Có thểnói hầu hết các nhà nho Việt Nam đều chịu ảnh hưởng tưtưởng của Lão-Trang. Sinh bất phùng thời nhưNguyễn Công Trứ; không tìm được minh quân, tuổi già sức
yếu, chán ngán thếsựhay gặp chuyện bất bình trong chốn quan trường nhưNguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến .thường lui vềlàm bạn cùng nước biếc, non xanh,
nguyệt bạc, rượu nồng, túi thơ, bàn cờ. Cho nên, tưtưởng Lão Trang tựnhiên đi vào trong
thơcủa các nhà nho là một lẽ đương nhiên. Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng những chịu ảnh
hưởng sâu sắc tưtưởng Nho giáo mà tinh thần Lão-Trang cũng có mặt xuyên suốt trong thơ
của ông.
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4818 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó cảm giác bâng khuâng khó tả. Nhà thơ
đưa ta lạc vào cõi hồng trần sống trong không gian vắng vẻ, tịch mịch; sống cuộc đời giản
phác, tự nhiên:
“Xóm tự nhiên, một cái lều,
Qua ngày tháng, lọ là nhiều?
Gió cuốn rèm, thay chổi quét,
Trăng cài cửa, kẻo đèn treo.
Cơm ăn chẳng quản dưa muối,
Áo mặc nài chi gấm thêu?
Tựa gốc cây ngồi hóng mát,
Đìu hiu, ta hãy một đìu hiu.”
(Thơ Nôm, bài 67)
Bài thơ gợi ra tư tưởng quả dục, thiểu tư, thanh tịnh trong cốt cách của một bậc ẩn sĩ. Gợi ra
một tâm hồn tiêu sái không vướng bận bụi trần. Do vậy, khi luận về quan niệm công danh,
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đồng quan niệm với Lão Tử. Lão Tử từng nói: “Giữ chậu đầy
hoài, chẳng bằng thôi đi; mài cho bén nhọn thì không bén lâu. Vàng ngọc đầy nhà, làm sao
giữ nổi; giàu sang mà kiêu là tự rước lấy họa. Công thành rồi thì nên lui về, đó là đạo trời”
(Đạo Đức kinh chương 9). Như chúng ta đã biết, Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ Trạng Nguyên,
được sung rất nhiều chức rất cao trong triều nhà Mạc. Ông đã đem tài năng thao lược ra
giúp nước cứu đời, thỏa chí trượng phu. Như vậy: “Công danh đã vẹn, sá về nhàn” là hợp
với lẽ Đạo :
“Thửa nơi doanh mãn là nơi tổn,
Hãy gẫm cho hay mới kẻo âu.”
(Thơ Nôm, bài 9)
Suy ngẫm về cái lẽ thịnh suy, vơi đầy của cuộc đời để không còn có những băn khoăn, lo
nghĩ. Nghiệm lại cuộc đời của chính mình và của người xưa, Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng
trên con đường lập thân, nếu đã đạt được ý nguyện, công danh sự nghiệp đã được viên mãn,
nam tử không còn vương nợ với đời thì phải sớm lui về ẩn dật. Nếu vẫn còn luyến tiếc phú
quí thì chắc chắn sẽ bị kẻ khác tìm cách hãm hại. Vì ở đời : “Mấy người trọn được chữ thân
danh.”(Thơ Nôm, bài 13). Đấng trượng phu muốn giữ trọn được thanh danh thì phải nắm
chắc qui luật tuần hoàn của tự nhiên. Bởi “Nhân sinh ký nhất thế; Yêm hốt nhược tiêu
trần”(Cổ thi)(người sống gửi một đời, chớp nhoáng như gió cuồng cuốn bụi). Con người,
sống gửi thân xác cho đời, thác trở về với cát bụi. Huống chi “Thoi nhật nguyệt, đưa thấm
thoắt,”. Huống chi hoa nở rồi hoa sẽ tàn, nước có lúc đầy cũng có lúc vơi. Huống chi:
“Mới biết doanh hư đà có số,
Ai từng dời được đạo trời.”
(Thơ Nôm, bài 48)
“Đạo trời” chính là những qui luật của tự nhiên. Những bậc túc nho khôn ngoan ở
đời luôn luôn nhận biết có thăng thì phải có giáng, có lúc thịnh thì phải có lúc suy,
có tiểu đương nhiên phải có đại, có “khuất bao nhiêu thì lại duổi”. Vì “Đạo trời lồng lộng
chẳng hề sai” (Thơ Nôm, bài 2). Vì vậy, Lão Tử cũng nói: “Trở về mệnh là luật bất biến
(thường) của vật. Biết luật bất biến thì sáng suốt, không biết luật bất biến thì vọng động mà
gây họa. Biết luật bất biến thì bao dung, bao dung thì công bình (vô tư), công bình thì bao
khắp, bao khắp thì phù hợp với tự nhiên, phù hợp với tự nhiên thì phù hợp với đạo, hợp với
đạo thì vĩnh cửu, suốt đời không nguy”(Đạo Đức kinh, chương 16). Nắm được lẽ Đạo gọi là
minh triết, cho nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan khi không can gián được vua Mạc, khi tận
mắt chứng kiến bọn gian thần cậy thế lộng quyền. Nhà thơ biết mình không đủ lực đủ quyền
diệt trừ bọn tham quan và cảm thấy “Đường thế nhiều nơi hiểm hóc thay!”(Thơ Nôm, bài
70), nên đành “Nép mình qua trước chốn xôn xao”(Thơ Nôm, bài 83), xa lánh chốn đua
tranh lợi lộc. Bạch Vân cư sĩ cũng muốn như Lão Tử cỡi trâu xanh bay mãi về phương Tây,
dõi tìm cõi Thần Châu, “Việc đời phó mặc thuyền trôi bình bồng”. Ông muốn theo chim âu
xòe cánh thỏa sức bay trên muôn trùng sóng nước, trong khoảng không mênh mông vô cùng
vô tận:
“Biển khơi hồng nhật đông thăng
Ngàn Tây mây trắng trông vời Thần Châu
Suối khe vui thú nhiệm mầu
Thề xưa nỡ phụ chim âu muôn trùng?”
(Ngụ ý)
Bên cạnh đó, vì không hòa hợp được với thói đời, Bạch Vân cư sĩ tự nhận mình là “vụng
dại”. Thơ Cư Sĩ thường đề cập đến “vụng và xảo” nhưng không đơn thuần mang ý nghĩa là
vụng về và khéo léo mà là sự ngay thẳng, chân thật (vụng, dại) và sự giả dối, nham hiểm
(xảo, khôn)
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.”
(Thơ Nôm, bài 73)
Có thể nói, ta dại, ta vụng là tư tưởng chủ yếu của Đạo gia. Lão Tử nói: “Khử trí dữ xảo, trí
xảo bất khử, tất thiên hạ loạn”(Bỏ cái khôn khéo đi, không chịu bỏ cái khôn khéo, tất nhiên
thiên hạ sẽ loạn”. Lão Tử lại nói: “Tuyệt xảo khí lợi, đạo tặc vô hữu”
(Dứt bỏ cái khéo, vất cái lợi, xã hội sẽ không có trộm cướp). (Đạo Đức kinh, chương
19). Theo quan niệm của người đời là có lợi, có danh cao tước trọng mà từ bỏ tất là dại.
Riêng Bạch Vân cư sĩ lại quan niệm “dại, khôn” theo một ý nghĩa khác, vừa thâm thúy vừa
chua chát bằng bài thơ độc đáo chỉ có một vần (độc vận):
“ Làm người có dại mới nên khôn.
Chớ dại ngây si chớ quá khôn.
Khôn được ích mình, đừng rẻ dại,
Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn.
Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.
Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại,
Gặp thời, dại cũng hóa nên khôn.”
(Thơ Nôm, bài 94)
Trong bài “Trung Tân ngụ hứng”, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng cho rằng người quân tử sống ở
đời phải biết răn mình, bỏ xảo nhận vụng, phải biết suy xét thiệt hơn, lấy “Chí thiện làm
mẫu mực” vì “Đường đời rất gập ghềnh,” và “Lòng người rất hiểm nghèo”. Từng câu thơ
bộc lộ một sự phê phán nhẹ nhàng mà sâu sắc hàm chứa một triết lý, một cách ứng xử trong
cuộc sống. Hai cặp từ đối lập “ta và người”, “xảo với vụng” được sử dụng rất nhuần nhuyễn
và đầy sức thuyết phục :
“ …Người xảo ta thì vụng,
Ấy vụng thế mà hay.
Ta vụng người thì xảo.
Ấy xảo thế mà gay.
Tính suy lẽ trời đất,
Nghiền ngẫm việc xưa nay”
Ngoài ra, tư tưởng “thủ phác, quả dục, bất tranh ” cũng là một trong những tôn chỉ của Đạo
giáo. Lão Tử quan sát cuộc đời, nghiệm ra rằng càng ngày con người vì tư lợi mà càng mưu
mô, xảo quyệt. Ông khuyên: “..ngoài thì biểu hiện sự mộc mạc, trong thì giữ sự chất phác,
giảm tư tâm, bớt dục vọng.” (Đạo Đức kinh, chương 19). Khi chọn “Trúc mai làm bạn,
hứng thơ nồng”(Thơ Nôm, bài 30), Nguyễn Bỉnh Khiêm một lòng dứt khoát “Đạp gót mong
theo người ẩn dật”(Thơ Nôm, bài 85), sống cuộc đời đạm bạc. Thiên nhiên “Xuân, hạ, thu,
đông” đem đến cho ẩn sĩ những món ăn dân dã, không bận lòng đến những cảnh phồn hoa
đô hội:
“ Giàu, khó đành hay chỉn phận mình,
Mấy đường gai góc biếng đua tranh.
Cơm ăn chẳng quản mùi xa bạc,
Áo mặc nề chi tấm rách lành ….”
(Thơ Nôm, bài 85)
Thấy điều trong trắng, giữ tính chất phác, ít lo, ít dục vọng, không tranh giành với người kể
cả cỏ cây muông thú, như vậy là hợp với Đạo. Trong thơ ông, ta thường bắt gặp thái độ
chán ghét cảnh chém giết, tàn sát lẫn nhau vì tư lợi của người đời. Ông luôn bày tỏ một tâm
trạng “Buồn về, biếng thấy áng đao binh”(Thơ Nôm, bài13), hay dứt khoát “Thế sự ngoài
tai, biếng nói năng”(Thơ Nôm, bài 16), và “Giữ miệng cho hay, biếng nói năng”(Thơ Nôm,
bài 66). Không can dự vào chuyện đời là vì “Quyền môn chốn ấy biếng chen chân”(Thơ
Nôm, bài 87). Cho nên, ông ngẫm nghĩ:
“Hễ kẻ trêu ngươi, kẻ phải lo,
Chẳng bằng vô sự ngáy pho pho.
Tay kia khéo nắm còn khi mở,
Miệng nọ hay cười có lúc ho.
Có thuở được thời, mèo đuổi chuột,
Đến khi thất thế, kiến tha bò.
Được thua sao mới ăn năn lại,
Vô sự chăng hơn có sự ru?”
(Thơ Nôm, bài 75)
Chính vì có tư tưởng “vô vi, vô sự” nên các đạo gia nhìn đời và thiên nhiên tạo vật bằng
một nhãn quan khác. Họ giác ngộ sự biến dịch vô thường của tạo hóa một cách nhẹ nhàng,
tự nhiên. Với tư tưởng đó, Lão Tử có nói: “ít nói thì hợp với tự nhiên (với đạo). Cho nên,
gió lốc không hết buổi sáng, mưa rào không suốt ngày. Ai làm nên những cái ấy? Trời đất.
Trời đất còn không thể lâu được, huống hồ là người?” (Đạo Đức kinh, chương 23). Công
việc của trời đất còn phải có lúc dừng, huống chi là công việc của con người. Nghiệm ra
được điều diệu kì của tạo hóa, mặc “Thế sự đôi co, dầu thế sự”, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn
bình thản đón nhận cuộc sống thanh tịnh như một người đang lạc vào cõi hồng trần: có bạn
tri âm, có túi thơ rượu bầu, có vừng trăng sáng trong, có tiếng đàn trong trẻo ngân nga. Mấy
ai mua được cuộc sống “vô vi, vô sự” này?
“Lẻ tẻ bên giang bảy tám nhà,
Thú nhàn mừng thấy bạn ngâm nga.
Thơ nên, ngồi đợi vừng đan quế,
Rượu chuốc, han thầm ngõ Hạnh hoa.
Lục ỷ tiếng thanh, đêm tựa ngọc,
Lan châu chèo vỗ, nước bằng là.
Ít nhiều ngày tháng qua thì chớ,
Tiêu sái ta thìn vẹn chi ta.”
(Thơ Nôm, bài 120)
Tuy Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn lối sống tự do phóng khoáng, sống không bận lòng đến
chuyện thế gian nhưng trái tim nhà thơ sẽ nhói đau nếu “thế gian” rơi vào cảnh loạn ly. Tấm
lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là nỗi lòng của Lão Tử. Lão Tử từng nói: “ Ta có ba vật
báu mà ta ôm giữ cẩn thận: một là lòng từ ái, hai là tính kiệm ước, ba là không dám đứng
trước thiên hạ. Vì từ ái nên tận lực che chở dân mà sinh ra dũng cảm; vì kiệm ước nên hóa
ra sung túc, rộng rãi; vì không dám đứng trước thiên hạ nên mới được làm chủ thiên hạ. Nếu
không từ ái mà mong được dũng cảm; không kiệm ước mà mong được sung túc, rộng rãi;
không chịu đứng sau người mà tranh đứng trước người, thì tất phải chết!”(Đạo Đức kinh,
chương 67). Rõ ràng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đang ôm giữ và trân trọng ba vật báu đó. Vật báu
thứ nhất là lòng nhân từ. Trong cuộc đời hay trong văn thơ, ông luôn trải lòng mình với
muôn dân. Khi có chiến tranh, ông đau với nỗi đau chia lìa tan tác của nhân dân. Thông
cảm, xót xa khi thấy dân lành đói khổ, cực nhọc trăm bề: “Lưu ly khốn đốn không đường
dung thân”(Thơ cảm hứng-bài 7). Chính vì lòng từ ái mà Nguyễn Bỉnh Khiêm cương quyết
dâng sớ chém đầu bọn nịnh thần, phơi thân nơi sa trường trừ loài nghịch tặc. Thái độ dũng
cảm kiên cường đó mấy ai sánh kịp? Vật báu thứ hai là chọn lối sống lao động giản dị chân
chất nhưng thanh cao. Nghèo về vật chất nhưng giàu có về tinh thần. Bằng cách nói dí dỏm,
tự nhiên, nhà thơ đưa người đọc vào một thế giới của riêng ông. Một thế giới mà trong đó
thiên nhiên chính là thứ của cải quí giá và vô tận. Con người mặc sức mà chọn lựa. Có thức
ăn là măng trúc đắng, có áo vải thô thay cho chăn ngự hàn, có bạn tri giao là cá, tôm. Quên
đi nỗi nhọc nhằn, quên đi thế sự đua chen, sống một cuộc đời thanh đạm. Như vậy mới gọi
là tri túc:
“Gối lọ vàng, mấy lọ đen,
Dài dùng đà mặc của tự nhiên.
Xôi măng trúc đắng thèm thay thịt,
Đắp áo sô to lạnh kẻo chiên.
Bạn có cá tôm dầu được thứ
Cửa chăng xe ngựa bởi không quyền.
Ngày ngày tiêu sái nhàn vô sự
Tuy chửa là tiên ấy ắt tiên.”
(Thơ Nôm. bài 19)
Tư tưởng nhàn vô sự đã dẫn đến tư tưởng vô tranh. Đó chính là vật báu thứ ba mà hiền sĩ đã
thực hiện trong cuộc đời. Sống trong xã hội đầy bon chen, ông muốn giáo dục người đời
đức tính khiêm nhường “Văn chương nghề cũ xác như vờ”(Thơ Nôm, bài 100), mong muốn
khuyên người đời không nên tranh đua, không nên để lộ tài năng của mình mà nên che giấu
ưu thế mới dễ dàng bảo toàn tính mạng. Bởi vì tước lộc đầy đủ sẽ khó lòng giữ được thân
danh, ví như cái bát chứa đầy nước quá sẽ khó giữ cho nước khỏi tràn. Bởi vì : “Thuở nơi
doanh mãn là nơi tổn”(Thơ Nôm, bài 9)
Nói chung, khi giải quyết những vấn đề về tự nhiên và xã hội nhiều phức tạp đương
thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có một cách ứng xử linh hoạt để hòa hợp giữa ba dòng tư
tưởng Khổng Tử, Lão Tử và Thích Ca của Phật giáo. Sự dung hợp “Tam giáo đồng nguyên”
tạo nên một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
1.4. Truyền thống văn hóa Việt
Năm 1982, tại Hội nghị quốc tế do UNESCO tổ chức ở Mexico, trong Tuyên bố về
những chính sách văn hóa, UNESCO đã đưa ra định nghĩa chung về văn hóa: “Văn hóa
hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và
vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm
người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những
quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín
ngưỡng; Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm
cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn
thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân,
tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành, đặt ra và xem xét những thành tựu của bản
thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt
trội lên bản thân.”
Còn “Bản sắc dân tộc của văn hóa là các giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện mạo,
cốt cách, phẩm chất và bản lĩnh riêng của mỗi nền văn hóa, là dấu hiệu cơ bản để phân biệt
nền văn hóa của dân tộc này với nền văn hóa của dân tộc khác. Bản sắc dân tộc của văn hóa
được thể hiện tập trung trong truyền thống văn hóa dân tộc”(Văn hóa xã hội-Lê Quý Đức
chủ biên.tr 39).
Riêng trong bài Nguyễn Bỉnh Khiêm và dân tộc học, Nguyễn Tuấn Triết phát hiện: “Thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm toát lên tinh thần làng xã Việt Nam vào thế kỷ XVI, đặc biệt là tâm
hồn của người nông dân và nho sĩ. ở đó, nền văn minh Việt cổ đã như một cái nôi nuôi
dưỡng tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên”(Khổng, Phật, Lão), nhằm đề cao tính nhu thuận,
đức hiếu hòa, tinh thần cộng đồng, lòng trung hậu…Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, đặc biệt là
thơ Nôm, gắn bó với những cảm nghĩ của nhân dân. Tư duy của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tư
duy dân tộc……Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ đem vào thơ những giá trị lâu đời của văn
hóa dân tộc, những kinh nghiệm, phong tục, tập quán của nhân dân, mà còn đem vào thơ
những động thái sinh hoạt hiện trạng của tộc người, gắn với những yếu tố văn hóa vật chất
cụ thể và đa dạng.”[60, tr.669]
Thứ nhất, đất nước Việt Nam là một đất nước nông nghiệp. Cuộc sống nông nghiệp lúa
nước phần lớn phụ thuộc vào sự vận động của thiên nhiên. Vì thế, để tồn tại người nông dân
phải gắn kết với nhau mà tạo lập cuộc sống. Đây chính là cơ sở để nhà nghiên cứu Trần
Ngọc Thêm cho rằng nét đặc trưng trong truyền thống văn hóa tổ chức đời sống tập thể Việt
Nam là tính cộng đồng, tính tự trị. Biểu hiện cụ thể cho tính cộng đồng và tính tự trị làng xã
là lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân. Trân trọng lòng yêu nước của dân tộc,
trong Đặc trưng Văn học trung đại Việt Nam, tác giả Lê Trí Viễn đã khẳng định: “Đó là đạo
lý mà cũng đồng thời là một thành phần của lý tưởng thẩm mỹ dân tộc và là thành phần cao
đẹp hạng nhất…”.[73, tr 109]. Nhìn lại những trang lịch sử oai hùng của dân tộc Việt, nếu
không có đạo lý cao đẹp này thì làm sao nhân dân Việt Nam có thể giữ vững vị trí trên bản
đồ thế giới; có thể dũng cảm, lạc quan, kiên trì vượt qua bao thử thách mà lèo lái con thuyền
Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh xâm lược, bao giông bão thiên tai để đến bến bờ độc lập-
tự do. Riêng đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lòng yêu nước- thương dân, tinh thần đoàn kết
không chỉ là nét bản chất trong tư tưởng và tình cảm của nhà thơ mà còn là nét đẹp ngàn đời
của dân tộc. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế tục và phát huy sáng tạo truyền thống văn hóa tinh
thần của ông cha ta.
Tinh thần yêu nước, thương dân chính là nguồn động lực chủ yếu giúp Nguyễn Trãi đứng
vững vàng trong một xã hội phong kiến tàn khốc thuộc triều Lê. Tinh thần yêu nước, thương
dân đã tạo nên sức mạnh vĩ đại giúp Hồ Chí Minh đủ bản lĩnh vượt biển bôn ba xứ người
tìm đường cứu nước. Nếu Ức Trai đã từng: “Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung”(Thuật
hứng-XXIII) để đếm từng tiếng vọng của chuông chùa buổi sớm mai như tiếng gọi của đất
nước, Hồ Chí Minh luôn “Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành”(Không ngủ được) vì đất
nước đang chìm trong bóng đêm nô lệ và trong những đêm hè thanh vắng, Nguyễn Khuyến
lắng nghe tiếng cuốc kêu mà máu chảy hồn tan vì nó gợi trong tâm hồn thi sĩ lắm nỗi xót xa,
cay đắng:
“Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ,
Ấy hồn Thục đế thác bao giờ ?
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ…”
(Cuốc kêu cảm hứng-Nguyễn Khuyến)
thì Nguyễn Bỉnh Khiêm đêm đêm vẫn canh cánh một điều: “Đầu đã bạc mà chưa báo đền
nợ nước”(Thơ ngụ hứng về quán Trung Tân-bài 15). Nợ nước, tình dân luôn là nỗi niềm tâm
sự khắc khoải trong tim ông, luôn bàng bạc trong thơ ông đến nỗi “Khăng khăng lòng lo
nước, mái tóc thành tơ”(Thơ ngụ hứng về quán Trung Tân-bài 10). Rõ ràng, sở dĩ Nguyễn
Bỉnh Khiêm hăm hở bước lên con “đường tía”, mở cánh “cửa mận, tường đào” đâu phải vì
ham thích vua phong tước phong hầu mà vì mong muốn thi thố tài năng giúp dân, giúp
nước: “Thường gắng gỏi lòng trung thành, mưu toan trả ơn nước…”(Ngày mùa đông đến
doanh trại, nhớ một vài bạn tri kỷ). Và khi không muốn làm bạn “với người rèm châu cửa
vóc”(Cái trần nhà), ông quay về phó hẹn cùng vườn cũ quê xưa. Tuy về nhàn nhưng phải
chăng Tuyết Giang phu tử vẫn muốn hóa thành Cây khoai mộc mạc để: “làm cho dân no
cũng đủ giúp vào việc dùng đến hàng ngày,”(Thơ vịnh cây khoai); vẫn ao ước làm nước
“trong hơn băng ngọc” trong Quả dừa để “làm giải khát quí hơn cả mơ” và khao khát hóa
thân vào cây đa già ở bến Trung Tân để “đem bóng mát che chở cho dân này”(Hai cây đa
già ở bến Trung Tân). Quả thật, trong thơ văn cũng như trong cuộc đời, Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã thực hiện được những điều ông ấp ủ. Tấm lòng ưu ái của nhà thơ chính là tấm
gương sáng cho bao thế hệ. Tinh thần yêu nước, thương dân của nhà thơ như là viên gạch
xây đắp thêm cho truyền thống văn hóa muôn đời của dân tộc Việt.
Thứ hai , thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn toát lên một tinh thần nhân đạo cao cả, thái độ
trọng nghĩa tình đạo lý. Nét đẹp này là đặc trưng của nền văn hóa nông nghiệp, là nét nổi
bật trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam. Trong từng dòng thơ, ngòi bút của nhà hiền
triết không ngừng bày tỏ tình cảm đau xót chân thành trước cảnh: “Già ốm lăn xuống ngòi
rãnh. Chết đói nằm đầy cổng làng”(Cảm hứng). Trái tim nhà thơ từng hồi oặn thắt khi phải
chứng kiến bao cảnh đời, cảnh người ly tán vì chiến tranh trong Ý xưa cảm khái về thời thế:
“Vợ và con phải nhiều phen lưu ly,
Phải tìm đến kẻ khác mà ăn xin,
Áo quần rách rưới khó che thân thể
Vét xanh, vét niêu, thức ăn khó no bụng,…”
Câu thơ vừa có tác dụng gợi ra hình ảnh xác xơ, đói nghèo cùng cực của dân lành vừa có tác
dụng khơi gợi tình cảm trong lòng người. Đạo lý yêu người, trọng nghĩa mến tình của nhân
dân không những thấm sâu vào trong con người nhà thơ mà còn là lý tưởng thẩm mỹ của
dân tộc. Nhà thơ không chỉ bày tỏ tình chung đối với nỗi đau lầm than, ly biệt của nhân dân
mà còn trải tình riêng với những người thân trong gia đình và bạn bè cùng chung chí hướng.
Trong dòng văn học cổ, có thể vì ý thức hệ phong kiến nên hiếm có nhà nho nào đề cập trực
tiếp đến tình gia thất. Cho dù tình chồng nghĩa vợ cũng chiếm vị trí thứ ba trong Ngũ luân
nhưng khi muốn bày tỏ đạo nghĩa này, các nhà thơ cổ vẫn giãi bày bằng ý tứ thầm kín. Nếu
Tú Xương ca ngợi đức tính đảm đang, chịu thương chịu khó và trân trọng sự hy sinh thầm
lặng của bà Tú qua bài thơ tuyệt tác “Thương vợ” thì trong bài thơ “Khuê tình”, Nguyễn
Bỉnh Khiêm cũng cảm nhận nỗi nhớ nhung khắc khoải của người hiền thê chốn khuê phòng
đang chờ đợi mỏi mòn.
Coi trọng tình nghĩa vợ chồng sắt son bao nhiêu thì nhà thơ càng trân trọng tình bạn bấy
nhiêu. Từ ngàn xưa, người đời đã từng truyền tụng, ca ngợi tình bạn keo sơn thắm thiết giữa
Bá Nha và Chung Tử Kỳ, Quản Trọng và Bão Thúc Nha, Kinh Kha và Cao Tiệm Ly. Ở đất
Việt, người đời cũng từng khâm phục trước tình bạn giữa Lưu Bình và Dương Lễ, ngậm
ngùi tiếc thương nỗi ly biệt giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. Nếu Nguyễn Khuyến gạt
bỏ hết mọi cái rườm rà, hoa mỹ, cầu kỳ bề ngoài để bày tỏ tình cảm chân thành đối với
người bạn “thơ rượu” đã quá cố:
“Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.”
(Khóc Dương Khuê-Nguyễn Khuyến)
thì người đọc cũng bồi hồi xúc động trước tình bạn thắm thiết, thủy chung của Nguyễn Bỉnh
Khiêm với các bạn đồng liêu. Tuy rời xa “cái mũ nhà nho”, về quê sống ẩn dật “vui thú với
tùng trúc trong những năm tàn” (Lý cư giản chư đồng chí); làm bạn với cầm, kỳ, thi, họa,
tửu; tương tri với non xanh nước biếc nhưng “đàn gảy một mình cũng tẻ, thơ ngâm một
mình cũng buồn, rượu uống một mình mất ngon và cờ thì cần phải có bạn để đấu trí cao
thấp”(Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập-Nguyễn Khuê)[24, tr 85]. Vì thế, có lúc
nhà thơ buồn bã “Lang thang ca hát bên bờ khe, tìm kiếm bạn rượu”(Thơ ngụ hứng về quán
Trung Tân-bài 8), có lúc gửi trọn tình cảm thân thiết vào trong những dòng thư gửi bạn bè ở
nơi xa xôi vạn dặm để bày tỏ lời thề vàng đá sắt son: “Chẳng phụ tình cố cựu hiểu biết
nhau”(Ngày mùa
đông đến doanh trại, nhớ một vài bạn tri kỷ):
“Thư bằng ngọc tự truyền tân tín,
Nghĩa đế kim giao cố cựu minh…”
(trích BVATT_Nguyễn Khuê)
Chính vì “nghĩa kết tình vàng” cho nên trong tình bạn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không có
màu sắc giả tạo, không khách sáo cầu kỳ. Ông đến với bạn bằng cái tình của người tri âm
đối với người tri kỷ. Ông không có món ngon vật lạ để mừng bạn mà chỉ có một món quà
giản dị, chân tình là “tình bạn” thiêng liêng, cao quí.
Gượng đến mừng nhau một mặt không,
Nhiều thì chẳng có, ít chăng thông.
Hươu nai hãy đợi trên rừng bắc,
Thu vược còn chờ dưới bể Đông.
Nam Sách rượu nồng còn mượn cút,
Tây Chân quít ngọt mới đâm bông.
Cực mong, rắp đợi, song còn muộn,
Vậy đến mừng nhau một mặt không.
(Thơ Nôm, bài 88)
Chẳng những có mối thâm tình đối với bằng hữu: “Nghĩa bằng hữu cũ lâu càng thắm”(Thơ
Nôm, bài 130) mà thi sĩ còn có tấm lòng trung hậu với những vật vô tri vô giác. Muôn vật
nơi thôn dã ùa vào trong thơ của thi sĩ, chiếm một vị trí không nhỏ trong tâm hồn nhà thơ.
Bên cạnh những loài hoa đài các chỉ xuất hiện trong những bức tranh tứ bình như mai, lan,
cúc, đào, hạnh, liễu…(“Mai kia chưa dễ thu nên muộn”; “Cúc vàng thơm đổi mấy phen
hoa”…); bên cạnh những loài cây tượng trưng cho phẩm chất của người quân tử như thông,
tùng, trúc, sen…(“Trúc mai làm bạn, hứng thơ nồng”; “Nhà thông, đường trúc lòng hằng
mến”;…); bên cạnh những loài chim mang nét đẹp khí tiết nhà nho như chim bằng, chim
phượng hoàng, chim hồng, âu lộ…(“Cùng bầy âu lộ từng quen mặt”; “Chim phượng hoàng
kia tiếc vũ mao”..); ta còn thấy xuất hiện những hình ảnh bình thường trong cuộc sống
người nông dân như cái mõ, cái trần nhà, cây khoai, cái trống, quả dừa, cây khế.…hoặc
hình ảnh biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng người Việt như sân đình, bến nước,
cây đa, quán nước….(“Thú nhất sáo chài trên bến nước”); những con vật gần gũi với đời
sống làng quê như con vẹt, con cá, con ếch, con bò, con rùa, con cốc….
(“Mềm gối cóc khô, mềm gối mãi”; “Nếm ếch còn thèm có giống măng”; “Ngựa mạnh,
đường trường tua biết sức. Rùa thiêng chân chậm, lọ là mau?”); những sản vật đậm đà
phong vị quê hương bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước rất
xa lạ với thơ văn bác học nhưng lại rất quen thuộc với nhân dân như canh cua rốc, hạt
muống, măng trúc, “một ao niềng niễng, mấy đòng đong”…..
Con người Việt Nam sống bằng nghề lúa nước cho nên càng gắn mình với thiên nhiên
tạo vật. Thiên nhiên chính là một nét thẩm mỹ lớn trong tư tưởng người Việt. Cuộc sống vất
vả và gian lao của họ vì “ruộng hiềm, đất áy, cày chưa chín”(Thơ Nôm, bài 104) nên cần có
trời mây, trăng nước, cây cỏ, chim muông làm thú vui cao nhã, làm nguồn an ủi. Điều này
lý giải vì sao thiên nhiên lại có mặt xuyên suốt trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy không
có những bài thơ viết thiên về đề tài cảnh vật như thơ chữ Hán nhưng với ngôn ngữ dân tộc,
đất nước, đời sống xã hội cũng được miêu tả rất sinh động và bộc lộ rõ nét tâm hồn chân
chất của nhà thơ. Con mắt thư nhàn của Bạch Vân cư sĩ luôn say sưa tận hưởng cái đẹp hữu
tình của non nước quê hương “Giang sơn tám bức là tranh vẽ. Phong cảnh tư mùa ấy gấm
thêu”(Thơ Nôm, bài 3). Ông lấy “Lá thông đàn, tiếng trúc cầm”(Thơ Nôm, bài 126) làm tri
âm. Ông xem “Thuyền phong nguyệt, gánh yên hà”(Thơ Nôm, 117) là nguồn cảm hứng.
Cảnh “non xanh-nước biếc, bích thủy-thanh sơn” đã gắn chặt trong tâm khảm thi sĩ và tăng
thêm chiều sâu trong cảm quan về cảnh trí thiên nhiên. Nhà thơ miêu tả lối sống bình dị,
mộc mạc của ông khi ở “Bạch Vân am vắng chim kêu muộn. Kim tuyết dòng thanh cá mát
tươi” (Thơ Nôm, bài 109) bằng những dòng thơ đậm đà phong vị dân tộc:
“Bếp trà hâm đã, xôi măng trúc
Nương cỏ cày thôi, vãi hạt muồng.
Cửa vắng, ngựa xe không quít ríu,
Cơm no tôm cá, kẻo thèm thuồng.”
(Thơ Nôm, bài 38)
Đặc biệt trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên quan niệm về ăn và dấu ấn nông
nghiệp trong cơ cấu bữa ăn của người Việt với những bữa cơm rau (đặc thù là rau muống)
đạm bạc được nhà thơ diễn đạt nhẹ nhàng, tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân
dân: “Giàu cơm thịt, khó cơm rau” hay “Cơm ăn chẳng quản mùi xa bạc”. Phải hòa mình
vào cuộc sống ở nông thôn và có thái độ trọng nghĩa tình làng xóm, nhà thơ mới có cách
miêu tả tự nhiên như thế. Theo T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN023.pdf