Việc ra đềkiểm tra, đềthi Vănlà một vấn đềnóng, đang được toàn xã hội
quan tâm. Trên thực tế, việc ra đềvăn “an toàn” là cách lựa chọn phổbiến trong quá
trình giảng dạy. Mặc dù các tác giảSGK đã lưu ý GV chọn ra các đềtương tự, không
nhất thiết phải là những đềtrong SGK, thếnhưng các đềbài mới đến với HS chưa
nhiều. Trong điều kiện giảng dạy của mình, GV còn hạn chếvềthời gian đểchuẩn bị,
đầu tưcho một đềvăn hay. Đồng thời, đểtiện lợi và tiết kiệm thời gian, GV chọn các
đề ởSGK vì đa sốdàn ý và các ý chính đã có hướng dẫn trong sách GV cũng như
trong các sách tham khảo. Tình trạng HS sao chép văn mẫu vẫn còn trong nhà trường.
Bên cạnh việc ra đềthi giống hoàn toàn nhưSGK, có một xu hướng khác là ra đềthi
hoàn toàn mới, không gắn với chương trình học, chủyếu kiểm tra khảnăng sáng tạo
của HS khá giỏi. Việc đổi mới cách ra đềthi đã khẳng định tính ưu việt nhưng vẫn
còn nhiều tranh luận
129 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4730 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản tự sự cho học sinh trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện để HS sáng tạo kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm,
nghị luận,… Ví dụ : “Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó
với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế
nào?” [49, tr.103]. Chọn ngôi kể cho bài kể chuyện này, HS là người chứng kiến toàn
bộ câu chuyện, xưng hô “tôi” và kể lại đoạn truyện bằng cách gọi tên nhân vật “ông
giáo”, lão Hạc. Có những đoạn cần thêm yếu tố biểu cảm để thể hiện tình cảm, sự xúc
động của bản thân trước những tình tiết xúc động của câu chuyện.
Ở lớp 9, việc lựa chọn ngôi kể thể ở các bài luyện tập như “Giới thiệu trước lớp
về về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời văn của em” [50, tr.92], “Hãy đóng vai
nàng Kiều kể lại cho lớp nghe việc báo ân, báo oán. Trong khi kể, cố gắng làm nổi
bật tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.” [50, tr.117]. Thực hiện bài tập giới
thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, HS có thể chọn ngôi kể thứ ba, gọi tên nhân vật
Thúy Vân (Vân), Thúy Kiều (Kiều, người con gái tài hoa, nàng,…) khi giới thiệu cần
phải kết hợp miêu tả chân dung, diện mạo, tính cách của các nhân vật. Ở bài tập đóng
vai nàng Kiều kể lại việc báo ân, báo oán, HS chọn ngôi thứ nhất Thúy Kiều xưng
“tôi” khi kể là điều bắt buộc gắn với yêu cầu bộc lộ nội tâm, diễn biến tâm trạng, suy
nghĩ khi “tôi” (Thúy Kiều) quyết định tha bổng Hoạn Thư.
Chọn ngôi kể cho bài văn tự sự là một trong những thao tác giúp bài văn tự sự
đạt yêu cầu cao. Cần chọn ngôi kể đúng theo yêu cầu đề bài quy định, xác định được
điểm nhìn của người kể, của nhân vật, chú ý đến đối tượng nghe kể, tạo phong cách
kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
3.1.2. Rèn luyện dùng từ
Hiện nay việc cung cấp vốn từ cho HS không còn theo dạng bài học từ ngữ
như chương trình cũ mà kiến thức tiếng Việt là sự tổng hợp các nội dung từ việc đọc -
hiểu văn bản, từ các kiến thức của phần tiếng Việt cũng như các bài luyện tập, thực
hành của cả ba phần Văn, Tiếng Việt và Làm văn.
Muốn viết câu đúng, dùng từ chính xác và làm được đoạn văn, bài văn tự sự
đúng yêu cầu đặt ra, việc đầu tiên là HS phải có vốn từ ngữ từ cuộc sống giao tiếp,
tiếp đến là vốn từ ngữ mới trong sách vở thông qua hoạt động học tập, từ đó giúp các
em có được vốn từ ngữ cơ bản mới. Các kiến thức về từ loại, về các thành phần
chính, thành phần phụ của câu và các dạng câu, xây dựng đoạn văn, các liên kết
câu,… phải được HS nắm và vận dụng trong quá trình luyện tập, thực hành.
Dùng từ
“Từ là đơn vị ngôn ngữ đã có sẵn, thuộc kho từ vựng của ngôn ngữ, và tồn tại
trong tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người – Nó là tài sản chung của xã hội” [68,
tr.188]
Cái khó của việc tạo lập văn bản chính là việc sử dụng từ ngữ, bởi vì từ vựng
là một hệ thống phong phú và phức tạp trong ngôn ngữ, là một đơn vị ngôn ngữ quan
trọng, phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan và sự biến đổi xã hội. Trong văn bản,
từ gắn liền với một phong cách chức năng nhất định. Bên cạnh ý nghĩa từ vựng, ý
nghĩa ngữ pháp, từ còn có ý nghĩa biểu cảm. Đặc trưng ngữ pháp của từ là đặc trưng
tiềm ẩn và khó thấy nhất. Chỉ khi tham gia vào đơn vị lớn hơn thì đặc trưng này mới
được bộc lộ ra ngoài. “Nghĩa của từ trong hệ thống ngôn ngữ tồn tại dưới dạng tiềm
năng và chỉ được hiện thực hóa trong những lời nói cụ thể “ [51. tr.106]
Từ là chất liệu để tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những
suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình
dùng và có vốn từ phong phú.
Dùng từ trong tạo lập VBTS : cũng như trong bất cứ văn bản nào,
dùng từ trong VBTS là làm sao lựa chọn và sử dụng từ chính xác (đúng) và hay.
Dùng từ chính xác là dùng từ đảm bảo được sự tương hợp sát sao giữa ý nghĩa của từ
với nội dung muốn biểu đạt, trong quá trình kể việc, kể người như hành động, tính
chất, trạng thái v.v... Nghĩa biểu thái của từ phải phù hợp với tình cảm, thái độ của
người nói, viết đối với đối tượng được đề cập đến ; đồng thời nghĩa biểu thái của các
từ phải tương hợp với nhau và tương hợp với sắc thái ý nghĩa chung của cả câu văn.
Dùng từ hay là dùng từ chính xác, có sức cô đọng, hàm súc và có tính hình ảnh.
Một số lưu ý về việc dùng từ trong VBTS :
- Dùng đại từ và đại từ nhân xưng : Bất cứ tác phẩm tự sự nào cũng đều
phải có nhân vật, dù nhân vật đó là người hay vật, đồ vật. Dùng các đại từ và đại từ
nhân xưng là công việc bắt buộc trong văn tự sự thể hiện qua ngôi kể, lời kể. HS lựa
chọn các đại từ nhân xưng : “tôi, em, tớ, mình” khi chọn ngôi kể thứ nhất. Các đại từ
thay thế cho người, cho vật “nó” phải dùng đúng chỗ, thể hiện được ý nghĩa biểu
cảm và vai xã hội. Có một số bài làm, ngay ở phần mở bài, các em đã dùng ngay đại
từ thay thế “nó”, “bạn ấy” khiến cho phần giới thiệu nhân vật chưa hợp lí. Từ ngữ
xưng hô trong quá trình các nhân vật giao tiếp với nhau hoặc hướng đến đối tượng
nghe kể thường là những danh từ chỉ quan hệ thân thuộc có chức năng như đại từ. Ví
dụ : dùng từ xưng hô “con” khi nói chuyện trực tiếp với ba, mẹ, với người lớn tuổi
hoặc câu chuyện được kể cho ba mẹ, cho người có vai xã hội trên nghe (và ngược
lại). Dùng từ “em” khi xưng hô và kể cho thầy cô nghe, dùng từ “mình, tớ, tao...”
khi xưng hô với bạn hoặc câu chuyện được kể đối tượng là nghe là bạn bè cùng lứa
tuổi.
- Dùng danh từ và danh từ riêng riêng chỉ người, chỉ địa danh : các đối tượng,
sự việc được kể phải được xác định và gọi đúng tên bằng việc sử dụng các danh từ.
Tên gọi nhân vật trong VBTS phải được viết hoa. (Thạch sanh, Lí Thông, Mị
Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Vũ Nương, Trương Sinh…). Những đại từ thay thế
cho nhân vật chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới viết hoa. Tên địa danh vẫn
thường xuất hiện trong truyện kể khi xác định không gian của câu chuyện, vì thế, lưu
ý HS viết đúng chính tả tên các địa danh được nhắc đến. Ví dụ : Kể lại truyền thuyết
Con Rồng cháu Tiên [46], HS lưu ý các danh từ riêng chỉ người và địa danh sau phải
viết hoa : Rồng, Tiên, Lạc Việt, (đất) Lạc, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân, Ngư
Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, (phương) Bắc, Âu Cơ, Thần Nông, Long Trang, Hùng
Vương, Phong Châu, Văn Lang, Việt Nam.
- Dùng động từ : Lời văn của VBTS là lời kể việc, những việc làm, hành
động, suy nghĩ của nhân vật. Động từ được dùng là các động từ chỉ hành động, trạng
thái của nhân vật và được dùng đúng trường từ vựng. Ví dụ khi kể lại việc Quang
Trung chỉ huy đánh trận Ngọc Hồi (Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái)
[50, tr.68], tác giả đã dùng nhiều động từ có chung trường từ vựng : chỉ sự đánh giết
:
Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà
chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây
Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối,
quân Thanh đại bại.
Ví dụ với đề bài : Kể lại một lần em có lỗi với bạn [50], HS chú ý dùng các động từ
diễn tả các hành động đưa đến việc gây ra lỗi, sau đó dùng các động từ trong trường
từ vựng diễn tả sự day dứt, hối hận, ăn năn…
Đoạn văn tham khảo :
Hôm trước, cùng với đám bạn hay nghịch phá trong lớp, tôi đã chọc ghẹo bạn
Trúc – lớp phó học tập của lớp - là “hiệp sĩ một giò” (bạn có tật ở chân). Mấy hôm
nay vào lớp, tôi chẳng thể chú tâm vào việc gì. Đầu óc tôi cứ quay cuồng nghĩ đâu
đâu mà không tập trung nghe thầy cô giảng bài bởi những giọt nước mắt của bạn cứ
ám ảnh tôi. Tôi cứ mãi tự hỏi mình là tại sao mình lại nhẫn tâm với bạn như thế?
Thỉnh thoảng, tôi liếc mắt qua Trúc, chợt gặp ánh mắt buồn buồn của bạn, tôi giật
bắn người vội quay ngay lại, tim tôi đập thật nhanh, mồ hôi toát ra lạnh ngắt. Tôi
thấy hỗ thẹn và giận bản thân mình quá. Tôi phải xin lỗi bạn ấy thôi!
- Dùng tính từ : Các tính từ chỉ phẩm chất của con người, các tính từ miêu
tả để tái hiện con người, sự việc, cảnh vật một cách sinh động, chân thật. Ví dụ : Hãy
viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân
(ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,…) sau một thời gian xa cách (chú ý sử dụng các yếu
tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể) [48, tr.75]. Đoạn văn tham khảo :
Đã lâu lắm rồi, em chưa về quê thăm ngoại. Hôm nay, vừa đi học về, em
thoáng thấy bóng ai lúi húi ở nhà bếp. Em thấy giống ngoại quá, em gọi to : “Ngoại
ơi!”. Một bà cụ ngẩng khuôn mặt phúc hậu lên nhìn em với ánh mắt nheo nheo. Đúng
là ngoại rồi. Gương mặt ngoại xương xương, dáng ngoại nhỏ nhắn, lưng hơi còng.
Em vui mừng quá, chạy đến ôm chầm lấy ngoại. Em nghe mùi thơm của hương trầu
từ chiếc áo bà ba quen thuộc của ngoại. Chao ôi, em chợt thấy mình nhỏ bé lại trong
vòng tay yêu thương của ngoại. Xoa đầu em, ngoại xuýt xoa :” Mồ tổ cha thằng chó
con của ngoại, ngoại nhớ bây quá, bây cao nghều rồi đó.”…
- Dùng các từ chỉ trình tự thời gian : Trong VBTS, việc dùng các từ chỉ trình tự
thời gian là một trong những đặc trưng nổi bật. “Thời gian là một khái niệm luôn gắn
với nhận thức con người về sự tồn tại, sự vận động của sự vật trong thế giới khách
quan. Ý nghĩa thời gian vốn rất rộng, bao gồm chiều dài thời gian, khoảng cách thời
gian, hoàn cảnh (hay vị trí) thời gian, cách định lượng (đo lường) thời gian thông qua
hàm ý của người nói, qua ngôn cảnh xác định (ví dụ ý nghĩa “sớm” hay “muộn”,
“lâu” hay “mau” … so với một dự tính, một quy luật thường diễn (tập quán) hay so
với một điểm nào đó được tiền giả định, được ước định từ phía người nói), ngoài ra
còn là tính chất diễn tiến của một hành động, một trạng thái thông qua kết quả hay sự
hoàn tất của hành động xảy ra.” [65]
▪ Những danh từ và danh ngữ có thể sử dụng trong VBTS : (thường là trạng
ngữ thời gian trong câu)
Nhóm danh từ có tác dụng định vị khái quát, định vị gián tiếp ý
nghĩa quá khứ hoặc có thể kết hợp với các đại từ, danh từ khác chỉ ý nghĩa thời đoạn
thuộc quá khứ như : hồi, đời, thuở, dạo, thời xưa, ngày xưa…Những từ này thường
dùng khi bắt đầu kể các câu chuyện cổ tích, kể về một việc đã xảy ra trong quá khứ.
“Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo đi ở cho nhà phú ông…” (Sọ Dừa) [47]. “Ngày
xưa, ở huyện Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con…” (Thạch Sanh)
[47]
Nhóm danh từ có ý nghĩa chỉ thời điểm, chỉ khoảng thời gian ngắn
được xác định tương đối chính xác về một mặt nào đó như : lúc, khi, lần, dịp, lát,
chốc, tí…Trong quá trình kể, người kể thường xác định cái mốc thời gian kể sự việc
mở đầu, các thời điểm cụ thể trong diễn biến của sự việc…
Nhóm danh ngữ có ý nghĩa nối liền quá khứ với hiện tại, như : bấy
nay (bấy chầy), xưa nay, trước nay, lâu nay ; hoặc có ý nghĩa chỉ thời đoạn hiện tại,
như : ngày nay, hiện nay, bây giờ, giờ đây…hoặc nêu một nhận định tổng quát về
thời gian như bao giờ, bao giờ cũng… Nhóm danh ngữ này thường được dùng kết
hợp với yếu tố nghị luận để nêu nhận định có tính chất triết lý, thường dùng ở phần
kết bài.
Nhóm danh ngữ chỉ thời hạn thực hiện của hành động (có ý nghĩa
tổng lượng) như trọn một buổi, hết tám ngày, suốt đêm, cả tháng, mất hai năm.
Những danh ngữ chỉ sự ước lượng về thời gian : khoảng hai tháng,
độ dăm ngày, chừng hai buổi.
Những danh ngữ chỉ tính chất, đặc điểm, trạng thái thời gian : tang
tảng sáng, tối mịt, nhập nhoạng, chạng vạng, nhá nhem tối, ban ngày, canh năm.
Hoặc dùng những yếu tố phụ như : khi nào, lúc nào, năm nào.. với ý nghĩa không xác
định.
Những danh ngữ với ý nghĩa tốc độ : thoắt cái, vụt cái, đột nhiên,
bỗng, bất thình lình, bỗng nhiên, loáng cái, nhoáng cái…
Dùng danh ngữ có đại từ “chỉ xuất” (chỉ rõ hướng thời gian : này,
đây, đó, nọ, kia…) : Tuần qua, giờ này, lúc nãy, ngày ấy, dạo nọ, tháng tới, mai
đây…
Dùng danh ngữ có giới ngữ vốn biểu thị ý nghĩa không gian, chuyển
sang biểu thị thời gian : sắp xếp các thời đoạn, thời điểm theo một trật tự nhất định :
Trước kì thi, sau kì thi ; đầu kì thi, cuối kì thi ; trong Tết, ngoài Tết ; trên 30 tuổi,
dưới 30 tuổi…
Dùng giới ngữ là các cặp quan hệ để biểu thị khoảng cách giữa thời
điểm xảy ra sự kiện với thời điểm nói : đến, tới, cho đến khi, mãi đến khi…
Dùng giới ngữ để nêu rõ giới hạn (phạm vi) về thời gian của một tình
huống : Trong giây lát, vào những ngày cuối thu… Hoặc chỉ một sự tình vào lúc “bắt
đầu”, lúc “tiếp đến” một khoảng thời gian nào đó, ở liền sau thời điểm hiện tại hoặc
đã trải qua một thời gian nhất định như : tới nửa đêm, quá trưa, đến hôm sau, qua
Tết…
Khi hai quy điểm thời gian lệch nhau ở mức không đáng kể, quy
điểm xảy ra sự kiện có thể nằm ở “ngay trước” hoặc liền sau quy điểm phát ngôn ;
hoặc hai quy điểm xuất hiện đồng thời, trùng nhau, tiếng Việt dùng các từ :
vừa…vừa, vừa mới, mới, liền, bèn, sắp, gần, trót, định, toan, ... để biểu thị và làm rõ
thêm thời gian và tương quan về thời gian giữa chúng.
- Dùng các quan hệ từ : các quan hệ từ có chức năng nối câu với câu, câu với
đoạn văn với nhau. Các quan hệ từ cũng giữ vai trò liên kết. Kể chuyện nhất thiết sử
dụng các quan hệ từ trong quá trình kể diễn biến sự việc. Các quan hệ từ thường dùng
như : và, nhưng, tuy nhiên, tuy vậy… và các cặp quan hệ từ hô ứng như “nếu…thì”,
“không những …mà còn…”, “tuy…nhưng…”… để nối từ với từ, nối vế câu và nối
câu, đoạn văn với nhau.
Một số lỗi cần tránh trong việc dùng từ :
Tránh lỗi lặp từ
Lặp từ là dùng nhiều lần một từ ngữ trong một câu hoặc trong những câu
liền kề nhau. Trong những trường hợp chủ động, đây là phương tiện liên kết tạo hiệu
quả nhấn mạnh ý cần diễn đạt, mang tính nghệ thuật. Nhưng trong tạo lập văn bản,
đây là một lỗi thường gặp nhất của các em HS cấp THCS. Việc lặp đi lặp lại một số
từ ngữ làm cho câu văn vụng về, đoạn văn có phần nặng nề, nhàm chán. Nó là bằng
chứng về sự nghèo nàn về vốn từ của người viết.
Lẫn lộn các từ đồng âm : GV hướng dẫn HS tìm những từ dùng sai âm
và nêu nguyên nhân cũng như cách chữa.
Câu chuyện – câu truyện (dùng khi kể chuyện)
Kể chuyện – kể truyện
Truyện “Sọ Dừa” – Chuyện “Sọ Dừa”
Giúp Hs phân biệt : chuyện : sự việc được đem ra kể : kể chuyện ;
truyện : tên thể loại văn học thuộc loại tự sự : truyện Sọ Dừa, đọc
truyện. Dùng đúng các thuật ngữ kể chuyện, câu chuyện, nhưng gọi
các tác phẩm kể chuyện là truyện.
Tham quan – thăm quan (dùng khi kể về một chuyến tham quan, du
lịch, về quê, thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh)
Lẫn lộn âm, từ dùng đúng là “tham quan”, chỉ hành động xem thấy
tận mắt để mở rộng hểu biết hoặc học tập kinh nghiệm.
Đốn củi – đống củi (dùng khi giới thiệu Thạch Sanh)
Lẫn lộn âm.
Dùng từ không đúng nghĩa :
Hủ tục – thủ tục (dùng khi kể chuyện bé Hồng - Trong lòng mẹ)
Giải nghĩa : hủ tục : Phong tục đã lỗi thời ; thủ tục : những việc cụ
thể phải làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có
tính chất chính thức. Bé Hồng lên án những “hủ tục” đã khắt khe với
mẹ khi mẹ đi bước nữa.
Chiến trường – đấu trường (dùng khi kể chuyện về cuộc gặp gỡ
người lính lái xe Trường Sơn)
Giải nghĩa : chiến trường : nơi diễn ra các cuộc chiến đấu, nơi diễn ra
chiến tranh ; đấu trường : tù cũ, ít dùng chỉ nơi diễn ra những cuộc
đấu (trường đấu, đấu trường La Mã)
Cứu tế - chi viện (dùng khi kể chuyện về cuộc gặp gỡ người lính lái
xe Trường Sơn)
Giải nghĩa : cứu tế : giúp đỡ về vật chất khi gặp khó khăn, hoạn nạn
(nói về mặt xã hội đối với một số cá nhân), chi viện : giúp để tăng sức
mạnh, tăng khả năng vượt qua khó khăn.
Nguyên nhân của lỗi sai này là HS không biết nghĩa chính xác, hiểu sai nghĩa
hoặc hiểu nghĩa không đầy đủ. Hướng khắc phục các lỗi này là GV hướng dẫn HS
cách tra từ điển và tránh dùng các từ khi không hiểu hoặc chưa rõ nghĩa.
Ngoài ra còn một số lỗi khác như : dùng từ sai vỏ âm thanh, dùng từ sai do
không hiểu nghĩa từ, dùng từ không phù hợp với đối tượng nói năng, với sắc thái
tình cảm, thái độ cần phải có, dùng từ không thích hợp phong cách văn bản, dùng từ
không bảo đảm tính thẩm mĩ…
Tùy vào cấp lớp giảng dạy mà GV hướng dẫn HS dùng từ trong VBTS một
cách chính xác. HS cần thấy được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn
trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và
cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ cần phải biết cách rèn luyện để biết
thêm những từ mà mình chưa biết, làm tăng vốn từ của cá nhân. Sự so sánh về nghĩa
của từ sẽ dùng và một số từ ngữ khác sẽ giúp cho HS lựa chọn đúng từ chứa điều
mình định kể, định hướng người đọc đến. Nhiệm vụ thường xuyên của GV là cung
cấp cho HS những hiểu biết về từ cụ thể và những hiểu biết về các từ có chung
trường từ vựng để giúp các em có vốn từ ngày càng phong phú, diễn đạt được điều
các em nghĩ, các em định viết.
3.1.3 Rèn luyện viết câu :
Câu là một trong những đơn vị của hệ thống ngôn ngữ. Hiểu một cách
chặt chẽ thì “câu là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn
ngữ” [6,7]. Từ điển Giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học khi đưa ra các kiểu câu để
giải thích khái niệm thì có đến 25 kiểu câu được định nghĩa [70, tr.32- 43]. Cách
phân loại câu rất đa dạng, dựa vào những tiêu chí khác nhau. Câu phân loại theo mục
đích phát ngôn : câu trần thuật, câu khẳng định, câu nghi vấn, câu cảm thán,…và câu
phân biệt theo kết cấu : câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt, câu mở rộng, câu chủ động,
câu bị động,… Câu trong văn tự sự không chỉ mang chức năng kể, thông báo mà còn
lồng vào đấy sự đánh giá và tình cảm của người viết đối với sự việc, nhân vật… vì
thế cần sử dụng nhiều dạng câu, kiểu câu..
Ý mỗi câu phải có sự liên kết thống nhất với đoạn văn, chủ đề, các câu phải có
sự liên kết với nhau bằng các phương tiện liên kết.
Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng các kiểu câu trong VBTS
Câu trần thuật (câu kể, câu tường thuật) là kiểu câu cơ bản nhất trong
giao tiếp, dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả. Ngoài những chức năng chính
trên, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị, hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Câu
trần thuật là kiểu câu chủ yếu trong VBTS. Về hình thức, câu trần thuật là kiểu câu
“không có dấu hiệu hình thức của các kiểu câu khác (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán”
[28], [49], khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó
có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc chấm lửng. [49]. Hầu hết các đề bài kể
chuyện đều sử dụng câu trần thuật là kiểu câu chính từ việc giới thiệu nhân vật, kể
chuỗi sự việc, diễn biến, kết quả… Ở lớp 6, HS được học về câu trần thuật đơn có từ
“là”, câu trần thuật đơn không có từ “là”. Kiến thức về dạng câu này cần được vận
dụng trong quá trình viết lời văn giới thiệu nhân vật, kể sự việc.
Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói như câu nghi vấn, câu phủ
định, câu cảm thán, câu cầu khiến…Việc vận dụng các kiểu câu này trong VBTS là
yêu cầu không thể thiếu. Ở lớp 8, chương trình Tiếng Việt dành khá nhiều tiết để giới
thiệu và hướng dẫn HS luyện tập các kiểu câu này. HS cần vận dụng các kiểu câu
trong bài văn tự sự.
Câu có thành phần phụ trạng ngữ chỉ thời gian, không gian, cách thức,
phương tiện, mục đích…Dạng câu này thể hiện đặc trưng của văn tự sự. Câu chuyện
được kể luôn được đặt trong một hoàn cành thời gian, không gian nhất định. Các diễn
biến của chuỗi sự việc cũng thường được kể theo trình tự thời gian, việc nào diễn ra
trước, kể trước, việc nào diễn ra sau, kể sau. Các trạng ngữ trong câu là những danh
ngữ mà luận văn đã liệt kê ở phần trên.
Câu đặc biệt. So với các kiểu văn bản khác thì VBTS sử dụng câu đặc
biệt trong khá nhiều trường hợp từ việc miêu tả cảnh, diễn tả tâm trạng, hành động
của nhân vật. Sử dụng đúng nơi, đúng lúc câu đặc biệt mang đến cho VBTS nét sáng
tạo, độc đáo riêng của người kể.
Chú ý sử dụng câu ghi lại lời dẫn trực tiếp, ghi lại lời đối thoại của nhân
vật, những suy nghĩ nội tâm (độc thoại) của nhân vật trong khi kể chuyện. Chú ý
dùng dấu câu đúng trong các trường hợp này : Lời đối thoại thường dùng dấu gạch
ngang đầu câu phát ngôn, lời độc thoại thường dùng với dấu ngoặc kép. Sử dụng lời
dẫn trực tiếp, gián tiếp phải tiêu biểu, tập trung thể hiện tính cách nhân vật và hướng
đến ý nghĩa truyện, vì thế, dung lượng sử dụng trong bài văn tự sự không được quá
nhiều.
Ví dụ đề bài : Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe
Trường Sơn trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính [50], HS chú ý sử dụng
các câu đối thoại và độc thoại. Đoạn văn tham khảo :
Nhìn những chiếc xe đầy bụi bặm và biến hình vì bom đạn, tôi hỏi anh :
- Anh ơi ! Những chiếc xe này trông như những khối sắt vì xe không những
không có kính mà ngay cả đèn, cả mui đều không có. Các anh chắc khó khăn lắm khi
lái những chiếc xe hư hỏng nặng như thế này ?
- Chẳng sao cả em à ! Mặc dù chiếc xe bị đầy “thương tích”, nhưng em thấy đấy,
nó vẫn cứ tiến về phía trước. Chỉ cần trong xe có trái tim yêu nước, yêu đồng bào.
Câu nói của anh đã gợi cho em nhiều suy nghĩ. “Các anh cừ thật ! Tuy sống và
chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ lại phải đối mặt với bao nhiêu nguy
hiểm nhưng có hề chi, các anh vẫn hiên ngang, đường hoàng lái xe tiến lên phía
trước. Phía trước ấy chính là miền Nam thân yêu. Phía trước ấy chính là con đường
giải phóng dân tộc”…
Những lỗi cần tránh trong viết câu :
Tránh viết câu sai do thiếu thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ :
Kiến thức về thành phần chính của câu đã được HS học tập và luyện tập ở
cấp Tiểu học. Chương trình THCS tiếp tục ôn luyện về các thành phần chính của
câu và hướng dẫn viết các câu đơn ở lớp 6 như câu trần thuật đơn có từ là, câu trần
thuật đơn không có từ là ; ở lớp 7, HS được học câu đặc biệt, câu rút gọn, câu chủ
động, câu bị động và mở rộng thành phần câu bằng các cụm chủ vị,… ; các dạng
câu được hướng dẫn ở lớp 8 là câu phân loại theo mục đích nói : câu nghi vấn, câu
cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định ; ở lớp 9 HS được ôn luyện
các kiến thức đã được học tập trong toàn cấp.
Viết câu thiếu thành phần chính chủ ngữ hoặc vị ngữ là một trong những
dạng câu sai thường gặp của HS. Một trong những câu sai thường thấy là câu sai do
thiếu chủ ngữ. Có thể có ba kiểu như sau :
Mẫu câu đơn bình thường thiếu chủ ngữ.
Mẫu câu ghép bị thiếu chủ ngữ.
Mẫu câu đơn hoặc ghép có thành phần phụ của câu bị thiếu chủ ngữ [20]
Nguyên nhân tác động đến quá trình viết câu sai này là do HS chưa nắm chắc
về chủ thể của hành động hoặc viết câu quá dài, nhiều thành phần dẫn đến nhầm lẫn
về chủ thể và tính trọn vẹn của câu hoặc nhầm vì dùng các quan hệ từ ở thành phần
phụ của câu nhưng vẫn xem đó là thành phần chính.
Ví dụ : Tuy không sử dụng tôi nữa nhưng vẫn nâng niu, chăm sóc tôi từng
ngày. (Âu Dương Vĩnh – HS lớp 6/1 THCS Bình Tây) [luận văn]
Câu có dùng cặp từ nối “tuy…nhưng”, thiếu chủ ngữ.
Sửa lại : Thêm chủ ngữ : Tuy không sử dụng tôi nữa nhưng cô chủ vẫn nâng
niu, chăm sóc tôi từng ngày.
- Qua câu chuyện đã làm em nhớ mãi hình ảnh của người bạn thân thời thơ ấu.
Câu thiếu chủ ngữ, nhầm trạng ngữ là chủ ngữ.
Sửa lại : có 2 cách :
- Bỏ từ “Qua” : Câu chuyện đã làm em nhớ mãi hình ảnh của người bạn thân
thời thơ ấu.
- Thêm chủ ngữ : Qua câu chuyện, em nhớ mãi hình ảnh của người bạn thân thời
thơ ấu.
Tránh viết các câu dài, nhiều thành phần : Mỗi câu phải có thành phần
chính chủ ngữ, vị ngữ, có thể dùng cụm chủ vị mở rộng câu, hoặc dùng câu ghép.
Khi kể chuyện, viết các câu quá dài, HS sẽ lúng túng trong việc xác định chủ ngữ, vị
ngữ chính của hành động, dẫn đến việc viết các câu sai, mơ hồ…
3.1.4. Rèn luyện làm văn tự sự theo bố cục của bài văn
Trước khi viết đoạn văn, bài văn, GV hướng dẫn HS xây dựng dàn ý cụ thể
theo bố cục 3 phần của bài văn. Xác định sự việc được kể : ai làm, việc xảy ra ở đâu,
lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn phù
hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt. Xác định nhân vật thực hiện các sự việc đó.
Ai là nhân vật chính, ai là nhân vật phụ. Lựa chọn ngôi kể, lời kể thích hợp, xác
định các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận… kết hợp ở lớp 8 và 9.
Để bài làm của HS đạt kết quả cao, GV cần rèn luyện từng bước cho HS từ việc
viết phần mở bài, thân bài đến kết bài. Đây lúc HS vận dụng kiến thức lý thuyết để
thực hành dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết hoàn chỉnh bài văn.
Viết phần mở bài : Mở bài của một bài văn có ý nghĩa quan trọng, chi phối sự
thành công của bài văn. Kể chuyện khó nhất là lúc bắt đầu vì đó là hành động mời
người đọc bước vào câu chuyện mà mình kể. Để giới thiệu vào truyện một cách có
ấn tượng, yêu cầu người viết phải có nghệ thuật dẫn dắt truyện làm sao vừa nhẹ
nhàng, vừa tự nhiên, bằng một ngôn ngữ giản dị, khách quan, gần gũi với bạn đọc.
Câu chuyện cổ tích thường bắt đầu bằng : Ngày xửa, ngày xưa có một cậu
bé,… Ngày xửa ngày xưa có một cặp vợ chồng, v.v…Cũng có thể, người ta mở đầu
bằng tên một nhân vật chính trong tác phẩm hoặc một nhân vật nổi tiếng : “Vũ Thị
Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH007.pdf