Luận văn Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản

Thể hiện tâm lý là phương thức quan trọng nhất để chiếm lĩnh con người bằng văn học

nghệ thuật. Miêu tả tâm lý cũng là một cách để khắc hoạ tính cách nhân vật. Thế giới tâm

hồn con người vô cùng phức tạp, đầy uẩn khúc. Mỗi người lại có cuộc sống nội tâm riêng,

cách suy nghĩ riêng, vì vậy, để miêu tả được trạng thái nội tâm riêng biệt là một trong những

yêu cầu quan trọng nhằm đạt tới chiều sâu của hình tượng nhân vật. Về phương diện này, có

thể nói Trương Duy Toản đã bước đầu thành công với hình tượng nhân vật “tôi” trong Tình

hải nhứt trích (1916). Chàng thanh niên trí thức Tây học trong truyện khi vừa rời khỏi ghế

nhà trường, lần đầu đặt chân lên đất Sài Gòn, đã sa ngay vào trường tình với một cô kỹ nữ,

để rồi cuộc sống của anh ta gần như đảo lộn. Ban đầu mọi thứ chỉ toàn là màu hồng, nhưng

về sau, sự lừa dối, tráo trở của người đời, cái đa sự, phức tạp của cuộc đời khiến chàng

thanh niên ấy không tránh khỏi cái nhìn đa đoan. Cốt truyện của tác phẩm này không có gì

dài dòng, đại khái chỉ là câu chuyện thất tình của một chàng trai mới lớn; nhưng cái trải dài

trong suốt 82 trang sách và có thể mở rộng thêm khỏi phạm vi cuốn truyện này là những

trăn trở về tình người, tình đời của nhân vật, là những vấn đề muôn thuở về niềm khao khát

hướng đến cái tận chân, tận thiện, tận mỹ trong cuộc sống của mỗi người. Nhân vật không

được nhà văn chú ý miêu tả về ngoại hình, thậm chí tên gọi cũng không được nhắc đến.

Điểm thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở đây là nhà văn đã gây được mối

đồng cảm ở người đọc với thế giới tâm hồn nhiều màu sắc của nhân vật, từ đó thấy thấm

thía về những chiêm nghiệm lẽ đời của nhân vật “tôi”.

pdf171 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưng thể loại của tiểu thuyết chương hồi là tác phẩm được chia ra nhiều chương, trong mỗi chương có nhiều hồi, mỗi hồi nói lên diễn biến hoặc kết quả của một hành động, sự việc, mở đầu mỗi hồi thường có hai câu thơ đề dẫn tóm tắt nội dung của hồi đó. Gắn liền với loại này là dạng kết cấu theo trình tự thời gian – thời gian là cái trục chính để dẫn dắt câu chuyện, xâu chuỗi các sự kiện, các hành động của nhân vật. Còn loại kết cấu theo kiểu ba công đoạn hội ngộ - lưu lạc - đoàn viên chịu ảnh hưởng của truyện Nôm, nhất là của Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu). Loại kết cấu này phù hợp với thị hiếu của bộ phận công chúng ở đô thị, nhất là công chúng bình dân nên rất được yêu thích. Các nhân vật sau khi gặp gỡ, kết nghĩa, trao duyên bỗng nhiên gặp tình huống trắc trở phải phiêu bạt nhiều nơi, trải qua nhiều cảnh ngộ éo le sau đó mới được đoàn tụ. Đây cũng là một hình thức để thử thách phẩm chất của nhân vật. Bên cạnh đó, chính tính chất phiêu lưu của câu chuyện giúp nhà văn mở rộng phạm vi hiện thực được phản ánh, dung lượng hiện thực được đưa vào tác phẩm nhiều hơn. Trương Duy Toản sử dụng các kiểu kết cấu trên trong tác phẩm của mình như một sự kế thừa tinh hoa của nền văn học trung đại nhằm mục đích thoả mãn thị hiếu người đọc. Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân gồm 49 trang, được chia làm 7 chương, mỗi chương bắt đầu bằng hai câu đối. Chương mở đầu được tóm lược: “Đời loạn lạc anh hùng toan ẩn tích Giữa lộ đồ hào kiệt gặp gian mưu”. Chuyện kể về nhân vật Vương Thế Trân, trên đường lên Tây Ninh gặp cướp và theo chúng về “Tụ nghĩa đường”. Đoạn tiếp theo kể chuyện bọn Trịnh Cao bày mưu để hãm hại chàng. Rồi Vương Thế Trân tình cờ gặp mẹ con Nhan Khả Ái và tìm cách giải thoát cho họ, giết chết anh em Trịnh Cao, Trịnh Hạ. Vương Thế Trân và Nhan Khả Ái được Nhan phu nhân tác hợp nên nghĩa vợ chồng. Mạch truyện được tiếp tục theo thời gian, từ chuyện Vương Thế Trân khai hoang làm ruộng ở Bình Thuận, đến chuyện bị chìm thuyền trên biển, lưu lạc đến Ma Cao, làm việc cho Quách Thiên Hộ. Dù rất được gia đình họ Quách thương yêu nhưng vì lòng thương nhớ quê hương, Vương Thế Trân và Cao Minh Lượng quay trở về nước. Từ chương 4 tác giả kể về số phận của Nhan Khả Ái với hai câu mở đầu: “Vì sắc chú Trương toan chước quỷ Bởi mưa nàng Ái bị mưu gian”. Từ khi Vương Thế Trân ra đi, Nhan Khả Ái đến ở với dì, hết bị tên cự phú Trương Bá Vạn ve vãn, rồi đến bị bọn cướp Ngưu Cường, Mã Kiện bắt cóc. Nhan Khả Ái lâm vào đường cùng, để giữ trọn tiết hạnh, nàng quyết định nhảy xuống sông tự tử nhưng may được mẹ con người thợ săn cứu sống. Chưa hết, nàng lại tiếp tục bị bán vào lầu xanh, rồi được hai người em họ là Triệu Ân, Triệu Nghĩa cứu thoát, đưa về ở trong nhà Triệu Tổng đốc. Vương Thế Trân trở về, hay tin vợ đã chết, chàng đau buồn lập lễ tế. Tình cờ được tin Nhan Khả Ái còn sống, hiện ở Phan Yên, Vương Thế Trân liền tìm đến, từ đó vợ chồng sống hạnh phúc. Hai câu đối mở đầu chương cuối đã dự báo trước kết quả này: “Chung cuộc người ngay an phận Đáo đầu đứa dữ vong thân”. Câu chuyện rõ ràng được kể lại theo trình tự thời gian đơn tuyến, kết hợp với lối kể chuyện đan xen hoạt động của nhiều tuyến nhân vật. Ở tuyến nhân vật này, sự kiện đang được đẩy lên đến cao trào, đầy kịch tính thì tác giả dừng lại để chuyển sang miêu tả tuyến nhân vật khác. Khi thuyền của Vương Thế Trân vừa bị đánh đắm bởi sóng to gió lớn và được tàu buôn của người Anh cứu vớt thì nhà văn đột ngột chuyển sang kể về quãng đời gian truân của Nhan Khả Ái từ khi về ở với dì (chương IV). Rồi khi Nhan Khả Ái đã được cứu khỏi thanh lâu và đến ở với gia đình Triệu Tổng đốc thì mạch truyện lại trở về với cái chết thảm thương của Trương Bá Vạn và chuyện của Vương Thế Trân ở Ma Cao với Quách Thiên Hộ (chương VII). Đây là một thủ pháp trong kết cấu tiểu thuyết để làm tăng tính tò mò, háo hức theo dõi câu chuyện của độc giả. Với cách kết cấu này, cùng một lúc tác giả đưa vào tác phẩm được nhiều chi tiết, sự kiện, ở nhiều không gian khác nhau, mà các chi tiết này hoặc có liên quan trực tiếp với nhân vật chính hoặc thể hiện một sự kiện có liên quan đến sự phát triển của câu chuyện. Trong Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân của Trương Duy Toản, kiểu kết cấu này gần với tiểu thuyết chương hồi hơn tiểu thuyết phương Tây hiện đại vì đầu mỗi chương nhà văn hay có hai câu thơ tóm lược nội dung và một câu văn dẫn dắt để chuyển ý. Chẳng hạn như mở đầu chương IV, Trương Duy Toản viết: “Vì sắc chú Trương toan chước quỷ, Bởi mưa nàng Ái bị mưu gian. Việc Vương Thế Trân theo tàu người Anh quốc mà qua Ma Cao thì còn lâu, đây nói về Nhan tiểu thơ ở nơi nhà với dì thì cứ chuyên nghề tầm tơ ướm dệt, dì chăn nuôi ngày đã đặng bốn tháng có dư”. [58,19] Bắt đầu chương VII là hai câu thơ: “Chung cuộc người ngay an phận, Đáo đầu đứa dữ vong thân”. Và những câu dẫn dắt kiểu như: “Nói về Trương Bá Vạn lúc nhảy xuống sông ()” hay: “Đây nói về bọn Vương Thế Trân khi tàu buôn vớt lên ()”. [58,42] Vận dụng kết cấu chương hồi, Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân của Trương Duy Toản dễ đi vào lòng người đọc, đặc biệt là người đọc bình dân. Khi tác giả xây dựng câu chuyện theo thời gian tuyến tính thì câu chuyện thường được kết thúc có hậu theo quan điểm “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Kết thúc này ít nhiều thoả mãn được tâm lý của người đọc muốn thấy kẻ ác phải đền tội, người ngay thẳng được hưởng hạnh phúc, nó phù hợp với đạo lý của người Việt Nam nhưng chưa xa rời với quan niệm của văn học trung đại. Tuy nhiên, trong một chừng mực đáng kể, cách kết thúc có hậu như trên khiến hiện thực được thể hiện như nhà văn muốn có chứ không phải như nó vốn có. Năm 1916, khi viết Tình hải nhứt trích, tác giả đã có những thay đổi về mặt hình thức kết cấu. Tác phẩm chia làm hai quyển, quyển một gồm hai phần: Buổi còn thơ ấu, Nẻo tình bước nhứt (phần này chia làm 6 chương được đánh số thứ tự từ I đến VI); quyển hai tiếp theo quyển một với 4 chương từ chương VII đến chương X. Dù mở đầu mỗi phần, chương không còn trích dẫn hai câu thơ để khái quát nội dung như trong Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân, nhưng truyện vẫn mang bóng dáng kết cấu của tiểu thuyết chương hồi, ở đoạn kết quyển một có câu chuyển tiếp sang chương hai: “Muốn biết tôi với Xuân Hồng sau còn dan díu điều chi nữa hay chăng, xin xem qua cuốn thứ nhì thì rõ”. [59,54] Loại kết cấu thứ hai thường xen kẽ với lối kết cấu chương hồi theo thời gian tuyến tính trên là kiểu kết cấu song tuyến đối lập. Trong Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân, Trương Duy Toản xây dựng hai tuyến nhân vật hoàn toàn đối lập nhau: chính – tà, thiện – ác, chính nghĩa – phi nghĩa. Đối lập lại với Vương Thế Trân và Nhan Khả Ái trung hậu, chung thuỷ là Trương Bá Vạn và Liễu Chiêu Xuân gian xảo, độc ác. Loại kết cấu này thường thấy trong tiểu thuyết cổ điển, trong truyện Nôm, và thường đưa nhân vật vào con đường hướng thiện, lên án và trừng trị cái xấu, cái ác nên rất phù hợp với những tác phẩm theo khuynh hướng đạo lý như Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân. Trong tác phẩm này, nhân vật thường là “con người nhất phiến”, ít có trường hợp “con người lưỡng phân” – loại nhân vật này chịu ảnh hưởng khá rõ của tiểu thuyết hiện đại phương Tây, bắt đầu xuất hiện rải rác trong các tiểu thuyết Nam Bộ từ sau năm 1925. Điểm đặc biệt trong truyện này là tuyến nhân vật phản diện đôi khi chỉ là những nhân vật phụ mờ nhạt, không nhất thiết xuất hiện liên tục trong tác phẩm mà có sự thay thế cho nhau, nhưng đây lại là tác nhân chính đưa đẩy cuộc sống của người lương thiện vào con đường truân chuyên, lưu lạc gian khổ. Gia đình Nhan Khả Ái vì bọn cướp của, giết người Trịnh Cao mà tan tác, khổ sở. Rồi đến chính bản thân nàng cũng vì Trương Bá Vạn và bọn côn đồ Ngưu Cường, Mã Kiện mà lâm vào cảnh hiểm nghèo, ê chề, có lúc phải tự tìm đến cái chết. Việc xây dựng nhân vật theo lối song tuyến tạo sự chen lẫn giữa cái tốt và cái xấu lúc ẩn lúc hiện bên nhau làm cho tác phẩm của Trương Duy Toản có sự gần gũi với đời thường, đồng thời cũng là điều kiện để tác giả đề cao đạo lý nhân nghĩa. Với lối kết cấu này, Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân không hề có nhân vật trung gian. Thiện – ác, tốt – xấu luôn có sự phân biệt rõ ràng trong tác phẩm này của ông. Mặt khác, trong quá trình diễn biến sự việc, đôi khi cái ác tưởng chừng sẽ thắng cái thiện, nhưng đó chỉ là một dụng ý nghệ thuật đẩy cái ác lên đến tột đỉnh hoặc đặt nhân vật thuộc tuyến thiện vào tình huống hiểm nghèo để khẳng định và ca ngợi cái thiện. Đó chỉ là một sự nhượng bộ tạm thời. Chẳng hạn như khi Nhan Khả Ái bị bọn Ngưu Cường, Mã Kiện bắt cóc, khi nàng ở trên thuyền theo Trương Bá Vạn về Định Tường rồi bị hắn cưỡng ép, hay lúc nàng bị bán vào thanh lâu; đối với Vương Thế Trân là khi chàng lênh đênh trên biển thì gặp bão lớn, thuyền vỡ tan Những tình huống đó không chỉ tạo được kịch tính cho truyện mà còn là đỉnh điểm để nhân vật bộc lộ phẩm chất thuỷ chung, tinh thần dũng cảm của mình. Nhưng dù gì đi nữa, người lương thiện bị áp bức, đày ải càng nhiều thì kết cục cũng sẽ được sung sướng, được đền bù hạnh phúc gấp bội. Đó là đặc điểm chung của kiểu kết cấu song tuyến đối lập. 3.1.2. Những dấu hiệu cách tân theo hình thức kết cấu của tiểu thuyết hiện đại Tiểu thuyết trinh thám vốn là một thể loại của văn học phương Tây. Kết cấu theo dạng tiểu thuyết trinh thám (còn gọi là tiểu thuyết hình sự) xây dựng từ một cốt truyện có hạt nhân trung tâm là một tình thế hình sự hoặc một tình thế phạm tội xảy ra trong một không gian cụ thể như giết người, cướp bóc hoặc một hành vi phạm tội nào đó. Ba yếu tố hoặc ba nhân vật cơ bản của một tiểu thuyết trinh thám là: kẻ phạm tội, nạn nhân, người điều tra luôn luôn tạo thành tuyến song hành hoặc đối lập, làm nòng cốt cho một câu chuyện ít nhất mang tính chất hư cấu. Kết cấu theo dạng này thường bắt đầu từ một vụ án, một sự kiện mốc, sau đó là hoạt động truy tìm thủ phạm. Bước sang thế kỷ XX, văn học hiện đại Việt Nam bắt đầu có những thử nghiệm ở thể loại này với những tài năng mới của văn chương Nam Bộ như Bửu Đình, Phú Đức, Biến Ngũ Nhy, Nam Đình Nguyễn Thế Phương; gần đây, bạn đọc trở lại quan tâm đến những sáng tác của Phạm Cao Củng – nhà văn đất Bắc được PGS.TS. Phạm Tú Châu đánh giá là “người đầu tiên có công thử nghiệm việc bản địa hóa tiểu thuyết trinh thám phương Tây”. Trong các tác phẩm của Trương Duy Toản thì chỉ có Truyện Đơn Hùng Tín An Nam tục kêu Ba Tính (1925) là có màu sắc của truyện trinh thám. Câu chuyện xoay quanh những tình huống phạm tội của tên đầu đảng ăn cướp dữ tợn Ba Tính; cùng quá trình đó là sự điều tra phá án của Sở mật thám ở cả xứ Cao Miên và An Nam. Những tình huống Ba Tính dùng mưu thoát khỏi khám đường, hay đóng giả một ông sãi Cao Miên, một ông đội để qua mặt bọn lính của Sở mật thám đã tạo được kịch tính và sự hấp dẫn cho câu chuyện. Xây dựng kết cấu cho tác phẩm này, Trương Duy Toản đã thoát ra khỏi lối kết cấu chương hồi truyền thống. Hình thức sắp xếp các phần trong cốt truyện đã có sự thay đổi theo hướng bám sát vào những sự kiện trong cuộc đời của nhân vật chính, với thứ tự các phần mang tên (không đánh số chương hay số thứ tự): Lai lịch của Ba Tình; Ba Tính là người thế nào; Các đám của Tính bắt người cho chuộc hay cướp đoạt của tiền (riêng phần này lại được chia nhỏ thành nhiều mẩu chuyện nhỏ với các tiêu đề: Vụ bắt Hoàng Cao Vân cho chuộc mười ngàn đồng; Vụ đánh đắm tàu; Đánh lầm nhà không thiệt giàu); phần cuối cùng là Về cuộc bắn chết Ba Tính. Dù cách xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm này còn đơn giản, nặng về kể chuyện hơn là chú trọng xây dựng một cốt truyện trinh thám lắt léo, phức tạp nhưng khi đọc Truyện Đơn Hùng Tín An Nam tục kêu Ba Tính (1925), người đọc thấy rất gần với tiểu thuyết trinh thám buổi đầu Kim thời dị sử của Biến Ngũ Nhy được đăng trên báo Công luận từ năm 1917. Trong tác phẩm này, tác giả xây dựng nhân vật Ba Lâu (Ba Lộng) – một kiểu nhân vật anh hùng cá nhân hành hiệp trượng nghĩa – một nhân vật xuất chúng nhưng không xa rời hiện thực. Ba Lâu nhiều lần đi trộm, cướp của nhà giàu, chủ yếu của bọn nước ngoài đã bòn rút của cải của dân nghèo như Tây, Chà, Chệt. Ba Lâu dùng số tiền đó để giúp đỡ người nghèo khó. Chính vì vậy, Sở mật thám tìm cách truy đuổi để bắt cho được Ba Lâu nhưng với tài năng và trí thông minh mà Ba Lâu đã nhiều lần qua mặt được Sở mật thám. Tuy là cuốn sách đi đầu nhưng người viết đã biết dàn dựng một cốt truyện tương đối hấp dẫn. Cũng do ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây nên cả hai tác giả đã bỏ hẳn được kiểu viết văn biền ngẫu và kết cấu chương hồi, nhờ đó khả năng trần thuật linh hoạt, mạch lạc, sự việc diễn biến dồn dập và mau lẹ, tạo được nhiều kịch tính của kiểu truyện trinh thám. Một số tác phẩm của Trương Duy Toản như Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân hay Truyện Đơn Hùng Tín An Nam tục kêu Ba Tính tạo được nhiều kịch tính và có các tình tiết rất ly kỳ; có thể được tạo nên do tác động khách quan (như yếu tố thiên tai trong Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân), nhưng phần lớn là do sự xung đột gay go, quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật trong tác phẩm, thậm chí chỉ có cái chết mới giải quyết được những mâu thuẫn, xung đột đó. Dạng kết cấu tâm lý kết hợp với hình thức tự truyện cũng là một thể nghiệm đặc sắc của Trương Duy Toản. Tự truyện vốn phát sinh từ phương Tây, một thể loại còn khá mới mẻ trong cả văn học phương Tây thời bấy giờ. Trương Duy Toản đã học tập lối viết này trong tác phẩm Tình hải nhứt trích (1916) và có những cải biên cho phù hợp với ý đồ sáng tác của mình. Từ điển thuật ngữ văn học có định nghĩa: “Tự truyện là tác phẩm văn học thuộc loại tự sự do tác giả tự viết về cuộc đời mình” [13,265] Thuộc thể văn tự sự, tự truyện cũng gần gũi với các thể loại nhật kí, hồi kí, tiểu sử nhưng nó khác biệt ở chỗ nhân vật kể lại cuộc đời mình theo chiều nghịch của thời gian (phân biệt với nhật ký), nhấn mạnh đến yếu tố đời tư – nội tâm mang tính cá nhân (phân biệt với hồi ký). Thế nhưng điểm khác biệt lớn nhất so với các thể loại khác là ở chỗ: tác giả có thể vận dụng thủ pháp hư cấu khi kể chuyện. Từ những điều trên cho thấy, tự truyện là một thể loại mà tác giả, người kể chuyện và nhân vật chính là một chỉnh thể trong tác phẩm. Tác giả tự truyện có thể bộc lộ quan điểm qua những trải nghiệm cuộc đời của mình. Có thể đối sánh với truyện Lâm Kim Liên (1910), Trần Chánh Chiếu đã vận dụng thủ pháp hư cấu hoàn toàn khi kể lại chuyện đời của nhân vật. Còn với Tình hải nhứt trích (1916) của Trương Duy Toản, tác phẩm được viết theo lối mới rất gần với tiểu thuyết, nhân vật nam chính kể lại một quãng đời với câu chuyện tình của mình theo lời kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi”: “Tôi chỉ xin thuật lại một hai bước chông gai hiểm trở của tôi đã gặp trong cái nẻo tình; ngỏ có để gương cho đoàn hậu tấn. thì may khi cũng đặng ích đời trong mảy mún chớ nào không” (Tiểu tự) Với Tình hải nhứt trích (1916), bóng dáng của chủ đề tài tử - giai nhân, của anh hùng hào kiệt đã mất hẳn, thay vào đó là câu chuyện thuần Nam Bộ, với đời tư của những con người thời hiện đại. Trong truyện này, nhân vật được chú ý khắc hoạ về tâm lý với những chuyển biến trong thế giới tinh thần hơn là được miêu tả về ngoại hình, tính cách. Đời tư của nhà văn chỉ là chất liệu hiện thực được nhà văn sử dụng với nhiều mục đích nghệ thuật khác nhau, vừa để nhận thức, khám phá toàn bộ sự đa dạng và phức tạp trong hoạt động tâm lý và đời sống tình cảm của cá nhân con người; vừa để phơi bày các mối quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa con người và hoàn cảnh xã hội. Ban đầu là mối quan hệ thầy trò, bạn bè trong những buổi đầu đến trường khiến cậu bé không khỏi “run sợ khiếp kinh khóc lóc mà làm cái trò cười” [59,6], rồi về nhà “tức tối ăn cơm không được, cứ nghĩ suy, chiêm nghiệm” [59,7], và phải cay đắng thừa nhận: “Ấy là lần thứ nhứt hết tôi nếm cái nhơn tâm độc ác trong đời tôi đó”, “Ấy thật là lần thứ nhứt hết tôi gặp sự bất công của trần trong đời tôi đó”. Thế nhưng đó cũng chỉ là những cảm xúc mới mẻ của “buổi còn thơ ấu”. Chàng thanh niên trí thức 18 tuổi vốn “tình tánh hỡi y nguyên trong trẻo quá”, “xem đời thấy thôi rực rỡ những màu xinh đẹp vô cùng” [59,10], chỉ khi rời khỏi gia đình, bước chân lên chốn Sài Gòn hoa lệ mới “vướng nhằm mũi chông rất độc vô cùng” trong cõi tình trường, dần thấm thía sự đời với bao lẽ phức tạp, bề bộn. Từ chỗ phấn chấn, rạo rực với đầy nhớ thương, đến tức giận, phẫn uất, hoài nghi về mọi thứ; có lúc sa chân vào chỗ nhớp nhơ, làm cho thân hình tiều tuỵ, “lơ láo tợ thằng vô trí, dàu dàu như đứa mất hồn” [59,74]; cuối cùng là sự tỉnh ngộ tìm về với đường ngay nẻo thẳng của đạo làm người. Những tác động của hoàn cảnh sống đã làm thay đổi phần nào suy nghĩ, quan điểm về cuộc đời của chàng thanh niên. Dòng chảy tâm lý đó của nhân vật xuyên suốt trong 82 trang sách, thể hiện được nhiều cung bậc cảm xúc, đồng thời gửi gắm những triết lý nhân sinh của chính tác giả. Với kiểu kết cấu tâm lý này, sự kiện đời sống chỉ nhằm làm nổi bật sự phong phú, phức tạp trong nội tâm con người; đồng thời góp thêm sự đa dạng trong nghệ thuật kết cấu tác phẩm của Trương Duy Toản. Nhắc đến dạng kết cấu tâm lý phải nhắc lại cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam là Truyện thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản và tiểu thuyết tâm lý Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách. Đây là hai tác phẩm đi tiên phong cho dòng tiểu thuyết tâm lý của văn chương miền Nam và miền Bắc. Với Tình hải nhứt trích (1916), dù chưa đạt được đến lối phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo, phức tạp như Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách sau này, nhưng đây thực sự là một thể nghiệm mới mẻ của riêng Trương Duy Toản trong bối cảnh văn chương lúc bấy giờ. Mặt khác, một điểm mới trong nghệ thuật kết cấu của Trương Duy Toản là ông đã có sự cách tân thử nghiệm lối kết thúc bất ngờ, không có hậu, ngược với kiểu kết cấu của tiểu thuyết truyền thống: với các tác phẩm như Truyện Đơn Hùng Tín An Nam tục kêu Ba Tính, Tình hải nhứt trích. Đây là một sự thống nhất giữa tư tưởng tác phẩm và sự thử nghiệm về một lối kết cấu mới chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây. Trong xu hướng của văn học hiện đại, nhà văn nhìn cuộc sống như một quá trình vận động không ngừng với biết bao bề bộn, phức tạp. Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo một công thức có sẵn hay theo ý muốn của một cá nhân nào. Nếu như kết thúc có hậu làm cho người đọc thoả mãn thì kết thúc không có hậu làm cho người đọc phải suy nghĩ và tự rút ra bài học về cuộc sống cho riêng mình. Cái chết của tướng cướp Đơn Hùng Tín (Ba Tính) dù có bất ngờ và để lại chút luyến tiếc nhưng là tất yếu cho kết cục của một “tên côn đồ gian xảo”, để mỗi người phải tự suy ngẫm và đúc rút về một lối sống đúng đắn cho bản thân. Ở Tình hải nhứt trích (1916), tác giả đã xây dựng một kết thúc để ngỏ, câu chuyện tình dang dở của nhân vật “tôi” đến cuối truyện dường như đã không còn là vấn đề trung tâm nữa mà thay vào đó là những chiêm nghiệm, đúc kết của riêng tác giả về cuộc đời, về cách sống và đạo làm người. Việc phân chia các loại kết cấu như trên chỉ có ý nghĩa tương đối vì qua nghiên cứu, trong các tác phẩm văn xuôi quốc ngữ của Trương Duy Toản thường sử dụng xen kẽ, kết hợp hoặc mới là bước thử nghiệm các loại kết cấu, cả loại truyền thống lẫn hiện đại, tạo nên tính chất dung hợp trong hình thức tổ chức tác phẩm. Mỗi loại hình sẽ phát huy tác dụng phù hợp với ý định mà nhà văn muốn thể hiện. Chẳng hạn như Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân là một tiểu thuyết tổng hợp nhiều kiểu kết cấu: kết cấu chương hồi với kiểu truyện hiệp khách, tài tử giai nhân, kết hợp với kiểu truyện phiêu lưu mạo hiểm, gồm cả kết cấu truyện dân gian (ở hiền gặp lành, ác giả ác báo), thêm vào đó là một chút công thức “sắc – tài – mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc mệnh” trong văn học truyền thống. 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhân vật là nhân tố quan trọng giữ vai trò chính trong thể loại tiểu thuyết cũng như một số thể loại có cốt truyện khác. Theo định nghĩa của Lại Nguyên Ân trong Từ điển văn học (bộ mới): “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy”. [16,1254] Cùng với sự mở rộng về phạm vi hiện thực và không gian phản ánh, thế giới nhân vật trong sáng tác của Trương Duy Toản cũng trở nên khá phong phú, đa dạng, tiêu biểu cho các giai tầng trong xã hội Việt Nam thực dân nửa phong kiến đầu thế kỷ XX: từ những tri phủ, tổng đốc, những tay cự phú, công tử; đến những quan sai, ông đội, mật thám, binh lính, gia dịch; rồi những thầy ký, thương nhân, thợ săn, thợ rèn, thợ thuyền, thầy đờn, đào hát; cho đến cả đầu đảng ăn cướp, bọn côn đồ, gái điếm Thời kỳ này, quá trình đô thị hoá ở Sài Gòn diễn ra nhanh chóng. Và hệ quả tất yếu của chính sách thực dân về chính trị và kinh tế là đã gây ra một sự phân hoá sâu sắc trong các tầng lớp xã hội ở Nam Kỳ. Bên cạnh những người nông dân và tầng lớp trí thức Nho học truyền thống, nhiều thành phần, tầng lớp, nghề nghiệp mới đã xuất hiện: thị dân, công nhân, thông ngôn, bồi bếp, trí thức Tây học Trong văn xuôi Trương Duy Toản, ngoài các nhân vật xuất phát từ lòng sùng bái cổ nhân, các nhân vật lịch sử cũng như anh hùng, giai nhân, thời này đã bắt đầu có thêm những nhân vật đời thường và con người hiện thực của xã hội mới. Nhìn chung, hệ thống nhân vật của ông xây dựng khá phong phú, phản ánh được hiện thực thời đại, mang đậm sắc thái Nam Bộ và được thể hiện rõ qua tính cách, ngôn ngữ, tâm lý nhân vật. Sự thành công của một tác phẩm văn học luôn gắn liền với những nhân vật được khắc hoạ trong tác phẩm ấy. Cốt truyện có thể vay mượn nhưng nhân vật phải là của riêng nhà văn, đứa con tinh thần ấy thể hiện vốn sống trực tiếp của người sáng tạo ra nó. Trong bối cảnh phát triển của tiểu thuyết Nam Bộ ở chặng đường đầu tiên, có thể nhận ra trong các tác phẩm của Trương Duy Toản vẫn có những kiểu dạng chung trong thủ pháp xây dựng nhân vật. 3.2.1. Tính cách nhân vật Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Vì tính cách là kết tinh của môi trường nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống. Buổi đầu do ảnh hưởng của truyện thơ và tiểu thuyết cổ Trung Hoa nên trong tiểu thuyết của Trương Duy Toản, các nhân vật thường được chia làm hai tuyến rạch ròi, phân minh: hiền lương và nham hiểm, nhân hậu và độc ác, trọng nghĩa và phi nghĩa. Với hai tuyến nhân vật này, tác giả giới thiệu đến người đọc nhiều loại nhân vật: nhân vật chính diện, tích cực thể hiện lý tưởng xã hội, quan điểm đạo đức, tư tưởng của tác giả (như Vương Thế Trân, Nhan Khả Ái, gia đình Triệu Tổng đốc, mẹ con người thợ săn, Quách Thiên Hộ, Cao Minh Lượng trong Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân; ); nhân vật phản diện, tiêu cực phản ánh mặt trái của xã hội và là nhân tố tác giả dùng để lên án xã hội (như Trương Bá Vạn, Trịnh Cao – Trịnh Hạ, Ngưu Cường – Mã Kiện trong Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân; Bảy Hồ trong Lý Thời Quai tuý tửu thọ oan hình). Nghệ thuật xây dựng nhân vật như vậy là cách thức thể hiện khuynh hướng đạo lý, cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng trong nhiều sáng tác của Trương Duy Toản. Tuy nhiên, điều này đôi khi khiến một số nhân vật thiếu tính hiện thực, trở thành kiểu “con người nhất phiến”, ổn định về mặt tính cách, mang tính lý tưởng, hoặc quá tốt – hoặc quá xấu mặc cho hoàn cảnh hay điều kiện sống thay đổi. 3.2.1.1. Đặt tên nhân vật Khảo sát các tác phẩm của Trương Duy Toản, chúng ta thấy tên gọi của các nhân vật chứa đựng trong đó những nét tâm lý, tính cách và dự báo về số phận của nhân vật. Việc gọi tên nhân vật theo tính cách là một hiện tượng phổ biến trong văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX. Cách đặt tên như vậy có ảnh hưởng từ thi pháp của truyện thơ Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa. Những kiểu đặt tên như: Nhan Khả Ái, Xuân Hồng là những người con gái xinh đẹp, đáng yêu; Cao Minh Lượng, Cao Minh Biện là người học rộng, tài giỏi, sáng suốt, có chí lớn; Triệu Ân, Triệu Nghĩa, Đơn Hùng Tín là những con người hào hiệp, nghĩa khí; Quách Thiên Hộ, Trương Bá Vạn là những người giàu có; thằng Hiếu là đứa trẻ hiếu thảo; trong khi đó, Ngưu Cường, Mã Kiện là những kẻ thất học, côn đồ, lỗ mãng Cách đặt tên cho nhân vật như thế cũng rất phổ biến trong tiểu thuyết của các nhà văn Nam Bộ: Trần Thiên Trung, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Ý Bửu, Lê Hoằng Mưu, Hồ Biểu Chánh Ngoài ra, Trương Duy Toản còn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcuoc_doi_va_su_nghiep_van_hoc_cua_truong_duy_toan_4064_1925635.pdf
Tài liệu liên quan