn đốc, nhắc nhở, xử lý vi phạm các trường hợp nộp chậm hồ sơ khai thuế hiệu quả hơn. Tháng 8 năm 2015, Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế sử dụng hệ thống quản lý thuế tập trung TMS theo công nghệ mới áp dụng cho toàn ngành. Hệ thống đồng bộ quản lý mới với nhiều tiện ích đa dạng góp phần tăng hiệu quả quản lý kê khai, thu nộp thuế hiệu quả. Chính vì vậy kết quả thu nộp thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2019 đạt kết quả tốt, biến động tăng liên tục và ổn định trong 04 năm. 51 Bảng 2.6: Kết quả thu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế Đơn vị tính: Triệu đồng TT Loại hình doanh nghiệp Thuế TNDN nộp ngân sách Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Doanh nghiệp nhà nước 90.173 95.550 92.800 124.317 2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 10.291 8.960 12.468 6.764 3 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 100.205 129.100 133.473 150.235 Tổng cộng 200.669 233.610 238.741 281.316 (Nguồn: Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.2.2.3. Quản lý miễn thuế, giảm thuế Trong giai đoạn vừa qua, công tác quản lý miễn, giảm thuế TNDN hiện tại được Cục thuế tỉnh Thừa Thiên thực hiện theo Luật Quản lý thuế và theo Quy trình miễn thuế, giảm thuế, ban hành kèm theo Quyết định số 749/QĐ- TCT ngày 20tháng 04 năm 2015 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế. Kết quả thực hiện miễn giảm thuế được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 2.7: Doanh nghiệp đƣợc miễn giảm thuế trong giai đoạn năm 2016 – 2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Số DN đƣợc miễn giảm Tổng số tiền miễn giảm 2016 1.409 14,45 2017 1.237 7,98 2018 902 49,63 2019 984 44,94 (Nguồn: Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế) 52 Các chính sách ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp hiện được quy định tại nhiều văn bản luật khác nhau. Tuy Luật Thuế TNDN 2008 và Luật Đầu tư 2014 là những văn bản pháp lý chính điều chỉnh các ưu đãi này, nhưng thực chất có rất nhiều sửa đổi, bổ sung và quy định hướng dẫn tại nhiều văn bản ban hành sau này như Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13, Nghị định 218/2013/NĐ-CP, Nghị định 91/2014/NĐ-CP, Nghị định 12/2015/NĐCP, và nhiều thông tư có liên quan. Có thể nói công tác miễn, giảm thuế đã thực hiện tương đối kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác quản lý miễn, giảm thuế chất lượng còn thấp, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sơ hở của chính sách ưu đãi đầu tư để kê khai miễn giảm thuế không đúng thực chất, gây thất thu cho NSNN. Các thủ đoạn doanh nghiệp lợi dụng sự ưu đãi của chính sách để trốn thuế như: Thành lập doanh nghiệp mới để hưởng ưu đãi thuế, hết thời hạn ưu đãi lại giải thể và thành lập doanh nghiệp khác nhằm kéo dài thời hạn được miễn giảm thuế. 2.2.2.4. Quản lý thông tin doanh nghiệp Để phục vụ cho công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNDN đối với doanh nghiệp nói riêng, trong những năm qua Cục Thuế Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Cục công nghệ thông tin - Tổng cục Thuế tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống ứng dụng để phục vụ việc thu thập, xử lý thông tin người nộp thuế. Các dịch vụ điện tử như khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người nộp thuế; tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, mang lại hiệu ứng rất tích cực đối với người dân và xã hội. Đây cũng là nguyên nhân chính, cốt lõi giúp chỉ số nộp thuế TNDN của các doanh nghiệp tăng trong những năm qua. Cụ thể như sau: - Hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS: Đã thực hiện tự động hoá hầu hết các khâu trọng tâm của quá trình quản lý thu thuế, ứng dụng này 53 hỗ trợ tất cả các tính năng đòi hỏi của công tác quản lý thuế hiện hành, đáp ứng được yêu cầu của tất cả các văn bản mới, và định hướng cải cách ngành thuế trong tương lai, . - Ứng dụng quản lý ấn chỉ thuế: Đã trợ giúp theo dõi, xử lý việc in ấn, quản lý kho ấn chỉ; theo dõi tình hình hình sử dụng hoá đơn, ấn chỉ trong từng đơn vị thuế, từng doanh nghiệp, từng người nộp thuế - Ứng dụng Quản lý hồ sơ: Quản lý các giao dịch giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế liên quan đến các hồ sơ. Ngoài ra chương trình còn kiểm soát việc tuân thủ qui trình trong nội bộ cơ quan thuế. - Ứng dụng phân tích tình trạng thuế: Hỗ trợ việc phân tích tình trạng thuế cho các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế, cán bộ Dự toán - Tổng hợp - Ứng dụng Quản lý nợ thuế: Tự động rút và tính nợ thuế, phân tích tình trạng nợ, tính phạt và theo dõi tình hình nợ quá hạn, biện pháp thu hồi và cưỡng chế nợ được áp dụng cho cơ quan thuế đối với từng doanh nghiệp. - Ứng dụng thanh tra kiểm tra: Phục vụ cho công tác lập kế hoạch, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra; lưu giữ các kết quả thanh tra, kiểm tra thuế, tổng hợp và kết xuất các báo cáo theo quy định. - Ứng dụng báo cáo tài chính doanh nghiệp: Lưu giữ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định xử lý phù hợp. Cục Thuế Thừa Thiên Huế đã nâng cấp ứng dụng thanh kiểm tra (TTR) và phân tích rủi ro (TPR) phục vụ cho kế hoạch thanh kiểm tra; triển khai dịch vụ thuế điện tử (Etax), khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử cho cán bộ Cục, chi cục và tập huấn cho các doanh nghiệp. Triển khai mới ứng dụng nhất ký điện tử (INTK) cho cán bộ thanh kiểm tra cục, chi cục để nâng cao công tác thanh kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Phòng Công nghệ thông tin đang phối hợp với phòng Quản lý nợ, Văn phòng gửi thông báo nợ mẫu 07/TB-QLN cho các doanh nghiệp trên địa bàn thông qua mail, không gửi bằng giấy như trước đây, nhanh chóng thuận tiện và tiết kiệm chi phí in ấn. 54 Việc áp dụng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong tất cả các mặt từ hỗ trợ đăng ký thuế đến công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hệ thống cũng thấy có những vướng mắc nhất định như cơ quan thuế cấp trên không nắm được tình hình doanh nghiệp của cấp dưới quản lý, hay việc lỗi hệ thống liên hệ giữa các ngành dẫn đến việc phản ánh số liệu không chính xác, hệ thống không cập nhật kịp với những thay đổi của chính sách nên vẫn còn vướng mắc nhiều vấn đề, ... 2.2.2.5. Quản lý nợ thuế Quản lý nợ thuế là một nhiệm vụ của cơ quan thuế, là chỉ tiêu đánh giá chất lượng trong công tác quản lý thuế. Những năm trước đây, ngành thuế mới chỉ tập trung mọi biện pháp để tổ chức thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu dự toán thu được giao, công tác quản lý nợ thuế chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến còn nhiều hạn chế, như số thuế phát sinh chưa thu kịp thời vào ngân sách; tình trạng nợ thuế, chiếm dụng tiền thuế để đầu tư, để sản xuất kinh doanh còn xảy ra phổ biến; số nợ thuế chưa được đánh giá phân loại để có biện pháp xử lý hiệu quả; bộ phận nợ thuế chưa được tổ chức độc lập, chuyên trách theo dõi, quản lý; các cơ chế chính sách về xử lý nợ thuế chưa được quy định một cách đầy đủ, cụ thể, tính pháp lý chưa cao. Hiện tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng Quy trình quản lý nợ thuế theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 18/7/2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế và Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo Quyết định số 751/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình cưỡng chế nợ thuế. Hàng tháng, Phòng quản lý nợ thuế của Cục Thuế tiến hành rà soát, phân công cho từng cán bộ các khoản nợ mới phát sinh. Các cán bộ sau khi được 55 phân công quản lý các khoản nợ mới phát sinh thực hiện phân loại, theo dõi đôn đốc thu nợ, đối chiếu để xác định chính xác cụ thể nợ đọng của từng doanh nghiệp. Các khoản nợ thuế đã được phân theo địa bàn giao cho từng cán bộ chịu trách nhiệm quản lý; gắn trách nhiệm thủ trưởng cơ quan thuế, bộ phận quản lý nợ, cán bộ thuế đối với các khoản nợ thuế có khả năng thu; xử phạt đối với các khoản nợ thuế quá hạn. Lãnh đạo Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo thực hiện kiên quyết các biện pháp cưỡng chế. 100 % doanh nghiệp nợ thuế được thông báo nợ thuế hàng tháng, thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế, đặc biệt tổ chức điều tra xác minh công nợ của các doanh nghiệp từ các chủ đầu tư, thực hiện cưỡng chế qua bên thứ 3 đem lại hiệu quả cao. Thu hồi nợ đọng đối với các khoản nợ khó đòi, chây ỳ; đôn đốc và kịp thời thu những khoản nợ mới phát sinh; tập trung xử lý nợ thuế đối với các truờng hợp nghỉ, bỏ kinh doanh, giải thể, phá sản... Bảng 2.8: Tình hình nợ thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 2019 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng số tiền nợ 11.344 16.673 20.101 16.145 Nợ khó thu 620 455 668 1.123 Nợ chờ xử lý 1.302 635 2.071 1.372 Nợ có khả năng thu 9.422 15.583 17.362 13.650 (Nguồn: Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế) Tình hình những năm qua tổng số nợ thuế TNDN của các DN có xu hướng tăng, giảm không đồng đều. Cụ thể năm 2016 tổng nợ TNDN thuế: 11.344 triệu đồng, trong đó Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định nợ khó thu chiếm 5,4%, nợ chờ xử lý chiếm 11,5% và nợ có khả năng thu chiếm 56 83%. Năm 2017, tổng nợ TNDN thuế: 16.673 triệu đồng, trong đó Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định nợ khó thu chiếm 3,8%, nợ chờ xử lý chiếm 2,7% và nợ có khả năng thu chiếm 93,4%. Năm 2018, tổng số tiền nợ thuế TNDN tăng lên đến 20.101 triệu đồng, trong đó tỷ trọng các loại nợ không thay đổi, nợ có khả năng thu cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 86,3%, nợ chờ xử lý chiếm 10,3% và nợ khó thu chiếm tỷ lệ ít nhất 3,3%. Đến năm 2019, tổng số tiền nợ thuế TNDN giảm xuống gần bằng so với khoản 2017 là 16.145 triệu đồng, tăng tỷ trọng nợ khó thu lên 7% do nợ thuế TNDN của Công ty TNHH Nam Nguyệt đã tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trong các năm qua công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn do một số doanh nghiệp trong quá trình hoạt động thường thay đổi địa điểm kinh doanh nhưng không khai báo với cơ quan thuế, bỏ địa điểm kinh doanh, chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, mất khả năng thanh toán, chây ì Số nợ thuế khó thu này lũy kế từ năm trước sang năm sau, gây ra gánh nặng thu nợ cho những năm kế tiếp, làm giảm cơ cấu nợ có khả năng thu trên tổng nợ. Do vậy việc phấn đấu thu hồi nợ và giảm tỷ lệ nợ thuế/thuế phải thu sẽ tạo ra không ít khó khăn cho cơ quan thuế, hơn nữa đội ngũ cán bộ còn mỏng với phạm vi quản lý các doanh nghiệp nộp thuế rất rộng nên hiệu quả trong công tác thu nợ đạt được chưa cao. Nợ có khả năng thu bao gồm nợ chậm nộp đến 30 ngày, nợ chậm nộp từ 31 đến 90 ngày, nợ chậm nộp quá 90 ngày so với thời hạn nộp. Trong đó nợ chậm nộp quá 90 ngày so với thời hạn nộp chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể năm 2016 chiếm 85,58% và giảm dần qua các năm 2017: 82,55% và năm 2018: 78,11% đến năm 2019 giảm còn 70%. Điều này cho thấy nỗ lực của cán bộ thuế trong việc đôn đốc nợ thuế làm giảm tỷ lệ nợ chậm nộp quá 90 ngày. Tuy nhiên, số nợ quá 90 ngày quá cao trong cơ cấu nợ có khả năng thu sẽ gây ra nhiều rủi ro trong công tác thu nợ, khi doanh nghiệp cố tình chây ì, không 57 thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, ha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_thue_thu_nhap_doanh_nghiep_doi_voi_doanh_ng.pdf
Tài liệu liên quan