MỤC LỤC
Trang phụbìa
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữviết tắt
Danh mục các bảng, các hình vẽ
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠSỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀTÀI.6
1.1. Lịch sửvấn đềnghiên cứu .6
1.2. Vấn đềphát triển tưduy.7
1.2.1. Khái niệm tưduy.7
1.2.3. Những đặc điểm của tưduy .9
1.2.4. Những phẩm chất của tưduy .9
1.2.5. Các thao tác tưduy và phương pháp logic.10
1.2.6. Các hình thức cơbản của tưduy.11
1.2.7. Tưduy khoa học và tưduy hoá học.12
1.2.8. Phát triển năng lực tưduy .14
1.2.9. Dấu hiệu đánh giá tưduy phát triển .14
1.3. Trí thông minh.15
1.3.1. Khái niệm trí thông minh .15
1.3.2. Đo trí thông minh của học sinh.16
1.3.3. Rèn trí thông minh cho học sinh .17
1.4. Bài tập hoá học.18
1.5. Quan hệgiữa bài tập hoá học và việc phát triển tưduy, rèn trí
thông minh cho học sinh .20
1.6. Thực trạng sửdụng bài tập đểphát triển tưduy, rèn trí thông minh
ởtrường THPT.23
Chương 2. HỆTHỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC NHẰM PHÁT
TRIỂN TƯDUY, RÈN TRÍ THÔNG MINH CHO
HỌC SINH THPT.27
2.1. Nguyên tắc lựa chọn, xây dựng bài tập phát triển tưduy, rèn trí
thông minh .27
2.2. Một sốphưong pháp giải nhanh bài toán hoá học .28
2.2.1. Phương pháp bảo toàn.28
2.2.2. Phương pháp tăng giảm khối lượng .29
2.2.3. Phương pháp tính theo phương trình ion .29
2.2.4. Phương pháp đường chéo.30
2.2.5. Phương pháp trung bình.30
2.2.6. Phương pháp quy đổi .30
2.3. Hệthống bài tập và biện pháp phát triển tưduy, rèn trí thông minh .31
2.3.1. Rèn năng lực quan sát .31
2.3.2. Rèn các thao tác tưduy .41
2.3.3. Rèn năng lực tưduy độc lập .56
2.3.4. Rèn năng lực tưduy linh hoạt, sáng tạo.63
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯPHẠM.111
3.1. Mục đích của thực nghiệm sưphạm .111
3.2. Nhiệm vụcủa thực nghiệm sưphạm.111
3.3. Đối tượng của thực nghiệm sưphạm .111
3.4. Nội dung và tiến trình thực nghiệm sưphạm.111
3.5. Kết quảthực nghiệm sưphạm .114
3.6. Xửlý kết quảthực nghiệm sưphạm .115
3.7. Phân tích kết quảthực nghiệm sưphạm .119
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ. 122
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ . 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 127
PHỤLỤC
168 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2570 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng bài tập để phát triển tư duy, rèn trí thông minh cho học sinh trong dạy học hoá học ở trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng
SO2 Dd Ca(OH)2 dư Kết tủa trắng (giống với CO2)
SO2 Nước brom Mất màu nước brom (khác với CO2)
H2S Giống như dd H2S Giống dd H2S
NH3 Quỳ tím ẩm hoặc
phenolphtalein hoặc HCl đặc
Quỳ hoá xanh, pp hoá hồng, tạo khói
trắng với HCl
Cl2, O3 Dd KI + hồ tinh bột Hồ tinh bột hoá xanh dương
O3 Dây Ag Dây bạc hoá đen
O2 Que đóm còn tàn đỏ Tàn đỏ cháy bùng
2.3.4. Rèn năng lực tư duy linh hoạt, sáng tạo
2.3.4.1. Điều kiện để có tư duy linh hoạt, sáng tạo
a. Kiến thức: Sáng tạo là vận động từ cái cũ đến cái mới nên tư duy phải
linh hoạt, mềm dẻo trên cơ sở thông hiểu sâu sắc bản chất các khái
niệm, định luật, quy luật tương tác giữa các chất trong quá trình hoá
học và tương tác giữa các quá trình hoá học với nhau. Như vậy, học
sinh muốn sáng tạo thì phải có nền tảng kiến thức vững chắc.
b. Phương pháp khoa học: Phải có năng lực độc lập trong tư duy và trong
hành động. Tính linh hoạt sáng tạo của tư duy liên quan mật thiết với
tính độc lập của tư duy. Độc lập ở trình độ cao dẫn đến linh hoạt, sáng
tạo trong tư duy.
c. Ham học hỏi, có ý chí: Có câu danh ngôn là: “Trên con đường thành
công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Mỗi một thành quả đạt
được chính là sự nổ lực tổng hợp nhiều mặt của một cá nhân. Có nhiều
yếu tố dẫn đến thành công nhưng không thể thiếu sự lao động miệt mài,
64
lòng say mê học tập. Học sinh muốn đạt đến trình độ cao của tư duy
không chỉ dựa vào bản chất nhanh nhạy, thông minh vốn có của mình
mà còn phải dựa vào khả năng học hỏi người xung quanh, tinh thần cầu
tiến, bởi lẽ cái thông minh bẩm sinh nếu không được mài giũa, bồi
dưỡng sẽ bị mai một dần, mất đi tính sắc bén vốn có của nó. Vì vậy,
“học, học nữa, học mãi” là tinh thần cao đẹp cần phải được phát huy
cao độ trong xã hội.
2.3.4.2. Các biện pháp rèn năng lực tư duy linh hoạt, sáng tạo
a. Với học sinh, sau khi đã được rèn luyện các thao tác tư duy, rèn năng
lực tư duy độc lập thì sau đó chính là điều kiện tốt để nâng lên thành
năng lực sáng tạo. Trong giảng dạy hoá học, cách thức thuận lợi để
phát triển mặt này chính là cho học sinh giải bài tập hoá học. Nhưng ở
đây không phải là giải bài tập để có kết quả mà yêu cầu phải giải
nhanh, hay, gọn, có nghĩa là buộc học sinh phải sử dụng thành thạo các
phương pháp giải nhanh và quan trọng hơn cả là biết phối hợp các
phương pháp với nhau để tạo ra cách giải tốt nhất.
b. Với giáo viên, việc biên soạn bài tập phải chú ý sao cho chứa đựng
nhiều vấn đề mang tính tổng hợp về kiến thức, về phương pháp giải.
Bên cạnh đó cần phải cho học sinh nhận xét, phê phán cách giải của
bạn hoặc một cách giải không đúng do giáo viên đưa ra để tránh lặp lại
khi làm bài tập tương tự; biết giải bài toán bằng nhiều cách để rút ra cái
hay cái chưa hay của từng phương pháp. Không chỉ dừng lại ở các bài
tập mang tính lý thuyết, tính toán mà giáo viên còn phải làm cho bài
toán ngày càng gắn liền thực tiễn từ cách hỏi, ứng dụng của các chất
trong bài toán… Có như vậy việc học hoá với học sinh mới có ý nghĩa,
học sinh biết mình đang học gì, liên quan gì đến cuộc sống và có thách
thức gì cần phải phấn đấu, nỗ lực để giải quyết.
65
2.3.4.3. Bài tập rèn năng lực tư duy linh hoạt, sáng tạo
Bài tập sử dụng nhóm các phương pháp bảo toàn
Bảo toàn khối lượng
Bài tập 1: Cho 12 gam hỗn hỗn hợp X gồm Al, CuO và Fe2O3. Thực hiện
phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, thu được m gam
hỗn hợp chất rắn. Tính m.
Nhận xét
Hệ trước và sau phản ứng đều là chất rắn. Vậy theo định luật bảo toàn khối
lượng thì m = 12 g.
Học sinh không nắm vững hiện tượng và nội dung định luật này sẽ loay hoay
mãi với các phương trình hoá học và các ẩn số. Hơn nữa do phản ứng xảy ra
không hoàn toàn, các chất đều dư sau phản ứng nên việc dùng ẩn số là rất
phức tạp.
Bài tập 2: Hoà tan 4,86 gam Al trong 100 gam dung dịch H2SO4 19,6%. Tính
nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng.
Aln = 0,18 mol; 2 4H SOn = 0,2 mol (phản ứng hết)
2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2↑
0,4
3
← 0,2 → 0,2
3
0,2 mol
dd saum = (
0,4
3
.27 + 100) – 0,2.2 = 103,2 g
C%muối =
22,8 .100%
103,2
= 22,1%
Học sinh thường dễ sai sót khi tính dd saum = 4,86 + 100 – 0,2.2 = 104,46 g do
chưa trừ lượng Al còn dư sau phản ứng.
Bài tập 3: Sục 3,36 lít CO2 (đktc) vào 100 gam dung dịch NaOH 4%. Tính
nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
66
2CO
n = 0,15 mol; NaOHn = 0,1 mol → k =
2
NaOH
CO
n
n
< 1 (CO2 dư, tạo muối axit)
CO2 + NaOH NaHCO3
0,1 ← 0,1 → 0,1
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có dd saum = (0,1.44 + 100)= 104,4g
3NaHCO
C% = 8,4.100%
104,4
= 8,05%
Học sinh thường nhầm lẫn khi tính dd saum = 0,15.44 + 100 = 106,6 g
Bài tập 4: Nung 184,0 gam một mẩu quặng đolomit (thành phần chính là
MgCO3.CaCO3, còn lại là tạp chất trơ) đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được
chất rắn có khối lượng không đổi là 113,6 gam. Tính phần trăm khối lượng
MgCO3.CaCO3 trong quặng.
Giải
Do quặng đolomit có chứa tạp chất và sản phẩm rắn sau khi nung cũng chứa
tạp chất nên bài này giải bằng phương pháp bảo toàn khối lượng là gọn nhất
2CO
m = 184,0 – 113,6 = 70,4 g →
2CO
n = 1,6 mol
MgCO3.CaCO3
ot MgO.CaO + 2CO2
0,8 ← 1,6
3 3%MgCO .CaCO = 80%
Bài tập 5: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp muối cacbonat trung hoà của
một kim loại hoá trị I và một kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl, thấy
thoát ra 0,2 mol khí cacbonic. Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được a
gam muối khan. Giá trị của a là
A. 26,0. B. 28,0. C. 29,6. D. 18,7.
Ta có sơ đồ: Muối cacbonat + 2HCl Muối clorua + CO2↑ + H2O
0,4 ← 0,2 → 0,2 mol
67
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
23,8 + 14,6 = a + 8,8 + 3,6 a = 26,0 g (đáp án A).
Bài toán này không phụ thuộc vào hoá trị của kim loại trong muối và không
phụ thuộc số lượng muối đem phản ứng.
Bài tập 6: Hoà tan 2,57 gam hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu trong dung dịch
H2SO4 loãng có dư, thu được dung dịch X; 0,64 gam chất rắn không tan và
1,456 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch X.
Giải
Do Cu không tan trong axit nên bài này thực chất chỉ có 2,57 – 0,64 = 1,93
gam hỗn hợp Al, Fe tan vào dung dịch.
2H
n = 1,456
22,4
= 0,065 mol
Ta có sơ đồ phản ứng
Kim loại + H2SO4 Muối sunfat + H2
0,065 ← 0,065 mol
1,93 g 6,37 g m g 0,13 g
Ta có: 1,93 + 6,37 = m + 0,13 m = 8,17 g
Bài tập 7: Hoà tan hết 19,2 gam hỗn hợp gồm 3 oxit : Fe2O3, FeO, CuO trong
150 ml dung dịch H2SO4 2M (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối.
Tìm m.
Giải
Ta có sơ đồ phản ứng
Oxit kim loại + H2SO4 Muối sunfat + H2O
0,3 → 0,3 mol
19,2 g 29,4 g m g 5,4 g
Ta có : 19,2 + 29,4 = m + 5,4 m = 43,2 g.
68
Bài tập 8: Hỗn hợp X có thể tích 22,4 lít (đo ở đktc) gồm CO2, CO và hơi
H2O, được dẫn từ từ qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy trong bình xuất hiện
20,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 1,4 gam. Tính thể tích khí
thoát ra khỏi dung dịch (đktc).
Giải
3CaCO
n = 0,2 mol =
2CO
n
Độ tăng khối lượng dung dịch sau phản ứng
Δm =
2 2CO H O
( + )m m -
3CaCO
m = 1,4
2H O
m = 1,4 + 20 – 0,2.44 = 12,6 g
Khí thoát ra khỏi dung dịch là CO
VCO = 22,4 – (0,2. 22,4 +
12,6 .22,4
18
) = 2,24 lít
Bài tập 9: Este E (mạch hở) có tỷ khối so với H2 là 49. Thuỷ phân hoàn toàn
m gam este E trong 100 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được dung
dịch chứa 8,32 gam chất tan và 3,52 gam hơi một chất hữu cơ X. Công thức
của E là
A. CH3CH2COOCH=CH2. B. HCOOCH=CH-CH=CH2.
C. CH2=CH-COOCH=CH2. D. CH3COO-C(CH3)=CH2.
Giải
ME = 98 g/mol → loại đáp án A và D.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có
m + 40.0,1 = 8,32 + 3,52 m = 7,84 g → nE = 0,08 mol
→ MX = 44 g/mol (CH3CHO) (đáp án C).
Bảo toàn nguyên tố
Bài tập 1: Cho từ từ đến dư hỗn hợp bột kim loại Mg, Al vào 1 lít dung dịch
hỗn hợp gồm H2SO4 1,0M và NaHSO4 2,0M đến khi phản ứng xong thì được
V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 22,4. B. 11,2. C. 44,8. D. 33,6.
69
Giải
Toàn bộ lượng H+ sẽ phản ứng hết với kim loại và bị khử thành H2
Ta có: 2H+ H2
4 → 2 mol
2H
V = 2.22,4 = 44,8 lít (Đáp án C).
Học sinh thường nhầm lẫn kim loại chỉ tác dụng với H2SO4 mà không tác
dụng với muối NaHSO4 mà không nắm rõ bản chất của phản ứng nên sẽ chọn
đáp án A.
Bài tập 2: Cho khí CO dư đi qua 8,05 gam hỗn hợp Al2O3 và CuO đến khi
phản ứng hoàn toàn thì được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn khí Y qua
dung dịch nước vôi trong dư, được 8 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của
Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 79,5%. B. 20,5%. C. 5,0%. D. 95,0%.
Nhận xét
CO chỉ khử CuO thành Cu, ta có sơ đồ
CO + O CO2
2 3O CO CaCO
= = nn n = 0,08 mol → CuOn = 0,08 mol (6,4 g) → 2 3Fe Om = 1,65 g
Vậy
2 3Fe O
%m = 20,5% (Đáp án B).
Bài này học sinh dễ nhầm lẫn 0,08 mol O là tổng số mol O của CuO và Al2O3.
Bài tập 3: Dung dịch chứa 0,05 mol AlCl3 tác dụng vừa đủ với dung dịch
KMnO4 trong môi trường H2SO4 loãng, thu được V lít đơn chất khí X ở đktc.
Giá trị của V là
A. 1,68. B. 3,36. C. 5,60. D. 2,80.
Nhận xét
Bài này dễ làm học sinh lúng túng vì nghĩ AlCl3 không tác dụng với dung
dịch KMnO4 do thấy Al3+ có số oxi hoá cao nhất mà quên rằng Cl- bị KMnO4
70
trong H2SO4 oxi hoá thành Cl2, hơn nữa đây là phản ứng khá lạ. Một số học
sinh khác đi viết phương trình hoá học làm mất thời gian.
Ta có sơ đồ: 2Cl- Cl2
0,15 → 0,075 mol
2Cl
V = 1,68 lít (Đáp án A).
Bài tập 4: Cho sơ đồ sản xuất H2SO4 trong công nghiệp:
FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4
Từ 1,2 tấn FeS2, có thể sản xuất được x tấn axit H2SO4 nồng độ 98%; với hiệu
suất cả quá trình là 80%. Giá trị của x là
A. 2,0. B. 1,6. C. 1,0. D. 0,8.
Nhận xét
Nguyên tố S bảo toàn, ta có sơ đồ
FeS2 2H2SO4
120 t 196 t
1,2 t → 1,96 t
2 4H SO
m (thực tế) = 1,96.100.0,8
98
= 1,6 tấn = x (Đáp án B).
Bài này không khó nhưng học sinh dễ nhầm lẫn về khâu tính toán do có kèm
theo hiệu suất phản ứng và đơn vị đo quá lớn so với đơn vị hay dùng là gam.
Học sinh thường viết phương trình rồi giải vẫn cho kết quả đúng nhưng mất
thời gian.
Bài tập 5: Cho m gam hỗn hợp gồm FeS2 và FeS vào một bình kín chứa khí
O2 (dư). Nung nóng bình đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí
X và chất rắn R. Hỗn hợp khí X được hấp thụ bằng dung dịch Ba(OH)2 dư,
xuất hiện 26,04 gam kết tủa. Để hoà tan hết chất rắn R cần tối thiểu 120 ml
dung dịch HNO3 2M. Giá trị của m là
A. 4,48. B. 13,76. C. 4,96. D. 8,32.
71
Nhận xét
Bài toán mới đọc thấy có vẻ rắc rối, phương trình hoá học rất phức tạp, cân
bằng mất thời gian, nhưng nếu nhìn kỹ và bỏ qua các giai đoạn trung gian, các
chất không liên quan đến yêu cầu tính toán của đề thì bài này giải rất đơn
giản.
Theo định luật bảo toàn nguyên tố: m = mFe + mS
Nguyên tố Fe biến đổi như sau: 2Fe → Fe2O3 + 6HNO3 → sản phẩm
0,08 ← 0,24 mol
Nguyên tố S biến đổi như sau: S BaSO3
0,12 ← 0,12 mol
Vậy: m = 56.0,08 + 32.0,12 = 8,32 g (Đáp án D).
Bài tập 6: Cho hỗn hợp Na, Mg lấy dư vào 100 gam dung dịch H2SO4 20%
thì thể tích H2 thoát ra (đktc) là
A. 4,57 lít. B. 54,35 lít. C. 49,78 lít. D. 57,35 lít.
Nhận xét
Bài toán này hơi lạ với học sinh vì đặc điểm kim loại dư, cả H2SO4 và H2O
đều hết. Học sinh thường bỏ qua phản ứng của H2O nên lượng H2 tính được
nhỏ hơn đáp án đúng và sẽ chọn sai.
H2SO4 H2 H-OH ½ H2
0,204 → 0,204 4,444 → 2,222
2H
V = (0,204 + 2,222).22,4 = 54,35 lít (đáp án B).
Bài tập 7: Để đốt cháy hết hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C4H10 cần tối thiểu
V lít không khí ở đktc (trong đó O2 chiếm 20% về thể tích), thu được 4,256 lít
CO2 (đktc) và 4,14 gam H2O. Giá trị của V là
A. 6,832. B. 34,160. C. 13,664. D. 23,520.
Nhận xét
Nguyên tố oxi bảo toàn
72
O2 CO2 O2 2H2O
0,19 ← 0,19 mol 0,115 ← 0,23 mol
O2
V = (0,19 + 0,115).22,4 = 6,832 lít
→ VKK = 6,832.5 = 34,160 lít (đáp án B).
Bài tập 8: Hiđro hoá hoàn toàn 0,1 mol anđehit X (mạch hở), cần dùng 0,2
mol H2 (xúc tác Ni, nung nóng), thu được m gam ancol Y. Đốt cháy hết m
gam ancol Y, thu được 0,4 mol H2O. Anđehit X có thể là
A. C2H4O hoặc C2H4O2. B. C2H2O2 hoặc C2H4O2.
C. C4H4O hoặc C4H4O2. D. C3H4O hoặc C3H4O2.
Nhận xét
Nguyên tố H bảo toàn. Ta có: 0,1y + 0,2.2 = 0,4.2 y = 4
Mặt khác, anđehit X có chứa 2 liên kết π trong phân tử (có thể 1π trong C=O
+ 1π trong C=C hoặc 2π trong C=O)
X là C3H4O (CH2=CH-CHO) hoặc C3H4O2 (OHC-CH2-CHO) (Đáp án D).
Bảo toàn electron
Bài tập 1: Hoà tan hết m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng (có dư), thu
được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO (trong dung dịch thu
được không có NH4NO3). Giá trị của m là
A. 5,04. B. 8,40. C. 2,80. D. 1,68.
Nhận xét
Bán phương trình cho-nhận electron
Fe Fe3+ + 3e
+5 +1
+5 +2
N + 4e N
N + 3e N
ne nhận = ne nhường = 0,015.2.4 + 0,01.3 = 0,15 mol
mFe =
0,15.56
3
= 2,8 g (đáp án C).
73
Với cách giải này học sinh giải quyết bài toán nhanh nhưng đôi khi sai sót
trong quá trình tính toán. Chẳng hạn, số mol e nhận rất hay bị tính sai là
0,015.4 + 0.01.3 = 0,09 mol
Đó là nhầm lẫn do quên nhân số mol N2O cho 2 để được số mol của +1N .
Bài tập 2: Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm Al, Ni, Zn bằng dung dịch
HNO3 đặc nóng, thu được 3,36 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
Cũng m gam hỗn hợp X nhưng đem hoà tan trong lượng dư dung dịch HCl
loãng nóng thì thể tích H2 thu được ở đktc là
A. 1,68 lít. B. 3,36 lít. C. 6,72 lít. D. 4,48 lít.
Nhận xét
Cùng m gam hỗn hợp trong hai thí nghiệm: với HNO3 đặc nóng và với HCl,
các kim loại Al, Ni, Zn thể hiện hoá trị như nhau nên số mol electron mà +5N
nhận từ hỗn hợp kim loại bằng số mol electron mà H+ nhận từ hỗn hợp kim
loại.
+5 +4
N + 1e N 2H+ + 2e H2
0,15 ← 0,15 mol 0,15 → 0,075 mol
2H
V = 0,075.22,4 = 1,68 lít (đáp án A).
Bài tập 3: Khử hoàn toàn 32 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO và MgO bằng khí
CO dư ở nhiệt độ cao, được m gam hỗn hợp rắn Z. Hoà tan m gam rắn Z bằng
H2SO4 đặc nóng (có dư) thấy thoát ra 8,96 lít SO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 28,8. B. 25,6. C. 19,2. D. 35,2.
Nhận xét
Nguyên tố sắt có sự biến đổi số oxi hoá: +3 → 0 → +3
Nguyên tố đồng có sự biến đổi số oxi hoá: +2 → 0 → +2
Magie không biến đổi số oxi hoá
Như vậy nguyên tố tham gia vào quá trình oxi hoá khử là +2C và +6S
74
+2
C +4C + 2e +6S + 2e +4S
0,4 ← 0,8 mol 0,8 ← 0,4 mol
nO = nCO = 0,4 mol → m = 32 – mO = 32 – 16.0,4 = 25,6 g (Đáp án B).
Bài tập 4: Hoà tan hết hỗn hợp gồm 6,5 gam Zn và 2,7 gam Al trong dung
dịch HNO3, thu được dung dịch X và 2,24 lít khí NO (đktc). Khối lượng muối
khan thu được khi cô cạn dung dịch X là
A. 40,2 gam. B. 27,8 gam. C. 42,2 gam. D. 21,3 gam.
Nhận xét
Đề không khẳng định NO là sản phẩm khử duy nhất nên phải đề phòng có
NH4NO3 sau phản ứng. Để chứng minh sản phẩm có NH4NO3, ta dùng bán
phương trình nhường-nhận electron
Al Al3+ + 3e +5 +2N + 3e N
Zn Zn2+ + 2e 0,3 0,1 mol
Theo đề, số mol electron của Al, Zn đã nhường là 0,5 mol. Trong khi đó, số
mol electron mà
+5
N nhận để tạo NO là 0,3 mol < 0,5
Vậy phải còn bán phương trình nhận electron nữa
+5 3
N + 8e N
0,2 → 0,025 mol
Khối lượng muối thu được (gồm Al(NO3)3, Zn(NO3)2 và NH4NO3) là
6,5 + 2,7 + 62.0,5 + 0,025.80 = 42,2 g (đáp án C).
Bài tập 5: Trộn 5,6 gam bột Fe với 2,4 gam bột S rồi nung nóng (không có
không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch
HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại phần không tan G. Để đốt cháy
hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,80. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48.
Nhận xét
75
Phân tích sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố từ đầu đến khi kết thúc các
phản ứng, nhận thấy thật sự chỉ có các bán phương trình sau:
Fe Fe2+ + 2e O2 + 4e 2O2-
S +4S + 4e 0,125 ← 0,5
Số mol electron nhận = số mol electron nhường = 0,1.2 + 0,3 = 0,5 mol
2O
V = 0,125.22,4 = 2,8 lít (đáp án A).
Bảo toàn điện tích
Bài tập 1: Dung dịch X chứa đồng thời các ion : K+ (0,2 mol); Na+ (0,1 mol);
2
3CO
và 24SO . Cho một lượng BaCl2 tối thiểu vào dung dịch X để kết tủa
cực đại. Lọc bỏ kết tủa, đem dung dịch sau phản ứng cô cạn thì được m gam
chất rắn khan . Giá trị của m là
A. 10,10. B. 20,75. C. 31,20. D. 15,75.
Nhận xét
Bài này nếu xét từng phản ứng cụ thể từ đầu rồi mới tính toán thì rất
phiền mặc dù cũng cho được kết quả đúng. Ta dùng định luật bảo toàn điện
tích cho dung dịch sau phản ứng.
Sau khi lọc bỏ kết tủa, dung dịch thu được chứa các ion: K+ (0,2 mol),
Na+ (0,1 mol) và Cl-. Theo định luật bảo toàn điện tích, Cln = 0,3 mol.
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
m = 39.0,2 + 23.0,1 + 35,5.0,3 = 20,75 g (Đáp án B).
Bài tập 2: Dung dịch A chứa các ion: a mol Na+, b mol 3HCO , c mol 23CO ,
d mol 24SO
. Để tạo lượng kết tủa lớn nhất, người ta phải dùng vùa đúng 100
ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x mol/l. Biểu thức liên hệ giữa x, a, b là
A. x = (3a + 2b)/0,2. B. x = (2a + b)/0,2.
C. x = (a – b)/0,2. D. x = (a + b)/0,2.
Nhận xét
76
Khi phản ứng xong, các ion 3HCO , 23CO , 24SO tách khỏi dung dịch dưới
dạng kết tủa. Phần dung dịch còn lại gồm các ion: Na+ (a mol) và OH- (a mol)
Ta có:
OH
n (từ Ba(OH)2) = OHn (t/d với 3HCO ) + OHn (sau pư)
0,2x = b + a x = (a + b)/0,2 (đáp án D).
Bài tập 3: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S
trong lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được dung dịch X (chỉ chứa 2 muối
sunfat) và khí NO duy nhất. Giá trị của a là
A. 0,120. B. 0,060. C. 0,075. D. 0,040.
Nhận xét
Dung dịch X chứa các ion: Fe3+ (0,12 mol), Cu2+ (2a mol) và 24SO (0,24 + a
mol).
Theo định luật bảo toàn điện tích, ta có:
0,12.3 + 2a.2 = 2(a + 0,24) 0,36 + 4a = 2a + 0,48
a = 0,06 (đáp án B).
Phương pháp tăng giảm khối lượng
Bài tập 1: Khi chuyển hết 3,12 gam muối MSO4 thành muối MCl2 thì thấy
khối lượng giảm đi 0,375 gam. Kim loại M là
A. Cu. B. Zn. C. Mg. D. Cd.
Nhận xét
Dữ kiện bài toán chứa đựng yếu tố thuận lợi cho việc sử dụng phương pháp
tăng giảm khối lượng
Ta có:
4MSO
n = ΔmΔM =
0,375
96 71 = 0,015 mol → MSO4 = M + 96 = 208
M = 112 (Cd) (đáp án D).
Bài tập 2: Hoà tan hết 19,1 gam hỗn hợp hai muối cacbonat trung tính của hai
kim loại kiềm trong dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được
20,75 gam muối clorua khan. Thể tích CO2 thoát ra (đktc) là
77
A. 3,36 lít. B. 1,68 lít. C. 1,51 lít. D. 1,04 lít.
Nhận xét
Ta có sơ đồ: M2CO3 2MCl
2CO
n = 20,75 - 19,1
71 - 60
= 0,15 mol →
2CO
V = 0,15.22,4 = 3,36 lít (đáp án A).
Bài tập 3: Lấy 2 tấm kim loại R (hoá trị 2) cùng khối lượng. Nhúng tấm thứ
nhất vào dung dịch CuCl2; tấm thứ hai vào dung dịch CdCl2 (có cùng nồng độ
và thể tích với dung dịch CuCl2). Sau một thời gian, khối lượng tấm thứ nhất
tăng 1,2%, tấm thứ hai tăng 8,4%. Giả sử tốc độ phản ứng trong hai thí
nghiệm là tương đương nhau. Kim loại R là
A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Ni.
Nhận xét
Do các kim loại đều có hoá trị 2 → số mol các kim loại bằng nhau → biến
thiên khối lượng tỷ lệ nghịch với biến thiên khối lượng mol
Ta có: 112 - R 8,4=
64 - R 1,2
R = 56 (Fe) (đáp án C).
Bài tập 4: Cho 2,04 gam hỗn hợp hai anđehit (đều có công thức dạng CnH2nO)
vào nước brom (dư), thu được 2,68 gam hỗn hợp hai axit và có x mol Br2 đã
tham gia phản ứng. Giá trị của x là
A. 0,04. B. 0,02. C. 0,03. D. 0,08.
Giải
Hai anđehit no, đơn chức (RCHO) tác dụng với nước Br2 tạo hỗn hợp hai axit
no, đơn chức (RCOOH) có ΔM = 16
2Br
n = 2,68 2,04
16
= 0,04 mol (đáp án A).
Bài tập 5: Chia m gam ancol etylic thành 2 phần:
- Phần 1: Hoá hơi hoàn toàn rồi dẫn qua bột CuO (dư), nung nóng thì khối
lượng chất rắn thu được giảm 1,6 gam so với ban đầu.
78
- Phần 2: Đun nóng với dung dịch HCl (có xúc tác thích hợp) đến khi phản
ứng hoàn toàn, thu được chất lỏng không tan trong nước và có khối lượng hơn
khối lượng ancol ban đầu 3,7 gam.
Giá trị của m là
A. 9,2. B. 18,4. C. 13,8. D. 5,3.
Lưu ý ở đây hai phần có khối lượng không bằng nhau
Phần 1: C2H5OH + O CH3CHO + H2O
Δm = mO = 1,6 g → nO = 0,1 mol → mP1 = 46.0,1 = 4,6 g.
Phần 2: C2H5OH C2H5Cl
nP2 =
3,7
35,5 17 = 0,2 mol → mP2 = 0,2.46 = 9,2 g
Vậy: m = mP1 + mP2 = 13,8 g (đáp án C).
Bài tập 6: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ tác dụng hết với
lượng vừa đủ dung dịch NaOH, được m gam muối. Vậy hỗn hợp X gồm
A. hai axit cacboxylic.
B. một axit cacboxylic và một este.
C. một phenol và một axit cacboxylic.
D. một phenol và một amino axit.
Suy luận
Nếu hỗn hợp là hai axit hoặc một phenol và một axit hoặc một phenol và một
amino axit thì khối lượng muối thu được luôn lớn hơn khối lượng hỗn hợp
ban đầu. Chỉ có thể chọn một axit và một este (đáp án B)
Bài tập 7: Thuỷ phân hoàn toàn 66,64 gam chất béo trong dung dịch NaOH
dư, đun nóng, thu được 68,88 gam xà phòng. Khối lượng glixerol thu được là
A. 22,08 gam. B. 6,72 gam. C. 2,24 gam. D. 7,36 gam.
Giải
Ta có phương trình hoá học
79
C3H5(OCOR)3 + 3NaOH
ot C3H5(OH)3 + 3RCOONa
nchất béo =
68,88 66,64
23.3 41
= 0,08 mol = nglixerol
mglixerol = 92.0,08 = 7,36 g (đáp án D).
Phương pháp tính theo phương trình ion
Bài tập 1: Cho một mẩu hợp kim Na-Ba vào nước, thu được dung dịch X và
3,36 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch H2SO4 2M tối thiểu cần để trung hoà hết
dung dịch X là
A. 150 ml. B. 75 ml. C. 60 ml. D. 300 ml.
Nhận xét
Bài này nếu viết phương trình và đặt ẩn thì vẫn có thể giải ra kết quả đúng
nhưng mất thời gian.
Phương trình hoá học
Na + H2O NaOH + ½ H2
Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2
Từ hai phương trình trên, khái quát thành phương trình tổng quát dạng ion
M + nH2O Mn+ + nOH- + n2 H2↑
Nhận xét:
2HOH
n 2n
Ta có:
2 4H SO
n = ½ OHn = 2Hn = 0,15 mol
2 4dd H SO
V = 0,075 lít = 75 ml (đáp án B).
Bài này không khó nhưng học sinh hay quên chia 2 để chuyển từ H+ sang
H2SO4 hoặc thay vì chia 2 thì lại nhân 2.
Bài tập 2: Trộn 200ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,02M và H2SO4 0,01M với
100ml dung dịch Ba(OH)2 0,025M, thu được dung dịch X và m gam kết tủa
Y. Độ pH của dung dịch X và giá trị của m lần lượt là
A. 2,00 và 0,466. B. 2,52 và 0,466.
80
C. 2,00 và 0,583. D. 2,52 và 0,583.
Nhận xét
Nếu viết phương trình hoá học dạng phân tử thì rất khó tính toán và cho dù có
tính được cũng mất nhiều thời gian. Bản chất là xảy ra hai phản ứng có
phương trình ion rút gọn như sau
H+ + OH- H2O Ba2+ + 24SO BaSO4
5.10-3 ← 5.10-3 2.10-3 → 2.10-3
m↓ = 233.2.10-3 = 0,466 g.
H+ dư 3.10-3 mol → [H+] = 10-2M → pH = 2. (Đáp án A).
Bài tập 3: Hấp thụ hết 5,152 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp
(NaOH 1M và Ba(OH)2 0,1M), thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,94. B. 7,94. C. 4,00. D. 1,97.
Nhận xét
Phương trình phân tử không biễu diễn được một cách hợp lý các phản ứng
hoá đã xảy ra, cho nên không thể tính toán được trên các phương trình dạng
phân tử. Bản chất của phản ứng là
CO2 + OH- 3HCO (1) CO2 + 2OH- 23CO + H2O (2)
x x x y 2y y
Theo đề:
2
OH
CO
n -
k =
n =
0,24
0,23
→ xảy ra cả (1) và (2)
Ta có hệ phương trình: x + y = 0,23
x + 2y = 0,24
x = 0,22 và y = 0,01
Ba2+ + 23CO
BaCO3↓
0,01→ 0,01 mol → m↓ = 1,97 g (Đáp án D).
81
Bài tập 4: Cho rất từ từ 50 ml dung dịch HCl 1M vào 60 ml dung dịch hỗn
hợp (KHCO3 1,0M và Na2CO3 0,5M). Sau phản ứng xảy xa hoàn toàn, thu
được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 0,448. B. 1,120. C. 0,560. D. 2,016.
Nhận xét
Muốn giải quyết được bài này, học sinh phải làm theo phương pháp ion rút
gọn và phải hiểu được thứ tự phản ứng.
Dung dịch HCl được nhỏ từng giọt vào dung dịch chứa đồng thời muối
cacbonat và hiđrocacbonat thì lúc đầu H+ sẽ tác dụng với ion cacbonat trước,
chưa xảy ra phản ứng tạo khí. Một lát sau khi ion cacbonat hết thì ion
hiđrocacbonat mới tham gia và tạo khí CO2.
H+ + 23CO
3HCO 3HCO + H+ CO2↑ + H2O
0,03← 0,03 → 0,03 0,02 → 0,02
V = 0,02.22,4 = 0,448 lít (đáp án A).
Bài tập 5: Cho thật chậm dung dịch chứa (0,2 mol Na2CO3 và 0,12 mol
K2CO3) vào dung dịch chứa (0,2 mol HCl và 0,2 mol NaHSO4). Thể tích CO2
sinh ra ở đktc là
A. 4,480 lít. B. 1,792 lít. C. 8,960 lít. D. 7,168 lít.
Nhận xét
Cho thật chậm dung dịch muối cacbonat vào dung dịch HCl thì ion cacbonat
sẽ phản ứng với H+ tạo khí CO2 ngay lập tức
2H+ + 23CO
CO2↑ + H2O
0,4 → 0,2 0,2 → V = 0,2.22,4 = 4,48 lít (đáp án A).
Bài tập 6: Cho 2,304 gam bột Cu vào 20 ml dung dịch H2SO4 1M, sau đó cho
tiếp 40 ml dung dịch HNO3 1M. Khi phản ứng xong thu được V lít khí NO
(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,224. B. 0,538. C. 0,448. D. 0,896.
82
Giải
Học sinh rất dễ bị nhầm nếu như vi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVHHPPDH031.pdf