Luận văn Sử dụng bền vững tài nguyên nước sông Mê Công trên lãnh thổ của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT. iv

DANH MỤC CÁC BẢNG . v

DANH MỤC CÁC HÌNH . v

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu. 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu . 2

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu . 2

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 2

6. Khái lược lịch sử nghiên cứu. 4

7. Cấu trúc của luận văn . 6

8. Từ khóa: Sử dụng bền vững nước sông Mê Công trên đất Lào . 6

NỘI DUNG. 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG BỀN VỮNG

TÀI NGUYÊN NƯỚC . 7

1.1. Nhận thức chung về tài nguyên nước và phát triển bền vững. 7

1.1.1. Nội hàm khái niệm Tài nguyên nước. 7

1.1.2. Chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên nước xuyên biên giới

trong một thế giới biến đổi. 13

1.2. Hợp tác quốc tế trong sử dụng tài nguyên nước trên các dòng sông

quốc tế . 18

1.2.1. Nhận thức chung về nội hàm Hợp tác quốc tế . 18

1.2.2. Hợp tác quốc tế sử dụng nước các lưu vực sông. 20

1.3. Các văn bản quan trọng về sử dụng nguồn tài nguyên nước . 21

pdf109 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng bền vững tài nguyên nước sông Mê Công trên lãnh thổ của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh điệu thuộc nhóm ngôn ngữ Thái. Tuy nhiên, chỉ hơn một nửa dân chúng nói tiếng Lào bản ngữ, phần còn lại nói các dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở nông thôn. Chữ cái Lào tiến triển trong khoảng giữa thế kỉ XIII và XIV, bắt nguồn từ chữ viết Khmer cổ và tương đồng với chữ Thái Lan. Ngoài ra, còn có các ngôn ngữ thiểu số như Khơ Mú và Mông, đặc biệt là tại vùng giữa và vùng cao. 42 67% người Lào là tín đồ Phật giáo Thượng toạ bộ, 1,5% là tín đồ Cơ Đốc giáo, và 31,5% theo các tôn giáo khác hoặc không xác định[48] theo điều tra nhân khẩu năm 2005. Phật giáo từ lâu đã là một thế lực xã hội quan trọng tại Lào. Phật giáo Thượng toạ bộ tồn tại hoà bình với thuyết đa thần địa phương từ khi được truyền bá đến. Tuổi thọ dự tính khi sinh của nam giới Lào là 60,85 năm, còn của nữ giới là 64,76 năm tính đến 2012. Tuổi thọ triển vọng khoẻ mạnh là 54 năm vào năm 2007. Năm 2008, 43% dân số không được tiếp cận nguồn nước vệ sinh, song con số này giảm còn 33% vào năm 2010. Tỉ lệ biết chữ của người thành niên tại Lào vượt quá hai phần ba. Tỉ lệ biết chữ của nam giới cao hơn của nữ giới. Tỉ lệ biết chữ đạt 73% theo ước tính vào năm 2010. Năm 2004, tỉ lệ nhập học tiểu học đạt 84%. Đại học Quốc gia Lào là đại học công lập, thành lập vào năm 1996. Phật giáo Thượng toạ bộ có ảnh hưởng chi phối trong văn hoá Lào, được phản ánh trên khắp đất nước từ ngôn ngữ trong chùa và trong mỹ thuật, văn học, nghệ thuật trình diễn. Nhiều yếu tố trong văn hoá Lào có trước khi Phật giáo truyền đến, chẳng hạn như âm nhạc Lào do nhạc cụ dân tộc là khèn chi phối, nó có nguồn gốc từ thời tiền sử. Tiếng khèn theo truyền thống đi kèm với người hát theo phong cách dân gian lam. Trong các phong cách lam, lam saravane có lẽ được phổ biến nhất. Gạo nếp là một loại lương thực đặc trưng và có ảnh hưởng văn hoá và tôn giáo đối với người Lào. Gạo nếp thường được ưa chuộng hơn gạo nhài, và trồng lúa nếp được cho là bắt nguồn tại Lào. Tồn tại nhiều truyền thống và nghi lễ liên quan đến sản xuất lúa trong các môi trường khác nhau và trong nhiều dân tộc. Chẳng hạn, các nông dân Khơ Mú tại Luang Prabang trồng loại lúa Khao Kam với số lượng nhỏ gần lều để tưởng nhớ cha mẹ đã mất, hoặc tại góc ruộng để thể hiện cha mẹ vẫn sống. 43 Sinh là một loại trang phục truyền thống mà nữ giới Lào mặc trong sinh hoạt thường nhật. Đây là một loại váy lụa dệt tay, có thể nhận diện nữ giới mặc nó theo nhiều cách, chẳng hạn như khu vực xuất thân. Đa thê là một tội tại Lào theo pháp luật, song hình phạt ở mức thấp, và đa thê vẫn phổ biến trong người H'Mông. 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế 2.2.1. Đánh giá chung Kinh tế Lào phụ thuộc nhiều vào đầu tư và thương mại với các nước láng giềng. Năm 2009, dù Lào về chính thức vẫn là nhà nước cộng sản, song chính quyền Obama tuyên bố Lào không còn là nước Marx-Lenin và bỏ lệnh cấm các công ti Lào nhận tài chính từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (Ex-Im Bank) Năm 2011, Sở Giao dịch Chứng khoán Lào bắt đầu giao dịch. Năm 2016, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào kinh tế Lào, tính luỹ kế họ đã đầu tư 5,395 tỉ USD trong giai đoạn 1989-2014, xếp thứ nhì và thứ ba trong giai đoạn này là Thái Lan (4,489 tỉ USD) và Việt Nam (3,108 tỉ USD). Nông nghiệp tự cấp vẫn chiếm đến một nửa GDP và tạo 80% số việc làm. Chỉ có 4,01% diện tích lãnh thổ là đất canh tác, và chỉ 0,34% diện tích lãnh thổ được sử dụng làm đất trồng trọt lâu dài, đây là tỉ lệ thấp nhất trong Tiểu vùng Sông Mê Công Mở rộng. Lúa chi phối nông nghiệp Lào do khoảng 80% diện tích đất canh tác dành cho trồng lúa. Khoảng 77% nông hộ Lào tự cung cấp gạo.[36] Sản lượng lúa tăng 5% mỗi năm từ năm 1990 đến năm 2005 nhờ cải tiến về giống và cải cách kinh tế và Lào lần đầu đạt được cân bằng ròng về xuất nhập khẩu gạo vào năm 1999 Lào có lẽ có nhiều giống gạo nhất trong Tiểu vùng Sông Mê Công Mở rộng. Từ năm 1995, chính phủ Lào làm việc cùng Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế tại Philippines nhằm thu thập các mẫu hạt của hàng nghìn giống lúa tại Lào. Kinh tế Lào nhận được viện trợ phát triển từ IMF, ADB, và các 44 nguồn quốc tế khác, cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài về phát triển xã hội (Phụ lục 2), Công nghiệp thuỷ điện và khai mỏ (đáng chú ý nhất là đồng và vàng). Du lịch là ngành tăng trưởng nhanh chóng. Phát triển kinh tế tại Lào bị cản trở do chảy máu chất xám. Lào giàu tài nguyên thiên nhiên, song phải nhập khẩu dầu khí. Luyện kim là một ngành quan trọng, và chính phủ hy vọng thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển các mỏ than, vàng, bô xít, thiếc, đồng và kim loại có giá trị khác. Ngoài ra, nguồn tài nguyên nước phong phú và địa hình núi non cho phép Lào sản xuất và xuất khẩu thuỷ điện với số lượng lớn. Lào xuất khẩu điện sang Thái Lan và Việt Nam. Ngành du lịch Lào tăng trưởng nhanh chóng, đạt gần 4,7 triệu du khách quốc tế trong năm 2015, đông nhất là khách Thái Lan (2,32 triệu), Việt Nam (1,19 triệu) và Trung Quốc (0,51 triệu). Du lịch đóng góp 679,1 triệu USD cho GDP vào năm 2010, dự tính tăng lên 1,5857 tỉ USD vào năm 2020. Năm 2010, 1/10,9 số công việc là trong lĩnh vực du lịch. Thu nhập xuất khẩu từ du khách quốc tế và hàng hoá du lịch dự kiến tăng lên 484,2 triệu USD vào năm 2020, chiếm 12,5% xuất khẩu. Luang Prabang với văn hoá Phật giáo và kiến trúc thuộc địa, cùng tổ hợp đền cổ Khmer Wat Phu là các di sản thế giới UNESCO, Cánh đồng Chum cũng được đề cử. Các sân bay chính của Lào là sân bay quốc tế Wattay tại Vientiane và sân bay quốc tế Luang Prabang, sân bay quốc tế Pakse cũng có một vài đường bay quốc tế. Hãng hàng không quốc gia của Lào là Lao Airlines. Các hãng hàng không khác có đường bay đến Lào là Bangkok Airways, Vietnam Airlines, AirAsia, Thai Airways International, China Eastern Airlines vàSilk Air. Phần lớn nước Lào thiếu cơ sở hạ tầng đẩy đủ. Lào chỉ có một đoạn đường sắt ngắn nối Vientiane với Thái Lan qua cầu Hữu nghị Thái-Lào. Các tuyến đường bộ liên kết các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là Đường 13, được 45 nâng cấp trung thời gian qua, song các làng nằm xa các đường chính chỉ có thể tiếp cận bằng đường mòn. Điện thoại di động trở nên phổ biến tại các trung tâm đô thị. Trong nhiều khu vực nông thôn, ít nhất cũng có điện năng cục bộ. Xe Songthaew được sử dụng để vận chuyển đường dài và địa phương. 2.2.2. Về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế ADB khuyến nghị Lào cải cách để đẩy mạnh tăng trưởng Ngày 12/3/2015, tại cuộc họp báo được tổ chức nhân chuyến thăm Lào, Chủ tịch ADB Takehiko Nakao nhấn mạnh Lào cần cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh, đa dạng hóa nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chủ tịch ADB Takehiko nhấn mạnh rằng Lào đang thu hút được nhiều vốn đầu tư của tư nhân, việc cải cách có ý nghĩa quan trọng để phát triển khu vực tư nhân như một động lực của tăng trưởng kinh tế. Cải cách cần thiết để đơn giản hóa các quy định về kinh doanh thông qua hệ thống thuế rõ ràng và khả năng tiếp cận dễ dàng tới các nguồn tài chính. Môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của Đối tác - Công - Tư (PPPs) như một công cụ cung cấp tài chính và kiến thức chuyên môn nhằm phát triển cơ sở hạ tầng như đường sá, sân bay, các dịch vụ đô thị. Với vị trí chiến lược nằm ở trung tâm Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) Lào là nước duy nhất có chung biên giới với năm nước GMS, đó là điều kiện lý tưởng để có thể hưởng lợi từ hợp tác khu vực, đặc biệt là dọc theo các tuyên hành lang kinh tế GMS (Bắc - Nam, Đông - Tây và phía Nam). Tuy nhiên, ông Nakao nói rằng, thách thức chính đối với Lào là phải làm sao để hưởng lợi tốt nhất từ quá trình hội nhập, thu hút được đầu tư, tạo việc làm trong nước chứ không chỉ được sử dụng như một điểm trung chuyển thương mại giữa các nước láng giềng. ADB nhận định kinh tế Lào tăng trưởng tốt trong 2 năm tới Ngày 24/3, ADB đã công bố báo cáo Viễn cảnh phát triển châu Á 2015 (Asian Development Outlook) trong đó đánh giá: tính đến năm 2014, Lào vẫn duy trì 46 tốc độ tăng trưởng GDP trên 7% trong 9 năm liên tiếp dù thắt chặt tài chính và nhu cầu thế giới về khoáng sản thấp hơn khiến tốc độ giảm từ 7,9% năm 2013 xuống 7,4%. Dịch vụ tăng trưởng 9% do mở rộng bán buôn bán lẻ dịch vụ công và giao thông vận tải tăng trưởng vững. Công nghiệp tăng 8,5% do đầu tư trực tiếp nước ngoài xây dựng thủy điện, phát triển thương mại và nhà ở, xây dựng nhà máy tại các khu kinh tế đặc biệt. Nông nghiệp tăng 2,9%, sử dụng 70% lao động và chỉ chiếm 25% GDP. Đặc khu kinh tế trở thành động lực chính trong tăng trưởng kinh tế Đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc biệt (SEZs) đã trở thành động lực chính trong tăng trưởng đối với các ngành công nghiệp và dịch vụ ở Lào, đặt nền tảng cho việc đa dạng hóa nền kinh tế của đất nước trong tương lai. Việc phát triển SEZs là một phần trong các chính sách của Chính phủ nhằm đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, tạo cơ hội việc làm cho người dân thông qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thông qua công nghiệp hóa, Chính phủ sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỉ trọng của ngành nông - lâm. Hiện nay, trong các SEZs, ngành công nghiệp chiếm 28%, dịch vụ chiếm 44% trong tổng số các hoạt động kinh tế. Trong khi đó, trong nền kinh tế chung của Lào, nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất. Tính đến thời điểm hiện nay, Chính phủ đã đầu tư trên 8,8 triệu USD để tạo điều kiện phát triển SEZs nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian 12 năm qua, có khoảng 198 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép đầu tư vào SEZs với tổng giá trị đầu tư lên đến 6 tỉ USD. Trong đó, trên 1 tỉ USD đã được giải ngân vào các hoạt động phát triển. Trong số các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào SEZs, Trung Quốc là nước đứng đầu. SEZs có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở các vùng xa xôi hẻo lánh của Lào, tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân Lào. Hiện nay Lào có 02 đặc khu kinh tế và 08 khu kinh tế đặc biệt với tổng diện tích trên 13.600 ha. Sơ kết 06 tháng đầu năm tài khóa của ngành năng lượng và mỏ. 47 Theo báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm tài khóa của Bộ Năng lượng và mỏ ngày 13/3/2015, giá trị sản lượng của hai lĩnh vực năng lượng và mỏ tối thiểu sẽ đạt 8,53 nghìn tỉ Kíp (1,06 tỉ USD) trong 06 tháng đầu năm tài khóa 2014-15. 8,53 nghìn tỉ Kíp sẽ đạt 47% kế hoạch năm, trong đó, khoảng 5,87 nghìn tỉ Kíp là của lĩnh vực mỏ, đạt khoảng 50,4% kế hoạch năm. Sản lượng đồng thỏi đạt khoảng 21.900 tấn, quặng đồng khoảng 76.000 tấn, thạch cao khoảng 160.800 tấn. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm khai thác mỏ ước đạt 6,1 nghìn tỉ Kíp (763,6 triệu USD), khoảng 40,8% kế hoạch năm. Báo cáo cũng cho biết, tính đến tháng 9/2014, có 69 doanh nghiệp đang hoạt động với 107 dự án khai thác mỏ. Trong lĩnh vực năng lượng, giá trị sản lượng trong nước ước đạt 6,4 tỉ Kwh, khoảng 41% kế hoạch năm. Tổng sản lượng điện sẽ khoảng 7,7 tỉ Kwh, với giá trị khoảng 3,45 nghìn tỉ Kíp (431,3 triệu USD). Nhập khẩu điện sẽ vào khoảng 687,2 triệu Kwh, trị giá 35,5 triệu USD; xuất khẩu điện khoảng 5,6 tỉ Kwh, trị giá 242,2 triệu USD. Hiện nay Lào có 27 nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt khoảng 3.304 MW, trong đó, 11 nhà máy với công suất lắp đặt 405 MW thuộc Công ty điện lực Lào; 16 nhà máy khác với công suất lắp đặt 2.899 MW do các doanh nghiệp độc lập vận hành. Giá trị sản lượng của ngành năng lượng và mỏ trong Quý 1, năm tài khóa 2014-15 đã bị sụt giảm, chỉ đạt 4,22 nghìn tỉ Kíp (khoảng 527,71 triệu USD) giảm 16% so với cùng kỳ năm tài khóa 2013-14; Lĩnh vực năng lượng giảm 11% và mỏ giảm 17% so cùng kỳ. Sự sụt giảm trên là do nhà máy thủy điện Nam Theun 2 điều chỉnh sản lượng từ 40% tổng sản lượng toàn ngành xuống 39% để dự trữ nước cho Quý sau; sự sụt giảm của lĩnh vực mỏ là do ngừng sản xuất của một số mỏ vàng, ngừng sản xuất than và giá quặng kim loại thế giới giảm. Ngày 19/5/2015, tại Viêng Chăn, ADB đã tổ chức lễ công bố kết quả nghiên cứu: “Hai Thập kỉ Tăng Bất bình đẳng và Giảm nghèo ở Lào”. Các 48 nhà kinh tế đã bày tỏ sự lo ngại về tình trạng tăng bất bình đẳng ở Lào vì nó có thể hủy hoại tính bền vững của sự tăng trưởng trong tương lai ở Lào. Nghiên cứu đã tính toán và so sánh các thước đo về bất bình đẳng, sử dụng các số liệu điều tra hộ gia đình trong giai đoạn 20 năm, cũng như các số liệu điều tra mới nhất từ Điều tra về Chi tiêu và Tiêu dùng năm 2013 - 14 của Lào. Kết quả nghiên cứu cho thấy bất bình đẳng đã tăng lên trong cả nước và giữa nông thôn và thành thị. Hệ số GINI về bất bình đẳng chi tiêu đã tăng từ 0,311 giai đoạn 1992 - 1993 đã tăng lên 0,364 trong giai đoạn 2012 - 2013, một mức tăng lớn về mặt thống kê. Trong khi đó, tỉ lệ nghèo tuyệt đối trong thời gian tương ứng đã giảm từ 46% xuống 23%. Phát biểu tại lễ công bố nghiên cứu, Giám đốc Quốc gia ADB tại Lào Sandra Nicoll nói, bất bình đẳng tăng lên là một vấn đề đáng quan ngại vì nó có thể đe dọa sự gắn kết xã hội, tăng trưởng bền vững trong tương lai, đồng thời nó cũng có thể hạn chế khả năng tiếp tục giảm nghèo. Đầu tư bùng nổ tại thủ đô Viêng Chăn Theo báo cáo ngày 6/5/2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn, giá trị đầu tư trong nước và nước ngoài 6 tháng đầu năm tài khóa 2014 - 15 đã tăng mạnh hơn nhiều so với dự kiến. Trong thời gian 6 tháng, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 9,72 nghìn tỉ Kíp với 154 dự án. Báo cáo cho biết, với con số 9,72 nghìn tỉ Kíp, thủ đô Viêng Chăn gần như đã đạt mục tiêu đề ra của cả năm là 12 nghìn tỉ Kíp. Trong số 154 dự án, bao gồm 149 dự án đầu tư tổng hợp, trị giá 9,74 nghìn tỉ Kíp, 5 dự án còn lại là tô nhượng đất trị giá 180,24 tỉ Kíp. Các dự án tô nhượng đất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, chủ yếu là trong các lĩnh vực xây dựng sân Golf, khách sạn 5 sao, trung tâm mua sắm, bãi đỗ xe, văn phòng và căn hộ. Theo Kế hoạch Phát triển Kinh tế - xã hội của Viêng Chăn, tổng vốn đầu tư năm tài khóa 2014 - 15 khoảng 14,7 nghìn tỉ Kíp, trong đó đầu tư của nhà nước khoảng 134 tỉ Kíp, đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước 12 nghìn tỉ 49 Kíp, viện trợ không hoàn lại và vốn vay từ các tổ chức quốc tế khoảng 700 tỉ Kíp, vốn vay ngân hàng khoảng 1,86 nghìn tỉ Kíp. Vấn đề đập Don Sahong phải đưa lên cấp chính phủ Bốn nước thành viên của Ủy ban Sông Mê Kông (MRC) bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã thống nhất rằng quyết định về tham vấn trước liên quan đến Dự án Thủy điện Don Sahong phải đưa lên cấp chính phủ, MRC công bố thông qua trang Website của Ủy ban này. Việc quyết định phải chuyển lên các chính phủ xem xét vì Hội đồng MRC không thể đi đến thống nhất về cách tiến hành như thế nào với dự án này. Vấn đề đã được đưa lên Hội đồng MRC sau phiên họp đặc biệt ngày 28/1/2015 khi Ủy ban Hỗn hợp MRC không đạt được thỏa thuận. Hội đồng MRC là cơ quan quyền lực cao nhất của Ủy ban, bao gồm các Bộ trưởng Tài nguyên nước và Môi trường của bốn nước thành viên. Sau khi thảo luận và cân nhắc, Hội đồng MRC thông báo rằng vẫn còn những quan điểm khác nhau giữa các nước về quá trình tham vấn trước đã kết thúc hay chưa, nên phải đưa lên các chính phủ quyết định. Điều 35 của Hiệp định Mê Kông 1995 quy định, trong trường hợp Ủy ban không thể giải quyết một bất đồng hay tranh chấp, vấn đề phải được đưa lên các chính phủ “để giải quyết vấn đề bằng đàm phán thông qua các kênh ngoại giao ”. Nếu các chính phủ thấy cần thiết hoặc có lợi có thể sử dụng phương cách điều đình thông qua thỏa thuận chung phù hợp với các nguyên tắc luật quốc tế. Tham vấn trước 6 tháng chính thức bắt đầu từ ngày 25/7/2014. Trong quá trình tham vấn trước, các nước thành viên đã thảo luận và đánh giá những rủi ro và lợi ích của dự án có tiềm năng phát điện với công suất 260MW, nằm trên một trong các dòng của sông Mê Kông ở khu vực Siphandone, Nam Lào. Theo MRC, các nước thành viên tham vấn đã bày tỏ hàng loạt những quan ngại của họ về dự án kiến nghị và yêu cầu gia hạn tham vấn trước để có thời gian thu thập thông tin bổ sung. Lào kiến nghị kết thúc quá trình tham vấn trước, tuyến bố rằng họ đã cân nhắc và giải quyết những lo 50 ngại chính đáng của các nước thành viên khác phù hợp với các Thủ tục quy định về Thông báo trước, Tham vấn trước và Hiệp định (PNPCA) của Hiệp định Mê Kông 1995. Lào cam kết tiếp tục hợp tác với MRC và đảm bảo phát triển bền vững dự án. Sau khi vấn đề được đưa lên chính phủ các nước, họ có thể chuyển quyết định của mình lên Hội đồng MRC để tiến hành các thủ tục tiếp theo, hoặc nếu cần thiết, họ có thể thực hiện quyết định của mình. Buôn lậu gỗ sang Việt Nam vẫn tiếp tục Theo truyền thông Việt Nam đưa tin ngày 4/6/2015, ngày càng nhiều gỗ buôn lậu qua biên giới từ Lào và Camphuchia sang địa bàn biên giới phía Nam Việt Nam. VietNamNet Online trích dẫn tin từ cơ quan chống buôn lậu cho biết, các nhà chức trách phát hiện nhiều chuyến gỗ lậu nhập khẩu trái phép từ hai nước nêu trên. Buôn lậu đang trở nên thịnh hành trong thời gian gần đây khi mùa mưa đến đến gần. Các địa bàn dọc theo biên giới Tây Nam Việt Nam, từ Đắc Lắc đến Kiên Giang và tỉnh Kon Tum trở thành các “điểm nóng” buôn lậu gỗ. Kon Tum có chung đường biên giới với tỉnh Attapeu, Nam Lào và trong khi Đắc Lắc đến Kiên Giang là các tỉnh có chung đường biên giới với Camphuchia. Khi các điểm nóng này bị kiểm tra, những kẻ buôn lậu lại di chuyển bãi chứa sang các vị trí khác. Qua nhiều vụ buôn lậu bị phát hiện cho thấy, việc buôn bán gỗ trái phép rất khó chấm dứt vì lợi nhuận cao. Giám đốc Sở Nông Lam tỉnh Attapeu Khenthong Sisouvong cho biết, tình trạng đốn hạ gỗ trái phép vẫn đang là một vấn đề quan ngại lớn ở tỉnh. Theo CITES (Hiệp ước về Buôn bán Quốc tế các Loài Động Thực vật có Nguy cơ Tuyệt chủng), đầu năm nay Việt Nam đã công bố ngừng cấp giấy phép nhập khẩu gỗ trắc từ Thái Lan và Campuchia từ 1/01/2015. Đối với gỗ trắc từ Lào, CITES Việt Nam chỉ cho phép nhập nếu các nhà nhập khẩu có thể trình giấy tờ do CITES Lào cung cấp chứng minh nguồn gốc hợp pháp. 400 tỉ kíp nghiên cứu dự án năng lượng mặt trời. Ngày 10/6, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Robert Khoonsrivong, Chủ tịch của Công ty Quản lý vốn Ngôi sao Thái Bình Dương (PSCM) và ông 51 Bonthavy Sisouphanthong, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký biên bản ghi nhớ để tiến hành nghiên cứu khả thi cho dự án năng lượng mặt trời trên diện tích 50 ha tại huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn. PSCM sẽ chi 400 tỉ kíp (hơn 49 triệu USD) để triển khai công tác nghiên cứu trong 12 tháng. Theo khảo sát sơ bộ, dự án có thể sản xuất 20 MW năng lượng mặt trời và bán cho điện lực Lào. Tác động tới môi trường sẽ ít do người dân vẫn có thể trồng trọt và chăn nuôi trong khu vực triển khai dự án. Tổ máy số một tại Nhà máy nhiệt điện Hongsa đã phát điện Ngày 01/6/2015, Tổ máy số một tại nhà máy nhiệt điện Hongsa, tỉnh Xayaboury đã chính thức bắt đầu sản xuất điện. Khởi công xây dựng từ năm 2010 với tổng vốn đầu tư 3.7 tỉ USD, liên doanh giữa Công ty TNHH Banpu Power Ltd, Công ty TNHH sản xuất điện Ratchabury Ltd. và Công ty Lao Holding State Interprise. Chính phủ Lào cấp nhượng quyền phát điện trong thời hạn 25 năm từ 2016-2041 cho công ty điện Hongsa. Dự án có tổng công suất dự kiến 1.878 MW, trong đó 1.473 MW được bán cho Công ty Điện lực Thái Lan và 100MW được bán cho công ty Điện lực Lào. Theo dự kiến, tổ máy số hai sẽ sản xuất điện vào tháng 11/2015 và tổ máy số 3 sẽ đưa vào hoạt động tháng 3/2016. Đây là dự án nhiệt điện đầu tiên được xây dựng tại Lào, chính phủ Lào tin tưởng dự án sẽ mang lại lợi nhuận cao cũng như công việc và thu nhập ổn định cho người dân. Tiến độ xây dựng đường giao thông tỉnh Chăm pa sắc Dự án xây dựng đường giao thông tại tỉnh Chăm pa sắc với tổng chiều dài 42 km có điểm nối từ cầu Lào Nhật đến điểm cuối là Cửa khẩu quốc tế Vangtao- Songmek (Lào-Thái Lan), sử dụng vốn của công ty tư nhân đã hoàn thành 70% tiến độ và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2016. Dự án có tổng mức đầu tư 30 triệu USD (240 tỉ Kíp) do Công ty xây dựng Cầu đường Douangdy làm chủ đầu tư, theo hình thức hợp đồng BOT. Kế hoạch xây 4 cây cầu với chiều dài 250m và chiều rộng 16m trên tuyến đường này cũng đã được triển khai. Sau khi đưa vào sử dụng, công trình do Công ty quản lý 52 và vận hành trong thời hạn 45 năm. Dự án này nằm trong kế hoạch nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông, xây dựng cầu đường của tỉnh Chăm pa sắc để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập và kết nối khu vực, hướng tới hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN cuối năm 2015. 2.3. Tình hình sử dụng tài nguyên nước sông Mê Công 2.3.1. Sự dung nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản Sông Mê Công cung cấp nguồn nước vô tận tưới mát cho những cánh đồng, là nguồn phù sa bồi đắp năm này sang năm khác. Dòng sông cũng đặc biệt giàu có bởi hàng trăm loài thủy sản, trong đó có những loài cá khổng lồ, quý hiếm. Được biết, cá tra dầu sống ở hạ lưu sông MMê Công thuộc địa phận Lào, Campuchia, Thái Lan và đầu nguồn sông Cửu Long của Việt Nam. Chúng được coi là đối thủ tranh chấp với loài cá đuối rất hung dữ ở dòng sông này. Một con cá đuối khi đạt độ cực thịnh có thể dài tới 5m tuy chỉ nặng 30kg. Chúng dài là nhờ ở cái đuôi vô cùng nguy hiểm. Trên dòng Mê Công còn một loại cá nữa vô cùng nổi tiếng, đã trở nên thương hiệu của dòng sông này. Đó là cá chép Xiêm (còn gọi là cá chép Thái Lan). Khi trưởng thành, cá chép Xiêm có chiều dài toàn thân chừng 1,5m, nặng trên dưới 50kg. Nhưng người ta cho rằng, trước đây đã có người bắt được một con chép Xiêm nặng tới 300kg và dài tới 3m. Thân hình đen trũi, thịt lại rất thơm ngon, cá chép Xiêm bị đánh bắt một cách dữ dội nên số lượng suy giảm nhanh chóng. Cũng trên khúc sông chảy qua Thái Lan, còn một loại cá nữa cũng rất nổi tiếng là cá vồ cờ (người Thái gọi là cá Pla Thepa). Con to nhất có thể đạt tới 200kg và chiều dài toàn thân lên tới 2,5m. Trong một công bố gần đây, các nhà khoa học cùng với Ủy ban sông Mê Công đã có nhiều câu trả lời về giá trị kinh tế do dòng sông dài thứ 12 thế giới này đem lại . Theo đó, chỉ riêng giá trị thủy sản được đánh bắt từ hạ lưu sông Mê Công đã lên tới 17 tỷ USD một năm, góp 3% vào tổng GDP của nhóm các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, và Thái Lan. 53 Riêng đối với Lào, việc đánh bắt thủy sản được dự đoán sẽ mang về 1,51 tỷ USD, chiếm khoảng 12,8% GDP. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng khá phát triển theo các vùng, đặc biệt là tại các tỉnh Trung Lào (Bảng 2.1). Bảng 2.1. Đánh bắt và nuôi trông thủy sản theo các vùng của Lào năm 2015 Đơn vị: Tấn Các vùng Đánh bắt Nuôi trồng Thượng Lào 18.817 13.803 Trung Lào 40.910 65.193 Hạ Lào 10.898 16.969 Cả nước 62.635 95.965 Nnguồn. [32} Cục Thống kê Nông nghiệp Lào, năm 2016 Để phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, Lào rất quan tấm toiws điều tiết nguồn nước sông Mê Công, xây dựng. các hồ, chứa nước, xây dựng hệ thống kênh mương, hồ điều tiết nước cho các vùng nông nghiệp trù p;hú, đặc biệt tại các tỉnh Trung Lào. Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Thủy sản Lào cho biết, tổng diện tích tưới nước năm 2015 đạt 472 756 ha, trong đó, diện tích tưới nước và mùa mưa đạt 293 536 ha, vào mùa khô đạt 180 220 ha. Để chủ động sử dụng nguồn nước sông Mê Công, trên toàn lãnh thổ Lào đã xây dựng 301 hồ trữ nước với tổng diện tích 20.163 ha [32]. Nhờ chủ động điều tiets các nguồn nước sông, hồ, hệ thống kênh mương, năm 2015, cả nước đã chủ động sản xuất lương thực trên diện tích gieo trông là 984,932 ha, trong đó, diện tích thu hoạch là 965 152 ha, đạt 98,178%. Đây là thành tựu quan trọng trong sử dụng nguồn nước cho sản xuất lương thực, đáp ứng nhu cầu tự túc lương thực và bước đầu tham gia xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. 2.3.1. Sự dụng nguồn nước trong hoạt động giao thông, du lịch Về mặt giao thông đường thủy theo sông Mê Công, Sông Mê Công được coi là trục giao thông đường thủy quan trọng và triển vọng của Lào. 54 Theo nghiên cứu của Ủy hội Sông Mê Kông, chi phí vận tải thấp hơn có thể bù đắp được quãng đường chênh lệch giữa đường thủy và đường bộ. Nghiên cứu cho thấy chi phí để vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ từ Tư Mao đến Chiang Kong là 39,47USD/tấn, trong khi vận chuyển bằng đường thủy chỉ tốn 23,22 USD. Cụ thể, trao đổi thương mại giữa Thái Lan với Trung Quốc, Lào và Myanmar trên sông Mê Kông ước tính đạt đến 15,9 tỷ Bath, qua đường cao tốc R3A ước tính khoảng 19 tỷ Bath vào năm ngoái. Điều này cho thấy tuyến đường thủy trên sông Mê Kông vẫn chỉ là lựa chọn phụ so với những con đường bộ thuận tiện. Trên sông Mê Công đã xây dựng một số câu hỏi trực tiếp với vùng đông bắc Thái Lan, Trong sô đồ phát triển kết nối khu vực, sông Mê Công được coi là trục giao thông kết nôi thủy bộ trong khuôn khổ Chương trình hợp tác sông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_su_dung_ben_vung_tai_nguyen_nuoc_song_me_cong_tren.pdf
Tài liệu liên quan