MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv
MỤC LỤC.v
DANH MỤC CÁC BẢNG.x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ. xi
PHẦN I. MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu.2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .3
4. Phương pháp nghiên cứu.3
5. Kết cấu của luận văn .4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.5
1.1.Khái quát chung về tín dụng ngân hàng .5
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng .5
1.1.2. Phân loại tín dụng.6
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế .7
1.1.3.1. Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất đồng thời
góp phần đầu tư vào phát triển kinh tế.7
1.1.3.2. Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất .8
1.1.3.3. Tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và luân chuyển tiền tệ .8
1.1.3.5. Tín dụng tạo điều kiền hội nhập kinh tế quốc tế .8
1.1.3.6. Tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém phát triển và
các ngành kinh tế trọng điểm .9
1.2.Rủi ro tín dụng.9
1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng .9
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng.10
1.2.3. Những chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro tín dụng .11
1.2.3.1. Nợ quá hạn.11
1.2.3.2. Tỉ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ vay.12
1.2.3.4. Phân loại nợ .13
1.2.3.5Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng .15
1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng.18
1.2.4.1. Đối với ngân hàng bị rủi ro.18
1.2.4.2.Đối với hệ thống ngân hàng .18
1.2.4.3.Đối với nền kinh tế xã hội.18
1.3.Quản trị rủi ro tín dụng.19
1.3.1 Khái niệm .19
1.3.2.Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng .20
1.3.3.Vai trò của công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân hàng .20
1.3.4.Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng.21
1.3.5.Các nhân tổ ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng.24
1.3.5.1. Nhân tổ cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản trị rủi ro của ngân hàng.24
1.3.5.2. Yếu tố nguồn lực con người, đặc biệt là cán bộ NHTM và người đi vay .26
1.3.5.3. Nhân tố công nghệ.26
1.3.6. Một số yêu cầu trong quản trị rủi ro tín dụng.27
1.3.6.1. Trách nhiệm của ban điều hành.27
1.3.6.2. Chiến lược rủi ro tín dụng .27
1.3.6.3. Tổ chức hoạt động tín dụng.27
1.3.6.4. Quy trình xếp loại rủi ro .30
1.3.6.5. Kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài .30
1.4.Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế giới và bài học
cho Việt Nam .31
1.4.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng ở Thái Lan .31
1.4.2. Kinh nghiệm của các ngân hàng ở Đức.33
1.4.3. Kinh nghiệm quản trị tín dụng của ngân hàng Citibank .34
1.4.4. Kinh nghiệm quản trị tín dụng của tập đoàn ngân hàng ING .35
1.4.5.Bài học đối với Việt Nam .35
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
VIETINBANK QUẢNG TRỊ .38
2.1. Khái quát về Vietinbank Quảng Trị.38
2.1.1. Vài nét lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank Quảng Trị. .38
2.1.2 Thông tin về Vietinbank Quảng Trị:.39
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý .40
2.1.4 Tình hình lao động .42
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBankCN Quảng Trị .44
2.1.5.1. Kết quả hoạt động huy động vốn .44
2.1.5.2. Kết quả hoạt động cho vay.47
2.1.5.3.Tình hình các mặt hoạt động khác .53
2.1.5.4. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận hoạt động kinh doanh .54
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị .54
2.2.1. Qui mô và phân loại dư nợ tín dụng.54
2.2.2. Qui mô và cơ cấu nợ xấu.56
2.2.3.Thực trạng trích lập dự phòng rủi ro.60
2.2.4. Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng .61
2.2.5. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị.62
2.2.5.1. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng .62
2.2.5.2. Xây dựng chính sách và chiến lược kinh doanh tín dụng nhằm phòng ngừa
và hạn chế rũi ro tín dụng.63
2.2.5.3. Hoàn thiện và thực hiện quy trình vay theo hình thức luân chuyển hồ sơ tín
dụng tương đối chặt chẽ .64
2.2.5.3.1.Thủ tục và quy trình cho vay của Vietinbank Quảng Trị.66
2.2.5.3.2. Đánh giá công tác chấp hành qui trình nghiệp vụ và thống kê báo cáo tín
dụng tại Vietinbank Quảng Trị.66
2.2.5.3.3 Thực hiện hoạt động hạn chế rũi ro tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín
nhiệm khách hàng trong quá trình cho vay .67
2.2.6. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tín dụng.68
2.2.7. Kiểm tra các bảo đảm tiền vay.69
2.2.8. Xử lý nợ bị rủi ro.69
2.2.8.1. Công tác rà soát, xử lý nợ xấu .69
2.2.8.2. Đánh giá công tác xử lý nợ rủi ro .69
2.3 Thực trạng công tác quản trị rũi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến công
tác quản trị rũi ro tín dụng thông qua khảo sát các đối tượng điều tra.70
2.3.1. Thông tin đối tượng khảo sát .70
2.3.1.1. Thông tin cán bộ nhân viên ngân hàng .71
2.3.1.2. Thông tin khách hàng.72
2.3.2. Đánh giá của cán bộ công nhân viên về rũi ro tín dụng của Vietinbank QuảngTrị.74
2.3.2.1. Phân tích độ tin của số liệu đánh giá của cán bộ công nhân viên .74
2.3.2.3. Đánh của cán bộ nhân viên ngân hàng về nguyên nhân dẫn đến khó khăn
trong công tác quản trị RRTD tín dụng của ngân hàng .80
2.3.2.4. Đánh của cán bộ nhân viên hoạt động quản trị RRTD tín dụng tại ngân hàng
Vietinbank chi nhánh Quảng TRị .82
2.3.3.Đánh giá của khách hàng vay vốn về các hoạt động ảnh hưởng đến RRTD tại
VietinBank Quảng Trị.83
2.3.3.1. Phân tích độ tin cậy của số liệu đánh giá của khách hàng vay vốn .83
2.3.3.2. Đánh giá của khách hàng hay vốn về nguyên nhân rủi ro tín dụng.85
2.4. Đánh giá chung về hoạt động công tác quản trị RRTD tại ngân hành Vietinbank
Quảng Trị .86
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI VIETINBANK QUẢNG TRỊ.90
3.1. Quan điểm, định hướng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của VietinBank nói
chung và VietinBank Quảng Trị nói riêng.90
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại VietinbankQuảng trị .91
3.2.1. Nâng cao hoạt động quản lý, theo dõi nợ vay .91
3.2.2. Xử lý nợ bị rủi ro.91
3.2.3. Tăng cường vai trò công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.94
3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng.95
3.2.5. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xử lý hệ thống thông tin tín dụng .98
3.2.6. Biện pháp hỗ trợ các khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay có hiệu quả.99
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .100
1.Kết luận.100
2. Kiến nghị.101
2.1. Kiến nghị với chính phủ.101
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾix
2.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước.101
2.3.Kiến nghị với VietinBank .102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.103
PHỤ LỤC .105
Biên bản hội đồng
Nhận xét phản biện 1
Nhận xét phản biện 1
Bản giải trìnhBiên bản hộ đồng
Nhận xét phản biện 1
Nhận xét phản biện 1
Bản giải trình
132 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn :Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ank từ “ổn định” lên “tích cực”, mức triển vọng cao nhất trong thang đánh
giá của cơ quan này và xếp hạng này tiếp tục được Fitch Ratings duy trì khi hãng
công bố xếp hạng tín nhiệm của VietinBank vào tháng 6/2014.[23]
Tháng 7/2014, tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Capital Intelligence (CI)
tiếp tục khẳng định vị thế của VietinBank khi hãng này công bố duy trì chỉ số sức
mạnh tài chính (Financial Strength Rating - FSR) của VietinBank ở mức “BB-” trên
cơ sở an toàn vốn của VietinBank được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu thấp và đóng góp
vững chắc của VietinBank trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp của Việt Nam.
Gần đây nhất, tháng 11/2014, Fitch Ratings đã nâng xếp hạng nhà phát hành
nợ dài hạn (IDR) và mức trần hỗ trợ từ Chính phủ (SRF) của VietinBank từ B lên
B+, tiếp tục khẳng định năng lực vượt qua khó khăn, phát triển từ suy thoái kinh tế
của VietinBank.
2.1.2 Thông tin về Vietinbank Quảng Trị:
Tại tỉnh Quảng Trị, Ngân hàng Công thương Quảng Trị được thành lập theo
quyết định số 025/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 26/03/2003, theo giấy phép đăng kí
kinh doanh số 0100111948076 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị cấp ngày
26/03/2003, là chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Tên đơn vị: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi
nhánh Quảng Trị
Tên Tiếng Anh: Vietnam joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade
- Quảng Trị Branch
Tên viết tắt: Vietinbank Quảng Trị
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
Trụ sở: Số 236 Hùng Vương, Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Số điện thoại: 053.3550564 Số Fax: 053 3550802
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý
Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới nhiều hình thức: Nhận
tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế
và dân cư; nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết
kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết
kiệm tích luỹ; Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối
với các tổ chức kinh tế và cá nhân; Tài trợ xuất, nhập khẩu; Chiết khấu bộ chứng từ
hàng xuất, đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn
vốn dài, cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình; Đầu tư trên thị trường vốn, thị
trường tiền tệ trong nước.
- Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển
tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh, thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm
chi, séc, chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM, chi trả kiều hối
- Chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của Ngân hàng Nhà nước và
của các Ngân hàng Công thương Việt Nam, mua bán ngoại tệ, mua bán các chứng từ
có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu); thu, chi hộ tiền mặt
VNĐ và ngoại tệ, cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh
sáng chế, bảo đảm an toàn kho quỹ tuyệt đối, thực hiện thu chi tiền tệ chính xác.
- Thực hiện nghiệp vụ thẻ và ngân hàng điện tử như: Phát hành và thanh toán
thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD), dịch vụ thẻ
ATM, thẻ tiền mặt (Cash card); Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.
- Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự, nâng
cao uy tín phục vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh, mức tạo lời của Ngân hàng như kế
hoạch cân đối vốn, kế hoạch thu nhập- chi phí
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H T
Ế H
UÊ
́
41
- Thường xuyên nghiên cứu và cải tiến nghiệp vụ, đề xuất các sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng phù hợp với địa bàn hoạt động, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
tiên tiến vào quy trình nghiệp vụ và quản lý Ngân hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm,
khả năng phục vụ
- Thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng như về số liệu tồn quỹ,
thanh khoản ngân hàng, tài khoản tiền gửi và các thông tin khác có liên quan đến khách
hàng giao dịch.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh ngân hàng
VietinBank Quảng Trị
P.Tổng hợp
Giám đốc
PGD Lao Bảo
P. Thông tin điện toán
PGD Hùng Vương
P. Kế toán
P. Tiền tệ kho quỹ
P. Tổ chức hành chính
PGD TX Quảng Trị
Phòng Bán lẻ
PGD Khe Sanh
PGD Bến Hải
P. KH Doanh nghiệp
PGD Chợ Đông Hà
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
* Nhiệm vụ của các phòng ban
- Phòng Khách hàng DN: Thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay và
các SPDV khác đối với khách hàng doanh nghiệp.
- Phòng Bán lẻ: Thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay và các
SPDV khác đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình
- Phòng Tổng hợp: Tổng hợp số liệu thống kê, cân đối vốn kinh doanh, xây
dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, xây dựng các chương
trình Marketing cho ngân hàng, nghiên cứu phát triển các dịch vụ thẻ,
- Phòng Kế toán: Thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, các nghiệp vụ phát
sinh theo chế độ quy định và các dịch vụ khác, trong hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng.
- Phòng Tiền tệ kho quỹ: kết nối với phòng kế toán thực hiện các nghiệp vụ
về kho quỹ ngân hàng, thu chi tiền cho khách hàng, quản lý quỹ ATM.
- Phòng Hành chính tổ chức: Thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động
kinh doanh của chi nhánh, mua sắm dụng cụ, trang thiết bị, sắp xếp, tổ chức hội họp,
hội nghị, tiếp khách, quan hệ đối nội, đối ngoại, quản lý, bảo về tài sản ngân hàng.
Thực hiện các chính xác chế độ và các quyền lợi cho người lao động, tham mưu cho
Ban Giám đốc về quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng, điều động cán bộ,
tổ chức bộ máy mạng lưới chi nhánh.
- Phòng Thông tin Điện toán: Cập nhật, lưu trữ số liệu hoạt động của chi
nhánh, triển khai các chương trình điện tử quản lý trên mạng của hệ thống và
chương trình ứng dụng có liên quan đến khách hàng.
- Phòng giao dịch: Là đơn vị trực thuộc, thực hiện chức năng kinh doanh
của ngân hàng như cho vay, thu tiền gửi và các dịch vụ khác trong phạm vi ủy
quyền của giám đốc chi nhánh.
2.1.4 Tình hình lao động
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thương Quảng Trị có hơn 130 cán bộ,
tuổi đời bình quân 33 tuổi. Trong đó có 85% có trình độ đại học và trên đại học,
biên chế phân bổ về 12 phòng tổ (Hội sở có 6 phòng và 6 phòng giao dịch). Các
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
phòng tổ hoạt động theo chức năng nhiệm vụ và phân cấp thẩm quyền, đã được
phân công cụ thể theo chỉ đạo điều hành Giám đốc.
Bảng 2.1 Tình hình lao động tại chi nhánh giai đoạn 2012-2014
Tiêu chí
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
1.Số lượng lao động 92 100 96 100 133 100
Cán bộ trực tiếp kinh
doanh
53 58 55 57 77 57
Cán bộ hỗ trợ 17 18 18 19 30 23
Bảo vệ, hành chính 22 24 23 24 26 20
2. Trình độ chuyên môn 92 100 96 100 133 100
Trên đại học 4 4 6 6 10 7,5
Đại học 84 91 86 90 113 84,5
Cao đăng 1 1 1 1 4 3
Trung cấp 1 1 1 1 4 3
Chưa qua đào tạo 2 2 2 2 2 2
3. Giới tính 92 100 96 100 133 100
Nam 28 30 30 31 55 41
Nữ 64 70 66 69 78 59
4. Độ tuổi 92 100 96 100 133 100
Từ 18 đến 30 35 38 38 40 23 17
Từ trên 30 đến 45 40 43 42 44 95 72
Từ trên 45 đến 60 17 18 16 17 15 11
(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Vietinbank Quảng Trị)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBankCN Quảng Trị
2.1.5.1. Kết quả hoạt động huy động vốn
Để thực hiện nhiệm vụ cho vay ngân hàng luôn tìm phương hướng thích hợp
cho công tác huy động của mình nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các thành
phần kinh tế để có thể sử dụng nguồn vốn huy động này có hiệu quả nhất. Với
những nỗ lực đó, kết quả huy động vốn tương đối ổn định qua các năm.
Nguồn vốn huy động tăng mạnh do trong thời gian qua CN đã thực sự coi
trọng công tác huy động vốn xem đây là điều kiện đầu tiên trong mọi hoạt động với
phương châm tranh thủ tối đa vốn trung ương, đặc biệt chú ý vốn huy động tại địa
phương, áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ liên quan đến việc cải tiến chất lượng
phục vụ cả trong thanh toán nội địa và quốc tế, đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ theo yêu
cầu của KH như: dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương hàng tháng, thông báo kịp thời tỷ
giá mua bán ngoại tệ, duy trì chính sách ưu đãi về lãi suất đối với những KH có số
dư tiền gửi lớn và ổn định. Mở rộng nhiều hình thức huy động vốn như tiết kiệm có
kỳ hạn, kỳ hạn linh hoạt, không kỳ hạn (bảng 2.2.).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
Bảng 2.2: Hoạt động huy động vốn của chi nhánh ngân hàng giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
2013/2012 2014/2013
+/- % +/- %
Tổng nguồn vốn 1.680.000 100 1.453.319 100 1.562.269 100 -226.681 -13,49 108.950 7,50
Huy động các tổ chức kinh tế 305.334 18,17 158.759 10,92 169.997 10.88 -146.575 -48,00 11.238 7,08
Huy động tiền gửi dân cư 795.441 47,35 994.560 68,43 1.047.272 67.04 199.119 25,03 52.712 5,30
Vay các định chế tài chính 579.225 34,48 300.000 20,64 345.000 22.08 -279.225 -48,21 45.000 15,00
(Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn giai đonạ 2012-214
(Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị)
Số liệu bảng 2.2 thể hiện vốn huy động biến động qua các năm. Tính đến
31/12/2014 tổng huy động vốn đạt 1.562.269 triệu đồng tăng 7.5% so với năm 2013
và giảm 7% so với năm 2012. Vốn đi vay đến thời điểm 2014 chiếm khoảng 10%
tổng nguồn vốn huy động. Dựa vào số liệu trên ta, nguồn vốn đi vay từ các định chế
tài chính có xu hướng tăng trở lại nhưng lại giảm so với năm 2012 do các nguồn
vốn này không ổn định, sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh. Nguồn tiền gửi từ
các tổ chức kinh tế trong khoảng 2 năm trở lại đây có phần tăng do thời gian qua lãi
suất huy động ổn định. Trong khi đó tiền gửi từ dân cư của CN năm 2014 tăng lên
chiếm 67,4% tổng nguồn vốn huy động, đây chính là nguồn ổn định và ban lãnh đạo
CN cũng luôn chú trọng đến từng phòng/ban, cán bộ tiếp cận để thu hút nguồn này.
Qua đó cho thấy CN đã tích cực và đạt hiệu quả cao với nguồn vốn huy động tại
chỗ, chú trọng vào làm tốt hoạt động chăm sóc KH, mở rộng thị trường.Nhìn chung,
với việc áp dụng nhiều chính sách, nhiều sản phẩm, công tác huy động vốn đã đạt
được kết quả tốt, đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho vay trên địa bàn,ngày càng chứng tỏ
được sự nỗ lực vượt bậc của cán bộ nhân viên, cũng như năng lực quản lý của ban
lãnh đạo, tạo cơ sở cho việc chủ động kinh doanh có hiệu quả.
2012 2013 2014
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
2.1.5.2. Kết quả hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động chiếm chủ yếu và là lĩnh vực tạo ra nhiều lợi
nhuận nhất nhưng cũng là lĩnh vực xảy ra rủi ro cao nhất trong hoạt động ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh của VietinBank Quảng Trị không nằm ngoài quy luật đó,
nhiệm vụ kinh doanh của VietinBank Quảng Trị là làm sao có thể đáp ứng đủ nhu
cầu vốn cho sự phát triển kinh tế một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận, nhưng
đồng thời phải có biện pháp hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Bảng 2.3: Quy mô, cơ cấu dư nợ theo thời gian giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
Số tiền
(tr đồng)
%
Số tiền
(tr đồng)
%
Số tiền
(tr đồng)
%
2013/2012 2014/2013
+/-
(tr đồng)
%
+/-
(tr đồng)
%
Dư nợ 1,694,140 100 1,931,231 100 2,260,916 100 237,091 13.99 329,685 17.07
Ngắn hạn 891,818 52.6 1,140,874 59.1 1,352,005 59.8 249,056 27.93 211,131 18.51
Trung dài hạn 802,322 47.4 790,357 40.9 908,911 40.2 -11,965 -1.49 118,554 15.00
(Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian
(Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị)
Qua số liệu bảng 2.3 có thể thấy dư nợ tín dụng tăng lên qua các năm. Năm
2013 tăng so với năm 2012 là 237.091 trđ, tốc độ tăng trưởng trưởng 13,99%, năm
2014 tăng trưởng so với năm 2013là 329.685 trđ tốc độ tăng trưởng gần 17,07%.
Có thể thấy rằng mặc dù tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn nhưng
CN đã nỗ lực trong công tác tìm kiếm, chăm sóc khách hàng để phát triển, mở
rộng thị phần tín dụng trên địa bàn. Bên cạnh đó nằm trong chỉ đạo của
VietinBank trong từng thời kỳ, chiến lược của ban lãnh đạo CN, tỷ trọng cho vay
ngắn hạn đã có sự tăng trưởng, năm 2012 dư nợ ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng
52,06%, đến thời điểm năm 2014 đã chiếm gần 59.8% tổng dư nợ. Trong giai
đoạn đầu năm sau khi có chỉ tiêu kế hoạch, ban lãnh đạo CN đã thực hiện rà soát,
đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô và trên địa bàn để từ đó có chiến lược thu hút, lôi
kéo KH nhằm tăng trưởng tín dụng đảm bảo chất lượng, có hiệu quả.
2012 2013 2014
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
Bảng 2.4: Quy mô, cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị)
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
Số tiền
(tr đồng)
%
Số tiền
(tr đồng)
%
Số tiền
(tr đồng)
%
2013/2012 2014/2013
+/-
(tr đồng)
%
+/-
(tr đồng)
%
Dư nợ 1.694.140 100 1.931.231 100 2.260.916 100 237.091 13,99 329.685 17,07
DNNN 183.711 10,84 269.521 14,0 319.521 14,13 85.810 46,71 50.000 18,55
CT CP 335.459 19,80 489.224 25,3 588.324 26,02 153.765 45,84 99.100 20,26
CT TNHH 674.905 39,84 582.112 30,1 639.347 28,28 -92.793 -13,75 57.235 9,83
DNTN 144.444 8,53 145.854 7,6 163.932 7,25 1.410 0,98 18.078 12,39
CN/Hộ GĐ 355.621 20,99 444.520 23,0 549.792 24,32 88.899 25,00 105.272 23,68
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế
(Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị)
Đến thời điểm 2014 dư nợ của thành phần kinh tế là công ty trách nhiệm hữu
hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 28,28% tổng dư nợ, tiếp theo là công ty cổ phần
chiếm 26%, thành phần kinh tế tăng trưởng nhất đó là cá nhân/hộ gia đình, năm
2014 tăng so với 2013 gần 105.272 trđ, tốc độ tăng trưởng gần 23,68%. Điều này có
thể nhận thấy do trong thời gian qua Vietinbank nói chung và Vietinbank CN
Quảng Trị nói riêng luôn chú trọng đối tượng KH bán lẻ, quy mô nhỏ nhằm phân
tán rủi ro, bên cạnh đó thực hiện nhiều gói ưu đãi lãi suất, tháo gỡ vướng mắc về cơ
chế, chính sách nên đã thu hút được nhiều đối tượng KH cá nhân/hộ kinh doanh
cá thể trên địa bàn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Bảng 2.5:Quy mô, cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực cho vay giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
Số tiền
(tr đồng)
%
Số tiền
(tr đồng)
%
Số tiền
(tr đồng)
%
2013/2012 2014/2013
+/-
(tr đồng)
%
+/-
(tr đồng)
%
Dư nợ 1.694.140 100 1.931.231 100 2.260.916 100 237.091 13,99 329.685 17,07
TM-DV 785.519 46,37 646.433 33,47 776.773 34,36 -139.086 -17,71 130.340 20,16
CN-NN 524.348 30,95 826.544 42,80 885.676 39,17 302.196 57,63 59.132 7,15
ĐT-XD 384.273 22,68 458.254 23,73 598.467 26,47 73.981 19,25 140.213 30,60
(Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo lĩnh vực cho vay
(Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị)
Xét theo lĩnh vực cho vay: lĩnh vực thương mại dịch vụ năm 2012 dư nợ đạt
785.519 trđ chiếm tỷ trọng lớn nhất là 46,37% đến năm 2014 đạt 776.773 trđ chiếm
tỷ trọng 34,36% tổng dư nợ, đây là lĩnh vực giảm về quy mô lẫn tốc độ tăng trưởng
tín dụng trong những năm qua.
Lĩnh vực tăng trưởng tín dụng lớn nhất trong các năm qua đó là công nghiệp –
nông nghiệp, đây cũng chính là các lĩnh vực mà trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong
thời gian qua được chú trọng đầu tư, phát triển.
2.1.5.3.Tình hình các mặt hoạt động khác
Ngoài các hoạt động cơ bản nói trên, VietinBank Quảng Trị còn không ngừng
phát triển các hoạt động trung gian khác như: hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt
động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, hoạt động tác nghiệp và dịch vụ ngân
hàng, hoạt động kinh doanh thẻ, hoạt động tiền tệ kho quỹnhằm phát triển
VietinBank Quảng Trị thành một ngân hàng năng động, đa dạng các hoạt động
trung gian nhằm cung cấp cho KH nhiều tiện ích nhất.
2012 2013 2014
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
2.1.5.4. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Bảng 2.6: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của chi nhánh giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
Năm
2012
(tr đồng)
Năm
2013
(tr đồng)
Năm
2014
(tr đồng)
So sánh
2013/2012 2014/2013
+/-
(tr đồng)
%
+/-
(tr đồng)
%
Tổng thu 458.762 325.768 389.552 -132.994 -28,99 63.784 19,58
Tổng chi 423.796 288.568 348.463 -135.228 -31,91 59.895 20,76
Lợi nhuận 34.966 37.200 41.089 2.234 6,39 3.889 10,45
(Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị)
Những năm qua dù tình hình nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của ngành
ngân hàng gặp nhiều khó khăn tuy nhiên các chỉ tiêu kinh doanh đề ra gần như hoàn
thành và lợi nhuận các năm của CN đều đạt được mức tăng trưởng tốt, năm 2013 lợi
nhuận tăng 6,39% so với năm 2012, năm 2014 lợi nhuận tăng 10,45% so với năm
2013. Điều này thể hiện nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên CN,
ngày càng khẳng định vị thế, thương hiệu của Vietinbank trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị
2.2.1. Qui mô và phân loại dư nợ tín dụng
Để có cái nhìn toàn diện hơn về cơ cấu nợ xấu, nhằm kiểm soát chặt chẽ và từ đó
có những biện pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế nợ xấu phát sinh. Ta tiến hành phân
tích thực trạng nợ xấu qua các loại hình sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Bảng 2.7:Tình hình dư nợ của ngân hàng giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
Số tiền
(tr đồng)
%
Số tiền
(tr đồng)
%
Số tiền
(tr đồng)
%
2013/2012 2014/2013
+/-
(tr đồng)
%
+/-
(tr đồng)
%
Tổng dư nợ 1.694.140 100 1.931.231 100 2.260.916 100 237.091 13,99 329.685 17,07
Nợ nhóm 1 1.690.135 99,76 1.927.667 99,82 2.252.828 99,64 237.532 14,05 325.161 16,87
Nợ nhóm 2 0 0,00 500 0,03 1.054 0,05 500 100,00 554 110,80
Nợ xấu 4.005 0,24 3.064 0,16 7.034 0,31 -941 -23,50 3.970 129,57
(Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
Dựa trên bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng
nợ, tuy vậy qua 3 năm đã có sự chuyển biến đáng kể. Năm 2012 nợ xấu là 4.005 trđ
chiếm tỷ trọng là 0,24% trong tổng dư nợ, nhưng đến năm 2013 nợ xấu giảm chỉ
còn 3.064 trđ chiếm tỷ trọng 0,16% tổng dư nợ, ngoài ra nợ nhóm 2 phát sinh 500
trđ chiếm 0,03 % dư nợ 2013. Năm 2014 nợ xấu đã tăng 7.034 trđ, chiếm tỷ trọng
0,31% tổng dư nợ. Điều đó cho thấy tình hình nợ xấu đang có xu hướng tăng trở lại.
2.2.2. Qui mô và cơ cấu nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu của VietinBank Quảng Trị cuối năm 2014 tăng cao trong đó nợ xấu
ngắn hạn chiếm 64,4% tổng nợ xấu và nợ xấu trung dài hạn chiếm 35,6% tổng nợ
xấu. nợ xấu năm 2014 tăng 3.970 trđ so với năm 2013 tỷ lệ tăng 129,57%. Nguyên
nhân là do năm 2014 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn các công ty xây dựng thi
công xông không thanh toán được tiền công trình, mặt khác giá cà phê giảm mạnh
nên các hộ kinh doanh cà phê thua lỗ mất khả năng thanh toán. Đối với VietinBank
Quảng Trị tỷ lệ này lại thấp hơn so với mức trung bình của toàn hệ thống
VietinBank, đến cuối năm 2014 nợ xấu chỉ chiếm 0.31% tổng dư nợ.
Bảng 2.8: Qui mô và cơ cấu nợ xấu theo thời hạn cho vay giai đoạn
2012-2014
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
Số tiền
(trđ)
%
Số tiền
(trđ)
%
Số tiền
(trđ)
%
2013/2012 2014/2013
+/-
(trđ)
%
+/-
(trđ)
%
Nợ xấu 4.005 100 3.064 100 7.034 100 -941 -23,50 3.970 129,57
Ngắn hạn 2.916 72,80 1.606 52,42 4.530 64,40 -1.310 -44,92 2.924 182,07
Trung, dài
hạn
1.089 27,19 1.458 47,58 2.504 35,60 369 33,88 1.046 71,74
(Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
Đánh giá nợ xấu theo thành phần kinh tế từ năm 2012-2014 nhìn chung trong 3
năm qua ta thấy tình hình dư nợ xấu chủ yếu tập trung vào KH là doanh nghiệp .
Đến năm 2012 nợ xấu phát sinh tại 3 KH thuộc 3 thành phần kinh tế khác nhau là
công ty cổ phần(2.090 trđ), công ty trách nhiệm hữu hạn (826 trđ), doanh nghiệp
tư nhân (1.089 trđ; KH phát sinh nợ xấu 2011 đã xử lý TSBĐ thu một phần dư nợ).
Đến năm 2013 nợ xấu lại tập trung 2 thành phần kinh tế là công ty trách nhiệm
hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân tương ứng chiếm tỷ lệ 36% và 47,6% dư nợ nợ
xấu của CN. Tuy nhiên đến năm 2014 nợ xấu phát sinh và tăng cao ở nhóm KHCN,
năm 2014 phát sinh ở nhóm này là 4.830 chiếm 68,67% nợ xấu của tổng dư nợ xấu.
Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy 3 năm không phát sinh nợ xấu tại thành
phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước và năm 2014 tăng mạnh nợ xấu ở thành phần
cá nhân/hộ gia đình, điều đó phần cho thấy công tác quản trị rủi ro đối với nhóm
KH các tổ chức kinh tế được chú trọng nhằm giảm thiểu rủi ro thấp nhất còn chi
nhánh chưa chú trọng đến thành phần hộ gia đinh.
Bảng 2.9: Qui mô và cơ cấu nợ xấu chi nhánh ngân hàng theo thành
phần kinh tế giai đoạn 2012-2015
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
Số
tiền
(tr đ)
% Số
tiền
(tr đ)
% Số
tiền
(tr đ)
% 2013/2012 2014/2013
+/-
(tr đ)
% +/-
(tr đ)
%
Nợ xấu 4.005 3.064 7.034 (941) -23,49 3.970 129,57
DNNN - - - - - - - - - -
CTCP 2.090 52,18 502 16,38 -1.588 -75,98 -502 -100
CT TNHH 826 20,62 1.104 36,03 746 10,61 278 33,66 -358 -32,43
DNTN 1.089 27,19 1.458 47,58 1.458 20,73 369 33,88 0 0
Cá nhân - - - - 4.830 68,67 - - 4.830 100
(Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
Trong thời gian qua với định hướng tín dụng chặt chẽ, phát triển đi đôi với đảm
bảo an toàn vốn do đó dư nợ không có TSBĐ tại VietinBank Quảng Trị rất
thấp ,thậm chí là không có. Do đó từ năm 2012 đến năm 2014 nợ xấu tập trung vào
các KH có TSBĐ cụ thể như sau:
Bảng 2.10:Qui mô và cơ cấu nợ xấu theo loại hình đảm bảo tiền vay giai
đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
Số
tiền
(trđ)
%
Số
tiền
(trđ)
%
Số
tiền
(trđ)
%
2013/2012 2014/2013
+/-
(trđ)
%
+/-
(trđ)
%
Nợ xấu 4.005 100 3.064 100 7.034 100 -941 -23,50 3.970 129,57
Có
TSBĐ
4.005 100 3.064 100 7.034 100 -941 -23,50 3.970 129,57
Không
có
TSBĐ
- - - - - - - - - -
(Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị)
Đây là chính sách trong công tác quản trị rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng cũng như giảm thiểu phát sinh nợ xấu. Vì có TSBĐ thì tạo ý thức trách nhiệm
trả nợ của KH sẽ cao hơn nhiều. Và có cơ sở để xử lý khi KH không trả được nợ.
Để quản lý tốt hơn việc cho vay và khảo sát nợ quá hạn, CN luôn tiến hành phân
tích cụ thể nguyên nhân nợ quá hạn, nợ xấu, từ đó đề ra các biện pháp thiết thực giải
quyết và tháo gỡ khó khăn. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu trong 3 năm trở lại đây
chủ yếu do kinh doanh thua lỗ, đầu tư dự án nhưng không thể duy trì hoạt động,
không có nguồn thu trả nợ ngân hàng, bên cạnh đó một số ít KH khi được kiểm tra
về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết một phần vốn vay thực sự vào kinh doanh,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
phần khác dùng cho mục đích sửa nhà, mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá
nhân... Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh thua lỗ, không còn nguồn khác để trả
nợ ngân hàng làm phát sinh nợ xấu. Bên cạnh đó là do tư cách KH là yếu tố quan
trọng gắn liền với thiện chí hoàn trả tiền vay của KH thường bị lãng quên trong quá
trình thẩm định ban đầu. Nguyên nhân do chủ quản của ngân hàng khá hạn chế: chủ
yếu do khoản nợ xấu bắt nguồn từ khâu thẩm định quá hời hợt của cán bộ tín dụng,
không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của KH, khả năng cạnh tranh của
KH đối với ngành nghề mà KH đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu
của KH từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát
hợp lý. Cán bộ ngân hàng đôi khi còn hình thức trong phần kiểm tra sử dụng vốn,
dẫn đến không phát hiện kịp thời những khó khăn của KH ngay từ giai đoạn đầu.
Ngoài ra một phần do nguồn thu thập thông tin, ngoài những thông tin do KH cung
cấp, cán bộ tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn với các kênh thông tin về KH, thực tế
rất khó kiểm chứng được toàn bộ những thông tin mà KH cung cấp cho ngân hàng.
Tuy nhiên trong thời gian qua ngân hàng đã có nhiều quan tâm chấn chỉnh trong
việc thẩm định cho vay, quản lý món vay, tăng khả năng quản lý RRTD, những sai
sót từ phía ngân hàng đã được khắc phục và hạn chế dần.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của VietinBank Quảng Trị trong thời gian qua
đã có những chuyển biến tốt. Công tác quản lý nợ, xử lý và thu hồi luôn được ban
lãnh đạo CN quan tâm chỉ đạo đến từng phòng, cán bộ để thực hiện. Đồng thời thực
hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đưa nợ xấu ở mức thấp nhất và có thể
chấp nhận được.
Tuy nhiên, với thực trạng nền kinh tế hiện nay, hoạt động tín dụng của CN vẫn
còn nhiều quan ngại, chất lượng tín dụng đã có bước cải thiện nhưng chưa cao,
RRTD vẫn còn nhiều tiềm ẩn, có thể xảy ra nhiều doanh nghi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_tmcp_cong_thuong_viet_nam_chi_nhanh_quang_tri_3288_1912358.pdf