Ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra sau khi giải ngân đối với khách hàng bằng cách cán bộ tín dụng tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng; thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng, kiểm tra thực tế để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro xảy ra. Về phía khách hàng phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chứng từ liên quan đến việc sử dụng vốn vay và phải thực hiện báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng qui định.
Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng, các cán bộ tín dụng theo dõi hoạt động của khách hàng vay chủ yếu nhằm đảm bảo rằng khách hàng vẫn tiếp tục tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng tín dụng. Đồng thời, cán bộ tín dụng cũng kết hợp với việc chấm điểm xếp hạng định kỳ, rà soát lại báo cáo tài chính của khách hàng, việc rà soát này được thực hiện song song với rà soát hồ sơ vay, công việc rà soát cũng bao gồm đánh giá lại mọi nhân tố liên quan tới đề xuất tín dụng xin duyệt ban đầu, cập nhật mọi thông tin có liên quan.
Trong trường hợp xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng xấu tới điều kiện tài chính hoặc hoạt động của khách hàng, cán bộ tín dụng thực hiện báo cáo và đề xuất hướng giải quyết lên lãnh đạo tín dụng.
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15094 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống văn bản, chế độ, quy chế, quy định liên quan đến họat động tín dụng phải được tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ liên quan đến công tác tín dụng đều phải nắm vững văn bản chế độ và thực thi tác nghiệp đầy đủ, chính xác. Thường xuyên bổ sung, hoàn thiện quy trình, quy định cho vay, bảo lãnh và các hướng dẫn khác theo đúng yêu cầu của một hệ thống chuẩn mực. Thường xuyên rà soát các văn bản đã ban hành liên quan đến công tác tín dụng để đảm bảo tính tuân thủ trong ban hành văn bản, tính hiệu lực cũng như sự phù hợp so với thực tế và sự phù hợp về nội dung giữa các văn bản đang còn hiệu lực.
- Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp:
+ Xây dụng cơ chế phân cấp, ủy quyền trong phê duyệt tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc: Tuân thủ các quy định của pháp luật về họat động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả; Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong họat động tín dụng, tuân thủ quy trình xét duyệt tín dụng từ khâu xét duyệt tín dụng đến khâu kiểm soát; Phù hợp với đặc điểm tổ chức, quy mô, điều kiện, khả năng và đặc điểm hoạt động của từng đơn vị; Phù hợp mức độ phức tạp của đối tượng cho vay, loại rủi ro tín dụng, thời hạn cấp tín dụng, mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên cùng một điựa bàn.
+ Xác định thị trường và các lĩnh vực cho vay của Ngân hàng Liên Việt: Ngân hàng xem xét, quyết định lựa chọn các đối tượng tín dụng trong từng giai đoạn để tập trung mở rộng tín dụng theo các tiêu chí: theo ngành hoặc sản phẩm mũi nhọn; theo vùng; theo đối tượng khách hàng; theo loại tín dụng, sản phẩm tín dụng.
+ Xây dựng các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng: Căn cứ vào các quy định của pháp luật và định hướng của Ngân hàng Nhà nước, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của Ngân hàng xem xét và quyết định các giới hạn an toàn như: Giới hạn tín dụng cho toàn hệ thống; Giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phẩm; Giới hạn tín dụng đối với khách hàng; Giới hạn tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn.
+ Xây dựng chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng: Căn cứ trên cơ sở phân loại khách hàng theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính mà ngân hàng có những chính sách cụ thể áp dụng đối với từng nhóm khách hàng và khách hàng.
+ Tài sản bảo đảm tiền vay: các quy định về bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Liên Việt được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
- Xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và định dạng rủi ro tín dụng: Ngân hàng Liên Việt tiến hành phân loại khách hàng và phân loại khoản vay từ đó xây dựng các công cụ và mô hình đo lường rủi ro của hoạt động tín dụng phù hợp với hoạt động của Ngân hàng.
- Quản lý, giám sát danh mục cho vay: định hướng các hoạt động tín dụng của ngân hàng Liên Việt là xây dựng được một danh mục cho vay an toàn, hiệu quả, vốn cho vay được phân bổ hợp lý. Căn cứ vào tình hình kinh tế và kế hoạch phát triển tín dụng hàng năm ngân hàng đề ra và thường xuyên theo dõi giám sát giới hạn dư nợ của từng khoản mục trong danh mục cho vay.
- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro được ngân hàng thực hiện theo đúng quy định của NHNN trong thời kỳ.
- Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng: ngân hàng nghiên cứu áp dụng phần mềm hỗ trợ quản lý cảnh báo rủi ro làm cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật, nhằm giúp các cấp lãnh đạo quản trị có hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thông tin.
2.2.2.2 Tổ chức thực hiện
* Tại Hội sở chính:
a. Ủy ban tín dụng: có trách nhiệm báo cáo lên Hội đồng Quản trị tất cả các vấn đề trọng yếu liên quan đến các loại rủi ro.
b. Khối Quản lý rủi ro:
- Có trách nhiệm nhận diện và phát hiện rủi ro; phân tích đánh giá đo lường mức độ rủi ro đồng thời để ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro xảy ra.
- Xây dựng các quy chế, quy định, các hướng dẫn liên quan đến quản lý rủi ro, quản lý tín dụng.
- Hướng dẫn đầy đủ, kịp thời các văn bản chế độ có liên quan đến hoạt động tín dụng cho toàn hệ thống Lienviet Bank.
- Rà soát các văn bản đã ban hành liên quan đến công tác tín dụng, đánh giá tính phù hợp về thực tiễn hoạt động và sự phù hợp về nội dung giữa các văn bản.
- Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp.
- Xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và định hạng rủi ro tín dụng.
- Quản lý, giám sát danh mục cho vay.
- Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng.
- Đánh giá các rủi ro phát sinh đối với việc phát triển các loại hình sản phẩm tín dụng mới.
c. Phòng pháp chế: Thực hiện công tác kiểm tra tính hợp pháp của các quy chế, quy trình, các hướng dẫn liên quan đến quản lý rủi ro và quản lý tín dụng.
d. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trong toàn hệ thống LienVietBank về các mặt nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ tín dụng và có trách nhiệm chỉ ra những khoản tín dụgn có vấn đề, những sai phạm trong các mặt nghiệp vụ tại các Chi nhánh, Sở giao dịch.
e. Khối KHCN, KHDN: Có trách nhiệm phói hợp với khối QLRR xây dựng chính sách tín dụng; Báo cáo những khu vực có tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh; Thực hiện báo cáo định hướng tín dụng; Tập hợp các thông tin về thị trường, giá cả hang hóa, các dự báo liên quan đến thị trường trong và ngoài nước; Nghiên cứu và xây dựng các quy định , quy trình về các sản phẩm tín dụng; Xây dựng quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ, xây dựng chính sách ứng xử tín dụng nội bộ đối với khách hang
f. Phòng Tài chính - Kế toán: Hướng dẫn và kiểm soát việc hạch toán trích lập dự phòng rủi ro cho các chi nhánh LienVietBank.
g. Khối Công nghệ thông tin: Phối hợp với Khối QLRR xây dựng các báo cáo điển tử liên quan đến hoạt động tín dụng phục vụ công tác quản trị điều hành của Ban Lãnh đạo; Xây dựng các giới hạn tín dụng đối với một khách hang trên hệ thống phần mềm; Xây dựng trang Web nội bộ để thường xuyên cập nhập các thông tin liên quan đến công tác tín dụng do Khối QLRR và Khối KHDN, KHDN, KHCN cung cấp.
* Tại Chi nhánh, Sở Giao dịch:
a. Giám đốc Chi nhánh/ Sở Giao dịch chịu trách nhiệm tổ chức quán triệt Chính sách Quản lý rủi ro tín dụng đến các bộ phận và cá nhân liên quan; Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện Chính sách cũng như các văn bản chế độ một cách đầy đủ, chính xác.
b. Cán bộ tác nghiệp: Có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật và của Lienviet Bank; Nhận biết và đánh giá những rủi ro liên quan, đề xuất biện pháp và có hành động xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa rủi ro hoặc hạn chế tối đa thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Đối với các rủi ro xảy ra, mỗi cán bộ có liên quan phải chịu trách nhiệm trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình.
2.2.2.3 Quản lý khách hàng vay vốn
Ngân hàng Liên Việt đã xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá khách hàng doanh nghiệp. Đây là công cụ quản lý rủi ro tín dụng cốt lõi của Liên Việt đồng thời đây cũng là cơ sở để Liên Việt thực hiện quản lý khách hàng có quan hệ tín dụng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng: kết hợp với phương pháp chuyên gia và thống kê để xếp hạng khách hàng. Phương pháp chấm điểm trong hệ thống này của Liên Việt cũng rất phổ biến, được các tổ chức quốc tế như Moody’s, S&P... sử dụng, theo đó việc xếp hạng khách hàng được thực hiện thông qua việc chấm điểm một bộ các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Các chỉ tiêu này phản ánh khá toàn diện về quy mô, ngành nghề và triển vọng của doanh nghiệp, đồng thời chúng có mối quan hệ với nhau, bổ sung lẫn nhau và được lượng hóa tối đa nhằm giảm thiểu sai sót chủ quan của người đánh giá.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng cho các khách hàng là TCTD, tổ chức kinh tế và khách hàng cá nhân theo mô hình sau:
Tổng hợp điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Khách hàng
Ngành, nghề kinh tế
Quy mô doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp
Chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu phi tài chính
AAA
AA
A
BBB
BB
B
CCC
CC
C
D
Sơ đồ 2.2 - Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ với khách hàng (doanh nghiệp)
Theo hệ thống này, số điểm tối đa đối với khách hàng là 100 điểm và khách hàng càng có điểm chấm cao thì mức độ rủi ro của khách hàng đó càng thấp và ngược lại.
2.2.2.4 Quản lý danh mục cho vay
Ngay từ khi thành lập, ngân hàng Liên Việt đã thực hiện hoạt động quản lý danh mục cho vay và được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như hướng dẫn của NHNN. Hoạt động này được phân tích theo các nội dung sau:
* Danh mục cho vay theo kỳ hạn:
Từ cuối năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010 tỷ lệ dư nợ trung dài hạn tăng ổn định (từ 59,9% đến 63,31%) tương đương với mức tăng gần 2.954 tỷ đồng, điều này giúp cho Ngân hàng Liên Việt ngày càng có nhiều điều kiện để phát triển chiều sâu, đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung dài hạn trên địa bàn, và nguồn vốn vay này thường được sử dụng để đầu tư mở rộng sản xuất, tăng cường trang thiết bị... thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, vững chắc, góp phần nâng cao hiệu quả vốn tín dụng của Ngân hàng, tạo ra nguồn thu nhập ổn định. Dư nợ ngắn hạn cũng tương đối ổn định (chiếm bình quân khoảng 36,77%) tổng dư nợ.
Bảng 2.4 - Danh mục cho vay theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng
31/12/2008
30/06/2009
31/12/2009
30/06/2010
Chỉ tiêu
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Tổng dư nợ
2.673
100
5.464
100
5.983
100
7.195
100
Ngắn hạn
1.001,84
37,48
1.913,49
35,02
2.267,56
37,90
2.639,85
36,69
Trung dài hạn
1.601,13
59,90
3.396,97
62,17
3.715,44
62,10
4.555,15
63,31
Dư nợ khác
70,03
2,62
153,54
2,81
0,00
0,00
0,00
0,00
* Danh mục cho vay theo ngành nghề kinh tế:
Ngân hàng Liên Việt luôn biết tận dụng ưu thế của mình vào những ngành nghề, lĩnh vực mà mình am hiểu và những ngành mũi nhọn của cả nước. Chính vì thế, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với ngành thương mại, sản xuất và xây dựng chiếm tỷ lệ tương đối lớn và ổn định qua các năm (tỷ trọng bình quân 2 ngành này thường trên 65%). Bên cạnh đó, Ngân hàng Liên Việt cũng rất chú trọng đến các sản phẩm tín dụng cho cá nhân như vay tiêu dùng, mua sắm, đầu tư hộ gia đình...
Bảng 2.5 - Danh mục cho vay theo ngành nghề
Đơn vị: tỷ đồng
31/12/2008
30/06/2009
31/12/2009
30/06/2010
Chỉ tiêu
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Tổng dư nợ
2,673
100
5,464
100
5,807
100
6,611
100
Ngành nông lâm nghiệp
7.48
0.28
19.12
0.35
25.13
0.42
21.59
0.30
Ngành xây dựng
421.00
15.75
866.59
15.86
1,015.91
16.98
1,207.32
16.78
Ngành kho bãi, vận tải...
13.90
0.52
31.69
0.58
38.89
0.65
40.29
0.56
Ngành thương mại sản xuất
1,346.12
50.36
2,657.14
48.63
2,871.24
47.99
3,497.49
48.61
Ngành khác, cá nhân..
884.50
33.09
1,889.45
34.58
1,855.57
33.96
1,844.10
33.75
* Danh mục cho vay theo thành phần kinh tế:
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nắm bắt được tình hình đó nên ngay từ khi mới hình thành Ngân hàng Liên Việt đã rất tập trung nguồn vốn tín dụng vào thị trường tiềm năng này. Tỷ trọng vốn vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ cuối năm 2008 đến hết 30/6/2010 luôn có xu hướng tăng lên (4,98%) tương đương với mức tăng 4.169 tỷ đồng, đưa hoạt động tín dụng của Ngân hàng Liên Việt ngày càng phát triển.
Bảng 2.6 - Danh mục cho vay theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
31/12/2008
30/06/2009
31/12/2009
30/06/2010
Chỉ tiêu
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Tổng dư nợ
2.673
100
5.464
100
6.048
101
7.195
100
Kinh tế ngoài quốc doanh
2.252,54
84,27
4.688,11
85,80
5.264,44
87,99
6.421,54
89,25
Kinh tế quốc doanh
420,46
15,73
775,89
14,20
783,77
13,10
773,46
10,75
* Danh mục cho vay theo tài sản đảm bảo:
Công tác tín dụng tại Ngân hàng Liên Việt được xây dựng dựa trên một nền tảng nhất quán, an toàn và hiệu quả. Các cán bộ tín dụng luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay và quản lý tín dụng. Điều này được thể hiện rất rõ trong tỷ trọng cho vay theo tài sản đảm bảo, tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo luôn được duy trì ở mức cao và tăng đều qua các năm (từ 85% trong năm 2008 đến 92,5% trong 6 tháng đầu năm 2010). Đây có thể coi là một tín hiệu đáng mừng đối với Ngân hàng, kết quả trên cũng thể hiện được sự cố gắng và ý thức chấp hành quy chế tín dụng của các cán bộ tín dụng ngân hàng.
Bảng 2.7 - Danh mục cho vay theo tài sản đảm bảo
Đơn vị: tỷ đồng
31/12/2008
30/06/2009
31/12/2009
30/06/2010
Chỉ tiêu
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Tổng dư nợ
2.673
100
5.464
100
5.983
100
7.195
100
Không có TSĐB
400,95
15,00
715,78
13,10
592,32
9,90
539,63
7,50
Có TSĐB
2.272,05
85,00
4.748,22
86,90
5.390,68
90,10
6.655,38
92,50
2.2.2.5 Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng
Quy trình cho vay là trình tự thực hiện việc cấp tín dụng theo các nguyên tắc, thủ tục đồng thời tuân thủ các qui định của pháp luật và chính sách cho vay của ngân hàng. Việc xây dựng quy trình cho vay là việc quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Vì nếu thiết lập được một hệ thống quy trình có khoa học sẽ góp phần đáng kể trong việc hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Ngân hàng Liên Việt đã xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập, phân định rõ trách nhiệm giữa khâu tư vấn khách hàng, thẩm định, cho vay và bộ phận đánh giá rủi ro.
- Bộ phận tư vấn khách hàng hướng dẫn khách hàng trong việc lập hồ sơ và hoàn tất hồ sơ vay vốn tạo cảm giác thoải mái và an tâm cho khách hàng trước khi thiết lập quan hệ tín dụng.
- Bộ phận thẩm định khách hàng: nhận hồ sơ từ bộ phận tư vấn chuyển sang, tiến hành thẩm định, phân tích đánh giá khách hàng và đưa ra hội đồng tín dụng, từ đó có quyết định đồng ý hoặc từ chối thiết lập tín dụng.
- Bộ phận cho vay: tiến hành tái thẩm định, giải ngân và theo dõi nợ vay của khách hàng.
- Bộ phận đánh giá rủi ro: thực hiện đánh giá lại khoản tín dụng đã cấp, thẩm định rủi ro độc lập đối với những khoản vay lớn và vượt mức thẩm quyền.
Sự tách bạch trong quy trình cho vay này tạo ra tính linh hoạt, không lạm quyền, các bộ phận có chức năng kiểm tra chéo, thẩm định và tái thẩm định, hạn chế được nhiều rủi ro, đảm bảo tính khách quan trong hoạt động tín dụng.
Nhằm tạo tính minh bạch, rõ ràng đảm bảo mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng, thẩm quyền quyết định cấp tín dụng cũng được quy định cụ thể.
- Mức ủy quyền phán quyết tín dụng đối với một khách hàng của Ngân hàng Liên Việt:
+ Giới hạn tín dụng là 300 tỷ đồng.
+ Giới hạn cho vay và giới hạn bảo lãnh là 200 tỷ đồng.
+ Mức phán quyết cho vay một dự án trung dài hạn là 150 tỷ đồng.
+ Mức phán quyết tín dụng một món là 10 triệu USD.
- Tùy từng mức cho vay thì có phân cấp thẩm quyền thực hiện:
+ Đối với khách hàng mới: Giới hạn tín dụng dưới 210 tỷ đồng (≤70% mức ủy quyền) phải thông qua Hội đồng tín dụng cấp II, trình giám đốc duyệt; Giới hạn tín dụng trên 210 tỷ đồng phải trình thông qua Hội đồng tín dụng cấp I duyệt.
+ Đối với khách hàng cũ vay vốn ngắn hạn: Mức cho vay thấp hơn 100 tỷ đồng (≤50% mức ủy quyền) phải thông qua Hội đồng tín dụng cấp II, trình giám đốc duyệt; Mức cho vay cao hơn 100 tỷ đồng thông qua hội đồng tín dụng cấp I duyệt.
+ Đối với khách hàng cũ vay trung dài hạn: Mức vay thấp hơn 7,5 tỷ đồng (≤5% mức ủy quyền) thông qua giám đốc duyệt; Mức vay thấp hơn 105 tỷ đồng (≤70% mức ủy quyền) thông qua Hội đồng tín dụng cấp II, trình giám đốc duyệt; Mức vay cao hơn 105 tỷ đồng (>70% mức ủy quyền) trình Hội đồng tín dụng cấp I duyệt.
Trong công tác quản lý tín dụng hàng năm, Ngân hàng Liên Việt thực hiện xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Việc xác định giới hạn tín dụng làm căn cứ cho Ngân hàng Liên Việt lập kế hoạch tiếp cận khách hàng đồng thời cũng là cơ sở để quản lý rủi ro:
- Hạn mức tín dụng được xác định cho từng khách hàng và từng sản phẩm tín dụng cấp cho khách hàng theo nguyên tắc quản lý trên cơ sở tổng hạn mức. Các hạn mức riêng lẻ được phê duyệt cho từng sản phẩm cung cấp cho một nhóm khách hàng có liên quan với nhau được tính một hạn mức tổng thể chung cho nhóm khách hàng đó.
- Ngân hàng Liên Việt thực hiện xác định các hạn mức tập trung tổng thể theo ngành, khu vực, thời gian, sản phẩm và loại hình tài sản đảm bảo.
Trong công tác tín dụng thì việc quản lý, giám sát khoản vay được thực hiện một cách thường xuyên nhằm phát hiện các dấu hiệu rủi ro để có những biện pháp khắc phục kịp thời. Khoản vay được quản lý một cách chủ động để đảm bảo khả năng hoàn trả của khách hàng và trách nhiệm trong việc quản lý và giám sát là của người cán bộ tín dụng được đặt lên hàng đầu.
Ngân hàng Liên Việt rất coi trọng việc giám sát khoản vay từ trước, trong và sau khi cho vay. Việc kiểm tra và giám sát khoản vay được thực hiện thông qua phương án quản lý tiền vay, quản lý nguồn thu. Cán bộ tín dụng chủ động xây dựng phương án quản lý, kiểm tra giám sát tiền vay, nguồn thu để đảm bảo an toàn vốn vay, thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi vay đúng hạn. Đồng thời, còn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng.
* Giám sát trước khi cho vay:
- Cán bộ tín dụng độc lập xem xét các vấn đề về khoản vay, đánh giá rủi ro và việc tuân thủ chính sách tín dụng, chính sách rủi ro khác, đảm bảo quy trình tín dụng được tuân thủ một cách chặt chẽ và từng giao dịch được cơ cấu một cách thích hợp về các điều kiện, điều khoản cho vay, tài sản đảm bảo và mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận.
- Cán bộ tín dụng đề xuất tín dụng bao gồm những thông tin định lượng và định tính về khách hàng, thông tin quản lý, phân tích ngành và vị thế trên thị trường của khách hàng, chu kỳ kinh doanh, năng lực tài chính và các dự báo tài chính liên quan tới khả năng trả nợ của khách hàng. Trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản, đề xuất tín dụng cũng được phân tích đầy đủ tài sản đảm bảo đó làm giảm các rủi ro tín dụng như thế nào, các vấn đề pháp lý liên quan.
* Giám sát trong thời gian cho vay:
- Đối với cho vay ngắn hạn: Cán bộ tín dụng xác định mục đích vay vốn của khách hàng: thanh toán tiền mua nguyên vật liệu trong hoặc ngoài nước, thanh toán các chi phí khác như điện, bao bì, tiền lương…Từ đó, việc xem xét giải quyết cho vay chủ yếu dựa vào những chứng từ liên quan đến việc thanh toán.
- Đối với cho vay trung, dài hạn: Cán bộ tín dụng kiểm tra lại các điều kiện mà hội đồng tín dụng thông qua đã đầy đủ hay chưa, như: Tỷ lệ vốn tham gia của mỗi bên, Điều kiện thanh toán trong Hợp đồng kinh tế/Hợp đồng xây dựng, Hạng mục giải ngân phải phù hợp với hạng mục đầu tư của dự án đã trình, Tiến độ đầu tư, tình hình thực hiện dự án, Các hồ sơ khác có liên quan đến việc giải ngân
* Giám sát sau khi cho vay:
Ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra sau khi giải ngân đối với khách hàng bằng cách cán bộ tín dụng tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng; thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng, kiểm tra thực tế để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro xảy ra. Về phía khách hàng phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chứng từ liên quan đến việc sử dụng vốn vay và phải thực hiện báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng qui định.
Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng, các cán bộ tín dụng theo dõi hoạt động của khách hàng vay chủ yếu nhằm đảm bảo rằng khách hàng vẫn tiếp tục tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng tín dụng. Đồng thời, cán bộ tín dụng cũng kết hợp với việc chấm điểm xếp hạng định kỳ, rà soát lại báo cáo tài chính của khách hàng, việc rà soát này được thực hiện song song với rà soát hồ sơ vay, công việc rà soát cũng bao gồm đánh giá lại mọi nhân tố liên quan tới đề xuất tín dụng xin duyệt ban đầu, cập nhật mọi thông tin có liên quan.
Trong trường hợp xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng xấu tới điều kiện tài chính hoặc hoạt động của khách hàng, cán bộ tín dụng thực hiện báo cáo và đề xuất hướng giải quyết lên lãnh đạo tín dụng.
2.2.2.6 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Ngân hàng Liên Việt thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 24/4/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN.
* Về phân loại nợ:
Bảng 2.8 - Phân loại nợ
Đơn vị: Tỷ đồng
NămChỉ tiêu
31/12/2008
30/06/2009
31/12/2009
30/06/2010
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Tổng dư nợ cho vay
2.673
5.464
5.983
7.195
Nhóm 1
2.666
99,74
5.402
98,87
5.894
98,51
7.090
98,54
Nhóm 2
7,11
0,27
61,43
1,12
73,99
1,24
75,25
1,05
Nhóm 3
-
0,44
0,01
13,41
0,22
17,80
0,25
Nhóm 4
-
-
0,44
0,01
11,83
0,16
Nhóm 5
-
-
1,57
0,03
0,44
0,01
Qua bảng 2.4, ta thấy nợ quá hạn của Ngân hàng Liên Việt có xu hướng tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và không vượt quá 5% tổng dư nợ. Năm 2008 xảy ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ, dẫn đến nhiều doanh nghiệp không mở rộng được sản xuất kinh doanh thậm chí có doanh nghiệp còn phải thu hẹp sản xuất, phá sản. Và khi các doanh nghiệp gặp khó khăn thì cũng đồng nghĩa với việc họ không thể đảm bảo được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng nên nợ xấu/ tổng dư nợ tăng lên. Tuy được thành lập trong năm 2008 nhưng ngân hàng Liên Việt không phải chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này, nên có thể thấy tỷ lệ nợ nhóm 3, 4, 5 không có còn tỷ lệ nợ nhóm 2 rất ít chỉ chiếm 0,27% tổng dư nợ.
Đến năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện những chính sách nới lỏng tín dụng, thể hiện trong việc hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất kinh doanh khôi phục nền kinh tế sau lạm phát cao năm 2008 nên ngân hàng đồng loạt giải ngân do đó dư nợ tín dụng đã tăng lên nhanh chóng, kéo theo tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên. Trên thực tế, trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 đã bắt đầu xuất hiện nợ nhóm 3, 4 và 5, tuy nhiên tỷ trọng của các khoản nợ này rất nhở (thường chiếm dưới 1%), điều này chứng tỏ Ngân hàng đã đánh giá, thẩm định rất kỹ lưỡng khách hàng trước khi cho vay.
* Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng:
Việc trích lập dự phòng rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nó giúp ngân hàng có được nguồn tài chính để xử lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Công việc trích lập dự phòng rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo đúng quy định.
Trong 3 năm gần đây, Ngân hàng Liên Việt đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005/Qđ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:
R = max { 0 , (A – C) } x r
Trong đó:
R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: Giá trị của khoản nợ
C: Giá trị của tài sản đảm bảo
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Ngoài các khoản dự phòng cụ thể, Ngân hàng Liên Việt phải trích thêm dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Bảng 2.9 - Trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Đơn vị: Tỷ đồng
NămChỉ tiêu
31/12/2008
30/06/2009
31/12/2009
30/06/2010
Sốtiền
Sốtiền
Sốtiền
Sốtiền
Tổng dư nợ
2.673
5.464
5.983
7.195
Dự phòng RRTD được trích lập
20.40
44.14
53.04
67.64
Tỷ lệ trích dự phòng RRTD (%)
0.76%
0,81%
0,89%
0,94%
Như đã phân tích ở trên, cùng với sự gia tăng về tỷ lệ nợ khó đòi trong thời gian qua, việc trích lập dự phòng cũng tăng theo từng năm. Nếu xét về mức độ tuyệt đối tỷ lệ này từ 20.40 tỷ đồng trong năm đầu tiên lên đến 53.04 tỷ đồng và 67.64 tỷ đồng trong những năm kế tiếp và có nhiều dấu hiệu đi lên. Việc trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tạo điều kiện có nguồn vốn để bù đắp kịp thời khi có rủi ro xảy ra.
Bên cạnh đó, ngân hàng Liên Việt cũng sử dụng các bộ chỉ tiêu để đánh giá rủi ro về các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi để tìm ra hướng giải quyết, xử lý các khoản nợ này.
* Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ:
Bảng 2.10 - Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
Đơn vị: Tỷ đồng
NămChỉ tiêu
31/12/2008
30/06/2009
31/12/2009
30/06/2010
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Tổng dư nợ cho vay
2.673
5.464
5.983
7.195
Dư nợ quá hạn
7,11
61,87
89,41
105,32
Tỷ lệ nợ quá hạn
0,27
1,13
1,49
1,46
Phân theo thời hạn
Nợ cần chú ý
7,11
0,27
61,43
1,12
73,99
1,24
75,25
1,05
Nợ dưới tiêu chuẩn
-
0,44
0,01
13,41
0,22
17,80
0,25
Nợ nghi ngờ
-
-
0,44
0,01
11,83
0,16
Nợ có khả năng mất vốn
-
-
1,57
0,03
0,44
0,01
Nợ quá hạn là những khoản nợ xấu (như nợ khó đòi, nợ khoanh, nợ quá hạn, nợ chờ xử lý) mà khách hàng vay n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt.doc