Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .
Chương 1: Lý luận về quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự.
1. Điều tra vụ án hình sự và quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự .
2. Trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân đối với quyền của bị can trong
điều tra vụ án hình sự .
Chương 2: Thực trạng quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự của Viện
kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội .
1. Khái quát Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội2.
Đặc điểm, tình hình tội phạm trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà
Nội. . .
3. Tình hình quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát
nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. . .
4. Đánh giá chung về quyền của bị can trong hoạt động điều tra vụ án hình sự
của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. .
Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm quyền của bị can trong điều tra vụ
án hình sự - Từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành
phố Hà Nội . .
1. Quan điểm bảo đảm quyền bị can trong điều tra vụ án hình sự của VKSND
cấp huyện .
2. Giải pháp bảo đảm quyền bị can trong trong điều tra vụ án hình sự - từ thực
tiễn Viện Kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. .
KẾT LUẬN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .
104 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự - Từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người có kiến thức pháp luật, được đào tạo
cơ bản để áp dụng pháp luật còn bên kia hiểu biết pháp luật còn hạn chế thậm
chí không hiểu biết gì về luật pháp. Vì thế trong điều kiện tâm lý, hoàn cảnh
đang bị giam giữ (bị hạn chế quyền), bị can rất dễ buông xuôi, khai nhận
những việc mình không làm, hoặc những hành vi không đúng với thực tế,
diễn biến của vụ án; họ sẵn sàng nghe theo, nói theo và khai nhận theo hướng
dẫn hoặc ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng để mong được cải thiện
tình trạng bị giam giữ của bản thân; đó cũng là giai đoạn bị can bị tạm giữ,
tạm giam chịu áp lực về tâm lý trước những người tiến hành tố tụng quyền uy
cũng như guồng máy của các cơ quan tố tụng; chính vì thế họ dễ bị tác động
do các hành vi trái pháp luật (dụ cung, mớm cung, bức cung, nhục hình)
của người tiến hành tố tụng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân sâu sa
của những vi phạm pháp luật dẫn đến oan sai trong thời gian qua.
Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam là một trong các công tác
kiểm sát thực hiện chức năng của VKSND nhằm đảm bảo: việc tạm giữ, tạm
giam theo đúng quy định của pháp luật; chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý
được chấp hành nghiêm chỉnh; tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của bị
can bị tạm giữ, tạm giam và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước
42
bỏ được tôn trọng.
Như vậy, hoạt động của VKSND thực hiện kiểm sát việc tạm giữ, tạm
giam là một trong những phương thức để VKSND bảo vệ quyền của bị can
(người bị tạm giữ, tạm giam).
Khi thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ,
tạm giam, VKSND thực hiện các quyền và các biện pháp sau:
Một là, thường kỳ trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam. Nếu
có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra ở nhà tạm giữ, trại tạm giam thì
VKSND có thể trực tiếp tiến hành kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam vào bất
kỳ thời gian nào, không kể là ngày hay đêm. Nếu phát hiện có hành vi vi
phạm pháp luật gây ra thì VKSND có quyền yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ,
Giám thị trại tạm giam, nơi đã kiểm sát, có biện pháp chấm dứt việc làm vi
phạm pháp luật và xử lý người vi phạm pháp luật.
Hai là, kiểm tra hồ sơ, tài liệu của cơ quan cùng cấp và cấp dưới có
trách nhiệm tạm giữ, tạm giam; gặp, hỏi bị can về việc thực hiện các quy định
của pháp luật trong tạm giữ, tạm giam, đảm bảo cho việc tạm giữ, tạm giam
được thực hiện khách quan, toàn diện, đúng quy định pháp luật.
Ba là, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tạm giữ, tạm
giam. Sau khi tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, nếu xét thấy cần thiết Kiểm sát viên
có thể trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại,
người tố cáo, người bị tố cáo và những người có liên quan để xác minh nội
dung những khiếu nại, tố cáo; trực tiếp giải quyết những khiếu nại, tố cáo có
liên quan đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm
giam; kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu xử lý những hành vi xâm phạm đến tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và chế độ đối với bị can, chuyển
đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết những khiếu nại, tố cáo thuộc
43
thẩm quyền và theo dõi kết quả giải quyết của cơ quan, đơn vị đó.
Bốn là, yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới quản lý nơi tạm giữ, tạm
giam kiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả cho VKSND nhân dân.
Năm là, yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới và người có trách nhiệm
thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam trả lời về quyết định, biện pháp hoặc
việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam.
Sáu là, kháng nghị cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ
việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong
việc tạm giữ, tạm giam, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử
lý người vi phạm pháp luật.
VKSND thực hiện quyền kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp
dưới, yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi
phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam; chấm dứt việc làm vi phạm
pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật trong trường hợp quyết
định của Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam về việc tạm giữ, tạm
giam, trái pháp luật.
Khi xác định được nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật
hoặc những việc nếu không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến vi phạm pháp
luật, VKSND kiến nghị cơ quan có thẩm quyền và người có trách nhiệm có
biện pháp tích cực để khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật.
Trong quá trình kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, VKSND có trách
nhiệm tiếp nhận kịp thời các trường hợp có dấu hiệu oan, tiến hành xác minh,
thu thập tài liệu và chuyển việc khiếu oan, sai đó đến cơ quan có trách nhiệm
xem xét giải quyết theo thẩm quyền.
Khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, khi phát hiện có căn cứ để không
44
tiếp tục tạm giữ, tạm giam thì VKSND ra quyết định trả tự do ngay cho bị
can. Đó là các trường hợp: VKSND không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp mà
một người vẫn bị tạm giữ; người bị tạm giữ không có quyết định của cơ quan
và người có thẩm quyền; người bị tạm giữ đã được VKSND huỷ bỏ quyết
định tạm giữ nhưng vẫn bị tạm giữ, người bị tạm giữ đã có quyết định trả tự
do; người mà VKSND không phê chuẩn gia hạn tạm giữ, người đã hết thời
hạn tạm giữ mà không có quyết định hợp pháp nào khác nhưng vẫn bị giữ;
người bị tạm giam nhưng không có lệnh hoặc lệnh không có phê chuẩn của
VKSND; người bị tạm giam mà VKSND quyết định không gia hạn tạm giam;
người đã có quyết định huỷ bỏ việc tạm giam; người đã có quyết định trả tự
do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; người đã có quyết định đình chỉ
điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án mà không bị giam giữ về hành vi
phạm tội khác.
Khi thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, nếu phát hiện
có dấu hiệu tội phạm trong việc quản lý giam giữ thì VKSND yêu cầu Cơ
quan điều tra có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra theo
quy định của pháp luật.
45
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu Chương 1 của luận văn có thể thấy, tư tưởng về quyền
con người và bảo đảm quyền con người đã được hình thành từ rất lâu trong
lịch sử. Việc bảo đảm quyền con người là nhu cầu tất yếu của xã hội loài
người. Trong các hoạt động bảo đảm quyền con người thì bảo đảm bằng pháp
luật của Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng. Theo đó, bằng việc ban hành
pháp luật và thực thi pháp luật, Nhà nước sẽ tiến hành các phương thức bảo
đảm quyền con người đầy đủ.
Trong các lĩnh vực của bảo vệ ̣quyền con người thì bảo vệ quyền con
người bằng pháp luật tố tụng hình sự chiếm một vị trí quan trọng. Bởi lẽ,
quyền con người trong tố tụng hình sự đặc biệt là quyền bị can trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự có khả năng bị tác động rất lớn từ các hoạt động
tố tụng bởi các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc Hiến pháp năm 2013 và
BLTTHS năm 2015 trao cho Viện kiểm sát nhân dân chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong đó có hoạt động kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự góp phần quan trọng vào
việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự. Thông qua việc thực
hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân dân bảo vê ̣quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
46
Chương 2
THỰC TRẠNG QUYỀN CỦA BỊ CAN TRONG ĐIỀU TRA VỤ
ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ
LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Khái quát Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành
phố Hà Nội
VKSND quận Nam Từ Liêm trực thuộc VKSND thành phố Hà Nội
được thành lập theo cấp hành chính và được tổ chức, hoạt động theo nguyên
tắc tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương. Chặng đường xây
dựng, phát triển và hoạt động của ngành Kiểm sát nói chung, ngành Kiểm sát
quận Nam Từ Liêm nói riêng gắn liền với sự nghiệp cách mạng Việt Nam của
thành phố Hà Nội.
VKSND quận Nam Từ Liêm được thành lập ngày 1/1/2014 trên cơ sở
chia tách huyện Từ Liêm cũ và cụ thể theo quy định của Luật Tổ chức
VKSND năm 2014, ngành Kiểm sát quận Nam Từ Liêm đã tập trung làm tốt
chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình
sự, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; giải quyết những vụ án hình sự
rất nghiêm trọng, phức tạp đúng quy định của pháp luật, được dư luận xã hội
đồng tình, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự trị an xã hội của quận
Nam Từ Liêm. Bên cạnh đó, VKSND quận Nam Từ Liêm cũng tăng cường
hoạt động trong các lĩnh vực công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc
dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của
pháp luật; kiểm sát tạm giữ, tạm giam, thi hành án dân sự, hình sự, thông qua
đó phát hiện nhiều vi phạm, tồn tại của các cơ quan chức năng, đã ban hành
kiến nghị, kháng nghị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, góp phần quan trọng
vào sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
47
Về tổ chức bộ máy: VKSND quận Nam Từ Liêm từng bước kiện toàn
tổ chức bộ máy, bố trí sắp xếp cán bộ phù hợp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của
ngành qua từng giai đoạn. Ngày mới thành lập, VKSND quận Nam Từ Liêm
tổ chức bộ máy với tổng số cán bộ, công chức là 27 người theo cơ cấu gồm 01
Viện trưởng, 02 phó viện trưởng, 10 kiểm sát viên, 04 kiểm tra viên, 05
chuyên viên, 01 văn thư, 01 kế toán, 02 bảo vệ và 01 cấp dưỡng.
Về trình độ cán bộ: Hiện nay 80% cán bộ làm nghiệp vụ kiểm sát có
trình độ cử nhân luật (trong đó có 6 thạc sĩ luật); 02 đồng chí có trình độ cử
nhân, cao cấp lý luận chính trị; trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh), tin học A, B
đạt 85%; nhiều đồng chí có 02 bằng đại học trở lên. Số đảng viên chiếm 60%
cán bộ trong ngành.
Về cơ sở vật chất: Từ ngày thành lập, VKSND quận Nam Từ Liêm có
trụ sở đặt tại ngõ số 25 đường Nguyễn Cơ Thạch, quận Nam Từ Liêm, thành
phố Hà nội. Trụ sở được đầu tư xây dựng lại năm 2016 với điều kiện làm việc
hiện đại, cán bộ công chức được trang bị đủ máy tính phục vụ cho công tác
chuyên môn nghiệp vụ.
Trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển, tập thể lãnh đạo, Kiểm
sát viên, Chuyên viên, Nhân viên ngành Kiểm sát quận Nam Từ Liêm đã
đóng góp có hiệu quả vào công cuộc bảo vệ đất nước, sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội của địa phương và sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Kiểm
sát, đã nhiều năm liên tục được Viện trưởng VKSND tối cao tặng cờ thi đua
xuất sắc, UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen. Toàn bộ chặng đường
phát triển, toàn ngành luôn thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đối với ngành Kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng,
khiêm tốn”.
48
2. Tình hình tội phạm trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội
Nam Từ Liêm là một quận nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà
Nội, được nâng cấp thành quận trên cơ sở chia tách huyện Từ Liêm cũ. Theo
quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ
Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương
mại của Thủ đô Hà Nội. Bên cạnh đó, do tốc độ đô thị hóa khá cao; các dự án
khu đô thị, khu công nghiệp mới phát triển đã thu hút số lượng lớn lao động ở
nơi khác đến làm việc trên địa bàn nên trong những năm vừa qua, số lượng vụ
án hình sự ở quận Nam Từ Liêm tăng cao, tình hình vi phạm, tội phạm trên
địa bàn có diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, VKSND quận Nam Từ
Liêm đã có nhiều nỗ lực và đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc thực
hiện vai trò bảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thể hiện vai trò bảo vệ quyền
con người của VKSND quận Nam Từ Liêm còn nhiều hạn chế bất cập.
Những hạn chế, bất cập này do nhiều nguyên nhân, trong đó ngoài những
nguyên nhân chung, còn có những nguyên nhân đặc thù ở địa phương, đòi hỏi
phải nghiên cứu tìm ra giải pháp khắc phục.
Về tình hình tội phạm trên địa bàn theo số liệu thống kê kể từ khi thành
lập tháng 4/2014 đến năm 2017, Công an quận Nam Từ Liêm đã khởi tố 1195
vụ án hình sự các loại, với 1759 bị can. Đây là số lượng vụ án và bị can lớn,
đứng thứ 4 trong số 30 quận huyện trực thuộc thành phố Hà Nội. Diễn biến
các loại tội phạm cụ thể như sau:
- Tội phạm về trật tự xã hội : khởi tố 355 vụ/ 597 bị can, trong đó tội
Giết người : 5 vụ/7 bị can; Đe doạ giết người: 9 vụ/10 bị can; Cố ý gây
thương tích : 62 vụ/95 bị can; Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ : 50 vụ/76 bị can; Tổ chức đánh bạc : 52 vụ/85 bị can;
49
Đánh bạc : 68 vụ/160 bị can; Môi giới mại dâm : 18 vụ/28 bị can; Chứa mại
dâm : 9 vụ/12 bị can; Cưỡng dâm : 8 vụ/9 bị can; Hiếp dâm : 11 vụ/13 bị can;
Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có : 12 vụ/18 bị can; Chống
người thi hành công vụ : 14 vụ/19 bị can; Tàng trữ vũ khí quân dụng : 7 vụ/8
bị can; Gây rối TTCC: 14 vụ/26 bị can; Bắt giữ người trái pháp luật : 16
vụ/31 bị can.
- Tội phạm về kinh tế : Đã khởi tố 29 vụ/48 bị can, trong đó tội Buôn
bán hàng cấm : 13 vụ/22 bị can, Buôn bán hàng giả : 7 vụ/12 bị can, Vi phạm
các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm : 8 vụ/8 bị can, Vận
chuyển tiền giả : 1 vụ/1 bị can. Điển hình là vụ : Khoảng 3h25' ngày
22/05/2016, tại chợ đầu mối trên đường 32 thuộc Di Trạch, Hoài Đức, Hà
Nội, tổ công tác Công an quận Nam Từ Liêm phối hợp với Phòng 3 Cục Cảnh
sát buôn lậu bắt quả tang Nguyễn Thị Xinh (SN 1960, NKTT Vân Phúc, Phúc
Thọ, Hà Nội) đang vận chuyển 2350 tờ tiền giả mệnh giá 200.000đ/tờ. Tổng
trị giá 470 triệu đồng.
- Tội phạm về ma tuý : khởi tố 417 vụ/576 bị can. Đối tượng phạm tội
chủ yếu là các con nghiện mua bán ma túy dưới dạng gói nhỏ về sử dụng và
bán kiếm lời. Tuy nhiên, hoạt động tội phạm về ma túy vẫn tiềm ẩn phức tạp,
tính chất, thủ đoạn phạm tội tinh vi, gây khó khăn cho việc phát hiện, xử lý tội
phạm. Tội phạm về ma tuý chiếm 35% tổng số các vụ án hình sự. Đáng lưu ý
là vụ : Khoảng 17h tại CT1A, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà
Nội, Công an quận Nam Từ Liêm phát hiện xe ô tô BKS 29A-569.13- chủ xe
là Nguyễn Bá Lan (SN 1978, NKTT: CT1A, 609 Trương Định, Hoàng Mai,
Hà Nội) trong lốp dự phòng của xe ô tô có 16 bánh chứa chất bột màu trắng
và 1782 viên nén hình tròn màu hồng và 18 viên nén hình tròn màu xanh.
Giám định sơ bộ xác định 16 bánh chứa chất bột màu trắng là hêrôin, trọng
lượng 05kg và toàn bộ số viên nén trên là ma tuý tổng hợp.
50
- Tội phạm xâm phạm Sở hữu : khởi tố 396 vụ/538 bị can, trong đó
: tội Cướp tài sản khởi tố 38 vụ/54 bị can; Cưỡng đoạt tài sản : 22 vụ/40 bị
can; Cướp giật tài sản : 41 vụ/48 bị can; Trộm cắp tài sản : 182 vụ/251 bị
can; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 71 vụ/85 bị can; Lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản : 30 vụ/41 bị can; Huỷ hoại tài sản : 10 vụ/17 bị can,
Chiếm giữ trái phép tài sản : 2 vụ/2 bị can... tính chất, thủ đoạn, hành vi
phạm tội táo bạo, trắng trợn, nhiều vụ đối tượng phạm tội sử dụng phương
tiện, thủ đoạn nguy hiểm để thực hiện hành vi phạm tội. Các vụ trộm cắp, lừa
đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra chủ yếu ở các khu trọ của học sinh, sinh viên,
người lao động thời vụ ngoại tỉnh. Tài sản bị trộm cắp giá trị không lớn nhưng
có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự khu vực địa bàn dân cư nơi xảy ra
tội phạm.
Nhìn chung tình hình vi phạm, tội phạm vẫn còn diễn biến hết sức phức
tạp, đặc biệt là tội phạm về giết người, cố ý gây thương tích. Nguyên nhân bắt
nguồn từ những mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày như: làm ăn kinh tế,
vay nợ, tình cảm và những lý do khác. Hậu quả của tội phạm này gây ra
không nhỏ, đã làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, thiệt hại về
vật chất và còn gây mất trật tự an toàn xã hội, làm hoang mang lo lắng, gây
bất bình trong nhân dân. Điển hình là vụ: Tối ngày 29/10/2017 Trần Đức Sơn
(SN 1996, NKTT: TT Bộ Tư lệnh pháo binh, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, HN)
cùng với Nguyễn Thị Thuý (SN 1996, NKTT: Thôn Nguyễn, xã An Đổ, Bình
Lục, Hà Nam) là bạn gái Sơn, và Nguyễn Phi Trung (SN 1993, NKTT: Xóm
1, xã Nhật Tân, Kim Bảng, Hà Nam) là bạn trai của Đỗ Thị Vân Anh (SN
1996, NKTT: Thôn Thượng Thọ, Mỹ Thọ, Bình Lục, Hà Nam). Khi cả 4
người Sơn, Trung, Thuý, Vân Anh ngủ chung tại phòng trọ của Thuý và Vân
Anh tại Mễ Trì Thượng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Trung đã có hành vi sàm sỡ
Thuý và bị Sơn phát hiện dẫn đến mâu thuẫn. Khoảng 23h30' ngày 4/11/2017
Sơn có gọi điện cho Trung và hẹn gặp để nói chuyện. Khi Sơn đến ngõ khu
51
trọ của Thuý thì bị hai thanh niên lao vào tấn công Sơn bằng búa và dao. Hậu
quả anh Sơn được đưa đi cấp cứu tại BV 198, tử vong tại bệnh viện hồi 0h10'
ngày 5/11/2017.
3. Tình hình quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự của
Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
3.1. Tình hình quyền của bị can trong hoạt động thực hành quyền
công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm
sát nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Theo số liêụ thống kê, kể từ khi thành lập tháng 4/2014 đến năm 2017
Viện KSND quận Nam Từ Liêm đã khởi tố 1195 vụ án hình sự các loại, với
1759 bị can. Đây là số lượng vụ án và bị can lớn, đứng thứ 4 trong số 30 quận
huyện trực thuộc thành phố Hà Nội.
Trong thực hiện các nhiệm vụ công tác hàng năm của mình, VKSND
quận Nam Từ Liêm đã quan tâm chú trọng đến nhiều công tác nghiệp vụ, góp
phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác đã đặt ra và đồng thời qua đó bảo
vệ tốt quyền của bị can trong hoạt động điều tra vụ án hình sự. Kết quả hoạt
động bảo đảm quyền bị can của Viện kiểm sát quận Nam Từ Liêm trong giai
đoạn khởi tố và điều tra vụ án hình sự đạt được những kết quả sau:
Trong giai đoạn khởi tố, điều tra, VKSND quận Nam Từ Liêm đã quan
tâm, chú trọng thực hiện nhiều biện pháp tăng cường các biện pháp nghiệp vụ.
Trong đó, chủ động phối hợp chặt chẽ với CQĐT ngay từ khi phát hiện tội
phạm và trong suốt quá trình điều tra; luôn bám sát mọi hoạt động tố tụng,
giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc phát sinh. Kiểm sát viên tăng
cường tham gia trong quá trình hỏi cung bị can của CQĐT, đảm bảo cho việc
Điều tra viên phổ biến những quyền của bị can và thực hiện đầy đủ những
quyền đó. Khi phát hiện những thiếu sót, vi phạm đã nhanh chóng yêu cầu
52
CQĐT khắc phục, đảm bảo việc xử lý vụ án toàn diện có căn cứ, đúng pháp
luật và đảm bảo tất cả các quyền của bị can được quy định trong luật thực
hiện đầy đủ. Khi xem xét phê chuẩn các quyết định tố tụng của CQĐT, nếu đủ
căn cứ thì yêu cầu CQĐT bổ sung tài liệu, chứng cứ; nếu thấy không có căn
cứ sẽ kiên quyết không phê chuẩn hoặc yêu cầu hủy bỏ quyết định theo quy
định của pháp luật. Trường hợp người bị bắt, bị khởi tố không nhận tội, tài
liệu, chứng cứ có mâu thuẫn hoặc chưa rõ, thì trước khi xem xét phê chuẩn
các Kiểm sát viên đều trực tiếp lấy lời khai người bị bắt. Trong trường hợp
hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác, có
sự phối hợp chặt chẽ với CQĐT cùng cấp, không để bị can phạm tội mới, bỏ
trốn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác .
Quá trình khởi tố, điều tra, đã tích tực đề ra yêu cầu điều tra, trong
trường hợp có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa khởi tố, kiên quyết yêu cầu
CQĐT khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhằm chống bỏ lọt tội phạm.
Trong những vu ̣án có luật sư, người bào chữa và người tham gia tố
tụng khác theo quy định của pháp luật, VKSND đã chủ động tạo điều kiện tốt
nhất để người bào chữa nghiên cứu hồ sơ, có mặt trong giai đoạn điều tra vụ
án; tôn trọng và nghiêm túc xem xét đầy đủ, kịp thời ý kiến của người bào
chữa, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luâṭ, nhằm bảo
đảm việc kiểm tra, thu thập chứng cứ khách quan, toàn diện và đúng pháp
luật.
Trong giai đoạn 4/2014 – 2017 Viện kiểm sát quận Nam Từ Liêm đã
thực hiện tốt việc THQCT và kiểm sát điều tra trong việc điều tra các vu ̣án
hình sự. Kết quả đạt được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
53
Bảng 1.1. Kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của
VKSND quận Nam Từ Liêm giai đoaṇ T4/2014 – 2017
Năm Số vu ̣án Số bị can Số không
phê
chuẩn
bắt khẩn
cấp
Số không
phê chuẩn
tạm giam
Số không
phê
chuẩn
khởi tố bi ̣
can
Số hủy
bỏ khởi
tố vu ̣án
2014 225 329 1 3 2 0
2015 310 440 3 5 4 0
2016 318 472 5 3 2 0
2017 342 518 2 2 1 0
Tổng 1195 1759 11 13 9 0
(Nguồn: Thụ lý tổng hợp Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm)
Như vậy, qua bảng số liệu trên cho thấy, qua công tác THQCT và kiểm
sát việc khởi tố, điều tra của VKSND quận Nam Từ Liêm đã thực hiện tốt
chức năng của mình, đảm bảo tốt quyền con người của người bị tình nghi,
khởi tố bị can. Trong công tác chống oan sai và bỏ lọt tội phạm, VKSND
quận Nam Từ Liêm đã không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp đối với 11 người,
không phê chuẩn lệnh tạm giam đối với 13 người, không phê chuẩn khởi tố bị
can đối với 9 người. Điều này cho thấy, nếu không có sự tham gia và thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc bảo vệ quyền bị can của VKSND thì
những trường hợp trên sẽ thuộc trường hợp chưa đủ căn cứ bắt, khởi tố, tạm
giam... Điều này sẽ dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị tác động.
Những kết quả trên đây cho thấy, VKSND quận Nam Từ Liêm đã tích
cực, chủ động trong việc phát hiện các sai sót trong quá trình điều tra các
vu ̣án hình sự có thế dẫn đến việc vi phạm quyền bị can của Cơ quan điều
54
tra. Từ đó, bằng chức năng của mình, VKSND quận Nam Từ Liêm đã thực
hiện việc ban hành các quyết định hủy bỏ, quyết định đình chỉ các quyết định
có tác động tới quyền con người của bi ̣can hoặc người bị buộc tội. Các hoạt
động của VKSND quận Nam Từ Liêm đã góp phần quan trọng trong việc
bảo vệ quyền con người, quyền công dân của người bị bắt, bị buộc tội, bị can
trong tố tụng hình sự, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm của Cơ quan
điều tra, góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong khởi tố điều tra
các vụ án hình sự.
Trong quá trình THQCT và kiểm sát điều tra, VKSND quận Nam Từ
Liêm đã có nhiều đổi mới trong công tác nghiệp vụ, VKSND đã chủ động
phối hợp với các Cơ quan Nhà nước nắm chắc tình hình vi phạm pháp luật và
phạm tội, quản lý thông tin về tình hình tội phạm để chủ động đề xuất với cấp
ủy Đảng và chính quyền trong công tác quản lý.
Công tác THQCT và kiểm sát điều tra vụ án hình sự có những chuyển
biến tích cực . Thông qua công tác kiểm sát, VKSND quận Nam Từ Liêm đã
chú trọng việc phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, thiếu sót trong hoạt
động điều tra, trong đó đã ban hành 24 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm
trong hoạt động điều tra, 11 kiến nghị trong phòng ngừa vi phạm và phạm tội.
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được của ngành kiểm sát quận Nam Từ
Liêm, mặc dù có nhiều cố gắng , nhưng công tác thực hành quyền công tố và
kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự
của VKSND quận Nam Từ Liêm có lúc còn ít nhiều hạn chế, thiếu sót như:
chưa được kịp thời, chưa thật chủ động, chưa đầy đủ, toàn diện, việc phát hiện
những vi phạm trong hoạt động điều tra chưa được thường xuyên và thiếu
kiến quyết, còn hiện tượng nể nang, các yêu cầu điều tra chưa xác thực, cụ
thể Những hạn chế đó, cần được khắc phục, nhằm đáp ứng ngày càng cao
55
của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Theo quy định của BLTTHS năm 2015 việc trả hồ sơ được thực hiện
trong trường hợp như: thiếu các chứng cứ quan trọng, có căn cứ khởi tố bị can
thêm một tội danh mới hoặc có vi phạm trong thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, việc
trả hồ sơ ở những giai đoạn như vậy là thể hiện sự hạn chế của công tác điều
tra, kiểm sát điều tra. Mỗi lần trả hồ sơ như vậy khiến quá trình điều tra vụ án
kéo dài, nhất là những vụ án cấp trên trả xuống cấp dưới thời gian còn kéo dài
hơn, đây cũng là những bức xúc. Là cơ quan được pháp luật giao quyền hạn,
trách nhiệm quyết định và kiểm sát việc khởi tố, bảo đảm cho việc khởi tố
đúng pháp luật, có căn cứ nhưng quá trình kiểm sát việc khởi tố nhiều khi
chưa được chặt chẽ gây ảnh hưởng xấu tới nhiều lĩnh vực trong đời sống xã
hội.
Các hạn chế trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
tra các vụ án hình sự dẫn đến một số vụ án đã bị Tòa án trả hồ sơ để điều tra
bổ sung do thiếu những chứng cứ quan trọng. Điều này cho thấy những thiếu
sót trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, cán bộ, kiểm
sát viên không sâu sát đối với vu ̣án, không đề ra yêu cầu điều tra một cách
kịp thời. Điển hình như vu ̣án: Nguyễn Văn Thương bị Viện kiểm sát nhân
dân quận Nam Từ Liêm truy tố về tội: “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1
Điều 104 Bộ luật hình sự, Toà án nhân dân quận Nam Từ Liêm trả hồ sơ cho
VKS yêu cầu bổ sung chứng cứ với các lý do sau:
Xác định đầy đủ những người tham gia chứng kiến việc hoà giải ngày
16/5/2011 tại nhà của bị hại là anh Lê Đức Long.
Biên bản hiện trường với sơ đồ hiện trường không đồng nhất, sơ đồ
hiện trường không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quyen_cua_bi_can_trong_dieu_tra_vu_an_hinh_su_tu_th.pdf