MỤC LỤC
Lời cảm ơn. i
Danh mục chữ viết tắt . ii
Mục lục .iii
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ. vi
MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử nghiên cứu. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 6
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 6
5. Phạm vi nghiên cứu. 7
6. Phương pháp nghiên cứu. 7
7. Giả thuyết khoa học. 7
8. Đóng góp của luận văn. 8
9. Cấu trúc luận văn. 8
CHưƠNG 1. 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 9
1.1. Cơ sở lý luâṇ . 9
1.1.1. Tự học. 9
1.1.2. Năng lực tự học . 14
1.1.3. Truyện ngắn và năng lực tự học truyện ngắn. 21
1.1.4. Đặc điểm tâm lí, nhâṇ thứ c của học sinh THPT và HS lớp 12. 30
1.2. Cơ sở thực tiễn . 32
1.2.1. Chương trình Ngữ văn12 và thể loại truyện ngắn. 32
1.2.2. Thực trạng rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn cho HS lớp12 THPT. 34
CHưƠNG 2. 43
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN
CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 43iv
2.1. Những căn cứ đề xuất biện pháp rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn cho
HS lớp 12 THPT. 43
2.1.1. Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông . 43
2.1.2. Căn cứ vào những đặc điểm tâm lí, sinh lí của HS THPT. 43
2.1.3. Căn cứ vào định hướng đổi mới PPDH môn Ngữ văn . 44
2.1.4. Căn cứ vào thực tế rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn cho HS lớp 12
THPT hiện nay . 46
2.2. Một số năng lực tự học truyện ngắn cần hình thành. 46
2.2.2.Năng lực xử lí thông tin trong quá trình tự học truyện ngắn . 47
2.2.3. Năng lực hợp tác trao đổi thông tin trong quá trình tự học truyện ngắn . 48
2.2.4. Năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập: . 49
2.3. Một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn cho HS lớp 12
THPT. 49
2.3.1. Nhóm biện pháp rèn luyện năng lực thu thập thông tin về truyện ngắn. 49
2.3.2. Nhóm biện pháp rèn luyện năng lực xử lí thông tin trong tự học truyệnngắn . 57
2.3.3. Nhóm biện pháp rèn luyện năng lực hợp tác trao đổi thông tin . 61
2.3.4. Nhóm biện pháp rèn luyện năng lực tự kiểm tra – đánh giá và tự điều
chỉnh trong tự học truyện ngắn . 65
CHưƠNG 3. 69
THỰC NGHIỆM Sư PHẠM. 69
3.1. Mục đích thực nghiệm. 69
3.2. Đối tượng thực nghiệm . 69
3.3. Nội dung thực nghiệm. 70
3.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm. 71
3.4.1. Cách tiến hành. 71
3.4.2. Cách đánh giá. 94
3.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm. 94
3.5.1. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm. 94v
3.5.2. Kết quả thực nghiệm cụ thể . 95
Tiểu kết chương 3. 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 98
1. Kết luận . 98
2. Khuyến nghị . 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 101
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS không đôṇg naõ, không tƣ ̣tìm tòi, suy nghi ̃trong
quá trình lĩnh hôị tri thƣ́c , rèn luyện năng lực thì kết quả học tập sẽ không thể
đạt đƣợc nhƣ mong muốn.
Tự học là con đƣờng tạo ra tri thức vững chắc, lâu bền cho mỗi
ngƣời trên hành trình đi tìm kiến thức. Kiến thức do tự học đem lại bao giờ
cũng vững chắc, lâu bền, thiết thực và đầy sáng tạo.
Tự học mở ra kho tàng tri thức vô tận. Bất cứ một nền giáo dục tiên tiến
nào cũng đề cao năng lực cá nhân, coi trọng vấn đề tự học, tự mình giáo dục, tự
mình phát triển. Tự học là con đƣờng tự khẳng định, con đƣờng đi đến thành
14
công của mỗi con ngƣời.
Tự học còn là thử thách rèn luyện và hình thành ý chí cao đẹp của mỗi
con ngƣời trên con đƣờng lập nghiệp. Con ngƣời luôn luôn phải tự học để nâng
cao học vấn.Vì tự học chính là một biểu hiện rõ nét của chí lớn lập nghiệp
để hoà nhập với cộng đồng của mỗi con ngƣời.
Tƣ ̣học giúp cho mọi ngƣời có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để
khẳng định năng lực phẩm chất và để cống hiến. Tự học giúp con ngƣời thích
ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bằng con đƣờng tự học
mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp
nhanh với những tình huống mới nảy sinh trong cuộc sống.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng: nếu xây dựng đƣợc phƣơng pháp tự học,
đặc biệt là sự tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng tạo sẽ khơi dậy năng lực tiềm
tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho HS.
1.1.2. Năng lực tự học
1.1.2.1. Khái niệm năng lực
Trong Tâm lý học, năng lực là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm
nghiên cứu bởi nó có ý nghĩa thực tiễn và lý luận to lớn bởi "sự phát triển năng
lực của mọi thành viên trong xã hội sẽ đảm bảo cho mọi người tự do lựa chọn
một nghề nghiệp phù hợp với khả năng của cá nhân, làm cho hoạt động của cá
nhân có kết quả hơn,...và cảm thấy hạnh phúc khi lao động" . [ 11, tr120 ] Trong
nền Tâm lý học Liên xô từ năm 1936 đến 1941 có rất nhiều các công trình
nghiên cứu về những vấn đề năng lực, có thể điểm qua một số các công trình nổi
tiếng của các tác giả nhƣ: Năng lực toán học của V.A.Crutetxki, V.N. Miaxisốp;
năng lực văn học của Côvaliốp, V.P. Iaguncôva... những công trình nghiên cứu
này đƣa ra đƣợc các định hƣớng cơ bản cả về mặt và thực tiễn cho các nghiên
cứu sau này của dòng Tâm lý học Liên xô trong những nghiên cứu về năng lực.
Trong bất cứ hoạt động nào của con ngƣời, để thực hiện có hiệu quả, con ngƣời
cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết và tổ hợp những phẩm chất này
đƣợc gọi là năng lực. Theo quan điểm của Tâm lý học mác xít, năng lực của con
15
ngƣời luôn gắn liền với hoạt động của chính họ. Nhƣ chúng ta đã biết, nội dung
và tính chất của hoạt động đƣợc quy định bởi nội dung và tính chất của đối
tƣợng của nó. Tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất của đối tƣợng mà hoạt động
đòi hỏi ở chủ thể những yêu cầu xác định. Nhƣ vậy, khi nói đến năng lực cần
phải hiểu năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó ( khả
năng tri giác, trí nhớ...) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân đáp ứng
đƣợc những yêu cầu hoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt đƣợc kết quả mong
muốn. Do đó chúng ta có thể định nghĩa năng lực nhƣ sau: "Năng lực là sự tổng
hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt
động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao" Năng lực đƣợc
xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị , cấu trúc nhƣ là các khả năng,
hình thành qua trải nghiệm, củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí
(theo John Erpenbeck – 1998) “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu
cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”
[18,tr 65 ]
“Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân có thể
học được...để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm
chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để
có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp....trong
những tình huống thay đổi linh hoạt” [ 25, tr82].
Trong tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông và phát triển chương trình
giáo dục phổ thông, tác giả Nguyễn Thúy Hồng cũng thống nhất cho rằng:
“Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, tổng hòa của các thành tố; kiến
thức, kĩ năng, thái độ, các giá trị và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành
động của cá nhân được thể hiện thông qua giải quyết có trách nhiệm và hiệu
quả các nhiệm vụ, vấn đề trong những bối cảnh và tình huống khác nhau”.
[18,tr79 ]. Nhƣ vậy năng lực là sức mạnh tổng hợp của kiến thức, kĩ năng và thái
độ trong đó thái độ sẽ đƣa ra những cam kết thực hiện và quyết định kết
quả công việc, kĩ năng cần có để cam kết công việc sẽ đƣợc thực hiện, kiến thức
16
sẽ quyết định đến quá trình thực hiện và kết quả công việc đạt đƣợc trong một
tình huống cụ thể.
1.1.2.2. Khái niệm năng lực tự học
Hồ Chí Minh cho rằng: “Tự học là cách học tự động” và “phải biết tự động
học tập”. Theo Ngƣời: “tự động học tập” tức là tự học một cách hoàn toàn tự
giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ
động vạch kế hoạch học tập cho mình, rồi tự mình triển khai, thực hiện kế hoạch
đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra đánh
giá việc học của mình”.
GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác của người
học, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan thế giới quan để chiếm lĩnh một tri
thức nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính mình”.
[ 22, tr 48 ] GS – TSKH Thái Duy Tuyên khẳng định: “Tự học là một hoạt động
độc lập chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp) cùng các
phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào
đó hay những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu
của chính bản thân người học”. [25, tr 37 ] Tóm lại, tổng hợp các quan niệm về
năng lực tự học của các tác giả có thể đƣa ra khái niệm về năng lực tự học nhƣ
sau: Năng lực tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các khả năng trí tuệ
(quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các
công cụ thực hành), cùng các phẩm chất của cá nhân nhƣ: động cơ, tình cảm,
nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực, không ngại khó, có ý trí, kiên trì, nhẫn
nại, lòng say mê khoa học, ...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của
nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của riêng mình
Năng lực của học sinh là một cấu trúc có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm
chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng,... mà cả niềm tin, giá trị, trách
nhiệm xã hội... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của HS trong môi trƣờng học
17
tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội. Qua nghiên
cứu, tham khảo kinh nghiệm các nƣớc phát triển, đối chiếu với yêu cầu và điều
kiện giáo dục trong nƣớc những năm sắp tới, các nhà khoa học giáo dục Việt
Nam đã đề xuất định hƣớng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chƣơng
trình giáo dục trung học phổ thông nhƣ sau:
a) Về phẩm chất :
1. Yêu gia đình, quê hƣơng, đất nƣớc
2. Nhân ái, khoan dung
3. Trung thực, tự trọng, chí công vô tƣ
4. Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vƣợt khó
5. Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nƣớc, nhân loại và môi trƣờng tự
nhiên
6. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật
b) Các năng lực chung bao gồm:
1. Năng lực tự học
2. Năng lực giải quyết vấn đề
3. Năng lực sáng tạo
4. Năng lực tự quản lý
5. Năng lực giao tiếp
6. Năng lực hợp tác
7. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
9. Năng lực tính toán
1.1.2.3. Các mặt biểu hiện của năng lực tự học
Năng lực tự học có rất nhiều biểu hiện khác nhau nhƣng có thể khái quát lại
trong 5 biểu hiện sau đây:
- Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề
Trong dạy học truyền thống HS ít khi đƣợc phát hiện vấn đề mới, mà
thƣờng lặp lại hoặc phát hiện lại vấn đề đã đƣợc GV đƣa ra. Kiểu học nhƣ vậy
18
kéo dài làm thui chột khả năng tự tìm kiếm, tự phát hiện của HS, trái với quan
niệm đó việc học cần phải “là sự biến đổi bản thân mình trở nên có thêm giá trị,
bằng nỗ lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới lấy từ bên ngoài”
là “một hành trình nội tại, được cắm mốc bởi kiến thức, PP tư duy và sự thực
hiện tự phê bình, để tự hiểu bản thân mình” . [23,tr 61] Năng lực nhận biết, tìm
tòi, phát hiện vấn đề hết sức quan trọng đối với HS. Nhờ năng lực này HS vừa tự
làm giàu kiến thức của mình, vừa rèn luyện tƣ duy và thói quen phát hiện, tìm
tòi, trên cơ sở những lí luận và hiểu biết đã có của mình; phát hiện ra các khó
khăn, mâu thuẫn xung đột, các điểm chƣa hoàn chỉnh cần giải quyết, bổ sung
các bế tắc, nghịch lí cần phải khai thông, khám phá, làm sáng tỏ,
- Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác
định cách thức giải quyết và lập kế hoạch giải quyết vấn đề; khảo sát các khía
cạnh, thu thập và xử lí thông tin; đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy nhiều HS thu thập đƣợc một khối lƣợng thông tin
phong phú nhƣng không biết hệ thống và xử lí nhƣ thế nào để tìm ra con đƣờng
đến với giả thuyết. Điều này đòi hỏi sự hƣớng dẫn cẩn thận và kiên trì của GV
ngay từ những hoạt động đầu của giải quyết vấn đề. Với năng lực này, HS có thể
áp dụng vào rất nhiều trƣờng hợp trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống để
lĩnh hội các tri thức cần thiết cho mình.
- Năng lực xác định những kết luận đúng từ quá trình giải quyết vấn đề
Đây là một năng lực quan trọng cần cho HS đạt đến những kết luận đúng
của quá trình giải quyết vấn đề, hay nói cách khác, các tri thức cần lĩnh hội sau
khi giải quyết vấn đề sẽ có đƣợc một khi chính bản thân HS có năng lực này.
Năng lực này bao gồm các khả năng khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hình
thành kết quả và đề xuất vấn đề mới, hoặc áp dụng. Vì vậy hƣớng dẫn cho HS
năng lực xác định kết luận đúng không kém phần quan trọng so với các năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề. Các quyết định phải đƣợc dựa trên logic của quá
trình giải quyết vấn đề và nhắm đúng mục tiêu.
19
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (hoặc vào nhận thức kiến thức mới)
Kết quả cuối cùng của việc học tập phải đƣợc thể hiện ở chính ngay trong
thực tiễn cuộc sống, hoặc là HS vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo
thực tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và phƣơng pháp đã có, nghiên cứu, khám
phá, thu nhận thêm kiến thức mới. Cả hai đều đòi hỏi HS phải có năng lực vận
dụng kiến thức. Việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đặc biệt trong các trƣờng
hợp mới, lại làm xuất hiện các vấn đề đòi hỏi phải giải quyết. Nhƣ vậy năng lực
giải quyết vấn đề lại có cơ hội để rèn luyện và kết quả của việc giải quyết vấn đề
giúp cho HS thâm nhập sâu hơn vào thực tiễn. Từ đó hứng thú học tập, niềm say
mê và khao khát đƣợc tìm tòi, khám phá, áp dụng kiến thức và kinh nghiệm tăng
lên, các động cơ học tập đúng đắn càng đƣợc bồi dƣỡng vững chắc.
- Năng lực đánh giá và tự đánh giá
Dạy học đề cao vai trò tự chủ của HS, đòi hỏi phải tạo điều kiện, cơ hội và
khuyến khích HS đánh giá và tự đánh giá mình. Chỉ có nhƣ vậy, HS mới dám
suy nghĩ, dám chịu trách nhiệm và luôn luôn tìm tòi sáng tạo, tìm ra cái mới, cái
hợp lí, cái có hiệu quả hơn. Mặt khác, kết quả tất yếu của việc rèn luyện các
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, kết luận và áp dụng kết quả của quy
trình giải quyết vấn đề đòi hỏi HS phải luôn đánh giá và tự đánh giá. HS phải
biết đƣợc mặt mạnh, mặt hạn chế của mình, cái đúng sai trong việc mình làm
mới có thể tiếp tục vững bƣớc tiếp trên con đƣờng học tập chủ động.
Nhƣ vậy năng lực tự học có thể đƣợc mô tả thông qua các điểm chính sau
đây : Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trƣớc đây và định
hƣớng phấn đấu tiếp; mục tiêu học đƣợc đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trung
nâng cao hơn những khía cạnh còn yếu kém. Đánh giá và điều chỉnh đƣợc kế
hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của bản thân; tìm đƣợc nguồn tài
liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo sử dụng
thƣ viện, chọn các tài liệu và làm thƣ mục phù hợp với từng chủ đề học tập của
các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọc đƣợc bằng các hình thức phù hợp,
thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặt đƣợc vấn đề
20
học tập. Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá
trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia
sẻ, vận dụng vào các tình huống khác; trên cơ sở các thông tin phản hồi biết
vạch kế hoạch điều chỉnh cách học để nâng cao chất lƣợng học tập.
1.1.2.4.Các năng lực tự học
Tuỳ theo môn học mà HS có những năng lực phù hợp. Một cách tổng quát, đối
với HS cần phải đƣợc rèn luyện các năng lực tự học cơ bản sau:
- Biết đọc, nghiên cứu giáo trình và tài liệu học tập, chọn ra những tri thức cơ
bản, chủ yếu, sắp xếp, hệ thống hoá theo trình tự hợp lí, khoa học.
- Biết và phát huy đƣợc những thuận lợi, hạn chế những mặt non yếu của bản
thân trong quá trình học ở lớp, ở nhà, ở thƣ viện, ở phòng thí nghiệm, ở cơ sở
thực tế.
- Biết vận dụng các lợi thế và khắc phục các khó khăn, thích nghi với điều kiện
học tập (cơ sở vật chất, phƣơng tiện học tập, thời gian học tập...).
- Biết sử dụng linh hoạt các hình thức và PP học tập cho phép đạt hiệu quả học
tập cao.
- Biết xây dựng kế hoạch học tập trong tuần, tháng, học kì, cả năm, cả khoá học.
- Biết và sử dụng có hiệu quả các kĩ thuật đọc sách, nghe giảng, trao đổi, thảo
luận, tranh luận, xây dựng đề cƣơng, viết báo cáo, thu thập và xử lí thông tin.
- Biết sử dụng các phƣơng tiện học tập, đặc biệt là công nghệ thông tin.
- Biết lắng nghe về thông tin tri thức, giải thích tài liệu cho ngƣời khác.
- Biết phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin.
- Biết kiểm tra – đánh giá chất lƣợng học tập của bản thân và HS khác.
- Biết vận dụng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
Căn cứ vào nhiệm vụ và tính chất của hoạt động tự học của HS đã nêu ở
mục 1.1.1.3, chúng tôi xin đề xuất một số năng lực tự học cơ bản của HS nhƣ
sau :
- Nhóm năng lực thu thập thông tin: tìm kiếm thông tin, thu nhận thông tin,
sắp xếp thông tin...
21
- Nhóm năng lực xử lí thông tin: tóm tắt, phân loại thông tin, so sánh, đối
chiếu, phân tích, lí giải, tổng hợp....
- Nhóm năng lực hợp tác, trao đổi thông tin: trình bày, chia sẻ thông tin,
trao đổi, thảo luận, ...
- Nhóm năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá: tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều
chỉnh...
1.1.3. Truyện ngắn và năng lực tự học truyện ngắn
1.1.3.1. Truyện ngắn
* Khái niệm
Trước tiên chúng tôi muốn giới thuyết qua về thể loại, cụ thể là xác định
khái niệm và đặc trưng của truyện ngắn, bởi vì việc xác định ranh giới của
truyện ngắn so với các thể loại tự sự khác là điều rất cần thiết.
Theo định nghĩa trong từ điển nước ngoài “Truyện ngắn thuộc nhóm tác
phẩm hư cấu và thường được viết bằng văn xuôi dạng trần thuật. Phương thức
này có xu hướng đi vào trọng tâm rõ nét hơn các dạng hư cấu khác như tiểu
thuyết ngắn, tiểu thuyết hay sách.
Truyện ngắn có khuynh hướng ít phức tạp hơn tiểu thuyết dài. Thông
thường truyện ngắn chỉ tập trung vào một biến cố, cốt truyện đơn giản, bối cảnh
đơn giản, số lượng nhân vật ít, trong khoảng thời gian ngắn. Ở dạng hư cấu dài
hơn, các câu chuyện có khuynh hướng chứa đựng các yếu tố kịch nghệ: sự phơi
bày (giới thiệu bối cảnh, tình huống và nhân vật chính), sự phức tạp (sự việc
dẫn đến xung đột); hành động trỗi dậy, khủng hoảng (thời điểm quyết định của
nhân vật chính và vai trò của anh ta trong mạch diễn biến); đỉnh điểm (là thời
điểm cao trào trong quá trình xung đột); giải pháp (thời điểm xung đột được
giải quyết), và bài học luân lý. Tuỳ theo độ dài mà truyện ngắn có thể theo hoặc
không theo mô hình này. Một số truyện hoàn toàn bỏ qua khuôn mẫu
Từ điển thuật ngữ văn học thì cho rằng: “Khác với tiểu thuyết, là thể loại
chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn
thường hướng đến việc khắc họa một hình tượng, phát hiện một nét bản chất
22
trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người” [9, tr 371]. Theo các
nhà biên soạn sách “Lí luận Văn học”, là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, “Truyện ngắn
đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học. Tác giả truyện ngắn
thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong
quan hệ con người hay đời sống tâm hồn con người” [15,tr 397]. Truyện ngắn
mang tính đơn nhất trong việc xây dựng tình huống truyện, nhân vật và chủ đề.
Nội dung phản ánh của truyện ngắn là một vấn đề của đời sống, của con người.
Do đó, người viết cần tạo cho mỗi truyện ngắn một độ căng nhất định, còn độc
giả thì đọc truyện ngắn theo cách đọc liền một mạch không nghỉ cho đến khi kết
thúc. Điều này được nhà văn Trung Mỹ, Juan Bosch khẳng định: “Truyện ngắn
là sự trình bày một sự kiện nào đó đáng chú ý. Cố nhiên, sự kiện chỉ có thể quan
trọng tới mức nào đó nhưng nó cần được độc giả tin cậy” và “Nghệ thuật viết
truyện ngắn nằm ở chỗ biết nhìn ra một sự kiện, cả quyết đi thẳng tới nó, không
dừng lại ở những chi tiết người viết bắt gặp giữa đường. Tất cả các chi tiết phù
trợ đó phải phục tùng cho sự kiện trung tâm” [17,tr 116]. Truyện ngắn thế giới
phong phú và đa dạng. Các nhà văn từng sáng tác truyện ngắn đã có những suy
nghĩ về truyện ngắn khác nhau. Đáng chú ý là lời bàn luận của Konstantin
Paustovski: “Truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó cái không bình
thường hiện ra như một cái gì bình thường, và cái gì bình thường hiện ra như
một cái gì không bình thường” . [17,tr 129] Cách hiểu này có sự gặp gỡ với ý
kiến của nhà văn Mỹ, Truman Capote về truyện ngắn: “Đó là một tác phẩm
nghệ thuật có bề sâu nhưng lại không được dài” [ 17,tr 108]. Xuất phát từ dung
lượng tác phẩm, cả hai cây đại thụ truyện ngắn thế giới đều khẳng định truyện
ngắn phải ngắn gọn, hơn thế nữa, truyện ngắn phải là thứ để kể và để nghe. Đọc
truyện ngắn là được tiếp xúc với một vấn đề của đời sống con người thông qua
lăng kính của người kể chuyện. Điều này chứng tỏ truyện ngắn ra đời trong tình
huống mà nhà văn đã hội tụ được sức sáng tạo dồi dào, chín tới và có nhu cầu
chia sẻ điều tâm huyết của mình với độc giả, nghĩa là điều nhà văn muốn nói
phải thành một câu chuyện, phải đem lại một hiệu quả, một ấn tượng cho người
23
đọc bằng dụng công kỹ thuật viết, bằng trí tưởng tượng của nhà văn ít nhiều dựa
trên cái cái gốc rễ của đời sống con người. Qua việc tìm hiểu một số quan niệm
về truyện ngắn của các nhà văn trong và ngoài nước, chúng ta nhận thấy truyện
ngắn là một thể tài mà “hình thức nhỏ” nhưng “không có nghĩa là nội dung
không lớn lao” [17, tr124]. Được sinh ra từ những câu chuyện kể hằng ngày rất
tự nhiên, truyện ngắn hình thành và phát triển vượt bậc với sức mạnh dẻo dai phi
thường qua sự sáng tạo của nhiều thế hệ nhà văn. Đến nay truyện ngắn đã khẳng
định vị trí của mình trong hệ thống thể loại tự sự của văn học thế giới. Những
khái niệm về truyện ngắn như trên đã phần nào giúp chúng ta đi vào tìm hiểu
đặc trưng truyện ngắn.
* Đặc trưng
- Đặc trưng cơ bản nhất của truyện ngắn chính là tính chất ngắn gọn, cô
đúc bắt nguồn từ dung lượng của tác phẩm. Truyện ngắn nổi bật lên ở dung
lượng “ngắn”. Ngay bản thân thuật ngữ “truyện ngắn” trong tiếng Việt đã nói rõ
điều này. Tác phẩm truyện ngắn phải có sự quy định về khối lượng câu chữ
“ngắn” trong nội dung phải có “truyện”. Nhà văn Antônôp cho rằng: “Chính
việc truyện ngắn phải ngắn khiến cho nó tự phân biệt một cách dứt khoát và
rành rọt bên cạnh truyện vừa và tiểu thuyết” [17, tr179]. Nhà văn Tô Hoài cũng
cho rằng “Truyện ngắn chính là cưa lấy một khúc của đời sống” [ 17, tr9]. Như
vậy, dung lượng “ngắn” vừa là khối lượng câu chữ vừa là nội dung phản ánh của
truyện ngắn, đồng thời còn là quy tắc sáng tạo của nhà văn. Theo định nghĩa cổ
điển truyện ngắn là truyện có thể đọc chỉ trong chốc lát, một điểm được nhấn
mạnh trong tác phẩm của Edgar Allan Poe's "The Philosophy of Composition"
(1846). Một số định nghĩa khác quy định số lượng từ ngữ tối đa là khoảng 7000
đến 9000 từ. Hiện nay định nghĩa truyện ngắn được dùng cho các tác phẩm
không dài quá 20,000 từ và không ngắn hơn 1000 từ. Các truyện ngắn hơn 1000
từ được gọi là “tiểu thuyết cực ngắn” hoặc “truyện rất ngắn” [8, tr 33]. Cũng
theo Antônốp, dung lượng truyện ngắn cổ điển sẽ từ bảy, tám trang đánh máy.
Thực tế sáng tác lại khác, ý kiến của Lê Huy Bắc đáng để suy ngẫm: “Dung
24
lượng truyện ngắn kéo dài từ vài chục chữ đến 20.000 chữ” [4, tr28]. Như vậy,
thể tài này không quy định nghiêm ngặt khối lượng chữ viết. Truyện ngắn vẫn
có độ co giãn hợp lý, tùy theo nội dung tác giả chuyển tải sẽ có hình thức phù
hợp. Ngoài ra, người đọc báo cũng cần quan tâm nhiều đến thời gian đọc. Để
làm rõ điều này, ý kiến của S. Maugham, nhà văn hiện đại người Anh lại rất gần
gũi với ý kiến E. Poe, nhà văn Mỹ, ở chỗ: “Truyện ngắn là một tác phẩm tùy dài
ngắn, người ta có thể đọc được trong mười phút hay một giờ, trong đó mọi việc
chỉ liên quan đến một đối tượng hay một trường hợp duy nhất, được xác định rõ
ràng. Hoặc như mọi chuyện có liên quan tới một loạt trường hợp khác nhau
nữa, tất cả phải được phối hợp lại trong một hình thức trọn vẹn. Truyện ngắn
cần phải viết sao để người ta không thể bổ sung thêm vào đó chút gì, cũng
không thể rút ra bớt chút gì hết” [ 17, tr182 ]. Như vậy, thời gian cho phép là từ
dăm bảy phút cho đến hơn một giờ đồng hồ để có thể đọc một truyện ngắn là
hoàn toàn phù hợp với phần đông công chúng hiện đại.
- Đặc trưng thứ hai của truyện ngắn chính là tính nhất quán ở các phương
thức biểu hiện: tình huống truyện, nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ Truyện
ngắn bộc lộ rõ khuynh hướng khắc họa “tính chất đơn nhấtvề mặt chọn tình
thế giọng điệunhân vật”. [21, tr379]. Nhà nghiên cứu Huỳnh Như
Phương đã tổng luận như sau: “Có thể so sánh việc đọc tiểu thuyết với một cuộc
đi dạo xuyên qua những địa điểm khác nhau và giả định có một lần âm thầm
quay lại; còn đọc truyện ngắn thì giống như leo lên một ngọn đồi để thưởng lãm
toàn cảnh thiên nhiên từ một độ cao”. [19 ,tr73]. Sự so sánh hình tượng này
giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn khi tìm hiểu những biểu hiện nghệ thuật
của truyện ngắn.
Cốt truyện là thành phần quan trọng, cốt yếu của tự sự, đặc biệt có vai trò
quan trọng trong truyện ngắn. S. Maugham đã từng cho rằng: “Nhà văn sống
bằng cốt truyện, y như họa sĩ sống bằng màu và bút vẽ vậy” [7,tr16]. Điều này
chứng tỏ cốt truyện là nơi thử thách sự sáng tạo của nhà văn. Với chức năng
chính là bộc lộ các mâu thuẫn quan trọng trong đời sống, cốt truyện của truyện
25
ngắn có thể được khai thác từ các sự kiện có thật trong đời sống, từ các tác phẩm
văn học, từ kinh nghiệm sống của bản thân tác giả hoặc tưởng tượng hoàn toàn
nhưng đều được nhào nặn qua sự hư cấu nghệ thuật của nhà văn. Việc sáng tạo
ra cốt truyện từ những sự kiện trong đời sống của nhà văn khiến họ ngang hàng
với công việc của những người thợ làm ra ngọc quý. So với tiểu thuyết, “cốt
truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế,
chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời, về
tình người” [9 ,tr371].
Truyện ngắn lại tập trung vào một khoảnh khắc trong cuộc đời nhân vật.
Do đó, việc sáng tạo truyện ngắn yêu cầu nhà văn phải tìm ra được một tình
huống truyện. Tình huống truyện là thời điểm một sự việc, một sự kiện xảy ra
đối với nhân vật, đưa nhân vật vào tình thế phải đối đầu, phải bộc lộ tích cách và
hành động, tức là vấn đề chính của truyện ngắn được mở ra. Với mỗi truyện
ngắn, cơ bản nhất là người viết phải tìm ra, phải sáng tạo cho được một tình
huống truyện, cái mà các nhà nghiên cứu, các nhà văn nước ta gọi là “cái
moment”, “cái tình thế”, “tình huống” hay “cái phút chốc”. Nhà văn phải tạo
ra tình huống sao cho “châu tuần lại những con người vốn cách xa nhau, cho họ
tham gia vào chủ đề giữa họ với nhau, sẽ nảy ra tính cách của họ” [17 ,tr52]. Vì
vậy, nhân vật thường được đặt trong tình huống đối diện với hoàn cảnh hoặc đối
diện với chính mình. Nói như Nguyên Ngọc, mỗi truyện ngắn phải “điểm huyệt
hiện thực” bằng cách “mỗi truyện ngắn bao giờ cũng được xây dựng trên một
tình huống và khai thác tình huống đó” [22,tr365]. Nhà văn xây dựng truyện
ngắn thường trên cơ sở khai thác một mối xung đột, một mâu thuẫn, một t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 05050002836_5029_2003022.pdf