Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

MỤC LỤC

DANH MUC̣ CÁ C KÝ HIÊỤ VIẾ T TẮ T .I

DANH MUC̣ CÁ C BẢ NG. II

DANH MUC̣ CÁ C HÌNH.III

MỞ ĐẦU . 1

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO

BASEL II CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 6

1.1 Tổng quan về Hiệp ƣớc vốn Basel. 6

1.1.1 Quá trình ra đời của Hiệp ước vốn Basel. 6

1.1.2 Nội dung của các Hiệp ước Basel . 12

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thƣơng

mại. 25

1.2.1 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. 25

1.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thương mại

. 27

1.2.3 Các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng trong Basel II. 39

1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng theo Basel

II tại các ngân hàng thƣơng mại. 48

1.3.1 Nhân tố chủ quan. 48

1.3.2 Nhân tố khách quan . 50

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM56

2.1 Giới thiệu về NHNo&PTNT Việt Nam. 56

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT Việt Nam . 56

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh . 60

2.1.3 Vài nét về tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. 61

2.1.4 Sự cần thiết áp dụng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại

NHNo&PTNT Việt Nam . 65

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại

NHNo&PTNT Việt Nam . 69

2.2.1 Các quy định chung của NHNN về quản trị rủi ro tín dụng. 69

2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam. 71

2.2.3 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. 73

2.3 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại

NHNo&PTNT Việt Nam . 83

pdf135 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ đồng, chiếm 13% tổng tài sản. Tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá là 395.983 tỷ đồng, chiếm 76,18% Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; Vốn và các quỹ là 29.115 tỷ đồng, chiếm 5,67%. Mạng lƣới phục vụ rộng lớn nhất gồm 2.340 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc và chi nhánh tại Campuchia, với gần 40.000 cán bộ viên chức. Ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam hiện có 8 công ty trực thuộc: Công ty Cho thuê tài chính I (ALCI), Công ty Cho thuê tài chính II (ALCII), Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC), công ty In thƣơng mại và dịch vụ, Công ty Cổ phần chứng khoán (Agriseco), Công ty Du lịch thƣơng mại (Agribank tours), Công ty vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh (VJC), Công ty Bảo hiểm (ABIC). Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Chủ tịch nƣớc đã ký quyết định số 226/2003/QĐ-CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. NHNo&PTNT Việt Nam đã vinh dự đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thƣởng cao quý: Top 10 giải Sao Vàng đất Việt, top 10 Thƣơng hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “Doanh nghiệp phát triển bền vững” do Bộ Công thƣơng công nhận, Top 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500. Ngày 05/10/2010, Ngân hàng Nhà nƣớc có quyết định số 2339/QĐ- NHNN về việc “Chuẩn y việc thay thế Điều lệ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”. Theo đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động dƣới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn điều lệ. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng đặc biệt, ngoài chức năng của một ngân hàng thƣơng mại, NHNo&PTNT Việt Nam đƣợc xác định thêm nhiệm vụ đầu tƣ phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở 58 rộng đầu tƣ vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tƣ tại Ngân hàng và vốn của Ngân hàng đầu tƣ vào các doanh nghiệp khác; thực hiện tốt các nhiệm vụ do chủ sở hữu giao. Với mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính, ngân hàng, kinh doanh đa năng, công nghệ quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ Việt Nam; khẳng định thƣơng hiệu, uy tín trong khu vực và quốc tế. Nhìn chung, NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng thƣơng mại 100% vốn nhà nƣớc giữ vị trí chủ đạo, chủ lực trong cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân với tỷ lệ cho vay đạt gần 70% tổng dƣ nợ. Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh thông thƣờng, trong những năm qua, NHNo&PTNT Việt Nam nghiêm túc thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam nhằm thực thi chính sách tiền tệ, góp phần tích cực ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trƣởng kinh tế, chia sẻ khó khăn của nền kinh tế.[31] 59 Mô hình tổng thể tổ chức bộ máy quản lý điều hành của NHNo&PTNT Việt Nam đƣợc mô tả theo sơ đồ sau đây: Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam Nguồn: [21] HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN THƢ KÝ HĐTV BAN KIỂM SOÁT ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO KIỂM TOÁN NỘI BỘ TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƢỞNG HỆ THỐNG KTKSNB CÁC PHÓ TGĐ HỆ THỐNG BAN CHUYÊN MÔN CÔNG TY TRỰC THUỘC CHI NHÁNH LOẠI 1, LOẠI 2 SỞ GIAO DỊCH VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP PHÒNG GD GIAO DỊCH CN LOẠI 3 PHÒNG GIAO DỊCH 60 2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thƣơng mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nƣớc, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trƣờng; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tƣ vốn cho nền kinh tế. NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lƣới hoạt động, số lƣợng khách hàng. Đến 31/12/2011, NHNo&PTNT Việt Nam có tổng tài sản 556.559 tỷ đồng; vốn tự có 32.858 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 556.559 tỷ đồng; tổng dƣ nợ 523.701 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên 37.500 ngƣời; hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với 1.065 ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ; đƣợc trên 13 triệu khách hàng tin tƣởng lựa chọn NHNo&PTNT Việt Nam cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nƣớc ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tƣ châu Âu (EIB) NHNo&PTNT Việt Nam đảm nhâṇ vai trò Ch ủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á - Thái Bình Dƣơng (APRACA) nhiêṃ kỳ 2008 - 2010. Trong những năm gần đây, NHNo&PTNT Việt Nam còn đƣợc biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại. Bƣớc vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhƣng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hoàn toàn thị trƣờng tài chính - ngân hàng vào năm 2011, NHNo&PTNT 61 Việt Nam xác định kiên trì mục tiêu và định hƣớng phát triển theo hƣớng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nƣớc, vƣơn tầm ảnh hƣởng ra thị trƣờng tài chính khu vực và thế giới. 2.1.3 Vài nét về tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam Cũng nhƣ các NHTM khác, NHNo&PTNT Việt Nam cũng thực hiện các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán ngân quỹ, các dịch vụ NHTM khác. Sau đây là một số chỉ tiêu hoạt động chính của NHNo&PTNT Việt Nam qua các năm gần đây: Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chính của NHNo&PTNT Việt Nam Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Tổng nguồn vốn 391.520 466.020 519.758 564.640 % tăng trưởng 28,09% 19,03% 11,53% 8,64% 2 Tổng dƣ nợ 284.679 354.884 415.239 449.894 % tăng trưởng 22,75% 24,66% 17,01% 8,35% 3 Tỷ lệ dƣ nợ/Tổng tài sản 72,71% 76,15% 79,89% 80,23% 4 Tỷ lệ nợ xấu 2,68% 2,61% 3,71% 6,10% 5 Tổng doanh thu 49.059 50.241 60.591 122.443 - Doanh thu từ hoạt động tín dụng 43.360 42.295 53.568 119.054 - Doanh thu ngoài hoạt động tín dụng 5.699 7.946 7.023 3.389 - % doanh thu ngoài hoạt động tín dụng 11.62% 15,82% 11,59% 2,77% 6 Lợi nhuận trƣớc thuế 2.413 3.744 3.478 6.784 7 Lợi nhuận sau thuế 1.803 2.831 2.664 5.690 8 Vốn chủ sở hữu 16.695 19.515 29.511 40.570 9 ROA (=LNST/Tổng tài sản) 0,51% 0,66% 0,54% 1,01% 10 ROE (=LNST/Vốn CSH) 13,28% 15,64% 10,87% 14,02% (Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2008, 2009, 2010, 2011) Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tuy đã phục hồi sau khủng hoảng, nhƣng thực tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ một cuộc khủng hoảng khác, nhƣ khủng hoảng nợ ở Châu Âu, 62 vấn đề nợ công, thất nghiệp, thâm hụt ngân sách ở một số nền kinh tế lớn vẫn chƣa chấm dứt. Lạm phát ở một số nƣớc tăng cao, giá vàng và USD biến động mạnh, giá cả một số mặt hàng chính tăng cao đã tác động mạnh đến tình hình kinh tế Việt Nam. Chịu sự ảnh hƣởng của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, những dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế thể hiện rõ nét, đặc biệt là lạm phát và tỷ giá. Lạm phát năm 2010 ở mức 11,75% vƣợt xa mục tiêu của Chính phủ, thâm hụt thƣơng mại vẫn ở mức cao, làm giảm dự trữ ngoại hối gây sức ép lên đồng nội tệ; xu hƣớng tăng giá cả trên thị trƣờng thế giới sẽ gây áp lực đến mặt bằng giá cả trong nƣớc; thiên tai, dịch bệnh vẫn còn có nguy cơ xảy ra và diễn biến phức tạp, ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Cụ thể: Nguồn vốn qua các năm đều tăng trƣởng do NHNo&PTNT Việt Nam đã chú trọng thực hiện tốt cơ cấu nguồn vốn (tăng trƣởng nguồn vốn ổn định từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế; giảm nguồn vốn không ổn định đối với tiền gửi, tiền vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính) thông qua thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm, các hình thức huy động vốn, lãi suất huy động linh hoạt phù hợp với từng thị trƣờng; tổ chức thực hiện tốt các đợt huy động tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá dự thƣởng. 63 Hình 2.2: Tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam (Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2008, 2009, 2010, 2011) Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn không đạt mục tiêu đề ra; cơ cấu vốn tại một số chi nhánh chƣa hợp lý; nguồn vốn trên hai địa bàn Hà Nội, Hồ Chí Minh tăng trƣởng thấp so với bình quân toàn hệ thống. Sở dĩ nguồn vốn tăng trƣởng chƣa cao một phần do biến động của thị trƣờng vốn và lãi suất huy động; tỷ giá vàng, ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát tăng cao. Lãi suất huy động của NHNo&PTNT Việt Nam bị khống chế bởi lãi suất huy động đồng thuận với Hiệp hội ngân hàng và NHNN, một số NHTM khác tìm mọi cách lách lãi suất huy động cao hơn mức trần lãi suất công bố làm thị trƣờng vốn biến động, nguồn vốn huy động giảm mạnh. Mặt khác, một số Chi nhánh còn chƣa thực sự quan tâm đến tính tăng trƣởng bền vững của nguồn vốn, huy động tiền gửi dân cƣ thấp; chƣa thực sự bán sát diễn biến của thị trƣờng, chƣa có biện pháp nhanh nhạy phù hợp với thị trƣờng, còn ỷ lại vào nguồn vốn từ trung ƣơng; Hoạt động tín dụng tăng trƣởng đạt đƣợc kết quả khả quan: triển khai thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ, tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn theo đúng chủ trƣơng của Chính phủ, NHNN; hạn chế và kiểm soát đƣợc cho vay bất động sản và chứng khoán, thực hiện kiểm 64 soát chặt chẽ việc cho vay đối với các dự án đầu tƣ; tăng cƣờng các biện pháp chỉ đạo và giám sát đối với chi nhánh có nợ xấu cao trên 5%, triển khai tích cực các biện pháp xử lý nợ, tháo gỡ khó khăn về thanh khoản; Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cao hơn tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn, vƣợt mục tiêu tăng trƣởng đề ra do bổ sung vốn ngoài kế hoạch cho các chi nhánh để xử lý các khoản nợ liên quan đến Công ty Cho thuê tài chính NHNo&PTNT Việt Nam , do chênh lệch tỷ giá vàng và ngoại tệ; nợ xấu cao do nợ xấu của các Công ty Cho thuê tài chính NHNo&PTNT Việt Nam , Vinashin; công tác quản lý và kiểm soát chất lƣợng, kiểm soát rủi ro còn hạn chế. Tỷ lệ dƣ nợ/Tổng tài sản ngày càng tăng, trong 3 năm gần đây đều chiếm trên 75% điều này chứng tỏ rằng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng và cũng là hoạt động tạo nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Hình 2.3: Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động tín dụng và ngoài hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam (Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2008, 2009, 2010, 2011) Các hoạt động kinh doanh khác nhƣ kinh doanh ngoại hối, thanh toán trong nƣớc, hệ thống thẻ và các sản phẩm dịch vụ khác đang từng bƣớc đƣợc cải thiện và đa dạng hóa, tuy nhiên kết quả hoạt động từ những dịch vụ này 65 vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng hoạt động kinh của NHNo&PTNT Việt Nam do chƣa đƣợc quan tâm chỉ đạo sát sao và quản lý chặt chẽ, tăng trƣởng dƣ nợ gắn với dịch vụ thanh toán và mua bán ngoại tệ đạt kết quả thấp, thị phần về dịch vụ ngân hàng có chiều hƣớng giảm chƣa tƣơng xứng với quy mô hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam . Trƣớc thực trạng khó khăn trên, NHNo&PTNT Việt Nam đang từng bƣớc củng cố, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh và hoàn thiện hệ thống để tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trên thị trƣờng tài chính, tín dụng nông nghiệp, nông thôn; củng cố và nâng cao thị trƣờng nguồn vốn; duy trì tăng trƣởng tín dụng ở mức hợp lý, kiểm soát cơ cấu nợ vay; phát triển và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin; tăng cƣờng tỷ hoạt động ngoài tín dụng 2.1.4 Sự cần thiết áp dụng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại NHNo&PTNT Việt Nam 2.1.4.1 Những tồn tại của hoạt động tín dụng từ bản thân ngân hàng Hậu quả của việc theo đuổi tăng trƣởng tín dụng cao trong thời kỳ trƣớc, trong khi năng lực quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng còn thấp, cộng với những biến động bất lợi của nền kinh tế đã khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên đáng kể trong năm 2011. Nhóm Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc (NHTMNN) có tỷ lệ nợ xấu cao hơn hẳn so với nhóm Ngân hàng thƣơng mại cỏ phần (NHTMCP) (chênh lệch tỷ lệ nợ xấu của 2 nhóm ngân hàng là 1,18%). Nguyên nhân của tình trạng trên chính là việc nhóm NHTMNN phải gánh chịu khoản nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nƣớc, trong đó phải kể đến các tập đoàn kinh tế và tổng công ty hoạt động không hiệu quả 66 Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam năm 2011 STT Tổ chức tín dụng (TCTD) Tỷ lệ nợ xấu 1 Nhóm TCTD Việt Nam 3,44% NHTMNN 3,62% NHTMCP 2,44% Công ty tài chính 3,11% Công ty cho thuê tài chính 51,7% 2 Nhóm TCTD nƣớc ngoài 2,09% Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài 1,21% Ngân hàng liên doanh 4,46% Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 1,63% Công ty tài chính 5,25% Công ty cho thuê tài chính 5,88% Nguồn: [8] Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam có xu hƣớng tăng lên, năm 2011 tỷ lệ này là 4,82%, cao hơn so với tỷ lệ chung của ngành. Tốc độ tăng trƣởng thấp hơn so với mức tăng trƣởng của toàn ngành ngân hàng. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chƣa đạt so với chỉ tiêu định hƣớng chiếm trên 70% dƣ nợ Công tác dự báo, thống kê tín dụng còn yếu, nhất là thống kê tình hình cho vay nông nghiệp, nông thôn, ảnh hƣởng tới công tác chỉ đạo điều hành. Việc định hƣớng cụ thể cho các chi nhánh về các ngành, lĩnh vực mở rộng hoặc hạn chế đầu tƣ tín dụng còn chậm. Xử lý những vấn đề cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại khác còn chƣa nhanh nhạy nhất là việc điều chỉnh các chính sách (lãi suất, phí, mua bán 67 ngoại tệ) đối với khách hàng là tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu nông sản lớn. Mô hình quản lý tín dụng chƣa phù hợp với quy mô tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng chƣa thực sự phát huy hiệu quả. Công tác giám sát hoạt động tín dụng của trụ sở chính đối với chi nhánh còn hạn chế, chậm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trƣờng hợp cho vay không đúng các quy định. Việc chấp hành kỷ cƣơng, kỷ luật ở một số chi nhánh còn chƣa nghiêm, còn phát sinh nhiều sai phạm do rủi ro về đạo đức của cán bộ liên quan đến hoạt động tín dụng; cho vay, cấp bảo lãnh không đúng quy định,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_tri_rui_ro_tin_dung_theo_basel_ii_tai_ngan_han.pdf
Tài liệu liên quan