MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .2
Chương 1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI QUAN NIỆM VỀ CON NGưỜI
TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH CỦA ALBERT CAMUS.14
1.1. Những điều kiện và tiền đề lý luận ra đời quan niệm về con người trong
triết học hiện sinh của Albert Camus.14
1.1.1. Điều kiện kinh tế và xã hội . 14
1.1.2. Tiền đề lý luận. 20
1.2. Giới thiệu về Albert Camus – cuộc đời và các tác phẩm tiêu biểu. 34
1.2.1. Giới thiệu chung về Albert Camus. 34
1.2.2. Các tác phẩm tiêu biểu của Albert Camus. 37
Chương 2. NỘI DUNG CƠ BẢN QUAN NIỆM VỀ CON NGưỜI TRONG
TRIẾT HỌC HIỆN SINH CỦA ALBERT CAMUS.44
2.1. Quan niệm về con người tồn tại trong phi lý của Albert Camus . 44
2.1.1. Vấn đề phi lý. 44
2.1.2. Sự tồn tại phi lý và nhận thức phi lý . 48
2.2. Quan niệm về con người nổi loạn của Albert Camus. 61
2.2.1. Vấn đề nổi loạn . 61
2.2.2. Hình thức nổi loạn . 67
2.3. Một số đánh giá quan niệm về con người trong triết học hiện sinh của
Albert Camus . 70
2.3.1. Về mặt giá trị.71
2.3.2. Về mặt hạn chế .75
KẾT LUẬN .79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .82
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan niệm về con người trong triết học hiện sinh của Albert Camus, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại hoại
tinh thần do chủ nghĩa duy lý gây nên trong xã hội phương Tây hiện đại.
16
Chủ nghĩa duy lý ở phương Tây xuất hiện từ khi cuộc chủ nghĩa công
nghiệp ở thế kỷ XVII. Vào đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã
bỏ lại phía sau thời kỳ cổ điển để bước sang thời kỳ hiện đại. Cuộc cách mạng
công nghiệp và sau đó là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm biến
đổi tận gốc nền sản xuất của xã hội.
Bước vào thời kỳ hiện đại, công nghiệp cơ khí phát triển, quy mô sản xuất
tăng lên mạnh mẽ dẫn tới việc tích tụ sản xuất ở các xí nghiệp lớn, sản phẩm
của xã hội như tuôn trào khắp nơi. Người ta nhận đó là nhờ những thành tựu
của khoa học tự nhiên. Những kỳ tích đó của khoa học tự nhiên được ý thức
hệ phương Tây miêu tả như thành quả của chủ nghĩa duy lý.
Quá độ từ chủ nghĩa phong kiến lên chủ nghĩa tư bản được gọi là thời kỳ
ánh sáng nối tiếp nhau và thay thế cho thời kỳ trung cổ ảm đạm, đã hình thành
quan niệm cho rằng, tiến bộ dường như chỉ có thể có được trên cơ sở phát
triển phồn vinh của khoa học kỹ thuật, thông qua sự duy lý hóa chính trị, kinh
tế và toàn bộ đời sống xã hội. Sự khẳng định này đã thừa nhận tính ưu việt
của trí tuệ, tri thức trong sự phát triển của toàn xã hội.
Tính duy lý luôn luôn đối lập với tính phi duy lý như tâm linh, trực giác,
niềm tin tôn giáo. Nó được coi là phương sách vạn năng để hoàn thiện xã hội.
Tiến bộ phải được hiểu như là kết quả của việc truyền bá những tư tưởng duy
lý chân thực để loại trừ mọi điều phi lý, bí ẩn, để tỏa ánh sáng trí tuệ trên khắp
thế giới. Người ta đưa ra quan niệm đầy tính khoa trương rằng kỹ thuật là
chiếc đũa vạn năng tạo nên sự hài hòa xã hội trên con đường xây dựng một
cách duy lý trật tự xã hội ngày nay.
Không dừng lại ở cuộc cách mạng công nghiệp, vào giữa thế kỷ XX. Ở
châu Âu bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp gây nên những biến đổi chưa
từng thấy, Châu Âu dấn thân vào sùng bài kỹ thuật, và xuất hiện ý kiến cho
17
rằng, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật có thế cứu chủ nghĩa công nghiệp
khỏi cuộc khủng hoảng loại trừ những mâu thuẫn xã hội vốn có của xã hội đó.
Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, cuộc bùng nổ kinh tế những năm 50, 60 của
thế kỷ này đã hình thành một xu hướng duy lý cao gọi là chủ nghĩa kỹ trị.
Những quan niệm kỹ trị được bộc lộ rõ ràng trong những mô hình xã hội,
chính trị, kinh tế. Trong đó hai cột trụ của xã hội phương Tây hiện đại là chủ
nghĩa duy lý về nhà nước và thị trường.
Tính duy lý của Nhà nước thể hiện ở chỗ nó bị chi phối bởi những nhà kỹ
trị tạo thành một nhà nước quan liêu đè ép con người, ngày nay nó đạt tới cao
độ. Trong làn sóng thứ ba, A. Toffler nói về “những nhóm ra quyết định mô
hình này kiểm soát đòn bảy đầu tư trong xã hội công nghiệp” cho nên những
người nổi loạn và các nhà cải cách phá vỡ bức tường quyền lực để xây dựng
một xã hội mới dựa trên công bằng và bình đẳng chính quyền. Duy lý hóa tạo
ra thị trường được xem là một kỳ tích sánh ngang với những phát minh khoa
học lớn nhất của loài người. Sức mạnh của nó tạo ra xã hội dư thừa. Hiện tượng
“tiện nghi cuộc sống” đã được ý thức hệ hóa bởi vì nó trở thành phương tiện hòa
nhập, khóa chặt con người vào xã hội không còn lối thoát” [5; 7]
Với chủ nghĩa duy lý, phương Tây đã đạt được giai đoạn tột cùng trong sự
phát triển của nó. Nhưng chính ở đỉnh điểm của sự phồn vinh đó, nó xa vào cuộc
khủng hoảng. Các nhà triết học duy lý như Oswald Spengler, F. Nietzsche đã nói
chính chủ nghĩa duy lý kỹ thuật là sự suy đồi của phương Tây.
C.Mác đã sớm chỉ ra hậu quả của xã hội kỹ trị rằng: “Trong thời đại
chúng ta, mọi sự vật đều tựa hồ như bao hàm mặt đối lập của nó. Chúng ta
thấy rằng những máy móc có sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt lao động
của con người và làm cho lao động của con người có kết quả hơn, thì lại đem
nạn đói và tình trạng kiệt quệ đến cho con người. Những nguồn của cải mới từ
18
xưa đến nay chưa ai biết, dường như do một sức mạnh thần kỳ nào đó lại
đang biến thành nguồn gốc của sự nghèo khổ. Những thắng lợi của kỹ thuật
dường như đã được mua bằng cái giá của sự suy đồi về mặt tinh thần. Rằng,
tất cả những phát minh của chúng ta và tất cả sự tiến bộ của chúng ta tựa hồ
như đang dẫn tới chỗ là những lực lượng vật chất thì được ban cho một đời
sống tinh thần, còn đời sống của con người vốn đã bị tước mất cái mặt tinh
thần rồi thì nay lại bị hạ thấp xuống trình độ những lực lượng vật chất đơn
thuần.
Điều quan trọng nhất trong sự khủng hoảng của chủ nghĩa duy lý ở
phương Tây là nó đã phi nhân vị hóa con người, con người chỉ còn là “một
lực lượng vật chất đơn thuần”. Một khi con người trở thành bần cùng hóa và
kiệt quệ trong bộ máy kỹ thuật khổng lồ của xã hội hiện đại thì sự suy sụp của
cá nhân là một điều hiển nhiên. Thân phận con người đã như thế thì thành tựu
kỹ thuật mà loài người giành được tất không phải bằng giá trị người của loài
người mà bằng “giá trị suy đồi của đạo đức”
Nhưng điều trên dẫn đến một tình trạng mà E. Fromm đã từng nói: Vấn
đề của thế kỷ XIX là “Chúa đã chết” (như Nietzsche đã nói), vấn đề của thế
kỷ XX là con người đã chết. Ở thế kỷ XIX, sự tàn bạo chống lại con người, ở
thế kỷ XX là sự tha hóa có tính nô lệ, trong tương lai con người có nguy cơ
trở thành thần kinh phân liệt. Con người không còn là con người mà biến
thành cái máy không tư duy, không tình cảm. Con người bị máy móc hóa, tự
động hóa trở thành một yếu tố đơn giản của khoa học - kỹ thuật cho nên đánh
mất hết mọi đức tính của riêng mình và không tồn tại như một nhân vị, một cá
nhân nữa. Chủ nghĩa duy lý đã không đảm bảo nhân vị cho con người, con
người mơ hồ thấy mình vô danh, rẻ mạt trong xã hội đầy bất công và phi nhân
bản. Cái còn lại duy nhất là cái tôi ích kỷ của bản thân mỗi người, không có gì
vượt khỏi cá nhân cả.
19
Chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng lại, đối lập lại của chủ nghĩa duy lý
thống trị trong xã hội phương Tây hiện đại. Chủ nghĩa hiện sinh muốn giải
thích về cuộc khủng hoảng trong đời sống phương Tây theo cách riêng của
mình. Nếu như các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản tiến bộ thế kỷ XVII –
XVIII đã từng tin vào sức mạnh của lý trí, coi khoa học kỹ thuật, coi tri thức
là sức mạnh, thì ngày nay các nhà tư tưởng của phương Tây hiện đại, mà
trước hết là các nhà triết gia hiện sinh lại càng ngày càng nói nhiều về sự bất
lực của lý trí. Chủ nghĩa hiện sinh không công nhận vai trò tiến bộ của khoa
học kỹ thuật, coi khoa học kỹ thuật như những lực lượng có xu hướng thống
trị con người.
Sự phản ứng của chủ nghĩa hiện sinh không chỉ diễn ra trong tinh thần mà
còn được hiện thực hóa thành các phong trào xã hội, có lúc làm rung chuyển
cả đời sống của nhiều nước, không chỉ hiện diện ở lý thuyết mà nó còn trở
thành một lối sống, một phong cách sống. Người ta mô tả sự ra đời của chủ
nghĩa hiện sinh ở Pháp như sau: “Ấy là vào buổi sáng mùa đông (1946) vừa
thức dậy cả thành phố Paris thấy mình “hiện sinh”, sách báo đầy hiện sinh
quyến rũ tràn khắp phố phường, những “đám thanh niên nam nữ vui vẻ” kéo
đến những căn hầm ở Saint – Germain, ầm vang điệu nhạc Jazz trong những
trang phục mới lạ với đầu óc xõa, quần túm ống và ăn nói mời chào phóng
túng” [5; 10-11]. Chủ nghĩa hiện sinh không chỉ đi vào lối sống, mà còn đi cả
vào trong các cuộc bạo loạn của sinh viên trong tháng Năm – Sáu năm 1958
tại Paris, phong trào “phản văn hóa” ở Mỹ và nhiều phong trào xã hội phản
ứng chống lại chủ nghĩa duy lý.
Tóm lại những hậu quả của chủ nghĩa duy lý gây ra trong xã hội
phương Tây hiện đại là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện chủ
nghĩa hiện sinh. Trong quá trình tồn tại của mình, mục đích của chủ nghĩa phi
20
duy lý không có gì khác là giành lại nhân vị, tự do cho con người, thách thức
mọi sức mạnh của chủ nghĩa duy lý thống trị ở bất cứ đâu.
Các nhà triết học hiện sinh khi xây dựng lý luận hiện sinh con người
hiện sinh của mình không hề tách biệt với bối cảnh xã hội, bối cảnh văn hóa
tinh thần. Hậu quả của nó là con người chịu những tác động phi lý của xã hội.
Cuộc đời không có mục đích, sự vô nghĩa của đời sống con người. Vấn đề phi
lý đã được rất nhiều triết gia đề cập chẳng hạn triết gia Kierkegaard đã cắt
nghĩa rằng sự phi lý của một số sự thật tôn giáo đã ngăn cản chúng ta tới gần
Thượng Đế một cách thuần túy, trong khi đó, Jean Paul Sartre nhận thức sự
phi lý trong các kinh nghiệm cá nhân. Albert Camus không phải là người đầu
tiên khởi xướng vấn đề phi lý, nhưng vấn đề phi lý của ông có sự khác biệt,
nghịch lý của sự phi lý. Ngay bản thân Albert Camus đã từng trải qua bao
sóng gió, cuộc đời của ông là những chuỗi bi kịch. Trong các tác phẩm,
Albert Camus đã trình bày lý thuyết nhị nguyên: sáng và tối, đời sống và cõi
chết, hạnh phúc và đau khổ. Chúng ta phải đối diện với sự thật là “hạnh phúc
thì mong manh”, trong khi chắc chắn rằng chúng ta sẽ chết. Lý thuyết nhị
nguyên là một nghịch lý. Chúng ta đánh giá cao đời sống và sự hiện hữu,
trong khi đó lại biết rõ rằng chúng ta sẽ chết và nếu vậy, các cố gắng của
chúng ta sẽ trở thành vô nghĩa và chúng ta không thể sống với nghịch lý sau
đây: “Đời này rất quan trọng nhưng lại là vô nghĩa”. Còn nếu như đời sống
không có ý nghĩa và vì thế không có giá trị, liệu chúng ta có nên tự sát không?
1.1.2. Tiền đề lý luận
Bất kỳ một học thuyết triết học nào ra đời cũng đều là sự kế thừa và
chịu ảnh hưởng của những tư tưởng trước đó, đồng thời nó cũng phản ánh các
mối quan hệ xã hội. Chủ nghĩa hiện sinh cũng vậy, nó được ra đời từ những
điều kiện lịch sử của một “phương Tây suy tàn” như chúng ta đã phân tích ở
21
trên và cũng chỉ ra rằng, chủ nghĩa hiện sinh chỉ là sản phẩm của các điều
kiện kinh tế - xã hội nhất định trong thời kỳ khủng hoảng suy thoái của nó, và
nó cũng không phải chỉ do một nhà lý luận kiệt xuất nào đề ra, mà do nhiều
người nối tiếp nhau hoàn thiện nó, đó là sự kế thừa tư tưởng. Tìm hiểu sự
hình thành của chủ nghĩa hiện sinh, chúng ta phải tìm hiểu nguồn gốc tư
tưởng của nó. Trong các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh, các tác
giả đưa ra nhiều nhà triết học theo quan điểm riêng của họ. Nhưng, ở đây, tôi
cho rằng hai triết gia, hai bậc tiền bối của chủ nghĩa hiện sinh là Soren
Kierkegaard và Edmund Husserl.
Tư tưởng hiện sinh của Albert Camus không ngoại lệ, ông đã kế thừa
những tư tưởng lý luận của Kierkegaard, hiện tượng học của Husserl làm cội
nguồn tư tưởng cần thiết cho lý luận triết học hiện sinh của mình.
* Triết học của Soren Kierkegaard
Soren Aabye Kierkegaard (1813 – 1855) là nhà triết học chủ nghĩa phi
duy lý, nhà triết học tôn giáo Đan Mạch nửa sau thế kỷ XIX. Ông được suy
tôn là tiền bối của triết học hiện sinh, lý luận của Kierkegaard trở thành nguồn
gốc quan trọng của triết học hiện sinh, lừng lẫy tiếng tăm trong giới triết học
phương Tây. Một trong những nhà triết học khởi xướng vấn đề phi lý,
Kierkegaard đã cắt nghĩa rằng sự phi lý của một số sự thật tôn giáo đã ngăn
cản chúng ta tới gần Thượng Đế một cách thuần túy.
Các tác phẩm của Kierkegaard đều in rõ những đặc điểm của cuộc đời
ông, những nghịch lý ông gặp phải đều đã hằn sâu ở đó. Nhiều tác phẩm của
ông như là những nhật ký, một loại hình văn học rất thuận tiện nói về nhân vị
của con người, về đời sống nội tâm của chính ông. Có thể nói ông là trường
hợp điển hình cho nhận xét: tác phẩm của các nhà triết học hiện sinh là bản
dịch cuộc đời họ.
22
Kierkegaard sinh tại Copenhagen - Đan Mạch, trong một gia đình
Cơđốc giáo. Cha ông là một người có đời sống cá nhân dữ dội, đặc biệt với
những tình cảm tôn giáo cùng với ám ảnh vì tội lỗi đối với Thiên Chúa. Nỗi
ám ảnh ấy ông dồn hết vào người con trai út - Soren. Kierkegaard không có
tuổi thơ, ông bị lôi cuốn vào ám ảnh tội lỗi của cha mình, luôn đau khổ, cô
đơn. Năm 1839, ông đính hôn với Regina Olsen nhưng sau đó một năm thì từ
hôn vì nghi ngờ sự thích hợp của bản thân với hôn nhân. Sự kiện này lại khiến
ông càng thêm đau khổ vì tội lỗi, làm tăng thêm sự xa cách giữa ông và thế
giới xung quanh. Song sau đó là thời kỳ sáng tạo mãnh liệt của Kierkegaard.
Kierkegaard, trong sự sáng tạo đặc biệt mang những dấu ấn tâm lý đậm
nét từ bi kịch của gia đình và của bản thân, đã đưa vào khái niệm “hiện sinh”
dấu ấn đặc biệt của ông. Sau này Albert Camus cũng vậy, từ những bi kịch
cuộc đời, những trải nghiệm thực tế trong thời kỳ sống, Camus cũng có những
khái quát lý luận hiện sinh riêng biệt mang dấu ấn cá nhân. Kierkegaard lần
đầu tiên đưa ra khái niệm hiện sinh như là tổng thể những biểu hiện của nhân
tính, là cuộc sống đích thực của cá nhân. Hiện sinh không thể định nghĩa được
mà chỉ có thể mô tả.
Các khái niệm nội tâm, cá nhân, cá tính, cảm xúc, đam mê là cách mà
Kierkegaard dùng để mô tả hiện sinh người. Nội tâm ngụ ý một sự khác biệt
với những cái bên ngoài của một cá nhân như địa vị xã hội, danh tiếng, những
hiện tượng tự nhiên có thể quan sát được một cách công cộng. Một cuộc sống
hướng ngoại hoàn toàn có thể che đậy sự đồi bại, tầm thường hay một trái tim
trống rỗng. Tính cá nhân được định nghĩa trong sự đối lập với cuộc sống bị
định hướng bởi người khác hay của đám đông. Đám đông luôn lầm lạc và tai
ác. Cá nhân là duy nhất và độc đáo. Trở thành cá nhân tức là cảm nhận và
hành động ở một trình độ độc lập xã hội cao, nghĩa là không trở thành đối
23
tượng cho sự chấp thuận hay không chấp thuận từ những kẻ cầm quyền và rồi
bị nô dịch một cách êm ái. Kierkegaard kiên quyết chống lại hệ thống của
Hegel. Trong triết học Hegel, cá nhân chỉ còn là một yếu tố bị giản lược vào
hệ thống: “Mỗi người chỉ là khoảnh khắc của hài hước, bạn là khoảnh khắc
của sự trả đũa của lãng mạn thuyết, bạn là giai đoạn của chủ thể tính. Một
khoảnh khắc sẽ bị vượt qua và tất nhiên luôn luôn bị vượt qua” [37; 157].
Kierkegaard khẳng định triết học của Hegel là một hệ thống tiêu diệt chủ
nghĩa hiện sinh. Hegel xem con người như một khoảnh khắc trong hệ thống
của mình. Kierkegaard phê phán Hegel rằng: “Ông muốn nói gì thì nói, tôi
không phải một khoảnh khắc lý luận trong hệ thống của ông. Tôi hiện hữu, tôi
tự do. Tôi là tôi, một cá nhân mà không phải một khái niệm. Không một ý
tưởng trừu tượng nào có thể diễn tả nổi nhân cách của tôi, hay thiết định được
dĩ vãng, hiện tại và nhất là tương lai của tôi, hay múc cạn được những khả
tính của tôi, không một lập luận nào có thể giảng nghĩa cho tôi về chính tôi,
về cuộc đời và những tự do lựa chọn của tôi hay về sự sinh tử của tôi” [37;
157]. Tính chủ thể của nhân vị có ngọn nguồn từ trực giác do Kierkegaard
khởi xướng, được hiện tượng học Husserl trình bày như “một khoa học chính
xác”. Những mô tả về tính chủ thể biểu hiện ở trực giác của Kierkegaard đã
kết hợp với hiện tượng học Husserl tạo thành chủ nghĩa hiện sinh. Cá tính là
đối lập với kiểu người tiêu biểu của thời đại vốn “thiếu đam mê, hời hợt, say
mê trong chốc lát và lười biếng một cách khôn ngoan”. Một cá nhân có cá
tính đưa đến cái chân thực, vững chãi, trong khi người thiếu cá tính lại là sự
trống rỗng, bất định, dựa dẫm vào những mối quan hệ tạm thời với người
khác. Cảm xúc chính là biểu hiện của cá tính. Có ba loại cảm xúc tương ứng
với ba chặng đường đời là cảm xúc thẩm mĩ, cảm xúc đạo đức và cảm xúc tôn
giáo, nghĩa là lựa chọn một cách nghĩ, cũng là lựa chọn cảm xúc. Đam mê là
hành vi trung thực của con người. Một khi thoát ly khỏi chủ nghĩa duy lý, con
24
người sẽ tự do lựa chọn, con người được sai khiến bởi những đam mê của
mình. Toàn bộ những tác phẩm của Kierkegaard tràn đầy những đam mê, tức
những trực giác không dành chỗ nào cho lý trí.
Con người bất hạnh vì nó bị gạt ra ngoài bản thân nó, ngay lúc nó sống
bằng hồi tưởng quá khứ hoặc hy vọng vào tương lai cũng là lúc nó đánh mất
cuộc sống đích thực của mình. Hiện sinh nhấn mạnh tính chất cụ thể và riêng
biệt của một đời sống hiện hữu trong thời gian và những đòi hỏi về tính cá
nhân như là sự tương phản với những nỗ lực để điều chỉnh cuộc sống của họ
một cách trừu tượng, theo những chuẩn mực phổ biến, quên lãng cái tôi độc
đáo.
Dấu hiệu đặc thù của hiện sinh là sự lo âu xao xuyến của cá nhân do cái
họa đánh mất mình luôn ở trước mắt nó. Đây là một mô tả điển hình cái “lo
âu hiện sinh”, “Tôi ở đâu? Tôi là ai? Tôi đến đây từ đâu? Từ thế giới có nghĩa
là gì? Ai là người đã đưa tôi vào tồn tại và bây giờ lại bỏ rơi tôi? Tôi có mặt
trong thế giới này như thế nào? Lo âu trở thành một khái niệm quan trọng
trong tư tưởng Kierkegaard. Trong nhiều tác phẩm của mình, ông nhấn mạnh
lo âu như một cơ cấu của hiện sinh thể. Nó là ánh sáng của bản chất tinh thần
của chúng ta. Nó phản ánh mối liên hệ của chúng ta với khả năng và tương
lai. Lo âu dẫn chúng ta đến tội lỗi nhưng nó cũng là hệ quả của tội lỗi. Lo âu
đồng nghĩa với khả năng tự do. Lo âu là tự do bị mắc phải, là nơi mà sự tự do
không phải tự do trong bản thân nó mà là bị vướng phải, không phải bởi sự tất
yếu mà là trong chính nó. Trong lo âu, chúng ta đã dùng tự do của mình làm
cho bản thân chúng ta cảm thấy bất lực hay không được tự do. Lo âu được
Kierkegaard mô tả như một hình thức nghịch lý của ước vọng, hoặc là nghịch
lý của sự sợ hãi. Người ta vừa muốn lẩn trốn lo âu vừa yêu nó bằng tình yêu
thực sự. Như vậy là trước Freud khá lâu, Kierkegaard đã phát hiện ra hố sâu
25
của dục vọng trong tình trạng lo âu. “Lo âu là một ước vọng làm cho người ta
thấy sợ hãi, một mối ác cảm giao cảm, vì vậy người ta không thể rứt mình
khỏi tự do được và cũng không muốn làm vậy, vì sợ hãi, nhưng cái anh ta sợ
hãi cũng chính là cái anh ta mong muốn. Lo âu làm cho cá nhân bất lực.
Triết học của Kierkegaard và chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng của
con người trước sự bành trướng của chủ nghĩa duy lý đã và đang đưa chủ
nghĩa tư bản vào cuộc khủng hoảng làm tha hóa và phi nhân vị con người. Kế
thừa từ truyền thống Hy Lạp và đạo Kitô để bảo vệ tính chủ thể của con người
như đã nói ở trên, Kierkegaard kịch liệt phê phán chủ nghĩa duy lý của Hegel.
Theo Kierkegaard tội và tín ngưỡng càng là bằng chứng về sự bất lực của chủ
nghĩa duy lý. Tội không phải là một quan niệm logic, một phạm trù, một đối
tượng khoa học. Tội chỉ có thể hiểu được khi đặt nó trước Chúa. Có cái là duy
lý nhưng lại là phi lý, là không duy lý đối với tín ngưỡng. Kierkegaard gọi đó
là “tính tôn giáo nghịch lý”. Ông làm sống lại tư tưởng của Tertullien theo
quan điểm phi duy lý “tôi tin bởi vì là phi lý”.
Mọi chủ nghĩa hiện sinh đều lấy nhân vị với tính chủ thể làm nền tảng
và từ đó chống lại chủ nghĩa duy lý. Tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard được
các nhà triết học hiện sinh hiện đại tiếp thu cả về tinh thần lẫn các khái niệm
mô tả hiện sinh của con người. Kierkegaard là một tín đồ Cơ đốc giáo, chặng
đường đời cuối cùng, cao nhất là chặng đường dành cho tôn giáo, chỉ có quay
về với Thiên Chúa, sống một mình trước Thiên Chúa mới là sống đầy đủ ý
nghĩa của một cá nhân độc đáo. Kierkegaard là người khởi xướng chủ nghĩa
hiện sinh và cũng là người đi đầu trong chủ nghĩa hiện sinh tôn giáo.
Cái mà chúng ta gọi là triết học Kierkegaard thì đó là cuộc đời đầy bi
kịch của ông. Các tác phẩm của Kierkegaard đều in rõ những đặc điểm của
cuộc đời ông, những nghịch lý ông gặp phải đều đã hằn sâu ở đó, những
26
nghịch lý đó được ông khái quát qua những mô tả hiện sinh, dấu hiệu hiện
sinh trong tư tưởng hiện sinh của mình. Sau này chúng ta lại bắt gặp Albert
Camus khi trải qua những bi kịch cuộc đời, nhân vật trong các tác phẩm của
ông cũng là sự phác họa con người hiện sinh tồn tại trong hai mặt cuộc sống
“mặt trái mặt phải”, tồn tại trong nghịch cảnh phi lý, tìm hướng đi “nổi loạn”
để giải thoát tính chủ thể cá nhân.
* Hiện tượng luận Husserl
Husserl là người sáng lập ra hiện tượng học, là nhà tiền khởi của chủ
nghĩa hiện sinh, người đặt nền móng lý luận cho triết học hiện sinh.
Edmund Husserl sinh năm 1859 tại Prosznitz (Moravie - Áo), mất năm
1938 với những lời cuối cùng: “Tôi đã sống những năm tháng qua với tư cách
một nhà triết học. Giờ đây tôi cũng sẽ ra đi với tư cách một triết gia”. Ban
đầu, ông quan tâm tới toán học, nhưng sau đó Husserl hiểu ra rằng “phải dựa
vào một hệ thống triết học nghiêm chỉnh để tìm kiếm con đường đi tới
Thượng đế và cuộc sống chân chính”. Từ đó ông ngày càng không bằng lòng
với việc đơn thuần theo đuổi số học thuần tuý. Dưới ảnh hưởng của người
thầy- nhà tâm lý học, triết học F.Bretano, tư tưởng của ông có bước chuyển từ
toán học sang lĩnh vực tâm lý học và triết học. Ông có ý định muốn áp dụng
những nguyên lý của chủ nghĩa tâm lý vào nghiên cứu số học. Sau khi nhận ra
sự thất bại của hướng đi này ông bắt đầu phê phán chủ nghĩa tâm lý rồi đi đến
đoạn tuyệt với nó và sáng tạo ra hiện tượng học.
Hiện tượng học đã khai phá quan niệm về triết học trên cả hai phương
diện đối tượng và phương pháp của triết học. Đây là vấn đề nan giải về vị trí
của triết học trong bối cảnh khoa học đang phát huy mạnh mẽ khả năng thâm
nhập vào thế giới cùng với hệ phương pháp vô cùng đa dạng và linh hoạt của
nó. Đây là thời đại mà con người, thay vì ở trong tình trạng bị nô dịch về vật
27
chất lại lâm vào tình trạng lệ thuộc vào thông tin là nguồn cơn dẫn đến tình
trạng nô dịch về tinh thần. Vấn đề không còn là tìm cách thu thập thông tin
mà ngược lại, lượng thông tin trong xã hội lớn tới mức con người không thể
làm chủ thông tin, trong lúc thông tin lại trở thành phương tiện đắc lực trong
tay kẻ cầm quyền thực hiện chính sách mị dân. Như vậy, vấn đề của con
người phương Tây trong bối cảnh văn hoá hiện đại thuộc về lĩnh vực tinh
thần, lĩnh vực nội tâm. Xuất phát từ vấn đề đó, hiện tượng học có tham vọng
trở thành một hệ thống đáp ứng hai nhiệm vụ, một là chống triết học duy lý
như là phương tiện nô dịch tinh thần con người, hai là giải phóng tinh thần,
đem lại tự do nội tâm cho con người. Đặt cho mình nhiệm vụ đó, hiện tượng
học thực sự đã tạo bước ngoặt lớn trong lịch sử triết học về việc xác định đối
tượng và phương pháp của triết học. Hiện tượng học xác định việc xây dựng
bản thể luận thay thế cho triết học truyền thống, dựa trên sự phê phán triết học
truyền thống và chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm của I. Kant.
Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy nghiệm lâm vào bế tắc trong việc
xác định đối tượng và phương pháp đặc thù của triết học. Cả hai xu hướng
này đều đồng nhất nhân tính đích thực của con người với lý tính và cùng
khẳng định sự tồn tại của các quy luật trong thế giới và coi cái bất biến ấy là
đối tượng của triết học. Chủ nghĩa duy lý xuất phát từ cái chung để lý giải cái
riêng, sử dụng những chân lý do khoa học cung cấp để chứng minh mọi chân
lý khác, nhưng không bao giờ lý giải được bước chuyển từ cái chung đến cái
riêng, từ những quy luật của logic học sang bản thân tồn tại. Chủ nghĩa duy
nghiệm, ngược lại đi từ cái riêng đến cái chung, khái quát dữ liệu của khoa
học thực nghiệm để rút ra những nguyên tắc chung của tồn tại nhưng nó cũng
thất bại trong việc lý giải bước chuyển từ cái riêng sang cái chung. Nhận xét
về triết học truyền thống, Husserl cho rằng triết học này đã “nhận thức luận
hóa triết học”, thổi phồng hệ vấn đề nhận thức lý luận và cách tiếp cận thuần
28
tuý tri thức luận, xem xét khái niệm “chủ thể’ và tính tích cực của con người
chủ yếu trên phương diện nhận thức luận. Khi Kant sáng tạo triết học tiên
nghiệm của mình, tính chất giáo điều của triết học truyền thống mới được
xem xét lại. Lần đầu tiên, Kant đặt vấn đề về tính chủ quan trong nhận thức
và xác định giới hạn của lý tính tư biện khi muốn nhận thức những thực tại
nằm bên ngoài kinh nghiệm con người. Husserl coi đóng góp chính của chủ
nghĩa duy tâm tiên nghiệm Kant là ở chỗ: Kant trước sau chỉ xem xét thế giới
thông qua các hành vi và các hình thức của tính chủ quan con người. Tính chủ
quan này chính là cái mà chỉ nhờ đó thế giới mới được đem lại cho con người.
Nhưng cách giải quyết vấn đề của Kant lại không thoả đáng. Schopenhauer đã
nhận xét: “Chủ thể là cái nhận thức mọi vật nhưng lại không được ai nhận
thức”. Chỉnh lý triết học Kant, Husserl xây dựng bản thể luận mới, luận
chứng sự tồn tại của bản thể luận văn hoá, tức bản thể luận ý thức trong đó ý
thức không bao giờ trở thành đối tượng khách quan của nhận thức, mà nó là
một thực tại đặc biệt, thực tại mà thế giới được đem lại cho con người dưới
các hình thức của nó. Như vậy, triết học sẽ không tranh giành với bất kỳ bộ
môn khoa học tự nhiên hay lĩnh vực tri thức nhân văn nào về đối tượng lẫn
phương pháp.
Về đối tượng của triết học, hiện tượng học đã giải quyết được mối quan
hệ nhập nhằng giữa triết học và các khoa học khác, phủ nhận thứ triết học
sống dựa vào khoa học, gán cho khoa học những nhiệm vụ không nằm trong
thẩm quyền của nó. Theo Husserl, đối tượng của triết học là ý thức con người
nhưng không phải theo nghĩa ý thức là sự p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004775_1_2005_2002882.pdf