Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn (vietinbank)

DANH MỤC CẤC TỪ VĨÉT TẤT VH

DANH MỤC CẤC BANG ix

DANH MỤC CẤC HÌNH X

PHÀNMỜDÀU 1

1. Tinh CiìỊ) thiết cũn đề till 1

2. MllC-tÌẻH-llghíẻn-cứll-Cììn-dê tài

3« Tinh liình-nghiên cíni 2

4. D Ổi tirọng-và-phạin-vỉ-và-thòi-ginii-iigliiẻii- círa 3

5« Phirơĩig-ì>lióì>-iigliíêii-€Ĩm 3

6« Dóng-gón-eiìn-de tòi 3

Bô cnc Ittận vàn 4

Chirong-1 5

T-ÓNG-GUAN-VÊ-T-ĨN-DUNG-NGÂN-HÀNGA^VGUAN-T-R[-RLĨĨ-RQ-T-ĨN

T T„ ILYNG

1.1. Tín dụng ngân hàng và vni trò cũn tin dụng ngnn hàng trong nền kinh te

till tnròng 5

7.7.7 Khái HỉệỉH, bàn chốt của túi dìtỉìg HgÔH hàng 5*

7.7.2 Phôìì ỉ oại tin dụng Hgân hồng 6

1,1,1,1, Xét theo mục đỉch, -ế

ĩ, 1,et tlĩeo títứỉ lĩtĩJt,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, -

1,1,2,3, Xét theo tìíỉ Míĩt đíữỉi bao (TSDBỊ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, -

T 7 ? 1

 

doc125 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn (vietinbank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, dịch vụ mua bán ngoại tệ, các dịch vụ thanh toán kiều hối, tư vấn khách hàng, các dịch vụ về ngân hàng điện tử: Ipay, SMS banking, Intenet banking, thẻ, Huy động vốn thông qua nhiều hình thức: Nhận tiền gửi bằng VNĐ hay ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư, vay vốn phát hành các loại giấy tờ có giá khi được phép. Kinh doanh tín dụng: cấp tín dụng cho các đối tượng như cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, cho vay ưu đãi, cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch đầu tư phát triển của nhà nước. Thực hiện chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố, bảo lãnh. Nghiệp vụ phục vụ kế toán, ngân quỹ, thanh toán bù trừ với các đơn vị trong cùng địa bàn tỉnh. Kinh doanh ngoại tệ: mua bán ngoại tệ chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp giao dịch thường xuyên tại Chi nhánh Vân Đồn. Ngoài ra còn thực hiện các nghiệp vụ đại lý, tư vấn và các dịch vụ liên quan tới hoạt động Ngân hàng theo quy định. 2.1.3. Mục tiêu chiến lược của VietinBank – Chi nhánh Vân Đồn. Mục tiêu hoạt động của ngân hàng là nhằm mang lại lợi nhuận cho các cổ đông, tạo ra việc làm ổn định cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với mục tiêu chung của VietinBank là định hướng trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, mạng lưới kênh phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến. 2.1.4. Phương thức hoạt động Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa tài chính đang diễn ra mạnh mẽ, VietinBank – Chi nhánh Vân Đồn hướng đến hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại hiện đại – đa năng, tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ số an toàn tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh. Những năm vừa qua Chi nhánh Vân Đồn đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc cơ cấu lại tổ chức hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ đi đôi với việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Với sức mạnh nội lực được tích tụ và phát triển qua nhiều năm hoạt động cùng tinh thần quyết tâm của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên, tạo tiền đề cho chi nhánh có thể thể vượt qua mọi thử thách. Chi nhánh Vân Đồn chú trọng đẩy mạnh công tác tiếp thị, bán hàng, công tác an sinh xã hội nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, tăng quy mô về tiền gửi, tiền vay, thanh toán, kho quỹ, dịch vụ về ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ Chi nhánh Vân Đồn đã mở rộng mạng lưới trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh như: Mông Dương (TP Cẩm Phả)... Chi nhánh Vân Đồn luôn quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, kỳ vọng của mỗi đối tượng khách hàng để đưa ra các giải pháp chăm sóc hữu hiệu, thỏa mãn cao nhất các nhu cầu hợp lý của khách hàng trong khả năng cho phép của mình. 2.1.5 Bộ máy tổ chức của VietinBank – Chi nhánh Vân Đồn. Bộ máy tổ chức của VietinBank – Chi nhánh Vân Đồn được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến. Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của chi nhánh; Giám đốc và các phó giám đốc chỉ đạo điều hành tất cả các phòng ban tại hội sở và các phòng giao dịch; các phòng chức năng ở hội sở chính quản lý về mặt nghiệp vụ đối với các phòng giao dịch; các phòng giao dịch hoạt động như một chi nhánh trực thuộc. Trưởng phòng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị mình. Hình 2.1:Cơ cấu tổ chức của VietinBank – Chi nhánh Vân Đồn Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng giao dịch Phòng Bán lẻ Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng DVKH Phòng Tổng hợp Bộ phận thẻ và Dịch vụ NH điện tử Bộ phận thông tin điện toán Bộ phận QLRR& NCVĐ Bộ phận TTTM và KD ngoại tệ Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của VietinBank – Chi nhánh Vân Đồn Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: * Phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu cho Giám đốc các lĩnh vực: Tổ chức đào tạo CNV, tuyển dụng lao động, quản lý tiền lương, công tác phòng tổng hợp thi đua, công tác hành chính quản trị. * Phòng khách hàng doanh nghiệp: Phòng khách hàng doanh nghiệp có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo chi nhánh trong quản lý, khai thác và bán các sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng doanh nghiệp. Nhiệm vụ: Chủ động tìm kiếm tiếp thị khách hàng mới, chăm sóc duy trì quan hệ thường xuyên với các khách hàng doanh nghiệp. Khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ các khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức khác như đơn vị hành chính sự nghiệp, các ban quản lý dự án theo quy định hiện hành của NHCT. Khai thác nguồn vốn nước ngoài từ các chương trình tín dụng quốc tế như JICA, JBIC. Tìm kiếm, tiếp nhận, thẩm định phương án và tài sản bảo đảm đề xuất tín dụng cung cấp các sản phẩm tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp. Kiểm tra giám sát chặt chẽ trước trong và sau cho vay. Đôn đốc thu hồi các khoản nợ xấu, nợ XLRR. * Phòng Bán lẻ: Phòng khách hàng cá nhân có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo chi nhánh trong quản lý, khai thác và bán các sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng cá nhân. Nhiệm vụ: Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng là cá nhân hộ gia đình; phối hợp cùng các bộ phận liên quan cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ của NHCT cho các KHCN; Tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng cung cấp, hoàn thiện hồ sơ đề nghị vay vốn, bảo lãnh, chiết khấu, ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp ín dụng khác bao gồm cả các hình thức tài trợ thương mại, phối hợp tiếp nhận hồ sơ, hoàn thiện thủ tục mở thẻ Tín dụng quốc tế. Xây dựng phương án thu nợ và xử lý các khoản nợ quá hạn. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ, quy trình giao dịch đối với KHCN. Triển khai thực hiện đánh giá tổng kết kết quả triển khai các sản phẩm dịch vụ. * Phòng Tổng hợp: Phòng Tổng hợp có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác lập, xây dựng kế hoạch, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại chi nhánh, công tác quản lý rủi ro hoạt động. Nhiệm vụ: Tính toán xác định lãi suất đầu vào, đầu ra giúp ban giám đốc triển khai kế hoạch kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, tính toán, phân bổ đánh giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu các phòng định kỳ, đầu mối phát triển mạng lưới, báo cáo thống kê. * Phòng dịch vụ khách hàng: Chức năng: Trực tiếp giới thiệu, tư vấn hỗ trợ và thực hiện các giao dịch, dịch vụ trực tiếp với khách hàng; Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ khác, xử lý hạch toán giao dịch; tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện giao dịch tài chính và phi tài chính của toàn chi nhánh đúng theo quy định hiện hành của NHCT; Thực hiện kiểm soát đối với các giao dịch tài chính đã phát sinh tại đơn vị sau mỗi ngày, mỗi tháng, quý, năm; Thực hiện nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Quản lý toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm; bảo đảm công tác an toàn kho quỹ của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vậ chuyển; Điều hành và sử dụng tiền mặt tiết kiệm, hiệu quả Nhiệm vụ: Trực tiếp giới thiệu tư vấn, cung ứng/bán và hỗ trợ khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của NHCT nhanh chóng chính xác, an toàn hiệu quả. Tiếp nhận chứng từ, kiểm soát và hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời các giao dịch tài chính liên quan đến khách hàng đúng chế độ kế toán. Tiếp nhận hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, Thư bảo lãnh từ phòng khách hàng thực hiện kiểm soát, giải ngân, thu nợ, thu lãi, tất toán khoản vay Quản lý an toàn toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển theo đúng quy định của NHNN và NHCT. Điều phối tiền mặt hợp lý giữa Hội sở chi nhánh với các phòng giao dịch, máy ATM. Thực hiện việc lĩnh, nộp tiền mặt với NHCT và NHNN của tỉnh. Chịu trách nhiệm cuối cùng về tình hình quản lý tiền mặt hàng ngày của chi nhánh. * Phòng giao dịch: Phòng giao dịch giống như một Ngân hàng thu nhỏ, có các bộ phận huy động vốn, có bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, có bộ phân kế toán đảm nhận các công việc kế toán cho vay, nợ, kế toán tiết kiệm thực hiện theo chế độ kế toán báo sổ. Tùy theo tình hình kinh tế từng thời kỳ Giám đốc có giao mức phán quyết cho vay đối với Trưởng phòng cho phù hợp. Chi nhánh tiến hành phân công cho các phòng phụ trách cho vay đối với từng địa bàn nhất định. 2.1.6. Tác động của suy thoái kinh tế đối với VietinBank - Chi nhánh Vân Đồn. Việt Nam tuy chưa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nhưng thị trường trong nước vẫn bị sức ép khá lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính thể hiện qua việc sụt giảm nghiêm trọng kim ngạch xuất nhập khẩu, việc giải ngân dòng vốn đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn, cán cân thanh toán mất cân đối nghiêm trọng, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, thị trường bất động sản và chứng khoán đóng băng Trong bối cảnh đó, Chính phủ mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, kiểm soát thị trường tài chính trong nước như gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định lãi suất trần, buộc các ngân hàng thương mại mua tín phiếu bắt buộc Tất cả những chính sách này đã đặt các ngân hàng thương mại trong nước vào tình thế hết sức khó khăn khi phải tham gia cuộc đua lãi suất để đảm bảo khả năng thanh khoản, lại vừa phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ xấu do khách hàng mất khả năng thanh toán Trong tình hình đó, việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn đã bị ảnh hưởng lớn bởi những khó khăn chung của nền kinh tế. Thật vậy, trong năm 2017, Chi nhánh Vân Đồn đã phải tạm gác mục tiêu tăng trưởng nhanh để tập trung cho nhiệm vụ quan trọng hàng đầu giữ vững khách hàng tốt, tăng cường công tác huy động vốn, tìm kiếm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh đang quan hệ với ngân hàng khách trên địa bàn, đồng thời tập trung xử lý thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro duy trì sự ổn định và an toàn trong hoạt động. Đến năm 2017, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đáng kể đến tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chi nhánh Vân Đồn không hoàn thành được mục tiêu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank – Chi nhánh Vân Đồn. 2.2.1. Hoạt động huy động vốn Trong giai đoạn 2015-2017, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốn giữa các TCTD trong nước gây ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM nói chung và VietinBank – Chi nhánh Vân Đồn nói riêng. Trước biến động về giá huy động vốn trên thị trường, Chi nhánh Vân Đồn đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay - huy động. Bảng 2.1 Hoạt động huy động vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng Nguồn vốn 415,245 578,412 721,524 - Phân theo đơn vị tiền tệ: + Nguồn vốn VND 393,698 95% 519,447 90% 608,940 84% + Ngoại tệ quy ra VND 21,547 5% 58,965 10% 112,584 16% -Phân theo kỳ hạn: + Không kỳ hạn 87,201 21% 104,114 18% 144,305 20% + Có kỳ hạn 328,044 79% 474,298 82% 577,219 80% -Phân theo loại KH: + KH tổ chức 4,152 1% 11,568 2% 14,430 2% + KH cá nhân 411,093 99% 566,844 98% 707,094 98% (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của VietinBank Vân Đồn năm 2015, 2016, 2017) Hình 2.2 Tăng trưởng nguồn vốn qua các năm 2015,2016,2017 Bảng 2.2 Tốc độ tăng giảm nguồn vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Tăng giảm Tỷ lệ tăng Tăng giảm Tỷ lệ tăng Tổng Nguồn vốn 163,167 39.29% 143,112 24.74% -Phân theo đơn vị tiền tệ + Nguồn vốn VND 125,749 31.94% 89,493 17.23% + Ngoại tệ quy ra VND 37,418 173.66% 53,619 90.93% -Phân theo kỳ hạn + Không kỳ hạn 16,913 19.39% 40,191 38.60% + Có kỳ hạn 146,254 44.58% 102,921 21.70% -Phân theo loại KH + KH tổ chức 7,416 178.59% 2,862 24.74% + KH cá nhân 155,751 37.89% 140,250 24.74% Nguồn: Bảng cân đối kế toán của VietinBank Vân Đồn năm 2015, 2016, 2017 Qua bảng số liệu thống kê cho thấy tình hình huy động vốn của Chi nhánh có sự tăng trưởng khá ổn định năm sau so với năm trước, đến 31/12/2016 tăng 163.167 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng: 39,29%; đến 31/12/2017 tăng 143.112 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng: 24,74%, đạt 100% kế hoạch năm 2017. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh đến 31/12/2017 tăng 144.305 triệu đồng, tăng 38,60% so với năm 2016. Để có được điều này chi nhánh đã mở rộng tiếp thị khách hàng tiền gửi doanh nghiệp, đặc biệt là tiền gửi thanh toán (cụ thể trong năm 2017 đã mở mới được 10 tài khoản thanh toán của các công ty lớn trên địa bàn), với việc gia tăng nguồn tiền gửi này sẽ làm giảm chi phí vốn. Chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì vay vốn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, với nguồn vốn này chi nhánh chỉ cần bán vốn cho NHCTVN cũng đem lại khoản chênh lệch: 1,2%/năm. Trong bối cảnh nền kinh kế chịu ảnh hưởng của suy thoái và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, với kết quả đạt được thể hiện sự cố gắng rất lớn của chi nhánh trong công tác huy động vốn, chi nhánh đã thực hiện linh hoạt một số chính sách nhằm thu hút một cách tối đa lượng vốn huy động như: chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách lãi suất linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng, chính sách tiếp thị khuyến mãi, sản phẩm mới lãi suất bậc thang ... Công tác tiếp thị tiếp tục được tăng cường dưới nhiều hình thức khác nhau như phát tờ rơi, thông tin phát thanh tuyên truyền qua phường; thực hiện văn minh trong giao tiếp, nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm huy động vốn; đặc biệt trong năm qua bộ phận thực hiện công tác huy động vốn tại chi nhánh đã rất quan tâm chú trọng đến việc tìm kiếm các nguồn tiền gửi có chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn Ngân hàng huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế để phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của mình là đầu tư và cho vay để thu lợi nhuận. Cùng với việc huy động vốn tăng thì kết quả sử dụng vốn của chi nhánh trong thời gian qua cũng tăng lên. Việc sử dụng vốn để đầu tư cho vay phải đảm bảo được mức độ an toàn và sinh lời. Trong những năm qua VietinBank Chi nhánh Vân Đồn đã thận trọng trong việc phân tích, đánh giá và lựa chọn khách hàng để cho vay và đầu tư, tuân thủ đúng các bước của quy trình cho vay. Bên cạnh việc đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của những khách hàng truyền thống, Chi nhánh đã tăng cường tiếp cận các khách hàng mới thuộc lĩnh vực: Sản xuất chế biến dăm gỗ, thương mại, xi măng... đi đôi với cải tiến chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới vào phục vụ khách hàng. Chủ động cùng với khách hàng tháo gỡ những khó khăn để kịp thời giải ngân những dự án đã hội đủ điều kiện vay vốn. Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân đối với nhu cầu vay tiêu dùng có nguồn trả nợ ổn định hàng tháng, là các cán bộ công chứng chức công tác tại các sở ban nghành, trường học, bệnh viện; mở rộng cho vay các khách hàng hoạt động kinh doanh khu vực chợ có tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao. Với cách này chi nhánh hạn chế các rủi ro có thể xảy ra liên quan đến ngành hàng, để phân tán rủi ro không cách nào hay hơn cách cho vay khách hàng cá nhân. Tình hình sử dụng vốn được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 2.3 Hoạt động cho vay Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Doanh số cho vay 439,795 621,085 627,980 Doanh số thu nợ 422,731 435,215 604,456 Tổng dư nợ 315,960 484,612 499,126 Theo đối tượng CV: - Dư nợ QD 132,703 42% 198,691 41% 174,694 35% - Dư nợ NQD 183,257 58% 285,921 59% 324,432 65% Theo ngành kinh tế: - Công nghiệp, chế biến 78,990 25% 111,461 23% 124,781 25% - Xây dựng 56,873 18% 77,538 16% 64,886 13% - Thương mại 69,511 22% 111,461 23% 119,790 24% - Vận tải 56,873 18% 77,538 16% 69,878 14% - Khác 53,713 17% 106,615 22% 119,790 24% Theo thời hạn: - Cho vay Ngắn hạn 189,576 60% 334,383 69% 349,388 70% - Cho vay trung hạn 37,915 12% 53,307 11% 59,895 12% - Cho vay dài hạn 88,469 28% 96,922 20% 89,843 18% (Nguồn Báo cáo cho vay VietinBank Vân Đồn năm 2015, 2016, 2017) + Năm 2016 tốc độ tăng trưởng dư nợ số tuyệt đối là: 168.653 trđ, tăng 53,38% so với năm 2015, trong đó tăng mạnh cả dư nợ quốc doanh: tỷ lệ tăng 49,73% và dư nợ ngoài quốc doanh tỷ lệ tăng 56,02%. Tuy nhiên đang có sự thay đổi nhỏ về tăng dần tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn: năm 2015 tỷ lệ này: 60%, năm 2016 là: 69% + Năm 2017 tốc độ tăng trưởng có sự chậm lại đáng kể, cụ thể cả năm 2017 tăng: 14.514 trđ, tỷ lệ tăng 3% so với năm 2016. Do chất lượng tín dụng có dấu hiệu xấu đi, cũng như thị trường kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, các dự án dài hạn có nhiều tác động bất lợi dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp hơn so với dự kiến. Điều chỉnh lại danh mục đầu tư tín dụng theo hướng đánh giá lại các khoản nợ, tình hình tài chính khách hàng, tình hình tài sản bảo đảm đối với các nghành, lĩnh vực khó khăn như: Xây dựng, vận tải (đặc biệt là vận tải thuỷ) để hạn chế đầu tư và có kế hoạch rút giảm dần đầu tư tín dụng. Bảng 2.4 Tốc độ tăng giảm cơ cấu tín dụng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016/ 2015 Năm 2017 / 2016 Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Dư nợ 168,653 53% 14,514 3% Theo đối tượng CV: - Dư nợ QD 65,988 50% -23,997 -12% - Dư nợ NQD 102,665 56% 38,511 13% Theo ngành kinh tế: - Công nghiệp, chế biến 32,471 41% 13,321 12% - Xây dựng 20,665 36% -12,652 -16% - Thương mại 41,950 60% 8,329 7% - Vận tải 20,665 36% -7,660 -10% - Khác 52,902 98% 13,176 12% Theo thời hạn: - Cho vay Ngắn hạn 144,807 76% 15,006 4% - Cho vay trung hạn 15,392 41% 6,588 12% - Cho vay dài hạn 8,454 10% -7,080 -7% (Nguồn Báo cáo cho vay VietinBank Vân Đồn năm 2015, 2016, 2017) Phân theo thời hạn cho vay: Năm 2017 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 349.388 triệu đồng, chiếm 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, cho vay trung dài hạn đạt 149.738 triệu đồng, chiếm 30% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Phân theo đối tượng cho vay: Tại thời điểm 31/12/2017 dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh (QD): 174.694 triệu đồng, chiếm 35% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, cho vay đối với các cá nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là: 324.432 triệu đồng, chiếm 65% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Với cơ cấu này theo đánh giá là tỷ trọng dư nợ QD là hơi thấp, chưa xứng với tiềm năng, đối với một số đơn vị tốt chi nhánh có thể mở rộng thêm quy mô tín dụng, vì hiện nay dư nợ của đối tượng khách hàng này tại chi nhánh có chất lượng khá tốt. Với việc khó khăn phát triển khách hàng mới như hiện nay thì việc đầu tư tăng thêm cho khách hàng cũ có tiềm lực cũng là một giải pháp. Trong 3 năm qua, do việc sàng lọc khách hàng cẩn trọng, nên những khoản đầu tư trong những năm này của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn đều là những khách hàng tốt, bao gồm những khách hàng truyền thống, chuyên sản xuất kinh doanh những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu trong nước và xuất khẩu như: dăm gỗ, may mặc, chế biến, kinh doanh vật liệu xây dựng. 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Cũng như những doanh nghiệp sản xuất khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng phải quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, giảm thiểu các chi phí, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm trang thiết bị, công tác phí đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn luôn chú trọng phát triển mở rộng một cách toàn diện tất cả các lĩnh vực hoạt động ngân hàng đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với từng lĩnh vực. Tuy nhiên do dư nợ tiềm ẩn rủi ro cao trong giai đoạn trước để lại khiến Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đánh giá lại hoạt động của khách hàng, công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu và hạn chế nguồn lực cho việc phát triển khác hàng mới. Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền Tỷ lệ tăng Số tiền Tỷ lệ tăng Số tiền Tỷ lệ tăng 1, Thu nhập 20,748 - 32,167 55% 43,234 34% Trong đó thu từ cho vay: 18,923 - 29,272 55% 39,056 33% 2, Chi phí 16,727 - 27,724 66% 37,772 36% 3, Lợi nhuận 4,021 - 4,443 10% 5,462 23% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Vân Đồn năm 2015, 2016, 2017) Hình 2.3 Biểu đồ kết quả kinh doanh qua các năm 2015,2016,2017 Hình 2.3 Biểu đồ kết quả kinh doanh qua các năm 2015,2016,2017 Qua bảng cho thấy kết quả hoạt động của Chi nhánh đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn thu của Chi nhánh vẫn chủ yếu là thu từ hoạt động cho vay, cụ thể: năm 2015: 91,20%, năm 2016: 91% và năm 2017: 90,34%. Trong năm vừa qua cùng với việc huy động vốn tăng với thành tích khá ấn tượng, thì việc tăng quy mô tín dụng đang ở mức hạn chế. Để đánh giá hiệu quả từ vấn đề này, ta xem xét đến Hiệu suất sử dụng vốn cụ thể được thể hiện như sau: 2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn. 2.3.1 Những nguyên nhân dẫn đến Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại TMCP Công thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một trong 10 ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn thí điểm triển khai Hiệp ước vốn theo chuẩn mực Basel II, đảm bảo quản lý rủi ro toàn diện dựa trên ba vòng kiểm soát chặt chẽ. Sơ đồ 2.1 Mô hình tín dụng theo chuẩn Basel II Các bộ phận trực tiếp kinh doanh Các bộ phận khác Mảng QLRR thị trường Mảng QLRR tín dụng Mảng QLRR hoạt động Mảng QLRR tổng thể Vòng kiểm soát thứ nhất Vòng kiểm soát thứ hai Vòng kiểm soát thứ ba Các bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách Kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực Nguồn: Mô hình này dựa trên nguyên tắc “Ba vòng kiểm soát” bao gồm (i) các đơn vị kinh doanh tại vòng 1 đóng vai trò là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm toàn diện từ khâu nhận diện, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro; (ii) Vòng 2 là các đơn vị Quản lý rủi ro với trách nhiệm thiết lập các chính sách, nguyên tắc, hạn mức kiểm soát và giám sát độc lap việc quản lý rủi ro; (iii) Vòng 3 là đơn vị Kiểm tra kiểm soát nội bộ với trách nhiệm quản lý tính hợp lý và hiệu quả của việc quản lý rủi ro tại Vòng 1 và Vòng 2. Các hoạt động chuyên trách hoạt động theo các quy chế, quy định do Hội đồng quản trị đề ra và tuân thủ các nguyên tắc và quy trình nghiệp vụ do Tổng giám đốc ban hành, thực hiện quản trị rủi ro với mọi cấp và trên toàn diện các hoạt động tác nghiệp. 2.3.2 Thực trạng quản trị rủi ro tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Vân Đồn 2.3.2.1 Nhận diện rủi ro Trong các phương pháp nhận dạng rủi ro, phương pháp phân tích báo cáo tài chính là phương pháp phổ biến nhất mà nhà đầu tư, hoặc người cho vay có thể tiếp cận để ra quyết định đầy tư/cho vay của mình. Phương pháp này áp dụng cho những nhà đầu tư có ý định đầu tư vào các doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào. Trước khi ra quyết định đầu tư đều cần xem xét đến. Một báo cáo tài chính cho ta thấy trạng thái tài chính của một tổ chức (lợi nhuận, phi lợi nhuận) nhằm đưa ra các quyết định phù hợp. Ngoài ra một cách gián tiếp, báo cáo tài chính cho ta biết tình hình hoạt động của một tổ chức, thông qua đó, góp phần đánh giá năng lực của bộ máy lãnh đạo tổ chức, các hoạt động của tổ chức đó. Trong hoạt động nhận dạng rủi ro, báo cáo tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc xem xét, ra quyết định của nhà đầu tư. Các công cụ phân tích báo cáo tài chính (Các chỉ tiêu chính cần quan tâm trong một báo cáo tài chính): Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán (đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất). Thông qua các chỉ số: + Hệ số khả năng thanh toán chung: Hệ số này cho biết tổng tài sản gấp bao nhiêu lần nợ phải trả, là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Hệ số này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_tmcp_cong_th.doc
Tài liệu liên quan