Mục lụC
Trang
Chương I: Mở đầu .
1.1. Đặt vấn đề .
1.2. Mục đích - yêu cầu .
1.2.1. Mục đích của đề tài .
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .
Chương II: Tổng quan tài liệu .
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .
Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
3.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu .
3.1.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .
3.1.3. Các biện pháp canh tác (yếu tố phi thí nghiệm) .
3.2. Các chỉ tiêu theo dõi .
3.2.1. Theo dõi sinh trưởng .
3.2.2. Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý .
3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi khác .
3.2.4. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất .
3.2.5. Tính toán thống kê các số liệu thu được .
Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận .
4.1. Một số đặc điểm thực vật của các giống thí nghiệm .
4.1.1. Thế cây .
4.1.2. Kiểu phân cành .
4.1.3. Thân và lá .
4.1.4. Quả .
4.1.5. Hạt .
4.2. Thời gian sinh trưởng .
4.2.1. Thời gian và tỷ lệ mọc .
4.2.2. Thời gian phân cành .
4.2.3. Thời gian ra hoa và động thái nở hoa .
4.1.4. Thời gian đâm tia .
4.3. Chiều cao cây - chiều dài cành cấp 1- số lá trên thân chính .
4.3.1. Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng .
4.3.2. Chiều dài cành cấp 1 và tốc độ tăng trưởng .
4.3.3. Tổng số cành/cây, số cành cấp 1, cấp 2 .
4.3.4. Động thái ra lá trên thân chính .
4.4. Động thái diện tích lá và thế năng quang hợp .
4.5. Động thái tích luỹ chất khô .
4.5.1. Động thái tích luỹ chất khô của các giống .
4.5.2. Động thái tích luỹ chất khô ở các bộ phận của giống lạc TQ6 .
4.6. Sự hình thành nốt sần .
4.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại .
4.8. Khả năng chống đổ .
4.9. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất .
4.9.1. Tổng số quả/cây .
4.9.2. Tỷ lệ quả chắc .
4.9.3. Khối lượng 100 quả .
4.9.4. Khối lượng 100 hạt .
4.9.5. Tỷ lệ bóc vỏ .
4.9.6. Hệ số kinh tế .
4.9.7. Năng suất của các giống .
4.9.7.1. Năng suất cá thể .
4.9.7.2. Năng suất lý thuyết .
4.9.7.3. Năng suất thực thu .
4.9.7.4. Năng suất hạt .
Phần V: Kết luận và đề nghị .
5.1. Kết luận .
5.1.1. Sinh trưởng, phát triển .
5.1.2. Năng suất .
5.2. Tồn tại .
5.3. Đề nghị .
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1
1
3
3
3
4
5
7
14
14
14
14
15
16
16
17
17
18
18
19
19
19
20
20
20
21
21
21
23
24
27
28
28
30
32
33
34
37
37
39
40
42
44
45
46
46
46
46
47
47
48
48
48
49
49
50
50
50
50
50
51
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh một số giống lạc trong điều kiện vụ thu 2002 trên đất Gia Lâm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nhau.
Theo Bunting, dựa vào quy luật ra hoa, ông chia làm 2 nhóm:
Nhóm phân cành liên tục: đặc điểm nhóm này là hoa xuất hiện nhiều đốt trên cành, thân mọc đứng, ít cành cấp cao, hoa ra tập trung ở phía dưới gốc.
Nhóm phân cành xen kẽ: đặc điểm nhóm này là cành dinh dưỡng và sinh sản ra xen kẽ nhau theo một trật tự nhất định, hoa ra rải rác trên cây.
Thí nghiệm cho thấy tất cả các giống đều thuộc loại nhóm phân cành liên tục.
Thân và lá
Thân lạc mọc đứng, có từ 15 - 25 đốt, các đốt gốc ngắn hơn phía ngọn. Chiều cao thân chính tuỳ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.
Lá lạc thuộc loại lá kép lông chim lẻ có hai đôi lá chét, hình dạng lá chét thường là hình bầu dục dài, bầu dục và hình trứng. Hình dạng lá đặc trưng cho từng giống, màu sắc lá thay đổi tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, giống. Màu sắc thân và lá cũng là một đặc điểm để phân biệt các giống, biểu hiện rõ nhất khi lạc ra hoa.
Tất cả các giống đều có thân màu xanh, lá có màu xanh đậm trừ giống TQ6 có màu xanh thường, tỷ lệ giữa chiều dài/rộng các giống dao động từ 1,87 - 2,12. Độ lớn của lá giữa các giống không chênh lệch nhiều.
Quả
- Vỏ quả: độ dày vỏ quả là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ nhân. Nếu vỏ quả dày, tỷ lệ nhân thấp còn ngược lại thì tỷ lệ nhân cao nhưng dễ dập nát, nấm bệnh phát triển vì trong khi thu hoạch và phơi dễ bị va chạm cơ giới. Vì vậy các giống chỉ nên có độ dày vỏ quả vừa phải.
- Gân quả: là chỉ tiêu phân loại các giống vì đặc điểm này thay đổi tuỳ theo từng giống.
- Eo quả: cũng là chỉ tiêu phân loại giống, nếu eo thắt sâu sẽ ảnh hưởng tới việc bóc vỏ và xuất khẩu.
Qua theo dõi, tất cả các giống đều có mỏ quả trung bình, gân quả rõ, eo quả của giống MD7 và MD9 nông, giống TQ6 eo trung bình, còn giống L14 có eo trung bình đến sâu.
Hạt
- Dạng hạt: để đánh giá chỉ tiêu này chúng ta phải dựa vào tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng hạt.
+ Dạng hạt tròn có tỷ lệ chiều dài /đường kính hạt <1,7.
+ Dạng hạt bầu dục có tỷ lệ chiều dài /đường kính hạt >1,7 và < 2,5.
- Màu sắc hạt: cùng với khối lượng 100 hạt thì đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan tới giá trị thương phẩm.
Quan sát thấy tất cả các giống đều có hạt hình bầu dục, vỏ lụa màu hồng nhạt.
Thời gian sinh trưởng
Thời gian và tỷ lệ mọc
Sự nảy mầm của hạt là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sinh trưởng của lạc. Đây là quá trình hạt chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống. Hạt lạc mà thành phần chủ yếu là lipit và protein ở dạng dự trữ, trong quá trình nảy mầm đã trải qua một loạt các biến đổi sinh hoá sâu sắc dưới ảnh hưởng của các điều kiện môi trường để chuyển hoá các chất dự trữ thành các cấu tạo của cây con. Cây con chỉ nhận được một phần dinh dưỡng nhỏ từ đất còn lại chủ yếu là từ dinh dưỡng của các chất dự trữ, do đó, chất lượng hạt giống là một trong những yếu tố quyết định sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm.
Trong điều kiện chất lượng hạt giống tốt, điều kiện ngoại cảnh thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hạt mọc mầm nhanh, cây con sau khi mọc mầm có sức sống cao tạo tiền đề tốt cho các giai đoạn tiếp sau. Đồng thời tỷ lệ mọc mầm và sức nảy mầm cao sẽ đảm bảo được mật độ định trước, tạo tiền đề cho năng suất.
Quá trình nảy mầm của hạt được bắt đầu từ khi hạt hút đẫy nước trong đất, sự hoạt động của các men, các chất dự trữ để tạo thành những nguyên liệu cho quá trình hình thành cây mới.
Hạt giống muốn nảy mầm tốt ngoài chất lượng tốt thì cũng cần có điều kiện ngoại cảnh phù hợp. Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đối với sự nảy mầm của hạt, ngoi lên mặt đất của cây con và sinh trưởng ban đầu của cây. Trong vụ thu, lạc nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ từ 28 - 300C nên sự nảy mầm thường được xúc tiến nhanh hơn trong vụ xuân.
Vì thế có thể kết luận rằng tỷ lệ mọc mầm và sức mọc mầm phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng hạt giống, đặc điểm di truyền của giống và các yếu tố ngoại cảnh thời kỳ mọc mầm.
Ngày gieo là 07/08/2002, giai đoạn này nhiệt độ không khí cao, độ ẩm không khí khá, có lượng mưa nhỏ nên rất thuận lợi cho cho quá trình mọc.
Bảng 2: Thời gian (ngày) và tỷ lệ mọc (%)
Giống
Thời gian (ngày) từ gieo đến
Tỷ lệ mọc (%)
10% cây mọc
50% cây mọc
Kết thúc mọc
TQ6
MD7
L14
MD9
4
6
5
5
6
7
7
7
10
12
11
11
96,8
88,5
91,7
90,9
Qua bảng 1, chúng tôi có một số nhận xét:
Sau gieo từ 4 - 6 ngày, tất cả các giống đều đạt tỷ lệ mọc 10%, không chênh lệch nhau nhiều, dài nhất là giống MD7 (6 ngày), ngắn nhất là giống TQ6 (4 ngày) còn giống MD9 ngang bằng với giống đối chứng (5 ngày).
Đến giai đoạn 50% cây mọc thì các giống MD9, MD7 bằng với giống đối chứng (7 ngày), còn giống TQ6 thì sớm hơn 1 ngày.
Tất cả các giống đều có thời gian kết thúc mọc từ 10 - 12 ngày. Giống có thời gian mọc ngắn nhất là TQ6 (10 ngày), giống có thời gian mọc dài nhất là MD7 (12 ngày). Giống MD9 có thời gian mọc bằng với giống đối chứng (11 ngày).
Nói chung, các giống đều có tỷ lệ mọc cao, biến động từ 88,5% - 96,8%. Trong đó, giống đối chứng có tỷ lệ mọc đạt 91,7% cao hơn các giống MD7 và MD9. Giống TQ6 có tỷ lệ mọc cao nhất là 96,8%, giống MD7 có tỷ lệ mọc thấp nhất là 88,5%. Như vậy, tất cả các giống đều có chất lượng hạt giống tốt, sức mọc mầm khá.
Thời gian phân cành
Khả năng phân cành của lạc rất lớn, nhất là các giống thuộc loài phụ Hypogaea, những giống này có thể có tới 4 - 7 cấp cành với tổng số cành có thể đạt 20 - 30 cành.
Các giống thí nghiệm thuộc loài phụ Fastigiata, thứ Spanish, thân đứng, số cành cấp 1 biến động từ 4 - 6 cành, cành cấp 2 thường chỉ xuất hiện ở cặp cành cấp 1 đầu tiên, cành cấp 2 thường xuất hiện khi lạc có 5, 6 lá thật.
Số hoa và số quả ở tầng cành thứ nhất (gồm cành 1, 2 và các cành cấp 2 của nó) chiếm khoảng 50 - 70% tổng số hoa, quả của cây. Các cành này thường có hoa xuất hiện sớm nhất và thường là những hoa hữu hiệu, quyết định số quả/cây.
Theo dõi tốc độ xuất hiện cặp cành cấp 1 thứ nhất của các giống được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Thời gian hình thành cặp cành cấp 1 đầu tiên (ngày)
Giống
Thời gian (ngày) từ gieo đến
10% cây có cành cấp 1
50% cây có cành cấp 1
100% cây có cành cấp 1
TQ6
MD7
L14
MD9
7
8
8
7
8
9
9
9
12
13
12
12
Như vậy, sau gieo 7 ngày, giống TQ6 và MD9 đã đạt tỷ lệ phân cành trên 10%, còn các giống MD7 và đối chứng thì đạt tỷ lệ này sau gieo 8 ngày.
Giống TQ6 đạt tỷ lệ phân cành trên 50% sau gieo 8 ngày, các giống khác đạt tỷ lệ này sau gieo 9 ngày. Giống đối chứng đạt tỷ lệ phân cành muộn hơn 1 ngày so với các giống khác (12 ngày). Nhìn chung, các giống đều có khả năng phân cành sớm, thuận lợi cho việc sớm ra hoa.
Thời gian ra hoa và động thái nở hoa
Mầm hoa hình thành vào ngày thứ 14 sau gieo, từ lúc bắt đầu hình thành mầm đến khi hoa nở khoảng 18 - 21 ngày.
Khi lạc ra hoa là bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Lạc sinh trưởng vô hạn và bắt đầu ra hoa khoảng 20 - 30 ngày sau khi nảy mầm, tuỳ theo giống, môi trường và đặc biệt chịu ảnh hưởng của nhiệt độ do lạc là cây phản ứng gần trung tính với quang chu kỳ, cho nên thời kỳ trước nở hoa (thời kỳ cây con) phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ trung bình trong ngày. Nếu nhiệt độ trung bình tăng từ 20 - 300C thì số ngày cần thiết cho sự nở hoa đầu tiên giảm.
Số hoa nở giảm khi quá trình hình thành tia và quả bắt đầu, tuy nhiên ngay cả khi quả già, trên cây vẫn nở hoa ở những đốt trên cao. Mức độ hữu hiệu hình thành quả phụ thuộc vào kiểu ra hoa (số hoa ở các thời kỳ nở hoa khác nhau), tỷ lệ hoa có ích quan trọng hơn tổng số hoa trên một cây. Các hoa nở sớm thường là hoa có khả năng cho quả hữu hiệu do có đủ thời gian tích luỹ chất dinh dưỡng còn những hoa ra muộn thường là hoa vô hiệu nếu cho quả thì cũng chỉ là quả non không đem lại hiệu quả kinh tế. Do đó, thời gian ra hoa kéo dài không có lợi cho năng suất. Hoa ra tập trung, gọn là một yêu cầu của giống cũng như kỹ thuật.
Bảng 4: Thời gian ra hoa của các giống (ngày)
Giống
Thời gian ra hoa sau gieo (ngày)
Tổng thời gian ra hoa (ngày)
10% cây ra hoa
50% cây ra hoa
80% cây ra hoa
TQ6
MD7
L14
MD9
22
24
23
23
24
25
25
26
27
27
26
28
24
22
24
24
Trong điều kiện vụ thu, tích ôn tổng số trước khi ra hoa của cây đạt 679,00C, nhiệt độ trung bình ngày 28,30C nên các giống đều ra hoa sớm, khoảng trên 20 ngày. Giống TQ6 đạt tỷ lệ 10% cây nở hoa sau gieo 22 ngày, giống MD9 đạt tỷ lệ 10% cây nở hoa ngang bằng với giống đối chứng (23 ngày) còn giống MD7 là muộn nhất (24 ngày).
Khi 50% số cây nở hoa là cây chính thức bước vào thời kỳ hoa rộ. Giống TQ6 đạt tỷ lệ 50% cây nở hoa sớm nhất là 24 ngày, các giống khác đạt tỷ lệ này ngang bằng hay muộn hơn giống đối chứng (25 ngày).
Các giống đạt tỷ lệ 80% cây nở hoa trong khoảng từ 26 - 28 ngày sau gieo.
Ngoài ra thời gian và tổng số hoa phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi thì hoa nở tập trung, thời gian nở hoa ngắn, tổng số hoa nở nhiều, tỷ lệ đậu quả cao.
Bảng 5: Động thái nở hoa của các giống (hoa/cây/ngày)
Ngày
Giống TQ6
Giống MD7
Giống L14
Giống MD9
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
1,0
2,4
3,9
4,0
5,4
4,8
3,7
3,1
1,9
2,3
1,7
1,8
0,4
0,5
0,4
0,2
0,3
0,4
0,1
0,0
0,2
0,1
0,1
0,0
0,0
0,2
1,0
2,3
2,5
4,2
4,1
4,1
3,0
2,5
2,6
1,8
1,3
0,4
0,4
0,6
0,2
0,3
0,6
0,4
0,1
0,1
0,7
0,0
0,0
0,0
0,9
1,4
2,9
3,3
4,2
4,2
3,5
3,3
2,3
2,0
2,2
1,4
0,7
0,4
0,6
0,2
0,4
0,3
0,4
0,2
0,1
0,1
0,1
0,1
0,0
0,5
1,1
1,7
2,3
3,2
3,3
3,0
3,1
2,5
2,2
2,3
1,2
1,1
0,3
0,6
0,2
0,4
0,5
0,2
0,2
0,2
0,1
0,0
0,1
0,0
Tổng số hoa/cây
38,7
33,4
35,2
30,4
Thời gian ra hoa liên tục của các giống lạc thí nghiệm là khoảng 25 ngày trong điều kiện vụ thu. Tổng số hoa nở trên cây của các giống biến động từ 30,4 - 38,7 hoa/cây, trong đó giống nở hoa nhiều nhất là TQ6 (38,7 hoa/cây), các giống khác đều thấp hơn giống đối chứng (35,2 hoa/cây).
Thời gian đâm tia
Sự thụ tinh thường được tiến hành vào buổi sáng, sau đó hoa rủ xuống, tràng hoa khép lại, hoa héo. Trong quá trình phát triển phôi, noãn được kích thích sinh trưởng bởi 1 mô phân sinh phía dưới noãn được hoạt hoá. Noãn phát triển xuyên qua hoa, lộ tia quả dài. Tia mang tế bào trứng đã được thụ tinh ở đầu, đâm xuống đất theo tính hướng địa. Khi đã đâm sâu 4 - 7 cm thì tia đâm ngang.
Điều kiện đầu tiên và chủ yếu để tia hình thành quả là bóng tối và độ ẩm. Ngoài ra, tia muốn thành quả phải có đủ oxy để hô hấp và đủ chất dinh dưỡng. Tia quả có thể hấp thụ trực tiếp một số nguyên tố dinh dưỡng, đặc biệt là canxi.
Không phải tất cả các tia quả được hình thành đủ chiều dài đâm vào đất đều phát triển thành quả và quả chín. Khi tia quả đã dài 15 cm mà chưa đâm được vào đất thì sẽ héo ngay, do đó, các tia được hình thành từ những hoa nở muộn ở trên cao khó hình thành quả. Các giống khác nhau thì tỷ lệ hình thành quả khác nhau.
Bảng 6: Thời gian đâm tia (ngày) và tỷ lệ hoa có ích (%)
Giống
Thời gian (ngày) sau gieo đến
Tỷ lệ hoa có ích (%)
10% cây đâm tia
80% cây đâm tia
TQ6
MD7
L14
MD9
30
32
31
31
35
35
34
34
21,7
24,3
24,4
31,3
Sau khi gieo từ 30 - 32 ngày tất cả các giống đạt 10% cây đâm tia, trong đó sớm nhất là giống TQ6 (30 ngày), các giống khác đều đạt tỷ lệ này ngang bằng hay muộn hơn giống đối chứng (31 ngày).
Các giống đã đâm tia hết sau khi gieo từ 34 - 35 ngày, chênh lệch giữa các giống không nhiều. Giống TQ6 và MD7 kết thúc đâm tia muộn hơn giống MD9 và giống đối chứng 1 ngày.
Tuy giống TQ6 đâm tia sớm nhất nhưng tỷ lệ hoa có ích lại thấp nhất (21,7%) trong tất cả các giống. Giống MD7 đạt tỷ lệ hoa có ích xấp xỉ với giống đối chứng (24,4%). Giống MD9 có số hoa nở trên cây thấp nhất lại có tỷ lệ hoa có ích cao nhất (31,3%).
Như vậy, qua theo dõi một số chỉ tiêu chúng tôi thấy rằng giữa các giống thí nghiệm không có chênh lệch lớn về thời gian qua các giai đoạn của quá trình sinh trưởng, phát triển.
4.3. Chiều cao cây - chiều dài cành cấp 1 - số lá trên thân chính
4.3.1. Chiều cao cây (cm) và tốc độ tăng trưởng (cm/ngày)
Chiều cao cây là một chỉ tiêu giữ vai trò quan trọng, quyết định tới khả năng và tốc độ phân cành. Chiều cao cây cũng phản ánh khả năng tích luỹ chất khô, đặc điểm di truyền của giống. Tốc độ vươn cao biểu hiện mối tương quan giữa quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực trong cây lạc, nó ảnh hưởng tới năng suất. Do đó, tốc độ vươn cao của cây trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển sẽ ảnh hưởng lớn tới năng suất sau này.
Thân lạc tương đối cao và phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền giống. Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân tăng dần trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng (thời kỳ cây con) và đạt cao nhất vào thời kỳ hoa rộ (khoảng 10 - 15 ngày), tốc độ tăng trưởng chiều cao thân trong thời kỳ đầu sinh trưởng (2 - 3 lá) đạt 0,1 - 0,3 cm/ngày. Thời kỳ trước ra hoa (5 - 8 lá) đạt 0,3 - 0,6 cm/ngày. Tốc độ này tăng nhanh trong suốt thời kỳ ra hoa và cuối thời kỳ ra hoa rộ, đạt tốc độ cao nhất, khoảng 0,7 - 1,5 cm/ngày. Ngay sau đó, khi cây chuyển sang giai đoạn đâm tia, hình thành quả rộ, tốc độ tăng chiều cao thân giảm rõ rệt, chỉ còn khoảng 0,2 - 0,5 cm/ngày. Trong thời kỳ chín, nếu gặp điều kiện thuận lợi tốc độ tăng chiều cao thân lại tăng có thể đạt 0,3 - 0,7 cm/ngày trong thời kỳ thu hoạch. ở các tỉnh phía Bắc trong vụ thu cây gần như không tăng chiều cao thân trong thời kỳ chín.
Với tốc độ tăng trưởng như vậy, khi lạc ra hoa, chiều cao cây chỉ đạt từ 30 - 40% chiều cao cuối cùng. Khoảng 2/3 chiều cao cây đạt được trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực.
Vì vậy, việc theo dõi và đánh giá chỉ tiêu tăng trưởng chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển là rất cần thiết, phục vụ cho công tác chọn giống mới.
Bảng 7: Chiều cao thân chính (cm) và tốc độ
tăng trưởng (cm/ngày) của các giống
Thời kỳ \ Giống
TQ6
MD7
L14
MD9
Cây con - ra hoa
Ra hoa - hoa rộ
Hoa rộ - hình thành quả
Hình thành quả - quả vào chắc
Quả vào chắc - quả chín
0,34
0,73
1,03
0,17
0,01
0,29
0,55
1,00
0,23
0,05
0,29
0,56
0,97
0,19
0,04
0,32
0,56
1,03
0,29
0,03
Chiều cao thân chính (cm)
44,5
43,2
41,5
45,5
CV%
8,0
Từ khi hình thành cây đến lúc bắt đầu ra hoa, chiều cao thân của các giống tăng chậm khoảng 0,29 - 0,34 cm/ngày. Tăng nhanh nhất là giống MD9 (0,34 cm/ngày). Giống đối chứng đạt tốc độ tăng trưởng khá, khoảng 0,29 cm/ngày.
Đến khi bắt đầu ra hoa rộ, chiều cao thân của các giống tăng nhanh rõ rệt, nhanh nhất là giống TQ6 (trung bình tăng khoảng 0,73 cm/ngày), còn các giống khác đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao thân bằng hoặc thấp hơn giống đối chứng (0,56 cm/ngày).
Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính tăng nhanh nhất trong thời kỳ ra hoa rộ đến hình thành quả khoảng 0,97 - 1,03 cm/ngày. Giống đối chứng có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (0,97 cm/ngày).
Tiếp theo, đến thời kỳ quả vào chắc, tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống giảm rõ rệt, biến động từ 0,17 - 0,29 cm/ngày. Vào thời kỳ quả vào chắc - quả chín do trời mưa nhiều, được cung cấp nhiều đạm nên các giống tiếp tục phát triển chiều cao thân, trong đó giống MD7 có tốc độ tăng chiều cao thân nhanh nhất (0,05 cm/ngày).
Qua các thời kỳ sinh trưởng, giống TQ6 có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất vào thời kỳ đầu (từ cây con đến bắt đầu ra hoa rộ), giống MD7 có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất vào thời kỳ cuối, điều này bất lợi đối với quá trình sinh trưởng sinh thực.
Chiều cao cuối cùng của các giống biến động từ 41,5 - 45,5 cm/cây, trong đó giống đối chứng đạt chiều cao thân cuối cùng thấp nhất (41,5 cm/cây), còn giống MD9 đạt chiều cao thân cuối cùng cao nhất (45,5 cm).
Chiều dài cành cấp 1 (cm) và tốc độ tăng trưởng (cm/ngày)
Tốc độ tăng trưởng cành có liên quan chặt chẽ với sinh trưởng của cây. Nếu thân chính sinh trưởng phát triển mạnh sẽ ức chế quá trình phân cành và sự phát triển của cành. Ngược lại, thân chính sinh trưởng chậm, yếu thì cành xuất hiện muộn. Vì thế, ra hoa muộn dẫn đến số hoa hữu hiệu thấp, trực tiếp ảnh hưởng xấu tới năng suất. Mối liên quan này phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh. Mặt khác, khi cây đâm tia hình thành quả thì chất dinh dưỡng do lá nào tổng hợp được sẽ chuyển tới nuôi quả hình thành ở đốt lá đó mà cành cấp 1 lại là nơi tập trung nhiều quả nhất của cây lạc. Vì thế, cành cấp 1 có tốc độ tăng trưởng nhanh cùng với việc duy trì lâu bộ lá có tác dụng gián tiếp đến việc tăng năng suất.
Bảng 8: Chiều dài cành cấp 1 (cm) và tốc độ
tăng trưởng (cm/ngày) của các giống
Thời kỳ \ Giống
TQ6
MD7
L14
MD9
Cây con - ra hoa
Ra hoa - hoa rộ
Hoa rộ - hình thành quả
Hình thành quả - quả vào chắc
Quả vào chắc - quả chín
0,32
0,88
1,00
0,21
0,02
0,29
0,68
1,15
0,06
0,05
0,28
0,69
0,98
0,22
0,03
0,32
0,67
0,99
0,35
0,04
Chiều dài cành cấp 1 (cm)
45,4
44,5
43,0
46,6
CV%
7,4
Tốc độ tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 của các giống có sự chênh lệch khá rõ qua các thời kỳ.
ở thời kỳ từ cây con đến bắt đầu ra hoa, các giống có tốc độ tăng trưởng chậm, khoảng từ 0,28 - 0,32 cm/ngày. Giống đối chứng là giống có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (0,28 cm/ngày), giống TQ6 và MD9 có tốc độ tăng trưởng cao nhất khoảng 0,32 cm/ngày.
Sang đến thời kỳ ra hoa rộ, giống TQ6 là giống có tốc độ tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 nhanh nhất (0,88 cm/ngày), các giống còn lại đều có tốc độ tăng trưởng thấp hơn giống đối chứng (0,69 cm/ngày).
Cùng với quá trình tăng nhanh chiều cao thân chính, chiều dài cành cấp 1 của các giống cũng đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất vào thời kỳ ra hoa rộ đến hình thành quả, trong đó thấp nhất là giống đối chứng (0,98 cm/ngày), giống MD7 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất (1,15 cm/ngày).
Chiều dài cuối cùng của cành cấp 1 các giống đều cao hơn chiều cao thân chính, biến động từ 43,0 - 46,6 cm/cây. Các giống đều có chiều dài cành cấp 1 cuối cùng cao hơn giống đối chứng (43,0 cm/cây), cao nhất là giống MD9 (46,6 cm/cây.
Tổng số cành/cây và số cành cấp 1, cấp 2
Đây là chỉ tiêu liên quan đến năng suất. Số cành/cây của mỗi giống khác nhau, phụ thuộc đặc điểm di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh.
Bảng 9: Tổng số cành/cây và số cành cấp 1, cấp 2 của các giống
Giống
Tổng số cành/cây
Số cành cấp 1/cây
Số cành cấp 2/cây
TQ6
MD7
L14
MD9
5,5
5,1
5,6
5,9
4,1
4,0
4,2
4,1
1,4
1,1
1,4
1,8
Qua theo dõi, nhìn chung số cành của các giống dao động từ 5,1 - 5,9 cành/cây. Cao nhất là giống MD9 (5,9 cành/cây), giống đối chứng có số cành cao hơn các giống khác còn lại (5,6 cành/cây).
Số cành cấp 1 trên cây có liên quan tương đối chặt chẽ đến năng suất của lạc. Lạc thường ra hoa tập trung ở cặp cành cấp 1 thứ nhất chiếm tới 66% số lượng quả của cây, các cành khác chiếm 30%. Vì thế, cành ra sớm, phát triển nhanh, cân đối làm cơ sở cho việc tích luỹ dinh dưỡng sau này.
Trong quá trình phân hoá và hình thành cành cấp 1, số lượng cành phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và đặc điểm phân cành của từng giống.
Các giống có số cành cấp 1 không chênh lệch nhau nhiều, biến động từ 4,0 - 4,2 cành/cây. Cao nhất là giống đối chứng (4,2 cành/cây) và thấp nhất là giống MD7 (4,0 cành/cây).
Cùng với cành cấp 1, cành cấp 2 cũng là cành mang hoa, quả, do đó chúng đều là các cành sinh thực.
Các giống có số cành cấp 2 biến động từ 1,1 - 1,8 cành/cây trong đó giống MD9 có nhiều cành cấp 2 nhất đạt 1,8 cành/cây, giống đối chứng đạt 1,4 cành/cây cao hơn giống MD7 (1,1 cành/cây) và ngang bằng với giống TQ6.
Động thái ra lá trên thân chính
Lá là cơ quan thực hiện quang hợp chủ yếu của cây nhất là trong thời kỳ mọc mầm khi cây đang cần nhiều chất dinh dưỡng để tạo ra các bộ phận mới trong khi các chất dự trữ gần hết.
Số lá trên thân chính của lạc có thể đạt 20 - 25 lá. Các lá trên thân chính góp phần dự báo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.
Bảng 10: Động thái ra lá trên thân chính của các giống (lá/cây)
Ngày thứ (sau gieo)
Giống TQ6
Giống MD7
Giống L14
Giống MD9
20
27
34
41
48
55
63
70
77
84
91
6,1
8,1
9,6
11,6
12,7
13,7
14,6
15,2
15,5
15,6
15,8
6,1
7,9
9,6
11,2
12,7
13,9
15,0
15,7
16,1
16,2
16,6
6,1
7,9
9,7
11,6
12,7
13,8
14,7
15,5
15,9
16,1
16,4
6,2
7,9
9,4
11,1
12,3
13,5
14,4
15,2
15,8
16,0
16,3
Khi ra hoa, số lá trên thân chính của các giống không chênh lệch nhau nhiều lắm (khoảng 6 lá), đây là đặc điểm phát dục chung của lạc.
Số lá tăng nhanh cùng với tốc độ tăng trưởng chiều cao thân. Khi cây ra hoa, hình thành hạt là lúc thân, lá phát triển mạnh. Cuối thời kỳ hình thành quả các giống đạt khoảng 13,5 - 13,9 lá. Nhiều lá nhất là giống MD7 (13,9 lá), giống đối chứng có số lá nhiều hơn các giống còn lại.
Tổng số lá trên thân chính của các giống khá chênh lệch nhau, biến động khoảng 15,8 - 16,6 lá. Cao nhất là giống MD7 (16,6 lá), giống đối chứng có nhiều lá trên thân chính hơn các giống khác (đạt 16,4 lá).
Động thái diện tích lá
Năng suất cây trồng là kết quả hoạt động của bộ máy quang hợp, quyết định tới 90 - 95% năng suất. Để sử dụng có hiệu quả nhất năng lượng ánh sáng thì ở thời kỳ diện tích lá tối đa quần thể cây trồng phải đạt được chỉ số diện tích lá (LAI) tối ưu. Hầu hết năng lượng tới phải được bộ lá hấp thụ để tạo ra lượng chất khô cao nhất. Nếu chỉ số diện tích lá thấp hơn chỉ số diện tích lá tối ưu thì ánh sáng không được hấp thụ hết (lãng phí ánh sáng). Trong trường hợp ấy cần nâng cao chỉ số diện tích lá để đạt trị số tối ưu. Nếu chỉ số diện tích lá cao hơn trị số tối ưu thì các lá che khuất nhau làm cho cường độ ánh sáng của các tầng lá dưới sẽ dưới ở điểm bù nên giảm lượng chất khô tích luỹ. Mỗi giống cây trồng có đặc tính di truyền khác nhau (về hình thái lá, góc lá so với thân, chiều cao cây...) nên chỉ số diện tích lá tối ưu là ổn định.
Điều cơ bản đối với vấn đề này là tăng trưởng diện tích lá trên cây nhanh và duy trì bộ lá trong thời gian thích hợp. Diện tích lá và lượng chất khô tăng đều đặn từ giai đoạn lá thứ ba đến khi hình thành tia quả .
Diễn biến tăng trưởng diện tích lá lạc từ khi mọc đến thời kỳ hình thành quả và hạt tương ứng với sự tăng trưởng chiều cao thân. Thời kỳ sau ra hoa đến hình thành quả và hạt là thời kỳ thân cành phát triển mạnh, đồng thời cũng là thời kỳ diện tích lá phát triển nhanh nhất. Diện tích lá đạt cao nhất thường vào thời kỳ hình thành quả - hạt (30 - 35 ngày khi có hoa), sau đó giảm dần do sự rụng của các lá già.
Tốc độ tăng diện tích lá thường đạt 0,1 - 0,2 dm2 lá/ngày ở thời kỳ trước ra hoa. Trong thời kỳ ra hoa - hình thành quả và hạt, diện tích lá tăng nhanh và có thể đạt 0,6 - 0,8 dm2 lá/ngày/cây, sau đó tốc độ này giảm nhanh và có thể đạt trị số âm vào thời kỳ chín (diện tích lá giảm dần).
Chỉ số diện tích lá cao nhất đạt được vào thời kỳ hình thành quả và hạt. Trị số tuyệt đối của chỉ số này có thể đạt 6 - 7.
Trong thực tiễn sản xuất, trên ruộng lạc thường đạt chỉ số diện tích lá thấp hơn nhiều so với trị số tối ưu. Đó là nguyên nhân quan trọng hạn chế năng suất lạc trên đồng ruộng.
Bảng 11a: Động thái diện tích lá của các giống (dm2/cây)
Giống
Ngày thứ (sau gieo)
29
39
49
59
69
79
89
99
TQ6
MD7
L14
MD9
3,72
3,79
3,43
3,78
6,.58
5,55
7,13
6,32
10,07
12,10
10,51
9,60
11,80
13,60
11,58
14,78
12,93
13,92
12,60
16,02
13,82
14,36
13,02
13,43
12,48
12,53
12,64
11,87
10,54
11,12
9,57
9,82
Bảng 11b: Động thái chỉ số diện tích lá của các giống (m2 lá/m2 đất)
Giống
Ngày thứ (sau gieo)
29
39
49
59
69
79
89
99
TQ6
MD7
L14
MD9
1,53
1,55
1,41
1,55
2,70
2,28
2,92
2,59
4,13
4,96
4,31
3,94
4,84
5,58
4,75
6,06
5,30
5,71
5,17
6,57
5,67
5,89
5,39
5,51
5,12
5,14
5,18
4,87
4,32
4,56
3,92
4,03
Trong thời kỳ cây bắt đầu ra hoa - hoa rộ, chỉ số diện tích lá các giống biến động từ 1,41 - 1,55 m2 lá/m2 đất trong đó giống đối chứng có chỉ số diện tích lá thấp hơn tất cả các giống khác (1,41 m2 lá/m2 đất).
Thời kỳ ra hoa rộ - hình thành quả là cơ sở cho quá trình tạo quả chắc sau này vì vậy thời kỳ này ảnh hưởng lớn tới năng suất. Tại thời kỳ này, chỉ số diện tích lá tăng nhanh, biến động từ 3,94 - 4,96 m2 lá/m2 đất trong đó giống MD7 đạt chỉ số diện tích lá cao nhất (4,96 m2 lá/m2 đất), giống đối chứng đạt chỉ số này cao hơn các giống còn lại.
Giai đoạn quả vào chắc chỉ số diện tích lá tăng mạnh và đạt tối đa, giống MD9 sớm đạt chỉ số diện tích lá tối đa là 6,57 m2 lá/m2 đất (sau gieo 69 ngày), còn các giống khác đạt chỉ số diện tích lá tối đa muộn hơn, sau gieo 79 ngày, biến động từ 5,39 - 5,89 m2 lá/m2 đất. Giống đối chứng đạt chỉ số diện tích lá tối đa 5,89 m2 lá/m2 đất, cao hơn các giống MD7 và TQ6.
Sang giai đoạn quả chín, chỉ số diện tích lá giảm dần do các lá già, lá bệnh bị rụng, biến động từ 3,92 - 4,56 m2 lá/m2 đất. Giống đối chứng có chỉ số diện tích lá thấp nhất (3,92 m2 lá/m2 đất) so với các giống khác. Giống MD7 có chỉ số này cao nhất (4,56 m2 lá/m2 đất).
Để đánh giá khả năng quang hợp của cây, người ta theo dõi chỉ số diện tích lá và phải có thời gian hoạt động quang hợp tức “ thế năng quang hợp đồng ruộng”. Thế năng quang hợp đồng ruộng là tổng diện tích lá tham gia quang hợp qua từng ngày trong suốt thời kỳ sinh trưởng của quần thể. Đối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 40567.DOC