LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
LỜI MỞ ĐẦU.1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .7
1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.7
1.1.1. Ngân hàng thương mại .8
1.1.2. Tín dụng .9
1.1.3. Rủi ro tín dụng.10
1.2. Tổng quan rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .11
1.2.1. Phân loại rủi ro tín dụng.11
1.2.2. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng .13
1.3. Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại .13
1.3.1. Quan niệm về chất lượng hoạt động quản trị RRTD của một NHTM.13
1.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá chất lượng QTRRTD của NHTM.14
1.4. Sự cần thiết của việc quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng .14
1.4.1. Đối với các TCTD:.14
1.4.2. Đối với hệ thống ngân hàng và với nền kinh tế. .15
1.5. Kinh nghiệm quản trị RRTD ở một số nước và bài học rút ra cho các NHTM
Việt Nam.15
1.5.1. Kinh nghiệm;.15
1.5.2. Bài học rút ra:.17
1.6. Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại.18
1.6.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng.18
1.6.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng .19
1.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng.26
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH UÔNG BÍ .28
2.1. Giới thiệu về VietinBank Chi nhánh Uông Bí.28
144 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Uông Bí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Bước 1 - Chấm điểm tín dụng: CBTD chấm điểm tín dụng các thông tin
khách hàng bằng phần mềm chấm điểm tự động. Số điểm cho từng chỉ tiêu cụ
thể đã được mặc định trong phần mềm chấm điểm. Bên cạnh đó, với từng loại
hình khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp, ĐCTC) thì có các tiêu chí chấm
khác nhau về tài chính, phi tài chính và bảng điểm cho từng chỉ tiêu khác nhau
trên phần mềm.
Đối với khách hàng là cá nhân, việc chấm điểm tín dụng dựa trên các thông
tin cơ bản của khách hàng và tình hình giao dịch với ngân hàng.
51
Bảng 2.7 : Chấm điểm khách hàng cá nhân theo các thông tin cơ bản
STT
Nội dung đánh giá
(Định tính/định lượng)
Mục đích của chỉ tiêu
1 Tuổi
Đánh giá ảnh hưởng của độ tuổi đến khách
hàng như: rủi ro nhân mạng, bệnh tật, số năm
kinh nghiệm trong nghề
2 Thời gian cư trú
Đánh giá mức độ ổn định về nơi cư trú của
khách hàng để nắm vững tình hình khách
hàng nhằm mục đích kiểm soát và thu nợ
3 Thời gian làm việc trong lĩnh
vực chuyên môn hiện tại
Đánh giá kinh nghiệm làm việc, khả năng duy
trì công việc với kinh nghiệm đã có.
4
Thời gian công tác tại cơ
quan hiện tại
Đánh giá mức độ ổn định của công việc hiện
tại của người tham gia trả nợ ngân hàng
5
Thời gian quan hệ tín dụng
với NHCT
Đánh giá khách hàng truyền thống và khả
năng hiểu biết về khách hàng (hoạt động kinh
doanh, lịch sử và thiện chí trả nợ)
6 Trình độ học vấn
Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố học vấn ảnh
đến khả năng trả nợ của khách hàng
7
Tình trạng sở hữu nhà ở,
BĐS, Hợp đồng bảo hiểm
Đánh giá mức độ ổn định về thu nhập và nơi
cư trú, đánh giá 1 phần khả năng tự chủ về tài
chính của khách hàng.
8 Tình trạng hôn nhân
Đánh giá tác động của tình trạng hôn nhân
của khách hàng, tác động gián tiếp đến nghĩa
vụ trả nợ của khách hàng
9 Số người phụ thuộc vào kinh
tế của KH
Đánh giá gánh nặng về mặt tài chính của
khách hàng
10 Tình trạng sức khỏe
Đánh giá tình trạng sức khỏe của khách hàng
và ảnh hưởng của sức khỏe đến hiệu quả công
việc và khả năng trả nợ
52
STT
Nội dung đánh giá
(Định tính/định lượng)
Mục đích của chỉ tiêu
11 Nguồn trả nợ
Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng,
từ nguồn kinh doanh, hay lương, hay cho thuê
tài sản để trả nợ ngân hàng.
12 Lịch sử quan hệ tín dụng
Đánh giá mức độ uy tín, hợp tác của khách
hàng trên hệ thống CIC của NHNN, đánh giá
mức độ rủi ro tiềm ẩn.
13
Số TCTD mà khách hàng
quan hệ
Đánh giá mức độ vay mượn của khách hàng,
từ đó đánh giá thu nhập trả nợ, từ đó có thể
quản lý được số lượng tài sản khách hàng hiện
có thế chấp tại các TCTD
14 Số dư tiền gửi Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
15
Số lượng SPDV sử dụng tại
ngân hàng
Đánh giá mối quan hệ của khách hàng đối với
NHCT
16 Lý lịch, tư cách pháp nhân
Đánh giá mức độ uy tín, tư cách đạo đức ảnh
hưởng đến việc trả nợ.
17
Phương án kinh doanh/đầu tư,
chiến lược, kế hoạch kinh
doanh trong những năm tiếp
theo
Đánh giá việc lập kế hoạch kinh doanh, có
chiến lược kinh doanh rõ ràng trong những
năm tiếp theo Phương án kinh doanh có khả
thi hay không? Khả năng tạo ra lợi nhuận để
trả nợ ngân hàng.
18
Số khách hàng truyền thống
đang quan hệ, số năm quan
hệ, những chính sách ưu đãi,
khuyến mại được hưởng
Đánh giá mối liên hệ với các nhà cung cấp
trên thị trường, mức độ uy tín, tín nhiệm, có là
khách hàng truyền thống, quan hệ lâu năm
không? Có được áp dụng những chính sách
dành cho khách hàng truyền thống không?
19 Số lượng nhân lực
Đánh giá nguồn nhân lực phục vụ cho phương
án
20 Một số tiêu chí khác
(Nguồn : Phòng khách hàng VietinBank Uông Bí)
53
Ngoài ra, khách hàng cá nhân còn được chấm điểm theo tiêu chí uy tín
quan hệ với ngân hàng (Xem phụ lục D).
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, việc chấm điểm tín dụng dựa trên quy
mô doanh nghiệp, các chỉ số tài chính và các chỉ số phi tài chính.
Bảng 2.8 : Chấm điểm khách hàng doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp
STT Tiêu chí Trị số Điểm
1 Nguồn vốn kinh doanh
Từ 50 tỷ đồng trở lên 30
Từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 25
Từ 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng 20
Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng 15
Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 10
Dưới 10 tỷ đồng 5
2 Lao động
Từ 1.500 người trở lên 15
Từ 1.000 đến dưới 1.500 người 12
Từ 500 đến dưới 1.000 người 9
Từ 100 đến dưới 500 người 6
Từ 50 đến dưới 100 người 3
Dưới 50 người 1
3 Doanh thu thuần
Từ 200 tỷ đồng trở lên 40
Từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng 30
Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 20
Từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 10
Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 5
Dưới 5 tỷ đồng 2
4 Nộp NSNN
Từ 10 tỷ đồng trở lên 15
Từ 7 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng 12
Từ 5 tỷ đồng đến dưới 7 tỷ đồng 9
Từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng 6
Từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng 3
Dưới 1 tỷ đồng 1
(Nguồn : Phòng khách hàng ngân hàng VietinBank)
54
Ghi chú: Từ 70 – 100 điểm là doanh nghiệp loại 1, từ 30 đến 69 loại 2,
dưới 30 là doanh nghiệp loại 3.
Ngoài ra, khách hàng doanh nghiệp còn được chấm điểm các chỉ số tài
chính và phi tài chính (Xem phụ lục E).
Bước 2 - Xếp hạng khách hàng: Sau khi tổng hợp điểm CBTD sẽ tiến hành xếp
hạng khách hàng theo quy định.
Bảng 2.9: Xếp hạng khách hàng
Xếp hạng khách hàng cá nhân/KHDN
Hạng Số điểm đạt được
AAA 95 – 100
AA+ 90 – 94,9
AA 82 – 89,9
A+ 75 – 81,9
A 69 – 74,9
BBB 60 – 68,9
BB 52 – 59,9
B 45 – 51,9
CCC 35 – 44,9
CC 30 – 34,9
C 25 – 29,9
D <25
(Nguồn : Phòng Khách hàng VietinBank Uông Bí)
Bước 3 – Xếp loại rủi ro: Dựa trên hạng của khách hàng, CBTD tiến hành xếp
loại rủi ro khách hàng là cá nhân có mức độ rủi ro từ thấp lên cao.
55
Bảng 2.10 : Xếp loại rủi ro khách hàng
Xếp loại rủi ro khách hàng cá nhân
và KHDN
Xếp loại rủi ro khách hàng
ĐTCT phi TCTD
Hạng Mức độ rủi ro Hạng Mức độ rủi ro
AAA Thấp nhất AAA Thấp nhất
AA+ Thấp AA Thấp
AA Thấp A Thấp
A+ Thấp BBB Trung bình
A Tương đối thấp BB Trung bình
BBB Trung bình B Trên trung bình
BB Trung bình CCC Cao
B Trung bình CC Cao
CCC Trên trung bình C Rất cao
CC Cao
C Cao
D Rất cao
(Nguồn : Phòng Khách hàng VietinBank Uông Bí)
Sau khi hoàn tất chấm điểm, xếp hạng khách hàng và xếp loại rủi ro thì
CBTD sẽ tính toán RRTD của khoản vay:
RWAphương pháp chuẩn của basel II = Tài sản * Hệ số rủi ro
Trong đó:
RWA: Tài sản có rủi ro tín dụng
Tài sản: Giá trị của khoản vay
Hệ số rủi ro: Hệ số rủi ro theo Basel II
56
- Đo lường RRTD theo Basel II cho toàn bộ danh mục tín dụng: Chủ yếu
dựa trên phương pháp xếp hạng nội bộ.
EL là mức tổn thất dự tính được qua số liệu thống kê. Đối với mỗi khoản
vay hay mỗi khách hàng khoản tổn thất EL sẽ được tính như sau:
EL = PD * LGD * EAD
EAD - Dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.
Cơ sở xác định EAD là hồ sơ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng.
PD - Xác suất vỡ nợ: đo lường khả năng xảy ra RRTD tương ứng trong
một khoản thời gian, thường là 1 năm. Cơ sở để tính PD là các số liệu về các
khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ
trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Để tính toán xác xuất vỡ nợ ngân
hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất 5 năm
trước đó. Những dữ liệu được phân chia theo 3 nhóm sau:
- Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến hệ số tài chính của khách hàng cũng
như các đánh giá của tổ chức xếp hạng.
- Nhóm dữ liệu phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của
ngành
- Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu
khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu
chi
Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập một mô hình định sẵn, từ đó tính
được xác suất không trả nợ của khách hàng.
LGD – tỷ trọng tổn thất ước tính: là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên
tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao
gồm tổng thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh do
khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không thanh toán và
các chi phí hành chính có thể phát sinh (chi phí xử lý TSĐB và một số chi phí
liên quan).
57
Tổng cộng các khoản tổn thất của từng khách hàng vay vốn trong danh mục
tín dụng của ngân hàng là tổn thất tín dụng của toàn bộ danh mục tín dụng.
Giai đoạn 3: Ứng phó RRTD
Quản lý khoản vay: Ngân hàng thường xuyên cập nhật thông tin về
khách hàng để đánh giá phân loại đúng hạng tín dụng để ra quyết định tín dụng
cho phù hợp. Cũng như theo dõi giám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng.
CBTD lập “Danh mục theo dõi”. Những khách hàng có tên trong Danh mục theo
dõi bao gồm những khách hàng bị xếp vào loại nợ cần chú ý hoặc thấp hơn và cả
những khách hàng được xếp loại nợ đủ tiêu chuẩn. Qua danh mục theo dõi giúp
ngân hàng phát hiện sớm rủi ro và kịp thời đối phó. Bên cạnh đó, ngân hàng
thường xuyên đánh giá lại tình trạng khoản vay, việc sử dụng vốn vay, phân tích
đảm bảo nợ vay, tình hình tài chính của khách hàng, ít nhất mỗi năm một lần.
Riêng với những món vay lớn hoặc khi có dấu hiệu bất thường xuất hiện thì việc
đánh giá lại được thực hiện thường xuyên hơn, 03 tháng một lần. Việc đánh giá
được thực hiện bởi bộ phận khách hàng và bộ phận quản lý RRTD. Nếu có thay
đổi cơ bản giữa dự tính trong hồ sơ tín dụng và kết quả thực hiện của bên vay,
đặc biệt có liên quan đến dòng tiền dự tính sử dụng để trả nợ, ngân hàng yêu cầu
khách hàng giải trình chi tiết.
Đặc biệt, đối với các khoản nợ được phân loại vào nợ xấu, thì tối đa từng
vòng 30 ngày làm việc, CBTD phải chuyển ngay cho bộ phận quản lý tài sản đặc
biệt theo dõi để xem xét lại tất cả các loại giấy tờ và TSBĐ, khi cần thiết có thể
sửa đổi để hoàn chỉnh các giấy tờ về tài sản đó.
Ngân hàng xây dựng và quản lý được một số giới hạn rủi ro: Tỷ trọng
cấp tín dụng có bảo đảm và không có bảo đảm; tỷ trọng giữa ngắn hạn và trung
dài hạn; mức tín dụng tối đa cho một khách hàng và một nhóm khách hàng có
liên quan. Ngân hàng luôn ý thức kiểm soát để tránh rủi ro cho vay tập trung vào
một khách hàng và vào một số ngành nghề nhất định.
Một số giới hạn rủi ro trong tín dụng được tiến hành kiểm điểm hàng quý
như: Tỷ lệ cho vay không có TSĐB, tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ,
tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ và khống chế cả về số tuyệt đối, các giới hạn rủi
58
ro trong cho vay và đầu tư được luật các TCTD quy định như cho vay không quá
15% vốn tự có vào một khách hàng.
Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro:
Trích lập dự phòng: Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết
định 493/2005 và Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 của thống
đốc NHNN (sau đây xin gọi tắt là Thông tư 02/2013/TT – NHNN ). Thời điểm
trích lập dự phòng vào 15 ngày đầu của tháng đầu trong quý. Theo quy định,
ngân hàng trích lập dự phòng theo quy định:
Trích lập dự phòng chung = 0,75% * Tổng dư nợ
Trích lập dự phòng cụ thể = [Dư nợ - (Giá trị TSBĐ * Tỷ lệ khấu trừ với từng
loại)] * Tỷ lệ trích lập dự phòng cho từng nhóm nợ
Dự phòng RRTD cho biết khả năng chi trả của ngân hàng khi xảy ra rủi
ro, hay bù đắp các khoản lỗ. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho biết tình hình
hiện tại của ngân hàng. Ngoài ra, khi tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro qua các giai
đoạn càng giảm, càng chứng tỏ tình trạng ổn định của ngân hàng.
Hình 2.7: Dự phòng rủi ro của ngân hàng VietinBank Chi nhánh Uông Bí
giai đoạn 2017-2019
(ĐVT: Triệu đồng)
(Nguồn : Phòng Khách hàng VietinBank Uông Bí)
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
T7/2019 Năm 2018 Năm 2017
59
Với tỷ lệ trích lập dự phòng lần lượt là:
Hình 2.8: Tỷ lệ trích lập dự phòng của VietinBank Chi nhánh Uông Bí
giai đoạn 2017-2019
(Nguồn : Phòng Khách hàng VietinBank Uông Bí)
Như vậy, ngân hàng kiểm soát tốt được hoạt động tín dụng, tỷ lệ trích lập dự
phòng rủi ro/tổng dư nợ qua 3 năm đều đạt rất thấp (thấp hơn 1%). Bên cạnh đó, Dự
phòng rủi ro không ổn định. Cụ thể: Dự phòng rủi ro năm 2017 và năm 2018 nhỏ, 6
tháng năm 2019 có tăng lên, nhưng tỷ lệ dự phòng/tổng dư nợ phản ánh mức an
toàn của ngân hàng đều trên 100% và phù hợp theo thông lệ thế giới.
Sử dụng dự phòng xử lý rủi ro: Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro
đối với từng khoản nợ. Trong trường hợp dự phòng cụ thể không đủ để xử lý các
khoản nợ, ngân hàng sẽ phát mại TSĐB để thu hồi nợ. Nếu phát mại TSĐB và dự
phòng cụ thể không đủ để xử lý rủi ro đối với khoản nợ thì ngân hàng sẽ sử dụng dự
phòng chung.
Giai đoạn 4: Kiểm soát và xử lý RRTD - Kiểm soát RRTD khi cho vay
Kiểm tra trước khi cho vay: Quy định kiểm tra và thẩm định thông tin về
khách hàng được ngân hàng thực hiện rất nghiêm túc. Thẩm định khách hàng phải
có sự tham gia của 2 đến 3 cán bộ và cán bộ và kiểm soát phải ghi ý kiến vào trong
tờ trình trình lãnh đạo. Khi phát hiện mọi gian lận của khách hàng trong giai đoạn
này, đều xử lý nhanh chóng.
0.00%
0.10%
0.20%
0.30%
0.40%
0.50%
0.60%
Năm 2017 Năm 2018 6T/2019
Tỷ lệ trích lập dự phòng
Tỷ lệ dự phòng
60
Kiểm soát trong khi cho vay: toàn bộ chứng từ, hồ sơ liên quan như biên
bản, thủ tục giải ngân đều được bảo đảm về tính chính xác. Với mỗi lần giải ngân
cho khách hàng thì ngân hàng luôn theo dõi để tránh tình trạng khách hàng rút tiền
mặt quá nhiều.
Kiểm soát sau khi cho vay: ngân hàng luôn theo dõi khách hàng về việc thực
hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng và tiến hành xử lý thích hợp khi có sai
lệch trong nghĩa vụ từ khách hàng. Đặc biệt công tác thu hồi nợ được ngân hàng rất
quan tâm. Ngân hàng chính thức triển khai dịch vụ nhắc nợ qua tin nhắn SMS trên
điện thoại. Khách hàng vay vốn tại ngân hàng đăng ký sử dụng dịch vụ này sẽ chủ
động nắm được thời gian trả nợ thông qua tin nhắn nhắc nợ do ngân hàng gửi đến.
Với dịch vụ này, khách hàng có thể kiếm soát tốt nguồn thu, giảm dần những khoản
nợ trả chậm. Về phía ngân hàng, khả năng kiểm soát hoạt động tín dụng được nâng
cao, hạn chế RRTD, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng
từ khâu vay nợ đến khâu nhắc nợ, từ đó xây dựng được mối quan hệ mật thiết với
khách hàng.
Kiểm soát RRTD từ nội bộ ngân hàng: Ngân hàng thiết lập quy trình đánh
giá mức vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và quy trình thường xuyên được kiểm tra
và đánh giá lại nhằm phù hợp với từng thời kỳ. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ
trực thuộc giám đốc có chức năng giúp kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ các yêu cầu
về tác nghiệp tín dụng của các cán bộ nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa rủi ro
phát sinh do vi phạm các chính sách, thủ tục và giới hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng
rất chú trọng tính minh bạch của thông tin qua việc thiết lập quy định đánh giá sự
chính xác của thông tin trong các báo cáo và kho dữ liệu.
Xử lý nợ xấu/nợ có vấn đề: Khi phát hiện ra nợ xấu hay có dấu hiệu nợ xấu,
CBTD tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính
của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay.
Đồng thời, căn cứ vào tình trạng TSĐB mà cán bộ quản trị RRTD phân tích khả
năng thu hồi để lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu thích hợp trình các cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
61
Các biện pháp xử lý nợ xấu mà ngân hàng đang áp dụng bao gồm: Tiếp tục
cho vay để khách hàng duy trì hoạt động và khôi phục khả năng tiếp tục thực hiện
các cam kết trong hợp đồng cho vay; bổ sung TSĐB cho khoản vay; cơ cấu lại thời
hạn trả nợ, khoanh nợ, phạt quá hạn, giảm hoặc miễn lãi suất, chỉ yêu cầu trả nợ
gốc; xử lý TSĐB hoặc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa bỏ khoản nợ.
Việc ra quyết định lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu phải được sự xét duyệt
của các cấp có thẩm quy phù hợp, có chỉ đạo và văn bản hướng dẫn của Giám đốc
ngân hàng. Tất cả công việc đều phải được văn bản hoá và lưu giữ trong hồ sơ tín
dụng của từng khách hàng.
2.2.3. Biểu hiện của rủi ro tín dụng tại VietinBank Chi nhánh Uông Bí
Tình hình thu hồi nợ
Doanh số cho vay chỉ phản ánh được số lượng và quy mô tín dụng của ngân
hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng quản trị rủi ro
trong hoạt động tín dụng mà việc đó được thể hiện qua doanh số trả nợ vay của
khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn thì chứng tỏ ngân hàng đã sử
dụng vốn vay có hiệu quả, có thể luân chuyển nguồn vốn một cách dễ dàng.
Một nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả gốc
và lãi vay theo đúng hạn như đã thoả thuận tại hợp đồng. Như vậy doanh số thu nợ
cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng trong từng thời
kỳ. Đồng thời đây cũng có thể nói là một chỉ tiêu đưa đến nhận định về rủi ro trong
hoạt động tín dụng. Tỷ lệ thu hồi nợ so với doanh số cho vay quá thấp sẽ tiềm ẩn
nhiều món nợ có dấu hiệu rủi ro. Doanh số thu nợ là tổng số tiền ngân hàng đã thu
hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoản thời gian nhất định. Do đó, việc thu
hồi nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu
tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tiền tệ trong lưu thông.
62
Bảng 2.11 : Tình hình thu hồi nợ của ngân hàng VietinBank chi nhánh Uông Bí
giai đoạn 2017 - 2019
(ĐVT: Triệu đồng)
Năm Doanh số cho vay Doanh số thu nợ DSTN/DSCV (%)
Năm 2017 4.012.396 4.167.775 103,87%
Năm 2018 3.952.914 4.378.567 110,77%
6T/2019 2.030.641 1.279.220 63,00%
(Nguồn : Phòng Khách hàng VietinBank Uông Bí)
Doanh số thu nợ/doanh số cho vay tăng dần qua các năm (năm 2017 là
103,87%, năm 2018 là 110,77%; 6 tháng đầu năm 2019 là 63%), điều này cho thấy
công tác thu hồi nợ của chi nhánh hiệu quả.
* Nợ quá hạn:
Bảng 2.12 : Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng VietinBank chi nhánh Uông
Bí giai đoạn 2017 - 2019
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 T6/2019
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng dư nợ 2.798.267 2.372.614 3.124.035
2. NQH 35.539 6.857 14.150
Phân theo thời hạn 35.539 100 6.857 100 14.150 100
NQH dưới 180 ngày 30.322 85,32% 3.298 48,10% 10.069 71,16%
NQH từ 181 ngày đến 360 ngày 679 1,91% 40 0,58% 647 4,57%
NQH trên 360 ngày 4.538 12,77% 3.519 51,32% 3.434 24,27%
Phân theo khả năng thu hồi 35.539 100 6.857 100 14.150 100
NQH có khả năng thu hồi 4.368 89,83% 225 48,68% 1.162 75,73%
NQH không có khả năng thu hồi 3.613 10,17% 3.519 51,32% 3.434 24,27%
3.Tỷ lệ NQH/ tổng dư nợ (%) 1,27% 0,29% 0,45%
(Nguồn : Phòng Khách hàng VietinBank Uông Bí)
63
Tổng NQH của VietinBank Uông Bí có sự biến chuyển qua các năm. Năm
2018 giảm mạnh so với năm 2017 (giảm 28.682 triệu đồng) cho thấy khả năng xử lý
nợ của Chi nhánh có hiệu quả. Đến tháng 6/2019 nợ quá hạn có tăng 7.293 triệu
đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ NQH/tổng dư nợ của Chi nhánh thấp và giảm dần qua các
năm (tỷ lệ NQH/tổng dư nợ qua các năm lần lượt là 1,27%; 0,29%; 0,45%). Cơ cấu
NQH:
NQH theo thời hạn: Qua các năm thì NQH dưới 180 ngày chiếm tỷ lệ cao
nhất (trên 50%) trong tổng NQH và NQH từ 181 ngày đến 360 ngày chiếm tỷ lệ nhỏ
nhất. Trong giai đoạn năm 2017-T6/2019, NQH dưới 180 ngày năm 2017 là 85,32%
và giảm mạnh xuống còn 48,1% vào năm 2018, 6T/2019 tăng lên 71,16%. Năm
2018 là năm Chi nhánh xử lý được nhiều nợ xấu nhất, cho thấy việc xử lý nợ của
Chi nhánh khá hiệu quả.
NQH theo khả năng thu hồi: Qua các năm thì NQH có khả năng thu hồi
chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu NQH và NQH có khả năng thu hồi chiếm tỷ lệ thấp
hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2017-6T/2019, Chi nhánh Uông Bí vẫn đang có
những chiến lược, biện pháp thu nợ rõ ràng với từng Khách hàng. Thường xuyên đàm
phán, đôn đốc Khách hàng để đưa ra những phương án tối ưu nhất. Điều đó khẳng
định trên việc năm 2018, Chi nhánh đã xử lý được hơn 28 tỷ đồng NQH. Năm 2019,
VietinBank Uông Bí đã có những kế hoạch, lộ trình xử lý nợ xấu tồn đọng.
Nhóm nợ: Trong 15 ngày đầu của tháng đầu tiên trong một quý ngân hàng
tiến hành phân loại nợ. Công tác phân loại nợ được thực hiện theo quyết định
493/2005. Dư nợ tín dụng được phân thành 5 nhóm, trích lập dự phòng rủi ro theo
tỷ lệ quy định.
Khi phân loại tín dụng theo nhóm nợ thì: nợ nhóm 1, 2 là nhóm nợ thể hiện
chất lượng của tín dụng và tỷ lệ nợ nhóm 1, 2 cao chứng tỏ chất lượng tín dụng cao;
Nhóm 5 là biểu hiện của rủi ro tín dụng, nếu tỷ lệ nợ nhóm 5 trên dư nợ cao thì ngân
hàng đang gặp rủi ro tín dụng lớn.
Phân loại tín dụng theo nhóm nợ có sự chênh lệch rất lớn giữa nhóm 1 và
các nhóm còn lại. Qua các năm Dư nợ nhóm 1 là cao nhất chiếm trên 98%, các
nhóm còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ dưới 1%. Chi tiết theo bảng sau:
64
Bảng 2.13: Tình hình phân loại tín dụng theo nhóm nợ của ngân hàng VietinBank chi nhánh Uông Bí giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 6T/2019
Nhóm
1
Nhóm
2
Nhóm
3
Nhóm
4
Nhóm
5
Nhóm
1
Nhóm
2
Nhóm
3
Nhóm
4
Nhóm
5
Nhóm
1
Nhóm
2
Nhóm
3
Nhóm
4
Nhóm
5
1.Tổng dư nợ 2.798.267 2.372.614 3.124.035
2.Dư nợ 2.762.729 27.558 2.764 678 4.538 2.365.757 3.113 185 40 3.519 3.109.885 9.554 515 647 3.434
3. Dư nợ/
Tổng dư nợ 98,73% 0,98% 0,10% 0,02% 0,16% 99,71% 0,13% 0,01% 0,00% 0,15% 99,55% 0,31% 0,02% 0,02% 0,11%
(Nguồn : Phòng Khách hàng VietinBank Uông Bí)
60
* Nợ xấu:
Bảng 2.14 : Tình hình nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng VietinBank chi
nhánh Uông Bí giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 6T/2019
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng dư nợ 2.798.267 100 2.372.614 100 3.124.035 100
2.Nợ xấu 7.981 100 3.744 100 4.596 100
Nợ xấu theo thành
phần kinh tế
7.981 100 3.744 100 4.596 100
Cá nhân 7.981 100 3.744 100 4.596 100
Doanh nghiệp 0 0 0 0 0 0
Nợ xấu theo thời
hạn cho vay
7.981 100 3.744 100 4.596 100
Ngắn hạn 0 0 0 0 0 0
Trung dài hạn 7.981 100 3.744 100 4.596 100
3. Nợ xấu/tổng dư
nợ (%)
0,29 - 0,16 - 0,15 -
(Nguồn : Phòng Khách hàng VietinBank Uông Bí)
Nợ xấu của Chi nhánh không ổn định. Năm 2018, nợ xấu giảm mạnh so với năm
2017 (-4.237 triệu đồng). Ngoài ra, Nợ xấu/ tổng dư nợ của ngân hàng thấp (chưa đến
0,5%) và giảm dần qua các năm. Trong cơ cấu nợ xấu:
Nợ xấu theo thành phần kinh tế: nợ xấu 100% tập trung ở khách hàng cá nhân.
61
Nợ xấu theo kỳ hạn: 100% tập trung ở cho vay Trung dài hạn. Tuy nhiên, Chi
nhánh đang có những biện pháp tích cực thu hồi nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh
chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tổng dư nợ của Chi nhánh.
2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
VietinBank Chi nhánh Uông Bí
2.2.4.1. Những thành tưu đạt được
Chất lượng tín dụng cao : chất lượng tín dụng được đánh giá là cao khi vốn
vay được khách hàng sử dụng có mục đích, phục vụ cho sản xuất kinh doanh có
hiệu quả, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn, bù đắp được chi phí và có lợi nhuận,
cũng đồng nghĩa ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội.
Ngoài ra, chất lượng tín dụng được thể hiện qua các biểu hiện của RRTD như: tình
hình thu hồi nợ, nhóm nợ, NQH và nợ xấu. Qua phân tích:
Tình hình thu hồi nợ: Công tác thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả,
DSTN/DSCV cao và tăng dần theo thời gian.
Nhóm nợ: Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1) luôn chiếm tỷ lệ rất cao gần như
tuyệt đối trong tổng dư nợ (trên 99%). 4 nhóm còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ.
Nợ quá hạn: Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ rất thấp (chưa đến 1%). Ngoài ra,
trong cơ cấu NQH thì NQH có khả năng thu hồi cao hơn NQH không thể thu hồi.
Bên cạnh đó, NQH không có khả năng thu hồi giảm dần theo thời gian.
Nợ xấu: Nợ xấu chiếm tỷ lệ rất thấp (chưa đến 0,5%) và biến động qua các
năm theo xu hướng giảm dần.
Duy trì thành công tỷ lệ an toàn vối tối thiểu (CAR): Tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu là thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Theo trụ cột 1 của Basel II,
các ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu (CAR) là từ 8% trở lên, với tỷ
lệ này ngân hàng đã tạo được tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính và tự
bảo vệ mình trước mọi rủi ro, trong đó có RRTD.
Tỷ lệ CAR tại ngân hàng VietinBank qua các năm đều >9%. Như vậy, ngân
hàng đạt được ngưỡng an toàn nguồn vốn cho hoạt động quản trị rủi ro trên tất cả
các mặt bao gồm cả RRTD.
62
Hoạt động huy động vốn có sự tăng trưởng: Hiện tại, huy động vốn đóng
vai trò then chốt trong hoạt động ngân hàng cung cấp nguồn vốn để cho vay. Một
ngân hàng hoạt động hiệu quả là phải huy động được nguồn vốn cần thiết cho
mình. Hoạt động huy động vốn VietinBank Chi nhánh Uông Bí đã đạt hiệu quả
khi mà nguồn vốn tăng so với cùng kỳ năm trước.
Quy trình quản trị RRTD đạt chuẩn mực quốc tế và mang lại hiệu quả
thiết thực
Nhận biết RRTD: Hệ thống nhận biết RRTD thể hiện sự khác biệt và chất
lượng của ngân hàng VietinBank so với c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_tmcp_cong_th.pdf