LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . viii
DANH MỤC CÁC PHƯƠNG TRÌNH, BẢNG . ix
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ MINH HOẠ.x
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài:.1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .2
4. Phương pháp nghiên cứu: .2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:.3
6. Tổng quan nghiên cứu, tổng hợp các nghiên cứu trước đây về đề tài.3
7. Kết cấu của luận văn:.5
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.6
1.1. Rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại (NHTM) .6
1.1.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro hoạt động trong NHTM .6
1.1.1.1. Rủi ro trong NHTM .6
1.1.1.2. Phân loại rủi ro trong NHTM.7
1.1.1.3. Rủi ro hoạt động trong NHTM: .8
1.1.2. Đặc điểm của rủi ro hoạt động.9
1.1.3. Các loại rủi ro hoạt động .10
1.1.3.1. Rủi ro do quy chế, quy trình nghiệp vụ.10
1.1.3.2. Rủi ro do con người.11
100 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại theo mô hình tổng công ty Nhà nước.
32
Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao
dịch, 155 chi nhánh (150 chi nhánh hỗn hợp và 05 chi nhánh Bán lẻ) trải dài trên 63
tỉnh, thành phố trên cả nước và trên 1000 phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm.
Vietinbank có 2 chi nhánh tại CHLB Đức và 1 Ngân hàng con ở nước CHDCND
Lào, 2 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng, 1 văn
phòng đại diện tại Myanmar, 07 Công ty hạch toán độc lập (Công ty Cho thuê Tài
chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và
Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý
Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn) và
3 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực).
Vietinbank có quan hệ đại lý với trên 1000 ngân hàng, định chế tài chính tại
hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Là thành viên của Hiệp hội
Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn
thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ
JCB, VISA, MASTER quốc tế. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công
nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh
doanh.
Vietinbank tự hào là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại
Châu Âu đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị
trường khu vực và thế giới.
Với sứ mệnh lịch sử là trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của
Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc
tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống, Vietinbank từng bước phát triển vượt bậc và vươn
lên vị trí dẫn đầu NHTM tại Việt Nam với tổng tài sản đạt 1.164 nghìn tỷ đồng.
Vietinbank tự hào được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động và Huân chương
độc lập hạng nhất nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập.
33
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản trị của Vietinbank, có toàn quyền
nhân danh Vietinbank để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
Vietinbank, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt các cổ đông để giám sát hoạt động và việc
tuân thủ quy định Pháp luật và Điều lệ Vietinbank trong việc quản trị và điều hành
Vietinbank; chịu trách nhiệm trước pháp luật, Đại hội đồng cổ đông trong việc thực
hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình,
Ban kiểm soát được sử dụng các quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ
Vietinbank. Ban kiểm soát có vai trò thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh
giá việc chấp hành quy định của Pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết,
quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.
Ban Điều hành chịu trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của Vietinbank
theo Điều lệ Vietinbank và Quy chế Tổ chức và hoạt động Ban Điều hành. Ban
Điều hành chịu sự lãnh đạo, quản lý, giám sát trực tiếp và toàn diện của Hộ đồng
quản trị.
34
Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức Vietinbank
Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn/gioi-thieu/he-thong-to-chuc.html)
Ban Điều hành
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng Quản trị
Có tổng 04 ủy ban thuộc HĐQT:
1. UB Nhân sự, Tiền lương, Khen thưởng
2. UB Quản lý Rủi ro
3. UB Chính sách
4. UB Quản lý Tài sản nợ -Tài sản có ALCO)
Có tổng 04 hội đồng thuộc Ban Điều hành:
1. Hội đồng Tín dụng
2. Hội đồng Quản lý Tài sản nợ -Tài sản có
3. Hội đồng Quản lý rủi ro
4. Hội đồng Quản lý vốn
Ban Thư ký HĐQT &
Quan hệ cổ đông
Văn phòng HĐQT
Kiểm toán nội bộ
Ban Kiểm soát
Ban chiến lược &
Quản trị thay đổi
Ban thương
hiệu
Khối
Pháp
chế và
tuân
thủ
Khối
Kinh
doanh
vốn &
Thị
trường
Các
Phòng
/Ban
khác
Khối
Công
nghệ
Thôn
g tin
Khối
nhân
sự
Chi
nhánh
Công
ty
con
Khối
Khách
hàng
Doanh
nghiệp
Khối
Bán
lẻ
Khối
Vận
hành
Khối
Quản
lý rủi
ro
Khối
Phê
duyệt
tín
dụng
Khối
Marketing
và Truyền
thông
Khối
Tài
Chính
35
2.1.1.3. Hoạt động kinh doanh
Bám sát những định hướng đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua,
HĐQT Vietinbank đã chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp kinh doanh , linh hoạt
trong chỉ đạo điều hành, thúc đẩy triển khai mạnh mẽ các giải pháp kinh doanh hướng
tới mục tiêu tăng trưởng an toàn, bền vững.
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank năm 2017-2018
Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018
31/12/2018 so
với 31/12/2017 Kế hoạch
năm 2018
So kế
hoạch
2018 +/- +/-%
Tổng tài sản 1.095.061 1.164.435 69.374 6,3%
Tăng trưởng
6%-8%
Đạt
Dư nợ tín
dụng
837.180 888.216 51.035 6,1%
Tăng trưởng
8%-9%
Chưa đạt
Nguồn vốn
huy động
752.935 825.816 72.881 9,7%
Tăng trưởng
9%-10%
Đạt
Nợ xấu/tổng
dư nợ
1,13% 1,6% <3% Đạt
LNTT riêng
lẻ
8.350 6.365 -1.985 -23,8% 6.200 Đạt
LNTT hợp
nhất
9.206 6.730 -2.476 -26.9% 6.700 Đạt
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2018)
Tổng tài sản của Vietinbank dến 31/12/2018 đạt hơn 1,16 triệu tỷ đồng, tăng
6,3% so với năm 2017, đạt kế hoạch đề ra. Mặc dù dư nợ cuối kỳ năm 2018 đạt
khoảng 888 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 6,1% so với năm 2017, chưa đạt kế hoạch đề ra,
tuy nhiên dư nợ cho vay bình quân tăng 18%, đảm bảo chỉ tiêu hiệu quả. Cơ cấu dư nợ
chuyển dịch tích cực về đồng tiền và phân khúc khách hàng, cụ thể: dư nợ VND bình
quân tăng 18%, dư nợ bình quân khách hàng bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp vừa
vả nhỏ tăng lần lượt 31% và 29,5%. Tín dụng được ưu tiên cho khách hàng có dự
án/phương án sản xuất kinh doanh khả thi, xếp hạng tín nhiệm tốt, hiệu quả sinh lời
cao, sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên khuyến
khích. Tín dụng vào những lĩnh vực có hệ số rủi cao được kiểm soát chặt chẽ.
36
Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đến 31/12/2018 đạt gần 826
nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2017. Vietinbank luôn chủ động triển khai đồng
bộ các giải pháp huy động vốn; tập trung khai thác nguồn vốn trên thị trường, đặc biệt
đẩy mạnh thu hút nguồn vốn chi phí rẻ và nguồn vốn không kỳ hạn, đảm bảo an toàn
thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của hệ thống.
Bên cạnh tăng trưởng mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, chất lượng tài sản của
VietinBank được quản lý tốt, tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,6% dư nợ cho vay khách hàng. Phát
huy hiệu quả mô hình ba vòng kiểm soát, đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng định
hướng, an toàn và tuân thủ quy định pháp luật.
Hiệu quả hoạt động được bảo đảm. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2018 đạt
6.365 tỷ đồng, đạt 102,7% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 6.730 tỷ
đồng, đạt 100,4% kế hoạch đề ra. Hoạt động kinh doanh của Vietinbank bám sát định
hướng, cơ cấu thu nhập chuyển dịch tích cực, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch
vụ và hướng đến khách hàng phù hợp với định hướng phát triển ngân hàng hiện đại
trên nền tảng đa dịch vụ. Tổng thu phí dịch vụ của Vietinbank năm 2018 đạt gần 6
nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 38,4% so với năm 2017. Vietinbank tăng cường phát triển
dịch vụ theo chuỗi liên kết, đẩy mạnh bán chéo; chú trọng ứng dụng CNTT, hợp tác
với các công ty Fintech; đơn giản, tinh gọn thủ tục, hồ sơ; nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân tiếp
cận, sử dụng đầy đủ, kịp thời các dịch vụ ngân hàng an toàn, hiện đại với chất lượng
tốt.
Hoạt động kinh doanh của Vietinbank tăng trưởng bền vững, an toàn hiệu quả,
đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu ân toàn theo quy định của NHNN.
2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Vân Đồn
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Vietinbank Vân Đồn được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
17/03/2014, trụ sở tại số 251, tổ 1, khu 4, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh với cơ cấu tổ chức gồm 7 phòng, ban chức năng (Ban Giám đốc, Phòng
37
KHDN, Phòng Bán lẻ, Phòng Kế toán, Phòng Tiền tệ kho quỹ, Phòng Tổng hợp,
Phòng Tổ chức Hành chính) và 27 cán bộ nhân viên. Với nhiệm vụ trọng tâm: tập
trung vốn cho các dự án trọng điểm thuộc diện khuyến khích đầu tư tại Vân Đồn như:
cơ sở hạ tầng, sân bay, cầu đường, nuôi trồng xuất khẩu thủy hải sản, cảng biển, điện
nước, viễn thông theo chủ trương định hướng của Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh; đẩy
mạnh công tác huy động vốn, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, nhằm góp phần
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, kinh tế; nâng cao chất lượng dịch vụ, quản lý và kiểm
soát tốt rủi ro, tạo điều kiện và phát huy tối đa sức sáng tạo, cống hiến của cán bộ
người lao động Sự ra đời của VietinBank Vân Đồn nhằm góp phần đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn
với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, hiện đại, tiện ích.
Với thị trường hoạt động chủ yếu ở Thị trấn Cái Rồng- khu hành chính của
Huyện, đối tượng khách hàng Vietinbank hướng tới là các doanh nghiệp và trên
8000 dân cư trú, sinh sống trong phạm vi 2-3km trung tâm của thị trấn (dọc theo
hai tuyến giao thông chính là đường 334, đường Lý Anh Tông) và tại 11 xã lân cận.
Trải qua 05 năm xây dựng và phát triển, đến 31/12/2018, mạng lưới của Chi
nhánh gồm 01 trụ sở chính với 07 phòng ban và 01 phòng giao dịch là PGD Hạ
Long với tổng số 39 cán bộ nhân viên. Các dịch vụ Vietinbank Vân Đồn đáp ứng
đầy đủ nhu cầu của khách hàng, trở thành địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của
người dân huyện Vân Đồn.
Không chỉ chú trọng phát triển kinh doanh, Vietinbank Vân Đồn cũng tích
cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào do ngành Ngân hàng phát động,
đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức
38
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Vietinbank Vân Đồn
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Vietinbank Vân Đồn năm 2018, tr7)
Ban Giám đốc gồm có: Giám đốc, 01 Phó giám đốc. Ban Giám đốc là những
người đứng đầu chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước và cấp trên về hoạt
động kinh doanh của chi nhánh, điều hành mọi hoạt động kinh doanh nhằm đạt
hiệu quả cao nhất.
Các phòng thuộc khối kinh doanh trực tiếp bao gồm: Phòng Dịch vụ khách
hàng, Phòng KHDN, Phòng bán lẻ, Phòng giao dịch Hạ Long.
Các phòng thuộc khối hỗ trợ: Phòng hành chính, Phòng tổng hợp, Phòng Hỗ trợ
tín dụng.
2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh
Là một chi nhánh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam nằm trên địa bàn
huyện Vân Đồn, Vietinbank Vân Đồn cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích như :
Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn ( VNĐ, USD, EUR ) với mức lãi suất huy
động tương ứng với từng kỳ hạn.
Cho vay khách hàng gồm khách hàng doanh nghiệp và khách hàng bán lẻ
(khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô và khách hàng cá nhân)
Cung cấp các dịch vụ thẻ : Thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, Thẻ tín
dụng, thẻ tài chính cá nhân .tiện dụng, hiện đại.
Ban Giám đốc
Phòng
Dịch
vụ
khách
hàng
Phòng
Khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
Bán lẻ
Phòng
Tổ
chức
hành
chính
Phòng
Tổng
hợp
Phòng
Hỗ
trợ tín
dụng
Phòng
giao
dịch
Hạ
Long
39
Cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền : Nộp tiền, chuyển tiền, rút tiền,
nhận tiền kiều hối, các sản phẩm Ngân hàng điện tử.
Bênh cạnh đó, Vietinbank Vân Đồn còn cung cấp các dịch vụ thu hộ như
thu tiền điện, nước, điện thoại đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Công tác huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng của NHTM.
Bởi nét đặc trưng của NHTM là nguồn vốn kinh doanh huy động dưới hình thức
tiền gửi, tiền vay,...do đó kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào kết
quả của hoạt động huy động vốn, khả năng và quy mô huy động vốn. Nhận thức
được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động,VieinBank Vân Đồn đã có nhiều cố
gắng, nỗ lực trong hoạt động huy động vốn, kết quả huy động vốn giai đoạn 2016-
2018:
Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động của Vietinbank Vân Đồn năm 2016-2018
(Nguồn: Bảng Cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh Vân Đồn từ năm 2016 -
2018)
618.81
743.06
781.14
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tỷ
đ
ồ
n
g
Nguồn vốn huy động tại Vietinbank Vân Đồn
Nguồn vốn huy động
40
Nguồn vốn huy động của Vietinbank Vân Đồn tăng trưởng qua các năm. Năm
2016 nguồn vốn huy động của Vietinbank Vân Đồn đạt 618,81 tỷ đồng, năm 2017
nguồn vốn huy động đạt 743,06 tỷ đồng, tăng 124,25 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 20,08% so
với năm 2016. Năm 2018 nguồn vốn huy động đạt 781,14 tỷ đồng, tăng 38,08 tỷ
đồng, tỷ lệ tăng 5,12% so với năm 2017. Như vậy, mặc dù thị trường huy động vốn
cạnh tranh ngày càng gay gắt, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cổ
phần rất cao, tuy nhiên nhờ có sự chỉ đạo sát sao từ ban lãnh đạo, các chương trình
thi đua huy động vốn hấp dẫn cùng với sự nhiệt tình, năng nổ, bám sát khách hàng
của đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nguồn vốn huy động của Vietinbank Vân Đồn
vẫn tăng trưởng ổn định qua các năm.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo khách hàng và theo kỳ hạn của
Vietinbank Vân Đồn
ST
T
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
I
Phân loại theo
khách hàng
618,81 100% 743,06 100% 781,14 100%
1 Tiền gửi KHDN 155,33 25,10% 113,17 15,23% 139,44 17,85%
2 Tiền gửi KHBL 363,48 58,74% 628,79 84,62% 640,66 82,02%
3 Tiền gửi khác 100,00 16,16% 1,10 0,15% 1,04 0,13%
II
Phân loại theo
kỳ hạn
618,81 100% 743,06 100% 781,14 100%
1 Tiền gửi KKH 18,66 3,02% 59,51 8,01% 91,19 11,67%
2 Tiền gửi CKH 600,15 96,98% 683,55 91,99% 689,95 88,33%
(Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh Vân Đồn năm 2016-2018)
Từ bảng số liệu và các biểu đồ trên có thể nhận thấy rằng nguồn vốn của
Vietinbank Vân Đồn từ năm 2016 đến năm 2018 có xu hướng tăng lên, chủ yếu
tăng ở nhóm khách hàng bán lẻ.
41
Trong cơ cấu nguồn vốn phân theo khách hàng, tiền gửi khách hàng bán lẻ
chiếm tỷ trọng cao nhất 82,02%, tiếp đến là tiền gửi khách hàng doanh nghiệp
chiếm 17,85% (năm 2018). Tiền gửi khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ 0,13%.
Trong cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng
lớn 88,33% tổng nguồn vốn năm 2018. Tuy nhiên tiền gửi không kỳ hạn có tỷ
trọng tăng đều qua các năm là một điểm thuận lợi vì tiền gửi không kỳ hạn là
nguồn vốn giá rẻ, mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh.
Công tác cấp tín dụng
Chất lượng tín dụng được xác định là mục tiêu hàng đầu do vậy Vietinbank
Vân Đồn bên cạnh tích cực mở rộng thị phần, đồng thời luôn gắn với nâng cao chất
lượng các khoản vay, không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng, kết hợp nâng cao
trình độ chuyên môn và đề cao công tác thẩm định đảm bảo hiệu quả các dự án cho
vay. Do đó, kết quả hoạt động cho vay có nhiều khởi sắc mà cụ thể là tín dụng tăng
trưởng lành mạnh, chất lượng tín dụng được nâng cao, đảm bảo thực hiện có hiệu
quả cơ chế tín dụng hiện hành.
Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay của Vietinbank Vân Đồn năm 2016-2018
(Nguồn: Bảng Cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh Vân Đồn năm 2016 - 2018)
223.79
482.46
745.14
0
100
200
300
400
500
600
700
800
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tỷ
đ
ồ
n
g
Dư nợ cho vay tại Vietinbank Vân Đồn
Dư nợ cho vay
42
Dư nợ cho vay của Vietinbank Vân Đồn tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm
2017 dư nợ tăng 258,67 tỷ đồng so với năm 2016, tỷ lệ tang 115,59%. Tính đến
31/12/2018, dư nợ cho vay là 745,14 tỷ đồng tăng 262,68 tỷ đồng, tỷ lệ tăng
54,45% so với năm 2017. Dư nợ 2 năm 2016,2017 tăng là nhờ có món vay của
Công ty CP BOT Biên Cương – dự án đường cao tốc Hạ Long –Vân Đồn, một
trong những công trình quan trọng của tỉnh, được 24 Chi nhánh trong hệ thống
Ngân hàng Công thương đầu tư vốn trong đó có Chi nhánh Vân Đồn.
Tình hình hoạt động tín dụng của VietinBank Vân Đồn theo đối tượng khách
hàng và kỳ hạn cụ thể:
Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay theo khách hàng và kỳ hạn của Vietinbank Vân Đồn
ST
T
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
I
Phân loại theo
khách hàng
223,79 100% 482,46 100% 745,14 100%
1 Dư nợ KHDN 105,39 47,09% 295,95 61,34% 499,98 67,10%
2 Dư nợ KHBL 118,40 52,91% 186,51 38,66% 245,16 32,90%
II
Phân loại theo
kỳ hạn
223,79 100% 482,46 100% 745,14 100%
1 Dư nợ ngắn hạn 87,01 38,88% 138,05 28,61% 186,83 25,07%
2 Dư nợ trung hạn 50,49 22,56% 100,25 20,78% 125,24 16,81%
3 Dư nợ dài hạn 86,29 38,56% 244,16 50,61% 433,07 58,12%
(Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh Vân Đồn năm 2016-
2018)
Mặc dù dư nợ ở phân khúc KHDN chiếm tỷ lệ cao, trên 67% tổng dư nợ và
dư nợ dài hạn cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao, khoảng 58,12% nhưng bên cạnh việc
43
mở rộng cho vay Chi nhánh luôn đảm bảo quản lý tín dụng một cách chặt chẽ, nâng
cao chất lượng thẩm định ngay từ khi thành lập. Tính đến 31/12/2018, Chi nhánh
Vân Đồn chưa phát sinh nợ nhóm 2 và nợ xấu.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4 Tổng hợp thu phí dịch vụ và lợi nhuận của Vietinbank Vân Đồn
ST
T
Chỉ tiêu
Năm
2016
(trđồng)
Năm 2017
(trđồng)
Tăng
trưởng
2017/2016
(%)
Năm
2018(trđ
ồng)
Tăng
trưởng
2018/2017
(%)
1 Thu phí dịch vụ 1.058 2.145 1.087 2.972 827
2 Lợi nhuận -2.017 4.344 6.361 11.627 7.283
(Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh Vân Đồn năm 2016-
2018)
Từ số liệu trên cho thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng dần từ năm 2016-2018.
Năm 2016 do ảnh hưởng từ nhiều nguồn chi phí phát sinh khi mới thành lập năm
2014, lợi nhuận Chi nhánh là -2.017 triệu đồng. Tuy nhiên bước sang năm 2017,
hoạt động kinh doanh của Chi nhánh khởi sắc hơn và bắt đầu có lãi. Tính đến
31/12/2018, lợi nhuận của Chi nhánh là 12.627 triệu đồng, tăng 7.283 triệu đồng
tương đương với tăng 167,66% so với năm 2017. Nhìn vào lợi nhuận có thể thấy
chi nhánh hoạt động kinh doanh khá hiệu quả. Đặc biệt trong tình hình cạnh tranh
gay gắt như hiện nay, với số lượng các tổ chức tín dụng ngày càng gia tăng, tới thời
điểm hiện tại đã có khoảng 06 tổ chức tín dụng có mặt trên địa bàn.
Từ những số liệu huy động vốn, cho vay, thu phí và lợi nhuận cho ta cách
nhìn tổng quát nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn trên cơ sở đó để phân tích quản trị rủi ro
hoạt động một cách sâu sắc nhất, toàn diện nhất.
44
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn
2.2.1. Thực trạng rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh Vân Đồn
Sau 5 năm hoạt động, cùng với sự gia tăng về quy mô, nguồn vốn, dư nợ, số
lượng nhân sự và đa dạng hóa các sản phẩm, hoạt động kinh doanh của Vietinbank
Vân Đồn đã đạt được những kết quả nhất định.Tuy nhiên Vietinbank Vân Đồn
cũng đã và đang đối mặt với nhiều loại rủi ro tiềm ẩn trong tất cả các lĩnh vực hoạt
động.
Hiện tại số lỗi rủi ro hoạt động của Chi nhánh được thống kê qua hệ thống
Risk profile. Các lỗi được thống kê từ 3 nguồn: Lỗi phát hiện từ phòng KTKSNB,
lỗi chi nhánh tự phát hiện và lỗi từ bộ phận giám sát giải ngân chi nhánh (Phòng hỗ
trợ tín dụng). Tuy nhiên các lỗi rủi ro hoạt động tại Chi nhánh chủ yếu là lỗi ghi
nhận từ phòng KTKSNB, lỗi tự phát hiện và từ bộ phận giám sát giải ngân chưa
được thống kê đầy đủ.
Bảng 2.5: Lỗi rủi ro hoạt động theo các nghiệp vụ tại Vietinbank Vân Đồn
Đơn vị tính: số lỗi
STT Loại nghiệp vụ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Tín dụng 19 8 23
2 Chuyển tiền 7 7 14
3 Huy động vốn 17 9 15
4 Thẻ 7 15 10
5 Kế toán nội bộ 4 1 16
6 Kinh doanh ngoại tệ 2 1 0
7 Tiền tệ kho quỹ 8 10 8
8 Điện toán 2 0 0
9 Vi phạm chung 0 0 1
Tổng cộng 66 51 87
45
(Nguồn: Báo cáo rủi ro hoạt động nội bộ tại Vietinbank Vân Đồn, tr5)
Tổng số lỗi năm 2017 là 51 lỗi, giảm 15 lỗi so với năm 2016 (tương ứng với
tỷ lệ giảm 22,73%), năm 2018, tổng số lỗi là 87 lỗi tăng 36 so với năm 2017 (tương
ứng với tỷ lệ giảm 41,38%). Nguyên nhân số lượng lỗi năm 2018 của Chi nhánh
cao hơn các năm trước là do trong năm có đoàn kiểm tra toàn diện của trụ sở chính
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về kiểm tra toàn bộ các mặt nghiệp vụ
của Chi nhánh, các lỗi được ghi nhận tại thời điểm kiểm tra năm 2018, tuy nhiên
thời điểm phát sinh các lỗi tuân thủ này bao gồm cả các lỗi phát sinh năm 2016,
2017.
Các nghiệp vụ có số lỗi rủi ro hoạt động phát sinh lớn nhất qua các năm là tín
dụng, huy động vốn, thẻ, chuyển tiền, tiền tệ kho quỹ, kế toán nội bộ. Lỗi liên quan
đến đạo đức của cán bộ không phát sinh tại Vietinbank Vân Đồn. Tín dụng là
nghiệp vụ phát sinh số lỗi nhiều nhất, chủ yếu là các lỗi: như hồ sơ của khách hàng
không đúng quy định, hồ sơ giải ngân không đầy đủ, không phù hợp, không chính,
chấm điểm tín dụng không đúng quy định
Ví dụ cụ thể lỗi phát sinh nghiệp vụ tín dụng tại Vietinbank Vân Đồn: Hồ sơ
tín dụng của khách hàng Nguyễn Tuấn Anh chưa đầy đủ. KH kinh doanh dịch vụ
ăn uống và là nguồn trả nợ ngân hàng, tuy nhiên giấy chứng nhận đủ điều kiện an
toàn thực phẩm của khách hàng đã hết hạn 20/04/2018, đến thời điểm kiểm tra là
ngày 26/07/2018 vẫn chưa được cấp lại. Nguyễn nhân, cán bộ tín dụng trẻ, thiếu
kinh nghiệm nên chưa theo dõi hồ sơ khoản vay của khác hàng thường xuyên,
chưa thu thập và bổ sung đủ hồ sơ khi hết hạn. Lỗi được đoàn kiểm tra toàn diện
chi nhánh phát hiện khi kiểm tra hồ sơ. Chi nhánh đã yêu cầu khách hàng bổ sung
đủ hồ sơ để khắc phục lỗi trên.
Lỗi phát sinh ở nghiệp vụ huy động vốn chủ yếu ở các lỗi: Hạch toán sai quy
định (sai tài khoản, sai loại tiền, số tiền), nhập sai thông tin giao dịch, không duy trì
mẫu dấu, chữ ký đúng quy định, thu phí sai, chứng từ phát hành thẻ tiết kiệm và
giấy nộp tiền vào tài khoản không khớp với thông tin trên hệ thống
46
Ví dụ cụ thể lỗi phát sinh nghiệp vụ huy động vốn tại Vietinbank Vân Đồn:
Ngày 06/02/2018 GDV hạch toán rút tiền từ tài khoản thanh toán sai số tài khoản
trích nợ của khách hàng Lương Bích Huyền (tài khoản đúng: 109867025249; tài
khoản sai: 108003818939). Nguyễn nhân là do giao dịch viên sơ suất đánh sai số
tài khoản thanh toán khi khách hàng rút tiền, lãnh đạo phòng kiểm soát không chăt
chẽ. Lỗi này đã được cán bộ hậu kiểm phát hiện vào ngày 09/02/2018. Chi nhánh
đã khắc phục bằng giao dịch hủy bút toán rút tiền sai tài khoản và hạch toán rút tiền
đúng tài khoản.
Lỗi phát sinh ở nghiệp vụ thẻ gồm các lỗi: nhập thông tin thẻ của khách hàng
trên hồ sơ máy khác với hồ sơ giấy, chứng từ hồ sơ phát hành thẻ không đầy đủ,
không hợp lệ, không lập đầy đủ các báo cáo/sổ giao nhận theo quy định của NHCT,
không lưu cuống pin/ phiếu giao nhận theo quy định.
Lỗi phát sinh ở nghiệp vụ chuyển tiền chủ yếu là các lỗi: hạch toán sai số tiền,
lập điện sai thông tin (sai tên, số tài khoản, sai loại tiền), thu phí chuyển tiền sai
quy định, hồ sơ chuyển tiền thiếu chứng từ theo quy định, các yếu tố trên yêu cầu
chuyển tiền không đầy đủ, hợp lệ, không theo dõi, phát hiện và xử lý điện lỗi hoặc
điện bị từ chối kịp thời
Lỗi phát sinh ở nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ: Hạch toán, nhập thông tin giao dịch
tiền mặt nội bộ NHCT không chính xác, không lập đầy đủ các loại chứng từ,
nghiệp vụ kho quỹ (không in nhật ký thành phần ra vào kho tiền) , sử dụng/bảo
quản/bàn giao chìa khóa kho tiền, gian đệm, két sắt không đúng quy định,
Lỗi phát sinh ở nghiệp vụ kế toán nội bộ gồm các lỗi: Hạch toán sai tài khoản,
sai số tiền, phân bổ các khoản chi phí không đúng quy định, tạm ứng/ thanh toán
khi chưa đủ các chứng từ, hoá đơn bắt buộc theo quy định, hạch toán vào hệ thống
chậm trễ, làm phát sinh số dư sai tính chất, lệch sổ sách
Tất cả các lỗi phát sinh đều được Chi nhánh đôn đốc khắc phục chỉnh sửa
ngay trong năm (đầu mối tại phòng Tổng hợp) nên chi nhánh không có lỗi tồn. Đối
với các cán bộ và lãnh đạo phòng vi phạm lỗi, Chi nhánh đều có trừ điểm KPI trên
các lỗi vi phạm để giảm thiểu lỗi tuân thủ.
47
Ngoài ra Chi nhánh còn theo dõi qua hệ thống Risk profle số lần vượt ngưỡng
nguy hiểm ở các nghiệp vụ (KRI). Theo đó từ 2016-2018 chỉ có 2 nghiệp vụ vượt
ngưỡng nguy hiểm: nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ (số lần thừa tiền mặt ở máy ATM),
nghiệp vụ tín dụng (khách hàng không được xếp hạng tín dụng theo đúng quy
định). Tuy nhiên đối với ngưỡng nguy hiểm là thừa tiền mặt ở máy ATM chủ yếu
do các giao dịch treo phát sinh khi khách hàng rút tiền bị lỗi, các giao dịch này sẽ
được hoàn trả lại tài khoản khi các khách hàng làm thủ tục tra soát, nên mức độ
nghiêm trọng là không cao.
Bảng 2.6 Số lần vượt ngưỡng nguy hiểm
Nghiệp vụ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tiền tệ kho quỹ 4 2 14
Tín dụng 1 0 0
(Nguồn:Báo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_tri_rui_ro_hoat_dong_tai_ngan_hang_tmcp_cong_t.pdf