Luận văn Quyền của đương sự trong xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự tại tòa án nhân dân tối cao

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU. viii

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA ĐưƠNG SỰ TRONG

GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM VỤ VIỆC DÂN SỰ. . 10

1.1. Khái niệm vụ việc dân sự . 10

1.1.1. Khái niệm việc dân sự . 10

1.1.2 Khái niệm vụ án dân sự . 12

1.2. Thủ tục giám đốc thẩm trong vụ việc dân sự . 15

1.2.1 Khái niệm giám đốc thẩm. 15

1.2.2 Thủ tục giám đốc có những nội dung sau [17] . 15

1.3. Thủ tục tái thẩm vụ việc dân sự . 27

1.3.1 Khái niệm thủ tục tái thẩm:. 27

1.3.2 Thủ tục tái thẩm có những nội dung sau: . 27

1.4. Quyền của đương sự trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc

dân sự. 30

1.4.1. Khái niệm quyền của đương sự. 30

1.4.2. Khái niệm quyền của đương sự trong thủ tục giám đốc thẩm, tái

thẩm . 31

1.4.3. Ý nghĩa của việc quy định quyền đương sự trong thủ tục giám

đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự. 32

TIỂU KẾT CHưƠNG 1. 33

Chương 2: THỰC TRẠNG QUYỀN CỦA ĐưƠNG SỰ TRONG GIÁM

ĐỐC THẨM, TÁI THẨM VỤ VIỆC DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN

pdf137 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quyền của đương sự trong xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự tại tòa án nhân dân tối cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4, TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Hệ thống Tòa án nhân dân Việt Nam bao gồm: 1. TANDTC; 2. Tòa án nhân dân cấp cao; 3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; 5. Tòa án quân sự9 Tòa án quân sự không phải là một cấp tòa án mà được tổ chức trong quân đội, bao gồm: Tòa án quân sự trung ương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương(gọi chung là tòa án quân sự cấp quân khu; Tòa án quân sự khu vực). Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm: a) Hội đồng Thẩm phán TANDTC; b) Bộ máy giúp việc; c) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. TANDTC có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán TANDTC, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động. Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án 9 9 Xem Điều 3 Luật TCTAND năm 2014. 54 TANDTC là Thẩm phán TANDTC và các Thẩm phán TANDTC. Hội đồng Thẩm phán TANDTC có nhiệm vụ, quyền hạn: Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; Hoạt động của Hội đồng thẩm phán TANDTC hoạt động bằng hình thức phiên họp. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán TANDTC phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị. Hội đồng Thẩm phán TANDTC xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán TANDTC. Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán TANDTC được thực hiện theo quy định của luật tố tụng. Bộ máy giúp việc của TANDTC gồm : a) Văn phòng; b) Cục Kế hoạch - Tài chính; c) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính (Vụ Giám đốc kiểm tra I); d) Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại (Vụ Giám đốc kiểm tra II); đ) Vụ Giám đốc, kiểm tra về lao động, gia đình và người chưa thành niên (Vụ Giám đốc kiểm tra III); e) Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học; g) Ban Thanh tra; h) Vụ Tổ chức - Cán bộ; i) Vụ Tổng hợp; k) Vụ Hợp tác quốc tế; l) Vụ Thi đua - Khen thưởng; m) Vụ Công tác phía Nam; n) Báo Công lý; o) Tạp chí Tòa án nhân dân. Trong số các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc nêu trên, Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại ( gọi tắt là Vụ Giám đốc kiểm tra II) là cơ quan trực tiếp giúp TANDTC giải quyết việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự. Theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Quyết định số 55 918/2015/QĐ-TANDTC ngày 23/6/2015 của Chánh án TANDTC về Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong bộ máy giúp việc của TANDTC thì Vụ này có cơ cấu tổ chức gồm: Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng, các Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, các công chức và nhân viên khác. Vụ giám đốc kiểm tra II được thành lập từ tháng 7 năm 2015, thời điểm thành lập có một Vụ trưởng, một Phó vụ trưởng, 41 Thẩm tra viên, trong đó có 6 Thẩm tra viên chính và 3 Thư ký (với nhiệm vụ làm công tác văn thư và quản lý hồ sơ). Các Thẩm tra viên làm nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, đề xuất quan điểm giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, làm thư ký phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm khi Hội đồng thẩm phán họp, tổ chức phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. Đến tháng 9/2017 Vụ đã kiện toàn tổ chức, biên chế hiện tại có 34 người, trong đó có một Vụ trưởng, bốn Phó vụ trưởng, còn lại là Thẩm tra viên, không có Thư ký. Nhiệm vụ Thư ký Hội đồng thẩm phán TANDTC do các Thẩm tra viên thực hiện. Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Giám đốc kiểm tra II gồm: a) Giúp Chánh án TANDTC trong việc xem xét, giải quyết các văn bản yêu cầu đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về lĩnh vực dân sự, kinh doanh - thương mại và phá sản thuộc thẩm quyền của TANDTC theo quy định của pháp luật. b) Giúp Chánh án TANDTC tổ chức và cử thư ký các phiên họp, phiên xét xử của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về lĩnh vực dân sự, kinh doanh - thương mại và phá sản Theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và thực hiện Nghị quyết của Quốc hội số 957/NQ-UBTVQH13, ngày 28/5/2015 về việc thành lập Tòa án nhân dân cấp cao, hiện nay, hệ thống Tòa án nhân dân cấp cao gồm: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án 56 cấp tỉnh và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp huyện, tòa án cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Vụ giám đốc, kiểm tra II thuộc Tòa án tối cao giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định mà Tòa án cấp cao đã giải quyết nhưng vẫn còn đơn khiếu nại tiếp theo hoặc đơn lần đầu nhưng do các cơ quan thuộc Chính phủ, Quốc hội, các vị lão thành cách mạng, nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chuyển đến, đề nghị (sau đây gọi tắt là đơn thuộc trường hợp 8.1), các vụ án khác do Hội đồng thẩm phán TANDTC giao. 2.3.2. Những kết quả đạt được của việc thực hiện quyền đương sự trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự ở Tòa án nhân dân tối cao. Trong những năm qua, TANDTC mà trực tiếp là Vụ giám đốc kiểm tra II đã tiếp nhận, xử lý và phân loại, thụ lý hàng nghìn đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự; nghiên cứu, giải quyết dứt điểm nhiều đơn. Cụ thể: Năm 2013: Tòa Dân sự TANDTC thụ lý 1.615 vụ án, giải quyết 1.318 vụ, đạt tỉ lệ 81,6% Năm 2014: Tòa Dân sự TANDTC thụ lý 1.695 vụ án, giải quyết 1.426 vụ, đạt tỉ lệ 84,13%. Năm 2015: Tòa Dân sự TANDTC thụ lý 1.417 vụ án, giải quyết 1.185 vụ, đạt tỉ lệ 83,62%. Cuối năm 2015(Thực hiện theo Luật tổ chức Tòa án năm 2014) TANDTC giải thể Tòa Dân sự chuyển thành Vụ Giám đốc kiểm tra II ( phụ trách án Dân sự, Kinh doanh thương mại). Lúc này quy trình giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện như sau: TANDCC giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án mà TAND cấp huyện và tỉnh ( theo lãnh thổ) xét xử đã có hiệu lực pháp luật bị đề nghị GĐT, TT. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án 57 thuộc diện 8.1 và những vụ án thuộc thẩm quyền của TANDCC nhưng có khiếu nại kéo dài. Như vậy từ năm 2016, phạm vi GĐT, TT của TANDTC được thu hẹp, số lượng đơn đề nghị GĐT, TT đã giảm gánh nặng cho TANDTC. Năm 2016: Từ tháng 7/ 2015 đến ngày 30/9/2016 Vụ giám đốc kiểm tra II đã tiếp nhận, thụ lý 1.077 đơn đề nghị GĐT, TT, trong đó có 390 đơn thuộc trường hợp có kiến nghị hoặc văn bản chuyển đơn và có yêu cầu thông báo kết quả giải quyết đơn thuộc trường hợp 8.1. Trong số 1.077 đơn, đã giải quyết được 885 đơn chiếm tỉ lệ 82,17%; cụ thể: 553 đơn được giải quyết dứt điểm, gồm 410 đơn có Thông báo trả lời với nội dung không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; 143 đơn trình Chánh án TANDTC ban hành kháng nghị GĐT,TT. Số lượng vụ án trình Hội đồng Thẩm phán TANDTC đưa ra xét xử giám đốc thẩm là 121 vụ án. Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã mở phiên tòa giám đốc xét xử dứt điểm 64 vụ; Chánh án TANDTC rút kháng nghị 03 vụ; còn 54 vụ đang chờ Hội đồng thẩm phán TANDTC xem xét giải quyết10. Năm 2017: Vụ giám đốc kiểm tra II tiếp nhận 1.202 đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, trong đó đơn không thuộc thẩm quyền là 460; thụ lý 660 đơn; đơn tồn từ năm 2016 là 344 đơn. Tổng số đơn phải giải quyết là 1004 đơn. Trong đó đã giải quyết 784 đơn(vụ), chiếm tỉ lệ 87,4%; gồm 433 đơn ra thông báo trả lời đơn; Chánh án TANDTC kháng nghị 109 vụ ( 84 dân sự; 25 KDTM), còn lại đang chờ giải quyết. Trong số 1.004 đơn đề nghị có 288 đơn thuộc trường hợp 8.1.Vụ đã giải quyết dứt điểm 195 đơn ( 146 đơn có thông báo trả lời đơn với nội dung không có căn cứ kháng nghị; 49 đơn/vụ đã kháng nghị), còn 93 vụ đang giải quyết11. Nhìn tổng thể, TANDTC hàng năm tiếp nhận hàng nghìn đơn liên quan 10 Báo cáo thống kê của Vụ Giám đốc II-TANDTC, năm 2016. 11 11 Báo cáo thống kê của Vụ Giám đốc II-TANDTC, năm 2017. 58 đến vụ việc dân sự đề nghị kháng nghị GĐT,TT, đã nhanh chóng, kịp thời giải quyết nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tỷ lệ giải quyết thường chiếm trên 80% và không có khiếu nại, đề nghị tiếp theo. Hội đồng thẩm phán TANDTC hàng năm đã xét xử GĐT,TT hàng trăm vụ việc dân sự do có kháng nghị của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC hoặc có yêu cầu của Ủy ban thường vụ quốc hội, Ủy ban tư pháp quốc hội, Mặt trân tổ quốc Việt Nam. Các vụ việc dân sự do Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử GĐT,TT đã bảo đảm đúng pháp luật, giải quyết được những mâu thuẫn, tranh chấp mà các bản án, quyết định của các tòa án trước đã xét xử còn chưa giải quyết triệt để. Qua đó, quyền của đương sự cũng như lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân được bảo đảm [21]. Để đánh giá kết quả đạt được của việc thực hiện quyền đương sự trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự ở TANDTC, trước tiên chúng ta xem xét bảng số liệu xét xử GĐT,TT trong thời gian 05 năm (từ năm 2013 đến năm 2017) sau đây, thể hiện công tác xét xử GĐT,TT vụ việc dân sự của TANDTC dưới đây [21]: Bảng 2.1: Thống kê kết quả xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao12 ĐÃ KHÁNG NGHỊ ĐÃ XÉT XỬ KHÔNG CHẤP NHẬN KHÁNG NGHỊ CHẤP NHẬN KHÁNG NGHỊ RÚT KHÁNG NGHỊ NNăm CChánh án KN VViện trưởng KN CChánh án KN VViện trưởng KN CChánh án KN VViện trưởng KN Hủy sơ thẩm giao tòa sơ thẩm xét xử lại HHủy pt để pt xét xử lại HHủy st, pt để st xét xử lại HHủy pt để đình chỉ Hủy st, giám đốc thẩm để st lại Hhủy pt giữ st Chánh án KN VViện trưởng KN 22013 1127 332 1117 227 00 44 0 110 1117 00 0 11 00 112 12 Báo cáo thống kê kết quả xét xử GĐT các vụ việc dân sự của Cục thống kê TANDTC các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017.. 59 22014 667 99 445 55 00 11 5 44 338 11 0 11 55 11 22015 339 77 330 44 00 11 0 55 228 00 0 00 11 00 22016 1121 335 554 110 00 00 5 22 668 00 0 33 33 22 22017 993 113 665 223 00 00 3 220 554 00 0 11 110 11 Ttổng 4447 996 3311 669 00 66 13 441 3305 11 0 66 119 116 Qua số liệu nói trên, ta có một số nhận xét như sau: - Tình hình kháng nghị của TANDTC và VKSNDTC đối với các bản án dân sự được thực hiện hàng năm, trong đó, tỷ lệ kháng nghị của Chánh án TANDTC cao hơn so với kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC(447/96 vụ). Điều này cho thấy các cơ quan của TANDTC đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận, thụ lý, giải quyết đơn kháng nghị của đương sự. các Thẩm tra viên, Thẩm phán đã nghiên cứu kỹ đơn, hồ sơ vụ án, qua đó phát hiện nhiều vụ án đã bị xét xử sai, có vi phạm tại các tòa án sơ thẩm và phúc thẩm, báo cáo để Chánh án TANDTC kháng nghị theo thẩm quyền; - Tổng số các vụ án do TANDTC và VKSNDTC kháng nghị hàng năm có sự tăng giảm không đồng đều, năm cao nhất 2013 là 159 vụ, năm thấp nhất 2015 là 46 vụ. Năm 2017 là 106 vụ. Mặc dù tỷ lệ kháng nghị hàng năm không đồng đều, năm tăng, năm giảm thất thường nhưng vẫn có xu hướng giảm. Điều này cho thấy chất lượng xét xử ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm được nâng lên, tỷ lệ các vụ án xét xử có sai phạm đã giảm đi, dẫn đến việc kháng nghị GĐT ở TANDTC giảm; - Tỷ lệ xét xử GĐT hàng năm trung bình đạt 74%( 400/543 vụ), là tỷ lệc cao, thể hiện sự nỗ lực cố gắng và quyết tâm giải quyết án dân sự của TANDTC; - Tỷ lệ xét xử chấp nhận kháng nghị cao, đạt 80,4%( 437/543 vụ), trong đó các kháng nghị của Chánh án TANDTC đều được Hội đồng GĐT chấp nhận. Toàn bộ 6 kháng nghị GĐT không được chấp nhận đều do Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị; Qua đây cho thấy việc nghiên cứu, phát hiện bản án có vi phạm của các Thẩm phán của TANDTC có chất lượng cao, bảo đảm 60 việc kháng nghị có căn cứ, đúng pháp luật; - Việc rút kháng nghị của TANDTC và VKSNDTC là 6,4%, tuy chiếm tỷ lệ không cao( 35/543 vụ), nhưng cũng thể hiện chất lượng của kháng nghị chưa bảo đảm ở mức cao nhất. Việc rút kháng nghị được thực hiện ở các giai đoạn chuẩn bị xét xử, giai đoạn xét xử nếu xét thấy kháng nghị không có căn cứ; - Trong số các quyết định của Hội đồng GĐT hủy các bản án thì quyết định hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm để giao Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại chiếm tỷ lệ cao nhất là 80,2%( 305/380 vụ); Tỷ lệ quyết định hủy bản án sơ thẩm, giám đốc thẩm để xét xử sơ thẩm lại chiếm tỷ lệ thấp nhất là 0%. - Ngoài 6 kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC không được Hội đồng GĐT chấp nhận, các vụ án được đưa ra xét xử đều được HĐ GĐT quyết định hủy để xét xử lại hoặc giữ nguyên bản án có hiệu lực đúng quy định của pháp luật. Kết quả trên cho thấy việc TANDTC đã nhanh chóng, kịp thời xem xét đơn yêu cầu kháng nghị GĐT của đương sự, nghiên cứu hồ sơ, bản án một cách kỹ lưỡng, ban hành kháng nghị và tiến hành xét xử GĐT một cách nhanh chóng, có hiệu quả, ban hành quyết định hủy các bản án vi phạm để xét xử lại hoặc giữ nguyên bản án có hiệu lực, đúng pháp luật đã bảo đảm quyền đương sự trong thủ tục GĐT vụ án dân sự; - Kết quả của xét xử GĐT,TT cũng là kết quả của việc sửa chữa những sai lầm của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, do vậy, công tác GĐT,TT của TANDTC đã có tác động không nhỏ đến chất lượng xét xử trong lĩnh vực dân sự của toàn ngành Tòa án. Việc Tòa GĐT,TT xác định và sửa chữa kịp thời những vi phạm, sai lầm trong các bản án, quyết định đã giúp tòa án các cấp nhận ra những vi phạm, sai sót trong quá trình giải quyết vụ án, từ đó nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức của đội ngũ Thẩm phán TAND các cấp. Trên cơ sở kết quả xét xử đó, TANDTC đã có những tổng kết thực tiễn, từ đó ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, định hướng đúng 61 đắn cho công tác xét xử của ngành Tòa án. Đồng thời, kết quả xét xử của tòa GĐT, TT vụ việc dân sự của TANDTC đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự. Nhiều bản án, quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã thay đổi toàn bộ quyết định trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, mở ra một hướng mới cho việc xét xử lại vụ việc dân sự. Trên thực tế, Quy trình thực hiện một vụ án giám đốc thẩm được thực hiện bởi những công việc chính như sau: Sau khi có đơn đề nghị Giám đốc thẩm, tái thẩm, TANDTC sẽ ra quyết định thụ lý vụ án, thu thập tài liệu chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ vụ án, đưa ra tờ trình trình Chánh án TAND TC quyết định có hay không việc Kháng nghị. Thực tế hiện nay, công tác nặng nề nhất là tiếp nhận và giải quyết văn bản đề nghị Giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc gửi đơn đề nghị của đương sự không mất phí và có thể xảy ra việc kháng nghị, điều đó cho thấy đương sự thực sự rất muốn gửi đơn đề nghị, và hệ lụy là gần như các vụ án sau khi xét xử phúc thẩm có hiệu lực, đương sự đều thực hiện quyền gửi đơn đề nghị GĐT, TT. GĐT,TT vụ việc dân sự không phải là một cấp xét xử mà là thủ tục đặc biệt xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các cấp tòa án, của Hội đồng thẩm phán TANDTC do bị kháng nghị vì có vi phạm pháp luật, có tình tiết mới hoặc có yêu cầu, đề nghị, kiến nghị của các cơ quan nhà nước, của Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC. Thủ tục GĐT, TT bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền của đương sự một cách triệt để cả trong trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đã được thi hành trên thực tế nhưng phát hiện những vi phạm pháp luật, tình tiết mới xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Do vậy, trong nhiều năm qua, TANDTC luôn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, quy chế, quy định của ngành Tòa án, đổi mới tổ chức bộ máy, phương thức làm việc, tổ chức cán bộ nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để đương sự có thể tiếp 62 cận được với các cơ quan của TANDTC, thực hiện, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình. Để thuận lợi và xử lý nhanh chóng những đơn đề nghị giám đốc thẩm của đương sự, văn bản yêu cầu, kiến nghị, đề nghị kháng nghị GĐT,TT, tại TANDTC đã thành lập phòng tiếp công dân, nhận đơn, văn bản và ban hành Quy chế giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị, thông báo đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục GĐT,TT( ban hành kèm theo quyết định số 625/QĐ-CA ngày 6/9/2016 của Chánh án TANDTC, sau đây gọi tắt là Quy chế số 625/QĐ-CA). Quy chế quy định rõ ràng, cụ thể trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm của đương sự; thông báo, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (sau đây gọi chung là văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm) đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật tại Tòa án nhân dân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính. Vì vậy, việc khiếu nại, nộp đơn đề nghị kháng nghị GĐT,TT của đương sự được thuận lợi, không bị gây phiền hà, chậm trễ. Quy chế quy định cả trong trường hợp, nếu thời hạn kháng nghị còn ít hơn 3 ngày thì đơn, văn bản đề nghị phải được xem xét giải quyết ngay trong ngày để bảo đảm quyền lợi của đương sự13. Trường hợp có đơn yêu cầu hoãn thi hành án và thấy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có dấu hiệu sai, nếu thi hành có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì Chánh án hoặc Phó chánh án TANDTC yêu cầu hoãn thi hành án.14 Trường hợp có căn cứ thì Chánh án TANDTC sẽ ban hành kháng nghị GĐT. Những quy định trên thể hiện quyền của đương sự được bảo đảm ngay từ bước đầu của quá trình tố tụng theo thủ tục GĐT,TT vụ việc dân sự [22]. Đương sự trong khi nộp đơn đề nghị GĐT,TT và trong cả quá trình giải 13 Xem Khoản 2 Điều 7 Quy chế số 625/QĐ-CA. 14 Xem Điều 29, Điều 30 Quy chế số 625/QĐ-CA. 63 quyết theo thủ tục GĐT,TT có thể nộp bổ sung những chứng cứ, tài liệu mới liên quan đến việc phát hiện, xác định bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm, vi phạm pháp luật để khẳng định yêu cầu của mình là có căn cứ. Thẩm tra viên, Thẩm phán của TANDTC tiếp nhận đầy đủ chứng cứ, tài liệu mới để xem xét, đánh giá, đưa ra quan điểm của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Quyền của đương sự trong xét xử GĐT,TT vụ việc không chỉ được nhìn nhận, đánh giá ở khía cạnh những quy định pháp luật về quyền phát hiện vi phạm pháp luật của bản án, quyết định, quyền nộp đơn, nhận thông báo, bổ sung tài liệu, chứng cúa, tham dự và trình bày ý kiến tại phiên tòa GĐT,TT mà phải luôn gắn liền với các hoạt động của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, những người tiến hành tố tụng đối với phiên tòa. Những hoạt động của Thẩm phán, Kiểm sát viên có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện quyền của đương sự, bởi vì, khi họ giải quyết vụ việc đúng theo quy định của pháp luật về thời hạn, trình tự, thủ tục, về nghiên cứu đánh giá nội dung vụ việc, từ đó đưa ra được những kết luận, phán quyết đúng đắn trong quyết định GĐT,TT. Chỉ trên cơ sở Thẩm phán, KSV, Thư ký phiên tòa thực hiện đúng những quy định của pháp luật, giải quyết vụ án một cách công tâm, khách quan, coi trọng quyền và lợi ích chính đáng của đương sự thì quyền của đương sự mới thực sự được bảo đảm thực hiện. Ngay sau khi có kháng nghị GĐT, TT, Chánh án TANDTC phân công Thẩm phán tiến hành các hoạt động nghiệp vụ như yêu cầu chuyển vụ án đến Tòa án có thẩm quyền GĐT,TT, nghiên cứu hồ sơ vụ án và làm bản thuyết trình. Để bảo vệ quyền của đương sự trong vụ việc đã được các cấp Tòa án giải quyết nhưng đương sự vẫn có đơn khiếu nại, người có thẩm quyền đã quyết định kháng nghị, Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ toàn bộ hồ sơ vụ việc mà không chỉ giới hạn trong nội dung kháng nghị để xác định những nội dung kháng nghị có bảo đảm đúng quy định của pháp luật hay không? Tuy nhiên 64 Thẩm phán cần xác định phạm vi nghiên cứu để đạt được hiệu quả cao nhất là phải giải quyết được những vấn đề mà đương sự yêu cầu hoặc người kháng nghị yêu cầu giải quyết, ví dụ, trong vụ án có nhiều đương sự nhưng kháng nghị chỉ yêu cầu tăng mức bồi thường cho một đương sự thì thẩm phán chỉ tập trung sâu vào việc xem xét mức bồi thường cho đương sự đó15. Việc nghiên cứu, xem xét toàn bộ vụ việc nhằm mục đích xác định những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong bản án, quyết định bị kháng nghị để kịp thời khắc phục, bảo đảm cho bản, án, quyết định đó hợp pháp và đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, vụ việc mà Hội đồng GĐT,TT xem xét là vụ việc mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và người kháng nghị chỉ yêu cầu giải quyết phần bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng nên ưu tiên của Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ cũng như của Hội đồng GĐT,TT vẫn là phần bản án, quyết định bị kháng nghị. Tùy vào kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm mà Thẩm phán có phương pháp và phạm vi nghiên cứu phù hợp. Đối với kháng nghị giám đốc thẩm, bản án, quyết định bị kháng nghị với những căn cứ khác nhau nên Thẩm phán cũng tập trung nghiên cứu, xem xét, đánh giá những căn cứ đó: - Nếu bản án, quyết định bị kháng nghị vì kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì Thẩm phán cần tập trung vào việc xem xét quá trình chứng minh vụ việc, bao gồm việc cung cấp, thu thập, đánh giá chứng cứ, đánh giái tính khách quan, hợp pháp và tính có liên quan của chứng cứ, so sánh sự tương quan phù hợp của chứng cứ với kết luận trong bản án, quyết định; - Nếu bản án, quyết định bị kháng nghị vì có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng 15 Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Học Viện tư pháp, NXB CAND, 2007. 65 của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật thì Thẩm phán tập trung xem xét các thủ tục tố tụng trong thu thập chứng cứ, trong việc thụ lý, giao gửi văn bản, trong thẩm quyền, thời hạn mở phiên họp, phiên tòa, trong quá trình xét xử, giao, gửi bản án.. để xem có vi phạm thủ tục tố tụng hay không? Đánh giá tính chất mức đọ vi phạm có nghiêm trọng dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật hay không? - Nếu bản án, quyết định bị kháng nghị vì có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì Thẩm phán tập trung xem xét các quy định của BLDS, luật kinh doanh thương mại, luật lao động mà tòa án áp dụng trong bản án quyết định được nhận thức đúng hay không? Việc áp dụng các quy định đó vào vụ việc cụ thể bị kháng nghị có đúng đắn hay không? Tương tự như vậy, đối với kháng nghị tái thẩm, Thẩm phán cũng tập trung nghiên cứu để xác định nội dung các căn cứ kháng nghị theo 4 khoản của Điều 352 BLTTDS để đưa ra nhận xét, đánh giá, quan điểm giải quyết vụ việc của mình. Do tính chất của tái thẩm là phát hiện tình tiết mới, Viện kiểm sát tiến hành xác minh, kháng nghị nên Thẩm phán ngoài việc nghiên cứu hồ sơ vụ việc đã được tòa án các cấp giải quyết, Thẩm phán còn nghiên cứu tài liệu xác minh tình tiết mới của VKS; - Thẩm phán cần đánh giá tình tiết được phát hiện có phải là tình tiết mới hay không? Đó là tình tiết chưa hề được biết trong quá trình giải quyết vụ việc, chưa có trong hồ sơ vụ án và Tòa án đã không biết khi ra bản án, quyết định. Trường họp tình tiết đó đã có trong hồ sơ vụ án nhưng vì bất kỳ lý do nào đó mà tòa án đã không biết được khi ra bản án, quyết định thì không phải là tình tiết mới và vụ việc được kháng nghị theo thủ tục GĐT; 66 - Đánh giá mối quan hệ của tình tiết mới được phát hiện với phán quyết của tòa án trong bản án, quyết định bị kháng nghị tái thẩm. Tình tiết mới được đưa ra có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mới được chấp nhận làm căn cứ để xét xử tái thẩm. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán đề nghị với Chánh án TANDTC tổ chức Hội đồng xét xử, làm bản thuyết trình. Do GĐT,TT là thủ tục đặc biệt xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị nên HĐXX được thành lập với thành phần tùy theo quy định tại Điều 337 BLTTDS. Bản thuyết trình của Thẩm phán được trình bày tại phiên tòa GĐT,TT cho nên phải chi tiết, cụ thể, khách quan, phải nêu được nội dung vụ việc của bản án, quyết định, những quyết định của tòa án đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quyen_cua_duong_su_trong_xet_xu_giam_doc_tham_tai_t.pdf
Tài liệu liên quan