MỞ ĐẦU4
Chương 1: PHưƠNG PHÁP BẢN ĐỒ Tư DUY VÀ ỨNG DỤNG TRONG
TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH . 16
1.1. Khái quát chung về phương pháp bản đồ tư duy . 16
1.2 Yếu tố sáng tạo trong quy trình sáng tạo tác phẩm truyền hình .
1.3. Khả năng ứng dụng phương pháp bản đồ tư duy trong quy trình sáng
tạo tác phẩm báo chí truyền hình .
Chương 2. THỰC NGHIỆM PHưƠNG PHÁP BẢN ĐỒ Tư DUY TRONG
QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM TRUYỀN HÌNH .
2.1 Giới thiệu mô hình thực nghiệm .
2.2 Mô hình thực nghiệm phương pháp xây dựng bản đồ tư duy trong sáng
tạo tác phẩm truyền hình.
2.3. Phân tích kết quả đạt được của quá trình thực nghiệm.
Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ TRUYỀN
HÌNH BẰNG PHưƠNG PHÁP BẢN ĐỒ Tư DUY .
3.1 Những kinh nghiệm từ việc áp dụng phương pháp bản đồ tư duy trong
sáng tạo tác phẩm truyền hình .
3.2 Những đề xuất nhằm nâng cao năng lực sáng tạo trong quy trình sản
xuất tác phẩm truyền hình liên hệ từ phương pháp bản đồ tư duy
.
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 20
PHỤ LỤC
24 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng bản đồ tư duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào? Bản đồ tƣ duy có thể trở thành công cụ hữu hiệu để giải
quyết những khó khăn hiện nay trong việc nâng cao hiệu quả sáng tạo tác phẩm
truyền hình?
Trên thực tế, có một số phóng viên truyền hình đã bắt đầu ứng dụng Bản đồ tƣ
duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình, ở cả quy trình tiền kỳ, hậu kỳ sản xuất tác
phẩm và đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên việc ứng dụng này vẫn đang
còn rất rời rạc, chƣa hệ thống, chƣa đƣợc ghi nhận kết quả xác đáng. Thậm chí với
nhiều phóng viên, nhà báo truyền hình và các thể loại khác, không phải ai cũng hiểu
rõ và áp dụng chính xác, hiệu quả phƣơng pháp này. Cần thiết phải có sự tìm hiểu,
nghiên cứu một cách bài bản về nội dung cả ở phƣơng diện lý thuyết và thực tiễn.
Xuất phát từ việc thấy đƣợc ý nghĩa của việc sử dụng phƣơng pháp bản đồ tƣ duy và
muốn làm rõ hơn vai trò, tác dụng của việc sử dụng bản đồ tƣ duy trong việc sáng tạo
tác phẩm truyền hình của phóng viên truyền hình nên ngƣời viết đã chọn đề tài “Sử
dụng bản đồ tư duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phƣơng pháp bản đồ tƣ duy đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, tuy
nhiên, những nghiên cứu về nó thƣờng thấy ở mức khái luận chung và một số hoạt
động tƣ duy quản trị, kinh doanh, giáo dục, đào tạo... Nghiên cứu về bản đồ tƣ duy
phần lớn đƣợc kế thừa từ các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài.
Phƣơng pháp bản đồ tƣ duy đƣợc phát triển vào cuối thập niên 60 của thế kỷ
XX bởi Tony Buzan nhƣ một cách để giúp học sinh “ghi lại bài giảng” mà chỉ
dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và
dễ ôn tập hơn. Đến giữa thập niên 70, Peter Russell đã làm việc chung với Tony
Buzan và họ đã truyền bá kỹ xảo về giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng nhƣ
các học viên giáo dục. Tony Buzan là nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về não bộ
và phƣơng pháp học tập. Ông đã viết 92 đầu sách và đƣợc dịch ra trên 30 thứ tiếng,
với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony Buzan đƣợc biết đến nhiều
nhất qua cuốn sách “Use your head”. Trong đó ông trình bày cách thức ghi nhớ tự
nhiên của não bộ cùng với các phƣơng pháp Mindmap.
Trên thực tế, thì kỹ thuật tƣơng tự nhƣ thế này đã có từ trƣớc đó, từ thế kỷ 3,
triết gia Pophyry (234 – 305) đã dùng kỹ thuật tƣơng tự nhƣ Mindmap để ghi lại
các khái niệm về phạm trù trong triết học của Aristot. Hoặc là ghi chép của nhà bác
học nổi tiếng Darwin - cha đẻ của thuyết tiến hóa cũng đã sử dụng phƣơng pháp
này.
Từ năm 2006, Tony Buzan đã phát triển phần mềm iMindmap để giúp mọi
ngƣời tạo bản đồ tƣ duy dễ dàng, nhanh chóng, sáng tạo hơn rất nhiều. Ngay cả
những ngƣời có thiên hƣớng về phân tích số liệu, không có khiếu mỹ thuật cũng
đều có thể tạo nên đƣợc những bản đồ tƣ duy hoàn hảo. Trong đó Tony Buzan
trình bày cách ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phƣơng pháp Mindmap.
Đƣợc mệnh danh là “công cụ vạn năng cho bộ não”, là phƣơng pháp ghi chú đầy
sáng tạo, nên hiện nay nó đang đƣợc trên 250 triệu ngƣời trên thế giới sử dụng,
đem lại hiệu quả thực sự.
Tháng 3/2006, Đài Truyền hình Việt Nam đã lần đầu tiên thực hiện một phóng
sự về hoạt động nghiên cứu ứng dụng và chia sẻ bản đồ tƣ duy của nhóm Tƣ Duy
Mới NTG khi nhóm đang thực hiện dự án “Ứng dụng công cụ tư duy sơ đồ tư duy
tại Đại học quốc gia Hà Nội”. Dự án đã nhận đƣợc sự ủng hộ của Đại học quốc gia
Hà Nội, Viện nghiên cứu con ngƣời, cùng các thầy cô giáo và đông đảo học sinh
sinh viên.
Tiến sỹ Trần Đình Châu - Vụ trƣởng, Giám đốc Dự án phát triển giáo dục
trung học cơ sở là ngƣời đầu tiên ở Việt Nam có ý tƣởng nghiên cứu khoa học một
cách bài bản và đề xuất phát triển rộng rãi về bản đồ tƣ duy. Cùng với nhóm
nghiên cứu của mình, ông đã cùng với TS. Đặng Thị Thu Thủy hợp tác với Nhà
xuất bản Giáo dục cho ra đời những cuốn sách cũng nhƣ những phƣơng pháp đơn
giản nhất để áp dụng bản đồ tƣ duy vào giảng dạy. Chúng ta đã vận dụng công cụ
dạy học của Tony Buzan và nâng lên thành phƣơng pháp dạy học. Đến 18/12/2010,
Bộ Giáo dục đào tạo đã có công văn phổ biến công cụ này tới hệ thống các trƣờng
phổ thông.
Tuy nhiên, có thể thấy, là lĩnh vực mới mẻ nên ở Việt Nam hiện nay bản đồ tƣ
duy mới chỉ đƣợc nghiên cứu, ứng dụng trong ngành giáo dục và kinh doanh
nhƣng với số lƣợng nghiên cứu chƣa nhiều. Các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên
và luận văn của học viên trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn và Học viện
báo chí và tuyên truyền về việc ứng dụng bản đồ tƣ duy trong công việc cũng rất ít
mà chỉ chủ yếu là các luận văn, các nghiên cứu về ứng dụng bản đồ tƣ duy trong
việc dạy và học tập. Có thể điểm qua các giáo trình chính và các khóa luận, bài
nghiên cứu về bản đồ tƣ duy mà ngƣời viết chọn làm cơ sở cho luận văn của mình
nhƣ:
Cuốn “Sơ đồ tư duy” của Tony Buzan và Barry Buzan do Lê Huy Lâm dịch và
đƣợc Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2013. Đây là
một trong những tác phẩm thuộc bộ sách kinh điển về tƣ duy. Cuốn sách giới thiệu
cho ngƣời đọc một khái niệm mới về phát triển ý tƣởng - Tƣ duy mở rộng. Nó
cũng giới thiệu cho ngƣời đọc một công cụ mới mang tính cách mạng, cho phép họ
tận dụng tốt nhất tƣ duy mở rộng trong tất cả mọi lĩnh vực cuộc sống - đó chính là
bản đồ tƣ duy. Đồng thời cuốn sách cũng mang đến cho ngƣời đọc sự tự do trí tuệ
sâu sắc bằng cách chứng minh rằng họ có thể điều khiển bản chất cũng nhƣ sự phát
triển của những quá trình tƣ duy của bạn và khả năng tƣ duy sáng tạo của bạn, xét
về mặt lý thuyết là vô hạn. Hƣớng dẫn cho ngƣời đọc trải nghiệm tƣ duy mở rộng
thực tiễn, nhờ đó nâng cao một cách đáng kể chất lƣợng của nhiều kỹ năng trí tuệ
và trí thông minh của họ.
Cuốn sách “Nền tảng và ứng dụng của bản đồ tư duy” của tác giả Tony Buzan
do Nguyễn Lê Hoài Nguyên dịch là sự chỉ dẫn căn bản cho quá trình làm quen với
bản đồ tƣ duy. Từ những ví dụ sinh động đƣợc minh họa trong suốt nội dung cuốn
sách, từ sự kỳ diệu của bộ não đến các công cụ tƣ duy thú vị, những tình huống lập
bản đồ tƣ duy cụ thể, sẽ giúp ngƣời đọc hiểu vì sao Bản đồ tƣ duy lại là một
công cụ tƣ duy vô cùng hiệu quả và có thể giúp ngƣời đọc khơi dậy năng lực trí tuệ
thiên phú của mình. Cuốn sách giới thiệu về bản đồ tƣ duy và những quy luật căn
bản về bản đồ tƣ duy. Đồng thời cũng hƣớng dẫn những bƣớc để ngƣời đọc biết
cách lập nên bản đồ tƣ duy đầu tiên của mình. Cuốn sách giúp ngƣời đọc hiểu rõ
hơn tại sao việc dùng bản đồ tƣ duy mang lại hiệu quả, cũng nhƣ cách thức mà
công cụ này thực sự giúp bộ não học hỏi và tƣ duy sáng tạo. Từ đó giúp ngƣời đọc
tìm hiểu phƣơng pháp học tập, cung cấp cho ngƣời đọc một mô hình học tập và
thành công vô cùng đơn giản, hiệu quả. Tác giả đã giới thiệu cho ngƣời đọc một
vài cách sử dụng bản đồ tƣ duy để lập kế hoạch trong môi trƣờng công sở, trong
đời sống xã hội và trong mọi khía cạnh của cuộc sống thƣờng ngày.
Với công trình “Bản đồ tư duy trong công việc” của Tony Buzan do nhóm dịch
giả Tƣ duy mới NTG (New Thinking Group) dịch và đƣợc xuất bản tại Nhà xuất
bản Lao động xã hội năm 2007. Với cuốn sách “bản đồ tƣ duy trong công việc”,
ngƣời đọc không chỉ hiểu đƣợc bản đồ tƣ duy là gì, tại sao nên ứng dụng bản đồ tƣ
duy hay bản đồ tƣ duy giúp gì bạn trong việc giải quyết các vấn đề mà bạn phải đối
mặt hàng ngày mà còn trả lời đƣợc câu hỏi sử dụng bản đồ tƣ duy nhƣ thế nào
trong việc học tập, phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề và tạo ra giá trị, sản phẩm
dịch vụ, Đây là những vấn đề bất cứ ngƣời đọc nào cũng đều có thể gặp trong
cuộc sống và công việc.
Ngoài ra có thể kể đến tài liệu “Ứng dụng bản đồ tư duy trong cuộc sống và
công việc” của Thomas Ben do Gia Linh (dịch) và đƣợc Nhà xuất bản Hồng Đức
xuất bản vào năm 2008. Cuốn sách trình bày về nhiều kiểu bản đồ, bắt đầu với kiểu
tiêu chuẩn, và sau đó là một loạt những kiểu tự do. Sau khi ngƣời đọc học đƣợc
cách để cho những ý tƣởng và liên tƣởng đƣợc tự do phát triển, chắc chắn sẽ tạo ra
đƣợc tấm bản đồ về những vùng đất mà trƣớc đây bạn chƣa khám phá đƣợc. Cuốn
sách đƣợc trình bày với mục đích có thể nhanh chóng giúp ngƣời đọc học đƣợc
những kỹ thuật vẽ bản đồ tƣ duy, và biết cách ứng dụng trong cuộc sống, hay công
việc. Sau khi đã thành thạo những điều cơ bản về bản đồ tƣ duy, bạn có thể dễ
dàng tiếp cận với những kiểu ghi chép bằng hình ảnh khác.
Có thể thấy, nghiên cứu về việc ứng dụng bản đồ tƣ duy tuy đã có nhƣng
nghiên cứu bản đồ tƣ duy trong hoạt động báo chí nói chung, hoạt động báo chí
truyền hình nói riêng vẫn đang còn là khoảng trống, chƣa có tài liệu nào nghiên
cứu.
Để có thể xem xét, đánh giá đƣợc khả năng ứng dụng phƣơng pháp bản đồ tƣ
duy trong lĩnh vực truyền hình, cần thiết phải có nền tảng từ các nghiên cứu cơ bản
về quy trình sản xuất tác phẩm truyền hình và những vấn đề liên quan. Thời gian
qua đã có rất nhiều giáo trình, tài liệu nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau khá
đa dạng và phong phú. Trong đó, đã có rất nhiều đề tài có nhiều thành công, có ý
nghĩa lớn trong việc tạo cơ sở lý luận, tiền đề về quy trình sáng tạo tác phẩm
truyền hình cho ngƣời viết nghiên cứu đề tài “Sử dụng bản đồ tƣ duy trong sáng
tạo tác phẩm truyền hình”.
Trƣớc tiên, có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu nhƣ cuốn sách “Truyền
thông đại chúng” của PGS.TS. Tạ Ngọc Tấn do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất
bản năm 2001 đã dành hẳn một chƣơng là chƣơng V để nói về truyền hình. Trong đó
tác giả giới thiệu về khái niệm và đặc điểm của truyền hình, sơ lƣợc lịch sử truyền hình
và kỹ thuật sản xuất các chƣơng trình truyền hình.
Trong chƣơng 7 của cuốn giáo trình Báo chí truyền hình do PGS.TS Dƣơng
Xuân Sơn biên soạn năm 2011 có giới thiệu khá rõ về chƣơng trình truyền hình và
phƣơng thức sản xuất chƣơng trình truyền hình.
Sau nhiều năm nghiên cứu điện ảnh, giảng dạy và sáng tác kịch bản, nhà biên
kịch Sâm Thƣơng đã viết cuốn sách “Viết kịch bản điện ảnh và truyền hình” do
nhà xuất bản văn hóa văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành. Với những nội
dung nhƣ: hình thức tƣ duy về kịch bản cũ – mới và hiện tại, thông điệp và triết lý
của tác phẩm, cấu trúc hệ dọc phân ba của tác phẩm, Cuốn sách nhằm giúp cho
ngƣời đọc có thể nắm vững những nguyên tắc cơ bản trong việc viết kịch bản điện
ảnh và truyền hình, từ đó nâng cao tay nghề cho những ngƣời viết kịch bản.
Cuốn sách “Nhà báo hiện đại” là bản dịch của giáo trình nổi tiếng News
Reporting and writing của Ban biên soạn The Missouri Group thuộc Khoa báo chí
Đại học Missouri. Cuốn sách đƣợc nhiều tác giả dịch và xuất bản năm 2007 bởi
nhà xuất bản Trẻ. Đây đƣợc xem là cuốn cẩm nang vào nghề mới nhất dành cho
các nhà báo của thế kỷ 21 - thế kỷ bùng nổ thông tin khi máy tính, mạng internet,
các phƣơng tiện truyền thông trực tuyến đã trở thành những công cụ không thể
thiếu của các phóng viên. Với xu hƣớng tích hợp báo in, truyền hình và báo trực
tuyến chung một tòa soạn đang phổ biến trên thế giới đã buộc những ngƣời làm
báo phải đa năng hơn xƣa và thay đổi cách xử lý thông tin nếu không muốn xa rời
công chúng. Các chƣơng của giáo trình hƣớng dẫn cách tác nghiệp và sự hỗ trợ của
máy tính và những cơ sở dữ liệu trên mạng internet. Những kỹ thuật cốt lõi của
nghề báo nhƣ cách chuẩn bị, cách tiến hành một cuộc phỏng vấn, cách xử lý và
thông tin những số liệu đều đƣợc trình bày chi tiết dựa trên kinh nghiệm thực tế.
Có thể thấy, đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về bản đồ tƣ duy cũng nhƣ nghiên
cứu về quy trình sản xuất tác phẩm truyền hình ở cả Việt Nam và nƣớc ngoài, tuy
nhiên, theo tìm hiểu của ngƣời viết, kết hợp hai lĩnh vực này với nhau bằng việc
ứng dụng bản đồ tƣ duy trong báo chí hiện nay chƣa có một đề tài nào, chƣa có bài
nghiên cứu nào hệ thống hóa và nghiên cứu kỹ lƣỡng vấn đề này. Trên thực tế
cũng đã có một số phóng viên tự tìm tòi học hỏi và sử dụng phƣơng pháp này trong
tác nghiệp, tuy nhiên số lƣợng không nhiều. Đơn cử nhƣ ở Đài Phát thanh –
Truyền hình Hà Tĩnh, hầu hết phóng viên đều lạ lẫm với khái niệm bản đồ tƣ duy
và trƣớc khi đƣợc ngƣời viết nhờ thực nghiệm để phục vụ cho công trình nghiên
cứu thì chƣa có phóng viên nào ứng dụng bản đồ tƣ duy trong tác nghiệp của mình
cả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu khả năng áp dụng phƣơng pháp “Bản đồ
tƣ duy” trong sáng tạo tác phẩm truyền hình. Thông qua quá trình triển khai thực
nghiệm để phân tích, đánh giá hiệu quả mà phƣơng pháp này có thể mang lại, đề
xuất giải pháp áp dụng bản đồ tƣ duy trong quy trình sản xuất tác phẩm nhằm nâng
cao năng lực sáng tạo của phóng viên và chất lƣợng các chƣơng trình truyền hình.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Luận văn có nhiệm vụ thứ nhất là hệ thống hóa những khái niệm cốt lõi và
mối liên hệ giữa bản đồ tƣ duy và quy trình sáng tạo tác phẩm truyền hình, nhìn
nhận trên những thách thức của đặc trƣng lao động sáng tạo báo chí.
+ Thứ hai, đó là thực nghiệm áp dụng phƣơng pháp bản đồ tƣ duy trong thực
tiễn sáng tạo tác phẩm truyền hình của phóng viên truyền hình Hà Tĩnh, truyền
hình Quốc hội và kênh khoa giáo VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam.
+ Thứ ba là tổng hợp phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm về phƣơng
pháp bản đồ tƣ duy ứng dụng trong sáng tạo tác phẩm truyền hình của một số
phóng viên truyền hình trực tiếp áp dụng thử nghiệm có sử dụng bản đồ tƣ duy và
không sử dụng bản đồ tƣ duy. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phƣơng pháp bản
đồ tƣ duy.
+ Thứ tƣ là nghiên cứu đề xuất các giải pháp, ý tƣởng có liên quan đến việc
ứng dụng bản đồ tƣ duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình của phóng viên.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Phƣơng pháp bản đồ tƣ duy và ứng dụng phƣơng pháp
bản đồ tƣ duy trong tác nghiệp của phóng viên truyền hình và hiệu quả của nó.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ứng dụng thực nghiệm thông qua các nhóm
(ekip) sản xuất chƣơng trình tại Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh, Truyền
hình Quốc hội và Đài Truyền hình Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 1
năm 2015 đến tháng 5 năm 2016. Bên cạnh đó, quá trình khảo sát sẽ có sự tiếp cận,
so sánh, thu thập ý kiến của các phóng viên, biên tập viên truyền hình ở các tỉnh
thành, ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ tƣ duy
để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận, thực tiễn
Đề tài của luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác -
Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Cụ thể là quan điểm duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, vừa là thế giới quan, vừa là phƣơng pháp luận cho hoạt động nghiên cứu.
Việc nghiên cứu cũng dựa trên cơ sở chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nƣớc ta về vai trò, tính chất và nhiệm vụ của báo chí và nhà báo
cách mạng.
Bên cạnh việc sử dụng lý luận về báo chí truyền hình thì tác giả còn sử dụng
một số lý thuyết về báo chí học và xã hội học truyền thông đại chúng của các tác
giả trong và ngoài nƣớc là cơ sở nghiên cứu, đồng thời tác giả sẽ tổng hợp tất cả
các quan điểm liên quan đến đề tài từ các tài liệu khoa học, sách báo, tạp chí, các
trang web, về phƣơng pháp bản đồ tƣ duy và phƣơng pháp tác nghiệp của phóng
viên truyền hình.
5.2 Phương pháp nghiên cứu: Các phƣơng pháp nghiên cứu tác giả sử dụng
trong quá trình thực hiện khóa luận này là:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: đƣợc sử dụng với mục đích khái
quát, bổ sung hệ thống lý thuyết về phƣơng pháp bản đồ tƣ duy và tác nghiệp của
phóng viên truyền hình, nhằm tạo nên đƣợc tính hệ thống, lô gic khi nói về bản đồ
tƣ duy và việc ứng dụng phƣơng pháp bản đồ tƣ duy trong tác nghiệp của phóng
viên truyền hình.
- Phương pháp thực nghiệm: Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, ngƣời làm luận
văn đã tiến hành khảo sát bằng phƣơng pháp thực nghiệp về quá trình tác nghiệp
của phóng viên truyền hình ở Hà Tĩnh, truyền hình Quốc hội thƣờng trú tại Hà
Tĩnh và đài Truyền hình Việt Nam.
- Phương pháp phân tích nội dung: sử dụng để phân tích nội dung tác phẩm
xuyên suốt quá trình tiến hành thực nghiệm để hiểu rõ hơn về bản đồ tƣ duy và
hiệu quả của việc ứng dụng phƣơng pháp bản đồ tƣ duy trong tác nghiệp của phóng
viên truyền hình.
- Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: đối tƣợng phỏng vấn là các
giảng viên về bản đồ tƣ duy, các nhà báo có kinh nghiệm trong việc sử dụng bản
đồ tƣ duy trong tác nghiệp truyền hình.
- Tác giả luận văn cũng sử dụng thao tác so sánh, đối chiếu giữa một bên là
phóng viên truyền hình không sử dụng phƣơng pháp bản đồ tƣ duy và một bên là
phóng viên truyền hình có sử dụng phƣơng pháp bản đồ tƣ duy để làm nổi bật tầm
quan trọng của việc ứng dụng bản đồ tƣ duy trong tác nghiệp truyền hình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận của đề tài: Góp phần bổ sung cơ sở lý luận nghiên cứu về vai
trò của các kỹ năng tối ƣu hóa, thông minh hóa, đơn giản hóa thao tác tƣ duy - ứng
dụng trong hoạt động báo chí. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần phổ biến việc ứng
dụng phƣơng pháp bản đồ tƣ duy và góp phần thúc đẩy hƣớng nghiên cứu về phát
triển kỹ năng hỗ trợ sáng tạo tác phẩm truyền hình.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
+ Thấy đƣợc bản chất và khả năng áp dụng thực tiễn của phƣơng pháp bản đồ
tƣ duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình.
+ Từng bƣớc hình thành quy trình, cẩm nang kỹ năng vận dụng phƣơng pháp
bản đồ tƣ duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình.
+ Đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn vào việc vận dụng phƣơng pháp bản đồ
tƣ duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình của phóng viên.
Đây là lần đầu tiên có một đề tài nghiên cứu về sử dụng bản đồ tƣ duy trong
sáng tạo tác phẩm truyền hình, vì vậy, luận văn này sẽ có những đóng góp thiết
thực cho công việc của phóng viên truyền hình, nhằm đƣa lại hiệu quả cao, sự
thành công nhất định cho các phóng viên bằng phƣơng pháp làm việc mới. Cái mới
của luận văn là đƣa ra đƣợc cái nhìn cụ thể về phƣơng pháp bản đồ tƣ duy và cách
ứng dụng bản đồ tƣ duy trong tác nghiệp của phóng viên truyền hình, đây sẽ làm
cẩm nang kỹ năng làm việc hiệu quả cho những ngƣời làm nghề.
Những đề xuất, giải pháp nêu trong luận văn sẽ là những đóng góp, gợi ý
đáng xem xét để các phóng viên truyền hình sẽ ngày càng có nhiều tin, bài hay
hơn, và có cách làm việc ngày càng chuyên nghiệp hơn, đƣợc công chúng ghi
nhận.
7. Bố cục các chương
Chƣơng 1: PHƢƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƢ DUY VÀ ỨNG DỤNG TRONG
TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH
Chƣơng 2: THỰC NGHIỆM PHƢƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƢ DUY TRONG
QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM TRUYỀN HÌNH
Chƣơng 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ TRUYỀN
HÌNH BẰNG PHƢƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƢ DUY
Chương 1
PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀ ỨNG DỤNG
TRONG TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH
1.1. Khái quát chung về phương pháp bản đồ tư duy
1.1.1. Khái niệm về bản đồ tư duy
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Tony Buzan trong cuốn sách Bản đồ tƣ
duy trong công việc thì “Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc
và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, từ đó nâng cao năng lực sáng
tạo” [35, tr20]. Có thể miêu tả bản đồ tƣ duy là một kỹ thuật hình họa, với sự kết
hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đƣờng nét, màu sắc phù hợp, tƣơng thích với cấu trúc,
hoạt động và chức năng của bộ não giúp bạn khai phá tiềm năng vô tận của bộ não.
Bản đồ tƣ duy có thể giúp ngƣời dùng sắp xếp kế hoạch trong ngày, trong tuần,
trong tháng, hoặc năm, Trong công việc, bản đồ tƣ duy sẽ giúp ngƣời dùng nổi
trội trong các lĩnh vực đòi hỏi sự rành mạch và tính sáng tạo. Trƣớc nay, mọi ngƣời
ghi chép thông tin bằng các ký tự, đƣờng thẳng, con số. Với cách ghi chép này,
mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chƣa hề sử dụng kỹ năng nào
bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không
gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thƣờng đang chỉ sử dụng
50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin.
Bản đồ tƣ duy là phƣơng pháp đƣợc đƣa ra nhƣ là một phƣơng tiện mạnh để
tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết,
để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lƣợc đồ phân
nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1
trình tự nhất định chẳng hạn nhƣ trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì
não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phƣơng pháp này
khai thác cả hai khả năng này của bộ não. Phƣơng pháp này có lẽ đã đƣợc nhiều
ngƣời Việt biết đến nhƣng nó chƣa bao giờ đƣợc hệ thống hóa và đƣợc nghiên cứu
kĩ lƣỡng và phổ biến chính thức trong nƣớc mà chỉ đƣợc dùng tản mạn trong giới
sinh viên học sinh trƣớc các mùa thi. Việc sử dụng các hình ảnh trung tâm, từ
khóa, màu sắc, mật mã và biểu tƣợng khiến cho quá trình vẽ bản đồ tƣ duy trở nên
nhanh chóng và rất thú vị. Với nhiều ngƣời chúng ta, việc viết các ý tƣởng theo
kiểu truyền thống, dùng một màu để viết trên một tờ giấy có những dòng kẻ là một
thói quen thâm căn cố đế. Vì thế việc rèn cho bộ não thói quen vẽ các ý tƣởng từ
một hình ảnh trung tâm đòi hỏi phải kiên nhẫn và có sự luyện tập. Nhƣng sau khi
đã biết những điều cơ bản về vẽ bản đồ tƣ duy, chắc chắn mỗi khi muốn viết những
ý tƣởng ra giấy, bạn sẽ dùng phƣơng pháp này. Với cách thể hiện gần nhƣ cơ chế
hoạt động của bộ não, bản đồ tƣ duy sẽ giúp ngƣời dùng:
1.Sáng tạo hơn
2.Tiết kiệm thời gian
3.Ghi nhớ tốt hơn
4.Nhìn thấy bức tranh tổng thể
5.Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn
1.1.2. Lịch sử hình thành phát triển
Phƣơng pháp bản đồ tƣ duy đƣợc sử dụng từ thế kỷ III, khi một triết gia Hy
Lạp sử dụng để minh họa một khái niệm phức tạp do Aristotle triển khai. Tuy
nhiên, phải đến mãi sau này, ngƣời ta mới nhận ra mối liên hệ giữa bản đồ tƣ duy
với hiệu quả tiếp thu kiến thức của con ngƣời, và ngƣời đầu tiên phát hiện mối liên
hệ này là tiến sĩ Allan Collins và Ros Quillian vào những năm 1960. Và sau đó,
bản đồ tƣ duy đƣợc phổ biến rộng rãi nhƣ hiện nay là nhờ công của tác giả sách
tâm lí học Tony Buzan phát triển vào cuối thập niên 60 của thế kỷ 20. Lúc này, bản
đồ tƣ duy đƣợc xem nhƣ là một cách để giúp học sinh ghi lại bài giảng mà chỉ
dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và
dễ ôn tập hơn. Tony Buzan sinh năm 1942, tại London, ông đã từng nhận bằng
Danh dự về tâm lý học, văn chƣơng Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên
của trƣờng đại học British Columbia năm 1964. Ông đã viết 92 đầu sách và đƣợc
dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony
Buzan đƣợc biết đến nhiều nhất qua cuốn “Sử dụng trí tuệ của bạn” và cuốn “Mind
Maps at work”. Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ
cùng với các phƣơng pháp Mind Map:
Hình 1.1: Tony Buzan – cha đẻ của phương pháp Bản đồ tư duy
Nguồn Internet
Phƣơng pháp Mindmap đƣợc Tony Buzan sáng tạo nhƣ một “công cụ đa năng
của não bộ” - ứng dụng trong mọi lĩnh vực, từ thay đổi cách quản lý, ghi chú, tƣ
duy đến cách giải quyết mọi vấn đề. Ý tƣởng chủ đạo trong bản đồ tƣ duy cho thấy
trí nhớ của con ngƣời đƣợc hình thành bằng trí tƣởng tƣợng và khả năng liên
tƣởng. Các bản đồ tƣ duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu
trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong
đó đối với nhau. Nó giúp bạn liên kết các ý tƣởng và tạo các kết nối với các ý khác.
Tony Buzan tin rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ bao la rộng lớn, trong
mỗi chúng ta cũng có một vũ trụ khác chƣa đƣợc khai phá là bộ não. Đi sâu khám phá
“tiểu vũ trụ” này, chúng ta cũng sẽ thu đƣợc những điều vô cùng kỳ diệu về tiềm năng
không giới hạn của chúng ta nhƣ sự kỳ diệu của vũ trụ vậy.
Não chúng ta gồm hai nửa võ não đó là nửa võ não trái và nửa võ não phải. Vỏ
não trái xử lý suy luận, ngôn ngữ, liệt kê, số, quan hệ tuần tự, phân tích,v.v.., nói
chung là tất cả những hoạt động mang tính “ học thuật“. Còn vỏ não phải thiên về
trạng thái “sóng alpha” hoặc nghỉ ngơi, sẵn sàng hỗ trợ và xử lý nhịp điệu, trí
tƣởng tƣợng, màu sắc, mơ mộng, nhận thức về không gian, kích thƣớc. Vỏ não trái
còn gọi là “não bản thân” chi phối ngôn ngữ và khả năng tính toán, những điều học
tập, thể nghiệm đƣợc hay các thông tin đều lƣu giữ trong não trái. Hành động ý
thức cũng thuộc não trái. Vỏ não phải còn gọi là “não thiên tính” có tính sáng tạo,
khả năng trực giác và nhận biết hình ảnh, trí tuệ tích lũy lâu dài của nhân loại,
thông tin gen di truyền đều đƣợc lƣu giữ trong não phải. Bản năng thuộc về vỏ não
phải.
1.1.3. Đặc điểm, nguyên lý của bản đồ tư duy
Phƣơng pháp bản đồ tƣ duy là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng
cách dùng bản đồ tƣ duy, tổng thể của vấn đề đƣợc chỉ ra dƣới dạng một hình trong
đó các đối tƣợng thì liên hệ với nhau bằng các đƣờng nối. Với cách thức đó, các dữ
liệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004378_0856_2006693.pdf