PHẦN MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .6
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn .7
7. Kết cấu của luận văn .8
PHẦN NỘI DUNG.9
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SỬ DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
.9
1.1. Công chức cấp xã .9
1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã .9
1.1.2. Vai trò của công chức cấp xã .10
1.2 Sử dụng công chức cấp xã .13
1.2.1. Khái niệm sử dụng công chức cấp xã .13
1.2.2. Yêu cầu đối với sử dụng công chức cấp xã .15
1.2.3. Nội dung sử dụng công chức cấp xã .18
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng công chức cấp xã .22
1.3. Kinh nghiệm sử dụng công chức cấp xã của một số địa phương.33
1.3.1. Kinh nghiệm của huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp .33
1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng .37
1.3.3. Một số kinh nghiệm được rút ra .39
Tiểu kết chương 1 .42
128 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện dương minh châu tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
"tính công, luận tội một
cách công bằng", đánh giá còn mang nặng cảm tính, tiêu chí đánh giá còn chưa rõ.
* Bảng 2.3: nhận xét về đánh giá, xếp loại của công chức cấp xã
Nội dung Có Tỷ lệ Không Tỷ lệ Khác Tỷ lệ
Đánh giá, xếp loại
công chức cuối năm có
84 67,2% 20 16% 21 16,8%
phản ánh hết năng lực
của công chức không?
Đánh giá, xếp loại
công chức cuối năm có
đảm bảo tính công
bằng không?
80 64% 21 16,8% 24 19,2%
Nguồn: khảo sát của luận văn
Khảo sát ý kiến cấp lãnh đạo, quản lý cấp xã - cơ quan sử dụng công chức
cấp xã, ý kiến đánh giá thực tế như sau:
Bảng 2.4: Về mức độ hài lòng của lãnh đạo về năng lực làm việc của
công chức cấp xã.
Rất
hài
lòng
Tỷ lệ Hài
lòng
Tỷ lệ Không
hài
lòng
Tỷ lệ Rất
không
hài
lòng
Tỷ lệ
05/60 8,3% 44/60 73,3% 04/60 6,7% 07/60 11,7%
* Bảng 2.5: Đánh giá sự hài lòng của lãnh đạo đối với việc thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể của công chức cấp xã.
Nội dung Rất hài
lòng
Hài lòng Chƣa
hài
lòng
Rất
khôn
g hài
lòng
Am hiểu các chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước.
14/60 41/60 05/60 0/60
Tham mưu triển khai thực hiện văn
bản cấp trên
13/60 42/60 05/60 0/60
Tham mưu báo cáo với cấp trên 13/60 40/60 07/60 0/60
Tham mưu xử lý các sự vụ, sự việc
thuộc chuyên môn
10/60 45/60 05/60 0/60
Tham mưu giải quyết các công việc 08/60 34/60 18/60 0/60
đột xuất
Xử lý số liệu tổng hợp 08/60 43/60 09/60 0/60
Thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm (nếu
có)
10/60 34/60 16/60 0/60
Có sáng kiến cải tiến công tác 06/60 31/60 23/60 0/60
Xây dựng kế hoạch công tác 08/60 44/60 08/60 0/60
Chấp hành giờ giấc, nội quy cơ quan 06/60 39/60 15/60 0/60
Phong cách, trang phục, giao tiếp,
ứng xử trong cơ quan và với công
dân, tổ chức
09/60 42/60 09/60 0/60
Như vậy, mức độ hài lòng của lãnh đạo về năng lực làm việc của công chức
cấp xã có 04/60 ý kiến không hài lòng, 07/60 ý kiến rất không hài lòng nhưng khi
đánh giá về năng lực công chức cấp xã trên những công việc cụ thể thì không thể
hiện số liệu rất không hài lòng. Tuy nhiên, số ý kiến chưa hài lòng là tương đối
cao, đặc biệt là các nội dung tham mưu giải quyết các công việc đột xuất 18/60 ý
kiến, chiếm tỷ lệ 30%; Thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm 16/60 ý kiến, chiếm tỷ lệ
26,7%; Có sáng kiến cải tiến công tác 23/60 ý kiến, chiếm tỷ lệ 38,3%; Chấp
hành giờ giấc, nội quy cơ quan 15/60 ý kiến, chiếm tỷ lệ 25%.
Đối với nội dung đánh giá sử dụng công chức cấp xã, qua tìm hiểu và thu thập
thông tin, huyện Dương Minh Châu chưa có tài liệu đề cập đến đánh giá sử dụng
công chức cấp xã hoàn chỉnh. Cơ quan quản lý và cơ quan trực tiếp sử dụng công
chức chưa thực hiện đánh giá việc bố trí, phân công công tác và điều động, chuyển
đổi vị trí công tác của công chức cấp xã có phù hợp hay không? Sử dụng công
chức cấp xã trên địa bàn huyện có giúp cho công chức phát huy hết năng lực, sở
trường trong công tác không? Sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện có
hiệu quả hay không?
Do chưa có tài liệu chính thức về thực trạng đánh giá sử dụng công chức cấp
xã, luận văn tiến hành khảo sát sự hài lòng của lãnh đạo và công chức đối với việc
bố trí, phân công công việc kết họp một số nội dung đánh giá công chức ở trên để
từ đó có được những đánh giá cơ bản về sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn
huyện.
2.2.4 Về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng công chức xã
- Tư duy, nhận thức, tầm nhìn của lãnh đạo cơ quan sử dụng công chức
Qua khảo sát thực tế cho thấy nhận thức của lãnh đạo, quản lý cấp xã trên địa
bàn huyện Dương Minh Châu đối với sử dụng công chức cấp xã là không cao.
Thực hiện điều tra tìm hiểu các nội dung sử dụng công chức cấp xã trên 60 lãnh
đạo, quản lý nhưng ý kiến đúng cao nhất (theo thống kê) không quá 60%, thậm chí
có một số ý kiến sai.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã không biết rõ các nội dung sử dụng công
chức thì không thể cung cấp thông tin cho cấp trên theo hướng để phục vụ cho sử
dụng công chức cấp xã. Có khoảng 10 ý kiến cho rằng không hài lòng với năng lực
công tác của công chức nhưng khi hỏi có muốn bố trí, sắp xếp lại hay không thì trả
lời là "không" vì sắp xếp lại sẽ gây xáo trộn công tác, ảnh hưởng đến tâm lý công
chức.
- Hệ thống các quy định của pháp luật
Hệ thống văn bản pháp luật tạo thể chế và cơ chế cho sử dụng công chức cấp
xã còn thiếu và chưa hoàn thiện. Cụ thể là các quy định như (1) quy định quyền và
nghĩa vụ của công chức cấp xã; Tiêu chuẩn công chức cấp xã; Nhiệm vụ của công
chức cấp xã; (2) quy định về chủ thể quản lý, sử dụng công chức cấp xã kèm theo
quyền hạn và trách nhiệm đối với các chủ thể; Phân cấp quản lý, sử dụng công
chức cấp xã; (3) quy định về tuyển dụng, bố trí, phân công công tác, điều động,
chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã; (4) quy định về đánh giá sử
dụng công chức cấp xã; (5) quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã; (6)
quy định về chế độ, chính sách cho công chức cấp xã.
- Lập quy hoạch, kế hoạch công chức cấp xã
Ủy ban nhân dân huyện Dương Minh Châu đã làm tốt công tác quy hoạch
công chức cấp xã theo từng giai đoạn, từng năm cụ thể để chủ động tạo nguồn
công chức.Tuy nhiên, quy hoạch, kế hoạch công chức cấp xã không được thể hiện
ở một văn bản nhất định mà được lồng ghép vào các loại quy hoạch, kế hoạch phát
triển nguồn nhân lực chung cho toàn huyện. Điều này làm cho chính quyền cấp xã
khó nhìn được bức tranh tổng thể quy hoạch, kế hoạch công chức để chủ động có
biện pháp triển khai thực hiện thống nhất, hiệu quả, lúc nào cũng bị động "chờ"
cấp trên.
- Công tác tuyển dụng công chức cấp xã
Quy trình tuyển dụng cụ thể như sau: Ủy ban nhân dân huyện ban hành kế
hoạch tổ chức thi tuyển công chức cấp xã; Thông báo tuyển dụng công chức cấp
xã, đồng thời đăng tải trực tuyến nhu cầu tuyển dụng công chức cấp xã trên Cổng
thông tin điện tử huyện (tại địa chỉ: duongminhchau.tayninh.gov.vn; niêm yết chỉ
tiêu, danh sách các chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng tại trụ sở cơ quan
Phòng Nội vụ huyện và Văn phòng HĐND - UBND huyện; đăng thông tin tuyển
dụng trên 03 số báo liên tiếp của Báo Tây Ninh theo quy định, phối hợp Đài
Truyền thanh huyện phát thanh thông tin tuyển dụng công chức cấp xã trong
10ngày; đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chỉ đạo Trạm truyền
thanh xã, thị trấn thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin về tổ chức thi
tuyển công chức cấp xã; niêm yết chỉ tiêu, danh sách các chức danh công chức cấp
xã cần tuyển dụng tại trụ sở Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn để thí sinh biết và
đăng ký dự thi.
Để tiến hành kỳ thi tuyển công chức cấp xã, Ủy ban nhân dân huyện ban hành
quyết định thành lập ban giám sát kỳ thi tuyển công chức cấp xã, quyết định việc
thành lập Hội đồng thi tuyển công chức cấp xã theo quy định.
Về hình thức, được tiến hành theo hình thức thi viết và trắc nghiệm trên giấy.
Về nội dung thi bao gồm 3 môn: Tin học, kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành
cho từng vị trí chức danh.
Tuyển dụng công chức cấp xã dựa trên kết quả thi được tính từ cao xuống
thấp, các thí sinh có điểm số từ 5 điểm trở lên ở tất cả các môn thi có đủ điều kiện
để xét. Thí sinh trúng tuyển được xét theo tỷ lệ cạnh tranh đối với vị trí chức danh
mình đăng ký dự tuyển.
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã
UBND huyện Dương Minh Châu đã ban hành nhiều văn bản để tạo cơ sở
pháp lý cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện
nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Nhìn chung, về hình thức, hệ thống văn
bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên
địa bàn huyện Dương Minh Châu tương đối đầy đủ. Về nội dung, đào tạo, bồi
dưỡng công chức cấp xã được triển khai một số chương trình sau: Đào tạo lý luận
chính trị; Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước;
Bồi dưỡng vị trí việc làm các chức danh công chức cấp xã theo chương trình của
Bộ Nội vụ (Đề án 1956, 1961); Bồi dưỡng theo tiêu chí nông thôn mới cho cấp xã;
Bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm; Bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng
công tác.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Dương Minh Châu mặc dù
được thực hiện với nhiều hình thức như cá nhân công chức tự đào tạo, cơ quan cử
đi học và đi học theo chính sách thu hút nhân tài của tỉnh nhưng trong đó cơ quan
nhà nước vẫn giữ vai trò chính.
- Thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với công chức cấp xã
Công chức cấp xã trên địa bàn huyện Dương Minh Châu được hưởng các chế
độ chính sách gồm:
+ Chế độ tiền lương:
+ Chế độ phụ cấp lương: Phụ cấp thâm niên vượt khung, Phụ cấp kiêm
nhiệm chức danh, Phụ cấp lương khác, Phụ cấp thu hút nhân tài.
+ Chế độ phúc lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
+ Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
+ Chế độ khác theo Luật lao động:
- Các yếu tố khác.
Công chức cấp xã trên địa bàn huyện Dương Minh Châu có 42.4% công tác
tại nơi cư trú và 57,6% công tác ngoài nơi cư trú.
Có 30,77% công chức chuyển công tác cho rằng không phù hợp với lĩnh vực
công tác do ngành nghề đào tạo không đúng quy định của UBND tỉnh Tây Ninh.
Cơ quan sử dụng công chức không có thẩm quyền ra các quyết định về sử
dụng công chức. Bên cạnh đó, các quyết định về tuyển dụng công chức cấp xã
cũng do cơ quan quản lý ban hành. Nhu cầu sử dụng công chức thật sự là của cơ
quan sử dụng nhưng cơ quan sử dụng không có quyền quyết định.
Công chức cấp xã có hai khả năng thăng tiến. Một là, được quy hoạch phát
triển thành cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã. Hai là, được chuyển thành công chức
cấp huyện khi được huyện điều chuyển công tác. Cơ hội phát triển cho công chức
là rất ít, chế độ chính sách và cơ chế khen thưởng chưa cao.
2.3 Đánh giá về sử dụng công chức cấp xã huyện Dƣơng Minh Châu.
2.3.1 Những kết quả đạt được
Từ năm 2013 đến năm 2017, sử dụng công chức cấp xã của huyện Dương
Minh Châu từng bước được hoàn thiện, thể hiện ở một số mặt nội dung như sau:
Thứ nhất, sử dụng công chức cấp xã được lãnh đạo huyện và các xã rất
quan tâm, xem đây là công tác trọng yếu cần phải làm tốt để có thể khai thác được
tối đa nguồn nhân lực phục vụ cho việc xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ
sở. Quan điểm chỉ đạo được thể hiện trong các Nghị quyết của các cấp ủy, tạo cơ
sở cho việc triển khai thực hiện nhất quán và đồng bộ các nội dung liên quan đến
sử dụng công chức cấp xã.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân huyện đã thực hiện tốt triển khai và tổ chức thực
hiện các văn bản của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh liên quan đến sử
dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Phòng Nội vụ cũng tham mưu cho Ủy
ban nhân dân huyện ban hành nhiều văn bản pháp luật để hướng dẫn cấp xã thực
hiện các nội dung như: xác định nhu cầu sử dụng công chức, nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng, kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác, các chế độ chính sách và quy trình
đánh giá, phân loại công chức..... Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân huyện đã thực
hiện tốt các nội dung kiểm tra, thanh tra, kịp thời đôn đốc các đơn vị cơ sở chấp
hành tốt các nội dung sử dụng công chức đảm bảo khách quan, công bằng, công
khai, minh bạch và tạo điều kiện cho công chức phát triển. Qua kết quả khảo sát
thực tế, đa số lãnh đạo, quản lý cấp xã trên địa bàn huyện đều cho rằng mặc dù
chưa thực hiện phân cấp quyền trong điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với
công chức cấp xã, nhưng khi Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định điều động,
chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã điều tham khảo ý kiến của cấp
xã. Đây có thể nói là điểm nổi bật trong công tác quản lý, sử dụng công chức cấp
xã của huyện Dương Minh Châu, cách làm này phần nào giúp khắc phục được
những vướng mắc của cơ chế pháp luật hiện nay, giúp cho quản lý công chức cấp
xã gắn với nhu cầu sử dụng công chức cấp xã hơn.
Thứ ba, đội ngũ công chức cấp xã của huyện Dương Minh Châu đa phần
đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp với vị trí việc làm theo quy
định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội
vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã,
phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 11 năm 2012 của
Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng
công chức xã, phường, thị trấn. Bước đầu bố trí các chức danh công chức phù hợp
với trình độ chuyên môn được đào tạo; việc quản lý, sử dụng công chức đã dần đi
vào nề nếp, hầu hết số công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, chuyển
đổi đều có trách nhiệm với công việc và vị trí công tác được giao. Qua kết quả
khảo sát thực tế, đa số công chức đều cho rằng công việc được giao phù hợp với sở
trường, năng lực công tác và hài lòng với công việc hiện tại.
Thứ tƣ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nhận thức rõ trách nhiệm
trong việc lên kế hoạch, triển khai quán triệt những văn bản chỉ đạo của Ủy ban
nhân dân huyện về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đến từng công chức biết thực
hiện và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra đúng theo quy định.Điều động,
chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện đảm bảo khách quan, công tâm, khoa học
và hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ. Quy trình thực hiện bao gồm: xây
dựng kế hoạch, vận động, thuyết phục công chức và tổ chức thực hiện. Việc thực
hiện tốt quy trình đã làm cho công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác vừa nâng
cao tinh thần trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ vừa đáp ứng tâm tư
nguyện vọng của công chức. Đa số công chức đồng ý chuyển đổi vị trí công tác và
nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn của định kỳ chuyển đổi vị trí công
tác, từ đó xác định được về mặt tâm lý và cách thức để khắc phục những khó khăn
để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ quan mới.
Thứ năm, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nói
chung trong đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã nói riêng được
xây dựng có thể nói là đầy đủ, từ kế hoạch chiến lược các giai đoạn 2011-2015,
2016-2020 đến các loại kế hoạch hàng năm. Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã
đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình theo từng chức danh, chú trọng cả đào tạo lý
luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; quan tâm đào tạo công chức trong diện
quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã, từng bước đáp ứng được yêu cầu trước khi đề
bạt, bổ nhiệm và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Việc rà soát chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về trình độ, năng lực được thực hiện
thường xuyên thông qua phần mềm quản lý cán bộ, công chức. Qua việc rà soát,
Ủy ban nhân dân huyện có kế hoạch nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng cho công
chức đồng thời khuyến khích công chứctự học tập nâng cao trình độ chuyên môn
phù hợp với vị trí chức danh.
Thứ sáu, kể từ khi các văn bản của Trung ương quy định về số lượng, chế
độ và chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức cấp xã được cải cách từ
hưởng sinh hoạt phí đến xếp lương ngạch, bậc theo trình độ đào tạo, hưởng phụ
cấp chức vụ, công vụ, được tham gia đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế thì
chế độ, chính sách công chức cấp xã, ngày càng được quan tâm hơn. Chế độ tiền
lương và các loại phụ cấp khác được nâng dần lên theo từng thời gian, đời sống
công chức cấp xã có bước cải tiến so với trước. Đội ngũ công chức cấp xã được rèn
luyện, thử thách trong quá trình công tác, được quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, được đảm bảo các điều kiện để làm việc để có thể phát huy tốt nhất năng
lực, sở trường trong công tác. Chính vì vậy, đội ngũ công chức cấp xã ngày càng
phấn khởi, an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, một số đã trưởng
thành, được bổ nhiệm giữ các vị trí chức danh cán bộ chủ chốt hoặc đã chuyển lên
công chức cấp huyện.
Thứ bảy, bên cạnh chế độ, chính sách cho công chức cấp xã, Ủy ban nhân
dân tỉnh cũng đã ban hành các văn bản triển khai thực hiệncác quy định về đánh
giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và công
chức cấp xã nói riêng. Đây là cơ sở để Ủy ban nhân dân huyện đánh giá công chức
cấp xã về năng lực thực thi công vụ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức
tổ chức kỷ luật một cách công khai, công bằng. Kết quả đánh giá, phân loại công
chức được xử lý thống nhất theo quy định không có trường hợp nể nang, tình cảm,
cục bộ địa phương. Theo đó, đội ngũ công chức cấp xã của huyện Dương Minh
Châu không ngừng được củng cố, những cống hiến của họ đã góp phần giúp hoạt
động của hệ thống chính trị nói chung và Ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng có
chuyển biến và hiệu quả hơn.
2.3.2 Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, sử dụng công chức cấp xã của huyện
Dương Minh Châu vẫn còn tồn tại những hạn chế như sau:
- Về bố trí, phân công công tác đối với công chức cấp xã
Theo quy định, công chức cấp xã sau khi được tuyển dụng sẽ được bố trí vào
chức danh chuyên môn theo đăng ký dự tuyển ban đầu. Hồ sơ thẩm định thí sinh
dự tuyển ban đầu đã được xét duyệt phải đảm bảo có ngành nghề đào tạo phù hợp
với chức danh dự tuyển. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng bố trí công chức chưa đúng
với chuyên môn đào tạo, 08 trường hợp (theo thực tế khảo sát), chiếm tỷ lệ 5,9%.
Bên cạnh đó, ngoài các nhiệm vụ của từng chức danh đã được quy định trong
Thông tư số 06/2012/TT-BNV các công chức còn được lãnh đạo cơ quan sử dụng
phân công các nhiệm vụ khác, đôi khi những nhiệm vụ đó không phù hợp với
chuyên môn của công chức. Đối với các nhiệm vụ phân công bằng văn bản, công
chức được hưởng chế độ kiêm nhiệm, có những nhiệm vụ không chính thức, không
phân công bằng văn bảng, phải "choàng" việc của người khác thì không được
hưởng chế độ. Những công chức có năng lực thường được phân công nhiều nhiệm
vụ không tên, điều này gây ra tình trạng quá tải công việc của một số công chức,
làm cho công chức không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Về điều động và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Một bộ phận công chức nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng và ý nghĩa
của việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Chính phủ; một số
trường hợp còn ngại khó, nên thích nghi chậm với sự thay đổi môi trường công tác
mới làm ảnh hưởng đến quá trình, tiến độ thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó, định
kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh công cấp xã còn hạn chế về số
lượng do cần phải cân nhấc về điều kiện đi lại, cư trú, sinh hoạt của từng đối tượng
công chức đảm bảo khả năng thích nghi môi trường công tác mới, tiếp cận công
việc chuyên môn đạt hiệu quả. Kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác năm
2017, huyện chỉ thực hiện chuyển đổi được 06/22 công chức cấp xã, chiếm tỷ lệ
27%.
- Về đánh giá sử dụng công chức cấp xã
Cơ quan quản lý và cơ quan sử dụng công chức cấp xã chưa thật sự quan
tâm đến đánh giá sử dụng công chức cấp xã. Các thông tin để kiểm chứng cho hiệu
quả sử dụng công chức chưa phản ánh chính xác thực tế. Kết quả khảo sát cho thấy
vẫn còn 21/125 ý kiến, chiếm tỷ lệ 16,8% cho rằng đánh giá, phân loại công chức
không phản ánh đúng năng lực, sở trường công tác và không đảm bảo khách quan.
Bản thân công chức và lãnh đạo có những nhận xét chưa thống nhất với nhau giữa
sự hài lòng về phương án bố trí công việc và sự hài lòng đối với công việc được
giao. Theo đánh giá, phân loại công chức hàng năm, tỷ lệ công chức hoàn thành
nhiệm vụ trở lên rất cao. Số liệu này không đồng nhất với số liệu khảo sát mức độ
hài lòng của lãnh đạo, quản lý đối với việc thực thi từng nhiệm vụ cụ thể, mức độ
không hài lòng rất cao.
Ủy ban nhân dân huyện Dương Minh Châu chỉ đạo thực hiện đánh giá, phân
loại công chức cấp xã dựa trên sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, theo
quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành gồm:
Nghị định số 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn và Nghị định số
56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại
cán bộ, công chức viên chức.
Qua kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn 21/125 ý kiến, chiếm tỷ lệ 16,8% cho
rằng đánh giá, phân loại công chức không phản ánh đúng năng lực, sở trường công
tác và không đảm bảo khách quan. Để kiểm tra tính xác thực của kết quả trên, có
05 số liệu thu thập được cần so sánh bao gồm:
* Bảng 2.6: So sánh các số liệu kiểm tra tính xác thực của kết quả đánh
giá công chức
Nội dung Có
(%)
Không
(%)
Lãnh đạo có hài lòng về năng lực làm việc của
công chức cấp xã không?
85% 15%
Lãnh đạo nhận thấy công chức cấp xã có phát
huy hết năng lực, sở trường không?
65% 35%
Việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của công
chức cấp xã, lãnh đạo có hài lòng không?
61,7%-
91,7%
8,3%-
38,3%
Đánh giá, phân loại cuối năm 2017 có công
chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế
về năng lực không?
5,92% 94,8%
Đánh giá, phân loại cuối năm 2017 có công
chức không hoàn thành nhiệm vụ không?
0% 100%
Nguồn: khảo sát của luận văn và Phòng Nội vụ
Phân tích thông tin trên cho thấy tỷ lệ công chức cấp xã hoàn thành nhiệm
vụ nhưng còn hạn chế về năng lực không đồng nhất với những nhận xét của lãnh
đạo về năng lực, sở trường và việc thực thi nhiệm vụ cụ thể của công chức. Theo
báo cáo của Phòng Nội vụ gửi Ủy ban nhân dân huyện, năm 2017 có 01 trường
hợp công chức bị kỷ luật buộc thôi việc (Trưởng Công an xã) nhưng kết quả đánh
giá thì không có công chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, có thể nói hạn chế trong công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên
chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng trên địa bàn huyện Dương Minh
Châu là công tác đánh giá chưa phản ánh chính xác năng lực của công chức.
Quy trình đánh giá theo quy định của pháp luật rất chặt chẽ, mang tính dân
chủ, khách quan cao nhưng khi thực hiện lại chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan. Do
việc đánh giá công chức vẫn còn được tiến hành theo phương thức bỏ phiếu của
tập thể cơ quan. Đối với những công chức làm việc bình thường, ít va chạm được
lòng mọi người trong cơ quan là được nhiều phiếu đánh giá tốt. Những người làm
việc tốt, trách nhiệm nhưng gai góc, có chính kiến hay va chạm, không "dĩ hòa vi
quý" thì thường lại không được nhiều phiếu đánh giá tốt.
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ
đã quy định rất rõ cụ thể căn cứ, nội dung và trách nhiệm đánh giá cán bộ, công
chức. Trong đó, người có thẩm quyền đánh giá và quyết định kết quả đánh giá
công chức cấp xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp người
đứng đầu cơ quan vẫn còn e ngại, nể nang, thiếu bản lĩnh, thiếu trách nhiệm hoặc
thiếu khách quan, công tâm thì khi đưa ra chính kiến nhận xét, đánh giá của mình
đối với cấp dưới là không chính xác. Thậm chí, có người còn muốn chạy theo
thành tích, muốn cơ quan mình không có người nào hạn chế về năng lực hoặc
không hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó, kết quả đánh giá, phân loại cuối năm, tỷ lệ cán
bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ tốt, hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ chưa phản
ánh đúng với chất lượng công tác.
Công tác đánh giá còn chưa thật sự khoa học, sát thực. Các tiêu chí còn
chung chung, mang tính chất định tính, khó lượng hóa cụ thể, rõ ràng dẫn đến việc
đánh giá mang tính chất cảm tính, "dĩ hòa vi quý". Các tiêu chí đánh giá cho từng
vị trí, chức danh công chức chưa có, các chức danh sử dụng cùng một tiêu chí đánh
giá là không phù hợp. Đánh giá như vậy làm cho chủ nghĩa bình quân còn tồn tại
phổ biến; kết quả đánh giá còn thiếu chính xác, khách quan, chưa tạo cơ sở tin cậy
để lập kế hoạch sử dụng, phát triển nguồn nhân lực. Từ đó, làm cho người công
chức thiếu động lực phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ mà cẩn trọng, tránh vi phạm kỷ luật chỉ để đủ được đánh giá tốt.
Điều quan trọng là việc đánh giá hiện nay nặng về cá nhân công chức, chưa
chú trọng đến quá trình thực thi nhiệm vụ của công chức để làm cơ sở cho việc tiến
hành xây dựng, phát triển nguồn nhân lực. Đánh giá công chức gắn với việc sử
dụng công chức chưa thật sự được quan tâm. Sử dụng công chức cấp xã không thể
dựa vào kết quả đánh giá, phân loại cuối năm của công chức mà phải có nội dung
riêng và có phương án xử lý kết quả đánh giá tương ứng để tạo điều kiện cho cơ
quan sử dụng khai thác tốt nhất năng lực, sở trường của công chức.
- Về công tác lập quy hoạch, kế hoạch công chức cấp xã
Mặc dù công tác lập quy hoạch, kế hoạch công chức cấp xã được Huyện ủy,
Ủy ban nhân dân huyện quan tâm chỉ đạo và ban hành thành văn bản pháp lý để
thực hiện trên địa bàn huyện, tuy nhiên quy hoạch, kế hoạch công chức cấp xã
thường được xây dựng lồng ghép chung với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trên toàn huyện, chưa có quy hoạch, kế hoạch riêng cho công chức cấp xã. Công
tác quy hoạch mới chỉ quan tâm các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt
chưa chú ý đến các chức danh khác và đội ngũ công chức làm công tác chuyên
môn.
- Về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã
Trình độ chuyên môn của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_su_dung_cong_chuc_cap_xa_tren_dia_ban_huyen_duong_m.pdf