LỜI MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI. 6
1.1 Tổng quan về kinh doanh ngoại hối và rủi ro trong kinh doanh ngoại
hối của Ngân hàng Thương mại. 6
1.1.1. Ngân hàng Thương mại và các hoạt động cơ bản của NHTM. 6
1.1.2. Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng Thương mại. 7
1.1.3. Rủi ro trong trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân
hàng thương mại . 14
1.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân
hàng thương mại. 20
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết của việc quản trị rủi ro trong hoạt động
kinh doanh ngoại hối của NHTM . 20
1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của
NHTM. 23
1.2.3. Các mô hình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
của Ngân hàng thương mại . 32
1.3. Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong
kinh doanh ngoại hối. 33
1.3.1. Các tiêu chí đánh giá năng lực quản trị rủi ro trong kinh doanh
ngoại hối ở các Ngân hàng thương mại . 33
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại
hối ở các NHTM . 39
1.4 Các kinh nghiệm trong quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của
các NHTM Việt Nam. 44
102 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối ở ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng VP bank - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoại tệ ngoại bảng tương ứng.
Nguyên tắc tính trạng thái của một ngoại tệ:
- Trạng thái ngoại tệ cuối ngày được tính trên cơ sở trạng thái ngoại tệ
của ngày hôm trước và chênh lệch giữa doanh số mua, doanh số bán phát sinh
trong ngày của ngoại tệ đó, bao gồm cả giao dịch giao ngay và kỳ hạn.
- Trạng thái ngoại tệ cuối tháng được tính trên cơ sở số dư tại thời điểm
cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng của tài khoản mua bán ngoại tệ kinh
doanh, tài khoản ngoại tệ bán ra từ các nguồn khác, tài khoản cam kết mua
ngoại tệ giao ngay, tài khoản cam kết bán ngoại tệ giao ngay, tài khoản cam
kết mua ngoại tệ có kỳ hạn và tài khoản cam kết bán ngoại tệ có kỳ hạn.
- Trạng thái ngoại tệ cuối tháng là cơ sở để đối chiếu đảm bảo tính chính
xác của trạng thái ngoại tệ cuối ngày.
Quy định khác về kinh doanh ngoại hối
Đối với giao dịch ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi:
NHTW quy định kỳ hạn của hợp đồng Foward và Swap từ 3 ngày đến
365 ngày.
Tỷ giá kỳ hạn không được vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:
- Tỷ giá giao ngay vào ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi;
- Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của Đồng
Việt Nam (tính theo năm) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố và lãi
suất mục tiêu của Đôla Mỹ do Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ công bố (Fed
Funds Target Rate);
36
- Kỳ hạn của hợp đồng.
Đối với giao dịch quyền chọn tiền tệ:
Các NHTM VN thực hiện giao dịch quyền chọn tiền tệ theo quyết định
số 1452/2004/QĐ - NHNN của thống đốc NHNN.
Tại quyết định này, TCTD được phép duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền
lựa chọn không có giao dịch đối ứng tối đa là 10% so với vốn tự có.
Các TCTD không được phép mua quyền lựa chọn của tổ choc kinh tế, tổ
chức khác và cá nhân mà họ chỉ được phép bán quyền chọn cho các đối tượng
này mà thôi.
Mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Mô hình tổ chức kinh doanh
Thông thường, một ngân hàng tích cực trong kinh doanh ngoại tệ thường
có 3 phòng liên quan mật thiết đến hoạt động này đó là:
- Phòng kinh doanh (Dealing Room): Tại đây, các nhà kinh doanh trực
tiếp tham gia mua bán trên Interbank, nghĩa là họ phải đối mặt với thị trường,
đối thủ cạnh tranh Đây cũng là nơi thể hiện năng lực, trình độ và sự thành
công hay thất bại của từng Dealer nói riêng và của ngân hàng nói chung.
Đặc điểm của phòng kinh doanh là luôn có cuộc giao ban vào đầu giờ
của mỗi ngày làm việc để xem xét những biến động của thị trường qua đêm,
đọc các bản tin liên quan về các thị trường mở cửa sớm hơn, thảo luận về diễn
biến thị trường và các đồng tiền liên quan, thảo luận về nội dung kế hoặc
trong ngày. Phòng kinh doanh phải kiểm soát được một cách chắc chắn trạng
thái trường hay đoản của từng đồng tiền tại bất cứ thời điểm nào, cũng như
phương án thoát ra khỏi từng trạng thái là như thế nào. Cán bộ kinh doanh
phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về lãi lỗ trong hoạt động của mình
và bảo đảm rằng hoạt động của mình luôn nằm trong giới hạn quản lý rủi ro
37
cho phép hay có thể kiểm soát được.
- Phòng thanh toán (Back Office): Đây là phòng có chức năng độc lập,
không nhất thiết phải được đặt ngay cạnh phòng kinh doanh; có nhiệm vụ xác
nhận giao dịch, thực hiện thanh toán, đối chiếu số dư, sao kê tài khoản
- Phòng quản lý rủi ro (Mid Office): Có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi, giám
sát các hạn mức mà mỗi nhà kinh doanh được phép sử dụng, tránh không để
cán bộ kinh doanh vượt ra ngoài khuôn khổ thẩm quyền và quá mạo hiểm
trong kinh doanh, nhất là nghiệp vụ đầu cơ.
Quy trình nghiệp vụ
Quy trình nghiệp vụ cơ bản của kinh doanh ngoại tệ cần đảm bảo những
nội dung sau:
(1) Niêm yết tỷ giá và phí quyền chọn.
(2) Thực hiện giao dịch với đối tác hoặc khách hàng
Việc thực hiện giao dịch với đối tác hoặc khách hàng do Dealer thực
hiện. Các phương tiện được thực hiện trong giao dịch là: điện thoại, fax. Cần
lưu ý rằng tất cả các giao dịch qua điện thoại được coi là hợp lệ khi giao dịch
được thực hiện thông qua của Ngân hàng.
(3) Tạo dữ liệu giao dịch
Sau khi hoàn tất việc thực hiện giao dịch với đối tác/khách hàng. Dealer
phải nhập nội dung của giao dịch vào hệ thống quản lý giao dịch (trading
system) và in ra “Phiếu giao dịch” ngay lập tức để chuyển sang cho Bộ phận
kiểm soát rủi ro.
(4) Kiểm soát giao dịch
Ngay sau khi nhận được giao dịch từ hệ thống quản lý giao dịch hoặc
“Phiếu giao dịch cho Dealer chuyển sang, Bộ phận kiểm soát rủi ro phải thực
hiện các bước sau:
38
- Kiểm tra tỷ giá giao dịch có phải là tỷ giá công bố hoặc tỷ giá giao
dịch của thị trường hay không;
- Kiểm tra hạn mức của đối tác hoặc khách hàng;
- Kiểm tra tiền cọc (nếu có);
- Kiểm tra hạn mức giao dịch của Dealer.
Trong trường hợp giao dịch không đảm bảo một trong các yêu cầu trên
thì nhân viên kiểm soát rủi ro được quyền không duyệt, và phải tiến hành lập
ngay biên bản vi phạm giao dịch, đồng thời báo cáo kịp thời cho cấp quản lý
trực tiếp của bộ phận kiểm soát rủi ro để xử lý. Khi giao dịch đảm bảo các
điều kiện nêu trên thì nhân viên kiểm soát rủi ro tiến hành duyệt giao dịch trên
hệ thống giao dịch hoặc ký tên trên “phiếu giao dịch” và chuyển sang cho bộ
phận hỗ trợ giao dịch (back office)
(5) Xác nhận giao dịch
Việc thực hiện xác nhận do nhân viên hỗ trợ giao dịch thực hiện. Tất cả
các giao dịch trong ngày phải được xác nhận hoàn tất trong ngày.
(6) Thanh toán giao dịch
(7) Thanh toán bù trừ
Để thực hiện thanh toán bù trừ, ngân hàng và đối tác khách hàng giao
dịch phải có thỏa thuận thanh toán bù trừ bằng văn bản riêng.
(8) Theo dõi thanh toán đi, thanh toán đến
Việc theo dõi thực hiện các khoản tiền thanh toán đi và thanh toán đến do
nhân viên hỗ trợ giao dịch thực hiện.
Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối
Phát triển đầy đủ các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro ngoại
hối theo thông lệ quốc tế, bao gồm công cụ kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và
quyền chọn. Các công cụ phái sinh phải được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong
39
phòng ngừa rủi ro ngoại hối của ngân hàng.
Đặc trưng nổi bật của quản lý rủi ro ngoại hối hiệu quả là bên cạnh sử
dụng các công cụ giao dịch để tạo thu nhập cho ngân hàng thì còn sử dụng
các công cụ ngoại hối phái sinh (kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lai)
trong phòng ngừa rủi ro ngoại hối, đồng thời phát triển và cân đối tỷ trọng về
doanh số giao dịch của các công cụ trên thị trường.
Công nghệ phương tiện kỹ thuật
Đặc điểm của thị trường ngoại hối hiện đại là hoạt động 24/24, không
giới hạn về không gian và mang tính toàn cầu; số lượng và qui mô giao dịch
khổng lồ, giao dịch ngoại hối trực tuyến thông qua mạng internet phát triển
mạnh. Để quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng như nâng cao tính
hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro thì ngân hàng cần phải sử dụng công
nghệ thông tin và trang thiết bị hiện đại.
Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson,
SowJones News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý
rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng quan hệ hợp tác
với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ
sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công
cụ phái sinh nói chung và công cụ quyền chọn ngoại hối, công cụ tương lai
ngoại hối nói riêng.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại
hối ở các Ngân hàng Thương mại
1.3.2.1. Nhân tố khách quan
Cơ sở pháp lý
Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép
các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối,
40
quyền chọn vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ
phái sinh còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có
quy chế của NHNN là Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày
30/09/2003. Mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ
quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ
và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép
từ phía NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường
chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước
mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn
đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.
Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối
Tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để các doanh nghiệp phải
quan tâm chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Các NHTM cũng rất muốn
triển khai các sản phẩm dịch vụ mới nhưng không thể "cố ép" khách hàng sử
dụng khi thực sự họ không có nhu cầu.
NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường
ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp tục nới
rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh linh
hoạt biên độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để NHTM cũng
như doanh nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Bên
cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong
giao dịch phái sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị
trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động
của các NHTM. Cho phép các NHTM chủ động thực hiện quyền chọn ngoại
hối giữa ngoại tệ và VND khi có nhu cầu phái sinh. Tránh để các NHTM thực
hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết của ngân hàng, dẫn đến
tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra.
41
NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều
hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ
chức tín dụng là thành viên thị trường. Ngân hàng Nhà nước tham gia thị
trường với tư cách là người mua, người bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi
cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
Khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngoại hối của khách hàng
Việc ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong
ngân hàng phụ thuộc lớn vào nhu cầu thực sự từ phía khách hàng. Hiện nay, ở
Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở
doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đã triển khai
nghiệp vụ option nhưng không có giao dịch. Mặc dù trên thế giới các nghiệp
vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như forward, swap, futures, option đã
được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ
USD. Nhu cầu của khách hàng chính là vấn đề cốt lõi, vì trước đây tỷ giá
USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá NHNN công bố,
khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, sang
năm 2007 và đầu năm 2008, thị trường chứng kiến sự biến động và đảo chiều
mạnh mẽ của VND so với đồng Đôla Mỹ, tỷ giá USD/VND giảm xuống giao
dịch tại mức sàn. Nguyên nhân là do lượng lớn ngoại tệ từ các hoạt động đầu
tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiều hối đổ vào các NHTM làm xuất hiện
dư thừa ngoại tệ do mất cân đối cung cầu. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện
nay đang phải đối mặt với vấn đề rủi ro tỷ giá, đặc biệt là các doanh nghiệp
xuất khẩu trong ngành thuỷ sản, dệt may, cà phê... và các ngành sản xuất, xuất
khẩu khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói quen
hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới phòng chống rủi ro đối với các
hoạt động ngoại tệ của mình.
42
Hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam đều phải vay ngoại tệ hàng trăm
triệu USD hoặc EUR để đầu tư vào các dự án lớn, các doanh nghiệp này sau
khi vay ngoại tệ thường bán số ngoại tệ này chuyển sang VND để tiến hành
hoạt động đầu tư dự án, đến kỳ trả nợ họ phải mua lại số ngoại tệ đó bằng
VND. Trong thời gian tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, rõ ràng sẽ có
sự biến động về cả lãi suất cho vay và cả tỷ giá hối đoái. Nếu sử dụng công cụ
phái sinh như hoán đổi lãi suất hoặc công cụ kỳ hạn hay quyền chọn về ngoại
tệ thì các doanh nghiệp sẽ bảo hiểm được rủi ro lãi suất trong trường hợp nếu
lãi suất vay là thả nổi và khi lãi suất thị trường đã tăng lên như hiện nay hoặc
bảo hiểm được rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ có xu hướng giảm xuống vào thời
điểm doanh nghiệp bán ngoại tệ.
Môi trường kinh tế vĩ mô
Tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn
định là điều kiện mang tính nền tảng để thị trường ngoại hối nói chung và
hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM nói riêng phát triển lành mạnh ổn
định. Các luồng vốn ngoại tệ vận động ổn định, không xẩy ra biến động, đặc
biệt là các luồng vốn ngắn hạn. Sự ổn định tạo môi trường cho rủi ro ngoại
hối đối với NHTM thấp, tạo nền tảng cho các tổ chức kinh doanh dịch vụ
ngoại hối phát triển.
Cùng với ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh hội nhập kinh tế, phát triển
các hoạt động kinh tế đối ngoại: Xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài (trực tiếp
và giáp tiếp), du lịch là điều kiện cần mang tính quyết định đối với sự phát
triển của hoạt động kinh doanh ngoại hối.
1.3.2.2. Nhân tố chủ quan
Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại
Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay là vấn đề vốn điều lệ. Tiềm
lực tài chính thể hiện qua vốn điều lệ và kết quả hoạt động kinh doanh của
43
NH. Vốn tự có là khoản dùng để bù đắp rủi ro, là điều kiện để đảm bảo an
toàn trong hoạt động của NH, tạo uy tín và niềm tin trong công chúng. Nếu
tính theo thông lệ quốc tế tỷ trọng vốn tự có phải chiếm tối thiểu 8% tổng tài
sản có thì vốn tự có thấp sẽ làm cho hoạt động tín dụng bị thu hẹp. Điểm
riêng biệt của các NHTMCP Việt Nam so với các nước khác là sự hợp tác của
NH trong các dự án đồng tài trợ. Thêm vào đó là thiếu sự năng động của hoạt
động của thị trường liên ngân hàng càng làm cho hiệu quả sử dụng vốn trên
toàn hệ thống thấp.
Nguồn nhân lực
Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới
và phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như
các NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác,
cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất;
đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp.
Cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm
mục đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp
cho khách hàng hiểu biết về các công cụ phái sinh ngoại hối. Phát triển các
công cụ phái sinh và thị trường phái sinh là giúp cho các doanh nghiệp có
thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh
doanh. Khi sử dụng các công cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn
về tỷ giá mong muốn. Mặt khác, cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng
cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các
công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những
sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng. Ngoài ra cần
trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị
trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở
chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của
44
thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.
Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng của mình
hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối.
1.4 Các kinh nghiệm trong quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
1.4.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở các Ngân hàng Thương mại Việt
Nam
Nhiều năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam thường xuyên chỉ có sự tham gia của một mình
Vietcom Bank. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2016 đã có nhiều ngân hàng tham gia
hoạt động kinh doanh ngoại hối như VietinBank, BIDV, Sacom Bank,
Techcom Bank, ACB hay Exim bank.
Bảng 1.1 Tình hình kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng
Xét trong nửa đầu năm 2016, Vietcom Bank vẫn dẫn đầu về lãi thuần từ
kinh doanh ngoại hối với mức lãi 1.083 tỷ đồng. Tuy nhiên mức tăng so với
cùng kỳ năm 2015 chỉ là 18%. Dù chưa thể ở thế rượt đuổi Vietcom Bank
45
nhưng VietinBank cũng đã có mức tăng trưởng lãi thuần từ kinh doanh ngoại
hối rất mạnh trong nửa đầu năm 2015. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2016, lãi thuần
từ kinh doanh ngoại hối của VietinBank đạt mức 343 tỷ đồng, tăng vọt 429%
so với con số 65 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Sacom Bank là ngân hàng đứng ở
vị trí số 3 về lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối trong nửa đầu năm 2016 chứ
không phải BIDV. Con số mà Sacom Bank đạt được là 262 tỷ đồng, tăng 123%
so với 6 tháng đầu năm 2015. Trong khi đó, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối
của BIDV đạt 205 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2016, tăng 294% so với cùng kỳ
năm 2015. Một ngân hàng khác là Exim Bank cũng có mức lãi thuần từ kinh
doanh ngoại hối khá đáng nể, đạt mức 122 tỷ đồng nửa đầu năm 2016, tăng
83% so với cùng kỳ năm ngoái. ACB và Techcom Bank lần lượt đạt mức lãi
thuần 98,7 tỷ đồng và 87,7 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối, tăng lần lượt 110%
và 712% so với 6 tháng đầu năm 2015.
Như vậy, Vietcom Bank vẫn thống trị hoạt động kinh doanh ngoại
hối nhưng tốc độ tăng trưởng về lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối khá
thấp, trong khi Techcom Bank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lãi thuần
từ kinh doanh ngoại hối cao nhất. Ngoại trừ TPBank hoạt động kinh doanh
ngoại hối vẫn bị lỗ, 14 ngân hàng còn lại có lãi, đặc biệt 4 ngân hàng đã
chuyển từ trạng thái lỗ quý I/2015 sang lãi trong quý I/2016 là Techcom
Bank, Lien Viet Post Bank, VIB, Kien long Bank. Ở 10 ngân hàng còn lại,
chỉ có SHB, VP Bank, Exim Bank có lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
ngoại hối quý I/2016 sụt giảm so với cùng kỳ năm trước lần lượt 28%,
23%, 14%; các ngân hàng còn lại tăng từ 20% (Vietcom Bank) đến 493%
(Vietinbank). 15 ngân hàng tạo ra 1.258 tỷ đồng lãi thuần trong quý I/2016
tăng bình quân 84,5% so với cùng kỳ năm trước.
46
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hối quý I/2016
Nguồn: Số liệu Báo cáo tài chính các ngân hàng Quý I/2016 là thời
điểm lãi suất huy động USD đã về 0% ở tất cả các đối tượng. Ngân hàng Nhà
nước cũng áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm.
Trong vòng 1 năm qua từ quý I/2015 đến quý I/2016 chính sách tiền tệ
đã có những thay đổi được đánh giá theo chiều hướng tích cực nhằm ổn định
thị trường tiền tệ trước các cú shocked từ thị trường tiền tệ bên ngoài, đặc biệt
là việc điều chỉnh giá trị đồng Nhân dân tệ và sự lên giá của đồng USD.
Tuy nhiên, chính sách hạ lãi suất huy động USD trong nửa cuối tháng
12/2015 đang bộc lộ những khiếm khuyết của nó trong thị trường mà nhu cầu
vay USD vẫn tăng.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam có
nhiều cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn lớn của thế giới. Các dịch vụ sản
phẩm ngành Ngân hàng ngày càng đa dạng nhằm tối ưu lợi nhuận cho khách
hàng cá nhân, cho doanh nghiệp và cho cả các NHTM tại Việt Nam.
47
Bên cạnh những lợi thế về kinh tế cũng có những rủi ro mà các doanh
nghiệp và Lãnh đạo ngành Ngân hàng cần phải quan tâm, vì giao dịch hiện
nay không chỉ bó hẹp ở Đồng Việt Nam và đôla Mỹ. Đa dạng hoá đồng tiền
trong giao dịch tài chính nhằm phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu,
đầu tư thông qua các NHTM cũng bắt các doanh nghiệp, NHTM phải đối diện
với nhiều khó khăn về rủi ro tỷ giá.
Một trong những công cụ hữu hiệu phòng ngừa tỷ giá đó chính là các
hợp đồng phái sinh về tiền tệ. Các hợp đồng phái sinh tiền tệ bao gồm: hợp
đồng ngoại hối kì hạn (FORWARD) , hợp đồng ngoại hối hoán đổi (SWAPS),
hợp đồng ngoại hối quyền chọn (OPTIONS) và hợp đồng ngoại hối tương lai
(FUTURE). Tuy nhiên, đây là một công cụ hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam và
cũng phải chịu không ít rủi ro trong quá trình ứng dụng nên các NHTM hiện
nay cũng rất cẩn trọng trong việc lựa chọn khách hàng để giao dịch và cũng
đưa ra nhiều tiêu chí chặt chẽ, chẳng hạn như có bắt buộc các doanh nghiệp
phải ký kết hiểu biết về sản phẩm này của Ngân hàng. Không chỉ riêng các
NHTM mà các doanh nghiệp cũng còn rất bỡ ngỡ bởi chưa được sử dụng rộng
rãi, tập quán trong giao dịch của các doanh nghiệp với các NHTM vẫn còn nằm
trong phạm vi hạn hẹp. Từ thực tiễn hoạt động kinh doanh ngoại hội tại Việt
Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, kết hợp với các giải
pháp nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân, nhằm hình thành một
thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ phù hợp với thị
trường giao dịch.
- NHNN cũng cần tăng cường vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều
hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ
chức tín dụng là thành viên thị trường. Quan trọng hơn, NHNN cần nghiên
48
cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái sinh, các văn
bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện
nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM. Tránh để
các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ, dẫn đến tình trạng
không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra, cũng như hạn chế
những rủi ro có thể cho các NHTM và cho cả doanh nghiệp.
- Trong tình hình tỷ giá hối đoái ngoại tệ biến động như hiện nay, rủi ro
trong giao dịch bằng đồng ngoại tệ có chiều hướng tăng đặc biệt trong những
hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Do đó, các NHTM cần kết
hợp triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ và từng bước tư vấn cho các doanh
nghiệp nếu cần thiết để giúp họ bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong giao dịch và cũng
tạo niềm tin cũng như phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ trong hệ thống
NHTM tại Việt Nam.
- Trong thị trường giao dịch hiện nay, việc ứng dụng các công cụ phái
sinh vẫn còn rất mới, chưa được sử dụng rộng rãi bởi tập quán trong giao
dịch của các doanh nghiệp với các NHTM vẫn còn nằm trong phạm vi hạn
hẹp. Hiểu được, ứng dụng được các công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng
ngừa rủi ro tỷ giá của các NHTM thì việc mang những dịch vụ này đến các
doanh nghiệp cần một chặng đường khá dài trong việc tiếp cận các doanh
nghiệp có hoạt động liên quan đến giao dịch ngoại hối, các NHTM cần tổ
chức những buổi hội thảo để giới thiệu và tư vấn loại hình dịch vụ mới này
nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về rủi ro tỷ
giá vừa gióp cho các doanh nghiệp hiểu biết và quen dần về các công cụ
phái sinh ngoại hối.
49
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản về thị
trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại hối. Qua đó, chúng ta có
được một bức tranh tổng thể làm nền tảng cho các phần phân tích sau tại thị
trường ngoại hối Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong Chương 1 tác giả cũng đề cập đến tổng quan về
quản trị rủi ro trong hoạt động KDNH của các NHTM. Trong đó, bao gồm
các phần khái niệm về rủi ro KDNH, quản trị rủi ro trong KDNH cũng như
các giải pháp trong quan trị rủi ro KDNH tại các NHTM. Có nhiều giải pháp
cũng như nhiều quan điểm khác nhau trên thế giới trong việc phòng ngừa rủi
ro tỷ giá trong hoạt động KDNH của các NHTM. Tuy nhiên, trong Luận văn
này tác giả chỉ đề cập đến các giải pháp cơ bản nhằm giúp các NHTM phòng
ngừa rủi ro trong KDNH và từ đó tối đa hóa lợi nhuận trong hạn mức rủi ro
mà Ngân hàng có thể chấp nhận được.
50
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VP BANK) -
CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh
Vượng- VP Bank
2.1.1. Vài nét về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
VP Bank - Chi nhánh Hà Nội
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập
ngày 12/8/1993. Sau gần 23 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới
lên 210 điểm giao dịch với đội ngũ trên 12.400 cán bộ nhân viên. Tính đến
hết quý I/2016, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 9.181 tỷ đồng.
Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12),
VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có
năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm
nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt
trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới
McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các
phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng
để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_tri_rui_ro_trong_kinh_doanh_ngoai_hoi_o_ngan_h.pdf