MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
TÓM LƯỢT LUẬN VĂN. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU . iv
MỤC LỤC.v
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG . viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ.x
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu của đề tài. 2
3. Đối tượng và phạm vi và thời gian nghiên cứu . 2
4. Phương pháp nghiên cứu . 3
4.3. Phương pháp chuyên gia. 4
5. Nội dung nghiên cứu . 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC VÀ
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC .5
1. Những vấn đề lí luận về nhân lực, nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực trong doanhnghiệp. 5
1.1. Các khái niệm. 5
1.1.1. Nhân lực. 5
1.1.2. Nguồn nhân lực. 5
1.1.3. Quản trị nguồn nhân lực. 6
1.3. Tầm quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực. . 8
1.4. Chức năng của quản trị nhân lực. 9
1.5. Nội dung của công tác quản trị nguồn nhân lực. 10
1.5.1. Hoạch định tài nguyên nhân lực. 10
1.5.2. Công tác tuyển dụng lao động. 12
1.5.3. Đào tạo huấn luyện và phát triển lao động. 19
1.5.4. Đánh giá quá trình thực hiện công việc và tiền lương. 20
1.5.5. Điều kiện lao động . 22
1.5.6. Khen thưởng và kỷ luật lao động . 23
2. Một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản trị nhân sự tại các Công ty khác. . 24
2.1. Công ty TNHH Laguna (Việt Nam). 24
2.2. Công ty TNHH Starprint Việt Nam . 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY TNHHNNMTV KHOÁNG SẢN THỪA THIÊN HUẾ.27
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu . 27
2.1.1 Tài nguyên khoáng sản Thừa Thiên Huế . 27
2.1.2. Tổng quan về công ty TNHHNNMTV Khoáng Sản Thừa Thiên Huế . 27
2.1.3 Sản phẩm, thị trường. 28
2.1.4. Dây chuyền, công nghệ. 29
2.1.5. Đặc điểm về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh . 29
2.1.6. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, đơn vị . 31
2.2. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty. 35
2.2.1. Đánh giá qui mô, cơ cấu nguồn lao động tại công ty. 35
2.2.2. Phân công trách nhiệm quản lí nguồn nhân lực của công ty. 40
2.2.3. Đánh giá công tác lập kế hoạch về nguồn nhân lực tại công ty . 41
2.2.4. Đánh giá công tác phân tích công việc tại Công ty. 43
2.2.5. Đánh giá công tác tuyển dụng tại Công ty . 46
2.2.6. Đánh giá công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty . 49
2.2.7. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của công ty. 51
2.2.8. Công tác đánh giá công việc . 57
2.2.9. Đánh giá công tác quản trị tiền lương . 59
2.2.10. Đánh giá thực hiện chế độ phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật lao động của Công ty. 60
2.2.11. Nhận xét chung về công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHHMTV khoáng
sản Thừa Thiên Huế. 63
2.3.1. Chất lượng nguồn nhân lực. 65
2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng nhân lực dựa trên năng suất lao động. 66
2.3.3. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo doanh thu/lợi nhuận. 67
2.3.4. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo quỹ tiền lương và tiền lương . 67
2.4. Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực qua số liệu điều tra . 68
2.4.1. Cơ cấu mẫu điều tra . 68
2.4.2. Đánh giá độ tin cậy của số liệu điều tra và các thang đo . 70
2.4.3. Đánh giá mức độ hài lòng về công tác tuyển dụng . 71
102 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên khoáng sản Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến khoáng sản Titan. Công ty luôn chú trọng đến chính sách chất lượng
ISO 9001-2008 nhằm mục đích:
- Duy trì và phát triển sản lượng khai thác, chế biến.
- Sử dụng hiệu quả nguồn lực.
- Hướng đến sản xuất các sản phẩm chất lượng cao.
- Phát triển công ty song hành với việc nâng cao các chính sách xã hội đối
với địa phương, thực hiện tốt an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.
2.1.5. Đặc điểm về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
Để xem xét tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
ta dựa vào tình hình vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được tổng
hợp từ 2010 - 2012 như sau:
Bảng 2.1: Tình hình vốn của Công ty TNHHNNMTV Khoáng sản
Thừa Thiên Huế 2010-2012
ĐVT: tỉ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/2010 Năm 2012/2011
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
% (+/-) % (+/-) %
Tổng số 224,47 100 352,35 100 446,68 100 127,88 156,97 94,333 126,77
Phân theo nguồn đặc điểm
Vốn lưu
động
100,75 44,88 228,43 64,83 332,91 74,53 127,68 226,73 104,48 145,74
Vốn cố
định
123,72 55,12 123,91 35,17 113,77 25,47 0,196 100,16 -0,147 91,811
Phân theo nguồn hình thành
Nguồn vốn
CSH
92,2 41,07 162,23 46,04 275,17 61,60 70,034 175,96 112,93 169,61
Nợ phải trả 132,27 58,93 190,11 53,96 171,51 38,40 57,843 143,73 -18,6 90,216
(Nguồn: Công ty TNHHNNMTV Khoáng sản Thừa ThiênHuế)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
30
Qua bảng 2.1, tổng nguồn vốn của công ty tăng lên qua từng năm. Vốn lưu
động biến động và tăng mạnh thậm chí gấp hai, gấp ba năm trước đó. Năm 2011 so
với năm 2010 vốn lưu động tăng lên một lượng 127,68 tỉ đồng, tương đương tăng
226,73% và năm 2012 so với năm 2011 tăng 145,74%. Dựa vào chỉ tiêu phân theo
nguồn hình thành ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ lệ nhỏ hơn vốn vay trong
năm 2010 và năm 2011, nhưng đến năm 2012 thì khoản nợ phải trả đã giảm 18,6 tỉ
đồng so với năm 2011 tương ứng giảm 90,216%. Điều này cho thấy hoạt động kinh
doanh của công ty ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, để phân tích kết quả kinh doanh của Công ty ta còn dựa vào bảng
kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 của Công ty TNHHNNMTV
Khoáng sản Thừa Thiên Huế được tổng hợp qua bảng 2.2.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: tỉ đồng.
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm 2011/2010 Năm 2012/2010
(+/-) % (+/-) %
1. Tổng doanh thu 257,59 354,01 772,95 96,41 137,43 418,94 218,34
Các khoản giảm trừ
doanh thu
37,58 52,06 124,26 14,48 138,54 72,20 238,69
Doanh thu thuần 220,02 301,95 598,69 81,93 137,24 296,74 198,27
2. Lợi nhuận 21,90 104,90 150,92 83,00 478,95 46,02 143,86
3. Nộp ngân sách 50,72 77,31 215,81 26,58 152,41 138,50 279,15
4. Thực hiện chính
sách BHXH đối với
người lao động
1,05 1,13 1,23 0,08 107,14 0,10 109,24
5. Thu nhập bình quân
(triệu/người/tháng) 4,20 5,70 8,50 1,50 135,71 2,80 149,12
(Nguồn: Công ty TNHHNNMTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế)
Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010-2012 đều đạt lợi nhuận cao
và lợi nhuận tăng 478,95% năm 2011 so với năm 2010 tương ứng lợi nhuận năm
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
31
2010 là 21,90 tỉ đồng lên 104,90 tỉ đồng năm 2011 và 150,92 tỉ đồng năm 2012. Tỉ
lệ tăng năm 2012 so với năm 2011 là 143,86%.
Theo ông Vinh - Phòng Điều hành sản xuất cho hay: “Sở dĩ có được kết quả
này là do công ty không ngừng tìm kiếm thị trường từ đó nâng cao năng suất lao
động, mở rộng sản xuất, các xưởng khai thác luôn vượt chỉ tiêu đề ra đến trên 140%
từ ba năm nay”.
Theo ông Văn và bà Trâm Phòng Tổ chức - Hành chính thì cho biết, từ khi
mở rộng qui mô sản xuất, công nhân lao động trực tiếp dần được ổn định, không
còn tình trạng nghỉ việc và tuyển nhân sự ồ ạt như trước đây, vì an toàn lao động
được đảm bảo và không có công ty khoáng sản nào trên địa bàn Thừa Thiên Huế có
mức thu nhập hấp dẫn như công ty.
Dựa vào biểu đồ sau chúng ta có thể thấy rõ thu nhập bình quân của Công ty
qua 3 năm 2010-2012 như sau:
Biểu đồ 2.1: Thu nhập bình quân của người lao động từ năm 2010-2012
(Nguồn: Công ty TNHHNNMTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế)
2.1.6. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, đơn vị
Công ty áp dụng mô hình hỗn hợp trực tuyến - chức năng. Với mô hình này
Công ty đã phát huy được những lợi thế mà mô hình mang lại. Cơ cấu tổ chức của
Công ty bao gồm: Ban giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ, các Xưởng khai thác
Titan, các Xưởng - nhà máy chế biến Titan, Xưởng Cơ điện, Mỏ khai thác đá và
Xưởng nghiền đá.
Tổng cộng toàn Công ty có 1.250 lao động năm 2012, trong đó nữ chiếm
30% tổng số lao động.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
32
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHHNNMTV Khoáng sản TT.Huế
CHỦ TỊCH- GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC TC HC PHÓ GIÁM ĐỐC ĐHSX PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
PHÒNG TC HC P.KINH DOANH PHÒNG ĐH SX P.KỸ THUẬT PHÒNG TN CL P.TÀI VỤ
XƯỞNG
CƠ ĐIỆN
CÁC XƯỞNG CHẾ
BIẾN TITAN
CÁC MỎ KHAI
THÁC TITAN
MỎ
ĐÁ
XƯỞNG
ĐÁ XAY
ĐỘI VẬN TẢI
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
33
Các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc,
trực tiếp chịu sự điều hành theo chức năng chuyên môn và sự chỉ đạo của Ban
giám đốc. Công ty hiện có các phòng ban sau:
Phòng Tổ chức - Hành chính: Đứng đầu là Phó giám đốc kiêm trưởng
phòng tổ chức hành chính:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tất cả các hoạt động của phòng
Tổ chức - Hành chính.
- Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ và điều hành các nhân viên trong
phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
- Quan hệ với các phòng, ban để giải quyết các nhiệm vụ liên quan của
phòng.
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác quản lí lao động, an toàn
lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát
triển của công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ về hành chính văn phòng đáp ứng kịp thời
theo yêu cầu của lãnh đạo.
- Nghiên cứu các chế độ chính sách của Nhà nước để áp dụng thực hiện
trong Công ty.
- Giải quyết các chế độ đối với người lao động. Xây dựng các nội qui,
qui chế của Công ty theo luật lao động.
Phòng Kế toán tài chính
- Chịu sự quản lí trực tiếp của Ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước
Ban giám đốc Công ty và pháp luật về công tác tài chính kế toán của Công ty.
- Kiểm soát, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền
vốn trong Công ty.
- Tham mưu cho Ban giám đốc về các vấn đề trong việc lập kế hoạch
sử dụng và quản lí nguồn tài chính của Công ty.
- Phân tích các hoạt động kinh tế nhằm bảo toàn vốn của Công ty.
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thống kê và chế độ quản lí tài
chính của Nhà nước
- Thực hiện công tác thanh quyết toán các chi phí cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trư
ờng
Đạ
i họ
Kin
h tế
Hu
ế
34
- Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tà chính hàng tháng, quý, năm.
Phòng Kinh doanh
- Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
- Chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng mua bán nguyên nhiên
liệu,vật tư thiết bị phục vụ sản xuất.
- Đánh giá theo dõi nhà cung ứng nguyên nhiên vật liệu, vật tư thiết bị
phục vụ sản xuất
- Trực tiếp tiếp xúc, thương thảo với khách hàng về các điều khoản hợp
đồng theo sự chỉ đạo của Giám đốc.
- Quản lí và điều hành bộ phận vậ chuyển cơ giới.
- Theo dõi sự biến động của thị trường, tìm hiểu nắm bắt thị hiếu khách
hàng.
Phòng Kỹ thuật
- Làm các thủ tục cấp Mỏ.
- Giải quyết đền bù hoa màu, cây cối, lăng mộ và đất đai cho công tác
khai thác mỏ.
- Quản lí đất đai toàn Công ty (đất đai văn phòng,xưởng sản xuất, mỏ khai
thác).
- Giải quyết các khâu kỹ thuật sản xuất, khai thác, chế biến Titan và đá xây
dựng.
- Phân tích các thông số kỹ thuật của sản phẩm.
- Kết hợp các bộ phân liên quan trong Công ty giải quyết các khiếu nại
của khách hàng.
- Quản lí, bảo mật các hồ sơ liên quan đến giá cả, quy trình sản xuất.
- Chủ trì cùng các Xưởng chế biến và các Mỏ khai thác nghiên cứu, áp
dụng các quy trình công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
- Xây dựng các định mức kỹ thuật khai thác, chế biến sản phẩm.
Phòng Điều hành sản xuất
- Theo dõi, cân đối tiến độ sản xuất.
- Giải quyết các vấn đề điện, nước phục vụ sản xuất.
- Kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng,
quí, năm cho Ban giám đốc.
- Kiểm tra, giám sát, xem xét chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch được giao
của các Xưởng, Mỏ.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
35
- Theo dõi, điều hành, cấp phát vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất.
- Kiểm soát các hợp đồng thuê mướn thiết bị, mua vật tư, nhà thầu.
- Quản lí công tác về đầu tư, xây dựng cơ bản.
- Xây dựng định mức chi phí sản xuất.
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty hàng năm.
Công đoàn Công ty: Đứng đầu là Chủ tịch công đoàn Công ty và dưới là
các Chủ tịch công đoàn bộ phận của các Xưởng, Mỏ khai thác chế biến. Chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động, quyền lợi liên quan đến người lao động trước Ban
giám đốc.
2.2. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty
2.2.1. Đánh giá qui mô, cơ cấu nguồn lao động tại công ty
Bảng 2.3: Số lượng lao động của các phòng ban và các đơn vị trực thuộc
năm 2012
ĐVT: Người
Phòng ban Số lao động
Ban giám đốc 4
Tài vụ 4
Điều hành-Sản xuất 5
Kỹ thuật 13
Kinh doanh 8
Tài chính 8
Xưởng chế biến Huế 91
Xưởng chế biến Phú Bài 150
Xưởng chế biến Phú Lộc 95
Xưởng khai thác Quảng Lợi 150
Xưởng khai thác Phong Hải 150
Xưởng khai thác Điền Hải 135
Xưởng khai thác Vinh Xuân 137
Mỏ đá Dạ Lê 135
Mỏ đá Hương Bình 165
Tổng cộng 1.250
(Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức)
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
36
Bảng 2.4: Tình hình lao động của Công ty TNHHNNMTV Khoáng sản
Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: người
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010 2012/2011
Số lượng Số lượng Số lượng (+/-) % (+/-) %
Tổng số 1.190 1.200 1.250 10 100,84 50 104,17
1.Phân theo trình độ
Đại học 77 80 83 3 103,90 3 103,75
Trung cấp 80 80 87 0 100,00 7 108,75
Phổ thông 1.033 1.040 1.080 7 100,68 4 103,85
2.Phân theo giới tính
Nam 1.085 1.096 1.146 11 101,01 50 104,56
Nữ 105 104 104 -1 99,05 0 100
3.Phân theo hình thức
Hợp đồng có
thời hạn và
không thời
hạn
1.051 1.126 1.230 75 107,14 104 109,24
Hợp đồng
thời vụ
139 74 20 -65 53,24 -54 27,027
4. Phân theo chức năng
Trực tiếp 1.061 1.071 1.119 1 100,94 0.048 104,48
Gián tiếp 129 129 131 0 100,0 2 101,55
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức
Theo trình độ: Lao động có trình độ đại học và trung cấp chiếm tỉ lệ
nhỏ, chủ yếu là cán bộ và nhân viên văn phòng. Số lượng qua 3 năm tăng
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
37
không đáng kể. Trình độ đại học từ 77 người năm 2010 lên 80 người năm
2011 và 83 người năm 2012, tương ứng tăng qua các năm là 3,9% và 3,75%.
Lao động phổ thông cũng tăng không đáng kể.
Theo giới tính: Lao động nam chiếm tỉ lệ khá lớn trong công ty trong
khi lao động nữ chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số lao động. Số lượng lao
động theo giới tính biến động không đáng kể.
Theo hình thức hợp đồng: Hợp đồng có thời hạn và không có thời hạn
chiếm tỉ lệ cao. Năm 2010 là 1.051 người tăng thêm 75 người vào năm 2011
và 104 người năm 2012 tương ứng tăng qua các năm là 7,14% và 9,24%.
Theo chức năng: Lao động gián tiếp tăng không đáng kể, từ 129 lao
động lên 131 lao động, tức tăng chưa đến 2% trong 3 năm. Lao động gián tiếp
chiếm hơn 10% và lao động trực tiếp chiếm gần 90% tổng số lao động vì đây
là đặc thù của ngành khai thác khoáng sản, góp phần duy trì ổn định của Công
ty.
Trình độ lao động trực tiếp chưa cao do tính chất công việc là lao động
chân tay và công ty thường xuyên đào tạo về an toàn lao động và nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tăng năng suất lao động và hiệu quả trong
hoạt động của Công ty.
Lực lượng lao động gián tiếp đa số có trình độ cao (từ trung cấp chuyên
nghiệp đến đại học). Việc phân công, bố trí của công ty phụ thuộc vào trình độ
chuyên môn góp phần vào việc ổn định và phát triển của công ty.
Để thấy rõ hơn ta dựa vào các biểu đồ dưới đây để xem sự biến động:
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
38
Biểu đồ 2.2: Số lượng lao động
ĐVT: Người
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức
Biểu đồ 2.3: Phân theo trình độ lao động
ĐVT: Người
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức
1.190
1.200
1.250
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
39
Biểu đồ 2.4: Phân theo giới tính
ĐVT: Người
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức
Biểu đồ 2.5: Phân theo hình thức hợp đồng
ĐVT: Người
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chứcTrư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
40
Biểu đồ 2.6: Phân theo chức năng
ĐVT: Người
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức
2.2.2. Phân công trách nhiệm quản lí nguồn nhân lực của công ty
Công ty TNHHNNMTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế thực hiện việc
phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và từ đó các bộ phận đề xuất nhu cầu nhân
lực cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Dựa trên các đề xuất này,
phòng Tổ chức - Hành chính đề nghị lên Ban giám đốc bổ sung số lượng lao
động và bàn giao cho các bộ phận để phân công công việc, đào tạo, hướng dẫn và
quản lí người lao động. Trưởng bộ phận có trách nhiệm quản lí nguồn nhân lực
của bộ phận để hoàn thành nhiệm vụ được giao góp phần vào việc hoàn thành
mục tiêu chung của Công ty.
Bộ phận chức năng về quản lí nguồn nhân lực thuộc trách nhiệm của
phòng tổ chức hành chính (Sơ đồ 2.2).
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản trị nhân lực của công ty
TRƯỞNG PHÒNG
NHÂN SỰ TIỀN LƯƠNG BHXH
LÁI XE VĂN THƯ BẢO VỆ
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
41
Theo sơ đồ của phòng tổ chức hành chính và thực tế tình hình công tác
quản lí nhân sự tại đơn vị, công tác quản lí nguồn nhân lực của bộ phận có
những đặc điểm cơ bản sau:
- Đã có sự phân công chức năng, nhiệm vụ cụ thể công tác quản lí
nguồn nhân lực cho phòng tổ chức, có bộ phận chuyên trách về công tác nhân
sự, nhưng việc thực hiện vẫn còn một số hạn chế như sau:
+ Việc tuyển dụng còn chưa rộng rải mà chủ yếu là tuyển dụng nội bộ
trong Công ty nên bộ phận phụ trách chỉ thực hiện vai trò phục vụ.
+ Việc bổ nhiệm, điều động và hệ thống lương thưởng vẫn áp dụng một
cách máy móc, thụ động, chưa có quy chế, chính sách rõ ràng, cụ thể, làm hạn
chế sự phấn đấu của CBCNV và công nhân trong Công ty.
Nhìn chung, công tác tuyển dụng của bộ phận nhân sự- phòng tổ chức
chưa thực hiện đầy đủ các bước đặt ra của một quy trình tuyển dụng đầy đủ vì
chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn. Quy trình tuyển dụng
chỉ đơn giản là bộ phận quản lí trực tiếp đưa hồ sơ lên rồi phòng tổ chức xét
duyệt và làm các thủ tục nhân sự liên quan. Quy trình tuyển dụng này dễ dẫn
đến tình trạng tuyển dụng nội bộ và ưu tiên “con ông cháu cha” vào làm việc,
chưa dựa vào yêu cầu của từng công việc cụ thể.
2.2.3. Đánh giá công tác lập kế hoạch về nguồn nhân lực tại công ty
Công tác lập kế hoạch về nguồn nhân lực cần được thực hiện trong mối
liên hệ mật thiết với quá trình hoạch định và thực hiện các chiến lược, chính
sách và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, khi ngành khai thác Khoáng sản đang phát triển và ưu tiên
phát triển thì số lượng lao động cần thu hút cho ngành khai thác này rất lớn.
Hơn nữa theo một số công nhân làm việc trong công ty cho biết: Công việc
này khá vất vả nhưng thu nhập khá cao so với mặt bằng lương chung của tỉnh
nên ai cũng muốn vào làm.
Việc lập kế hoạch nguồn nhân lực của Công ty hiện nay do phòng Tổ
chức - Hành chính đảm nhiệm. Phòng tổ chức căn cứ vào kế hoạch mở rộng
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
42
qui mô, nâng cao năng suất để lập kế hoạch nguồn nhân lực. Tuy nhiên, kế
hoạch này chỉ là kế hoạch ngắn hạn và còn thụ động.
Công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực được Công ty chú trọng ngay từ
khi mới bắt đầu đi vào hoạt động. Khi thị trường khai thác Khoáng sản bắt đầu
được Nhà nước chú trọng vì ngành này đem lại lợi nhuận cao. Cũng trong thời
điểm này, qui mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng và đầu tư
thêm nhiều máy móc, mở thêm nhiều nhà xưởng chế biến, dò tìm và mở rộng
thêm nhiều mỏ khai thác. Việc tuyển dụng nhân sự của Công ty tăng mạnh vào
các năm 2006-2009. Cho đến nay Công ty chưa có tình trạng ngừng khai thác,
chế biến mà thậm chí năm vừa qua 2012 đã khánh thành thêm nhà máy Xỉ
Titan ở La Sơn - Phú Lộc thu hút thêm nhiều lao động cho Công ty.
Bảng 2.5: Cân đối cung - cầu nhân lực của Công ty
Chức danh
Nhân
lực
hiện có
2010
% nhân lực
giảm từ
2005-2010
Số nhân lực
giảm đến
2010
Số nhân lực
còn lại
năm 2010
Dự đoán
cầu nhân
lực năm
2010
Dự đoán số
nhân lực cần
tuyển mới năm
2010
A (1) (2) (3)=(1)x(2) (4)=(1)-(3) (5) (6)=(5)-(4)
Ban giám
đốc
3 33 1 2 3 1
Quản đốc 9 0 0 9 9 0
Nhân viên 26 18 5 21 28
7
Công nhân
sản xuất
1152 30 345 807 1160 353
Tổng số 1.190 351 839 1.200
Việc lập kế hoạch vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục,
nghiêm túc, còn ngắn hạn và khi thật sự có nhu cầu mới tuyển dụng đào tạo.
Cần có kế hoạch nguồn nhân lực trong dài hạn để đảm bảo sự phát triển ổn
định và lâu dài.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
43
2.2.4. Đánh giá công tác phân tích công việc tại Công ty
Công tác phân tích công việc chính là quá trình nghiên cứu nội dung
công việc nhằm xác định các điều kiện để tiến hành các nhiệm vụ, trách
nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các yêu cầu về phẩm chất, trình
độ, học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để thực hiện tốt công việc.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty bắt đầu từ hiệu quả của mỗi
công việc được phân công cho từng vị trí công tác, mỗi công việc đó chính là
đơn vị nhỏ nhất được chia ra từ hoạt động của Công ty.
Tại mỗi đơn vị khai thác, chế biến đều có bảng mô tả công việc cụ thể
và các công nhân được đào tạo về công việc, an toàn lao động trong các ngày
đầu tiên vào làm việc theo bảng mô tả, hướng dẫn công việc. Tuy nhiên, bảng
mô tả công việc chưa nêu ra được các yêu cầu cụ thể về trình độ học vấn,
chuyên môn kỹ thuật, mà chỉ nêu ra quy trình và các kỹ năng cần thực hiện, xử
lí khi làm việc.
Quy trình thực hiện công việc cũng được xây dựng rõ ràng và khá chi
tiết vì đa số Công ty áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008. Mỗi bảng quy trình thực hiện công việc đều được xây dựng dựa
trên các nghiên cứu công việc ở các vị trí bằng phương pháp quan sát và
phương pháp chuyên gia, đồng thời phối hợp với các trưởng bộ phận đơn vị để
bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp và hoàn thiện.
Bảng 2.6: Qui trình vận hành điện cụm 13 vít xoắn
A. MÁY PHÁT ĐIỆN
I. Chuẩn bị trước lúc vận hành:
- Vệ sinh máy, kiểm tra dầu bôi trơn, nhiên liệu, nước làm mát đạt tiêu
chuẩn vận hành.
- Cắt cầu dao tổng ở các cụm xoắn đưa về vị trí an toàn.
II. Qui trình khởi động: ( Gồm 5 bước)
- Bước 1: Bật nút điều kiển về Manual – Start
- Bước 2: Hệ thống đèn báo ổn định mới được khởi động máy
- Bước 3: Bật nút khởi động Start
- Bước 4: Kiểm tra hiệu điện thế U = 380 (V), tần số f = 50 (Hz)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
44
- Bước 5: Sau 5 phút ổn định đóng Attomat tổng về ON
B. ĐỐI VỚI CỤM 13 VÍT XOẮN:
- Bước 1: Sauk hi máy phát đã hoạt động ổn định, các cụm xoắn lần lượt
đóng cầu dao tổng từng cụm, thời gian đóng cầu dao các cụm xoắn
cách nhau 5 phút.
- Bước 2: Bấm nút khởi động bơm nước phục vụ cho cụm xoắn
- Bước 3: Bấm nút khởi động bơm cấp quặng số 01 và bơm cấp số 02 ở
dưới hồ.
- Bước 4: Bấm nút khởi động hệ thống bơm cát thải và bơm trung gian.
- Chú ý: Sau khi hoạt động hoàn tất các bước trên người vận hành máy
phát điện cùng với an toàn viên của tổ và an toàn viên của xưởng phải
thường xuyên chú ý tới hệ thống bơm cấp dưới hồ và phải đứng gần tủ
điều khiển động lực dưới hồ.
C. QUI TRÌNH DỪNG MÁY:
- Bước 1: Bấm nút tắt bơm cấp quặng số 01 và số 02, ở dưới hồ lần lượt
từng cái một.
- Bước 2: Bấm nút tắt hệ thống bơm cát thải và bơm trung gian, sau đó
bấm nút cắt điện bơm nước dưới hồ.
- Bước 3: Cắt cầu dao tổng hệ thống cụm 13 vít xoắn về vị trí an toàn.
- Bước 4: Cắt cầu dao tổng ở máy phát điện và dừng máy phát điện.
- Bước 5: Vệ sinh tổng thể máy.
(Nguồn: Xưởng Vinh Xuân)
Ngoài ra, hệ thống bảng mô tả chức danh công việc và quy trình hướng
dẫn chưa được dùng làm cơ sở cho các hoạt động quản lí nguồn nhân lực như:
Lập kế hoạch nguồn nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, trả thù lao lao
động, đào tạo, kỷ luật và an toàn lao động.Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
45
Bảng 2.7: Bảng yêu cầu công việc cho vị trí cần tuyển dụng
Nội dung Yêu cầu Ghi chú
1. Công nhân trực tiếp
sản xuất
- Trình độ văn hóa: 9/12
- Sức khỏe: Tốt.
- Ưu tiên chọn con em của
cán bộ, công nhân viên
trong công ty và có hộ
khẩu thường trú tại địa
phương.
Kèm giấy xác nhận sức
khỏe đủ điều kiện làm
việc của bệnh viện
2. Cán bộ nghiệp vụ - Trình độ: Trung cấp,
Cao đẳng, Đại học.
- Sức khỏe: Tốt.
- Có kinh nghiệm trong
lĩnh vực chuyên môn.
Tùy yêu cầu của từng vị
trí.
(Nguồn: Sổ tay chất lượng công ty).
Bảng 2.8: Bảng mô tả hình thức tuyển dụng
Hình thức tuyển dụng Nội dung
Nguồn nội bộ
- Lao động phổ thông Ưu tiên cho con em cán bộ công nhân
viên trong công ty, nhưng phải đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn mà công ty đề ra.
- Cán bộ kỹ thuật Ưu tiên đối tượng là gia đình, con em
cán bộ công nhân viên trước, nếu thiếu
mới thu nhận từ bên ngoài.
- Nhân viên văn phòng và cán bộ
quản lý
Các chức vụ quan trọng công ty có thể
đề cử cán bộ của công ty theo hình thức
thuyên chuyển, đề bạt và tổ chức tuyển
chọn từ các lớp cán bộ kế cận.
Nguồn bên ngoài + Đăng thông báo tuyển dụng về các
xã, phường.
+ Đăng thông báo tuyển dụng trên
website của công ty.
+ Dán thông báo ở bản tin của Công ty.
(Nguồn: Sổ tay chất lượng công ty)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
46
Nhìn chung, công tác phân tích công việc tại Công ty mới chỉ phục vụ
được cho giai đoạn đầu của quá trình quản lí lao động mà chưa thấy hết được
những ứng dụng quan trọng của công tác phân tích công việc trong hệ thống
quản trị nhân lực. Điều này đòi hỏi công ty cần chú trọng hơn nữa để thực sự
góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
2.2.5. Đánh giá công tác tuyển dụng tại Công ty
Để có được một lực lượng lao động có chất lượng tốt thì công tác tuyển
dụng đóng vai trò rất quan trọng, đây là bước đầu tiên trong việc đánh giá,
chọn lọc lao động. Căn cứ vào nhu cầu mở rộng và phát triển, kế hoạch về
nguồn nhân lực, phân tích cung - cầu lao động mà Công ty có những phương
án thu hút, tuyển mộ lao động phù hợp. Nguồn lao động mà Công ty hướng
đến là lao động phổ thông trên địa bàn các tỉnh từ Hà Tỉnh đến Quảng Nam và
vẫn ưu tiên cho lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tập trung chủ yếu là lao
động phổ thông từ các huyện. Trước đây, khi nhu cầu tuyển dụng lớn thì các
phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh và đăng tin
tuyển dụng rộng rải được sử dụng khi có nhu cầu, nhưng những năm gần đây
thì Công ty chỉ tuyển dụng nội bộ nên hình thức tuyển dụng không rộng rải và
phổ biến như trước.
Nhu cầu tuyển dụng được căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh,
năng lực sản xuất tại các xưởng chế biến và mỏ khai thác và một số các đơn vị
có nhu cầu. Trưởng các đơn vị có nhu cầu lao động lập phiếu yêu cầu tuyển
dụng gửi lên phòng Tổ chức xem xét, tổng hợp và trình lên Ban giám đốc phê
duyệt.
Sau khi nhu cầu tuyển dụng được phê duyệt, phòng Tổ chức chịu trách
nhiệm phối hợp với các đơn vị có nhu cầu về lao động tiến hành các bước của
quy trình tuyển dụng như: đăng thông báo tuyển dụng, nhận và kiểm tra hồ sơ
tuyển dụng, thử việc, đào tạo, đánh giá thử việc và kí hợp đồng lao động.
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
i h
t H
uế
47
Bảng 2.9: Qui trình tuyển dụng nhân sự của công ty
QUI TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY
(Gồm 12 bước)
Bước 01 : Khi các bộ phận có nhu cầu tuyển dụng, lập bảng yêu cầu
tuyển dụng và gửi về Phòng tổ chức hành chính.
Bước 02 : Nhân viên tuyển dụng kiểm tra sựphù hợp của bảng yêu cầu tuyển dụng .
Bước 03 : Nhân viên tuyển dụng cập nhật, theo dõi bảng yêu cầu.
Bước 04 : Nhân viên tuyển dụng lên kế hoạch cho việc tuyển dụng,
chuyển nhu cầu tuyển dụng đến nội bộ công ty và các nguồn bên ngoài.
Bước 05 : Nhân viên tuyển dụng thực hiện việc nhận và lọc hồ sơ và
lưu trữ hồ sơ không đạt.
Bước 06 : Chuẩn bị phỏng vấn lần 1: Lên danh sách ứng viên tham dự
phỏng vấn, sắp lịch phỏng vấn .
Bước 07 : Nhân viên tuyển dụng liên hệ với ứng viên qua điện thoại
xác định giờ, địa điểm để phỏng vấn ứng viên.
Bước 08 : Nhân viên tuyển dụng sẽ kiểm tra hồ sơ ứng viên và phỏng vấn lần 1.
* Đối với công nhân :
- Phỏng vấn đạt hẹn ngày phỏng vấn lần 2.
- Phỏng vấn không đạt loại hồ sơ.
* Đối với nhân viên văn phòng :
- Phỏng vấn đạt, chuyển hồ sơ để chuẩn bị phỏng vấn lần 2.
- Không đạt lưu hồ sơ.
Bước 09: Các bộ phận có yêu cầu tuyển dụng sẽ phỏng vấn vòng 2 (
trưởng phòng hoặc phó phòng)
Bước 10: Các bộ phận sẽ đánh giá và ký nhận kết quả phỏng vấn vòng
2, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ phỏng vấn cho nhân viên tuyển dụng.
+ Không đạt: Nhân viên tuyển dụng lưu hồ sơ.
+ Đạt: Sẽ chuẩn bị mọi thủ tục cần thiết để hoàn thành hồ sơ nhân viên .
Bước 11: Nhân viên tuyển dụng sẽ gọi điện thoạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_nguon_nhan_luc_tai_cong_ty_trach_nhiem_huu_han_nha_nuoc_mot_thanh_vien_khoang_san_thua_thie.pdf