LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1 GIỚI THIỆU.1
1.1 Đặt vấn đề .1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài .1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .3
2.1 Tổng quát:.3
2.2 Mục tiêu cụ thể:.3
3. ĐỐI TưỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .4
3.1 Đối tượng nghiên cứu.4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
3.2.1 Phạm vi nội dung .4
3.2.2 Phạm vi không gian.4
3.2.3 Phạm vi thời gian .4
4. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.4
5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU .5
5.1 Về mặt lý luận.5
5.2 Về mặt thực tiễn .5
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN.5
CHưƠNG I.6
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG NHẬP KHẨU
NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI. .6
1.1 Khái quát chung về quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên
liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. .6
1.1.1 Khái niệm cơ bản về rủi ro và phân loại rủi ro. .6
1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro, tổn thất. .6
1.1.1.2 Phân loại rủi ro .7
1.1.2 Quản trị rủi ro.8
97 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty ngũ cốc Long Vân KS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để tăng trưởng lúc đó thành phần bã đậu tương sẽ sử dụng nhiều hơn vì bã đậu
tương chứa nhiều đạm; đối với gia cầm thì cần dùng ngô nhiều hơn do ngô cung cấp
nhiều năng lượng; trong khi đó lúa mì được sử dụng nhiều trong thức ăn chăn nuôi
32
thủy sản do lúa mì có thành phần gluten giúp thức ăn nổi lên mặt nước giúp tôm, cá
có thể ăn được.
2.2.1.2 Rủi ro bên ngoài.
a. Từ phía đối thủ cạnh tranh.
Ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia tham gia vào thị trường nông sản.
Trước đây có Bunge, ADM, Cargill, LDC, CBH, Sojitz, Glencore, Cremer thì nay
có CJ, Enerfo, Cofco, Agro Corp. Miếng bán thị phần ngày càng được chia nhỏ, các
đối thủ mới muốn giành thị phần sẽ tìm cách hạ giá bán và đưa ra nhiều điều kiện
ưu đãi về thanh toán, lưu kho, v.v
Để có thể cạnh tranh trên thị trường, ngoài những nguồn lực sẵn có của mình,
doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đối thủ của mình đang cạnh tranh với mình như thế
nào? Đang bán mặt hàng gì? Điểm mạnh/điểm yếu mặt hàng họ kinh doanh là gì?
Giá cả chào bán như thế nào? Điều kiện thanh toán ra sao? v.v Các thông tin này
được công ty Long Vân tiến hành thu thập thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau:
trang web, khách hàng, các cuộc hội thảo, v.v.. nhằm đánh giá tình hình hoạt động
và dự báo xu hướng kinh doanh của các đối thủ của mình.
Việc kiểm tra thông tin về số lượng nguyên liệu ngô, Bã đậu tương, lúa mì mà
các đối thủ cạnh tranh đã và đang bán trên thị trường để giúp dự báo được số lượng
hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sắp tới nhập về Việt Nam, đặc biệt là bằng tàu
rờ, giúp công tác hoạch định bán hàng của công ty được tốt hơn. Để thực hiện điều
này, công ty Long Vân thường xuyên kiểm tra và cập nhật thông tin tình hình bán
hàng, tình trạng các tàu đang chất hàng ở cảng nước ngoài của các đối thủ cạnh
tranh nhằm dự báo và tính toán lượng hàng sắp tới sẽ về. Các thông tin tàu này sẽ
được lấy từ các trang web của các cảng chính, đại lý tàu ở nước ngoài và Việt Nam,
v.v Các thông tin sẽ được cập nhật hàng tuần, và sẽ đối chiếu với các khách hàng
và đối thủ cạnh tranh thông qua mối quan hệ cá nhân và sẽ được công ty phân tích
căn cứ vào tình hình mua hàng của khách hàng và tình hình bán hàng của các đối
thủ cạnh tranh nhằm xác định số liệu phù hợp.
33
Bảng 2.6: Thị phần của các đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam trong 2 năm vừa
qua cho các mặt hàng đƣợc vận chuyển bằng tàu rời.
- Bã đậu nành:
Ngƣời bán
Sản lƣợng bán
năm 2016
(nghìn tấn)
Thị phần
năm 2016
(%)
Sản lƣợng bán
năm 2017
(nghìn tấn)
Thị phần
năm 2017
(%)
Tăng trƣởng
mỗi năm
(%)
Marubeni 1.726 33 1.767 32 -1
Bunge 793 15 958 17 2
Cargill 712 14 772 14 0
CJ 759 15 718 13 -2
Khác 293 6 291 5 -1
Glencore 103 2 288 5 3
Cremer 442 9 279 5 -4
LDC 221 4 231 4 0
Sojitz 0 0 135 2 2
Enerfo 130 3 126 2 -1
Cộng 5.179 5.566
- Ngô:
Ngƣời bán
Sản lƣợng bán
năm 2016
(nghìn tấn)
Thị phần
năm 2016
(%)
Sản lƣợng bán
năm 2017
(nghìn tấn)
Thị phần
năm 2017
(%)
Tăng trƣởng
mỗi năm
(%)
Marubeni 1.776 24 2.086 25 1
CJ 1.142 15 1.124 14 -2
Khác 1.898 26 1.015 12 -13
Cargill 430 6 743 9 3
ADM 524 7 714 9 2
Enerfo 360 5 689 8 3
Daewoo 0 0 463 6 6
LDC 278 4 410 5 1
Bunge 526 7 392 5 -2
Sojitz 114 2 387 5 3
CHS 382 5 293 4 -2
Cộng 7.430 8.316
34
- Lúa mì dùng cho chăn nuôi:
Ngƣời bán
Sản lƣợng bán
năm 2016
(nghìn tấn)
Thị phần
năm 2016
(%)
Sản lƣợng bán
năm 2017
(nghìn tấn)
Thị phần
năm 2017
(%)
Tăng trƣởng
mỗi năm
(%)
Marubeni 95 4 749 22 18
Khác 721 32 688 20 -12
ADM 482 21 491 15 -7
Glencore 390 17 306 9 -8
Cremer 0 0 216 6 6
CBH 33 1 208 6 5
Cargill 215 10 193 6 -4
Agrocorp 0 0 163 5 5
CJ 160 7 151 4 -3
CHS 154 7 116 3 -3
LDC 0 0 102 3 3
Cộng 2.250 3.382
(Nguồn: Dữ liệu Hải Quan)
Dữ liệu tổng hợp trên đây cho thấy thị phần của các nhà cung cấp chính cho
mặt hàng ngô, bã đậu nành và lúa mì làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại Việt
Nam.
+ Bã đậu nành: Các nhà cung cấp chính là Marubeni, Bunge, CJ và Cargill.
+ Ngô: Các nhà cung cấp chính là Marubeni, CJ, Cargill và ADM.
+ Lúa mì: Các nhà cung cấp chính là ADM, Glencore và Cargill.
* Nhà máy ép dầu của Bunge và Dabaco tại Việt Nam
Tại hai nhà máy này, nguyên liệu chính để sử dụng là đậu tương, qua công
đoạn ép lấy dầu ăn, phụ phẩm còn lại là bã đậu nành dùng để cung cấp nguyên liệu
cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Bunge:
Nhà máy ép dầu Bunge Việt Nam đặt tại khu công nghiệp Phú Mỹ 1, tỉnh Bà
Rịa -Vũng Tàu. Đây là nhà máy ép dầu lớn nhất Việt Nam do Công ty TNHH
Bunge Việt Nam đầu tư. Nhà máy nằm trên khuôn viên rộng 11 ha, có tổng vốn
35
đầu tư 100 triệu USD. Nhà máy ép dầu Bunge được thiết kế với công suất tiêu thụ 1
triệu tấn hạt đậu nành/năm (hơn 3.000 tấn/ngày).
Công ty Bunge, ngoài việc bán sản phẩm Bã đậu nành được nhập trực tiếp từ
nước ngoài, việc xây dựng nhà máy ép dầu để cung cấp dầu ăn cho thị trường thì
phụ phẩm còn lại là Bã đậu nành sẽ được bán trực tiếp cho các nhà máy sản xuất
thức ăn chăn nuôi trong nước. Thuế suất nhập khẩu của Đậu nành vào Việt Nam là
0%, sau khi ép dầu, nhà máy Bunge Việt Nam sẽ bán Bã đậu nành ra thị trường mà
không chịu thuế suất nhập khẩu trong khi Bã đậu nành được nhập khẩu từ các quốc
gia khác vào Việt Nam phải chịu thuế suất 2%. Đây là một lợi thế lớn của doanh
nghiệp này so với những đối thủ cạnh tranh khác khi vận hành nhà máy ép dầu tại
Việt Nam.
- Dabaco:
Dự án Nhà máy ép dầu thực vật Dabaco được xây dựng tại Cụm công nghiệp
Tân Chi với diện tích hơn 6 ha, tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư
cố định khoảng 40 triệu USD (tương đương 850 tỷ đồng). Nhà máy có công suất
1.000 tấn hạt đậu nành/ngày. Dự kiến mỗi năm sản xuất, tinh chế hơn 80 triệu lít
dầu ăn làm thực phẩm và 270 nghìn tấn nguyên liệu khô dầu đậu nành, đậu nành lên
men chất lượng cao cho Nhà máy thức ăn chăn nuôi. Đây là nhà máy đầu tiên tại
Việt Nam vừa ép dầu thô vừa tinh luyện dầu ăn, dự kiến Nhà máy sẽ hoàn thành và
đưa vào sử dụng trong năm 2019.
Ngoài những lĩnh vực hoạt động khác, Dabaco là một trong những nhà máy
sản xuất thức ăn chăn nuôi có qui mô lớn tại Việt Nam và doanh nghiệp luôn phải
nhập khẩu nhiều các nguyên liệu sản xuất trong đó có Bã đậu nành. Việc Dabaco
xây dựng nhà máy ép dầu và sử dụng phụ phẩm Bã đậu nành từ qui trình ép dầu để
dùng cho việc sản xuất thức ăn chăn nuôi của mình với nhu cầu 4.000-5.000
tấn/tháng và phần còn lại sẽ được bán cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
khác mà không bị tính thuế nhập khẩu, điều này không những làm cho doanh
nghiệp giảm nhu cầu nhập khẩu mà còn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp cung cấp
nguyên liệu Bã đậu nành tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Với lợi thế về thuế suất nhập khẩu khi vận hành nhà máy ép dầu của Bunge
Việt Nam và Dabaco như đã nêu trên, công tác theo dõi tình hình nhập khẩu Đậu
36
tương của hai doanh nghiệp này được công ty Long Vân theo dõi sát nhằm dự báo
số lượng mà doanh nghiệp này có thể cung cấp ra thị trường sắp tới. Có một thực tế
nữa đó là giá bán thành phẩm dầu ăn và bã đậu nành có mối quan hệ trái ngược với
giá đậu nành là nguyên liệu chính. Giá nhập khẩu đậu nành đã xác định, khi giá dầu
ăn tăng thì giá bã đậu nành có xu hướng giảm và ngược lại khi giá dầu ăn giảm thì
giá bã đậu nành có xu hướng tăng. Do vậy, việc thu thập thông tin giá nhập khẩu
đậu nành của hai doanh nghiệp này, và tiến hành phân tích xu hướng giá dầu ăn
trong nước và trên thế giới cũng được công ty Long Vân theo dõi sát giúp dự báo
được xu hướng giá bán của bã đậu nành của hai doanh nghiệp này trong nước và
giúp công tác hoạch định bán hàng tốt hơn.
b. Rủi ro do cung cầu.
Nguồn cung các sản phẩm ngô, bã đậu tương, lúa mì dùng cho sản xuất thức
ăn chăn nuôi phụ thuộc lớn vào tình hình thời tiết và đôi khi cũng từ chính sách thay
đổi của chính phủ theo từng thời kỳ và tình hình địa chính trị trên thế giới. Chẳng
hạn trong tranh chấp thương mại Mỹ-Trung gần đây do thuế nhập khẩu cao nên các
doanh nghiệp tại Trung Quốc đã quay sang mua Đậu tương tại Brazil và Argentina
làm cho nguồn cung Đậu tương tại Mỹ bị dư thừa.. trong khi đó nguồn cung tại
Brazil và Argentina đang ít dần làm giá tăng cao vì Trung Quốc chỉ tập trung mua
Ngô và Đậu tương tại hai quốc gia này. Lúc đó, các quốc gia khác sẽ quay sang mua
Ngô và Đậu tương của Mỹ làm cho giá cả hai mặt này cũng tăng.
Việt Nam là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ thịt heo đứng trong tốp đầu trên thế
giới chỉ sau Trung Quốc. Do đó, nhu cầu nhập nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn
nuôi cũng phụ thuộc lớn vào sức mua của thị trường Trung Quốc. Mặc khác tình
hình dịch bệnh đối với động vật nuôi như: tai heo xanh trong những năm trước đây,
dịch cúm lợn Châu Phi trong thời gian gần đây làm cho các nhà máy và hộ chăn
nuôi rất thận trọng trong việc tái đàn, nên nhu cầu nhập nguyên liệu sản xuất thức
ăn chăn nuôi sẽ giảm.
Do đó, công tác thu thập thông tin và phân tích về tình hình thời tiết, vụ mùa,
những thay đổi về chính sách của các chính phủ cũng như tình hình sản xuất của các
nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi được công ty Long Vân thực hiện liên tục nhằm
dự báo và đánh giá tốt nhất đến mức có thể. Các thông tin này được thu thập từ các
37
nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ quan tư vấn chuyên ngành, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Cơ quan kiểm dịch thực vật, các hãng tin Reuters,
Bloomberg hàng đầu trên thế giới, v.v
Bảng 2.7: Công suất một số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
STT Nhà máy
Công suất vận hành
năm 2016 (tấn)
Công suất vận hành
năm 2017 (tấn)
Tỷ lệ
thay đổi (%)
1 CP 3.250.000 3.250.000 0
2 Masan 2.500.000 2.000.000 -20
3 Cargill VN 1.500.000 1.200.000 -20
6 De Heus 1.000.000 1.150.000 +15
5 ANT 1.030.000 1.070000 +4
4 Greenfeed 1.150.000 1.050.000 -9
7 Japfa 680.000 720.000 +6
8 New Hope 670.000 720.000 +7
9 Emivest 600.000 700.000 +17
10 Mavin Austfeed 700.000 600.000 -14
Cộng 13,080,000 12,460,000
(Nguồn: Công ty Ngũ cốc Long Vân KS)
Bảng 2.8: Số lƣợng các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
Đvt: nhà máy
Nhà máy
Số lƣợng
2015 2016 2017 2018
Nhà máy nước ngoài, liên
doanh 63 71 106 116
Nhà máy trong nước 144 144 65 70
Cộng 207 215 171 186
(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Bảng trên cho thấy, tất cả nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có qui mô lớn
tại Việt Nam đều là các công ty nước ngoài và chiếm số lượng vượt trội so với các
nhà máy trong nước, trong đó CP (Thái Lan) luôn đứng vị trí hàng đầu kiểm soát thị
trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, tiếp đến là Masan (Đài Loan) và Cargill
(Mỹ).
38
c. Rủi ro chất lượng.
Qui định trên giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan kiểm định độc lập của
bên bán chỉ định phát hành tại cảng chất hàng là cuối cùng và mang tính ràng buộc,
điều này mang lại rủi ro vì thời gian vận chuyển thông thường về Việt Nam mất
khoảng 30-35 ngày nếu đi từ Nam Mỹ, 28-30 ngày nếu đi từ bờ Tây nước Mỹ và
35-40 ngày nếu đi từ bờ Đông nước Mỹ, lúc đó chất lượng hàng sẽ giảm do điều
kiện thời tiết và điều kiện nhiệt độ trong hầm hàng. Để giảm thiểu khiếu nại về chất
lượng hàng hóa khi tàu về Việt Nam, công ty lựa chọn các nhà cung cấp mặt hàng
ngô, bã đậu tương và lúa mì có uy tín, sử dụng các công ty giám định độc lập có uy
tín để kiểm tra hàng hóa như: SGS, Control Union, Bureau Veritas, etc.
Tùy thuộc vào điều kiện địa lý, giống và kỹ thuật trồng trọt thì chất lượng
hàng nông sản tại mỗi quốc gia sẽ khác nhau. Đối với người chăn nuôi, tùy thuộc
vào vật nuôi sẽ quyết định chọn lựa mua hàng có xuất xứ tại từng quốc gia nào.
Chẳng hạn như đối với heo, ngoài các nguyên liệu khác, nhu cầu đạm trong đậu
tương quyết định phần lớn đến sự tăng trưởng của heo. Trong khi đó, đối với nuôi
gà, nhu cầu ngô có màu vàng ảnh hưởng đến độ vàng da của gà mà người tiêu dùng
sẽ ưu tiên lựa chọn khi mua thành phẩm; đối với động vật nhai lại (bò, trâu) thì nhu
cầu nguyên liệu có nhiều xơ sẽ được ưu tiên sử dụng trong nguyên liệu thức ăn. Do
đó, việc hiểu rõ nhu cầu về chất lượng hàng giúp hoạch định công tác tìm kiếm
nguồn hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ tốt hơn.
d. Rủi ro vận chuyển.
- Với đặc thù hàng nông sản, phần lớn loại tàu sử dụng là Supra-max và
Panamax có thể chở 50.000-70.000 tấn nên chi phí xăng dầu chiếm phần lớn trong
giá thành. Tình hình địa chính trị trên thế giới làm cho giá xăng dầu biến động
không thể lường trước được, đặc biệt là năm vừa qua giá ở mức 100 đô la/tấn giảm
còn 40 đô la/tấn sau đó bật trở lại 60-70 đô la/tấn làm cho công tác dự báo cước phí
tàu rất khó khăn. Mặc khác, theo qui định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế về việc
điều chỉnh mức khí thải làm cho các đội tàu cần trang bị thêm thiết bị lọc, sử dụng
động cơ hiện đại hơn làm tăng cước phí trong thời gian gần đây.
Nhằm theo dõi tình hình biến động nguồn cung-cầu thị trường tàu rời trên thế
giới để đưa ra quyết định thuê tàu với giá hợp lý vào từng thời điểm, từng tháng
39
giao hàng, công ty Long Vân sẽ phối hợp với bộ phận thuê tàu của văn phòng
Marubeni-Singapore để tiến hành theo dõi, cập nhật, phân tích và đánh giá Chỉ số
thuê tàu hàng khô Baltic (Baltic Dry Index-BDI). Chỉ số BDI gián tiếp đánh giá
nguồn cung và cầu trên toàn thế giới đối với hàng hóa vận chuyển trên các tàu hàng
rời như vật liệu xây dựng, than đá, quặng kim loại và ngũ cốc.
Chỉ số BDI xuất hiện từ ngày 4/1/1985, khi Sở giao dịch Baltic (Baltic
Exchange) - trụ sở tại London, Anh Quốc, bắt đầu công bố một chỉ số cước hàng
ngày có tên là Chỉ số cước Baltic (Baltic Freight Index – BFI), tiền thân của BDI.
Ban đầu, BFI bao gồm 13 tuyến vận tải chuyên chở hàng hóa chủ yếu là phân
bón, than đá. Sau đó, BFI được xây dựng làm cơ chế thanh toán cho loại hợp đồng
mới ra đời tên là Baltic International Freight Futures Exchange (BIFFEX). Chỉ số
BFI nhanh chóng nhận được sử thừa nhận rộng rãi trên phạm phí toàn cầu như là
một phương pháp chung đáng tin cậy nhất của thị trường cước tàu hàng khô.
Đầu tháng 11/1999, chỉ số BDI đã thay thế BFI như một công cụ thanh toán
cho BIFFEX. Và BDI khi đó mới ra đời, được tính bằng bình quân của 3 chỉ số BPI,
BCI, BHSI. Chỉ số BDI được coi là chỉ số chung của thị trường hàng rời khô.
Tính đến tháng 10/2010, BDI được tính toán dựa trên 20 tuyến vận tải riêng
biệt, bằng bình quân của 4 chỉ số BCI, BPI,BHSI, BSI (tương ứng các loại tàu hàng
khô rời Capesize, Panamax, Handysize và Supramax vận chuyển một loạt các mặt
hàng như than đá, quặng sắt và ngũ cốc.
Chỉ số BDI được cập nhật hàng ngày trong tuần (từ thứ hai đến thứ sáu), ở các
tuyến khác nhau sẽ có các thông tin về giá cả được các nhà môi giới viên gửi tới.
Thông thường, giá cước thực tế ở các tuyến được chọn sẽ được gửi về cho sàn
Baltic. Từ đó, giá cước từng tuyến sẽ được sàn Baltic tính theo công thức có sẵn.
Công thức tính BDI như sau:
BDI = ((CapesizeTCavg + PanamaxTCavg + SupramaxTCavg + HandysizeTCavg)/ 4)
* 0.113473601
Trong đó:
- TCavg = Time charter average: mức cước thuê hạn định bình quân (của mỗi
cỡ tàu Capesize, Panamax, Supramax, Handysize)
40
- 0.113473601 là một hệ số, lần đầu tiên được áp dụng khi BDI thay thế cho
BFI, và hệ số này được thay đổi theo các năm khi các chỉ số thành phần và phương
pháp tính toán được thay đổi.
Do hàng rời chủ yếu bao gồm các vật liệu đóng vai trò nguyên liệu đầu vào
cho sản xuất các sản phẩm trung gian hoặc thành phẩm như bê tông, điện, thép và
thực phẩm. Do vậy, chỉ số BDI được coi là một trong những chỉ số kinh tế quan
trọng hàng đầu bởi nó dự đoán sự tăng trưởng của các hoạt động kinh tế trong tương
lai.
Thời gian tàu chạy lâu và qua nhiều khu vực địa lý cũng mang lại rủi ro đối
với hàng hóa, chẳng hạn như tàu bị mắc cạn, cướp biển, bão, tàu đâm nhau, v.v.. Do
đó, bộ phận thuê tàu của công ty ưu tiên thực hiện thuê tàu để chuyên chở các mặt
hàng này phải mới, hiện đại và tuổi đời hoạt động 12 năm trở lại.
Tại những quốc gia như Mỹ, Brazil, Argentina và Úc chuyên xuất khẩu các
mặt hàng ngô, đậu tương và lúa mì, trang thiết bị kho tàng, cần cẩu, băng chuyền
phục vụ việc chất hàng lên tàu rất hiện đại rút ngắn thời gian lưu tàu. Trong khi đó
tại Việt Nam chỉ có một số cảng lớn ở miền Nam: cảng Cái Mép, SPPSA, ODA Thị
Vải, Phú Mỹ, PTSC và ở miền Bắc: cảng Cái Lân mới có đủ trang thiết bị và nhân
lực, cầu bến, độ sâu, luồng tàu, v.v.. để tiếp nhận các tàu nông sản Panamax, điều
này sẽ dẫn đến tình trạng kẹt cầu cảng vào một số thời điểm làm cho tàu đến cảng
phải chờ vài ngày mới đến lượt vào cầu cảng dỡ hàng, dẫn đến thời gian lưu tàu lâu
hơn và các chủ tàu có xu hướng tăng cước phí chuyên chở về các cảng này về sau
này. Đối với bên nhận hàng là các khách hàng tại Việt Nam, tùy vào vị trí nhà máy,
kho bãi của mình, hầu hết mặt hàng nông sản đều được tiếp nhận bằng xe tải và một
số tiếp nhận bằng xà lan. Với tình hình giao thông Việt Nam vẫn chưa kết nối đồng
bộ, thời gian vận chuyển hàng từ cảng về nhà máy, kho sẽ lâu hơn gây ảnh hưởng
đến thời gian dỡ hàng của tàu và lúc đó thời gian lưu tàu sẽ lâu hơn.
Để giảm thiểu rủi ro này, công ty Long Vân và văn phòng Marubeni-
Singapore đã nghiên cứu lựa chọn và ký kết hợp đồng với hai cảng lớn: Cái Mép
Interflour-Vũng Tàu và Cái Lân-Quảng Ninh để đưa các tàu Panamax chở nguyên
liệu thức ăn chăn nuôi về Việt Nam để dỡ hàng. Việc chọn lựa hai cảng này căn cứ
41
vào qui mô cảng, cầu bến, luồng tàu đáp ứng khả năng tiếp nhận các tàu tải trọng
lớn cũng có xem xét các địa điểm đặt nhà máy của các khách hàng.
* Cảng Cái Mép -Vũng tàu:
+ Tỷ lệ bốc dỡ tàu: 15.000-20.000 tấn / ngày
+ Giao hàng trực tiếp từ tàu lên xà lan / tàu thuyền nhỏ ven biển: 8.000
tấn/ngày
+ Khả năng xuất kho giao hàng: 15.000 tấn mỗi ngày đối với xe tải và xà
lan/tàu thuyền nhỏ ven biển.
+ Khả năng đóng bao: 2.000 tấn / ngày
* Cảng Cái Lân-Quảng Ninh:
+ Tổng chiều dài cầu cảng: 594 mét
+ Độ sâu của luồng vào: Âm 10 mét khi thủy triều thấp
+ Độ sâu trước bến: Âm 13 mét dọc cầu bến
+ Năng lực tiếp nhận hàng hóa: 520,000 TEU.
+ Hệ thống cân: 2 cầu cân cổng Cảng & 4 cầu cân tại bãi, 5 cân treo.
e. Rủi ro thiên tai, dịch bệnh.
Thiên tai làm ảnh hưởng rất lớn đến vụ mùa các mặt hàng Ngô, Đậu tương và
Lúa mì dẫn đến nguồn cung, cầu bị thu hẹp, giá bán sẽ tăng theo.
Dịch bệnh ảnh hưởng phần lớn đến nguồn cầu làm cho các nhà máy và nông
dân giảm sản lượng sản xuất và chăn nuôi, chẳng hạn: dịch cúm gà, dịch heo tai
xanh, dịch tả Châu Phi. Ngày 19/2/2019 vừa qua, Bộ Nông nghiệp công bố dịch tả
Châu Phi đã tràn vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam, công tác chống dịch và tiêu hủy
lợn bị nhiễm bệnh đang được triển khai. Các hộ nông dân đang lo lắng về dịch bệnh
và sẽ giảm số lượng nuôi heo, điều này sẽ làm giảm lượng cầu sản phẩm thức ăn
chăn nuôi dẫn đến giảm lượng cầu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong
thời gian sắp tới.
Mặc khác, trong lĩnh vực nông nghiệp, có những loại cỏ dại ở nước ngoài khi
đưa vào Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và nuôi trồng trong nước,
chính phủ sẽ ban hành những lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia đó hoặc
có những qui định kiểm dịch khắc khe làm cho nguồn cung tạm thời bị gián đoạn và
giá bán sẽ tăng lên, chẳng hạn như Cục Bảo vệ Thực vật đã “cấm cửa” lúa mì nhập
42
khẩu nếu có lẫn loại cỏ Cirsium arvense, hay qui định tăng liều lượng hun trùng đối
với sản phẩm DDGS nhập khẩu từ Mỹ trong thời gian vừa qua.
Mặc dù thiên tai và dịch bệnh khó lường trước, để giảm thiểu rủi ro, công ty
Long Vân luôn theo dõi và và cập nhật thông tin từ các cơ quan chuyên môn giúp
công tác hoạch định bán hàng được tốt hơn.
f. Rủi ro tài chính.
Hầu kết các khách hàng ký hợp đồng điều kiện thanh toán bằng tín dụng thư
(L/C), một số ít thanh toán bằng nhờ thu (DP). Mặc dù, phần lớn các khách hàng
điều được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng để thanh toán quốc tế, trong nhiều
trường hợp khi hạn mức tín dụng không đủ hoặc không đủ nguồn tiền mặt sẽ không
mở kịp tín dụng thư, ảnh hưởng đến kế hoạch giao hàng và làm chứng từ thanh toán.
Sự biến động về lãi suất cho vay, sự tăng/giảm giá các đồng ngoại tệ mạnh,
đặc biệt là đồng Đô la ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các khách hàng vì
toàn bộ hợp đồng đều được thanh toán bằng đồng Đô la.
Nhằm giảm thiểu rủi ro này, công ty Long Vân cùng văn phòng Marubeni-
Singapore đã thực hiện đánh giá và cấp hạng mức bán hàng cho từng khách hàng
theo từng năm. Công tác này được thực hiện bằng cách đánh giá tình hình hoạt động
của khách hàng thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính được cung cấp hàng
năm, lịch sử thực hiện hợp đồng, v.v..
g. Rủi ro pháp lý.
Giá cả các mặt hàng nông sản dao động hàng giờ, hàng ngày. Công tác giao
dịch mua bán với khách hàng hầu hết được thực hiện qua điện thoại và chốt đơn
hàng bằng tin nhắn và hợp đồng sẽ được gửi cho khách hàng sau vài ngày để ký kết.
Trong khoảng thời gian chốt đơn hàng và gửi hợp đồng cho khách hàng, giá cả thị
trường sẽ vẫn biến động. Trong trường hợp giá cả thị trường lên thì mọi thứ tốt đẹp,
trong trường hợp giá cả đi xuống, khách hàng tỏ ra thiếu thiện chí ký kết hợp đồng.
Do đó, mọi thông tin giao dịch xác nhận bán hàng với khách hàng qua tin nhắn, thư
từ, v.v.. đều được công ty yêu cầu lưu trữ để làm bằng chứng về sau nếu trường hợp
có tranh chấp xảy ra.
Một số trường hợp khách hàng sau khi ký kết hợp đồng và chuyển nhượng lại
cho bên khác để thực hiện hợp đồng, mở tín dụng thư. Để đảm bảo quyền lợi và
43
nghĩa vụ các bên, công ty Long Vân yêu cầu bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển
nhượng phải ký xác nhận văn bản chuyển nhượng. Mặc dù, bên chuyển nhượng có
tuyên bố bảo đảm trong văn bản chuyển nhượng, tuy nhiên quá trình thực hiện hợp
đồng của bên nhận chuyển nhượng cần được theo dõi sát sao và mọi văn bản
chuyển nhượng cần được lưu trữ đầy đủ, làm cơ sơ pháp lý cho những tranh chấp về
sau.
Trường hợp khách hàng không thực hiện hợp đồng đã ký sẽ bị kiện ra trọng tài.
Theo hợp đồng sẽ được xét xử tại Anh Quốc, theo luật Anh, căn cứ vào các qui định
của GAFTA, bản 100. Nếu có xảy ra trường hợp như vậy sẽ gây ảnh hưởng rất lớn
đến thời gian, nhân lực và tài lực. Do đó, yêu cầu việc chọn lựa và đánh giá uy tín
khách hàng trong quá trình bán hàng cần phải được thực hiện nghiêm túc và công ty
Long Vân cũng đã chọn một công ty luật có uy tín trong nước và một công ty luật
tại Singapore làm đại diện tham gia các vụ kiện như vậy nhằm bảo vệ lợi ích và
quyền lợi của mình.
Chính sách thuế nhập khẩu sẽ thay đổi theo từng thời kỳ và theo cam kết hội
nhập của Việt Nam đối với các quốc gia. Thuế suất nhập khẩu của từng mặt hàng
ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của các khách hàng và chiến lược bán hàng
của các đối thủ cạnh tranh. Do đó, các thông tin về các hiệp định tự do mà Việt
Nam đã và sắp tham gia do Bộ Công Thương cập nhật, cũng như biểu thuế xuất
nhập khẩu được Bộ Tài chính ban hành đều được công ty cập nhật và đánh giá kịp
thời.
2.2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty Ngũ Cốc Long Vân.
Nhằm kiểm soát và phòng ngừa rủi ro, công ty Long Vân có lập bảng Qui
trình Hoạt Động (Standard of Operations) bao trùm mọi hoạt động của các phòng
bang. Các qui trình này được định kỳ đánh giá lại và điều chỉnh sau mỗi nữa năm và
trong trường hợp cần thiết sẽ được điều chỉnh ngay lập tức.
- Nhằm giữ chân nhân sự, các chính sách lương, trợ cấp và mức thưởng đã
được công ty Long Vân đã tham vấn và nghiên cứu và áp dụng tại công ty sao cho
phù hợp với mức chung các doanh nghiệp khác trong ngành đặc biệt là lương. Mức
thưởng được qui định rõ ràng theo hiệu quả kinh doanh của công ty, ngoài chính
44
sách thưởng hàng năm còn có thưởng đột xuất cho những nhân viên có thành tích
xuất sắc khi hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn.
Các nhân viên có năng lực sẽ được công ty Long Vân tạo điều kiện bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn, tham dự các cuộc hội thảo chuyên ngành, phân công tham
gia hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty nhằm tạo đội ngũ kế thừa sau này. Việc
chọn lựa đội ngũ này được các phó giám đốc các bộ phận đề xuất căn cứ vào hiệu
quả làm việc và năng lực cá nhân.
Ngoài ra, công tác chăm lo đời sống tinh thần người lao động trong công ty
Long Vân cũng được Ban Giám đốc công ty quan tâm thường xuyên. Điều này giúp
cho người lao động có sự gắn kết và trung thành với công ty.
- Hoạt động giữa các phòng bang được phối hợp theo qui trình đã được ban
hành, tiến độ công việc được mỗi phòng bang cập nhật định kỳ vào cuối tuần và
ngay lập tức khi có yêu cầu.
* Bộ phận kinh doanh quốc tế:
+ Làm việc trực tiếp với văn phòng Marubeni-Singapore về mọi chiến lược
kinh doanh bán hàng và chăm sóc khách hàng.
+ Theo dõi tình hình biến động giá cả trên thị trường CBOT, gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_tri_rui_ro_chuoi_cung_ung_nhap_khau_nguyen_lie.pdf