LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .v
DANH MỤC CÁC HÌNH .vi
MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .9
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .10
5. Đóng góp của đề tài.11
6. Cấu trúc của đề tài .11
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .12
1.1. Cơ sở lý thuyết.12
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .12
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu.18
1.2. Khái quát về xã Động Đạt .19
1.2.1. Điều kiện tự nhiên .19
1.2.2. Dân cư dân số và tình trạng kinh tế, xã hội.21
Tiểu kết chương 1.25
Chương 2: CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA CƯ DÂN XÃ ĐỘNG ĐẠT
(1986-2015).26
2.1. Hoạt động nông nghiệp.26
2.1.1. Hoạt động trồng trọt .26
104 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sinh kế của cư dân xã động đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2015), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cụ thể: năm 2011, giá trị sản xuất chỉ đạt 26,570 tỉ đồng nhưng đến năm 2015 đạt
27,459 tỉ đồng, tăng 889 tỉ đồng. Điều này chứng tỏ, việc áp dụng giống mới, thức
ăn mới trong chăn nuôi đã làm tăng năng suất của sản phẩm chăn nuôi.
25,600
25,800
26,000
26,200
26,400
26,600
26,800
27,000
27,200
27,400
27,600
GTSX chăn nuôi qua các năm (tỉ đồng)
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2015
Hình 2.2. Giá trị sản xuất hoạt động chăn nuôi trong các năm từ 2011 - 2015
(Nguồn: UBND xã Động Đạt)
38
Mặc dù vậy, số sản phẩm chăn nuôi làm ra cơ bản chỉ đáp ứng nhu cầu
thực phẩm tại chỗ của người dân và một phần dư thừa đem bán, nhưng vẫn
chưa mở rộng để trở thành hàng hóa cung cấp ra ngoài thị trường, tạo thành
nguồn thu nhập lớn cho cư dân.
Từ năm 2010 trở lại đây, mô hình nuôi heo, cá được nhiều hộ gia đình ở
Động Đạt áp dụng. Theo thống kê của Uỷ ban nhân dân xã, trong năm 2010
nguồn thu nhập của cả xã từ hoạt động chăn nuôi heo khoảng 305 triệu đồng và
nuôi cá đạt 90 triệu đồng. Người dân sử dụng hình thức chăn nuôi kết hợp theo
một dây chuyền rất hợp lý, đó là sự tận dụng nguồn thức ăn.Họ xây dựng các
chuồng trại nuôi heo trên các ao hồ, mô hình này sẽ tận dụng nguồn thức ăn
cho cá là phân heo. Ngược lại, nguồn nước của ao hồ sẽ giúp vệ sinh chuồng
trại sạch sẽ mà lại tiết kiệm được một khoản chi phí.
2.1.3. Hoạt động lâm nghiệp
Mặc dù diện tích đất rừng của xã Động Đạt nhiều, nhưng chủ yếu là rừng
tái sinh. Số diện tích rừng tự nhiên còn lại rất ít do một thời gian dài khai thác
bừa bãi. Điều này vừa là điều kiện thuận lợi những cũng có những mặt hạn chế
cho việc phát triển kinh tế rừng.
Bảng 2.9: Diện tích đất sử dụng hoạt động sản xuất lâm nghiệp
của xã Động Đạt
STT Loại Đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Tổng diện tích tự nhiên 3.988.71 100
2 Đất lâm nghiệp 1.827.11 54,2
3 Đất rừng sản xuất 1.768.11 44,3
4 Đất rừng phòng hộ 59.00 1.5
5 Đất rừng đặc dụng 0 0
(Nguồn: UBND xã Động Đạt)
39
Nhìn vào bảng thống kê 2.9 trên ta thấy, Động Đạt là xã có diện tích
rừng tương đối nhiều, đất lâm nghiệp chiếm tới 54,2 % S đất tự nhiên, trong đó
cư dân địa phương đã tận dụng nguồn đất rừng để sản xuất là 44,3%, diện tích
rừng phòng hộ chỉ chiếm 1,5 % diện tích đất tự nhiên. Do diện tích rừng tự
nhiên ít nên hoạt động sinh kế lâm nghiệp cư dân xã Động Đạt chủ yếu dựa vào
nguồn đất rừng có thể canh tác được để sản xuất. Bởi vậy, mặc dù là xã miền
núi nhưng hoạt động lâm nghiệp không phải là thế mạnh của cư dân Động Đạt
do khả năng thu hồi vốn và xoay vòng vốn chậm, năng lực tài chính của người
dân không dồi dào nên người dân không mặn mà lắm để đầu tư vào lĩnh vực
sinh kế này.
Trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Nhà ,
Trung tâm Phát triển bền vững huyện Phú Lương và chính quyền địa phương,
việc đầu tư trồng và chăm sóc rừng được cấp ủy, chính quyền và nhân dân quan
tâm. Diện tích rừng ngày càng được được phủ kín, sản lượng gỗ khai thác hàng
năm đem lại nguồn thu không nhỏ. Hoạt động sinh kế này đang dần dần được
người dân chú trọng, góp phần đem lại nguồn thu nhập cho người dân, làm đa
dạng nguồn sinh kế.
Với quan điểm muốn quản lý, bảo vệ rừng hiêụ quả cần phải gắn với lợi
ích sinh kế, chỉ có phát triển tiềm năng sinh kế của cộng đồng hiệu quả và ổn
định thì người dân mới có trách nhiệm và cam kết tham gia quản lý, bảo vệ
rừng bền vững. Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững đa ̃xây dựng dư ̣ án
phòng hô ̣bền vững taị 3 xa:̃ Đôṇg Đaṭ, Yên Lac̣ và xa ̃Ôn Lương.
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của trung tâm Phát triển nông thôn bền vững,
UBND xã Động Đạt đã triển khai rộng rãi tới nhân dân trong toàn xã. Có hơn
120 hô ̣dân tham gia dư ̣án với tiêu chuẩn là hộ nghèo, ưu tiên phụ nữ, hộ dễ bị
tổn thương trong bối cảnh đăc̣ biêṭ khó khăn, hộ dân tộc thiểu số, hộ đang được
giao quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ và sẵn sàng tham gia và áp dụng các kiến
thức vào sản xuất và bảo vệ rừng.
40
Dự án đã thành lâp̣ các tổ quản lý bảo vê ̣rừng, tổ sinh kế và quy ̃tín duṇg
thôn bản. Chỉ riêng xóm Ao Sen có hơn 25 hội viên quản lý tổng số 67 ha rừng
sản xuất đã chuyển thành rừng phòng hô.̣ Ban đầu, moị người không thiết tha
với viêc̣ gia nhâp̣ tổ sinh kế vì cho rằng tham gia chỉ để nghe tuyên truyền về
quản lý, bảo vê ̣rừng chứ không có lơị. Tuy nhiên, với hàng loaṭ kế hoạch đươc̣
triển khai, hỗ trơ ̣như chăn nuôi gia cầm, gia súc, trồng cấy các loaị dươc̣ liêụ,
một số cây bản địa dưới tán rừng phòng hô,̣ nguồn sống của người dân đươc̣ cải
thiêṇ, nâng cao.
Năm 2015 ở huyện Phú Lương có 6 xã được cấp phép khai thác với tổng
diện tích gần 100 ha ha rừng thuộc khu vực đất rừng phòng hộ. Số diện tích này
tập trung ở xóm Đồng Nghè 2 xã Động Đạt, xóm Bản Cái và Thâm Đông xã
Ôn Lương, các xóm Làng Muông, Đồng Danh, Suối Hang xã Yên Ninh, Xóm
Ó, Đồng Xiền xã Yên Lạc và ít diện tích của xã Phú Đô và xã Hợp Thành.
Tổng số diện tích rừng trồng thuộc đất rừng phòng hộ được phép khai năm
2015 bằng 59,4% diện tích được khai thác của năm 2015. Đây là diện tích rừng
của 39 hộ gia đình tự trồng bằng giống cây Keo vào thời điểm năm 2010 đã đủ
tuổi khai thác. Do đó, cuối năm 2015 đầu năm 2016, chính quyền cùng cư dân
địa phương xã Động Đạt đã tổ chức khai thác 100% diện tích rừng phòng hộ
được cấp phép trên địa bàn xã. Đồng thời tiến hành trồng cấy giống phủ xanh
số diện tích này đã được khai thác. Số diện tích sau khi khai thác xong người
dân đã tiến hành phát dọn thực bì và trồng cây mới bằng các giống cây bản địa
có đặc điểm điểm bộ dễ cọc, tuổi thọ cao, phù hợp với việc phòng hộ theo cam
kết đã được thẩm định. Tuy nhiên, thực tế người dân vẫn trồng chủ yếu bằng
giống cây Keo do có đặc điểm cây lớn nhanh, thời gian được khai thác ngắn.
2.2. Hoạt động sinh kế khác
Trong tổng số hộ trong xã là 2.600 hộ với 10.464 khẩu; số người trong
độ tuổi lao động là 6.690 người, trong đó lao động nam 3.278 người, lao động
nữ là 3.412 người. Lao động trong độ tuổi 6.690 người = 63% Trong đó: Lao
41
động nông nghiệp 5.352 người = 80%; Lao động trong ngành dịch vụ - thương
mại 936 người = 14%; Lao động trong các ngành khác 402 người = 6%. Như
vậy, nhìn tổng thể cư dân địa phương nơi đây chủ yếu vẫn gắn bó với hoạt
động sinh kế nông nghiệp là chính, chiếm tới 80% lao động. Trong khi đó, số
lao động gắn với các hoạt động sinh kế khác chỉ chiếm 20%. Trong đó, hoạt
động sinh kế thương mại, dịch vụ chiếm 16% số lao động, các hoạt động sinh
kế khác chỉ chiếm 4%. Như vậy, điều này cho thấy, các hoạt động sinh kế khác
ngoài dịch vụ, thương nghiệp không được người dân chú ý lựa chọn.
- Tiểu thủ công nghiệp
Không phải là hoạt động sinh kế trọng điểm của xã.Trên địa bàn xã hiện
nay hầu như không có hoạt động sinh kế tiểu thủ công nghiệp. Hoạt động này
chỉ gắn với một số cư dân thuộc đồng bào dân tộc thiểu số trên điạ bàn với hoạt
động đan, thêu, dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, nó không phát triển thành làng nghề
mà chỉ trong phạm vi gia đình ở một số hộ, nhằm phục vụ nhu cầu trong gia
đình chứ không trao đổi, buôn bán.
- Kinh doanh, dịch vụ
Từ những năm 1986 - 2000 hoạt động kinh doanh, dịch vụ chưa có tại xã
Động Đạt. Từ những năm 2000 trở đi, đặc biệt trong giai đoạn 2006 đến nay,
hoạt động sinh kế này đang được người dân ngày càng chú trọng. Tuy nhiên, về
cơ bản hoạt động sinh kế này chiếm tỉ trọng không nhiều so với các hoạt động
sinh kế khác. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ ở đây chủ yếu là buôn bán nhỏ, lẻ,
tạp hóa, trên địa bàn xã hiện nay chỉ có 20 hộ buôn bán hàng tạp hóa, 4 hộ làm
vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản. Quy mô nhỏ
lẻ, mang mún, chỉ cung ứng đủ nhu cầu của người dân trong xã.
Từ năm 2010 đến nay, chính quyền địa phương đã khuyến khích phát
triển thương mại - dịch vụ, phát huy lợi thế của xã, thuận tiện về giao thông,
đặc biệt có tuyến quốc lộ 3 chạy dọc chiều dài của xã. Do đó, hoạt động sinh kế
này ngày càng phát triển nhanh, thu hút nhiều cư dân lựa chọn. Trên địa bàn,
42
việc xây dựng chợ nông thôn tại xóm Đồng Chằm (giáp trung tâm xã) để thúc
đẩy giao thương hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm của địa phương. Tại 2 miền,
Thành Đồng và Hồng Lê, sẽ quy hoạch phát triển dịch vụ, cụ thể dọc quốc lộ 3
là các xóm Vườn Thông, Đuổm, Đồng Chằm, Đồng Niêng, Cộng Hòa; miền
Hồng Lê là xóm Cây Hồng 1, Cây Hồng 2 (dọc tuyến Đu - Yên Lạc). Hiện nay
trên địa bàn xã có 16 công ty, doanh nghiệp hoạt động.
Một số công ty hoạt động lĩnh vực kinh doanh dịch vụ trên địa bàn:
Công Ty TNHH Nam Mây (Xóm Cây Hồng 1), Công ty TNHH chế biến lâm
sản Cường Phong (xóm Cộng Hòa), Công ty THHH chế biếm lâm sản Thái
nguyên xanh (xóm Đồng Nội) với ngành nghề chính là cưa, xẻ, bào gỗ và bảo
quản gỗ; Công ty TNHH sản xuất dịch vụ và xây dựng Hải Hưng (xóm Cộng
Hòa) với ngành nghề chính là Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại;
Doanh nghiệp tư nhân Trung Cơ (xóm Đồng Niêng) kinh doanh buôn bán kim
loại và quặng kim loại; Công ty TNHH Nga Như (xóm Vườn Thông), Doanh
nghiệp tư nhân Thủy Liễu (xóm Đuổm) kinh doanh lĩnh vực vận tải hành khách
đượng bộ; Công ty TNHH Anh Bắc Việt (Làng Lê) hoạt động lĩnh vực xây
dựng nhà các loại; Công ty cổ phần Bắc Thái Dương (xóm Ao Trám) hoạt động
xây dựng chuyên dụng, Công ty cổ phần Nhật Sơn (Tiểu khu Tân Lập) trồng
rau, đậu các loại, trồng hoa, cây cảnh; Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Thắng
(xóm Đồng Niêng) buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên
quan; Chi nhánh Công ty cổ phần Ban tích tại Thái nguyên (xóm Cây Trâm)
khai thác khoáng sản kim loại
Hoạt động khai thác khoáng sản được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
giấy phép khai thác 03 công ty với tổng diện tích cấp mỏ khoảng 89 ha. Hoạt
động này diễn ra với mong muốn tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
người dân.
Phía đông của xã có mỏ đá (Barít) đã cấp phép khai thác cho 01 đơn vị,
diện tích cấp là khoảng 79 ha. Hoạt động này diễn ra với mong muốn tạo thêm
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, thực trạng khai thác
43
titan ở xã Động Đạt trong thời gian qua cũng biểu hiện những mặt trái của nó
đó là sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
Tuy nhiên, thực trạng khai thác titan ở xã Động Đạt trong thời gian qua
cũng biểu hiện những mặt trái của nó: Sự ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất nông nghiệp, do khu vực khai thác, tuyển rửa quặng của
doanh nghiệp nằm trên địa hình núi cao, các bãi thải chứa một lượng bùn, đất
lớn, đập ngăn không đảm bảo an toàn khiến cho khi mưa bão những cánh đồng
ở 4 xóm Đồng Nghè I, Cây Châm, Tân Lập và Làng Chảo bị ngập úng trong
bùn thải, gây thiệt hại lúa và hoa màu.
Từ những mỏ khai thác, xung quanh là nham nhở những hố khai thác lộ
thiên đào xới bừa bãi, quặng, thải ngổn ngang không đảm bảo vấn đề môi
trường. Những chiếc xe chuyên dụng khai thác quặng nối đuôi nhau nằm chờ
“ăn hàng”. Những đống titan khai thác dở vẫn chưa kịp đãi hết bùn đất nằm
trên mặt đất, chỉ cần một trận mưa lớn là nước dâng đầy và những lớp bùn
thải sẽ theo đó tràn qua thân đập trôi xuống cánh đồng lúa của bà con nằm
ngay dưới chân núi, nước bùn theo con kênh mương tưới tiêu nước duy nhất
của cánh đồng tràn xuống tới tận vùng lúa bán sát đường nội bộ của 2 thôn
giáp đường. Như vậy, không chỉ ruộng của bà con nằm sát chân núi bị ảnh
hưởng mà ruộng của những người cách chân núi hàng cây số cũng chịu chung
số phận. Như vậy, cùng với sự phát triển của các hoạt động khai thác khoáng
sản cần chú ý tới vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Xã Động Đạt với đặc điểm sản xuất nông nghiệp là chính, vì thế nhiều
hộ kinh doanh các mặt hàng liên quan đến dịch vụ nông nghiệp như: Dịch vụ
cung ứng Vật tư nông nghiệp, dịch vụ làm đất, dịch vụ thu hoạch, chế biến
nông, lâm sản. Tuy nhiên, để phát triển các dịch vụ này, cần xây dựng một số
sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, giá trị kinh tế như: gạo ngon, chè sạch,
vật nuôi đặc sản, ong nuôi lấy mật, tạo nhiều sản phẩm hàng hoá cung cấp
ra thị trường.
44
2.3. Làm công ăn lương và làm thuê
Trong những năm 1986 đến năm 2000, hầu hết cư dân địa phương đều gắn
bó với những hoạt động sản xuất tại địa phương, chủ yếu là sinh kế nông nghiệp.
Số lượng lao động đi làm công ăn lương, làm thuê rất ít. Lý do là trong giai đoạn
đó, ngành công nghiệp dịch vụ của tỉnh, huyện chưa phát triển, tâm lý ngại đi xa
của cư dân. Trong những năm 2005 trở đi, đặc biệt là trong những năm gần đây,
khi các khu công nghiệp được đầu tư, mở rộng và phát triển mạnh mẽ trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên, cùng với mức thu nhập khá hấp dẫn từ việc làm công cho
những nhà máy xí nghiệp so với làm nông nghiệp, người dân nơi đây đã có những
thay đổi trong sự lựa chọn sinh kế. Họ đã quan tâm, chú trọng hơn đến hoạt động
sinh kế làm công ăn lương. Lực lượng lao động trẻ, ngày càng nâng cao về trình
độ, nhận thức, họ là lực lượng tiên phong trong hoạt động sinh kế này.
Cùng với lực lượng lao động đi làm công ăn lương ngày càng tăng đã tạo
nên sự đa dạng trong hoạt động sinh kế của cư dân. Góp phần làm tăng thu
nhập bình quân trên đầu người của cư dân địa phương. Thêm vào đó, nhiều lao
động gắn với hoạt động sinh kế nông nghiệp, ngoại trừ vụ mùa cần lao động,
những lúc nông nhàn, không phải chính vụ, họ tận dụng thời gian rảnh rỗi đó
đi làm thuê theo thời vụ như làm thuê cho những hộ có nông trại lớn với
giá nhân công theo mức thỏa thuận, vừa giải quyết thiếu hụt lao động của
chủ nông trại, vừa tăng thu nhập cho nhóm nông dân ít đất và hộ không có
đất, tạo nên sự linh hoạt trong các hoạt động sinh kế và tăng thu nhập.
2.4. Hiệu quả các hoạt động sinh kế của cư dân xã Động Đạt
Hiệu quả của hoạt động sinh kế suy cho cùng chính là thể hiện ở kết quả
thu nhập, chất lượng và mức độ hài lòng của cư dân về đời sống của mình.
Theo điều tra, khảo sát của chúng tôi, so với năm 1986, đời sống của
nhiều gia đình thay đổi theo chiều hướng tích cực, được thể hiện cụ thể ởcác
vật dụng phục vụ cho đời sống gia đình. Nhiều gia đình có ti vi, xe máy, tủ
lạnh, điện thoại di động thu nhập bình quân đầu người của cư dân địa
phương liên tục tăng lên từ 3 triệu đồng/người/năm 2003 lên 31 triệu
đồng/người/năm 2015. Trong đó, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh
45
ngành nghề phi nông nghiệp có xu hướng tăng ở mức khá. Nguyên nhân dẫn
tới thu nhập tăng là do thị trường được mở rộng, cơ hội làm việc nhiều hơn,
buôn bán thuận lợi hơn tạo ra thu nhập cao cho người dân.
Để khảo sát về mức độ hài lòng của người dân về chất lượng sống, chúng
tôi đã lựa chọn các hộ trong các xóm Làng Chảo, Làng Ngòi, Tân Lập, Cây Trâm,
Đồng Nghè I, Đồng Nghè II, Ao Trám, Đuổm, Làng Lê, Cây Hồng I, cây Hồng II,
Cầu Lân. Đồng Chằm, Đồng Niêng, Cộng Hoà, Ao Sen tổng số khảo sát là 460 hộ
gia đình. Có 41% tỷ lệ người được hỏi cho rằng họ khá hài lòng về cuộc sống hiện
nay, 5,7% cho rằng rất hài hòng và 50% là không hài lòng, 9% không rõ ý kiến.
Theo số liệu báo cáo Đánh giá về đời sống kinh tế của hộ gia đình, đa số người
dân rằng chất lượng cuộc sống của họ đã được cải thiện. Tuy nhiên, thu nhập hiện
tại của cư dân địa phương vẫn đang ở mức trung bình. Nhiều hộ, nguồn thu nhập
chỉ dựa vào hoạt động sinh kế nông nghiệp là chính, trong khi đó, nguồn thu nhập
của hoạt động sinh kế này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Những nguồn thu nhập
khác cũng không ổn định ở một số hộ, lúc nhiều lúc ít. Điều này hoàn toàn phù
hợp với thực trạng hoạt động sinh kế của cư dân xã Động Đạt.
Hình 2.3: Mức độ hài lòng về mức sống của người dân
Nguồn:UBND xã Động Đạt cung cấp
46
Nguyên nhân mà các hộ cư dân đưa ra khi bày tỏ ý kiến chưa hài lòng
với mức thu nhập hiện tại là do: Thu nhập thấp hoặc bấp bênh 28,5 %, công
việc quá vất vả 37,5 %, Khó tiêu thụ sản phẩm 34 %.
Có thể nói hoạt động sinh kế của cư dân xã Động Đạt rất đa dạng, phong
phú mỗi hình thức sinh kế có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.Tuy
nhiên, tựu trung lại có thể đánh giá hoạt động sinh kế nông nghiệp vẫn là hoạt
động sinh kế chính của người dân nơi đây. Tuy nhiên để phát huy hết tiềm năng
sẵn có trong vùng thì cần phải có một chiến lược sinh kế bền vững, phát triển
lâu dài, hợp lý.
47
Tiểu kết chương 2
Công cuộc đổi mới (1986) đã đưa nền kinh tế Việt Nam chuyển mình
theo một hướng mới- nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cũng như các địa phương khác trong cả nước, cư dân xã Động Đạt bắt nhịp với
sự phát triển kinh tế thị trường và đạt được những kết quả nhất định. Là xã
miền núi, đất đai, khí hậu của Động Đạt phù hợp cho sản xuất nông nghiệp.
Chính vì vậy, từ năm 2016 đến năm 2015, nguồn sống chính của đa số cư dân ở
đây vẫn là từ các hoạt động nông nghiệp. Trong đó, nguồn thu nhập từ trồng
lúa, hoa màu và chè vẫn giữ vai trò chủ đạo. Ngoài ra, có một bộ phận cư dân
sinh sống bằng các ngành nghề khác cũng mang lại nguồn thu nhập ổn định
như công chức ăn lương Nhà nước, công nhân trong các nhà máy. Bên cạnh đó,
một số các nghề mới xuất hiện và nhanh chóng phát triển đem lại lợi nhuận khá
cao đó là các nhà hàng dịch vụ ăn uống, làm đẹp
Đời sống của cư dân xã ổn định và ngày càng được nâng cao. Người dân
đa phần sống trong những ngôi nhà cố định, độ an toàn và những tiêu chí về
chất lượng nhà ở nằm trong mức độ bình thường. Về chất lượng môi trường ở
trên địa bàn vẫn tốt vì hơn 80% số hộ gia đình trong nông thôn hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp nên sự tác động rất nhỏ đến môi trường sống xung quanh.
Để ngành nông nghiệp của xã Động Đạt phát triển, đem lại nguồn thu nhập
đảm bảo cho sinh kế người dân, cần phải tăng cường hỗ trợ, đầu tư vốn cho
người dân, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến
nông sản, ngành nghề nông thôn theo chương trình quy hoạch nông thôn mới
của Chính phủ. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai và nguồn lao động phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và sản xuất.
Đặc biệt tổ chức các chương trình khuyến nông và các lớp tập huấn kỹ thuật
cho người dân tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương
lai.Tiếp tục tuyên truyền và vận động người dân dồn điền đổi thửa, luân canh
cây trồng hợp lý, chú ý tới các biện pháp cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
48
Chương 3
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH KẾ
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG SINH KẾ CỦA CƯ DÂN XÃ ĐỘNG ĐẠT
3.1. Các yếu tố tác động đến sinh kế của cư dân ở xã Động Đạt giai đoạn
(1986-2015)
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Yếu tố tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với con người trong quá
trình tồn tại và phát triển, nó quy định hoạt động kinh tế của con người. Từ việc
khai thác các nguồn lợi tự nhiên đem tới để sinh tồn, con người cải tạo tự nhiên
để phục vụ cuộc sống của mình.
Đối với cư dân xã Động Đạt, do đặc điểm địa hình, chất đất, nguồn nước
thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi, nên các hoạt động sinh kế của họ
dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Hằng ngày, con người sử dụng nguồn nước,
đất, không khí để tồn tại và các nguồn tài nguyên khác để đáp ứng nhu cầu thiết
yếu của mình. Mỗi sự biến đổi của tự nhiên, môi trường đều có mỗi quan hệ
mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh kế của con người.
Trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể nói đất đai là một trong
những nguồn tài nguyên quan trọng và thiết yếu, nguồn tài nguyên này mang
lại nhiều lợi ích nếu con người biết cách khai thác và sử dụng nó hợp lý một
cách bền vững.
Mặc dù nằm trong huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên nhưng địa thế
ban cho người dân xã Động Đạt một diện tích đất khá màu mỡ và dồi dào,
trong địa bàn xã, diện tích đất nông nghiệp chuyên để sản xuất hoa màu, cây
công nghiệp dài ngày (đặc biệt cây chè) và cây ngắn ngày chiếm hơn 80%
trổng diện tích đất tự nhiên, điều này mang lại điều kiện thuận lợi cho việc
canh tác và lựa chọn hoạt động sinh kế hiệu quả cao là trồng, chế biến chè
xuất khẩu và trồng hoa màu cung cấp nhu cầu thực phẩm trong nước. Số diện
tích còn lại là đất trồng rừng chuyên dụng và các loại đất khác.
49
Bên cạnh đất đai thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng cho hoạt động
sinh kế của người dân, các yếu tố về các nguồn tự nhiên khác cũng như nguồn
nước đều không gặp trở ngại và khó khăn trong tiếp cận. Tất cả người dân
trong xã đều được sử dụng nguồn nước sạch từ mạch nước ngầm. Ngoài nguồn
nước để phục vụ sinh hoạt cho người dân đầy đủ và dồi dào, thì nguồn nước để
phục vụ tưới tiêu cũng như phục vụ cho hoạt động sản xuất đáp ứng được nhu
cầu của bà con.
Như vậy, điều kiện tự nhiên của xã Động Đạt huyện Phú Lương tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Họ có đủ diện tích đất để trồng trọt,
chăn nuôi, nguồn nước phục vụ sản xuất. Chính vì vậy, hoạt động sinh kế chủ
đạo của người dân là sản xuất nông nghiệp
3.1.2. Các chính sách phát triển kinh tế xã hội
Từ sau năm 1986, nhất là từ khi có Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị
Trung ương Đảng (khoá VI, ngày 27/11/1989) về chủ trương, chính sách lớn
phát triển kinh tế - xã hội miền núi, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
từng bước nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc miền núi, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội chung của cả nước và Quyết định 72 của Thủ tướng Chính
phủ (ngày 13/3/1990) Về một số chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh tế
- xã hội miền núithì vấn đề giải quyết việc làm, chú trọng đầu tư cho sản xuất
ngày càng được quan tâm.
Đảng, Nhà nước với quan điểm luôn coi trọng công tác phát triển kinh tế
- xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa,
vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, Đảng,
Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ
chăm lo đời sống đồng bào miền núi nhằm tạo điều kiện phát triển, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đưa những
vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập
vào sự phát triển chung của cả nước. Những chính sách đi vào cuộc sống đã
giúp cải thiện đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo hiệu quả, bền vững.
50
Xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là xã miền núi, có
nhiều dân tộc thiểu số. Kể từ năm 1986 đến 2015, xã đã được hưởng nhiểu
chương trình, chính sách trợ giúp nhằm phát triển sinh kế bền vững, xóa đói,
giảm nghèo. Có thể đề cập đến nhóm các chính sách, chương trình như sau:
+ Các Chính sách, Chương trình nhằm mục tiêu cải thiện toàn diện các
mặt đời sống của các hộ nghèo, bao gồm các dự án, Chương trình tiếp cận dịch
vụ, kết cấu hạ tầng; hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đào tạo nghề,
tạo điều kiện phát triển các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho đồng
bào (Chương trình 134, 135, Chương trình 30a; Chương trình mục tiêu quốc
gia về giảm nghèo...)
+ Nhóm các chính sách có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nâng cao đời
sống nhân dân mang tầm quốc gia. Các chính sách này với các chủ trương tiếp
cận theo mục tiêu, tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể, thiết thực đặt ra từ thực
tế đời sống kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (chương trình mục
tiêu quốc gia về nước sạch; giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm; dân số, kế
hoạch hóa gia đình; chương trình xây dựng nông thôn mới...).
Cụ thể như:
+ Chương trình hỗ trợ các DTTS đặc biệt khó khăn (bắt đầu vào năm 1992).
+ Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo (QĐ số 133/QĐ-
TTg ngày 23/7/1998 của Thủ tướng chính phủ).
+ Chương trình phát triển kinh tế xã hội cho những xã đặc biệt khó khăn
ở vùng núi và vùng sâu, vùng xa (CT135 theo QĐ số 135/1998/QĐ-TTg ngày
31/7/1998 của Thủ tướng) (CEM).
+ QĐ 138/2000/QĐ-TTG ngày 29/11/2000 về chương trình định canh
định cư và Chương trình phát triển KT-XH vùng sâu vùng xa của Thủ tướng
(CEM điều hành)
+ Chương trình 139, chương trình trợ giá và hỗ trợ đi lại.
+ QĐ 35/TTg về chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao.
51
+ Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ra ngày 9/11/2004 về việc đào tạo bồi
dưỡng tiếng DTTS đối với cán bộ.
+ QĐ 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng CP về một số chính sách hỗ trợ
đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo, đời sống khó khăn.
+ QĐ 178/2001/QĐ-TTg, QĐ 304/2005/QĐ-TTg về việc tăng cường
quản lý bảo vệ và phát triển rừng (có cả việc cải thiện đời sống của người nhận
rừng, nhất là DTTS tại chỗ).
+ QĐ số 34/2006/QĐ-TTg ngày 8/2/2006 phê duyệt dự án đào tạo cán
bộ, công chức xã phương trị trấn người DTTS giai đoạn 2006 -2010.
+ QĐ 33/2007/QĐ-TTg về chương trình hỗ trợ di dân thực hiện định
canh định cư cho đồng bào DTTS giai đoạn 2007 - 2010.
+ QĐ số 1342/QĐ-TTg ngày 25/08/2009 của Chính phủ ban hành, phê
duyệt Kế hoạch định canh định cư cho đồng bào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_sinh_ke_cua_cu_dan_xa_dong_dat_huyen_phu_luong_tinh.pdf