Luận văn Sự biến động dân cư trong quá trình ĐTH ở tỉnh Bình Dương

Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao sản phẩm tạo ra nhiều giá trị gia tăng

trên một đơn vị nguyên liệu, nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nguyên liệu tại chỗ, có nhu cầu thị

trường lớn; có tác động đến phát triển các ngành khác; hiệu quả KT - XH cao, giải quyết nhiều

việc làm cho người lao động và nâng cao mức sống dân cư; bảo vệ môi trường

 Dịch vụ

Các ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những thập niên tới nhằm khai thác

những lợi thế của Bình Dương như dịch vụ nhà ở, đào tạo nghề, du lịch sinh thái, du lịch cuối

tuần, dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin Tập trung đầu tư tăng giá trị của dịch

vụ thương mại vận tải, ngân hàng, nhà ở công nhân, nhà ở cho các đối tượng khác nhau, kể cả

nhà ở phục vụ ở các trung tâm đô thị lớn ở TP. Hồ Chí Minh.

Phát triển các ngành dịch vụ phải gắn liền với sự phát triển các ngành kinh tế của tỉnh,

một số ngành dịch vụ phải đi trước như thương mại, vận tải, ngân hàng; hình thành các ngành

dịch vụ mũi nhọn như dịch vụ nhà ở, nhà ở - nhà nghỉ sinh thái; đào tạo công nhân phục vụ phát

triển công nghiệp

Phát triển thương mại theo hướng đảm bảo cung ứng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất,

hàng tiêu dùng cho đời sống, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của sản xuất nông – công nghiệp, đồng

thời, xây dựng thị trường mở cửa hội nhập với thị trường. Chuyển dịch cơ cấu thị trường theo

hướng giảm giá trị xuất khẩu vào thị trường châu Á – Thái Bình Dương, tăng thị trường EU,

Bắc Mỹ; quan tâm phục hồi thị trường Đông Âu và Nga. Bên cạnh đó vẫn coi trọng thị trường

trong nước, đây là thị trường ổn định nhất

pdf115 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự biến động dân cư trong quá trình ĐTH ở tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉnh và 7 huyện thị 5 năm 2001 – 2005”, và “NGTK Bình Dương năm 2007, 2009”). Thuận An và Dĩ An là hai huyện có mức độ gia tăng dân số cơ học luôn cao hơn mức trung bình cả tỉnh. Năm 2005 dân số Bình Dương có nhiều biến động. Dân số tăng nhanh ở các huyện thị (trừ huyện Dầu Tiếng). Đây là năm đánh dấu sự tập trung và bắt đầu đi vào hoạt động chính thức của các KCN, các CCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nếu tính từ năm tái thành lập Tỉnh cho đến nay (năm 1997), năm 2005 là năm Bình Dương đón nhận số lượng dân nhập cư lớn nhất. Nguyên nhân chính là do sự tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn hai huyện. Theo Cục thống kê Tỉnh Bình Dương, năm 2000, Thuận An và Dĩ An chỉ tập trung 1252/3342 cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh, chiếm 30,7% nhưng đến 2005 số lượng này lên đến 2821/5441 cơ sở, chiếm 52%. Theo đó là sự tập trung lao động trong công nghiệp, chủ yếu là lao động nhập cư, từ 2000 – 2005, Thuận An tăng thêm 156.306 lao động, trung bình tăng 19.233 lao động/năm, Dĩ An tăng thêm 117.384 lao động, trung bình 12.437 lao động/năm. Giai đoạn 2007– 2009, mức tăng dân số cơ học của Thuận An và Dĩ An vẫn ở mức cao hơn mức trung bình cả tỉnh nhưng tốc độ gia tăng có chậm hơn so với thời kì 2002 – 2005. Đó là kết quả của sự giảm tỉ trọng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn hai huyện (chỉ còn 44%) và xu hướng mở rộng địa bàn sản xuất lên các huyện phía Bắc; hơn nữa, các hoạt động sản xuất công nghiệp của huyện đã và đang đi vào thế ổn định. Số lượng cơ sở sản xuất trong 4 năm chỉ tăng thêm 45 cơ sở ở Dĩ An và 224 cơ sở ở Thuận An, trong khi đó giai đoạn 2000 – 2005 là 685 và 884 cơ sở. Trong khi các huyện phía Nam có xu hướng giảm tỉ lệ gia tăng cơ học thì ngược lại, Bến Cát và Tân Uyên (hai huyện thuộc khu vực phía Bắc nhưng có vị trí sát với các huyện thuộc khu vực phía Nam) có tỉ suất gia tăng dân số cơ học đang có xu hướng tăng nhanh. Đây là hai huyện đang có sức hút mới đối với dân nhập cư trong những năm gần đây. Đó là hệ quả của chủ trương mở rộng địa bàn sản xuất công nghiệp lên phía Bắc của tỉnh. Năm 2000, số cơ sở sản xuất công nghiệp ở đây chỉ chiếm 26,6% với 888/3342 cơ sở và đến năm 2009 tăng lên 2065/7010 cơ sở, chiếm 29,5% tổng số các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó Bến Cát và Tân Uyên là hai địa phương có một phần diện tích nằm trong qui hoạch xây dựng khu đô thị Dịch vụ - Hành chính Nam Bình Dương. Dầu Tiếng và Phú Giáo là hai huyện phát triển mạnh về nông nghiệp nên ít có sức hút đối với lao động nhập cư. Tuy nhiên gần đây với sự ra đời của các KCN và chịu ảnh hưởng của sự mở rộng các cơ sở sản xuất mới ở hai huyện Bến Cát, Tân Uyên cùng với sức lan tỏa của dự án khu đô thị mới phía nam Bình Dương nên tỉ lệ gia tăng cơ học có tăng lên. Tuy hiện nay, tỉ lệ gia tăng cơ học của hai huyện này còn khá thấp nhưng dự báo những năm sau tỉ lệ gia tăng dân số ở đây sẽ có rất nhiều biến động. Từ những đặc điểm về gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học của Bình Dương nói chung và của từng huyện thị nói riêng cho thấy: Bình Dương có tốc độ tăng dân số nhanh nhất cả nước trong giai đoạn 1999 – 2009 và tăng chủ yếu là do gia tăng cơ học. Bảng 2.15: Tốc độ gia tăng dân số Bình Dương theo huyện thị Tỉ lệ gia tăng dân số (%) Tỉ lệ tăng dân số giai đoạn 2002 – 2009(%/năm) 2002 2005 2007 2009 TX Thủ Dầu Một 2,5 8,72 6,1 5,61 5,3 Dầu Tiếng 2,2 1,42 2,11 2,35 2,0 Bến Cát 3,0 10,81 7,51 7,47 7,8 Phú Giáo 2,8 4,24 3,86 3,93 3,5 Tân Uyên 3,1 11,56 4,06 6,09 6,9 Dĩ An 9,2 16,92 11,57 7,87 13,1 Thuận An 9,9 21,49 13,4 8,43 14,6 Tổng 5,0 11,39 8,58 6,73 8,2 (Nguồn: tính toán từ NGTK tỉnh Bình Dương các năm) Từ năm 2002 đến năm 2009, tốc độ tăng dân số các huyện, thị có xu hướng tăng và tăng khá nhanh, tuy nhiên tốc độ gia tăng dân số không đồng đều giữa các huyện thị trong tỉnh. Những huyện phía Nam có mức độ tập trung sản xuất công nghiệp cao và cũng là nơi có quá trình tập trung dân cư diễn ra mạnh mẽ nên tốc độ gia tăng dân số thường rất cao, luôn cao hơn mức trung bình chung của tỉnh. So với các huyện trong tỉnh, TX Thủ Dầu Một có mức tăng dân số khá cao, đứng thứ 3/7 huyện, thị - sau Thuận An và Dĩ An. So với các huyện phía Nam, TX Thủ Dầu Một có mức tăng dân số thấp nhất (đạt 5,61% - năm 2009) và thấp hơn mức trung bình chung của tỉnh (6,73% - năm 2009). Từ sau năm 2005, tốc độ gia tăng dân số của thị xã tăng chậm lại, đó là do chính sách giãn dân và chủ trương xây dựng thị xã thành trung tâm văn hóa hành chính của cả tỉnh. Dĩ An, Thuận An là hai huyện có tốc độ tăng dân số cao nhất tỉnh. Từ sau năm 2000 đến nay mức tăng dân số của hai huyện luôn ở mức trên 9%/năm. Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2002 – 2009 của Thuận An là 14,6%/năm, Dĩ An là 13,1%/năm. Đây là hai địa phương dẫn đầu tỉnh về mức độ tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh và đang chịu ảnh hưởng của quá trình giãn dân của trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, TP. Hồ Chí Minh. Các huyện ở phía Bắc có vị trí sát với các huyện phía Nam như Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên có mức tăng dân số nhanh, điều này phù hợp với xu hướng mở rộng và chuyển dịch địa bàn họat động công nghiệp lên phía Bắc của tỉnh trong những năm gần đây. Trong đó, tăng nhanh nhất là huyện Bến Cát, từ 3,0%/năm (năm 2002) lên 10,81%/năm (năm 2005), sau đó có tăng chậm lại nhưng vẫn còn khá cao 7,47% (năm 2009). Dầu Tiếng là huyện nằm ở phía Bắc Bình Dương, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp với các nông trường cao su; bên cạnh đó, do sự cách biệt về vị trí địa lí không thuận lợi về giao thông nên đây là huyện duy nhất trên địa bàn Bình Dương ít chịu tác động của những luồng dân nhập cư. Do đó, Dầu Tiếng có mức tăng dân số thấp nhất và ít biến động nhất, chỉ dao động từ 2,2 – 2,4%/năm. Mức tăng dân số của huyện năm 2005 thấp hơn so với năm 2002 một phần là do mức tăng dân số tự nhiên giảm cùng với xu hướng chung của toàn tỉnh và do người dân ở đây cũng có xu hướng chuyển cư lên TP. Hồ Chí Minh và các huyện phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ trong tỉnh để học tập và làm việc. Mức tăng dân số trung bình giai đoạn 2002 – 2009 của huyện là 2,0%/năm - thấp nhất so với các huyện thị khác. 2.3.2 ĐTH ảnh hưởng đến kết cấu dân số 2.3.3.1 ĐTH ảnh hưởng đến kết cấu dân số theo độ tuổi Là một tỉnh có sự gia tăng dân số chủ yếu là tăng cơ học nên kết cấu dân số của Bình Dương từ 1997 đến nay có nhiều thay đổi. So sánh tháp dân số Bình Dương qua hai năm 1997 và 2009 cho thấy dân số Bình Dương đã có nhiều thay đổi. Hình dạng tháp đang có dấu hiệu chuyển từ kiểu mở rộng sang kiểu thu hẹp. Theo đó, kết cấu dân số theo nhóm tuổi đang có xu hướng giảm nhóm dân số dưới độ tuổi lao động và tăng nhóm dân số trong độ tuổi lao động. Theo đánh giá, Bình Dương đang ở trong giai đoạn “kết cấu vàng của dân số”. -60000 -40000 -20000 0 20000 40000 60000 0-4 15-19 30-34 45-49 60-64 75-79 685,284 nghìn người N h óm t u ổ i Hình 2.7: Tháp dân số Bình Dương, năm 1997 Nam Nữ (150,000)(100,000) (50,000) - 50,000 100,000 150,000 200,000 0-4 10-14 20-24 30-34 40-44 50-54 60-64 70-74 80-84 1,552.061 nghìn người N h óm t u ổi Hình 2.8: Tháp dân số Bình Dương, năm 2009 Nam Nữ 600.000 400. 0 20 .0 0 200.0 0 400. 00 60 .000 150.000 100.0 50.000 0 50.000 100. 00 150. 200.0 Sự thu hẹp khá nhanh ở phần chân tháp cho thấy nhóm dân số dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng ngày càng ít dần trong cơ cấu dân số. Sự phình to của phần thân tháp qua các năm thể hiện sự tăng nhanh của nhóm dân số trong độ tuổi lao động cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối. Cuối cùng là phần đỉnh tháp tượng trưng cho nhóm dân số trên độ tuổi lao động có dấu hiệu mở rộng thêm. Trên thực tế, nhóm dân số trên độ tuổi lao động của Bình Dương tăng về số lượng tuyệt đối nhưng do tốc độ tăng chậm hơn nhóm dân số trong độ tuổi lao động nên giá trị tương đối của nhóm dân số này đang có xu hướng giảm. Hình 2.10: Cơ cấu dân số theo độ tuổi Bình Dương. Tương ứng với sự thu hẹp khá nhanh của phần chân tháp là sự giảm nhanh về tỉ trọng của nhóm dân số dưới độ tuổi lao động, từ 39,8% (1997) xuống 18,7% (2009), tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động giảm chủ yếu do giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên. Xét về giá trị tuyệt đối, số dân dưới tuổi lao động của Bình Dương trong 12 năm qua có tăng nhưng không đáng kể, chỉ tăng thêm 17.873 người, trung bình tăng 1.489 người/năm. Đây là kết quả của chủ trương “ duy trì mức sinh thay thế một cách vững chắc, phấn đấu giảm mức sinh hàng năm đạt 1,000/00 ” theo nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Bình Dương lần thứ VIII. (10.00) (5.00) - 5.00 10.00 15.00 0-4 10-14 20-24 30-34 40-44 50-54 60-64 70-74 80-84 % dân số N h óm t u ổi Hình 2.9: So sánh tháp dân số Bình Dương năm 1997 và năm 2009 Nam - 2009 Nữ -2009 Nam - 1997 Nữ - 1997 39,8% 51,8% 8,4% 1997 Dưới lao động 18,7% 74,7% 6,6% 2009 Trong lao động Ngoài lao động 10.00 5.00 0 5.00 10.00 15.00 Sự phình to ở phần thân tháp qua các năm tương ứng với sự gia tăng nhanh chóng của nhóm dân số trong tuổi lao động cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối. Trong 12 năm tăng thêm 803.899 người, trung bình tăng 66.992 người/năm – cao gấp 45 lần so với mức tăng trung bình của nhóm dân số dưới độ tuổi lao động. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ rất cao và không ngừng phát triển, từ 51,8% (1997) lên 61,5% (1999), 65,6% (2004) và đạt 74,7% (2009) – cao hơn mức trung bình 66% (2009) của cả nước. Điều này phản ánh khá rõ sự gia tăng số lượng dân nhập cư trên địa bàn tỉnh trong những năm qua. Hàng năm các KCN trên địa bàn Bình Dương thu hút một lượng lớn lao động nhập cư, đội ngũ này chiếm hơn 80% lao động ở các KCN. Bên cạnh vai trò cung ứng nhu cầu lao động cho các cơ sở sản xuất, nhóm dân số này đã và đang làm gia tăng áp lực lên các vấn đề KT – XH – MT, đòi hỏi Bình Dương phải có những biện pháp giải quyết nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực này. Sự mở rộng của nhóm dân số trẻ từ 20 – 34 tuổi là một thuận lợi cho vấn đề phát triển và nâng cao chất lượng lao động của tỉnh. Nhóm dân số nữ từ 20 – 29 tuổi (đây là nhóm dân số nằm trong độ tuổi sinh đẻ cao) chiếm tỉ lệ cao, nên tỉnh cần phải tiếp tục thực hiện tốt các công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức kế hoạch hóa gia đình nhằm mục đích duy trì mức sinh ổn định. Đỉnh tháp mở rộng nhưng không đáng kể, số lượng dân số trên tuổi lao động của Bình Dương có tăng lên về số lượng tuyệt đối nhưng lại giảm tỉ trọng trong kết cấu dân số. Năm 1997, số dân trên độ tuổi lao động là 57.804 và sau 12 năm là 102.809 người, trung bình tăng 3750 người/năm. Ngược lại tỉ trọng trong kết cấu dân số lại giảm dần từ 8,4% (1997) xuống còn 6,6% (2009), nguyên nhân chính là do sự gia tăng quá nhanh của nhóm dân số trong tuổi lao động. Qua tháp dân số năm 1997 và năm 2009 cùng với bảng tỉ lệ dân số phụ thuộc cho thấy dân số Bình Dương biến động mạnh mẽ trong vòng 12 năm qua. Đến năm 2009, tỉnh đang ở trong thời kì “cơ cấu dân số vàng”. Tỉ số dân số phụ thuộc giảm dần và hiện nay thấp hơn mức trung bình chung của cả nước. Bảng 2.16: Tỉ số dân số phụ thuộc tỉnh Bình Dương 1997 – 2009 Năm 1997 1999 2004 2009 Tỉ số phụ thuộc trẻ 77 47 37 25 Tỉ số phụ thuộc già 16 15 15 9 Tỉ số phụ thuộc chung 93 52 52 34 (Nguồn: Báo cáo kết quả Tổng Điều tra Dân số - Nhà ở Bình Dương năm 1999, 2004 và 2009). Nếu như vào thời điểm 1997, cứ 1 người trong tuổi lao động phải nuôi thêm 1 người phụ thuộc thì đến năm 2009 cứ 3 người trong tuổi lao động chỉ phải nuôi 1 người phụ thuộc. Tỉ lệ phụ thuộc dân số trẻ và dân số già đều giảm tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cả về kinh tế lẫn xã hội ở Bình Dương. Tỉ lệ phụ thuộc trẻ giảm còn 25% góp phần giảm áp lực lên hệ thống giáo dục, từ đó tạo cơ hội nâng cao chất lượng giáo dục các cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình trong việc chăm sóc con cái. Tỉ số phụ thuộc già cũng giảm còn 9% (năm 2009). Thực tế số người từ 60 tuổi trở lên của Bình Dương tăng thêm 29.406 người trong vòng 12 năm, từ 39.845 người (năm 1997) lên 69.251 người (năm 2009), trung bình tăng 2.450 người/năm. Mức tăng nhóm dân số trên độ tuổi lao động trong những năm qua nhanh hơn so với nhóm dân số dưới 15 tuổi. Trong 12 năm qua, nhóm dân số này chỉ tăng thêm 17.873 người, từ 272.556 người (năm 1997) lên 290.429 người (năm 2009), trung bình tăng 1.489 người/năm. Sự giảm nhanh tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và đẩy mạnh vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống làm cho dân số của tỉnh có nhiều thay đổi. Số dân trên 60 tuổi – đặc biệt là nhóm dân số từ 85 tuổi trở lên ngày càng tăng, từ 2.051 người (năm 1999) lên 4.650 người (năm 2009), chứng tỏ chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, các vấn đề an sinh xã hội đang dần ổn định. 2.3.3.2 ĐTH ảnh hưởng đến kết cấu dân số theo giới tính Tỉ số giới tính của Bình Dương ngay từ ngày tái thành lập tỉnh đến nay luôn dưới mức 100 và thấp hơn mức trung bình của cả nước. Hình 2.11: Tỉ số giới tính dân số Bình Dương và cả nước 1997 – 2009. Ngay sau năm tái lập tỉnh, tỉ số giới tính dân số Bình Dương xấp xỉ với mức trung bình cả nước nhưng càng về sau tỉ số giới tính dân số của tỉnh ngày càng thấp dần. Từ 1997 đến nay, tỉ số giới tính dân số cả nước đang trong xu hướng tăng từ 96,1% (năm 1997) lên 98,1% (năm 2009), ngược lại Bình Dương có xu hướng giảm, từ 96,1% (năm 1997) 96.1 93.6 90.4 92.7 96.4 96.7 96.6 98.1 86 88 90 92 94 96 98 100 1997 1999 2004 2009 Năm % Bình Dương Cả nước mức 92,7% (năm 2009). Chủ yếu là do các ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đa số là những ngành công nghiệp nhẹ nên có sức hút mạnh đối với lao động nữ. Từ năm 2004 đến 2009, tỉ số giới tính của tỉnh thấp hơn mức trung bình cả nước nhưng đang có dấu hiệu tăng trở lại, từ 90,4% (năm 2004) lên 91,9% (năm 2007) và đạt 92,7% (năm 2009). Kết cấu dân số theo giới tỉnh Bình Dương đang có xu hướng tăng một phần do gia tăng dân số tự nhiên, đặc biệt là tăng tỉ lệ trẻ sơ sinh nam; mặt khác là do sự phát triển công nghiệp và dịch vụ của tỉnh đang trở nên cân đối hơn, tạo sức hút đồng đều giữa lao động nhập cư nam lẫn nữ. Bảng 2.17: Kết cấu giới tính theo địa phương tỉnh Bình Dương. (đơn vị: %) Đơn vị hành chính 1997 1999 2002 2007 2009 TX Thủ Dầu Một 95,5 94,1 89,8 89,9 89,9 Dầu Tiếng 100 93,4 95,7 101,4 101,4 Bến Cát 93,1 88,7 95,6 95,6 Phú Giáo 99,4 94,6 96,9 91,0 93,7 Tân Uyên 93,0 89,2 90,3 97,7 Dĩ An 98,3 93,4 88,7 90,2 88,7 Thuận An 94,2 88,8 90,2 87,1 Cả tỉnh 96,1 93,4 90,4 90,4 92,7 (Nguồn: Tính toán từ NGTK tỉnh Bình Dương các năm) Nhìn chung, các địa phương trên địa bàn Bình Dương có kết cấu giới tính thấp hơn mức trung bình chung của cả nước (trừ huyện Dầu Tiếng - năm 2009). Những huyện phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ như Dĩ An, Thuận An, TX.Thủ Dầu Một lại có kết cấu giới tính rất thấp (dưới 90%) – điều này một lần nữa phản ánh tính chất các ngành công nghiệp ở Bình Dương là những ngành công nghiệp nhẹ, nhất là ngành công nghiệp chế biến, rất phát triển phù hợp với lao động nữ và chiếm đến 97% số lao động công nghiệp của tỉnh năm 1997 và tăng lên đến 99,4% năm 2007. Bảng 2.18: Lao động công nghiệp Bình Dương phân theo nhóm ngành Nhóm ngành 1997 2007 Công nghiệp khai thác (%) 2,0 0,4 Công nghiệp chế biến (%) 97,9 99,4 Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước (%) 0,1 0,1 Tổng (%) 100,0 100,0 (Nguồn: Tính toán từ NGTK Bình Dương năm 1997 và 2007) Phú Giáo, Bến Cát có tỉ số giới tính cao hơn mức trung bình cả tỉnh nhưng vẫn thấp hơn mức chung của cả nước. Tỉ số giới tính của 2 huyện này giảm nhẹ ở giai đoạn 2002 – 2007 và tăng trở lại giai đoạn 2007 – 2009. Từ năm 2002, các cơ sở sản xuất công nghiệp bắt đầu được xây dựng và đi vào hoạt động, lĩnh vực sản xuất chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, giày da, thực phẩm – đồ uống nên dân số Phú Giáo và Bến Cát tăng theo xu hướng chung của cả tỉnh và chủ yếu tăng nhóm lao động nữ. Đến năm 2009, tỉ số giới tính ổn định với mức chung của tỉnh. Dầu Tiếng có tỉ số giới tính tương đối cao (101,4%), đây là huyện phát triển mạnh về nông nghiệp, đặc biệt là trồng và sơ chế mủ cao su nên tập trung chủ yếu là lao động nam. Tân Uyên có tỉ số giới tính tăng liên tục từ năm 2002 đến 2009 và xấp xỉ với mức trung bình cả nước. Ngoài nguyên nhân tăng dân số tự nhiên, tỉ số giới tính của huyện tăng nhanh do tính chất các ngành công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là những ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi lao động chủ yếu là lao động nam như công nghiệp khai thác đá và các mỏ khác như khai thác đá ở Thường Tân; khai thác cao lanh ở Đất Cuốc, Tân Lập, Đá Bàn; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất gạch ngói, xi măng khá phát triển trên địa bàn huyện Tân Uyên. Tân Uyên cũng có các nông trường cao su lớn như Vĩnh Bình, Hội Nghĩa tập trung và thu hút khá nhiều lao động nam. Nhìn chung, kết cấu sinh học của dân số Bình Dương có một số nét khác biệt so với đặc điểm chung của cả nước. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm tỉ lệ cao 74,7%, đồng thời giảm nhanh tỉ lệ dân số phụ thuộc, tạo điều kiện cho Bình Dương phát triển KT - XH. Trong khi tỉ số giới tính của cả nước đang có xu hướng tăng dần (98,1%) thì tỉ số giới tính của tỉnh (đặc biệt ở các huyện phía Nam) khá thấp (92,7%). Điều này phản ánh tình hình phát triển các ngành sản xuất của tỉnh, tuy nhiên tỉnh cần tạo ra sự cân bằng giới tính bằng cách phát triển các ngành sản xuất đa dạng hơn. 2.3.3.3 ĐTH ảnh hưởng đến kết cấu dân số theo lao động Nguồn lao động Dân số trong độ tuổi lao động của Bình Dương tăng ngày càng nhanh. Trong 12 năm, nguồn lao động của tỉnh tăng 3,2 lần, từ 369.314 người (1997) lên 1.169.595 người (2009) – trung bình tăng 66.690 người/năm, đạt tốc độ là 18,06%/năm, cao hơn mức tăng trung bình của dân số. Nguồn lao động có xu hướng tăng nhanh. Nếu như giai đoạn 1997 – 2002, trung bình mỗi năm tăng thêm 32.255 người, đạt tốc độ tăng trưởng 7,61%/năm thì giai đoạn 2002 – 2007 là 102.976 người/năm, tốc độ tăng là 14,0%/năm. Từ 2007 đến nay, nguồn lao động của tỉnh vẫn tăng nhưng chậm lại, trung bình tăng 60.932 người/năm, tốc độ tăng trưởng giai đoạn này là 5,62%/năm. Qua đó cho thấy Bình Dương vẫn là tỉnh có sức hút khá lớn đối với dân số ở các tỉnh thành khác trong cả nước, tuy nhiên mức gia tăng dân nhập cư trên địa bàn tỉnh đã có phần chậm lại và dần đi vào thế ổn định. Hình 2.12: Nguồn lao động Bình Dương giai đoạn 1997 - 2009 Nguồn lao động tăng thêm của Bình Dương chủ yếu là nhóm dân số trong độ tuổi lao động, tăng từ 94 % (năm 1997) lên 98% (năm 2009) và thay vào đó là sự giảm tỉ trọng của nhóm dân số trên tuổi lao động có tham gia lao động từ 6% (năm 1997) xuống còn 2% (năm 2009). Đây là một tín hiệu vui về chất lượng nguồn lao động cũng như các vấn đề an sinh xã hội Hình 2.13: Cơ cấu nguồn lao động tỉnh Bình Dương phân theo độ tuổi. Nhóm dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh dẫn đến nguồn lao động phân theo tình trạng lao động của tỉnh suốt 12 năm qua có nhiều thay đổi. Nguồn lao động bao gồm nhóm dân 348.424 509.700 1.024.581 1.146.444 20.890 23.967 22.201 23.151 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1997 2002 2007 2009 Năm Người Trong tuổi lao động Ngoài tuổi lao động có tham gia lao động 94% 6% 1997 Trong tuổi lao động 98% 2% 2009 Ngoài tuổi lao động có tham gia lao động số trong độ tuổi lao động và nhóm dân số ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn có tham gia lao động tăng nhanh, chủ yếu tăng ở nhóm dân số trong độ tuổi lao động. Dân số tăng nhanh, chủ yếu là gia tăng cơ học nên dẫn đến sự tăng nhanh của nhóm dân số trong độ tuổi lao động. Năm 1997, dân số trong tuổi lao động của Bình Dương chiếm 51,8% tổng số dân, năm 2009 tăng lên 74,7%. Tính theo giá trị tuyệt đối thì mức tăng nhanh hơn rất nhiều, từ 354.924 người (năm 1997) lên 1.158.823 người (năm 2009), đạt tốc độ tăng trưởng 9,86%/năm - cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của dân số giai đoạn này chỉ là 6,58%/năm. Sự phân bố nguồn lao động Bình Dương theo tình trạng việc làm trong những năm qua có nhiều biến động. Xét về giá trị tuyệt đối, lao động tăng đều trong tất cả các nhóm dân số hoạt động kinh tế lẫn nhóm dân số không hoạt động kinh tế nhưng mức tăng không đồng đều nên tỉ trọng các nhóm dân số trong nguồn phân phối lao động của tỉnh từ năm 1997 đến nay có nhiều biến động. Từ năm 1997 đến năm 2009, nguồn lao động của Bình Dương tăng nhanh với tốc độ 9,86%/năm. Sự phân bố nguồn lao động của tỉnh theo đó cũng có nhiều thay đổi Bảng 2.19: Phân bố nguồn lao động Bình Dương theo tình trạng việc làm. Phân phối nguồn lao động 1997 2002 2007 2009 1. Dân số hoạt động kinh tế (người) 315.356 460.809 855.833 958.539 Tỉ lệ (%) 85,4 84,3 81,7 82,0 - Trong tuổi lao động đang làm việc (người) 294.466 436.842 833.632 935.388 Tỉ lệ (%) 79,7 81,8 79,6 80,0 -Ngoài tuổi lao động có tham gia lao động (người) 20.890 23.967 22.201 23.151 Tỉ lệ (%) 5,7 4,5 2,1 2,0 2. Dân số không hoạt động kinh tế (người) 53.958 73.858 190.899 211.056 Tỉ lệ (%) 14,6 13,7 18,3 18,0 -Trong tuổi lao động đang đi học (người) 20.837 48.390 58.541 63.049 Tỉ lệ (%) 5,6 9,1 5,6 5,4 -Trong tuổi lao động làm nội trợ, chưa có việc làm và tình trạng khác (người) 28.764 19.552 127.560 142.820 Tỉ lệ (%) 7,8 3,7 12,2 12,2 -Trong tuổi lao động nhưng mất khả năng lao động (người) 4.357 4.916 4.798 5.187 Tỉ lệ (%) 1,2 0,9 0,5 0,4 3. Tổng số lao động (người) 369.314 533.667 1.046.733 1.169.595 Tỉ lệ (%) 100 100 100 100 (Nguồn: Tổng hợp từ NGTK Bình Dương các năm) Nhóm dân số hoạt động kinh tế tăng nhanh về số lượng tuyệt đối với tốc độ 17%/năm. Từ 1997 đến 2002, tỉ trọng nhóm dân số này dao động từ 85,4% xuống 84,3% và đến năm 2009 là 82%, tốc độ tăng trưởng tương ứng là 7,58%/năm (1997 - 2002),12,38%/năm (2002 - 2007) và 5,76%/năm (2007 - 2009). Sự gia tăng của nhóm dân số hoạt động kinh tế phản ánh tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong suốt thời gian qua. Giai đoạn 1997 – 1999, bức tranh kinh tế Bình Dương chưa có nhiều biến động. Nhưng từ năm 2000 đến nay, Bình Dương là một trong những tỉnh thành có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước; theo đó là sự ra đời của hàng loạt các KCN, CCN và các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh thu hút một lượng lớn dân số trong độ tuổi lao động từ các địa phương khác. Từ 2007 đến nay, hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh dần đi vào ổn định, năng suất lao động tăng lên nhiều do đó số lượng dân nhập cư vào tỉnh tuy vẫn tăng nhưng không còn ồ ạt như giai đoạn từ 2002 – 2005. Nhóm dân số không hoạt động kinh tế cũng có nhiều thay đổi. Từ 1997 – 2002, nhóm dân số này chiếm tỉ lệ thấp (dưới 15%), nhưng trong đó nhóm dân số trong tuổi lao động đang đi học có xu hướng tăng (từ 5,6% lên 9,1% trong cơ cấu nguồn lao động). Đến năm 2009, tỉ lệ dân số không hoạt động kinh tế tăng, chiếm 18% trong cơ cấu lao động, trong đó tăng chủ yếu là nhóm dân số làm nội trợ, chưa có việc làm và các tình trạng khác. Nhóm dân số này có xu hướng tăng là do nhiều nguyên nhân. Số người trong tuổi lao động có nhu cầu lao động nhưng chưa tìm được việc làm ngay tại thời điểm điều tra dân số; hoặc nhóm dân số trong độ tuổi lao động nhưng không có nhu cầu lao động Bên cạnh đó, cần phải chú ý thêm đến những sai số thống kê. Công tác thống kê chưa chú ý đến số người làm nghề tự do hay còn gọi là nhóm dân số hoạt động trong khu vực phi chính thức. Đây thường là số lao động hoạt động với các nghề như bán hàng rong, bán vé số, đánh giày Nhóm dân số này thường là những người nhập cư ít được đào tạo hoặc không qua đào tạo chính thức, thiếu vốn để sản xuất Nhóm dân số trong tuổi lao động đang đi học có xu hướng giảm tỉ lệ tương đối trong giai đoạn 2002 – 2009 nhưng xét về giá trị tuyệt đối, nhóm dân số này lại tăng và tăng với tốc độ khá nhanh. Nguyên nhân chính là do số người trong các nhóm dân số khác tăng nhanh hơn nên nhóm dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng giảm giá trị tương đối. - Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế Quá trình ĐTH dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Dương theo hướng CNH - HĐH những năm gần đây kéo theo những biến động trong cơ cấu dân số theo lao động của tỉnh. Từ ngày tái thành lập tỉnh Bình Dương đến nay, tỉ trọng lao động ở KVI có xu hướng giảm nhanh, thay vào đó là sự tăng nhanh tỉ trọng lao động ở KVII và KVIII, tăng nhanh nhất là KVII. Từ 1997 – 2009, số lao động trong khu vực I giảm mạnh, từ 182.715 người xuống còn 122.193 người hay nói cách khác là giảm từ 57,9% xuống còn 12,7%, trung bình giảm 4,1%/năm. Hình 2.14: Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế tỉnh Bình Dương. Lao động trong KVII tăng nhanh cả về giá trị tuy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_07_8729064411_9884_1872702.pdf
Tài liệu liên quan